Nguyễn Công Hoan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thằng điên

Nguyễn Công Hoan

Trời nắng, cái nắng mới, làm cho người ta khó chịu, dễ sinh giận dữ, gắt gỏng với cả mọi ngườị
Trên con đường nhựa Hải Phòng - Hà Nội, đen như con rắn nằm nhoài không cựa quậy, anh đĩ Mùi đi chợ về, quẩy một gánh nặng những khoai lang. Đi đã năm cây số, nên mồ hôi anh nhễ nhại, ướt cả áo, lấm tấm trên trán, trên mũi, và trên cằm...
Anh đang rảo cẳng bước cho chóng hết nốt hai cây số nữa, thì trông thấy ở cạnh đường, một cái ôtô hòm liệt máy, đứng đó. Nhân có bóng cây mát, anh nghỉ chân, hạ gánh khoai xuống, ngồi ở vệ đường. Anh phanh áo ngực, rồi lấy nón, vừa quạt, vừa nhìn cái xe chết.
Đằng mũi xe, một ông độ bốn mươi tuổi, mặt mũi phương phi, áo khăn chững chạc, đương loay hoay, chữa hết máy này, sang máy khác, mồ hôi chảy ra ròng ròng. Trong xe, một người đàn bà, cũng trạc tuổi ấy, ăn mặc cũng sang trọng, thỉnh thoảng lại thò đầu ra hỏi:
- Thế nào, xe có chạy được không?
- Chẳng ăn thua gì.
Một chốc, người đàn ông trèo lên xe, vẫy anh đĩ lại gần, và nói:
- Này bác, tôi nhờ bác đẩy hộ đi mấy bước.
Vốn quen tính giúp đỡ, anh đĩ chẳng quản công. Anh bèn ì ạch dun xe đi được vài bước. Nhưng người ngồi trên xe thất vọng, nói:
- Thôi, cảm ơn bác.
Rồi quay lại nói với người đàn bà:
- Thôi đành chịụ Hết cách rồị
Anh đĩ nhìn hai vợ chồng người này - vì anh chắc là hai vợ chồng - thấy có ý lo lắng, thì anh cũng ái ngại thaỵ Đã được dịp làm quen, anh mới dám tò mò bóp cái lốp xe, sờ vào mặt kính, mó các máy móc, rồi ngó vào trong xẹ Anh thấy hai cái va ly to lắm.
Người vợ nói:
- Làm thế nào về cho kịp được?
Người chồng băn khoăn, móc túi xem đồng hồ, trả lời:
- Phiền quá! Mười hai giờ rồị Đành phải đi bộ đến ga cho kịp xe lửạ Nếu may mà gặp xe hàng thì lên vậỵ
- Nhưng ai coi xe chỏ
- Bà ở lại, tôi về một mình, kẻo lỡ việc.
- Nhưng hai va ly nặng lắm, mang thế nào nổỉ
Hai vợ chồng nhìn hai cái va ly, rồi cùng quay ra phía anh đĩ Mùi, như trong óc cùng nảy ra một ý nghĩ giống nhau vậỵ
Rồi người vợ vẫy người chồng lại gần, ghé tai nói thầm như bàn nhau một việc gì. Đoạn người chồng gọi anh đĩ:
- Này bác, bác có thể gánh thuê cho tôi hai cái va ly này đến ga được không?
Anh đĩ nhìn hai cái va ly, rồi nhìn hai thúng khoai lang. Anh gãi gáy, ra ý nghĩ ngợi, rồi bảo:
- Có nặng không, thưa ông?
- Hơi nặng. Nhưng gánh thì cũng cân.
Anh đĩ nhấc thử lên xem, thấy cũng vừa sức. Anh gật đầu:
- Được, ông để nhà cháu gánh giúp.
Anh đĩ đặt hai chiếc va ly lên hai thúng, rồi ghé vai vào, gánh đị Người đàn ông theo saụ Còn người đàn bà thì ở lạị
Gánh nặng. Trời nắng. Anh đĩ mệt thở hơi taị Người đàn ông đi trước, vừa nực, vừa nhọc, vì từ thuở bé, chưa từng bị khổ như thế này bao giờ. Nhưng thấy anh nhà quê rụt cổ, nhăn mặt vì gánh nặng, nên ông ta cũng ái ngại:
- Có nặng không, bác?
- Bẩm ông, nặng ạ. ông đi đâủ
- Tôi đi lên tỉnh.
- Thưa thế ông ở đâu tả
- Tôi ở ngay tỉnh.
- Thế thì thích lắm nhỉ. Tỉnh có nhiều phố vui lắm. Ngày trước, cháu đã được lên tỉnh một lần.
Anh đĩ thấy ông ấy nói chuyện dễ dãi, nên vì cũng muốn quên gánh nặng, đường xa, trời nóng, mới hỏi thêm:
- Ngoài tỉnh chắc bây giờ vui vẻ hơn trước, ông nhỉ?
- Phải, hôm nào bác rỗi, lên tỉnh mà chơị
- Cháu chẳng quen ai, mà cũng chẳng có việc gì mà lên. Đi một mình, nhỡ lạc chết.
Thấy bác nhà quê thực thà, ông kia chẳng hẹp gì mà không tỏ hết cái tử tế với người giúp mình, bèn nói:
- Được, khi nào lên tỉnh, bác cứ lại nhà tôi chơị Nhà bác ở đâủ
- Nhà cháu ở gần ga, cách một cây số. Qua làng cháu rồi mới đến gạ
- Vậy ra bác phải đi thêm cho tôi một thôi đường nữa à?
- Vâng, nhưng chẳng ngạị Cháu làm ăn vất vả quen đi rồị
- Thôi được, tôi sẽ đãi bác hai hào cho bõ công.
- ông đừng cho, cháu không lấy đâụ Nhân thể chuyến gánh, thì cháu giúp ông, chứ công sá gì.
- Bác không lấy, tôi không bằng lòng. Bác cầm về mua quà cho cháụ
- Không. Người ta ăn ở với nhau, cốt giúp nhau lấy tình, chứ tiền mà làm gì?
Người ấy thấy anh đĩ nói với mình một cách nghĩa hiệp, thì ngợi khen mãị Từ lúc ấy, hai người nói chuyện thân mật như bạn. Khi tới ga, ông ta cứ lấy ra hai hào đưa anh đĩ. Anh đĩ cười, lắc đầu:
- ông đừng làm thế. Hai hào chứ hai đồng cháu cũng không lấy đâụ
ông ta lại nằn nì:
- Bác cứ cầm cho tôi bằng lòng. Tôi biết là công bác to hơn thế này kiạ
- Không mà, cháu đã nói là ăn ở với nhau cốt lấy tình, chứ tiền mà làm gì.
Khi xe lửa đến, ông ta nắm tay anh đĩ, và nói:
- Bác thực có bụng tốt ít có. Bác là một người đáng quí, không bao giờ tôi quên. Khi nào bác lên tỉnh, nhớ lại nhà tôi chơị Tôi sẽ đưa đi xem phố. Nhà tôi ở phố Bờ Sông, số 36. Nhớ nhé. Thôi, chào bác, cảm ơn bác.
- Vâng, không dám. Chào ông ạ.
+
+ +
Một câu mời dơị Một câu hứa vượn. Ai ngờ đến cuối năm ấy, anh đĩ Mùi có tiền, lên tỉnh sắm tết.
Mua các khoản xong, anh mới đi xem các phố xá. Anh nhớ người khách qua đường, nhớ gánh va ly mấy tháng trước, cũng muốn tìm xem nhà người ấy ở đâụ Nhưng nào anh có nhớ phố và số nhà để hỏi thăm đến.
Đi hết phố này sang phố khác, nhà nào anh cũng ngắm, cũng nhận kỹ lắm. Vì không mấy khi lên tỉnh, lại được rảnh rang, nên anh chẳng chịu lỡ dịp mà chẳng đi cho khắp. Anh dừng chân trước hiệu cân gạọ Anh dừng chân trước xưởng ôtộ Anh xem cái cột đong dầu ét xăng, chiếc vàng, chiếc đỏ. Rồi anh đến phố Bờ Sông. Anh thấy một nhà có hàng rào sắt. Nhân có bóng cây, anh đứng nghỉ.
Anh đưa mắt vào trong nhà để nhìn. Người đi lên đi xuống tấp nập, người nào người nấy ăn mặc rất lịch sự.
Anh ngắm nghía các câu đối, hoành phi, sơn son thếp vàng. Anh nhìn các bồn cây, lá hoa bay tơi tả.
Bỗng anh thấy ở trong nhà có tiếng gắt toang toang, mà đầy tớ thì chạy cuống quít. Rồi có một người đứng ở hè, nét mặt hầm hầm. Anh thoạt trông người ấy, lấy làm ngờ ngợ. Nhìn kỹ, thì té ra chính là cái ông hỏng ôtô độ trước.
Vậy thì anh đĩ Mùi quen ông ấy rồị Anh nghĩ lại cái việc anh đã giúp ông ấy, những câu ông ấy nói chuyện rất tử tế, dễ dãi, cùng những lời ông ấy khen anh và mời anh. Nay anh đã tìm thấy nhà ông ấy, không lẽ anh lại không vào một tý hay saọ Vì mấy khi anh đã lên đến tỉnh?
Anh đĩ đứng hẳn ở giữa cổng để nhìn vào cho cẩn thận. Anh sợ trông lầm chăng. Anh ở nhà quê quen, trông người trên tỉnh, thường thấy người nào cũng sang trọng giống người nàọ
Anh thấy ông kia cũng nhìn anh một lúc. Nhưng quái, sao không thấy ông ấy gọỉ Hay là hôm nay anh đội khăn và mặc áo dài, nên trông khác, mà ông ta chưa nhận ra chăng?
Anh bèn giơ tay ra vẫy, và gọi:
- ông ơi!
Lạ quá, anh thấy ông ấy quay trở vàọ Và tiếng gắt mắng lại to hơn ban nãỵ Rồi bỗng có người đầy tớ ở trong chạy ra, hất hàm hỏi anh:
- Đi đâủ Vào đây làm gì?
- Tôi quen ông kiạ Tôi vào chơị
- Ai chơi với màỷ Thằng điên!
- Tôi không điên đâụ Tôi quen thật đấỵ
- Đừng láo! Liệu không tao báo đội sếp đưa vào nhà thương. Cút đi!
- Anh hỏi lại ông ấy mà xem. Tôi không điên đâụ Tôi quen ông ấỵ ông ấy mời tôi đến chơi thật đấy mà.
- Mày đừng giở thói điên ra đâỵ Cút đi!
Người đầy tớ vừa nói, vừa dắt tay anh đĩ, lôi ra cổng.
- Mày là thằng điên. Chỗ này không phải là chỗ mày đến nói láọ ông ấy bảo tao đuổi mày đi, vì mày điên, nghe chưa!
- Tôi quen thật. ông ấy nhờ tôi gánh va ly lên ga đấy, cái ngày ông ấy hỏng ôtô ấy mà.
Người đầy tớ nhìn qua nét mặt anh đĩ, rồi hỏi:
- Anh nói thực?
- Tôi nói dối làm gì? ông ấy không mời, sao tự nhiên tôi dám đến. Tôi không điên đâụ ông ấy tử tế lắm.
Người đầy tớ lại nhìn anh đĩ một lượt nữa, thấy bộ mặt anh quá thực thà, thì thương hại, nên mỉm cười, vỗ vai anh, và ôn tồn giảng:
- ồ! Thế thì anh chẳng điên là gì? Lúc người ta hỏng ô tô khác, lúc người ta ở nhà tiếp khách khác. Chứ anh tưởng người ta lúc nào cũng như lúc nào à? Thôi, anh về đi là khôn...

Thằng ăn cắp

Nguyễn Công Hoan

Phải đòn trận này thì nó cạch đến già! Nhưng đáng kiếp lắm! Ai thương? Ai bảo mới nứt mắt ra đã đi ăn cắp?
Người ta kháo nhau:
- Quân ấy tinh quái lắm! ấy, nó cứ giả vờ đói khát để ăn xin, trát bùn vào mặt, vào người, lử thử lừ thừ, làm như thằng ốm, nhưng hễ rình nhà nào vô ý, là thừa cơ thó ngay, rồi lẩn mất, nhanh như cái cắt!
Người ta gờm mặt nó! Người ta sợ nó! Hễ nó lảng vảng đến, người ta ngờ, người ta canh, người ta giữ, coi nó như một con chó đóị
Một hôm, nó vơ vẩn giữa đám hàng bán rong.
Thấy nó, bà hàng rau đứng dậy, quẩy gánh lên vai, đi chỗ khác. Bà hàng thịt sờ lại ruột tượng. Bà hàng bún riêu nắn lại túi tiền. Bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. Chị bán bánh rán sốt đưa mắt cho bác bán khoaị
Họ thì thào:
- Thằng ăn cắp.
Trông nó đáng sợ thật. Hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét, tóc thì bồng lên như tổ quạ. Da đen thui thủị Mặt rạn như men lọ cổ.
Hai tay thọc vào túi cái áo tây tàng, xơ xác như tổ đỉa, nó đứng nhích ra chỗ bóng nắng, dún dẩy cho ấm.
Nó nhìn gánh bún riêụ Nó nhìn mẹt bánh đúc. Nó nhìn rổ khoai lang. Cơ chừng nó thèm. Nó thèm vì nó đóị
Thấy nó ám, các bà chẳng dám đuổi, nhưng bụng mong nó cút ngay đị
Nó đứng một lúc. Rỗi quá. Nó chìa bàn tay ra xin, xin bằng những câu văn sách thuộc lòng, chứ không cố lấy giọng nằn nì khốn nạn:
- Cắn cỏ lạy bà, con đói khát, bà làm phúc thí bỏ cho con đồng cơm bát cháọ
Thấy nó giở giọng, các bà giữ riết ruột tượng, túi tiền, thức hàng.
- Để bận sau, đi mà xin chỗ khác.
Nó nhăn bộ răng trắng như bầu ra, cười láu cá.
Gớm chết!
Nó cười gì? Ai biết được! Hay là nó chế các bà lần này quá khinh nó? Vì nó tham cơ hội mà xin đó thôị
Nó làm bộ, lắc túi cho các bà nghe thấy tiếng xu kêu loẻng xoẻng! Ranh con thực! Nó lại đứng yên. Nó ngắm. Hai mắt chòng chọc vào cái nồi bún riêu khói bốc lên ngùn ngụt, vào cái nồi bánh đúc ngon lành, vào cái rổ khoai tròn trĩnh như "ông ỷ". Nó chảy nước dãị Nó thèm. Vì nó đói thực.
Suốt từ sáng, nó chỉ được có sáu đồng trinh, và một bát cơm nguộị Bát cơm ấy, chưa đủ sức đền vào chỗ nhịn chiều hôm quạ Nhưng thôi, làm quái gì cái vặt! Ăn không ra bữa đã quen từ thuở bé. Nó chỉ thấy đóị Chứ không thấy cồn càọ Nó ngồi sán vào cô bán bánh đúc. Nó chìa tay ra xin một miếng. Cô hàng ôm khư khư lấy mẹt vào lòng, xua lấy xua để:
- Chưa bán mở hàng đấy! Khỉ ạ!
Nó lại lê dịch sang kề nồi bún riêu:
- Lạy bà, con ăn mày bà một bát.
- Ba mươi sáu cái nõn nường! Mỗi bát mấy đồng xu của người ta đấy! Thôi đi! Dơ!
Nó lại mó vào củ khoai lang, tủm tỉm cườị
Bà ấy vội hất tay nó ra, và mắng:
- Bà thì tát cho một cái bây giờ, đừng láo!
Bà hàng lê chắc chẳng đời thuở nào nó dám động đến hàng mình, là thứ xa xỉ phẩm, đùa nó rằng:
- Một hào một quả, bỏ tiền đây, tao bán chọ
Nó cười, lắc đầụ
Bà ấy ném vào lòng nó một mảnh vỏ quýt. Nó đỡ được, bỏ vào mồm, nhai gau gáụ
Rồi nghĩ thế nào, nó đứng dậỵ Tay nó đếm xu trong túi, nói với bà hàng bún riêu:
- Bà bán cho cháu một bát.
- Mày có tiền không?
Nó gật đầu, mạnh bạọ Rồi đắc chí, nó lắc túị Bà ấy múc cho nó một bát đầỵ Nó ăn. Phù phù! Nóng! Xuỵt xoạt! Cay! Ngon quá.
Ai cũng yên bụng. Không ai để ý đến nó nữạ Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ô tộ Họ pha trò. Họ cười ha hả.
Nó vẫn ăn. Ngon quá!
+
+ +
Năm phút...
Mười phút...
Bỗng chốc:
- ối ông đội sếp ơi! Thằng ăn cắp! Ai đuổi hộ tôi!
Bọn bán hàng nhốn nháọ Chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ.
- Bắt lấy nó!
Thằng ấy cắm đầu cắm cổ chạy, nhanh như mũi tên.
- Giời ơi! Nó kia kìa! Ai đuổi hộ tôi!
Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy ngườị..
- Bắt lấy thằng ăn cắp!
Rồi hàng chục ngườị Rồi không đếm được bao nhiêu người nữạ Họ chạy huỳnh huỵch. Họ làm như bắt giặc!
Ai cũng kéo cả ra đường để nhìn theọ
Một thằng chạỵ Mấy trăm người đuổị Bụi mù!
Bà ấy chạy sau rốt. áo lấm. Khăn xổ. Tóc rũ. Ngửa mặt lên mà kêu:
- ối ông đội sếp ơi!
Mọi người hỏi nhaụ
- Ai mất gì?
Người bảo:
- Nó cắt đứt ruột tượng của người kiạ
Người bảo:
- Nó lần túi người ta! Chà thằng oe con gớm thật!
Rồi lại thêm mấy chục người nữa đuổi theo thằng ăn cắp.
- Thằng ăn cắp! Bắt lấy nó! ối ông đội sếp ơi! Nó ăn cắp của tôi!
- Kìa, ông đội sếp đến thực. Bỏ mẹ!
ông ấy cắm cổ, gò lưng, bấm chuông liên thanh, đạp xe đuổi theọ
Nó vẫn chạy như khoàng cả hai chân lên vaị Chạy hăng quá!
Nhưng người đuổi chạy nhanh hơn.
Bà ấy thì lạch bạch như con vịt, kêu không ra tiếng, mỗi lúc một xa nó, xa nó đến sáu bảy mươi thước.
- Khổ thân tôi, giời đất ơi!
Đến ngã tự
May quá. Một ông chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, nghe tiếng kêu, đâm bổ ở trong nhà ra, tóm ngay được cổ nó. Nó cúi xuống, mồ hôi trơn, ông ấy suýt nắm trượt. Nhưng liền vớ ngay được cánh tay nó.
Nó giằng rạ ông ấy khỏe như vâm, quật ngay nó xuống đánh oách, ngã sấp xuống đường đá, sây sát cả người, máu mê bê bết. ông ấy vồ được nó.
- Nó ăn cắp gì?
- Nó giật khăn.
ức! Một cái đá vào mạng mỡ.
- Chạy nữa đi!
Hự! Một quả tống vào ngực.
Nó méo mặt, không thở được! Đành chịu nằm yên.
Người ta chạy tới dần.
- Nắm chặt lấy nó!
Nhưng chẳng nắm, nó cũng chẳng chạy được.
Huỵch! Huỵch! Bốp! Bốp!
- Này chừa này! Ăn cắp này!
Ai cũng phải giã cho cẩn thận, để bõ lúc chạy mửa mật bắt nó!
Nó lạỵ Nó van. Nhưng ai thả Dại gì mà tha thằng ăn cắp?
Họ càng ghét, túm lại, đánh như mưạ
- Cho đáng kiếp! Nó giật đôi khuyên vàng của người ta
Họ lại đánh túi bụi, không tiếc taỵ
- Mười ba mười bốn tuổi đầu, đã dám lần lưng, lấy của người ta năm đồng bạc, rồi lại đánh người ta!
Họ lại tức dữ. Lại cho thêm một trận.
Nó đau quá. Nằm sóng soài, không nói được nữạ Hai mắt lừ đừ, khốn nạn như con chó bị trói giật bốn cẳng ra đằng sau lưng.
Họ khám túi nó.
Tang vật nó tẩu đi đâu rồỉ
- Mày để đồ ăn cắp ở đâủ
- Nó có đảng!
Nó mở mắt ra nhìn. Họ lại uỵch. Họ lại thụị Họ lại tát. Họ lại đá. Không tiếc taỵ Rồi lại hô:
- Đánh chết nó đi!
Nó cũng gần chết thực.
Những mũi giầy, những ngọn gân bò, những quả đấm, những nhát gậy, làm nó đau ê ẩm cả mình. Phen này có sống cũng thành tật!
Nó cựạ Nó nhăn. Nó ôm bụng.
Đám đông càng ùn lên. Xe pháo tắc tị không đi được. ông đội sếp lôi tay nó dậy:
- A lê! Lên Cẩm!
Nó mềm như sợi bún, không dậy được.
- Nó giả vờ đấy!
Lại mấy cái móng giò. Lại mấy cái tát. Để đợi người khổ chủ còn đương ỳ ạch chạy theo ở đằng xạ
Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc củạ Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơị Không biết mất cái khăn, đôi khuyên, hay năm đồng bạc? Không biết bị nó đánh có đau không? Chờ bà ấy đến sẽ rõ.
- ông... bà... giữ... lấy... nó... cho... tôi!
- Có thả nó cũng không chạy được, mau lên!
Bà ấy vẫn chạỵ Bà ấy vẫn kêụ Bà ấy vẫn thở. Thảm quá!
Vòng người đứng giãn rạ Bà ấy đến. Hổn hển thở chẳng được.
- Phải, nó đây rồị
Bà ấy vồ lấy nó, vả lấy vả để.
Bà ấy đánh cứ tưởng mạnh. Nó cũng không biết đaụ Nó mê lên rồị
Bà ấy kiệt sức, ôm chầm lấy nó, rồi ngã sóng soài ngay cạnh.
- Giả tao đây!... Giả... tao... đây!
Nó không thở được. Nó nhăn.
- Nó lấy gì của bà?
- Các ông đưa... nó lên... Cẩm... hô... tôi!
- Bà mất gì?
Bà ấy cố trả lời, nói rời rạc như người sắp tắt thở:
- Nó ăn của tôi... hai xu... bún riêu... rồi... nó quịt... nó chạy!
Kép Tư Bền.

Sáu mạng người

Nguyễn Công Hoan

Thôi, cái quan bằng lòng vậy, để bận khác tôi bảo chúng nó đến chọ Cái quan cứ ngủ lại đây, sáng mai hãy về, kẻo đêm đã khuya rồi, từ đây lên châu, đi đã xa, lại qua nhiều rừng, tôi không yên tâm đâu mà.
Nghe lý trưởng Tưởng thành thực nằn nì, nói bằng giọng kéo dài và ngô nghê như thế, ông châu Phiên lấy đồng hồ ra coi rồi nhìn ra ngoàị Rừng, núi và trời lẫn lộn màu đen. ông hơi nản lòng. Nhưng thử xem còn hy vọng gì nữa không, một lần nữa, ông làm ra dáng giận dỗi, vỗ vai lý trưởng và nói theo lối người Thổ.
- Này, cái quan không bằng lòng thầy lý đâu nhé. Thầy lý không biết làm việc. Thầy lý nói dối quan. Thầy lý hứa nếu quan đến xem hội thì thầy lý gọi cho quan những cô gì cô gì kia mà. Thế mà chẳng cô nào đến cả. Để đêm khuya thế này, quan phải về không. ở vùng xuôi, những lý dịch đối với các quan tốt hơn kìạ Nếu làng mời quan ngủ lại mà không gọi được cô nào ra hầu chuyện, thì thầy lý hoặc thầy chánh phải đem người nhà thay vào kia đấỵ
Nói đoạn, ông châu yên một lát, để thì giờ cho lý trưởng Tưởng hiểu thấu cái phong tục đẹp đẽ dưới trung châu, và ngẫm nghĩ cái bổn phận chu đáo của nhà chức dịch đối với quan phụ mẫụ Rồi ông tươi cười, hỏi nửa đùa nửa thật:
- Quan nghe nói thầy lý có em gái mà?
Lý trưởng lắc đầu, đáp rất tự nhiên:
- Cho nó ra tiếp cái quan cũng không làm sao, nhưng rồi sợ nó quen đi, quan ạ.
Biết rằng không còn nước non gì, ông châu Phiên bảo thắng ngựa, nhất định về.
Đường lên châu lỵ khúc khuỷu, qua những cánh rừng rậm, nhiều đoạn chênh vênh trên khe sâu thẳm. Song, ông tin ở con ngựa ô của ông rất khôn và rất thuộc lối, và ở hai tên lính cơ lực lưỡng, can đảm, lại có đem cả súng lẫn đạn đi theo hầụ Tuy lần này về Bản Sing, ông chỉ có mục đích xem hội, nhưng ông cũng định tối đến, theo tục lệ, ông sẽ nô đùa với bọn con gái dậy thì lũ lượt kéo nhau ra đường giỡn hát bên ngọn đuốc.
+
+ +
Lúc bấy giờ, độ mười giờ đêm, ba thầy trò đã bắt đầu phải chui qua cánh rừng rậm. Lối đi ban nãy còn hơi lờ mờ rõ, bây giờ thì thật đen như mực. Không ai có thể trông thấy gì, dù đã quen làm những việc lén lút. Người ta có một cảm giác khó chịu là bị quây vào giữa một cái màn rùng rợn, chật hẹp, mà tai, mắt, chân tay hoạt động một cách sợ sệt, song vô công hiệụ
Ba con ngựa bổ móng vào những phiến đá, kêu lộp cộp. Thỉnh thoảng, một chiếc lá khô rơi, xào xạc, đụng bốn năm bận vào cành. Và xa xa, tiếng tí tách của một dòng nước uể oải chảy từ kẽ đá rạ ông châu, một tay nắm cương, một tay víu yên, gò người về đằng trước và nhấp nhổm theo nhịp kiệụ
Những cuộc đi đêm vất vả, ông đã từng trải nhiều bận, nên đã quen. Làm chức tri châu, ông tránh sao được nơi rừng xanh núi đỏ, nước độc, ma thiêng. Song, ông chỉ cố đợi vài tháng nữa, đến kỳ thăng thưởng cuối năm, ông sẽ vận động thăng tri phủ và xoay về một huyện nào tôn tốt ở trung châụ Lúc bấy giờ, ông mới có thể nghĩ đến chuyện làm giàu và sung sướng được. Chứ ở đây, tiếng là quan cai trị, mà quanh năm, ông chẳng sơ múi gì. Dân sự họ sợ uy quyền lý trưởng hoặc chánh tổng người địa phương hơn là quan phụ mẫụ Vả ở vào một nơi giáp biên thuỳ, công việc canh phòng còn khó nhọc và nguy hiểm gấp bội lần.
Rong ruổi trong khoảng tịch mịch, ông châu Phiên bỗng nhớ đến cái chức vụ tịch mịch của mình. Một hơi lạnh thoảng qua, làm ông rùng mình. ông móc túi, lấy điếu thuốc lá và bật bùi nhùi để hút.
Bỗng ngựa ông đứng dừng lạị Rồi lưng ông bị đầu con ngựa sau húc phảị ông giật nảy mình, tự nhiên ghê rợn, như có cái gì nó báo trước cho ông một điềm chẳng lành. Trong người ông nóng ran. ông vội vàng lắng tai và giơ tay trong khoảng tối đen, làm hiệu cho lính, và khẽ nói:
- Đứng lạị
Ba con ngựa cùng dừng bước, thở, vẫy đuôi xoàn xoạt, và giậm chân xuống đường đất rắn cấc để đuổi muỗị
Quan quay lại, hỏi lính:
- Có ngườỉ
Tức thì hai ngọn súng đã chĩa ngang ra đằng trước.
Mọi người yên lặng để nghe ngóng và chờ đợị Tiếng xôn xao mỗi lúc một gần. ông châu ra lệnh khẽ:
- Nạp đạn sẵn.
Gót chân nện xuống đất nghe rõ dần. Một người lính nói thầm:
- Họ nói tiếng Thổ hay tiếng khách? Đông đấỵ
ông châu ngăn:
- Thôi, im. Xuống ngựa cả, mau!
Rồi ông hỏi to:
- Ai, đi đâủ
Những tiếng xôn xao ở xa tức khắc im bặt. Thấy khác ý, ông châu ngờ vực. Trong bóng tối, ông nhận ra năm sáu cái bóng đen kịt.
Một người lính hỏi lại:
- Aỉ Đi đâủ Lấy cả thẻ ra để quan khám!
Lời vừa dứt thì không hiểu làm sao, bọn người đằng trước chạy tán loạn.
Đoán là việc nguy hiểm, ông châu hăng hái, thét:
- Bắn!
Đoành! Ngọn lửa sáng lòe, tiếng vang inh vào các khe núi, kêu vọng dài rạ Tức khắc, một cái bóng đen ngã vật xuống, giãy đành đạch, rên rỉ.
Hai người lính càng phấn chấn, đem hết sức lực, chạy đuổi bọn người gian.
Lại một tiếng đoành, rồi tiếng đoành nữạ
ông châu nắm chặt lưng ba con ngựa, trống ngực đã bớt rộn, ông lên tiếng hỏi:
- Thế nàỏ
- Bẩm trúng ạ.
Thấy người ngã đầu tiên còn phì phì thở ngay gần đó, ông châu bấm bùi nhùị Đá lửa bật ra những tia sáng lóe, rọi rõ lối đị ông tiến mấy bước, rồi dồn dập hỏi:
- Bọn mày mấy đứả
- Đau lắm, tôi làm gì mà bắn tôỉ
Chẳng để vào tai những tiếng nói thảm thiết vô ích, ông lại hỏị Tiếng trả lời:
- Sáu đứạ
ông nói to, bảo lính:
- Tất cả là sáu đứa!
Ngay lúc ấy, một tiếng súng lại nổ to, vang động cả bốn phíạ Rồi tiếng reo:
- Ngã rồị
Mừng rỡ, ông châu hô:
- Còn hai nữạ Bắt cho kỳ được!
Rồi cúi xuống, ông toan hỏi thêm. Song, người khốn nạn đã ằng ặc giãy, rồi nằm im lịm.
Trời tối quá, nên cuộc săn người rất gian nan. Bởi vậy, trong sáu kẻ gian, bốn người chẳng may bị đạn thì chịu gục xuống, còn hai người lẩn lút được. Lính đã hết sức tìm sục mọi nơi, song, không tài nào thấy được. Thực ra, họ trốn không khó gì. Chỉ cần cho người đuổi không trông thấy hút được, là họ nép vào bụi rậm nào đó, thế là thoát. Họ nằm đó cho thật yên. Bởi vậy, hai người lính đã mất công chui rúc cho đến tận tang tảng sáng.
Như khi tầng lá xanh đen đã hơi nổi ra ngoài nền trời màu sữa, thì ông châu bắt đầu hơi ngạc nhiên. Cách người chết nằm không xa, có những đống gì to lù lù. Muốn khỏi ngợ, ông buộc ngựa vào cành cây, đến tận nơi, nhìn cho kỹ.
Bỗng ông nhủn người, run lên, mặt tái mét. Đó là những bó thuốc lá, mà sáu người này có lẽ chỉ là bọn buôn thuốc.
Lương tâm ai chẳng có? Dù làm quan cũng vậỵ Thỉnh thoảng, người ta có đôi phút vụt thấy lương tâm hiện ra, mỗi khi biết rằng mình làm bậỵ Bởi vậy, ông châu Phiên hối hận việc đã giết oan bốn mạng lương dân.
Nhưng biết làm thế nào bây giờ?
ông châu vốn là người có óc thực tế. Hạng người này ít thiên về tình cảm. Nên khi một việc lỡ xảy ra, họ không xoa xuýt, than tiếc, mà phải cương quyết tính ngay đến cách đối phó sau nàỵ Vì vậy, trong giây phút, ông lanh trí, nghĩ ngay được cách làm thế nào để tránh lỗi với quan trên.
Thì ông làm thế nàỵ
ông đến tận nơi từng người bị đạn để tra hỏị Khi biết đích bọn đó chỉ là người Thổ đi kiếm thuốc lá để sáng sớm mai bán tại chợ Bản Sinh, ông bèn đốt thẻ của họ đi, và bắt lính trói chặt lại, cho khỏi có người nào còn sức lê đi và trốn thoát. Như vậy, ông có thể kệ họ nằm rên rỉ một mình, không phải bận về canh gác nữạ
Đoạn ông cùng hai tên lính cơ, chia nhau đi các ngả để sục nốt hai người hiện đương trốn.
ông cao đoán lắm, bảo lính:
- Chúng nó chưa ra khỏi cánh rừng nàỵ Chúng mày cứ trông kỹ vào những chỗ rậm rạp. Tao sẽ thưởng to cho thằng nào có công.
Lúc ấy đã sáng rõ. Ba thầy trò vừa lắng tai, vừa trố mắt, dò từng bước để tìm tòị Không một bụi rậm nào họ không khua ngọn súng vàọ Không một khe đá nào họ không lách lưỡi lê vàọ May thay, trời không phụ kẻ có công bao giò. Chẳng bao lâu, chính ông châu tóm được một người nằm ẹp như con nhái bén dưới một gốc cây đổ. Và một tên lính vồ được người nữa, đương cắm cổ chạy bán sống bán chết trong khóm lau caọ
Bắt sống được hai người cuối cùng, mà hai người này không có thẻ, ông châu mới thực mừng. ông sai trói gô họ vào gốc câỵ
Rồi ông làm gì?
Rồi... đoành! đoành! ông chia cho mỗi người một phát đạn, không hơn không kém, để họ đỡ tị với bạn. Rồi... còn ba người đương ngắc ngoải, ông cũng sinh phúc cho thêm mỗi người một phát, để họ được thoát khổ, mà rủ nhau cả một lượt về suối vàng.
Rồi... khi đã làm cỏ đủ sáu mạng người, ông sai cởi dây trói ra, và phi ngựa về châụ ông làm tờ khẩn bẩm với quan trên, kể công là đã đi tuần đêm, và ba thầy trò đã giết nổi một toán những sáu đứa... giặc khách.
Và như thế, ông yên trí rằng về công trạng trị an oanh liệt này, ông sẽ được đặc cách thăng tri phủ hạng nhì...

Răng con chó của nhà Tư sản

Nguyễn Công Hoan

Lúc ấy, độ sáu giờ chiềụ Một cái ô tô đằng xa chạy lạị ánh sáng hai ngọn đèn pha chiếu tóe đến chân trờị Xe qua cầu, đến trước cái nhà tây có giậu sắt thì còi bóp ran như ếch kêu và dừng lạị Khi ô tô chưa đỗ hẳn, thì đã thấy con chó nhảy vọt từ trên xuống đất, ngoe nguẩy đuôi vừa sủa, vừa chồm lên hai người đương bước xuống. Hai người đó, một người là chủ nhà này, còn một người là khách.
Đèn xe tắt. Cửa xe đóng. Chủ khách bước vào nhà. Họ đều âu phục, mặc lối đi săn, trên đôi ghệt còn bê bết những bùn, vai đeo súng, tay xách xâu chim nặng trĩụ Con chó chạy trước, vừa chạy vừa quay cổ lại, vừa vẫy đuôi, vừa ẳng.
Chủ mời khách vào xa lông. Buồng này bày biện đúng kiểu tân thời, toàn đồ bằng gỗ lát đánh bóng nhoáng. Tường nhà quét vôi xanh, gạch chỉ xanh, lại được ngọn đèn măng sông ánh sáng cũng xanh xanh. Cứ trông buồng khách, cũng đủ đoán tất ông chủ nhà này là một nhà giàu, ăn chơi lịch thiệp.
Bà chủ vừa trang điểm xong, ra ngồi đó để tiếp khách. Trên chiếc ghế thứ tư, con chó nhảy tót lên, ngồi chồm chỗm, thè lưỡi, nhìn hết người nọ đến người kiạ
Người đời ai được phú quý cũng hay khoe củạ Cho nên, dù khôn ngoan khéo léo hơn người, ông chủ nhà này cũng mắc phải cái bệnh ấỵ Nay cái dinh cơ này, cái ô tô này, cái bộ buồng khách, buồng ăn này, đối với ông, đã là cũ rồi, khoe lắm cũng chán miệng, cho nên ông nói đến cái mớị Cái mới đây, là con chó Lụ
- ấy, chính nó là giống Bleu d Auvergne đấy, bác ạ. Tôi mua nó mất ba trăm bảy mươi đồng. Cái người Tây bán nó cho tôi, vì nể tôi lắm, mới để rẻ thế. Cứ kể ra thì những hơn bốn trăm kia! Cũng có con đẹp hơn thế này, những hơn năm trăm. Nhưng kể ra An Nam mà đã dám bỏ ra ngót bốn trăm bạc để mua chó, thì đã là ngông lắm rồi! Vả lại, người mình mấy ai chơi chó sành, cho nên mua con nhiều tiền quá cũng phí mất. Này, bác ngắm kỹ nó mà xem. Giống chó này tai to, mũi lúc nào cũng ướt ướt, chân cao và to, lốm đốm. ấy, không biết nhận xét thì lầm với giống khác đấỵ Con này, tôi chỉ yêu về cái đầu vuông như chữ điền, này, nét ngang đây nhé nét sổ đây nhé,, thần tình không? Con nào được cái bụng thon, mõm ngắn, nhất là hai lườn phình ra như lườn dê thế này, là khoẻ và nhanh lắm đấỵ Hẳn ban nãy, bác đã thấy cái dáng nó oai vệ là ngần nào rồi đấy nhỉ. Có phải bao giờ nó cũng đi trước tôi mười thước không? Cứ lấy thước mà đo, cũng chả sai mấy tí đâụ Lúc đi như thế, cái mắt nó đưa đưa cái mũi nó ngửi ngửi, trông đẹp đáo để. Khi nào nó đánh hơi thấy chim nấp ở trong bụi, thì nó gục đầu xuống, khẽ ngỏng ngỏng cái đuôị Thế là tôi biết hiệụ Lúc tôi lắp đạn xong, tôi "chutt!" một tiếng, thì nó chồm ngay vào con chim. Anh chim bay ra, "Pan!" thôi còn chạy đằng trời! Mười lượt như thế cả mười, chẳng sai một lượt nào!
Lúc ấy, con Lu ngồi trên ghế, đối diện với chủ, chúm chúm cái mõm để nghe chuyện.
- Không những nó săn giỏi, mà giữ nhà, tìm đồ đánh mất cùng tàị Bây giờ bác thử đưa cái kính của bác cho nó ngửi hơi một lúc, rồi bác giấu vào trong vườn, tôi bảo nó tìm cho mà xem.
Được ông bạn cũng là người hâm mộ chó, cho nên thử biệt tài con Lụ Quả nhiên, chưa được năm phút, con Lu đã ngoạm cái kính, ngoe nguẩy đuôi, đưa trả khách.
ông chủ đắc chí, cười ha hả, vuốt ve, vỗ mãi má nó, rồi bế nó vào lòng, hôn lấy hôn để, vui thú như được cậu con hay chữ vậy!
- Tôi nuôi nó cẩn thận lắm. Tôi không cho nó ăn dưới đất bao giờ. Cho nên nó quen thói sạch sẽ và khôn ngoan lắm. Thế mới biết cái giống chó Tây nó cũng hơn cái giống chó An Nam mình thực. Chó An Nam thì lông đã xấu, lại hay ăn bẩn, đã ăn bẩn lại hay cắn càn. Lắm bận, nó lừ lừ ở đằng sau mình, rồi đớp trộm ngay một miếng vào quần, mới nan du chứ! Con này, hễ đã lên tiếng thì y như có kẻ gian vào nhà. Nó chồm hẳn lên mặt mà cắn, thằng trộm nào vô phúc vào nhà này thì hẳn là mất chỗ đội nón! Nhưng chỉ từ mười giờ đêm trở đi, nó mới sủa mà thôị
Lúc ấy, cơm bưng lên, để trên bàn ăn. Chủ khách đang mời nhau lại ngồi, thì con chó đã nhảy tót lên bàn, chồm chỗm ngồi trước chủ.
- Con Lu này được cái lễ phép lắm. Tôi dạy mãi mới được đấỵ Này, đĩa đồ ăn của nó đây nhé, cơm trộn với thịt, ngon lành thế này, nhưng tôi chưa cho ăn, thì đố dám ăn. Ngay khuất mắt mình cũng vậỵ
ông chủ cầm đĩa đồ ăn của con chó, mang ra sân đằng trước. Khách và con vật đi theo saụ
Con Lu vẫy đuôi, ra dáng mừng rỡ. ông chủ để đĩa cơm ở giữa sân. Con Lu cúi cổ xuống ngửị Nó sắp ăn, thì chủ nó mắng ngay bằng tiếng tây:
- Tăng xông1
Thấy không được phụng dưỡng tử tế như mọi khi, con Lu từ từ lui rạ
- Ta không cần phải coị Lúc ta ăn xong, mà đĩa này nó vẫn không dám đụng đến đâụ Thôi, mời bác vào xơi cơm.

--------------------------------------------------------------------------------
1. Liệu hồn.
--------------------------------------------------------------------------------

Lúc bấy giờ, giá ông chủ có ý một tí, thì chắc đã thấy một vật gì đen đen, lù lù ở ngay ngoài cổng. Đó là một người ăn mày, ngồi bó giò ở đấỵ Người ấy đội cái nón toạc tung cả cạp, đã đóng khố, lại mặc cái áo rách cụt cả taỵ Thành ra bốn chân tay khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng. Cái bị bẹp há hốc miệng, nằm chờ bên cạnh cái dạ dày lép kẹp.
Người ăn mày chờ đấy từ lâụ Thấy trong nhà lạch cạch tiếng đũa bát, mùi đồ xào theo chiều gió đưa ra, hắn gào lên xin, mà cũng chẳng có ai nghe tiếng. Lúc hai người ra sân, hắn lạy van vã bọt mép. Nhưng hai ông còn đương dở bận chơi với chó, không ai để ý đến ngườị
Người ăn mày biết thế, nên lại cố lấy sức để gào tọ Nhưng cái tiếng hết hơi của hắn đập đến màng tai ông chủ, thì ông chủ trợn mắt, hầm hầm quát:
- Làm gì mà léo nhéo lên thế? Làm át cả câu chuyện của người ta! Bước ngay! Không ông đá cho một cái thì chết bây giờ!
Người khốn nạn im thin thít. Chủ khách bèn vào buồng ăn cơm.
Lúc ấy, hai con mắt người ăn xin chòng chọc nhìn vào đĩa cơm của con chó. Hắn thèm quá. Nước dãi chảy ròng ròng, không nuốt kịp. Muốn vào ăn trộm một miếng, nhưng chỉ sợ con chó cắn cho một miếng thì chết! Hắn thấy con chó cứ đứng gần đĩa cơm mà không ăn, thì không hiểu ra làm saọ Hắn tưởng con chó chê cơm nhạt, không thèm ăn, thì hắn muốn đánh đổi số phận hắn cho con chó nhà giàu!
Giá con chó biết tiếng người, hẳn hắn đã lân la đến gần để đánh bạn, rồi kể lể nỗi đói khát, có lẽ, chỗ anh em, con chó cũng động tâm mà lấy tình "nhân đạo" nhường cho hắn đĩa cơm ấỵ Hay là vì hắn xù xù ngồi đó, cho nên con chó phải đứng canh chăng? Hắn liền lẩn ra sau cái cột cổng để dòm vàọ Một lúc, quả hắn thấy con chó lừ lừ ra nằm chỗ khuất bóng ở cạnh tường.
Được dịp may, người ăn mày đánh liều dồ ra, tiến gần lại mấy bước. Nhưng con chó lập tức đứng dậy, cũng tiến gần lại mấy bước, vừa đi vừa gừ. Thằng người giương hai mắt nhìn con chó, con chó cũng giương hai mắt nhìn lại thằng ngườị Thành ra đĩa cơm ở giữa, người tiến thì chó cũng tiến, người lui thì chó cũng luị Hai bên hầm hè nhau, người lườm chó, chó lườm người đều cùng giữ miếng nhau, như hai kẻ thù không đội trời chung vậỵ
Cứ như thế, không bên nào chịu bên nàọ Độ hơn mười phút, người ăn mày cùng thế, nghĩ ngay được một kế. Tay hắn vớ được hòn đá to tướng, thu thu đằng sau, chạy tọt lại đĩa cơm, rón một miếng rõ nhanh, đút tỏm vào mồm.
Nhưng con chó nhanh hơn. Nó cũng chồm vọt lại, nhẩy xổ lên, há mồm, nhe răng ra cắn. Người ăn mày giơ thẳng cánh tay, nhằm giữa mồm con chó, uỵch hòn đá một cái rõ mạnh. Con chó ẳng lên một tiếng, rồi nhanh như chớp, nó vật được kẻ thù xuống đất, giơ hai chân ra cào mặt và móc mồm. Nhưng nó bị ngay một cái đấm nữa vào đầụ Nó chịu buông thằng người ra, nằm sóng soài, ẳng rầm lên.
ông chủ đương ăn cơm, nghe tiếng chó kêu, vội bỏ cả bát đũa, lẫn vợ, lẫn khách, ông cầm đèn hấp tấp chạy ra:
- Thôi chết rồi! Con Lu làm sao thế này! ối giời ơi! Nó gãy hai cái răng rồi! Khổ tôi quá!
Thế rồi thét người nhà váng lên, ông bế con Lu vàọ Còn mình thì chạy ra cổng xem ai đánh chó. Bỗng ông trông thấy ở đằng xa, có cái bóng đen đen, chạy nhanh tít, ông bèn bấm đèn ôtô để chiếu theo, thì trông rõ người ăn mày ban nãy đương chạỵ
- à, mày đánh gãy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tươi, rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng!
Nói đoạn, ông tắt đèn pha, phóng xe hết sức nhanh để đuổi theọ..

Sáng, chị phu mỏ

Nguyễn Công Hoan

Rửa xong bát đĩa, Sáng cầm đèn hoa kỳ vào buồng, đặt trên mặt hòm, rồi mở màn, bảo mẹ:
- Bu ở nhà, con đi đằng này một tý nhé.
Bà già như đã đoán được ý con, cựa mình nằm quay mặt ra ngoài, rên rỉ, nói:
- Thôi, con ạ, không thuốc thang gì nữa đâụ Đừng đi vay mượn, rồi lại mắc nợ. Bu đã qua cầu ấy, bu sợ lắm.
Sáng thở dài, sờ lên đầu mẹ, rồi nhăn nhó, nói:
- Thế này mà bu cứ không chịu uống thuốc. Bu sốt nặng hơn ban trưa đây mà.
- Tại bu đắp nhiều chăn đấỵ Cứ để vậy, rồi khỏị Bu không muốn để nợ cho con đâụ
- Bu đừng tiếc tiền. Hôm kìa, hôm kia, bu uống luôn hai chén, nên đã gần khỏị Giá bu cứ để con đi xoay xỏa, lấy tiền cân hai chén nữa, thì chắc hôm nay cất cơn rồị
Mẹ Sáng cảm động, lắc đầu, nắm lấy tay con:
- Bu thấy tình cảnh nhà thế này, bu chả muốn thuốc thang tí nào cả. Uống chén nào vào mồm, đeo nợ chén ấy, thì uống làm gì.
- Nợ thì rồi giả, chứ có ăn không uống không của ai mà bu ngạị Vả lại con giật tạm của các chị ấy, chứ có vay của ông cai Nhã đâụ
- Mày nói dốị Bu lại không rõ tất cả các phu phen làm ở mỏ này hay saọ Ai thừa tiêu cho mày giật mượn được. Thầy mày ngày xưa làm ở đây hơn hai mươi năm, thật là ăn tiêu vắt cổ chày ra nước, thế mà lúc bị sập lò chết đi, còn để lại món nợ, giả mãi mới hết.
Sáng thở dài, đáp:
- Bu để yên con nói cho mà nghẹ Có phải con hỏi mượn một người đâu, mà bu chắc rằng không có. Con vay mỗi chỗ một tí, cho nên dễ, bu ạ.
- Thế rồi lấy gì mà giả?
- Rồi kỳ lương này, con trang trải thế nào cũng xong. Bu cứ yên tâm.
Bà già lắc đầu, thương hại con, hổn hển thở:
- Tao bảo mày cứ không nghẹ Vừa trưa hôm nay, tao thấy mày bàn nhau với chị Nhân là vay ông cai Nhã kia mà. Nợ ai, chứ nợ lão ấy thì khổ đấy, con ạ.
- Con biết rồị Con đã bảo con không vay ông ấy đâu mà.
- Nhưng mà cũng không được vay đâu cả. Liệu mà nghỉ ngơi, rồi đi ngủ, sáng mai còn đi làm.
Rồi bà than thở một mình:
- Hai hôm nay, gạo đã phải đi vay rồi, bây giờ lại còn cắt thuốc cho mẹ. Nhục quá, nghèo ơi là nghèo!
Bỗng hai dòng lệ ứa ra, làm ngập đuôi mắt, rồi từ từ chảy xuống mang tai, bà nằm quay vào trong, thở những hơi dài thống thiết.
Sáng buồn rầu, nói:
- Bu cứ uống thử thêm hai chén nữạ Bởi vì, nếu tiếc tiền, rồi sốt nặng hơn, thì làm thế nào!
Mẹ Sáng đập tay gắt:
- Đấy, tao kệ màỵ Mày khó bảo quá!
- Được, bu cứ kệ con.
Nói đoạn, Sáng thu dọn trong nhà, hạ các liếp cửa xuống, vặn nhỏ đèn lại, rồi lách ra đường.
+
+ +
Cũng giờ ấy, cai Nhã chờ cho các ký lục trên nhà giấy về hết, mới vào báo cho chủ Nhì biết tin mừng:
- Thưa ông, tối hôm nay, xơi cơm xong, ông có bận việc gì không?
- Không, anh muốn gì?
Nhã ghé gần lại, ti hí đôi mắt lươn, nói nhỏ:
- Cái con bé xưa nay ông vẫn ước ao, tối nay, tôi sẽ dắt vào cho ông.
ông chủ tươi cười, vuốt vểnh bộ râu ngược lên, rồi khoanh tay trên bàn, hất hàm hỏi:
- Con bé nào thế nhỉ?
- Con bé tên là Sáng, vẫn ngồi bên cạnh bà già ở đầu phía tay trái nhà máy ấy mà. Chả có lần ông khen nó đẹp là gì.
ông chủ chợt nghĩ ra, gật gật, đáp:
- Phải, tôi nhớ ra rồi, cái con bé có bộ ngực to bằng ngần này ấy chứ gì?
Hai thầy trò nhìn nhau, cười híp mắt. Nhã nói:
- Chính đấy, tôi vẫn bảo nó là vì ông nhân từ, thương đến ngày xưa cha nó chết về công việc của sở, nên mới ban ơn cho nó vào làm.
- Thế rồi saỏ
- Tôi xem ý nó, thì nó không như những đứa khác. Nghĩa là nó không nhí nhảnh, dễ dãi đâụ
- Thế bây giờ?
- Bây giờ là tôi làm ơn cho nó.
- Anh làm ơn cho nó?
- Phải, vì mẹ nó ốm.
- Saỏ
- Để tôi nói hầu ông nghẹ Ban nãy nó tìm tôi, hỏi vay tôi mấy đồng bạc mua thuốc cho mẹ. Xin ông biết rằng lần này là lần đầu mà nó nhờ tôi về tiền nong.
- Thế nó phong lưu à?
- Không, ông tính làm phu đủ ăn là may lắm, chứ còn thừa thãi sao được. Giá nó không vì mẹ ốm, phải tiêu bất thường và vay loanh quanh bạn hữu không được, thì chưa khi nào nó chịu nói với tôị
- Đó là sự thực, hay nó tìm dịp đến gần anh?
- Tôi mong đó là nó nói dối, thì cách hành động của tôi mới có kết quả. Nhưng, thưa ông, mẹ nó ốm thực.
- Thế anh bảo nó thế nàỏ
- Tôi bảo nó là tôi không có sẵn, nhưng tôi có thể đưa nó đến mượn tiền ông. Nó sợ ông, không dám đi, nhưng tôi đã cắt nghĩa cho nó nghe rồị
ông chủ cười, khen:
- Tốt lắm.
- Phải, dịp tốt đến cho ông trong khi bà về Hà Nộị Tối nay, tôi sẽ lên đâỵ Nhưng điều cần nhất, là ông nên xử trí cho khéo, kẻo con bé ấy tai quái và liều lĩnh lắm.
- Không ngạị
- Tôi nên dặn trước ông thế, vì con Sáng này không như những con trước tôi dắt đến cho ông đâụ
- Được rồị Tôi cảm ơn anh.
+
+ +
Khoảng hơn tám giờ tối, Sáng lo lắng, theo cai Nhã đi trên con đường bò quanh sườn đồi, lên nhà chủ. Chị chẳng biết việc vay tiền chủ có kết quả gì không. Chị liều mà nghe lời Nhã, theo vào chủ để vay tiền. Chị chỉ mong mẹ chị có thuốc uống. Chị biết Nhã vẫn dắt gái đến cho chủ, thì rồi đây, thế nào chị cũng bị mang tiếng. Song, chị chỉ cốt lương tâm biết mà thôị
Đến cổng, Nhã tặc lưỡi, nói:
- Nghề thế, chị nghe chưa, mình đi làm thì phải chiều ý chủ. Tôi thấy chị cứ khủng khỉnh với người trên, như thế không nên.
- Thì cụ bảo cháu làm thế nàỏ
- ồ, cái đó chị nghĩ thì ra chứ. Giá như chị năng đi lại với chủ, có phải lần này chị chả phải nhờ đến tôi mới vay được chủ hay không.
Sáng hiểu ý, không đáp. Chị nhìn xuống chân đồi, chỗ tối om, có những mái nhà tranh xám, là xóm thợ thuyền.
Tới thềm, Nhã bảo:
- Chị chờ đây, tôi vào nói trước đã.
Sáng đứng lại, thở mạnh một cái:
- Chào! Mệt! Giá cụ lên một mình nói hộ cháu cũng được, cháu đỡ phải leo dốc.
Sáng đứng một mình, ngắm cái nhà cao lồng lộng. Chị lạy trời cho chủ bằng lòng cho chị vay lương. Một lát, Nhã vui vẻ ra, vẫy Sáng:
- Được rồị Chủ bảo chị vào mà ký nhận lấy tiền.
Sáng mừng rỡ, trống ngực nổi mạnh:
- Thế cụ vào với cháu chứ?
- Không cần!
Sáng ngần ngại, rồi nói:
- Cụ chờ cháu ở đây nhé.
Cai Nhã trợn đôi mắt trắng dã, gắt:
- Có mau lên không, bắt ông ấy chờ à?
+
+ +
Sáng vừa vào, ông chủ đã làm ngay như mọi bận. ông đến cửa, vặn khóa, bỏ thìa vào túi, và nhăn nhở cười, ôm thốc lấy người con gáị Không nếp tẻ gì cả. Bởi vì ông yên trí là hạng này chỉ là những vật cho ông tiêu khiển khi vắng vợ. Họ với ông cách nhau một trời một vực, thì nói chuyện làm gì cho mất thì giờ. ông là chủ kia mà, cần gì phải tán tỉnh lôi thôị
Nhưng lần này khác. Bỗng ông bị cưỡng kịch liệt.
Sáng quằn quại trong cánh tay ông, kêu to:
- ô hay, ông này mới hay chứ! Tôi vay ông tiền mua thuốc cho bu tôi, sao ông lại làm thế nàỷ
ông chủ không hiểu tiếng, nên mặc kệ. Hai bắp tay ông nổi lên, ông hết sức ghì chặt lấy Sáng, và ghé môi vào má chị. Sáng càng giãy giụạ Chị giận, mặt đỏ bừng bừng. Chị hết sức chống cự lại con quỷ dâm dục. Rồi biết mình yếu hơn, chị nắm được râu ông ta, rứt mạnh, và kêu to hơn, rồi gầm lên:
- ối giời ôi! ông buông tôi ra!
Nhưng đầu tóc chị xổ ra rũ rượị Mà ông chủ vẫn nói những điều bằng giọng dỗ dành. Người ông ta nóng ran, mồ hôi mướt rạ Và vì thế, hai cánh tay trơn như phết mỡ.
Sáng thở hồng hộc. Máu hăng chị sôi lên sùng sục. Chị quào mặt ông chủ, và luồn tuột được đầu ra ngoàị Song, nhanh như chớp, ông chủ lại vồ ngay được chị, làm chị ngã giúi xuống, bị cả sức nặng của cây thịt vạm vỡ nằm đè lên trên.
Biết thế nguy, Sáng hết sức lăn lộn một chập nữạ Chị đạp chân, cựa tay:
- ông buông tôi ra! ông đểu lắm! Tôi tự tử bây giờ!
Song, cuộc vật lộn càng hăng háị Gần đạt đến đích, ông chủ không thạ
Độ năm phút sau, khi hết hơi sức, và biết rằng không thể cưỡng hơn được nữa, chị mới quyết liệt. Chị đã không khỏe để trừ dâm thần, thì chị đành huỷ hoại thân chị để lánh nạn. Chị bèn giơ mười đầu ngón tay cấu mạnh vào cổ họng. Rồi nhăn nhó, chị nằm sóng soài, mệt lử.
ông chủ thấy tấn tình kịch biến thành bi kịch, vội vàng buông người con gái khó bảo ra, và đứng dậỵ
Sáng thở hổn hển rồi im lịm.
ông ta vắt hai tay ra sau, lặng ngắm Sáng. Lúc bấy giờ, ông ta có thể làm gì Sáng cũng được. Song, ông ta đứng yên.
Có lẽ ông ta động tâm, ông ta lau mồ hôi trán, giật khục tay và thở dàị
Hình như lòng nhân đạo trở về với ông tạ
ông ta lắc đầu, vẻ mặt hối hận, lấy hai tay lật Sáng lạị Một tiếng rên rỉ làm ông ta thương hại kẻ yếu hèn.
Trong buồng yên lặng.
Nghĩ ngợi một lát, chòng chọc nhìn Sáng, bỗng ông ta móc túi, lấy ví. Rồi lẳng lặng, ông ta mở ví, thọc bàn tay vào trong ngăn. Giơ ra ánh đèn, ông tìm và bóc tờ giấy bạc năm đồng.
Nhưng vừa lúc ấy, Sáng cựa một cái, rồi ngồi nhổm dậy, thở, hai tay tựa xuống gạch.
Chị không chết, mà cũng chẳng làm sao cả.
ông chủ vẫn nhìn chị. ông đã bớt sợ. Và do đó, bớt thương hạị Bàn tay ông ta vẫn để nguyên trong ngăn ví.
Trong khi ấy, Sáng không dám nhìn ông. Mặt tái xanh, chị quấn món tóc rối, nhặt chiếc khăn rơi, rồi vội vàng đứng dậy ra phía cửa sổ, trèo qua tường và nhảy phắt ra ngoàị
Và cũng trong khi ấy, ông chủ tươi tỉnh, rút bàn tay ra, gấp ví lại, và bỏ vào túị ông nhìn theo Sáng, nét mặt mừng rỡ.
ông mừng rỡ, chẳng phải thấy Sáng vẫn lành mạnh như thường.
ông mừng rỡ là vì đỡ mất toi món tiền suýt nữa vô cớ đền vết thương cho con bé bướng bỉnh.

Vợ

Nguyễn Công Hoan

Anh ba Cốc, từ ngày lấy được vợ, thì đâm lọ Lo ngày, lo đêm. Sao cho chóng trả được món nợ cướị Không thì rầy rà to chứ chẳng chơi! Đụng vào những chỗ hóc búa, lắm lúc rát cả mặt!
Vợ anh là con bác khán thủ làng trên. Anh là phu tuần. Hai người lấy nhau, cả hai làng, ai cũng khen là vợ chồng kén chọn được chỗ xứng đáng. Nhưng thực ra, vợ anh lấy anh cũng vì đôi bên là chỗ "thanh khí", nghĩa đen là bén "tiếng" quen "hơi"nhau trước mãị Rồi bất đắc dĩ, bác khán sợ anh như những hạng Sở Khanh, mới ép anh phải lấỵ Số trời có khác!
Trước kia, anh nghĩ đã sinh ra làm con trai, tất nhiên là phải cưới vợ cho hợp lẽ tạo hóạ Nhưng cưới được vợ thì tốn kém quá. Tiền nọ, tiền kia, tiền ăn uống, ít ra mất hàng chục. Nghĩ đến cái hàng chục, anh lại lắc đầu, lè lưỡi, muốn chịu thua, đành vô phép tạo hóa làm trai tơ suốt đời vậỵ Vậy mà giá nói cho anh biết ở Hà Nội bây giờ, người ta cưới vợ phải dẫn những kim cương, những vàng ngọc, dùng những áo thêu, giày vá, đi những ô tô, máy bay, tốn kém đến hàng nghìn, thì quyết anh không tin, cho là chuyện hoang đường ở nước nào, đời nào kia đấy! Lấy vợ mà phải lo đến hàng trăm, không đủ méo mặt ra rồi à? Vả vợ cũng là người, nào phải cái quái mà làm hại nhiều như thế?
Thế nhưng, trời sinh ra thế, anh ba Cốc nghĩ đến cưới thì sợ, nhưng nghĩ đến vợ thì thích. Bởi vậy, anh mới lân la trò chuyện với chị Ba bây giờ. Trước chuyện to ở đám đông, sau chuyện nhỏ ở chỗ vắng. Rồi sau nói thầm ở một nơi kín. Vì anh chị nói thầm khẽ quá, nên bác khán nghe tiếng, bắt anh phải lo cưới cho được chị về.
Bởi vậy, anh Cốc quyết bắt chẹt bố vợ, cố mặc cả. Sau, anh lấy được vợ hạ giá hơn người ta, chỉ có mười lăm đồng bạc.
Mười lăm đồng bạc một cô vợ xinh! Mười lăm đồng bạc một cô vợ yêu! Thích nhỉ! Nếu vào địa vị chúng mình thì phải biết là đáng mừng! Nhưng vào anh ba Cốc, một người cày sâu cuốc bẫm quanh năm, làm ăn vất vả, vắt mũi không đủ đút miệng, thì đến mười lăm hào cũng đủ lo méo mặt, chứ nói gì đến mười lăm đồng bạc! Nhưng mười lăm đồng bạc tiêu vào một việc bổn phận làm người, thôi, anh cũng cố vay mượn của các bà con thân thuộc, nói khó với người ta, nên được gần đủ.
Ngày hẹn cưới sắp đến. Bác khán thúc mãi anh, anh mới lo được chẵn chục bạc. Anh cứ đánh liều đưa sang bên nhà gái cho xong chuyện. Còn năm đồng, anh xin chịu lại ông nhạc, hẹn đến mùa tới thì trả nốt.
ý anh định rồi sau này, khi đã là bố con, anh có thể lấy cảm tình mà xí xoá món nợ. Nhưng không được. Bố vợ anh láu hơn, bắt anh phải viết văn tự cẩn thận. Phải, thời buổi kinh tế khó khăn, như thế là bác khán đã nhân nhượng lắm rồị Chứ như người khác, đố anh có đón dâu nổi ngày hôm ấỵ Anh thử lên Hà Nội, thửa một thức hàng mà xem. Nếu anh đặt được ít tiền trước, rồi không có đủ để trả nốt, thì anh chớ hòng mang đồ về. Mà vợ cũng là đồ chứ saỏ Lấy vợ mà được "biên bông" như anh, là may đấỵ
Nhưng rồi anh ba Cốc lo lắm. Cưới được lâu ngày bao nhiêu, thì hẹn trả chóng đến bấy nhiêụ Vụ gặt xong, mà anh ỳ xác ra, thì quyết anh chẳng yên được.
Anh đã tính chán rồị Đến ngày mùa, hai vợ chồng làm nai lưng cật lực, chưa chắc đã đủ tiền để trang trải các món nợ ông chủ, huống chi là năm đồng bạc nợ ông nhạc! Anh định nếu rồi không cười trừ được, thì anh cũng đành xin khất lạị Chẳng lẽ ông ấy lại chẻ xác anh ra à? Nếu anh bị chẻ xác, thì con gái ông ấy goá chồng, còn thiệt bằng mười!
Nhưng ở đời, tính một đường nó thường đi một nẻọ Vợ anh khuyên anh nên trả cái món năm đồng ấy trước, anh lại chẳng nghẹ Khi hẹn đến ngày, bác khán cứ gọi anh đến mà đòi nằng nặc. Trước còn ngọt ngào dỗ dành sau bác biết anh chỉ còn bộ răng nhe ra đấy thôi, bác liền đâm ra nói nặng. Không chịu nổi những điều đau đớn, anh đành lẩn mặt. Bố vợ cho gọi, anh cứ thoái thác cớ nọ cớ kia, không đến nữạ
Mấy lần bác khán gọi anh ba Cốc không được, thì tức. Bác mới gọi chị Ba đến. Bác chửi, đánh cho một trận thật đau, bắt phải về đòi chồng cho kỳ được món tiền năm đồng ấỵ
Chị Ba sợ bố, về đòi chồng nằng nặc. Nhưng vợ đòi nợ chồng thì một cái hôn là đủ xí xoá. Vợ anh bảo:
- Nếu mình không giả được, thì ông bắt tôi về.
Nghe câu nói dọa vô lý, anh chẳng sợ một tí nàọ Dù bố vợ anh có bắt vợ anh về thực, thì chẳng qua như cái lối chủ nợ bắt đồ, cốt để làm oai, khiến anh phải lo cho kịp. Như thế là dạị Đồ vật thì không biết đi, không biết trốn, chứ đồ người nào phải vật vô tri vô tình. Giữ sao nổỉ Chẳng lẽ bác khán xỏ chạc vào mũi con gái mà buộc suốt ngày vào chân giường, để nuôi cơm báo cô mãỉ Chỉ cho ba hôm, bác xót ruột lại phải thả con ra ngaỵ Lúc ấy anh cứ chịu khó nghe chửi một trận nữa là trôi việc.
Nhưng anh đoán không đúng. Bố vợ anh chưa tịch ký vợ anh, đã áp đảo đến nhà anh mà chửi rủạ Ngày nào tấn kịch ấy cũng diễn ra độ nửa giờ. Mà bao giờ anh cũng đóng một vai tuồng câm.
Song, già néo đứt dâỵ Anh cứ thấy ông bà ông vải ngày nào cũng bị mời lên ăn vật chẳng ngon, thì anh động tâm. Cho nên, đến lúc bác khán bảo nếu anh không trả thì bác bắt con gái về, anh đâm khùng, liền đáp lại:
- Thì nó đấy, ông muốn đem nó đi đâu thì đem!
Chị ba Cốc thấy bố đẻ và chồng xử với nhau cạn tàu ráo máng, thì chỉ thút thít. Chứ bênh bên nào cũng tộị
Hôm sau, đi đâu về, chị ấy nói với anh một chuyện, nghe buồn quá:
- Anh ơi, tôi lấy anh chốc đà một năm tròn. Tôi không ngờ đâu chỉ vì có năm đồng anh thiếu mà sinh chuyện. ông nhất định bắt tôi về. Anh nghĩ thế nàỏ
Anh Ba cau mặt, thở dài:
- ông dọa thế, chứ ông chả nỡ.
- Không phải chuyện dọạ Nội nhật ngày mai, nếu anh không giả được, thì ông không đắn đo nữa đâụ
- Thì nhà cứ tạm về, tôi sẽ thu xếp saụ
- Thu xếp sau thì chậm quá. Nghe như ông đã định liệu công việc cả rồị
- ông đi kiện tôi à? Lý vậy, nhưng còn tình nữa chứ?
Anh ba Cốc tin ở chữ tình, nên bằng chân như vạị
Phải, bác khán nghĩ đến tình bố vợ con rể, nên không nỡ kiện thưạ Nhưng bác bắt con gái về, không cho ở với anh ba Cốc nữạ
Anh ba Cốc chờ vợ năm hôm, lại mười hôm. Rồi nửa tháng, đến một tháng. Anh nóng ruột, nhớ vợ, long tong chạy ngược chạy xuôi để vay tiền chuộc. Nhưng không ai tin mà cho anh mượn nữạ Anh bèn liều đến nhà ông nhạc, lạy van, khóc lóc. Nhưng bác khán một mực lắc đầu, sai con trai đuổi anh ra khỏi cửạ Rồi từ hôm sau, cấm không cho anh vào nhà.
Anh định đâm ì. ì mãi, thì tất cũng có một ngày ông nhạc giữ vợ anh chán, rồi cũng hồi tâm mà nghĩ lại, cho vợ chồng anh ăn ở với nhaụ
Nhưng trong khi đương thi hành cái chương trình ì, thì anh nghe tin rằng người bạn trăm năm của anh, vì bố ép, nên chỉ trăm năm với anh có một năm, còn chín mươi chín năm nữa, thì trăm năm với cụ lý Bá dưới cuối tổng, làm vợ lẽ thứ bảy, để gán món nợ hai chục bạc mà bác khán đã vay cụ năm trước!

Xuất giá tòng phu

Nguyễn Công Hoan

Trả tiền xe xong, ngài ôm cái gói bọc giấy xanh, chằng dây hồng, thoăn thoắt đến buồng khách, qua buồng ăn, ngó vào nhà tắm, rồi xuống bếp: su hào, bắp cải, bong bóng, nấm mực, còn bừa bãi, ngổn ngang cả trên phản làm cơm. ngài ngơ ngác hỏi:
- bếp! bà đâủ
anh bếp ngơ ngác, thưa:
- bẩm, bà ở nhà ngoàị
ngài càng ngơ ngác:
- không mà!
rồi ngài tìm lượt nữa: nhà tắm, buồng ăn, buồng khách. ngài gọi to:
- mợ đâu nhỉ?
chẳng thấy vợ đâu, ngài sực nghĩ rạ ngài chạy lên gác, bật đèn lên. thì quả nhiên bà nằm trên giường, đắp chăn kín mít.
mừng rỡ, ngài đặt cái gói lên bàn, lại gần, ngồi cạnh vợ, lật chăn ra, tỏ ý ngạc nhiên:
- kìa, tôi tưởng mợ sắm sửa xong rồị dậy đi, mau!
bà mở mắt lim dim, kéo chăn đắp lại, uể oải nói:
- tôi nhức đầu quá, mà cơm cúng ở nhà cũng chưa sắp sửa được gì cả.
- không cần. dậy mặc quần áo, kẻo không kịp.
nói đoạn, ngài lật cả tấm chăn rạ bà vợ thì cố co lại:
- thôi, tôi nhức đầu như bị búa bổ, và chóng mặt lắm.
ngài cười khanh khách, kéo vợ ngồi dậy:
- ồ, vờ mãi! mặt mũi thế này mà bảo rằng nhức đầụ mau đi, kẻo lỡ.
rồi chẳng hay cảm vì sắc đẹp hay muốn giở khoa nịnh đầm, ngài ôm lưng vợ, hít vào cổ. nhưng bà hất ra, và lại cố nằm xuống, dằn dỗi:
- tôi chịu thôị
ngài trợn mắt, kinh ngạc:
- chết, việc cần, không nói thế được. thu xếp xong đâu vào đấy rồị mợ đừng phụ công tôị
rồi ngọt ngào, ngài đập vào vai vợ, trỏ cái gói:
- này, tân thời, đẹp đáo để. dậy mà xem.
bà vừa kéo chăn toan trùm đầu, vừa nói:
- Điều khác thì tôi xin chiều ý cậu ngaỵ
ngài co phắt chăn, cuộn lại, ôm quẳng sang giường bên kia, hềnh hệch cái mồm, cười:
- mợ chỉ ngại rét chứ gì? có rét quái đâu! ở ngoài đường cũng ấm áp lắm.
bà ôm đầu:
- ở nhà công việc còn bề bề ra, cậu không biết à? cơm cúng đã làm được tí nào đâụ
ngài dỗ dành:
- không cần! chả cúng bây giờ thì tám giờ, chín giờ, mười giờ đêm, lúc nào mợ về hãy haỵ mà chẳng có thì tôi cứ trầu nước mời các cụ về cũng được, chứ đã làm saỏ mai năm mới, hãy cỗ bàn bày vẽ.
nói đoạn, ngài dựng vợ dậy, cầm hai cánh tay, kéo ra cạnh giường, rồi ngoèo chân, xếp lại hai chiếc guốc cho ngay ngắn. bà oằn oại, ngả người để co lại, nhăn nhó, giằng tay rạ nhưng thấy sức yếu quá, nên tự nhiên, bà bật ra tiếng khóc.
Đó là lúc chẳng nên đùạ
cho nên ngài trợn mắt, nghiêm chỉnh hỏi:
- ô hay, mợ không đi thực à?
bà vẫn ôm mặt, nức nở:
- cậu còn phải hỏi hay saỏ
- nhưng tôi đã hứa với người ta rồi kia mà!
- mặc kệ cậụ ai bảỏ
- à, mợ khó bảo nhỉ! nào có nhọc nhằn gì việc ấỵ tôi quanh năm làm lụng vất vả, mỗi ngày vùi đầu vào công việc hàng bảy tám giờ đồng hồ. nếu tôi quản công, thì liệu cả gia đình này có được ấm no không? mợ không biết nghĩ.
- tôi hiểu cả. cậu không cần nói nhiềụ nhưng cậu đừng bắt tôi thế.
buông phứt vợ ra, ngài ngầu ngầu nhìn thật nghiêm chỉnh:
- thế mợ muốn để cho người ta cho tôi là đồ gì?
bà chắp hai tay, vái lấy vái để:
- tôi lạy cậu, tôi van cậu, cậu đừng ép tôị tôi là vợ cậụ..
- à, tôi là vợ cậu! là vợ mà chồng bảo không nghẹ luân lý để đâủ giáo dục để đâủ
bà lại ôm mặt, thổn thức. ngài móc túi, coi đồng hồ.
- thôi, dậy sắm sửa mà đi, còn có ngót một giờ nữa thôị
- ngót một phút tôi cũng chịụ
nghiêm nét mặt, ngài dẽ dàng, giảng:
- mợ phải hiểu, tôi không muốn tôi phải ép mợ. tôi muốn mợ vui vẻ mà đị tôi giảng nghĩa trong từng ấy ngày, tôi tưởng mợ đã nghe hiểụ thế này thì cáu thật!
bà nằm lả xuống giường, ôm đầụ ngài nhìn một lát, bỗng hất hàm, hỏi:
- mợ có đi hay không thì mợ bảỏ
- tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy cậu, cậu tha cho tôị cậu đừng làm tôi nhục.
ngài nhăn mặt, rồi to tiếng:
- có đi hay không?
bà cũng nhăn mặt:
- khổ quá, tôi lạy cậụ
ngài gắt:
- có đi hay không. mợ trả lời một tiếng. không lạy van gì cả! có hay không?
bà không đáp, nức nở khóc. ngài nắm chặt bàn tay, đấm mạnh xuống phản:
- nói!
nhưng chẳng được nghe ý kiến vợ, ngài xung tiết, chạy đến mắc áo, vớ cái ba toong, khuỳnh tay đứng trước giường, rồi giơ ngọn gậy vào mặt vợ, hỏi:
- có hay không? một tiếng!
vừa sụt sùi, bà vừa đáp:
- không!
cần quyết liệt hơn, ngài giơ gậy:
- thật mợ không đi à?
- không!
- à, bướng! tao không dọa đâu nhé. Để rồi mồng bốn tết, nó nhổ vào mặt tao ấy à! cứng cổ này! khó bảo này!
thế là chiếc gậy hăng hái, cứ từ trên cao giáng xuống. bà rú lên, rồi giơ tay ra đỡ, sấn lại chồng, cố níu lấy cánh tay rắn như sắt. nhưng loáng một cái, ngọn gậy giơ lên thật cao, quật mạnh xuống, chạm phải thành giường, gẫy cắc ra làm đôị một mẩu quay lông lốc như chong chóng, bắn lên gần trần, rồi rơi xuống ván gác.
Đó là một cảnh dữ dộị
- tôi van cậu, để nội trong ba ngày tết hôm nào tôi đi cũng được.
biết là sự làm già bao giờ cũng hay hơn, ngài lắc đầu, co giật phắt vợ xuống. bà ngã ngồi trên hai chiếc guốc lúc ấy ngổn ngang.
- phải đi ngay! tao không hoãn một phút! Đồ thân lừa chỉ ưa nặng.
bà nhăn nhó, khóc:
- Để đến mai, mồng một tết, tôi đi vậy, bây giờ tôi còn phải làm cơm cúng.
- Đã bảo không cần mà. người ta đi trước tết, chứ ai để đến tết rồi mới đi! Đứng ngay dậy!
ngài giật phắt cái cột màn. thì thình lình:
- ối hàng phố ơi!
bà vừa kêu, vừa túm lấy chồng, thở ỳ ạch.
nhưng khỏe như con vâm, đưa khuỷu ra, ngài gạt vợ ngã lăn, và nắm chặt lấy hai cổ taỵ bà oằn oại, song yếu quá. bà dùng hai cẳng để cưỡng. nhưng cả cái sức nặng của tấm thân vạm vỡ đè trên ngực bà, bà phải cố cựa cạy để thở. vậy mà ngài tát. ngài tát dồn năm sáu cái, và hỏi tội:
- mày có đi hay không?
bà tối tăm mặt mũi, hổn hển thách:
- Đây, cậu cứ đánh chết tôi đị
tức thì, những quả thụi kinh hồn vào mặt, vào ngực và vào sườn, làm bà kêu thất thanh. nhưng mặc kệ, ngài vẫn hỏi có một tội:
- mày có đi hay không?
bà kêu cha, kêu mẹ, kêu cả trời nữạ nhưng ai thưả ví thử cha mẹ hay cả trời nữa có đứng đấy thực, cũng đố dám vào mà gỡ.
+
+ +
việc gì cũng vậy, đánh đau thì phải chừạ cho nên chẳng mấy chốc, bà kêu cuống quýt:
- vâng! vâng! tôi lạy cậu! tôi xin đị
ngài hung hăng, lôi phắt vợ dậy, hầm hầm nhìn.
bà ngồi lả, chống tay đằng sau, đầu tóc rũ rượi, thở.
- nếu mày định đi thật, thì đi mà lau mặt.
sợ quá, bà chắp hai tay vái cuống queo:
- vâng, vâng, tôi xin đị
- Đi ngay!
- vâng, vâng! tôi lạy cậụ
nói xong, bà lê đến ngồi ở ghế.
ngài nhìn ra hiên, chạy lấy chiếc khăn mặt, đưa vợ:
- Đây, lau mặt đi! áo quần, phấn sáp có sẵn cả rồi, còn khó khăn gì nữạ
Đoạn ngài vớ cái bọc, cởi dây, mở giấy ra trước mặt bà và nói:
- không biết tao hết hơi nói người ta mới cho mượn những thứ này à? mau, chậm rồị
bà khóc sướt mướt, cầm cái lược, giũ mái tóc ra và vừa suýt xoa, vừa chảị ngài vẫn còn hung hăng:
- rẽ như lối chị tham ấỵ
giật nảy mình, bà vội chải, vội rẽ, vội uốn éo cho làn tóc lật lên, cong xuống cho thật nền, rồi vừa lau nước mắt, bà vừa lấy các thứ ở bọc để xoa phấn trắng, đánh phấn hồng, và kẻ môi son cho thắm.
trong khi ấy, ngài đứng coi, mỗi chốc lại giở đồng hồ ra xem và giục.
trang điểm xong, bà thở dài, cố gượng đau để đứng dậy, lấy cái quần xa tanh trắng và cái áo nhung màu may kiểu mới vẫn còn gấp gọn ghẽ trên bàn. bà vận những thứ ấy vào, rồi bôi đẫm nước hoạ
Đến bây giờ, dưới ánh đèn điện sáng trắng, bà thành ra một bông hồng nõn nà, thơm tho, khêu gợị
nhưng vẫn trừng trừng nhìn vợ, ngài gắt:
- tươi tỉnh lên thì người ta mới cảm, chứ khó đăm đăm thế kia, thì nó tống cổ về!
rồi ngài xuống gác. bà đi theọ ngài gói ít nhật trình cũ, buộc dây cẩn thận, rồi đưa bà.
- cầm cái này mà đi cho người ta khỏi ngờ.
và vẫn nghiêm chỉnh, ngài đe:
- hễ nói dối tao mà trốn vào đâu thì đừng ăn cái tết này thôi!
bà nghiến răng, thở dài, không đáp.
ngài nhiếc:
- cái giống đàn bà xưa nay vẫn thế kia! lúc đến thì đừng có lù lù đằng cổng trước, nghe chưả mà khi nào ông ấy cho về mới được về. tao mà thấy ông ấy tỏ ý không bằng lòng thì chớ chết!
nước mắt chạy quanh, bà bước chân ra gần đến cửa, quay lại, rít lên, nói:
- thiếu gì cách lễ tết mà cậu phải làm tôi nhục nhã như thế này!
ngài trợn mắt:
- câm ngay! làm gì mà bô bô cái mồm lên thế. Đồ ngu như lợn. cái gì thì mua được, chứ cái này mua được à?
rồi ngài đứng nhìn chiếc xe kéo vợ đi khuất, mới quay lại, ra dáng yên lòng. ngài yên lòng vì không phải thẹn với lương tâm mà chắc chắn rằng sẽ được ông ấy khen là biết ơn và tử tế.

Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan

Có lính huyện mang trát quan về làng:
Quan tri huyện huyện X.X.
Sức hương lý xã Ngũ Vọng tuân cử.
Nay thừa lệnh Tỉnh đường, ngày 19 Mars này, tức 29 tháng Giêng An Nam, tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ.
Vậy sức các thầy phải thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện.
Những người đã cắt đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước, thì lần này được miễn.
Ai có mặt tại sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách.
Làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ, sẵn sàng từ 10 giờ sáng.
Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữụ
Nay sức
Lê Thăng
+
+ +
Anh Mịch nhăn nhó, nói:
- Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết.
ông lý cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồị
- Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.
- Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?
- Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đóị
- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm, đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
- Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấỵ
- Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương taọ Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêụ
+
+ +
Bác Phó gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông lý:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêụ Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vộị
- ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!
- Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt saụ
- ốm gần chết cũng phải đị Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?
- Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêụ Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan giạ
- Đây không biết, mà đây cũng không nghe đâụ Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ!
- Thưa, hay con nghỉ buổi chợ để đi thay nhà con có được không ạ?
- Không! Phải là đàn ông kiả Chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể.
Người đàn bà thở dài:
- Thế thì con biết làm thế nào được!
+
+ +
Bà cụ phó Bính, mắt kèm nhèm, vừa nói, vừa cười rất vô duyên:
- Thì lòng thành, ông lý cứ nhận đi cho cháụ Cháu hôm ấy không bận đi ăn cưới thì cháu cũng xin vâng. Cháu đã thuê thằng Sang đi thay cho cháu cũng thế. ông ngơ đi là được.
- Thế ngộ quan biết, có chết tôi không!
- Quan đếm đủ đầu người là xong, chứ ai xem thẻ mà ông sợ.
- Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơị
- Thì cũng như ông làm phúc ấy mà lị.
- Nhưng thằng Sang có khăn áo tử tế, hay lại ăn mặc như thằng ăn mày ấỵ
- ông không phải lo việc ấỵ Nó đã dạm mượn được đủ cả rồị Cháu mặc cả và đã khoán đủ với nó như thế.
ông lý nhăn mặt, nhặt ba hào, bỏ túi:
- Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất.
- Thì ông không cho phép cháu ở nhà, cháu phải thuê người khác đi thay cũng thế chứ gì.
- Thế đến gà gáy hôm 29, bà phải bảo thằng Sang chực sẵn ở đình, tôi dẫn đị
- ấy, ông cho nó cơm nước thong thả đã chứ. Đá bóng ít ra ba bốn giờ chiều mới bắt đầu kia mà. Tôi tưởng mười hai giờ ở nhà đi cũng vừạ Buổi sáng, tôi còn mượn nó cuốc mảnh vườn.
- Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ 12 giờ trưạ Để ngài điểm. Mà quan sức mười hai giờ, thì mình phải đến từ 11 giờ cho sớm sủạ Vả lại, tôi còn phải mang cờ lên lúc 10 giờ, thì chả đi từ năm sáu giờ thì đi vào lúc nàỏ Cho nên, mọi người phải chờ tôi ở đình từ gà gáỵ
- Thế thì sớm quá.
ông Lý gắt:
- Tôi không lôi thôị Bà không bằng lòng thế, thì tôi cứ bắt đích danh con bà. Mặc kệ!
Bà phó sợ hãi:
- Không, lệnh ông thì thế nào tôi chả phải nghẹ Là tôi nói chuyện thế đấy chứ.
- Mấy lị bao nhiêu người đều phải thế, chứ riêng gì bà. Bà bảo thằng Sang nắm cơm từ chiều hôm trước, chứ sáng hôm ấy dậy mới thổi thì không kịp đâụ
- Vâng.
+
+ +
Ngay từ sáng tờ mờ hôm 29, ở sân đình làng Ngũ Vọng, đã có tiếng ông lý quát tháo om sòm:
- Thiếu những mười tám thằng kia à? Tuần đâu, đến tận nhà chúng nó, lôi cổ chúng nó ra đâỵ Chứ đã hẹn đi lại còn định chuồn phỏng!
Sau tiếng dạ ran, những ngọn đuốc linh tinh kéo đi các ngả. ông lý dặn theo, tiếng oang oang:
- Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịụ Mẹ bố chúng nó! Việc quan thế này chết cha người ta không! Chúng bay gô cổ cả, giải cho được ra đây cho ông!
Lại một tiếng dạ nữa, giữa những tiếng chó rống dậỵ Ngọn lửa đỏ như nổi lềnh bềnh trong biển sương mù.
Thì đại khái cái cảnh diễn ra như thế này:
Hai người tuần, một người cầm đuốc, một người cầm tay thước, đạp cửa vào nhà thằng Cò. Sau khi tìm sục khắp gian ngoài, buồng trong, không thấy một ai, họ xuống bếp, chọc tay thước vào cót gio và bồ trấụ Rồi họ lùng ra mé sau nhà. Cũng vô hiệụ
Nhưng bỗng có tiếng trẻ khóc thét lên, thì hai anh tuần mới khám phá ra chỗ người trốn: Thằng Cò nằm ẹp với con ở cạnh đống rơm, phủ lên mình đầy rơm.
Nó bị lôi ra ngoàị Nó van lạy:
- Lạy các bác, các bác cho tôi ở nhà làm ăn.
- Sao anh đã hẹn với ông lý, lại không đi, để ông ấy chửi địa lên kia kìạ
- Tôi đi thì tôi mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đóị
- Tôi không biết!
- Mấy lị tôi không mượn đâu được quần áọ
- Không biết! Anh ra đình mà kêu với ông lý.
Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữạ Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi sềnh sệch đị
+
+ +
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. Dăm sáu anh khôn ngoan, đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Họ làm như lánh nạn.
Khi thấy đã chậm giờ, ông lý trưởng nghiến răng nói:
- Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm.
Rồi ông ra lệnh:
- Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần chúng bay phải kèm chung quanh giúp taọ Đứa nào mà trốn về thì ông bảọ
Đoạn ông lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.
- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!

Thế là mợ nó đi tây

Nguyễn Công Hoan

a bord du chantilly, le 10 décembre 1927
cậụ trời ơi, thực là tôi để lụy đến cậu! nếu biết trước rằng cảnh ly biệt nó xé tan nát gan ruột tôi như thế này, thà cứ chịu ở nhà dạy học, đỡ cậu mỗi tháng ba bốn chục bạc lương, thì được gần gụi gia đình, sớm tối vui thú với cậu, với con, việc gì đòi xuất dương du học, đến nỗi bây giờ vất vả một mình, thân gái dặm trường, khóc thầm với bóng!
từ lúc con tàu chạy xa, nhìn vào bờ, chỗ cậu đứng bế con, chỉ thấy cái mùi soa bay phấp phới mà thôi, thì tôi bồi hồi tấc dạ, giọt lệ khôn cầm, tâm sự ấy bút nào tả xiết! chỉ tiếc ngày thường không chịu nghiên cứu văn chương an nam, để lúc ấy tôi làm một bài thơ kỷ niệm sự biệt ly!
vào đến buồng, nằm lả trên giường, tôi không buồn dậy nữạ Đã toan lấy bút ghi chép mấy câu vào quyển sổ tay, nhưng thảm quá, nước mắt đã tràn trụa, không nghĩ ra câu nào mà viết! cậu ơi! cậu có làm thế nào cho tôi đỡ nhớ không?
nhưng nay biết làm thế nào bây giờ? con tầu ác nghiệt nó cứ mỗi lúc một làm cho mình xa nơi xứ sở thân thích, rồi nó lại che kín bằng bức màn sương. nghĩ lại lúc mới cạo răng, mặc bộ quần áo đầm, lúc mới bước chân xuống tàu, trong bụng hăm hở thế nào, thì bây giờ nhớ đến cái tình vợ chồng, cái tình mẹ con, tối tối được xum họp cùng nhau dưới ngọn đèn, thì ruột tôi lại cũng đau như cắt thế!
nhưng đã trót đi thì cứ dấn, tôi không nản chí đâu, cậu ạ! ở hà nội, thì chín khoa đã trượt cả, thì sang tây phen này, ba năm ắt giật được mảnh bằng tú tàị cậu sẽ chẳng xấu hổ mất tiền cho vợ du học đến nỗi tay trắng về không. tôi buồn thực. nhưng buồn bao nhiêu, tôi nhớ cậu bấy nhiêụ tôi nhớ cậu bao nhiêu, tôi lại càng không dám phụ công cậu nuôi cho ăn học.
thằng chó con, trông ảnh nó, tôi nhớ nó quá! nó có hỏi tôi luôn không? nó có biết rằng mợ nó đi tây không? mấy hôm nay, nó có hay quấy không? cậu nhớ cho nó chủng đậu đi nhé. mẹ tôi ở nhà có buồn không? nếu cậu thương nhớ tôi, thì nhờ cậu thay tôi, thỉnh thoảng đi lại khuyên giải mẹ tôi cho khuây khỏạ viết đến đây, nghĩ đến mẹ già, tôi lại tủị chẳng may nhà nghèo, đến nỗi bao nhiêu phí tổn đi tây học, tôi để phần cậu chịu cả! tôi thương cậu quá. thực là một người chịu khó nhọc một mình để kiếm lương nuôi vợ đi du học như cậu, ít có lắm.
nhưng cậu cũng nên thương tôi mà đừng chơi bời gì cả. lúc nào cậu cũng nên nghĩ đến tôi, thui thủi quê người, vì thương cậu mà đêm ngày cố công đèn sách. tôi nói thế, chứ chắc chả đời nào cậu lại phụ lòng yêu của tôi nhỉ! quái, sao hôm nay tôi thấy lao đao thế này, hay là say sóng rồi đâỷ
à quên, cái hộp phấn của tôi dùng dở để ở bàn, cậu cho mang lại đằng chị diệp hộ, vì chị ấy xin, mà tôi quên đi mất.
xin chúc cậu và con mạnh khỏe luôn.
tạ
tuyết anh
a bord du chantilly, le 1er janvier 1928
cậu,
những thư trước tôi gửi về, chắc cậu tiếp được cả rồị lá thư thứ nhất và thứ ba, có lẽ cậu xem lấy làm buồn lắm thì phảị sự đó tôi cũng biết lỗi, đáng lẽ người đi phải yên ủi kẻ ở bằng những câu vui vẻ, chứ tôi lại kể nỗi lòng thương nhớ chồng con, cho cậu phải phiền, thật bây giờ tôi lấy làm hối hận quá.
gần tới marseille rồi, cậu ạ. từ khi con tàu qua kênh suez, vào địa phận bể méditerranée tới nay, tôi thấy phấn chấn trong lòng lắm. trời tây bảng lảng bóng vàng, cái không khí êm đềm, nhẹ nhõm, làm cho tôi được thấy như khỏe mạnh hơn. nhất là từ khi tôi được quen mấy bà người pháp cùng đi một chuyến, thì những lúc nhớ nhà, nói chuyện cũng được khuây buồn. cho nên càng khuây buồn bao nhiêu, tôi càng nhớ đến cậu bấy nhiêụ chỉ thương cho cậu lúc này, có lẽ đang nằm thừ trên giường mà nghĩ đến vợ, lênh đênh giữa bể, không biết có bình yên mạnh khỏe không. nhưng cậu nên yên tâm nhé. vợ cậu buồn thì vợ cậu được thở than với bạn được viết thư nói chuyện với cậu, chứ những lúc cậu nhớ vợ cậu thì cậu than thở cùng aỉ cậu chỉ ngậm mối sầu trong bụng mà không viết được ra thư, vì thư của cậu dù có gửi ngay, tôi cũng chưa tiếp được! sự đau lòng mà không tỏ ra được mới thật là nên thương!
quái tôi lại nói chuyện buồn rồi! thế nàỏ hôm lễ noel vừa rồi, cậu có mua cho con thức gì cho nó chơi hay không? hôm nay cậu có đi chào tết hay không? chào những aỉ ở dưới tàu, sáng ngày, hành khách cũng tụ họp để chúc nhau, vui đáo để. mẹ tôi vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? cậu đã khỏi thực đau mắt chưả hỏi thế khí lẩm cẩm, ngót một tháng rồi, còn gì mà chưa khỏi nhỉ!
thôi, hôm nào tới marseille, tôi sẽ đánh dây thép báo cậu biết.
vợ yêu cậu
tuyết anh
aix-en-provence, le 7 janvier 1928
cậu,
ban nãy tới marseille, tôi đã đánh dây thép về cho cậu biết rồị chắc cậu đã tiếp được hơn một tháng nay, mà biết đâu, trong khi cái thư này vượt biển về hải phòng, nó không gặp cái thư của cậu gửi cho tôi sang pháp. thế mà chúng nó không bắt tay nhau, tệ nhỉ!
tôi tới aix mới được hơn một giờ đồng hồ! tuy trong người vẫn còn lao đao như khi ở dưới tàu, nhưng không thể nào ngồi yên mà không thảo vài câu để nói chuyện với cậu biết được.
ông bà madron ra tận marseille đón, cậu ạ. ông bà ấy vẫn vui vẻ như xưa, duy ông ấy thì trông khác trước vì bây giờ cạo trụi cả râu đi rồị ông bà ấy nhận ra tôi chứ giá để kệ, có lẽ tôi không biết ông ấy nữạ bà ấy có hơi già hơn trước, và nói rằng từ ngày về pháp, thì sự làm ăn có vất vả hơn ở hà nội tạ thằng robert nó còn nhớ tôi! bây giờ nó lớn lắm, bằng con người ta lên mười ấy! ông bà madron được mấy chai nước mắm của tôi biếu thì mừng rơn, nói rằng từ ngày về tây, chỉ nhớ nhất là thứ đồ ăn đặc biệt ấỵ ông bà ấy quý lắm, đem cất kỹ vào trong tủ.
à quên, từ marseille đến aix, chỉ có 29 km thôi, chứ có phải 39 km đâu mà trước cậu cứ cãi mãị tôi đi xe điện chứ không đi xe lửa, chỉ độ ngót một giờ thì tớị hai bên đường phong cảnh đẹp lắm, nhưng vì tôi mệt, nên chưa quan sát kỹ, để một thư sau, tôi sẽ tả rõ.
mai tôi nhờ ông madron giới thiệu hộ với giáo sư bourguignon độ đến tháng octobre này thì có thể thi vào lớp 1ère ở lycée mignet được.
kính chúc cậu và thằng chó mạnh khỏe,
jet embrasse
tuyếtanh
aix, le 12 janvier 1928
cậu,
từ nay, cậu viết thư cho tôi, thì cứ đề về no 2 phố eméric david là nhà tôi thuệ
tôi sở dĩ phải thuê nhà, là vì ở đằng ông bà madron chật quá, không có chỗ tĩnh để học, mà chính bà madron giữ ý, không muốn để tôi ở đằng ấỵ nhưng thế là tiện lắm. nhà thuê mất 200 f một tháng. rẻ đấy, vì chủ nhà là người bà con với ông madron. chỗ ở xinh lắm, lại được gần nhà hội quán của tụi học sinh an nam, số nhà 25. từ nhà tôi đến nhà ông bourguignon cũng gần. ông bourguignon ở đầu phố, giáp ngay cours mirabeaụ mỗi khi tới đây, thấy xe điện chạy về phía marseille, thì tôi lại nhớ nhà lắm. nhất là ở trước cửa nhà trọ, có một cái cây sao mà giống cái cây trước cửa nhà ta thế! cũng có cái cành cụt, trước cậu vẫn bảo như cái nắm tay giơ ra để ục nhau ấy mà!
à, gớm chiều hôm nay, ở café leaydet, gần phố tôi ở, có một chuyện xảy ra ghê cả ngườị có hai người học sinh ta họ cãi nhau về nghĩa lý văn bài thế nào, thành ra to tiếng. may có anh em vào can mới yên. học sinh an nam ta, cứ chiều tối là hay ngồi đó. học sinh người mình ở aix có độ ngót trăm. nhiều người học hành xuất sắc lắm, nhưng lắm bố con nhà giàu thì chỉ chơi bời mà thôi! có ít người cũng ở phố david, vì gần hội quán, lại gần lycée mignet, đi độ 5, 6 phút thì tớị
tối mai, bà madron rủ tôi đi xem cinéma, cách chỗ tôi ở một quãng, tôi đã nhận lờị
tôi xin thề rằng sẽ hết sức học hành để khỏi phụ lòng cậu trông cậy, xin cậu yên tâm. ông bourguignon giỏi khoa văn chương lắm, nghe ông giảng như nước chảy, mê cả tâm thần!
chắc vài hôm nữa, tôi sẽ tiếp thư cậụ ở nhà có việc gì lạ, xin cậu đừng giấu tôị
tạ tuyếtanh
aix, le 4 février 1928
cậu,
Đọc thư cậu, nước mắt tôi tràn trụa đầy cả ra giấỵ trời ơi! biết thế này, thì tôi chẳng đi tây cho nó đành!
thôi cậu ạ, cậu có thương tôi, thì cậu nên nghe tôi, cậu đừng đi làm thêm giờ nữạ vẫn biết mỗi tối làm thêm vài giờ chẳng là bao, cuối tháng cũng được ba bốn chục bạc phụ cấp, nhưng cậu cứ cặm cụi quá sức thế thì đến kiệt lực mà ho lao mất! cậu có khỏe gì bằng ai, tôi tưởng chả nên tham việc quá thế. thì ra chỉ tại tôi mà đến nỗi một mình cậu vất vả, cậu làm cho tôi thương cậu đến nỗi ốm mất.
cậu ơi! cậu nên tĩnh dưỡng, nên coi sức khỏe làm trọng mới được. lương cậu hiện đã được 140 đồng mỗi tháng, chỉ phải gửi cho tôi có 80 đồng, còn ăn tiêu ở nhà cũng tiệm đủ rồi, thì thôi, tôi xin cậu, đừng nên quá tham, lỡ có mang bệnh, lại để tôi ân hận suốt đời vì con vi trùng ho lao có nể người tốt bụng đâủ
nếu cậu không nghe tôi, thà rằng cậu cho tôi xuất tàu để tôi về còn hơn.
nhân tiện xin nói để cậu biết, cậu nghĩ vậy mà khuyên tôi như thế cũng là phảị nhưng tuy tôi là thân gái một mình ở nước tự do, song, xin cậu biết rằng ở đây tự do thật, nhưng là cái tự do có giáo dục, chứ không như ở bên ta đâụ vả lại bao giờ đi ra ngoại quốc cũng phải giữ sĩ diện cho nòi giống chứ. tôi nói quá như thế để cậu yên tâm, chứ nào cậu có ngờ gì tôi đâụ xin cậu biết cho rằng không phút nào là tôi không nhớ cậu, nhớ con, là hai người thân nhất của đời tôị trừ những khi mắt để vào quyển sách, thì lúc nào tôi cũng nhìn lên ảnh cậu và ảnh con để ngay trước bàn mà ngắm cho khỏi nhớ.
ở đây, tháng février này rét lắm. sáng hôm nay có mưa tuyết. chiều đến, ở cours mirabeau, trẻ con nắm tuyết ném nhau trông thật vui mắt.
mưa tuyết xong, tiếp luôn mấy trận gió mistral thổi rét thấu xương. Đường phố lội nhơm nhớp, bẩn quá. à, tôi đã nói chuyện cho cậu nghe cái lối đỗ ôtô ở phố chưa nhỉ? mới trông lạ mắt, buồn cười lắm. nó không đỗ theo dọc đường, sát hè phố như bên ta đâụ xe nào cũng đứng ngang đường, quay mũi ra ngoàị bây giờ trông quen, không thấy lạ nữa, mấy hôm đầu, đi sát vào mũi, tưởng hình như nó sắp xéo bẹp mình! cậu đã nhận được áo đan chưa, sao không thấy nói trong thử cậu viết cho tôi đi, dài vào nhé! nhớ cậu quá!
tuyết anh
aix, le 2 mai 1928
cậu,
khốn nạn thân tôi, sao cái tin đau đớn của tôi, cậu không báo cho tôi biết bằng dây thép. Đành rằng mẹ tôi chết, dù có biết sớm cũng không làm gì được, nhưng sao cậu ác nghiệt quá thế, trời ơi!
cậu ơi! tôi bất hiếu quá, mà ông trời kia sao khéo lừa dối tôi làm vậy, bắt tôi đi xa rồi đem mẹ tôi đi đâủ
ông bà madron thấy tôi có tin buồn, sang khuyên giải và tiêm cho tôi liều thuốc bổ. bây giờ tôi không mê man như lúc mới tiếp tin nữạ khốn nạn, dù tôi có than khóc hết hơi cũng không sao thấu được đến cửu tuyền, để yên ủi linh hồn mẹ. sao tôi chẳng được chết đi cho rồi!
nhưng đến trường hợp này, tôi mới rõ bụng cậụ thực là ít thấy có. mà nhà tôi cũng là đại phúc, nên trời kia xui khiến tôi được hầu hạ cậụ mẹ tôi chẳng may chết đi, có tôi là lớn lại đi vắng, nhưng được cậu ở nhà, lấy tình rể cũng như con, mà cáng đáng lo lắng cho các việc ma chay, cái ơn trời bể ấy, tôi biết lấy gì đền lạị tôi chỉ khấn cho cậu sẽ được trông thấy tôi công thành danh toại, một mai về nước, đem tiếng thơm về đền ơn trả nghĩa cậu mà thôị nếu kiếp luân hồi mà có thực, thì tôi xin cả kiếp sau cũng tìm được cậu để được trả nghĩa cho trọn cái ơn nàỵ
cậu ơi, tôi nói không sao xiết ý được. mà nhất là trong lúc tôi gặp cảnh đau đớn này, thì tôi chỉ biết than thở, khóc lóc mà thôị còn thằng em bé tôi đấy, tôi cũng xin cậu trông nom cho nó được nên người, để tôi yên tâm học tập. xin cậu vì thương tôi mà thương đến nó, chứ bây giờ tứ cố vô thân, nếu cậu không đoái hoài đến nó thì thật không còn bấu víu vào đâu được nữạ khốn nạn cho tôi, ở vào cái cảnh nghèo! tôi nghẹn lời, không sao viết được thêm nữạ
à, thư trước viết bằng tiếng tây là ý để cậu biết sức học của tôi bây giờ thế nào, chứ có dám nghĩ như thế đâu, cậu miễn trách chọ cậu đừng chơi bời gì nhé, nên thương đến tôị
vợ khốn nạn của cậu
tuyết anh trăm lạy
aix, le 29 juillet 1929
cậu,
thế nàỏ sao cậu không mời docteur cho con, uống thuốc ta, tôi tưởng chả ăn thua gì đâụ nhưng nó cũng mệt xoàng thôi đấy chứ? Đầu tháng này, có kết quả kỳ thi tú tài, tôi trông thấy người đỗ, mà lại lo, chẳng biết sang năm, số phận mình ra saọ
nhưng mà xem ra tôi học tấn tới lắm, cậu ạ. cậu cứ yên tâm mà làm ăn. cái bát họ của chị tham, cậu nhận như thế cũng phảị thà mua sớm mà trả nợ, còn hơn là để nó dây dưa, rồi đến hẹn, phải lo một món tọ cậu cứ chịu khó ăn sẻn để dành, nay mai phúc nhà còn vượng, tôi đỗ về, thì lúc bấy giờ ta làm giầu!
nghĩ đến tương lai thì phấn chấn trong lòng, mà nghĩ lại riêng mình cậu khó nhọc, thì tôi lại đau từng khúc ruột. vì tôi mà cậu mang công mắc nợ, một mình lo lắng năm canh! nào cho tôi đi học, nào lo lắng ma chay cho mẹ vợ, nào nuôi cho em vợ đã đỗ được nên ngườị
Độ này cậu phải đi làm thêm như thế có mệt lắm không? cậu nên mua thuốc bổ mà uống. nếu không thì lại đằng ông lang hai mà mua lấy mấy lạng cao ban long để ăn. cậu chớ nên coi thường sức khỏe làm vậỵ
năm nay ở bên này nắng lắm, cái nắng khô khan ở miền nam này, lắm lúc tôi cũng thấy khó chịu, nhưng vẫn được mạnh khỏẹ
tôi gửi theo đây gói đồ chơi cho con, nó mừng rỡ thế nào, cậu cho tôi biết. cái ảnh cậu mới gửi sang, sao tôi trông gầy thế? mà mũi con có vết gì đau, hay cái vết sờn trong ảnh, cậu cho tôi biết.
tôi khỏi ốm ngay tối hôm tôi viết thư về cậụ nếu biết rằng cậu lo, thì tôi chẳng nói cho xong.
mille baisers
tuyết anh
aix, le 15 aout 1930
cậu,
thật là từ ngày tôi sang bên này tới nay, tôi tiếp thư nào ở nhà cũng lấy làm buồn bực, ân hận.
ai ngờ vừa tháng trước đánh dây thép báo tin đỗ cho cậu biết, thì nay đã tiếp được tin cậu như sét đánh ngang taị
thế nào, cậu ho ra làm sao mà có máu thế? tôi nói có sai bao giờ đâụ cậu chả nghe tôi, cậu chả bổ dưỡng sức khỏe, để đến nỗi mang bệnh vào mình. nếu cậu ho lao, thì cái vô phúc, trăm phần tôi xin chịu cả. thà rằng tôi chết cho cậu được sung sướng, còn hơn tôi để cậu phải cáng đáng một mình hết nỗi nọ đến nỗi kiạ
cái ảnh phổi cậu chụp xong, cũng cho tôi xem vớị nếu thầy thuốc chiếu điện mà đã nói thế, thì tôi tưởng chỉ nên nghỉ việc đi là hơn.
nhưng làm thế nàỏ cậu trồng cây sắp tới ngày ăn quả. Đến sang năm, tôi thi nốt phần thứ hai kỳ tú tài rồi, vậy cậu nghĩ tôi thế nào, tôi cũng xin vâng theọ
ở bên này, ông madron mấy hôm nay cũng ốm, đến nay bệnh vẫn chưa thấy luị
thì ra xung quanh mình, tôi chỉ thấy những sự buồn mà không đủ sức để can ngăn nó được. tôi khổ lắm!
bệnh tình cậu hiện nay thế nào, từ nay xin cứ mỗi kỳ tàu, cậu nhớ cho tôi biết. con thế nàỏ vẫn chơi ngoan đấy chứ? chuyện gì bí mật mà tôi hỏi trong ba bức thư luôn, cậu chưa trả lời thế? Đừng chơi bời gì nhé!
nay kính thư
tuyết anh
aix, le septembre 1931
thưa cậu,
tôi bất đắc dĩ cầm bút viết bức thư này để tạ tội cùng cậu, xin cậu tha thứ cho người vợ bạc bẽo, phản bội nàỵ
tôi chịu ơn cậu rất nhiều, cũng mong đến ngày công thành danh toại, về để hầu hạ cậu, giúp đỡ cậu trong lúc ốm đau. nhưng mà... tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi, cậu cũng cầm lòng như tôi hư mà cậu bỏ tôi từ trước, hoặc duyên đôi ta giữa đường đứt quãng, thì từ nay xin cậu coi tôi như không có nữa mà thôi.
sự vợ chồng ông trời đã định sẵn, có lẽ duyên nợ của cậu với tôi, đã hết từ ba năm trước, lúc đưa nhau ở bến tàu sáu kho.
cậu cũng đừng nghĩ, đừng tìm tôi nữa, tôi sẽ ở nam kỳ với một người bạn học tôi mới đậu y khoa bác sĩ.

Thật là phúc

Nguyễn Công Hoan

Chú lính cơ Ván-cách(Số hiệu lính 24, nguyên từ tiếng Pháp vingt-quatre), cứ buổi chiều, ngồi trên phản trong trại, trông ra ngoài mành mành, thì cũng cho đôi mắt được một bữa tiệc no nê bằng cuộc ngắm những chị đi gánh nước ở giếng trong huyện.
Trong các chị gánh nước đó, chú chú ý nhất một chị, là "ma phăm" anh hàng bánh giò ở cổng huyện, tên là Tam.
Cứ kể ra, chị Tam trông cũng tình thực! Cái quần sồi đen nhánh, cái áo cánh hồ lơ, cái thắt lưng đỏ phấp phới bay theo gió, cái bộ xà tích lủng lẳng đập vào đùi, đã làm cho Ván-cách ta say lử cò bợ! Không những thế, chị Tam lại còn có cái bộ mặt "gioong"! Mỗi khi chị gánh hai thùng nước nặng mà đi qua trại, thì mắt cố nhìn thẳng, mũi cố cầm hơi, tay nguẩy đằng sau, đầu nghiêng bên cạnh, cố kéo cái hò áo cho kín ngực, tuy mất vẻ tự nhiên, nhưng mũm mĩm như quả đào Vân Nam mới trẩy, khiến cho Ván-cách ta chết cũng vớ vội lấy cái đàn bầu, mà tẳng tẳng vài tiếng. Nhiều khi thấy chị Tam hớn hở, chú chỉ phàn nàn có một câu rằng:
- Hoài của! Giá mình "sú-vơ-nia" cho nó ít giấy ráp để đánh đôi thùng rõ sáng, thì thực là bảnh chọẹ
Nói nôm ra, chú Ván-cách cũng muốn chim chị Tam đáo để. Có bận chú định ngồi trong mành mành, ví cho chị Tam một câu rõ haỵ Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ được một bài trường thiên rõ dài để tặng! Khốn nhưng chú chỉ quen thói tộp ngực lần lưng dân, cho nên chỉ học được mốt chim gái của bạn đồng nghiệp, thẳng như nòng súng, là giữ nón, chắn đường, hoặc nắm cổ tay mà bắt nói một câụ
- Van nhà, nhà buông em ra!
Nhưng mà người anh em chỉ dám "tiểuđi", thế thôi, chứ mà thầy quản đồn này nghiêm khắc lắm, lỡ chú bị "lập-gioòng", hoặc bạt tai thì phải biết! Cho nên, lắm lúc gặp cơ hội tốt, mà chú nghĩ đến hình phạt nhà binh, chú đành phải "đê mi tua" ngay!
Còn một kế sau cùng, chú nghĩ đã chín lắm, là nhân ngày lĩnh lương, hoặc gặp buổi bóp nặn được thằng dân nào, chú quyết bỏ hẳn ba hào chỉ, ra hàng chị Tam đánh một bữa bánh giò rõ no, thế là "a-lê", tha hồ tán chuyện!
Buổi tối hôm ấy, trong túi chú Ván-cách xủng xoảng có tiền. Chú bèn búi tóc yên ngựa cho thực nền, gài cái lược xương trắng cho thật khéo, chít cái khăn lượt cho thật vố, vuốt ít nước hoa cho thật thơm, rồi soi gương đằng trước, đằng sau, ngắm nghía mãi, mới thay quần, gài khố, bóc gói thuốc lá mới, phì phèo, huýt còi đi "la mát".
Lúc bấy giờ đã vào chín giờ khuyạ Nhà hàng phố đã đóng cửa kín mít. Chú Ván-cách lượn qua nhà chị Tam mấy lượt, thổi bài kèn "la vầy" rõ lẳng để đánh tiếng, rồi dòm qua lỗ liếp. Chị ngồi một mình, đương chẻ lạt. Chú ngắm nghía thế một lúc lâu, đắn đo, không biết thằng chồng đi đâu, nhưng cứ liều gõ cửạ Chị Tam đương lúi húi, bèn ngẩng đầu lên hỏi:
- Aỉ
- Tôi đây! Cho tôi mua ít bánh giò!
Chị Tam đứng dậy vừa nâng hé cái liếp ra, Ván-cách đã lách được vào rồị
- Chào chị, "mămđen" còn bánh giò không?
- Thưa thầy, hôm nay phiên chợ, nên nhà còn ít thầy mua giùm cho cháụ
- Được! Còn bao nhiêu mang cả ra đâỵ Anh ấy nhà chị đâủ
- Thưa thầy, chạy đâu ấy ạ.
Ván-cách được dịp tốt, "a la văng" ngay đến trước mặt chị Tam, vừa cười vừa lả lơi nói:
- "Cẩm-ma-lách" với nhau cả, thầy với cháu gì! Đừng nói thế, phải tội!
Nói xong, chú sấn ngay vào, nắm lấy cổ tay người yêu một cách âu yếm:
- Nhà ơi!
Thế rồi mắt chú lim dim như lúc ngắm súng. Chị Tam nhanh thoăn thoắt, giật ngay ra, lùi lại mấy bước:
- ô hay! Thầy quyền làm cái trò gì thế nàỷ Tôi kêu to bây giờ!
- Mình ơi, tôi yêu mình lắm!
Vừa nói, chú vừa sấn vào, ôm lấy chị Tam, đẩy ngã xuống đất, rồi cũng ngã theọ..
- ối giời đất ôi! Thầy quyền làm gì tôi thế nàỷ
Tiếng kêu rầm hàng phố. Thình lình, anh Tam ở đâu chạy về đến nơị
Hẳn các ngài đã đoán trước ngay rằng máu ghen của anh Tam mà đùng đùng nổi lên, thì chú quyền Ván-cách sẽ bị trói gô vào chân giường, và phải trận đòn nát da tan thịt.
Thế nhưng anh Tam tuy hơi tức đầy lên cổ, mà cũng cố nén ngaỵ Anh sợ Ván-cách là người Nhà nước lại có sức, có quyền hơn anh, mà anh thì hèn hạ. Chi bằng thôi, thu xếp cho êm là hơn cả. Cho nên anh chỉ lấy lời ngọt ngào mà nói với Ván-cách, chứ không dám lôi thôị
Vậy mà Ván-cách nào phải người biết điềụ Thấy Tam chịu nước lép, chú lại làm già, sấn đến, tát cho Tam mấy cáị
Ngờ đâu Tam giữ được cái chầy giã giò, giơ lên đỡ. Ván-cách tưởng Tam đánh, quờ tay, giật phắt ngay được chầỵ Rồi giơ thẳng cánh: "A, đê, toa, hấp!". Sống mũi Tam máu chảy đầm đìa! Tam ngã quay ra, miệng kêu rầm làng xóm.
Nghe tiếng kêu cứu, người phố kéo lại rất đông, mới gỡ được đám đánh nhaụ Nhưng Ván-cách vẫn còn hung hăng, trỏ vào mặt Tam mà mắng:
- Mày láo! "Tăng xương"! Mày không biết ông là ai à?
Hàng phố thấy chuyện bất bình, ai cũng thương hại vợ chồng Tam bị bắt nạt một cách vô lý. Lúc ấy, Ván-cách đã về rồi, nên nhiều người xui Tam đi trình ngay quan huyện, để ngài trừng phạt kẻ hay... lấy thịt đè ngườị
- ừ, cậy là lính huyện mà vào hiếp vợ người ta, lại còn đánh người ta, thì pháp luật nào dung?
- Phải đi kiện mới được, bắt nạt thế, ai chịu nổi!
- Cứ kiện đi, đã có tôi làm chứng. Nếu cứ để nó quen thói, thì nay nó hiếp vợ anh, mai nó tha gì vợ tôỉ
Sau một lúc bàn ra bàn vào, mãi anh Tam mới dám đội khăn, mặc áo, đi vào huyện
Quan ở trong nhà tự Ngài đương đánh tài bàn. Thấy đương đêm có ầm ầm tiếng kêu, ngài cũng đoán là có chuyện gì to xảy ra đó. Nhưng vì chưa có ai báo, thì chưa chắc đã to bằng ván bài phải báo của thầy thừa ù sửu bàn thiếu lưng!
Quan cười ha hả. Các cậu lệ thấy quan vui, cũng tủm tỉm liếc nhaụ Bỗng có tiếng rì rào ngoài cửa, và người kéo lố nhố đầy sân. Cậu lệ đang hầu nước bài, phải ngấc mắt lên nhìn mãi, đến nỗi phải chửi, vì quan bàn quân ăn quân đánh mà không biết.
Lúc ấy, tiếng xôn xao càng to, nên quan biết tất là đám kêu to ngoài phố khi nãỵ
Thật may cho anh Tam vì trình quan ngay vào lúc ngài đương vuị Đáng lẽ phải chờ đến buổi hầu sáng hôm sau mới được vàọ
Quan cho cậu lệ hỏi chuyện, thì thấy cậu dắt anh Tam vàọ Giá lúc ấy quan không mải nhìn quân bài dưới chiếu, hẳn ngài đã thấy anh Tam mặt mũi bê bết máu mệ
Tam vái chào, khúm núm gãi đầu, chắp tay, bẩm hết cả nỗi vợ bị hiếp là thế, mình bị đánh là thế. Câu chuyện rất dài, nên anh phải kể làm ba bốn nấc mới hết, vì thỉnh hoảng quan cắt ngang mà hỏi vặn:
- Khoan! Cửu văn đấy có phải không? Chíu... Gượm! Gì? Sao không xướng to lên?
Khi câu chuyện bẩm xong, thì vừa hết ván bàị Quan ngẩng đầu lên nhìn anh Tam, rồi cho gọi chị Tam vàọ Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn trời, khiến cho hai vợ chồng nhà hàng bánh giò phải thất đảm. Rồi ngài nghiêm nét mặt lại, như có ý muốn nghĩ để phân xử cho công minh.
Lúc đó, ngoài sân tối mù mù. Người đứng xem đằng xa cố ngậm miệng, nín hơi, để nghẹ
Một lúc, ngài sang sảng tiếng truyền xuống, như ông Long thần ban hạnh phúc cho chúng sinh mà dạy rằng:
- Đáng lẽ đương đêm chúng bay đánh nhau, thì không biết nếp tẻ ra sao, ông hãy bỏ tù hăm bốn giờ cái đã. Nhưng ông tha cho về mà làm ăn lương thiện, không được lôi thôi nữạ Vả lại vợ mày mặt mũi thế kia, chắc hẳn cũng có thế nào với nó, thì nó mới thế chứ? Thôi ông cho về. ông đang bận.
Một tiếng "dạ" dài, anh Tam thụp xuống đất lạy tạ quan hai lạỵ Đoạn anh lom khom lui ra, nét mặt vui vẻ như người biết an phận, rỉ tai nói với vợ:
- May quá! Suýt nữa thì phải ngồi tù. Thật là phúc! Lạy quan lớn ngàn năm!

Thanh! Dạ!

Nguyễn Công Hoan

Thanh!
- Dạ!
Trong nhà hôm nay tấp nập như mở hộị me cho phép cả sáu cô ra Đồ sơn. ngay từ bảy giờ sáng, sáu chị em đã gọi nhau choàng cả dậỵ các cô kệ cho đôi mắt đỏ gay nó bốc hỏa, các cô tranh nhau rửa mặt, rồi thi nhau trang điểm. mùi phấn, mùi nước hoa thơm phức cả nhà. mỗi cô chọn một màu áo, rồi ngắm hết cho mình, lại ngắm cho nhaụ
chung quy chỉ chết một mình con thanh. Đã bận, lại thêm tíu tít. mới gánh được một gánh nước, cô diễm đã gọi giật:
- thanh!
- dạ!
- hãy để thùng vào trong nhà, đem giấy này lại đằng cô vân mượn cho tao quyển tiểu thuyết đã.
nó nhặt bức thư ở bàn. thế là tất tả chạỵ loáng một cái, nó đã mang quyển sách bìa nát nhàu về.
vừa lúc đó, cô tuyết sấn lại nó, và quát:
- thanh! mày làm ăn thế nào mà chả có giọt nước nào rửa chân thế! muốn sống đi gánh về mau không?
con thanh chẳng nói chẳng rằng, lại đặt đòn gánh lên vaị
rồi đến cổng, nó quay lại, thấy vắng người, bèn lẩm bẩm một mình để minh oan:
- khốn nhưng còn phải mổ gà để nấu cháọ
Đến cửa, chưa ra thoát, nó đã thấy hai chiếc xe hòm vừa đỗ. một "đội" người nhảy xuống, toàn quần áo tây, đầu trần. tiếng gót giày quèn quẹt, đồng thời, tiếng cười nói vang vang.
- ồ kìa, các anh đã đến sớm thế?
một người giơ cổ tay, trỏ chiếc đồng hồ chữ nhật:
- y hẹn. Đúng tám giờ. không sai một phút.
- thế thì chúng em xin lỗi các anh nhé. chín giờ bắt đầu đi cũng được. xe nhà, sợ gì. Đừng chê chúng em là rùa nhé.
rồi tiếng cười khanh khách để nhận rằng câu pha trò ấy đậm đà.
- thanh!
- dạ!
con thanh, lạy trời phật, mới đi được đến vệ hè. nghe gọi, nó quay lại, không thấy ai, lại toan đi cho xong.
- thanh!
- dạ!
nó dừng bước. cô nguyệt ra tận hè, chỉ tay vào mặt nó, cong cớn mắng:
- con ranh đi đâu đấỷ
- con đi gánh nước.
- sáng sớm chẳng gánh, hễ có khách là sắp lẩn phải không?
nó đặt gánh, nói:
- bà sai con gánh nước, nhưng đã có lúc nào đi được đâụ
cô nguyệt trừng mắt, để im cho nó cãi, rồi vênh váo hỏi:
- nhưng bà đang gọi rầm mày ở dưới bếp ấy, mày có biết không?
bà gọi rầm! Đến cả ông bà ông vải nó ở dưới âm phủ dễ lúc nào cũng phải cố lắng tai để nghe bà gọi và nhắc nó. vì ông bà ông vải nó muốn được yên giấc ngàn năm.
nó tặc lưỡi, quẩy thùng không và về.
khách khứa nhốn nháo khắp nhà. con thanh len lén đi, cúi gầm mặt, tránh hết người này lại tránh người nọ. nó không dám nhìn ai, cũng không dám nghe aị
- thanh!
- dạ!
- mày đi đâủ
- dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêụ
bỗng vành khăn nó xổ ra, rồi cả hai món tóc nó bị kéo giật. nó ngật đầu ngoảnh lạị một cậu đắc chí, cười hềnh hệch, nắn lại chiếc cà vạt, nói:
- gớm, các cô chiêu nhà này kiệt quá, không cho nó được cái khăn nhung cũ. chó gầy hổ mặt người nuôi!
nó biết là việc đùa, hết trống ngực, tủm tỉm cười, vừa đi vừa quấn khăn. nhưng vẫn không dám để tai đến những lời bàn tán về nó, sau lưng nó.
rồi mặt trời lên caọ ánh nắng chói lọị một mảng áo lưng nó bết vào với thịt. khi trở về, qua buồng khách nó bẽn lẽn, ngượng nghịụ những tiếng nói cười bàn tán vẫn tranh nhau làm loạn nhà.
- thanh!
- dạ!
nó vội quẳng đôi thùng với cái đòn gánh cạnh thạp nước, chạy rạ
- anh bảo nó mua gì?
cậu ấy chẳng đáp, lấy tờ báo để quạt, nghiêng đầu ngắm nó. chẳng trả lời câu hỏi, cậu ấy bĩu môi, nói:
- nhưng hai tay nó bẩn lắm.
- làm gì?
- nhà có cái bị hay cái hộp nhỏ nào không?
- có.
cậu ấy quẳng ra bàn ba xu, bảo nó:
- mua nước đá. nhưng không được mó tay vào nhé.
cô nhuận nói:
- chạy lên! hễ tan hết thì chớ chết!
nó sợ chết, nên ba chân bốn cẳng, chạy như baỵ
tội nghiệp con bé, khi nó về, trên mặt mũi, mồ hôi nhỏ giọt. nhưng hai mắt nó long lanh, vì vừa làm tròn được một việc mà không phải mắng. nó sung sướng, cái vui sướng của nhà nghệ sĩ, nhìn hết người nọ đến người kiạ
cô nghi khen:
- thưởng cho con thanh cái mề đaỵ
nó sắp tủm tỉm, thì cô tuyết đã lên giọng đanh đá, mắng nó:
- Đi mà gánh nước. chậm như sên! bà ở bếp ra mà không có gì rửa tay, thì mày ốm đòn.
bỗng nó nghĩ đến bà - bà nghĩa là những ngọn roi, những câu chửi - nó sợ.
nhưng cô ngọc, độ mười ba mười bốn tuổi, ở trên gác, đánh phấn xong rồi, mà mới xỏ được một bên tay áo, đã vội chạy xuống, hỏi:
- con thanh đã về đấy à?
- rồị
- thanh!
- dạ!
- làm gì đấỷ
- ồ! Để cho nó gánh nước, không mẹ mắng chọ
cô ngọc ngần ngừ:
- nhưng mà hãy gượm. thanh! Đi quàng lên cho tao vậỵ mày ra thợ giặt, bảo nó là ngay cho tao chỗ này nhé.
một là con thanh ngoan, hai là nó nhát, nên nó lại khoàng cả hai cẳng mà đi rõ nhanh.
rồi nó về, vẻ mặt lo lắng. nó giao hẹn:
- thôi, các cô để con quẩy một gánh nước, kẻo bà đánh con nhé.
- ừ.
- mau lên!
- à, nhưng thanh! tao bảọ một công đôi ba việc.
- dạ!
- mày đi mua cho tao ba xu ô maị Đằng chua ấy nhé.
rồi cô kim nhìn mọi người, chế nhạo:
- vừa nói đến ô mai chua, cậu nào cậu nấy đã nuốt nước dãi!
tiếng cười vang cả buồng. cô kim mở ví, nhặt chọn cho hết trinh bảo Đại mới đến trinh khải Định. con thanh chờ. nó đập bàn chân nọ vào bàn chân kia, cho đỡ sốt ruột.
rồi nó cầm tiền, nhắc đòn gánh lên vaị vừa ra đến cổng, cô hà cười sằng sặc, gọi theo:
- thanh!
- dạ!
nó đứng lại, thở dài, chờ lệnh.
- mày mua về, phải đưa cho taọ
cô kim xua tay:
- không được.
một cậu bảo:
- thanh! mày cứ đưa cho taọ
rồi nhao nhao mỗi người một điềụ nó chẳng nghe ra sao cả. mà hễ một bước, thì lại bị gọi:
- thanh! phải đưa cho tao!
chờ các cậu, các cô đùa nhau để mất thì giờ của nó, nó lo lắm. nó đánh liều, quay bước ra đị
- thanh!
- dạ!
- hãy về tao bảo!
nó lại phải thủng thẳng trở lạị cô minh nói:
- chờ đấy, tao lấy tiền, mua thêm năm xu nữạ thế là ổn.
rồi cô quay lại mọi người:
- Để tôi đóng vai nhà từ thiện, bố thí ô mai cho cả mọi ngườị
tiếng vỗ tay, tiếng cười vang động cả đến nhà dãy phố bên kiạ con thanh đứng tựa vào tường, chờ cô minh đưa tiền, ngắm cái cảnh êm đềm, vui vẻ trước mắt nó. bỗng một tiếng gọi như gắt ở dưới bếp đưa lên:
- thanh!
cô tuyết trợn mắt, xua tay cho mọi người im và nhìn con thanh, hất hàm bảo:
- kìa! bà gọi gì màỵ
- thanh!
tiếng gọi như quát. con thanh vội vã:
- dạ!
trên nhà, các cô các cậu nhìn nhau, sợ hãị
cô ngọc bảo khẽ mọi người:
- bà cụ đã nổi tam bành cái gì ở dưới kia kìạ gớm!
ai nấy yên lặng. tiếng léo xéo trong sân làm mọi người ngồi trên ghế, nhu mì và trật tự.
rồi cô tuyết rón rén dòm vào sân, thì thấy mẹ, cái đuôi gà ở đầu khăn ngỏng ngược lên trời, mặt đỏ nhừ, quệt cái tay áo cánh đẫm những mồ hôi lên trán, tay cầm thanh củi, trỏ vào thạp nước, trợn tròn mắt, rồi phang vào đầu, vào mặt, vào lưng con thanh túi bụi, để đánh nhịp với những tiếng: - lười! lười! lười! lười! lười! lười! lười!...

Xin chữ cụ nghè

Nguyễn Công Hoan

Gần chỗ tôi ở, có một cụ nghè, đỗ khoa nào tôi không rõ. cụ nghè nổi tiếng là hay chữ. những thơ phú, câu đối, cụ làm ra, toàn là chữ nho cả, tôi ù cạc như vịt nghe sấm, nhưng thấy người vùng này thuộc nhiều và đều phục là hay lắm.
làng cụ ở cách nhà tôi độ ba cây số. những ngày rỗi việc, tôi thường đi lại để được hầu chuyện cụ. vì tính cụ vui vẻ, dễ dãi, nhất là tiếp đãi tôi, thì bao giờ cũng một cách đặc biệt. thường cụ vẫn bảo tôi rằng nếu có cần việc gì về chữ nho, thì cụ sẵn lòng giúp.
tôi vâng dạ, nhưng chửa có dịp nào được phiền đến cụ, vì chửa có dịp nào phải cần giao thiệp bằng chữ nhọ nhiều người cứ xui tôi xin cụ đôi câu đối, nhưng tôi không muốn. vì vẫn biết cụ sẵn lòng cho, nhưng chính mắt tôi thường trông thấy phàm ai muốn nhờ vả cụ về chữ nghĩa, đều phải có đem hoặc cành cau, hoặc gói chè, hoặc có khi cả đồng bạc nữa, để biếu cụ. chứ không ai chơi cái lối "nước dãi" bao giờ. như thế thực là phảị cho nên, chẳng lẽ bây giờ mình nhờ cụ, mà cũng xử như người ta, đem gì đến, thì sợ cụ cười rằng trẻ con không biết gì. nhưng nếu ngộ không tạ cụ bằng thức gì, thì cụ lại chẳng bằng lòng vì cách "tây" quá ấy chăng. bất nhược chẳng phiền cụ cho xong quách.
một hôm nhận được giấy cáo phó của một người bạn thân báo tin ông cụ thân sinh mới tạ thế, tôi cùng vài người anh em định rủ nhau sửa đồ phúng chung.
ngày thường, chúng tôi vẫn nghe lỏm nhiều người nói chuyện rằng phúng đám ma các cụ già, người ta hay dùng bốn chữ hạc giá tiên dụ chúng tôi định thửa ở hiệu bốn chữ ấỵ nhưng mặt chữ không thuộc, nên không biết viết thế nàọ mà đành phận chữ chi là cò cũng không biết, thì thà chịu dốt còn hơn. vả lại bốn chữ sẵn này, tuy hợp nghĩa, nhưng nó cũ rích, lại chẳng hay ho gì, không đủ tỏ được cái tình thân mật của chúng tôi đối với hiếu chủ. chúng tôi bèn quyết không dùng mấy chữ sáo hạc giá tiên du ấy nữạ nhân có cụ nghè ở gần, chi bằng chúng tôi lại xin ngay chữ cụ, tất được hay lắm.
chúng tôi biết tính cụ nghè thích đánh chén, mà xưa nay chúng tôi lại chưa được dịp vào hầu rượu cụ, nên nhân việc này, chúng tôi mời cụ đến xơi cơm, rồi nói chuyện xin chữ cho tiện.
dặn dò người nhà làm cơm và mua rượu xong, chúng tôi cùng thân hành đến nhà cụ nghè để đón cụ. hôm ấy, được ngày cụ thong thả và mát trời, nên cụ đi ngaỵ
cơm xong, tôi nói:
- thưa cụ, tiện đây, chúng con có một việc muốn phiền cụ.
- hừ! các ông lại muốn nhờ làm câu đối chứ gì?
- dạ.
- thế thì việc quái gì phải bày vẽ ra như thế này cho thêm tốn?
- bẩm có gì là bày vẽ. chúng con chủ ý mời cụ quá bộ đến xơi cơm để chúng con được hân hạnh hầu rượu cụ mà thôị
- câu đối gì?
- bẩm câu đối phúng.
- phúng aị
- bẩm phúng ông thân sinh một người bạn thân.
- Được! Đem giấy, bút, mực ra đâỵ
chúng tôi đưa lọ mực tây và bút sắt. cụ không nghe, cười:
- tôi có quen dùng những thứ này đâủ
chúng tôi bèn chia nhau đi mượn cho đủ bộ. khi thấy mang về, cụ bảo:
- mài mực đị ông đổ ít nước lã vào đây, rồi mài thoi mực này mươi vòng vào chỗ này, khi nào đen thì thôị
chúng tôi vâng lời cụ. khi mực mài xong, cụ để các đồ dùng trước mặt, lên ngọn kính, rồi hỏi:
- viếng ông cụ thân sinh ra bạn thân phải không?
- dạ.
- ông cụ ấy bao nhiêu tuổỉ
- bẩm ngót bảy mươị
- à thọ nhỉ? con cháu khá cả đấy chứ?
- bẩm vâng.
- ông cụ ấy còn cha mẹ già không?
- không ạ.
- bà cụ còn chứ?
- dạ.
- Được. ấy, phải biết đủ như thế, mới có thể giãi tỏ hết cả tấm lòng mình được.
cụ nằm phục vị trước tờ giấy, chống tay vào cằm, nghiêm nét mặt lại, rồi rung đùi, cơ chừng để nghĩ. chúng tôi ngồi chắp tay, yên lặng cả, để khỏi làm rối mất mối văn chương của cụ nghè.
một lúc, cụ ngồi nhổm dậy, nói:
- mà cần gì phải câu đốỉ bây giờ những đám ma văn minh người ta có hay dùng câu đối nữa đâủ Để tôi nghĩ cho bốn chữ rõ hay, các ông có bằng lòng không?
- dạ!
- Được.
cụ lại phục vị, cầm bút chấm vào nghiên, xoe ngòi cho tròn rồi viết. chúng tôi châu đầu cả vào để nhìn tay cụ.
Đầu tiên, cụ nắn nót viết một dòng chữ về mé tay phải ở tờ giấy, chỗ đề niên hiệu:
bảo Đại nhâm thân niên trọng hạ nhật.
rồi cụ đưa phắt tay sang mé trái tờ giấy, viết luôn một dòng chữ nữa đề lạc khoản:
tử chấp: trần văn x, trịnh hữu y, nguyễn mạnh z, đồng trang vãn.
cụ hỏi:
- có phải tên các ông viết thế không? dòng bên kia là đề ngày, tháng, năm đấỵ
- dạ.
- tử chấp nghĩa là hàng con, các ông cũng vào hàng con cụ ấỵ
- dạ.
chỗ giữa vẫn còn để trống. cụ lại hỏi:
- ông cụ có phải không nhỉ?
- dạ.
lúc ấy cụ lại ra dáng nghĩ ngợi hơn, gục hẳn mặt vào bàn tay và rung chân mạnh hơn trước. rồi ngẩng dậy, cụ đặt bút, chấm vào mực, lăn mãi ngòi vào nghiên. chúng tôi lại phải im phăng phắc, không dám thở mạnh để cụ loạn trí, mất chữ hay, chăm chăm con mắt nhìn theo tay cụ.
Độ năm phút sau, cụ đặt bút xuống chiếu, gãi chân, rồi kêu nực, chúng tôi quạt hầụ cụ cầm bút rồi rung đùị một chốc, cụ lại xoay bút, không rung đùi nữa, đặt hẳn ngòi trên mặt tờ giấy, đưa đi đưa lại cái quản, ngoáy ngoáy trên không để lấy gân, rồi dí hẳn xuống, nắn nót, viết bốn chữ nét rậm rì to tướng.
viết xong, cụ nhổm phắt dậy, trỏ vào từng chữ mà giảng cho chúng tôi được hiểu thấu cái haỵ cụ nghè giảng rằng:
- hạc là con hạc, giá là xe, tiên là cõi tiên, du là chơi, các ông hiểu chưả
hiểu rồi, chúng tôi lườm nhau, chỉ sợ có anh nào cười thì chết!...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro