Nguyễn Công Trứ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Công Trứ (阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.

Mục lục

 [ẩn]

1 Tiểu sử

2 Sự nghiệp

2.1 Quân sự

2.2 Kinh tế

2.3 Thơ ca

3 Liên kết ngoài

[sửa]

Tiểu sử

Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:

Làm trai đứng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông.

Năm 1820 khi đã 42 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca.

Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…

Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước.

[sửa]

Sự nghiệp

Hoạt động quai đê lấn biển vẫn tiếp diễn ở Kim Sơn

[sửa]

Quân sự

Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành, 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân, 1835 dẹpgiặc Khách. Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc.

[sửa]

Kinh tế

Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.

[sửa]

Thơ ca

Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.

Thế thái nhân tình gớm chết thayLạt nồng coi chiếc túi vơi đầy

Hay:

Tiền tài hai chữ son khuyên ngượcNhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi

Hoặc:

Ra trường danh lợi vinh liền nhụcVào cuộc trần ai khóc trước cười.

Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:

Nào nào! Thằng nào sợ thằng nàoĐã sa xuống thấp lại lên cao.

Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế.

Trời đất cho ta một cái tàiGiắt lưng dành để tháng ngày chơi.

Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng bò. Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:

Năm mươi năm trước, anh hai ba(Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam)

Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":

Tao ở nhà tao, tao nhớ miNhớ mi nên phải bước chân điKhông đi mi nói rằng không đếnĐến thì mi nói đến làm chi

Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:

Kiếp sau xin chớ làm ngườiLàm cây thông đứng giữa trời mà reoGiữa trời vách đá cheo leoAi mà chịu rét thì trèo với thông

Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.

Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi.

ung quanh cuộc đời và sự nghiệp của con người đa tài, đa tình và cũng đa đoan này lại có nhiều ý kiến khác nhau tại Hội thảo khoa học danh nhân Nguyễn Công Trứ vào ngày 19-12 tại Hà Tĩnh.

Di ảnh của Nguyễn Công Trứ

Bàn thờ Nguyễn Công Trứ tại huyện Nghi Xuân

Ngay từ thuở còn hàn vi, Nguyễn Công Trứ đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Vậy mà cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp…

Ngay từ đầu buổi hội thảo, PGS TS Trần Ngọc Vượng đã định hướng buổi hội thảo không nên nhìn nhận về Nguyễn Công Trứ là một đại thần với bao vinh quang, danh vọng như Thượng thư, Phủ doãn, Tổng đốc, Dinh điền sứ, Đại tướng… mà quên mất rằng đằng sau ông có hơn nửa đời sống trong cảnh nghèo nàn của một bạch diện thư sinh.

Nguyễn Công Trứ là một người đa tài, một đời dấn thân, bị kìm nén, lên xuống mà đã làm được thế, buộc hậu thế chúng ta đây phải nhìn lại cuộc đời thực, mà ta tưởng như tầm thường đó lại phản ảnh của một thế sự - GS Phong Lê đã thổi lửa vào buổi hổi thảo. Và rất nhiều nhà khoa học đã chỉ ra Nguyễn Công Trứ là một người ngay thẳng, rõ ràng, công bằng, không chấp nhận những cách ứng xử nước đôi thiếu minh bạch, thể hiện một tính cách “thuần Nghệ” trong những vần thơ, hay những câu hát nói.

Sau 150 năm Nguyễn Công Trứ vào cõi trường sinh, đây là lần đầu tiên hậu thế tiến hành một loạt hoạt động tôn vinh cuộc đời sự nghiệp của ông.

Nguyễn Công Trứ hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là con nhà nho "nòi". Phụ thân là Nguyễn Công Tấn, đậu Cử nhân thời Lê Mạt, làm Tri huyện Quỳnh Côi rồi Tri phủ Tiên Hưng, đều thuộc tỉnh Thái Bình. Từ nhỏ nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng.

Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, tiếp đến đầu nhà Nguyễn, khi trưởng thành lại gặp thế sự nhiễu nhương, bao lần lều chõng trường thi, bấy lần bị loại chỉ vì Nguyễn Công Trứ lộ liễu chính khí "đội trời đạp đất" trong bài thi.

Và ta bắt gặp một “Nguyễn Công Trứ rất yêu thương, tôn trọng phụ nữ, hiểu thấu tâm lý phụ nữ chứ không hề coi thường, khinh rẻ họ” - Thạc sĩ Nguyễn Hữu Tâm đã nhấn mạnh. Theo ông Tâm, muốn tìm kiếm trong thơ Nguyễn Công Trứ cái gọi là “tư tưởng coi thường phụ nữ” không khác mò kim đáy biển.

Nguyễn Công Trứ “coi thường quần chúng”, không thấu cận dân tình? TS Nguyễn Duy Mến khẳng định đây là một cái nhìn sai lầm. Trước đây, nhiều người khi đánh giá về công lao, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ đã cho rằng việc ông đàn áp khởi nghĩa nông dân là “phản bội lại quyền lợi của nông dân”, trung thành một cách mù quáng với nhà nước chuyên chế phản động. 

Ông Mến đã chỉ ra, trong con mắt của một số học giả, Nguyễn Công Trứ là một người quan liêu, cực đoan, ngông nghênh, suốt đời theo đuổi một “chí nam nhi” mang màu sắc cá nhân chủ nghĩa, không thấu cận dân tình cho nên từ một người có lòng thương dân vô hình trung đôi lúc trở thành một kẻ phản bội lại quyền lợi chính đáng của họ. Đó là ánh mắt tàn dư của  “phong kiến” nhìn về ông.

GS Phong Lê cho rằng những người đánh giá như vậy mới là “quan liêu”, bởi chưa hiểu được một cách sâu sắc cuộc sống, tâm tư của Nguyễn Công Trứ, cũng như xuất phát từ quan niệm phủ nhận hoàn toàn những đóng góp của nhà Nguyễn đối với dân tộc, lịch sử, cho rằng triều Nguyễn có bản chất “chuyên chế, phản động” nên những đại thần trung thành và có công lao với triều đại ấy là sai lầm, mù quáng.

Buổi hội thảo đã có những đánh giá thỏa đáng, công bằng hơn về bản chất, vai trò của triều Nguyễn, ghi nhận những đóng góp nhất định của triều đại này đối với lịch sử. Và khẳng định: cần ghi nhận Nguyễn Công Trứ như một bậc vi nhân gia như thời cuộc còn cho phép.

Như vậy, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, Nguyễn Công Trứ vẫn là một “ông ngất ngưởng” ngạo nghễ trên đỉnh cao của tài năng, bản lĩnh và nhân cách, như cây tùng non Hống vi vu với gió ngàn… Giới khoa học đã so sánh Nguyễn Công Trứ với Nguyễn Du, thì Nguyễn Công Trứ còn gần dân hơn, giữa ông và người dân đen hầu như không có khoảng cách, được người dân gọi thân mật là cố Lớn chứ không gọi theo quan tước mặc dù chức quan của ông có lúc đã đến cực phẩm.

Chí nam nhi của ông xuất phát từ sự trải nghiệm sâu sắc đời sống lam lũ, khổ nghèo của người nông dân, chứ không đơn thuần là một phút cao hứng trong thư phòng lộng lẫy của vương công quý tộc như một số người lầm tưởng.

Nguyễn Công Trứ chưa bao giờ đối lập, tách rời giữa lý tưởng “trí quân” và “trạch dân”. Với ông hai mục tiêu ấy tuy hai mà một, cái này là điều kiện của cái kia, hỗ trợ cho cái kia. Là người học rộng, Nguyễn Công Trứ có một cái nhìn quán thông kim cổ để nhận xét thời thế, hiểu rõ quốc sự, dân tình.

Hội thảo về danh nhân Nguyễn Công Trứ do Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) và UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 19/12/2008 tại tỉnh Hà Tĩnh. Hơn 40 báo cáo đã được trình bày theo hai chủ đề chính: Danh nhân Nguyễn Công Trứ: dấu ấn lịch sử và thời đại và Danh nhân Nguyễn Công Trứ – nhà văn hoá lớn.

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai và Hi Vân, sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ thiên tư thông minh khác thường. Năm Gia Long thứ hai (1803), vào dịp vua ngự giá Bắc tuần, Nguyễn Công Trứ đã đón đầu dâng “Thái Bình thập sách”. Năm Gia Long thứ 18 (1819), Nguyễn Công Trứ đỗ Giải nguyên trường Nghệ, sau đó giữ một chức quan tập sự ở Quốc sử quán khi đã bước sang tuổi 42. Trong gần 30 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ có đến khoảng 25 năm làm đường quan (quan cai trị), cao nhất tới chức Thượng thư, chức Tổng đốc, lại có mấy tháng (ở tuổi 66) bị cách hết chức tước phẩm hàm, giáng làm lính trơn. Là một vị nho tướng, Nguyễn Công Trứ có lẽ là người có quãng đời binh nghiệp lâu nhất, đã tham gia vào nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch, trên mọi vùng miền đất nước, ở mọi địa bàn, đối đầu với các loại đối thủ và mang về nhiều quân công nhất. Không chỉ làm quan trong triều, làm quan ở kinh đô, ở những nơi văn vật, ông cũng từng nhiều lần trấn nhậm và tác chiến cả ở vùng biên giới, miền sơn cước, vùng sông rạch, vùng đồng bằng, ngoài biển khơi, trên hải đảo, thậm chí cả ở hải ngoại. Ông còn là một nhà kinh tế giỏi trong lĩnh vực khẩn hoang, một kiến trúc sư về thuỷ nông, khai hoang, lấn biểu vùng duyên hải Bắc Bộ, khơi nguồn mạch sống cho dân nghèo.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV - phát biểu tại hội thảo

Gần 30 năm làm quan, lúc thăng lúc giáng nhưng Nguyễn Công Trứ luôn là một trung thần triều Nguyễn, con dân của đất Việt, mang hết trí lực và tâm huyết góp phần cùng với nhà Nguyễn kiến thiết một xã hội mới. Ông được triều đình tuyên phong là Uy viễn tướng công, được nhân dân suy tôn là bậc anh hùng hào kiệt, con người tài hoa lỗi lạc, văn võ song toàn, làm quan ở đâu cũng có chính tích, có tư chất phóng khoáng, không câu nệ.

Các báo cáo tham luận tại hội thảo lần này là tập hợp những tư liệu rất phong phú và khá toàn diện về con người Nguyễn Công Trứ trên nhiều cương vị và danh xưng: là vị tướng quân thao lược, nhà kinh tế tài ba với tư tưởng canh tân đất nước, nhà khẩn hoang tài giỏi, nhà trí thức với nhiều tư tưởng cách tân giáo dục, vị quan cai trị giàu lòng yêu nước thương dân, nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn, một nhân cách độc đáo, một nhân cách lớn trong lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Chính vì tính chất đa dạng, phong phú hiếm có trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ mà các báo cáo đều cố gắng đưa ra những chứng cứ, tài liệu cụ thể nhất, gắn với từng giai đoạn nhất định trong cuộc đời ông, ở những địa danh cụ thể nơi ông nhậm chức hoặc công cán, qua đó đánh giá chính xác nhất những đóng góp cũng như ảnh hưởng của ông trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương nói riêng và đối với triều đình nhà Nguyễn nói chung. Các tham luận góp phần nêu bật lên hình ảnh và tinh thần, cốt cách của Nguyễn Công Trứ với tư cách là một con người – một danh nhân – hội tụ những đặc điểm của lịch sử, văn hoá của một thời kì nhưng cũng là một cá nhân đầy sáng tạo với những tư tưởng, khát vọng sống lớn lao, say mê, đầy hoài bão. Đó cũng là một cuộc đời mà biết bao người xưa và nay phải khao khát, ngưỡng mộ. Trên tất cả thì với cách tiếp cận nghiên cứu theo hướng đa ngành, liên ngành theo phương châm “ôn cố tri ân”, các thảo luận tại hội thảo đã đưa ra được những nhận định khách quan, toàn diện về một con người mà những giá trị từ di sản và bài học lịch sử thời kì Nguyễn Công Trứ cũng như cuộc đời ông còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa cho hành trình đổi mới của xã hội, đất nước và con người Việt Nam ngày hôm nay.

[sửa]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro