CHƯƠNG 1: THÁI SƠN VƯƠNG DÂNG TẤU VỀ PHÚ XUÂN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1740), hoàng đế Lê Ý Tông băng ở điện Thái Hoà, có chỉ cho con thứ là Quốc Tài nối ngôi, tức Lê Hiến Tông. Hoàng đế Hiến Tông lên ngôi, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng, ban lệnh đại xá thiên hạ.

Thiếu thời còn làm hoàng thái tử, Lê Quốc Tài ăn chơi sa đoạ, xây dựng điện Kính Thiên dát vàng ròng, trên bất kính với vua cha, dưới bất nghĩa với nhân dân khiến lòng người căm phẫn. Hoàng thái tử nhân lúc vua cha ốm đau lại thừa cơ tư thông với Trần phi tử, điều này bị Thái Sơn Vương kiêm Đô thống soái Nguyễn Huỳnh Thanh Phong bắt gặp nên tấu trình lên Ý Tông tội làm rối kỉ cương của Quốc Tài khiến hắn căm phẫn.

Lê Ý Tông dù trong lòng buồn bực, bệnh tình trở nặng nhưng vẫn giữ nguyên lập trường, giữ Hoàng Thái tử. Hiến Tông lên ngôi, lập tức cho người trừ khử Thái Sơn Vương. Trong lúc cấp bách, Thái Sơn Vương đã nhanh trí đút lót cho Tham Tri chính sự Nguyễn Thiên một số tiền lớn để trình lên Hiến Tông tờ biểu xin vào Phú Xuân trấn đất của Thái Sơn Vương.

Lê Hiến Tông lo sợ Thái Sơn Vương cậy đất làm phản, bèn hỏi ý Nguyễn Thiên:

"Ta chuẩn tấu cho Thanh Phong về Phú Xuân chẳng khác gì thả hổ về rừng, uy tín của hắn rất lớn, ngộ nhỡ hắn chiêu binh tấn công lại ta thì sao?

Nguyễn Thiên trấn an:

"Hoàng thượng chớ lo, đất đai Phú Xuân còn khá cọc cằn, ta gửi gắm cho hắn mở mang bờ cõi, phải cống nạp cho triều đình đều đều mỗi năm và phải tuân theo chiếu chỉ của hoàng đế Đại Việt là được chứ gì!"

Lê Hiến Tông chuẩn tấu. Nguyễn Huỳnh Thanh Phong lập tức cùng với gia quyến hơn 1000 người dong buồm vào Phú Xuân.

Phú Xuân rộng rãi thoáng đãng, phía đông giáp biển, nam giáp Chân Lạp, tây giáp Ai Lao, đất đai trù phú. Thái Sơn Vương cho dựng điện Vạn Thọ, ra sức khai hoang đất đai. Từ Quảng Nam cho đến Hội An dưới bàn tay khai hoang của những con người mới đã nhanh chóng thay đổi, kinh tế vượt bậc khác xa Thăng Long.

Thái Sơn Vương lập con trưởng là Nguyễn Huỳnh Thanh Dương làm Trấn Quốc Vương, đem quân đánh dẹp Chân Lạp ở phía Nam, mở mang bờ cõi. Quân Nguyễn đánh đến đâu, Chân Lạp hàng đến đấy, vua Chân Lạp phải dâng cả vùng đất từ Quảng Ngãi trở vào đến Biên Hoà.

Đến năm Cảnh Hưng thứ 5 (1746), quân Nguyễn đánh lấn đến vùng Hà Tiên, bức tử vua Chân Lạp là Bê Mi Thuế, hoàng thân Sa-la-sen phải trốn qua Nam Vang. Một vùng rộng lớn từ Cà Mau, Hà Tiên trải dài đến Quảng Nam đều thuộc của Thái Sơn Vương. Những trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong bấy giờ là Gia Định, Biên Hoà và Phú Xuân. Thái Sơn Vương mở cửa thông thương với nước ngoài, cảng Hội An trở thành nơi sầm uất, khách buôn nườm nượp.

Năm Cảnh Hưng thứ 7 (1748), Thái Sơn Vương Nguyễn Huỳnh Thanh Phong huỷ bỏ tước hiệu được vua Lê Ý Tông ban từ trước. Tự phong làm Tiên Vương, sử cũ gọi là Chúa Tiên. Không cống nạp cho triều Lê ở Thăng Long nữa. Tiên Vương cho xây dựng Hoàng Thành Phú Xuân ở phủ Thừa Thiên, lập con trưởng Thanh Dương là Thái tử tước Khai Quốc Vương, con thứ hai là Thanh Danh làm Trấn Quốc tướng Võ Thành Vương, con thứ ba Thanh Sang và thứ tư là Thanh Sơn lần lượt là Ân Vương và Tề Vương.

Lê Hiến Tông cho đây là một sự xúc phạm nặng nề, bèn triệu quần thần đến điện Kính Thiên bàn đối sách. Thừa tướng Huỳnh Văn Vũ tâu:

"Phía Nam chướng khí, Thái Sơn Vương lại có ý làm phản từ lâu, nay cất binh đánh dẹp là hợp với ý trời, vỗ yên dân chúng."

Hiến Tông cho là phải. Chợt Định Quốc công Lê Thanh Hải tâu:

"Hiện giờ Hoàng thượng đánh phía Nam tuy hợp với lòng dân, ý trời nhưng chưa phải là thời điểm thích hợp, xin hãy tu dưỡng ba quân thêm một thời gian nữa, chọn tướng tài lãnh đạo toàn quân rồi thảo phạt Thái Sơn Vương cũng chưa muộn."

Hiến Tông nghe theo, giao cho Thái sư Đặng Quang Trung giám sát quân trình. Còn nhà vua thì ngập trong tửu sắc, mỹ nữ. Hiến Tông đánh thuế rất cao, lại ban lệnh sung quân tới tất cả hộ dân, luật pháp hà khắc, dần mất lòng dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro