Nguyen li co ban chu nghia Mac-Lenin II

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT (Phần từ sau khi thi giữa kì)
Câu 20: Khủng hoảng kinh tế
- Khủng hoảng kinh tế TBCN là khủng hoảng sản xuất thừa.
- Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế: Do mâu thuẫn cơ bản trong CNTB: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất và chế độ tư hữu tư nhân về TLSX.
Mâu thuẫn này biểu hiện: 
+ Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
+ Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
- Chu kì kinh tế:
Chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động giữa hai cuộc khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng kinh tế này tới cuộc khủng hoảng kinh tế khác.
+ Thường một chu kì kinh tế bao gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.
Khủng hoảng: sản xuất ra hàng hóa mà không thể bán được, giá cả giảm mạnh, tư bản đóng cửa sản xuất, công nhân thất nghiệp.
Tiêu điều: Là giai đoạn tiếp theo của khủng hoảng, sản xuất đình trệ, cơ sở sản xuất thiết lập lại ở trạng thái thấp, tiền nhãn rỗi nhiều vì không có lơi đầu tư, tỉ suất lợi nhuận thấp.
Phục hồi: Giai đoạn nối tiếp của tiêu điều, nhờ đổi mới tư bản cố định, sản xuất trở lại trạng thái như trước, công nhân được thu hút vào làm việc, giá cả tăng, lợi nhuận tăng.
Hưng thịnh: Là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kì kinh tế. Sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kì trước.
Khủng hoảng kinh tế nói lên giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
CHƯƠNG 6: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Câu 21: Biểu hiện của quy luật giá trị và giá trị thặng dư trong CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền.
• Nêu khái niệm giá trị, giá trị thặng dư, trình bày nội dung quy luật giá trị, giá trị thặng dư.
• Biểu hiện của 2 quy luật trong các giai đoạn của CNTB:
Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị sẽ biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất vì giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Tổng giá cả = tổng giá cả sản xuất = tổng giá trị.
Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư sẽ biểu hiện thành quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân (lợi nhuận như nhau khi đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau).
Trong giai đoạn CNTB độc quyền: quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền, vì do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền, cao khi bán, thấp khi mua. Về thực chất, giá cả độc quyền không hề thoát li và phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và GTTD của người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ nền kinh tế thì tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị.
Trong giai đoạn CNTB độc quyền: quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao vì các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Câu 22: Nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền
Theo Lê nin, cạnh tranh tự do tất yếu dẫn đến tích tụ, tập trung sản xuất. Tích tụ, tập trung sản xuất đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền.
Quá trình mang tính quy luật nói trên diễn ra chủ yếu do những nguyên nhân sau: 
- Sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ KH – KT xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới.
- Cạnh tranh tự do: Cạnh tranh dẫn đến hai xu hướng:
+ Buộc nhà tư bản phải cải tiến kĩ thuật, tăng quy mô.
+ Các nhà tư bản nhỏ bị phá sản hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Các xí nghiệp lớn cạnh tranh khốc liệt khó phân thắng bại nảy sinh xu hướng thỏa hiệp. -> Tư bản lớn thỏa hiệp liên minh với nhau, hình thành các tổ chức độc quyền.
- Khủng hoảng kinh tế: 1873 và 1898: Làm phá sản hàng loạt các nhà tư bản vừa và nhỏ, các xí nghiệp khác muốn tồn tại phải đổi mới kĩ thuật, thúc đẩy quá trình tập trung tư bản. Để phục hồi, các nhà tư bản phải liên minh, hình thành các tổ chức độc quyền.
- Sự phát triển không ngừng trong quan hệ tín dụng của CNTB làm cho quá trình tích tụ và tập trung diễn ra ngày càng nhanh với khối lượng lớn. Điều này dẫn tới các xí nghiệp quy mô lớn chi phối nhiều ngành sản xuất.
Câu 23: Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền.
1. Tập trung tư bản và hình thành các tổ chức độc quyền
Có 4 hình thức tổ chức độc quyền: cacten, xanhdica, tơrơt, côngxoocxiom
Thực chất của tổ chức độc quyền: Liên minh giữa các nhà tư bản lớn, nắm trong tay phần lớn sản xuất hay lưu thông của một hay nhiều loại hàng hóa trên thị trường, hình thành giá cả độc quyền và lợi nhuận độc quyền.
+ Biểu hiện mới: Xuất hiện tổ chức độc quyền đa ngành, đa lĩnh vực, đa quốc gia
2. Sự hình thành tư bản tài chính
Nguyên nhân hình thành: Do quá trình độc quyền hóa:
+ Trong công nghiệp: hình thành tư bản độc quyền công nghiệp
+ Trong ngân hàng: hình thành tư bản độc quyền ngân hàng.
Thực chất: tư bản tài chính là sự dung hợp, thâm nhập giữa TB ĐQ Công nghiệp và TB ĐQ ngân hàng.
3. Xuất khẩu tư bản:
Nguyên nhân: Do tình trạng tư bản thừa ở nhiều nước, các nước kém phát triển thiếu tư bản, có tỉ suất lợi nhuận cao, hấp dẫn các nhà tư bản.
Các hình thức XK tư bản: 
+ XKTB trực tiếp: Đầu tư trực tiếp sản xuất và lưu thông hàng hóa tại các nước nhập khẩu tư bản. Thu về GTTD.
+ XKTB gián tiếp (cho vay ODA, đầu tư chứng khoán, thu về lợi tức cho vay.)
Thực chất của XKTB: Quá trình đầu tư tư bản ra nước ngoài sản xuất, thu về GTTD và các nguồn lợi khác. 
4. Sự phân chia kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.
Nguyên nhân hình thành: Do cạnh tranh giữa các tổ chức ĐQ về XKTB và XK hàng hóa thường có: chi phí lớn, rủi ro cao, khó phân thắng bại. -> Thỏa hiệp, phân chia thị trường.
Thực chất: thỏa hiệp TCĐQ, phân chia phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
5. Phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc.
Nguyên nhân: Cạnh tranh ảnh hưởng địa chính trị giữa các cường quốc, đế quốc.
Thực chất: Cạnh tranh và ảnh hưởng giữa các cường quốc, phân chia ảnh hưởng địa chính trị trên toàn thế giới
CHƯƠNG 7: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Câu 24: Giai cấp công nhân.
+ Các đặc trưng cơ bản:
Phương thức lao động: GCCN hoạt động sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp gắn liền với sản xuất công nghiệp.
Vị trí của GCCN trong quan hệ sản xuất TBCN: Bán sức lao động cho nhà tư bản, bị nhà tư bản bóc lột GTTD.
Định hướng XHCN: Giai cấp công nhân và nông dân lao động từng bước nắm giữ TLSX trong quá trình lao động.
+ Định nghĩa giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, có tổ chức xã hội hóa ngày càng cao.
Là lực lượng cơ bản, tiên tiến, tham gia vào các quá trình sản xuất, tái sản xuất của cải vật chất và cải tạo quan hệ xã hội.
Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
+ Một số đặc điểm chung của giai cấp công nhân: (5 đặc điểm)
Hoạt động sản xuất vật chất công nghiệp là chủ yếu.
Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Giai cấp có lợi ích cơ bản, thống nhất với nhân dân lao động, mâu thuẫn trực tiếp với giai cấp tư sản.
GCCN có hệ tư tưởng riêng, có Đảng chính trị riêng.
GCCN mang bản chất quốc tế.
Câu 25: Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN
+ Giai cấp Cách mạng: Giai cấp đại biểu cho LLSX tiên tiến, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân thực hiện CMXH
+ Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN:
Lãnh đạo nhân dân lao động thực hiện xóa bỏ CNTB, các chế độ tư hữu về TLSX.
Giải phóng GCCN và nhân dân lao động toàn thể nhân loại khỏi chế độ áp bức bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu.
Chỉ kết thúc khi xây dựng thành công xã hội mới: XH cộng sản CN MLN
Câu 26: Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Địa vị KTXH khách quan của GCCN:
+ Kinh tế: GCCN là đại biểu cơ bản cho LLSX tiên tiến nhất trong nền sản xuất công nghiệp, đây là lực lượng quyết định nhất phá vỡ QHSX TBCN.
SX CN phát triển, GCCN ngày tăng tăng về số lượng, phát triển về chất lượng. Thu hút đông đảo QCND tham gia, trang bị cho GCCN những tri thức về chính trị và xã hội -> trở thành LLSX hùng mạnh, đại biểu cho nền SX CN tiên tiến.
+ Xã hôi: GCCN bị áp bức bóc lột, dẫn đến những cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột.
GCCN tự thống nhất giai cấp và tự ý thức sứ mệnh lịch sử của mình, có khả năng đoàn kết với giai cấp và tầng lớp khác, đi đầu trong các cuộc đấu tranh.
- Đặc điểm Chính trị khách quan:
+ Giai cấp tiên phong.
+ Tinh thần CM triệt để nhất.
+ Ý thức tổ chức kỉ luật cao nhất.
+ Mang bản chất quốc tế.
Câu 27: Khái niệm và nội dung của CMXH.
- Khái niệm:
+ Theo nghĩa hẹp: CMXHCN là một cuộc CM chính trị, kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng ND lao động.
+ Theo nghĩa rộng: CMXHCN bao gồm cả hai thời kì: CM chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, tiếp theo đó là thời kì GCCN và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi CNXH và CN cộng sản.
- Nội dung của CMXH:
+ Chính trị: Đưa nhân dân lao động từ vị trí bị áp bức bóc lột lên vị trí làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, để từ đó họ hoạt động như một chủ thể xây dựng xã hội mới. GCCN và ND lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS đập tan ách thống trị của GC tư sản, giành lấy và thiết lập chính quyền của dân, do dân, vì dân. Xây dựng và ngày càng hoàn thiện nền dân chủ XHCN, thu hút nhân dân lao động tham gia ngày càng đông đảo vào việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
+ Kinh tế: Tạo lập từng bước cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH, CNCS, tạo môi trường rộng lớn và thuận lợi để đưa con người vào cơ chế lao động với tư cách chủ thể hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính mình và xã hội.
+ Văn hóa: Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại,xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới, xây dựng nền văn hóa và thế hệ những con người mới XHCN, thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần.
Cả 3 nội dung của CMXH diễn ra đồng thời và có quan hệ mật thiết, tác động thúc đẩy lẫn nhau.
Câu 28: Cơ sở khách quan và nội dung của liên minh công nông và các tầng lớp lao động xã hội khác.
- Cơ sở khách quan:
+ Liên minh công nông và các tầng lớp LĐXH khác đều là những người lao động, đều bị áp bức và bóc lột.
+ Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính. Nếu không có sự liên minh giữa công nhân và nông dân thì 2 ngành này cũng như những ngành kinh tế khác đều không thể phát triển.
+ GC nông dân, công nhân và tầng lớp lao động xã hội khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Do vậy GC nông dân và tầng lớp LĐXH khác trở thành người bạn “tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.
- Nội dung
+ Chính trị: Đấu tranh giành chính quyền về tay công nhân và nhân dân lao động. Tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở tới trung ương, bảo vệ chế độ XHCN, thành quả của Cách mạng.
+ Kinh tế: Kết hợp đúng đắn lợi ích giữa 2 giai cấp, hoạt động kinh tế phải vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội, thường xuyên quan tâm tới lợi ích của giai cấp nông dân.
+ Tư tưởng, văn hóa: 
Công nhân, nông dân và tầng lớp LĐXH khác phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa;
Xây dựng một nền văn hóa phát triển của nhân dân; 
CNXH tạo điều kiện cho quần chúng ND tham gia quản lý kinh tế, xã hội, nhà nước, vì thế ND phải có trình độ tư tưởng, văn hóa, hiểu biết chính sách pháp luật.
Câu 29: Quan niệm về dân chủ, đặc trưng của dân chủ theo định hướng XHCN
- Quan niệm cơ bản về dân chủ:
+ Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, và là nhu cầu khách quan của con người. Phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức bóc lột.
+ Gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền, mang bản chất của giai cấp thống trị.
+ Là hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức bóc lột, tiến tới tự do, bình đẳng.
- Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN ( 5 đặc trưng)
+ Đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.
+ Có sơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình xã hội hóa ngày càng cao của sản xuất, thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân lao động.
+ Có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực của nhân dân trong xây dựng xã hội mới.
+ Tồn tại với tư cách là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp.
+ Không ngừng được mở rộng cùng sự phát triển kinh tế, xã hội, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế hoạt động và trình độ dân trí.
Cấu trúc đề thi: 3 câu
+ Câu 1: Chương 4;5;6: 5 điểm
+ Câu 2: Chương 7: 3 điểm
+ Câu 3: Bài tập: 2 điểm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#acmabenem