Câu 34. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 34. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. VD minh hoạ.

* Khái niệm:

- Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.

  * Kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu của các hình thái ý thức xã hội (đạo đức, triết học, tôn giáo...) cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (đảng phái, giáo hội, nhà nước...), được hình thành trên 1 cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. 

* Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

- Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:

+ Tương ứng với 1 CSHT nhất định tất yếu sẽ sản sinh 1 KTTT phù hợp với nó.

+ Những biến đổi trong CSHT sẽ tất yếu tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong KTTT.

+ Tính chất phụ thuộc của KTTT vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ lĩnh vực sinh hoạt của xã hội.

- Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT:

+ Mọi yếu tố của KTTT đều có vai trò tác động, ảnh hưởng lại cơ sở hạ tầng của xã hội theo những phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hay ít, mức độ lớn hay nhỏ...

+ Sự tác động của các yếu tố thuộc KTTT có thể dẫn theo nhiều xu hướng, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà còn đối lập nhau.

+ Sự tác động của KTTT đối với CSHT có thể diễn ra theo xu hướng tích cực và tiêu cực.

* VD: Nếu thiết chế pháp luật phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngược lại là kìm hãm phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mac-lenin