Câu 7. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 7. Phân tích quan điểm của triết học Mác-Lê nin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. VD minh hoạ.

* Khái niệm:

- Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người 1 cách năng động sáng tạo, là hình ảnh chủ quan của thế giới quan.

* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

- Vai trò của vật chất với ý thức:

+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức.

+ Ý thức là sự phản ánh vật chất vào não người, là hình ảnh của thế giới quan.

- Vai trò của ý thức đối với vật chất:

+ Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 hướng:

=> Tích cực: Nếu con người có tri thức khoa học đúng đắn thì có hành động đúng.

=> Tiêu cực: Nếu ý thức con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan sẽ đem đến những hành động sai, không đem lại hiệu quả.

* Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề:

- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan.

Tôn trọng khách quan: Trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Không được lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, tình cảm của mình làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.

- Phát huy tính năng động của chủ quan:

Phát huy tính năng động của ý thức: Ý thức chỉ có tác động trở lại hiện thực thông qua hoạt động của con người. Vì vậy phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức để cải thiện hiện thực.

* VD

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mac-lenin