nguyen ly ke toan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hach toans kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoặt động kinh tế tài chính ở tát cả các đơn vi,các tổ chức kinh tế xã hội.

1.Tài sản ngắn hạn bao gồm:

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hoá), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

2.Tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong nhiều kỳ kinh doanh hoặc hơn một năm tài chính.Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.

Theo quy định hiện hành TSCĐ có giá trị từ 10 triệu trở lên, thời gian từ 1 năm trở lên, và phải trích khấu hao phải theo quy định của bộ tài chính (203/2009/TT-BTC)

II. Phân loại

 TSCĐ có nhiều loại và có đặc điểm yêu cầu quản lý khác nhau để thuận tiện cho công tác hạch toán cần phải sắp xếp phân loại theo từng nhóm, hoặc nguồn hình thành sẽ có 3 loại chủ yếu:

2.     TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian sử dụng trên một năm hoặc bằng một năm như: máy móc, thiết bị, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn… Do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo chuẩn mực số 03 TS được ghi nhận là TSCĐ HH phỉa thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn sau:

        + Chắc chán thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

        + Nguyên giá phải được xác định 1 cách đáng tin cậy

        + Có thời gian sử dụng trên 1 năm

        + Có giá ảtị từ 10 triêu trở lên

2.     TSCĐ vô hình: Tài sản này không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụng trên một năm như phần mềm quản lý, bằng sáng chế, quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá…Theo chuẩn mực số 04 TS VH cũng phải thoả mãn 4 điều kiện như TS HH

      Ví dụ: Lợi thế thương mại không phỉa là TS vô hình

Chú ý: Chi phí thành lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại không phải là TSCĐ Vô hình mà chúng được phân bổ dần cào chi phí kinh doanh trong kỳ trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi Dn bắt đầu hoạt động cho vào TK 242.

2.     . TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty tài chính nếu hợp đồng thuê thoả mãn đầy đủ những điều kiện sau:  - Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại TS thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của TS thuê tại thời điểm mua lại và bên cho thuê phải chuyển quyền sở hữu TS đó.

Thời hạn cho thuê 1 loại TS  quy định ít nhất phải = 60% thời gian cần thiết đê khấu hao TS thuê đó.

Tổng số 1 loại TS khi thuê ít nhất phải tương đương với giá của TS đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài chính nếu không thoả mãn các cquy định trên thì được coi là TSCĐ thuê hoạt động

Ví dụ: Bên A đi vay bên B để đi mmua ô tô mới của bên C nhưng không vay được tiền. Bên B đồng ý cho bên A vay tiền mua ô tô của bên C với điều kiện phỉa ký kết hợp đồng thuê tài chính. Lúc đó bên C sẽ viết hợp đồng cho bên B. Sau 1 thời gian sử dụng bên A có quyền được khấu hao như TSCĐ bình thường và khi bên A trả lãi được 60% giá trị TSCĐ thì bên B làm thủ tục chuyển giao TSCĐ đó cho bên A với điều kiện giá trị thấp hơn giá trị ban đầu -> Quy trình trên được gọi là thuê tài chính

Còn như thuê nhà  -> Thuê hoạt động

Tài sản cố định là những tư liệu sản xuất, là một trong những loại tài sản có giá trị lớn được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. và thường thì các loại tài sản này có chu kì sử dụng trong dài hạn. Tai sản cố định được phân thành bất động sản và động sản. 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Động sản là những tài sản cố định không phải là bất động sản.

Tài sản lưu động[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Tài sản lưu động

Là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kỳ sản xuất. Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có thể chuyển ngay thành tiền mặt, như thương phiếu, v.v.

Tài sản hữu hình[sửa | sửa mã nguồn]

Bao gồm những vật(có những điều kiện nhất định) tiền và giấy tờ có giá (ngôn ngữ luật học). Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận biết được hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được. Điều kiện để vật trở thành tài sản là một vấn đề còn tranh cãi rất nhiều. Bởi vì khi vật không thuộc của ai gọi là vật vô chủ không ai gọi là tài sản vô chủ cả. Khi nói đến tài sản hữu hình bắt buộc chúng phải có một số đặc tính riêng như:

·        Thuộc sở hữu của ai đó;

·        Có đặc tính vật lý;

·        Có thể trao đổi được;

·        Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất;

·        Là những thứ đã tồn tại(tài sản trước kia) đang tồn tại và có thể có trong tương lai.

Tài sản hữu hình khi có càng nhiều đăc tính nêu trên thì càng chắc chắn đó là tài sản hữu hình.

Tài sản vô hình[sửa | sửa mã nguồn]

Là những quyên tài sản (nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao. Tuy nhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy quyền cho chủ thể khác. Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được và không thể dùng đại lương để tính. Nhưng trong quá trình chuyển giao có thẻ quy ra tiền (cái này là quan trọng nhất). Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giá như thế nào. Việc gây thiệt hại về tài sản vô hình của chủ thể sẽ phải bồi thường nhưng rất khó để xác định giá trị của nó. Ngoài những quy định trong luật còn việc xác định giá trị của tài sản vô hình không thể xác định được.

VỐn chủ sở hữu là vốn của các nhà đầu tư doanh nghiệp không thanh toán, nó là một khoản nợ

Vốn có thể được hình thành từ nhieu nguồn khác nhau,có 3 nguồn chủ yếu:

=nguồn vốn góp ban đầu và bổ sung cho các nhà đầu tư

=nguồn vốn đóng góp bổ sung từ kkets quả hoạt động kinh doanh

=nguồn vốn chử sở hữu khác

Nợ phải trả là gì?

N phi tr là những nghĩa v tin t mà đơn vị phải thanh toán cho các bên cung cấp nguồn lực cho đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói ngược lại thì các bên cung cấp nguồn lực cho đơn vị có quyền đòi nợ đối với đơn vị khi các khoản nợ đến hạn. Nếu các nghĩa vụ tiền tệ này phải thanh toán trong vòng 12 tháng thì gọi là các khoản n ngn hn, nếu các nghĩa vụ tiền tệ phải thanh toán trong vòng trên 12 tháng gọi là n dài hn.

Ví dụ về Nợ phải trả:

-        vay ngắn hạn ngân hàng

-        nợ người bán

-        nợ công nhân viên

-        nợ thuế nhà nước

-        vay dài dạn

-        nợ dài hạn

Phương trình kế toán căn bản là:

TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Khái niệm chứng từ kế toán

Theo tiếng Latin,chứng từ là Documentum, có nghĩa là bằng cớ, chứng minh, điều này cho chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng bản thân tên gọi của chứng từ đã nói lên bản chất của nó. Về khái niệm chứng từ kế toán, nhiều tác giả khác nhau đã tiếp cận trên những góc độ và phương diện khác nhau.

Trên phương diện pháp lý, chứng từ là dấu hiệu vật chất bất kỳ chứng minh các quan hệ pháp lý của các sự kiện

Trên phương diện thông tin, chứng từ là đối tượng vật chất chứa đựng thông tin dưới dạng cố định và có mục đích chuyên môn để mô tả nó trong thời gian và không gian. Nó là công cụ vật chất được sử dụng trong quá trình giao tiếp mà trong đó con người nhờ các phương tiện và hình thức khác nhau để thể hiện và mã hóa thông tin cố định theo một hình thức hợp lý.

Tác dụng của chứng từ kế toán

§  Chứng từ kế toán là thông tin ban đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động kinh tế, tài chính hàng ngày của lãnh đạo đơn vị

§  Lập chứng từ kế toán là để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ

§  Nhờ có chứng từ kế toán mà giám đốc chặt chẽ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó nắm bắt được sự biến động về tài sản, nguồn vốn kinh doanh trong đơn vị

§  Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghiệp vụ phát sinh.

Tính pháp lý của chứng từ kế toán

Tính pháp lý của chứng từ thể hiện:

§  Tính hợp lý: Thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh trong chứng từ kế toán không vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chinhscuar Nhà nước đã ban hành.

§  Tính hợp lý: Thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và mang lại lợi ích cho đơn vị.

§  Tính hợp lệ: Thể hiện chứng từ kế toán được ghi chép rõ ràng, đầy đủ các yếu tố của chứng từ và có đủ chữ kỹ của người chịu trách nhiệm giám sát nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó.

Phân loại chứng từ kế toán

Xuất phát từ tài sản của đơn vị gồm nhiều loại nên nội dung kinh tế của chứng từ cũng có nhiều loại khác nhau. Để hiểu rõ mỗi loại chứng tư có các cách phân loại sau:

Phân loại theo địa điểm lập chứng từ.

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được phân chia thành chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài

§  Chứng từ bên trong: là chứng từ do kế toán hoặc các bộ phận trong trong đơn vị lập chỉ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế giải quyết những quan hệ trong nội bộ đơn vị

§  Chứng từ bên ngoài: là chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tài sản của đơn vị nhưng do cá nhân hoặc đơn vị khác lập và chuyển đến.

Phân loại theo mức độ phản ánh trên chứng từ( theo trình tự)

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành:

§  Chứng từ gốc: là chứng từ phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế.

§  Chứng từ tổng hợp: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung kinh tế giống nhau. Sử dụng chứng từ này có tác dụng thuận lợi trong ghi sổ kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ

Phân loại theo yêu cầu quản lý chứng từ của nhà nước

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành:

§  Chứng từ bắt buộc: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi.

§  Chứng từ kế toán mang tính chất hướng dẫn: là chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.

Phân loại theo hình thức biểu hiện

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành:

§  Chứng từ thông thường: là chứng từ được thể hiện dưới dạng giấy tờ để chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thực sự hoàn thành mà không phải thể hiện qua dạng dữ liệu điện tử.

§  Chứng từ điện tử: là các chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính.

Phân loại theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành các loại khác nhau:

§  Chứng từ lao động và tiền lương

§  Chứng từ kế toán về hàng tồn kho

§  Chứng từ về tài sản cố định

§  Chứng từ bán hàng

§  Chứng từ tiền mặt

Các phương pháp trong kế toán giá thành

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính giá thành được các doanh nghiệp áp dụng. Thông thường, trong kế toán giá thành, chúng ta có các phương pháp tính giá thành cơ bản sau:

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

  

Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong kế toán giá thành của những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn

Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loại

Tổng giá thành SX của các loại SP =  Giá trị SP dở dang đầu kỳ

+ Tổng CP phát sinh trong kỳ

– Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại

Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP

Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro