Nguyên lý phép đo quang trong xét nghiệm sinh hoá máu - p2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyên lý phép đo quang trong xét nghiệm sinh hoá máu - p2

Riêng kỹ thuật xét nghiệm Bilirubin toàn phần và Bilirubin trực tiếp trong huyết thanh là xét nghiệm sử dụng phép đo điểm cuối nhưưng phải dùng “trắng“ bệnh phẩm (End point with sample blank)
Sở dĩ là nhưư vậy vì bản chất huyết thanh nhiều Bilirubin có mầu vàng, làm thay đổi mật độ quang dung dịch. Mỗi ngưười bệnh có nồng độ Bilirubin khác nhau, nên mỗi bệnh nhân khi làm xét nghiệm Bilirubin máu, đều kèm theo việc xác định MĐQ trắng của bệnh phẩm (Sample blank).
2.2 . Phép đo động học 2 điểm ( Two point kinetic, fixed time )
Phép đo này sử dụng cho các xét nghiệm hóa sinh có phản ứng xảy ra không hoàn toàn sau một thời gian nhất định. Không thể xác định điểm kết thúc của phản ứng.
Tại thời điểm t1 , đo mật độ quang D1ư
Tại thời điểm t2 , đo mật độ quang D2ư
Hiệu số mật độ quang D = D2 - D1
Nồng độ chất cần tìm được xác định theo công thức sau:
Trong hóa sinh lâm sàng, xét nghiệm Ure và Creatinin máu thường được sử dụng phép đo động học 2 điểm.
2.3 . Phép đo động học enzym ( enzymatic kinetic )
Phép đo này sử dụng cho các xét nghiệm hóa sinh tìm hoạt độ các enzym trong huyết thanh.
Phản ứng enzym thường không tạo phức hợp mầu mà làm thay đổi độ đục của dung dịch phản ứng trong khoảng thời gian nhất định. Việc xác định hoạt độ của enzym không thể xác định bằng phép đo điểm cuối mà phải sử dụng phép đo động học ở nhiều thời điểm ( t1, t2, t3, ..., tn )
Người ta thường quen gọi đó là phép đo Kinetic
Phép đo này tính hoạt độ enzym phải thông qua việc xác định hiệu số mật độ quang trung bình:
D.
D1 = D2 - D1
D2 = D3 - D2
D3 = D4 - D3 
D4 = D5 - D4
Hoạt độ enzym : U/l = D x K ( Hệ số K do nhà sản xuất hoá chất cung cấp)

Hết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro