Nguyên lý và quy luật cơ bản của phép luận biện chứng duy vật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyên lý  và  quy luật cơ bản của phép luận biện chứng duy vật

I – 2 Nguyên lý tổng quát của phép biện chứng duy vật

Mối liên hệ phổ biến

       Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo: thừ nhận có mối liên hệ phổ biến, họ cho nguồn gốc của nó là từ thần linh thượng đế ; “ý niệm tuyệt đối” sinh ra.

       Chủ nghĩa duy vật siêu hình: không thừa nhận mối liên hệ phổ biến. Họ cho sự vật, sự việc, hiện tượng tồn tại 1 cách cô lập, tách rời nhau, chúng không có sự lien hệ ràng buộc nhau.

*Các  sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại biệt lập, tách rời or có mối liên hệ hữu cơ vs nhau?

- Quan điểm biện chứng: các sự vật trong thế giới vật chất vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, liên hệ và tác động lẫn nhau. Thông qua sự tác động qua lại bản chất sự vật bộc lộ ra.

- Quan điểm siêu hình: các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự liên hệ

*Tính chất của mối liên hệ:

- Tính khách quân: dù con người có muốn or không thì nó vẫn tồn tại.

- Tính phổ biến:

Có trong  tất cả các sự vật, hiện tượng, tất cả các lĩnh vực.

Trong mọi không gian và thời gian.

Trong mọi thành phần, mọi yếu tố cảu một sự vật

Tính phong phú và đa dạng:

Không gian: bên trong và bên ngoài.

Thời gian: chủ yếu và thứ yếu.

Cách tác động: trực tiếp và gián tiếp.

Vai trò đối vs sự phát triển của sv: bản chất và không bản chất.

        Tại sao có sự đa dạng, phong phú của các mối liên hệ?

           Cơ sở của sự phong phú , đa dạng của các mối liên hệ là ở tính đa dạng trong sự tồn tại, vận động và phát triển của chính bản thân sinh vật, hiện tượng.

b- ý nghĩa phương pháp luận

    Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào  trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác và mối lien hệ mang tính khách quan, phổ biến đa dạng nên khi nhận thức về sinh vật hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi con người khi nhận thức sự vật phải đặt nó trong tất  cả các mối liên hệ với các sự vật khác, trong mỗi lien hệ của chính những bộ phận, những mặt của bản thân sự vật đó kể các mỗi lien hệ của chính những mối lien hệ gián tiếp cả bên trong, bên ngoài … tránh xem xét phiến diện, chủ quan.

Phải biết phân biệt từng mối lien hệ, thấy được vị trí, vai trò của từng mối lien hệ đối với mọi sự tồn tại, vận đọng và phát triển của sự vật. Tránh cách xem xét theo kiểu chiết trung - tức là xem vai trò của các mối lien hệ là như nhau.

Khi tác động làm thay đổi sự vật vừa phải có quan điểm động bộ, mang tính hệ thống, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh lối tác động chung chung or chỉ chú ý đến 1 mặt mà không chú ý đến các mặt, các khía cạnh khác của sự vật.

Cùng với quan điểm toàn diện của con người cần có quan điểm lịch sử cụ thể vì các mối lien hệ của sự vật hiện tượng gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không gian và thời gian cụ thể từ đó có được những giải pháp đúng đắn và hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.

Nguyên lý về sự phát triển

Khái niệm sự phát triển

Quan điểm về sự phát triển

Quan điểm siêu hình

Quan điểm biện chứng

Về sự phát triển

Quan điểm siêu hình nếu có thừa nhận sự phát triển thì cho rằng

Phát triển là tất yếu khách quan là phương hướng chung của thế giới vật chất

Qúa trình diễn ra

Tăng thêm về lượng, không có sự thay đổi về chất

Quá trình  thay đồi dần dần về lượng dẫn đến dự thay đổi về chất và ngược lại

Xu hướng

tiến lên lien tục không có bước quanh co phức tạp diễn ra theo 1 vòng khép kín

Quanh co, phức tạp trong đó có thể có bước thụt lùi tạm thời, sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc.

Phát triển là một phạm trù triết học dung để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

*Biểu hiện của sự phát triển:

Trong thế giới tự nhiên vô sinh

Trong thế giới tự nhiên hữu sinh

Trong xã hội

Trong tư duy

             Tóm lại: phát triển có tính chất phổ biến được thể hiện trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên nhân của sự phát triển là do sự  lien hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố trong lòng các sự vật, hiện tượng chứ không phải do bên ngoài áp đặt và cũng không phải do ý muốn chủ quan của con người tạo ra.

Tính chất của sự phát triển:

Khách quan

Phổ biến

Phong phú, đa dạng

Kế thừa

Ý nghĩa phương pháp luận:  

Nhận thức:

Khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động phát triển không chỉ  nắm bắt cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải vạch ra xu hướng biến đổi; chuyển hóa của chúng chò quá trình phát triển của sự vật ra thành nhiều giai đoạn để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp.

Khắc phục quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến

             Hoạt động thực tiễn: phải tìm ra mâu thuẫn của chính sự vật và bằng hoạt động thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn, nhằm thúc đẩy sự vật phát triển.

II- Thế giới vận động và phát triển theo quy luật

Phạm trù quy luật

       Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và hợp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong của mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

       Quy luật tồn tại 1 cách khách quan, phổ biến trong mọi lĩnh vực, cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.

Quy luật xã hội có những đặc điểm khác quy luật tự nhiên:

Quy luật TN diễn ra 1 cách tự động (tự phát) thong qua tác động của các lực lượng TN không cần có sự tham gia của con người. Còn quy luật XH được hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người có ý thức nhưng vẫn không phụ thuộc vào ý thức con người.

Quy luật XH thường được biểu hiện ra như một xu hướng có tính định hướng chứ không biểu hiện ra như quan hệ trực tiếp xác định cho từng việc, từng người.

III- Những quy luật cơ bản của phép biện chứng

Quy luật thống nhất  và đấu tranh của các mặt đối lập.

Vị trí quy luật: Quy luật chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.

Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đáu tranh của các mặt đối lập.

       Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại 1 cách khách quan phổ biến trong tự nhiên, XH và tư duy.

       Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt đối lập nằm trong một chỉnh thể nhất định, tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong TN, XH và tư duy.

        Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của các mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

        Trong sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm sự “đồng nhất” của các mặt đối lập.

         Sự đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

Những ND cơ bản của quy luật

        Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.

Mỗi sự vật đều là thể thống nhất của các mặt đối lập có liên quan ràng buộc lẫn nhau. Đó là thể thống nhất của những mâu thuẫn.

Ví dụ:

Quá trình hóa học là sự thống nhất giữa hóa hợp và phân giải

Nguyên tử là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập của hạt nhân mang điện tích âm và điện tích dương.

                             Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định nhau.

Sự đồng nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, rang buộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau.

NOTE: Sự vật khác nhau thì phương thức đấu tranh cũng khác nhau. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra trong tự nhiên khác với diễn ra trong XH và trong tư duy.

                         Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất và đấu tranh của                       các mặt đối lập không tách rời nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện, tiền đề, là địa bàn cho đấu tranh diễn ra không ngừng.

Đấu tranh của các mặt đối lập quy định 1 cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động, làm cho mâu thuần phát triển.  Biểu hiện: Khi mới xuất hiện mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của 2 mặt nhưng theo xu hướng trái ngược nhau.Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập nhau. Khi 2 mặt đối lập xung đột gay gắt, đã đủ điều kiện chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau,  mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sự vật mới lại là thể thống nhất của các mặt đối laapapj mới và cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập lại tiếp diễn. Cứ như thế làm cho sự vận động, phát triển không ngững.

Phân loại mâu thuẫn

Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét:

Mâu thuẫn bên trong

Mâu thuẫn bên ngoài

                     Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật: mâu thuẫn cơ bản – mâu thuần không cơ bản

                      Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích (được coi là mâu thuẫn đặc thuf của XH, chỉ tồn tại trong XH có đk giai cấp): mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

                     Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại, phát triển của sự vạt trong 1 giai đoạn nhất định: mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

Ý nghĩa phương pháp luận

Ýnghĩa phương pháp luận: mâu thuần là cái khách quan vốn có của các sự vật, là nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển, do vậy nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu từ những mâu thuần của nó.

Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, nên khi nghiên cứu và giải quyết mâu thuẩn phải có quan điểm cụ thể để có những phương pháp cụ thể cho phù hợp.

Giải quyết mâu thuẫn theo phương thức đấu tranh các mặt đối lập chứu không theo xu hướng dung hòa các mặt đối lập.

           

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Vị trí quy luật: quy luật này chỉ ra cách thức của sự vạn động và phát triển.

K/N chất và lượng

Chất là phạm trù triết học dùng  để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sinh vật là nó chứ không phải là cái khác.

Chất là sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó.

Thuộc tính của sự vật chỉ được bộc lộ thong qua sự tác động qua lại với các sinh vật, hiện tượng khác.

Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật.

Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật

Chất của sự vật được quy định vởi các yếu tố tạo thành và phương thức lien kết giữa các yếu tố đó.

               Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về một số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vạn động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

                Lượng tồn tại khách quan gắn liền với chất của sự vật.

Trong thực tế lượng được xác định bởi:

Những đơn vị đo lường cụ thể

Bằng cách trừu tượng và khái quát.

Mối quan hệ giữa chất và lượng

*Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

          Sự thay đổi về lượng  có thể làm cho chất biến đổi theo. Nhưng không phải bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản của sự vật.

       Độ là phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.

         Bất kì độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút.

Khi lượng của sự vật được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định (độ) đạt tới điểm nút - thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về chất thì chất cũ mất đi, chất mới ra đời.

    

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro