Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.
I. nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
A, từ mối quan hệ của các nước trước chiến tranh thế giới thứ Hai, hãy rút ra nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
- chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng vấn đề về thị trường thuộc địa vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, trong khi Anh, Pháp, Mĩ sở hữu một hệ thống thuộc đia lớn thì các nước Đức, Italia không những mất thuộc địa mà còn phải chịu thêm những thiệt hại nặng nề từ việc bồi thường chiến phí. Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới. Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách tiến hành cải cách thông thường, bóc lột thuộc địa. Nhưng Đức, Italia và Nhật Bản là những nước có ít thuộc địa vì vậy đã tiến hành phát xít hóa bộ máy chính quyền từng bước xây dựng lò lửa chiến tranh phá vỡ những điều khoản của hòa ước Versaillers ráo riết tiến hành một cuộc chiến tranh thế giới mới. 
- đến năm 1936, trên thế giới đã hình thành một thế “kiềng ba chân” bao gồm: Liên Xô đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa, Đức, Italia va Nhật bản đại diện cho Phatsxit còn Anh, Pháp, Mĩ đại diện cho phe đế quốc. Mối quan hệ của 3 khối này rất phức tạp, chằng chéo. Phe nào cũng coi 2 phe còn lại là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Tuy vậy, Liên Xô đã nhận ra được mối nguy hiểm trên hết của chủ nghĩa phát xít nên đã kêu gọi khối đế quốc hợp tác chống phát xít. Anh, Pháp dù muốn tiêu diệt phát xít song lại coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nên đã từ chối hợp tác và nhượng bộ phát xít để mượn tay chúng tiêu diệt Liên Xô. Còn Mĩ, ngày 24-8- 1935, Mĩ ban hành đạo luật trung lập, không can thiệp vào công việc bên ngoài châu Mĩ. Chính sự nhượng bộ của Anh, Pháp và chính sách trung lập của Mĩ là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng sự lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít. 
- vào 29-9-1938 hội nghị Muy-ních được tổ chức. tại hội nghị Muy-ních, Anh, Pháp đã trao quyền sở hữu vùng Xuy-đét cho Đức. Có thể nói, sự thỏa hiệp của đế quốc tại hội nghị là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ của đế quốc với âm mưu tiêu diệt Liên Xô bằng tay của phát xít.
Như vây, từ những diễn biến của quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1918-1939, có thể đi tới kết luận về nguyên nhân của chiến tranh thed giới thứ hai là:
+ nguyên nhân sâu xa: là sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, sự mất cân bằng trong hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc. Sự mất cân bằng đó khiến cho hệ thống Versaillers không còn phù hợp nữa. Điều đo nhất định phải dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới nổ ra.
+ nguyên nhân trực tiếp: là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 khiến cho mâu thuẫn trên càng trở lên sâu sắc, đến mức không thể dung hòa được nữa dẫn đến việc hình thành chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh chia lại thị trường thuộc địa trên thế giới.
+thủ phạm gây chiến là: phát xít Đức, quân phiệt Nhật và phát xít Italia
II. diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai
- giai đoạn 1:trước khi phát xít Đức tấn công Liên Xô=> tính chất của một cuộc chiến tranh phi nghĩa gữa các nước đế quốc
- giai đoạn 2: khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô đứng lên chiến đấu => chiến tranh chính nghĩa, vệ quốc
Chiến thắng Stalingrad có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Trận Stalingrad là một trong những trận đánh lớn, tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự, có ý nghĩa xoay chuyển toàn cuộc chiến, giáng những đòn khủng khiếp vào tinh thần chiến đấu của quân Đức. 
- Nó đã chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao của Hồng quân và nhân dân Liên xô, cổ vũ quân dân Liên xô tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng. 
- Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngặt của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự. 
- Đồng thời bắt đầu từ đây, Liên xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
Vai trò của Liên Xô trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
- ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, khi chủ nghĩa phát xít đã hình thành, tăng cường hoạt động gây chiến, Liên Xô đã nhận ra được mối nguy hiểm cảu chủ nghĩa phát xít, chủ động đề nghị liên kết với các nước đế quốc để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít
- cuối 1938, khi Hiller gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính Tiệp khắc, Liên Xô đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Tiệp Khắc để chống lại Đức
 trước khi chiến tranh bùng nổ, Liên Xô đã giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn phát xít gây chiến. Tuy nhiên Anh, Pháp lại không ủng hộ, LX bị rơi vào thế cô lập. 23-8-1939, hiệp ước Xô-Đức không xâm lược lẫn nhau được kí kết với mục đích của Liên Xô nhằm tranh thủ sự hòa hoãn, xây dựng lực lượng cách mạng
- ngày 22-6-1941, Đức tân công Liên Xô, lần đầu tiên kể từ khi gây chiến, Đức đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân và dân Liên Xô. Việc Liên xô tham chiến đã tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh=> chiến tranh vệ quốc chính nghĩa. Thắng lợi của LX cổ vũ mạnh mẽ phong trao chống phát xít =>1-1-1942, mặt trận chống phát xít thành lập
- Trận Stalingrad (11/1942-2/1943) là một trong những trận đánh lớn, tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự, có ý nghĩa xoay chuyển toàn cuộc chiến, giáng những đòn khủng khiếp vào tinh thần chiến đấu của quân Đức. Nó đã chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao của Hồng quân và nhân dân Liên xô, cổ vũ quân dân Liên xô tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngặt của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự. Đồng thời bắt đầu từ đây, Liên xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
- lien xô lien tiếp giành thắng lợi: 5/7-23/8 bẻ gãy vong cung Cuốc cơ. T6/1944- giải phóng phần lớn lãnh thổ, truy kích sào huyệt của phát xít . 16/4-30/4- tấn công vào Berlin. 2/5- chiếm toàn bộ Berlin
- 8-9-1945, lien xô tuyên bố chiến tranh với Nhật. Trong vòng một tuần lễ, LX đã tiêu diệt được 70 vạn quân Quan Đông Nhật 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro