Nguyen Trai - Binh ngo dai cao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “BÌNH NGÔ ÐẠI CÁO” 22/09/2007 Người ta chọn Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ và Cáo bình Ngô là 3 dấu mốc đánh dấu những chặng đường phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong văn học thượng kỳ trung đại. Ðặc biệt, phải đến cáo bình Ngô, ý thức độc lập chủ quyền, quan hệ gắn bó giữa nước và dân, vấn đề nhân nghĩa,.. mới thực sự phát triển rực rỡ

I. VÀI VẤN ĐỀ CHUNG

1. Hoàn cảnh ra đời:

Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. 2. Về thể loại Cáo:

Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới.

Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư).

3. Về tựa đề bài Cáo:

Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo

- Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để chỉ chung người trung Quốc.

- Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành tổ).

- Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo.

II. PHÂN TÍCH

1. Nêu luận đề chính nghĩa:

- Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước:

+ Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân.

+ Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

+ Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố

Văn hiến Ðịa lý Phong tục tập quán Các triều đại chính trị Hào kiệt Truyền thống lịch sử vẻ vang

Những quan niệm của Nguyễn Trãi trong bài Cáo về Nhân nghĩa, Dân, Nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa phát triển của truyền thống yêu nước, phù hợp với đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời. Những quan niệm này, so với trước, đã có nhiều biến đổi, phát triển do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử.

2. Vạch trần tội ác giặc:

Các nhà nghiên cứu xem đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Ðại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hàihòa giữa những hình ảnh mnag tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cu, sinh động.

3. Tổng kết quá trình kháng chiến:

a. Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu kháng chiến

Tập trung miêu tả hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khái quát toàn vẹn nưng phẩm chất tiêu biểu nhất của con người yêu nước ở thế kỷ XV. Những đặc điểm của con người yêu nước trong văn học thời kỳ này thường có đặc điểm sau:

- Xuất thân bình thường:

Ta đây

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

- Có tấm lòng căn thù giặc sâu sắc:

Ngẫm thù lớn há đội trời

Căm giặc nước thề không cùng sống

- Khở đầu gặp nhiều khó khăn nhưng luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì:

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn

Ta gắng chí khắc phục gian nan

- Biết tập hợp, đoàn kết toàn dân:

Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Biết sử dụng chiến lược, chiến thuật tài tình:

Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều - Biết nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoạt động:

Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân mà thay cường bạo

Có thể nói, Lê Lợi chính là hình ảnh tiêu biểu của những con người yêu nước dám hy sinh quên mình đứng dậy chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.

b. Miêu tả quá trình kháng chiến

- Ở đây, ta không tìm thấy những anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trong các tác phẩm anh hùng ca của Hy Lạp cổ đại. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng, những người mà trước kia văn học bác học chưa quan tâm đi sâu, khai thác

- Tuy nhiên, đối với tướng giặc, tác giả lại miêu tả đầy đủ, cụ thể từng gương mặt, họ tên, chức tước và tư thế thất bại của từng tên một.

- Cách sử dụng liệt kê ngày tháng thể hiện rõ nhịp độ dồn dập của những trận chiến thắng.

4. Tuyên bố hòa bình, xây dựng vương triều mới:

- Nhịp thơ dàn trải, trang trọng

22/09/2007 Người ta chọn Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ và Cáo bình Ngô là 3 dấu mốc đánh dấu những chặng đường phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong văn học thượng kỳ trung đại. Ðặc biệt, phải đến cáo bình Ngô, ý thức độc lập chủ quyền, quan hệ gắn bó giữa nước và dân, vấn đề nhân nghĩa,.. mới thực sự phát triển rực rỡ

I. VÀI VẤN ĐỀ CHUNG

1. Hoàn cảnh ra đời:

Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. 2. Về thể loại Cáo:

Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới.

Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư).

3. Về tựa đề bài Cáo:

Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo

- Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để chỉ chung người trung Quốc.

- Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành tổ).

- Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo.

II. PHÂN TÍCH

1. Nêu luận đề chính nghĩa:

- Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước:

+ Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân.

+ Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

+ Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố

Văn hiến Ðịa lý Phong tục tập quán Các triều đại chính trị Hào kiệt Truyền thống lịch sử vẻ vang

Những quan niệm của Nguyễn Trãi trong bài Cáo về Nhân nghĩa, Dân, Nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa phát triển của truyền thống yêu nước, phù hợp với đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời. Những quan niệm này, so với trước, đã có nhiều biến đổi, phát triển do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử.

2. Vạch trần tội ác giặc:

Các nhà nghiên cứu xem đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Ðại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hàihòa giữa những hình ảnh mnag tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cu, sinh động.

3. Tổng kết quá trình kháng chiến:

a. Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu kháng chiến

Tập trung miêu tả hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khái quát toàn vẹn nưng phẩm chất tiêu biểu nhất của con người yêu nước ở thế kỷ XV. Những đặc điểm của con người yêu nước trong văn học thời kỳ này thường có đặc điểm sau:

- Xuất thân bình thường:

Ta đây

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

- Có tấm lòng căn thù giặc sâu sắc:

Ngẫm thù lớn há đội trời

Căm giặc nước thề không cùng sống

- Khở đầu gặp nhiều khó khăn nhưng luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì:

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn

Ta gắng chí khắc phục gian nan

- Biết tập hợp, đoàn kết toàn dân:

Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Biết sử dụng chiến lược, chiến thuật tài tình:

Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều - Biết nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoạt động:

Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân mà thay cường bạo

Có thể nói, Lê Lợi chính là hình ảnh tiêu biểu của những con người yêu nước dám hy sinh quên mình đứng dậy chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.

b. Miêu tả quá trình kháng chiến

- Ở đây, ta không tìm thấy những anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trong các tác phẩm anh hùng ca của Hy Lạp cổ đại. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng, những người mà trước kia văn học bác học chưa quan tâm đi sâu, khai thác

- Tuy nhiên, đối với tướng giặc, tác giả lại miêu tả đầy đủ, cụ thể từng gương mặt, họ tên, chức tước và tư thế thất bại của từng tên một.

- Cách sử dụng liệt kê ngày tháng thể hiện rõ nhịp độ dồn dập của những trận chiến thắng.

4. Tuyên bố hòa bình, xây dựng vương triều mới:

- Nhịp thơ dàn trải, trang trọng

- Khẳng định thế thịnh suy tất yếu 

Tác giả Nguyễn Trãi sinh năm 1380 quê ở Chí Linh Hải Dương là bậc kì tài về chính trị, quân sự, văn học từng theo Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước nhà. Về sự nghiệp văn chương ông có nhiều tác phẩm lớn như Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Quốc Âm Thi Tập, ức Trai Tập… bài “Bình Ngô Đại Cáo” là một thiêng cổ hùng văn của lịch sử trung đại nhất là đoạn một của tác phẩm đã nói lên gần hết mục đích bài cáo.

Cáo là thể văn để thông báo về những việc của đất nước gồm hai loại cáo thường và đại cáo. “Bình Ngô Đại Cáo” thuộc loại đại cáo được Nguyễn Trãi viết sau khi đánh bại quân Minh. Đoạn một bài cáo là chủ đề tác phẩm được viết như sau:

”Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Nước non bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;

Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét.

Chứng cứ còn ghi. “

Nói về đoạn một giống như bốn đoạn khác của bài cáo được viết theo lối biền ngẫu vần đối với nhau, mỗi câu dài ngắn khác nhau để thể hiện được chất hào khí. Ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra

”Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Như vậy việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là yên dân và trừ bạo. Yêu dân chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như vậy dân có yên thì nước mới ổn thật sự phù hợp với hoàn cảnh đất nước mới đánh đuổi giặc Minh. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý lấy dân làm gốc cho đến nay nước ta cũng làm như vậy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là trừ bạo, bạo chính là quân nhà Minh, bọn gian tà bán nước cầu vinh chuyên đi hà hiếp nhân dân. Hai việc này tưởng như khác nhau nhưng lại rất có liên quan vì nếu không yên dân tất cường bạo khó yên nên hai việc này được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc.

Luận đề chính nghĩa của Nguyễn Trãi có sự nhân đạo và cả cho trị nước vốn là hai việc ông luôn muốn làm.Đoạn tiếp theo cũng là nội dung được nhấn mạnh của bài cáo chính là nền độc lập. Nền độc lập Nguyễn Trãi đã khẳng định nền độc lập qua các câu sau:

”Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Nước non bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có. “

Nền độc lập của ta được Nguyễn Trãi liệt kê ra năm yếu tố thứ nhất là nền văn hiến, mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có nền văn hiến riêng của mình từ văn hoá, xã hội, lịch sử tất cả đều khác và có nét riêng của mình như để khẳng định nền văn hiến đã có từ lâu không phải ai cũng có được. Thứ hai chính là cương thổ là núi, sông, đồng ruộng, biển cả đã được chia rõ ràng. Thứ ba là phong tục tập quán cũng như văn hoá nỗi miền Bắc và Nam. Ở đây là nhấn mạnh Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn. Thứ tư là triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền và thứ năm chính là nhân tài, là con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Từ năm yếu tố Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia so với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, thật sự hay hơn về nội dung và đầy đủ, toàn diện hơn về một bản tuyên ngôn độc lập. Phần còn lại là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất.Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một - cũng như là bài cáo - chính là thể văn biền ngẫu được Nguyễn Trãi viết rất tài tình như câu:

”Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương”

Bốn triều đại mạnh nhất của ta với bốn triều đại hùng mạnh của Trung Quốc chứng tỏ ta chẳng hề thua kém gì chúng.

Đoạn trích đặt ở đầu bài cáo thể hiện được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta qua việc khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình.

Đoạn mở đầu là một sự thành công của Nguyễn Trãi là sự mở đầu của một áng văn thiêng cổ như ‘Bình Ngô Đại Cáo” giúp ta khẳng định các nội dung chính của bài cáo. Sự thành công rực rỡ của bài cáo không thể thiếu đoạn mở đầu. Từ đó đem lại sự tự hào cho dân tộc ta từ thời đại của Nguyễn Trãi cho đến tận ngày nay

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro