nguyen van hien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu20 trình bày cách phân loại và kí hiêu thép cac bon?

*Phân lại theo tổ chức tế vi và hàm lượng C trong giản đồ Fe-C:

     _thép trước cùng tích:%C <0.8% _có các tổ  chức peclit  và pherit, loại này có đọ dẻo cao.

     _ thép cung tích:%C =0.8% _ có tổ chức peclit.

     _thép sau cung tích:%C > 0.8%_ có tổ chức peclit và xêmentít, độ cứng cao.

*Phân loại theo hàm lượng cacbon:

    _ thép cacbon thấp: %C < 0,25%. Có độ dẻo cao.

    _ thép cacbon trung bình: %C = ( 0,25% -> 0,5% ).

    _ thép cacbon cao :%C >0.5%, độ dẻo thấp,độ cứng cao.

*Phân loại theo phương pháp luyện kim:

    _Thép luyện trong lò chuyển: chất lượng không cao, hàm lượng cacbon không chính xác.

    _ thép luyện trong lò mac tanh: chất lượng cao hơn thép luyện trong lò chuyển.

    _ thép luyện trong lò điện: khử được tạp chất đến mức thấp nhất, chất lượng cao nhất.

    _ căn cứ vào phương phấp khử oxy chia ra làm hai loại: thép sôi và thép lắng. thép sôi cóp chất lượng kém hơn do có nhiều rỗ khí.

*Phân loạin theo công dụng:

    _thép cacbon thường: loại này cơ tính không cao, dùng để chế tạo các chi tiết,cơ cấu chịu tải trọng nhỏ trong xây dưng hay giao thông.

 Chia làm 3 nhóm:A,B,C.

Nhóm A đánh giá dựa theo cơ tính: ký hiệu: CT kèm theo chỉ số độ bền kéo.

Nhóm B được đặc trưng bằng thành phần hoá học, nhóm C đặc trưng cho cả cơ tính và thành phần hoá học.

Ký hiệu nhóm B và C như nhóm A nhưng them vào trước chữ  B hoặc C để phân biệt

Nếu là thép sôi thì them vào phía sau chữ S, còn nếu là thép lắng thì thêm vào phía sau chữ n.

_Thép cac bon kết cấu: loại này có lượng tạp chất thấp, hàm lượng cacbon chuẩn xác, cơ tính cao hơn thép CT, dùng để chế tạo các chi tiết chịu lực trọng cao.

Ký hiệu là C kèm theo hàm lượng C tính theo phần vạn

_Thép cac bon dụng cụ là loại thép có hàm lượng cacbon cao ( 0.7%->1.3%).Hàm lượng S và P thấp( <0,025%), chịu nhiệt thấp (250->350 độ) nên chỉ được dùng để chế tạo các dụng cụ cắt có tốc độ thấp : đục, dũa, các loại khuôn, chi tiết cần độ cứng. Ký hiệu : CD kèm theo hàm lượng cacbcon tính theo phần vạn.

Câu 21: trình bày phân loại và ký hiệu gang?

*Phân loại theo giản đồ trạng thái Fe-C:

_Gang trước cùng tinh:%C <4,43% loaị này có độ cứng thấp.

_Gang cùng tinh:%C = 4.43%.

_Gang sau cùng tinh: %C > 4.43% loại này có độ cứng cao nhưng dòn.

*Phân loại theo tổ chức và cấu tạo:

Do công nghệ nấu và cách làm nguội:

_Nếu C tồn tại ở dạng Fe3C thì gọi là gang trắng, loại này rất cứng, không cắt gọt được. đúc các chi tiết chịu mài mòn không qua gia công cắt gọt.

_Nếu C ở dạng graphit thì gọi là gang graphit, loại này chia thành 3 nhóm: gang xám, gang cầu, gang dẻo.

+ Gang xám: tổ chức graphit trong gang có dạng tấm. Có độ bền nén cao, chịu mài mòn, tính đúc tốt, giảm rung động dùng để đúc các chi tiết cơ bản lớn, phức tạp như thân máy, bệ máy, vỏ hộp tốc độ, vỏ động cơ. Ký hiệu : GX kèm theo độ bền kéo và độ bền uốn.

+ Gang cầu: có tổ chức như gang xám nhưng graphit có dạng hình cầu. Loại này có độ bền cao hơn gang xám nhiều, độ dẻocao, cơ tính gần như thép, có thể thay thế thép trong 1 số trường hợp dùng để chế tạo các chi tiết trung bình và lớn với hình dạng phức tạp như trục khuỷu, trục cán,… Kỳ hiệu: GC kèmtheo 2 chỉ số độ bèn kéo và độ dãn dài tương đối.

+ Gang dẻo: đượ chế tạo từ gng trứng theo phương pháp ủ để phân huỷ Fe3C thành graphit có dạng cụm tạo nên độ bền và độ dẻo gần bằng thép. Gang dẻo còn được gọi là gang rèn, do có độ dẻo cao nên được dùng để chế tạo các chi tiết nhỏ, chịu va đập thành mỏng trong công nghệ ôtô… ký hiệu: GZ kèm theo 2 chỉ số là độ bền kéo và độ dãn dài tương đối.

Câu 22: phân loại và ký hiệu thép hợp kim?

_Phân loại theo thành phần hợp kim có trong thép:

    +Thép hợp kim thấp: tổng % hợp kim đưa vào < 2,5%.

    + Thép hợp kim trung bình: tổng % hợp kim đưa vào =(2,5 ->10%).

    + Thép hợp kim cao: tổng % hợp kim đưa vào >10%.

 + phân loại theo các nguyên tố hợp kim chủ yếu: thứp Si, thép Mn…

_Phân loại theo công dụng:

    + thép hợp kim kết cấu: trên cơ sỏ thép cacbon kết cấu (C=0,1-0,85%) có thêm các nguyên tố hợp kim với hàm lượng thấp: nhóm thấm C( C<0,25%). Thép hoá tốt có C=0,3-0,5%, nguyên tố chủ yếu là Si và Mn khoảng 1-2%, tính nhiệt luyện tốt. Thép lò xo C=0,5-0,7% có tính đàn hồi cao. Thép vòng bi có hàm lượng C khoảng 1%nguyên tố hợp kim chủ yếu là Cr(0,5-1,5%) hàm lượng P và S rất thấp. Thép hợp kim kết cáu là loại thép dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng cao, cần độ cứn, chịu mài mòn hay tính đàn hồi cao.

   +Thép hợp kim dụng cụ: là loại thép cần có độ cứng cao sau khi nhiệt luyện, chịu nhiệt và mài mòn cao. Hàm lượng C trong thép hợp kim dụng cụ từ 0.7-1,4% các nguyên tố cho vào Cr, W, Si, Mn. Dùng để chế tạo dụng cụ cắt có tốc độ và nhiệt độ  thấp như cưa, dũa, đục, ta rô, bàn ren… một số thép hợp kim dụng cụnhư thép ổ lăn, thép gió, chịu nhiệt tốt dùng để chế tạo các dụng cụ cắt có tốc độ cắt cao.

   +Thép hợp kim làm khuôn: loại làm khuôn dập nóng, loại làm khuôn dập nguội.

   +Thép hợp kim đặc biệt: có tính chất đặc biệt như chịu nhiệt, không gỉ. thép kỹ thuật điện,…

Câu 45: Các dạng khuyết  tật của sản phẩm đúc?

    *Khuyết  tật đuc là sự sai lệch về hình dáng, kích thước, trọng lượng, hình dáng bên ngoài, tính chất của vật đúc so với yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.

      1. sai lệch về hình dáng, kích thước, khối lượng

           _ Thiếu hụt: hình dáng vật đúc không đầy đủ, nguyên nhân do trọng lượng kim loại  trong thùng rót không đủ, rót không đều, nhiệt độ rót thấp, dộ điền đấy khuôn của kim loại không tốt, kim loại chảy ra ngoài do ráp khuôn không chặt làm lỗ hơi không tốt nên áp lực trong khuôn tăng cao, kích thước hệ thống rót quá bé, thành vật đúc mỏng,..

            _ Lệch: là sự xê dịch giữa phần này so với phần kia của vật đúc do ráp khuôn hoặc lắp lõi hoặc do đặt mẫu khi làm khuôn không chuẩn

            _ Ba via: là phần thừa ra không có trong bản thiết kế. Ba via thường hình thành ở những chõ ráp khuôn, dọc theo đường gối lõi hoặc những khe hở giữa những phần riêng rẽ của khuôn do kích thước ở những chỗ ráp khuôn không đúng hoặc khi ráp khuôn không chính xác.

           _ Lồi: là phần dầy ra của vật đúc do khi đầm khuôn chặt không đều bị tác dụng tĩnh của kim loại lỏng đẩy ra.

           _ Vênh: là sự sai leechj về hình dạng và kích thước của vật đúc khi đông đặc do ứng suất bên trong vật đúc hoặc do mẫu bị vênh, khuôn không đủ chắc…

           _ Sứt: là hình dạng kích thước vật đúc bị hỏng do quá  trình dỡ khuôn, cắt ba via, đậu ngót, đậu hơi, vận chuyển vật  đúc

           _ Sai kích thước: là kích thước của vật đúc tăng hoặc giảm so với kích thước bản vẽ do mẫu không, hộp lõi không chính xác, lắp khuôn không chuẩn.

           _ Sai lệch khối lượng là sự sai lệch quá giới hạn cho phép của vật đúc.

 2. khuyết  tật mặt ngoài

      _ Cháy cát : Mặt ngaòi của vật đúc xù xì do tác dụng tương hỗ giữa vật liệu làm khuôn hay lớp sơn bề mặt với kim loại đúc. Nguyên nhân là do nhiệt độ rót cao, tính chịu nhiệt của vật liệu làm khuôn kém, hỗn hợp làm khuôn có độ hạt quá to, hệ thống rót tập trung quá mức, tạp chất  trong hỗn hợp làm khuôn nhiều, lớp sơn bề mặt không tốt.

      _ Khớp: Những  khe rãnh, vết lõm xuyên thấu hay trên bề mặt vật đúc có các mép tròn do kim loại khi đông đặc không dính vào nhau. Nguyên nhân do rót kim loại không đều, độ điền đầy của kim loại không cao do nhiệt độ rót thấp, thành phần kim loại có độ điền đầy khuôn kém, dẫn kim loại vào khuôn không tốt.

      _ Lõm: những chỗ lõm vào có hình dạng khác nhau trên bề mặt vật đúc do vỡ khuôn. Nguyên nhân do đầm chặt không đều, độ ẩm của hỗn hợp làm khuôn không đều, hệ thống rót không đúng nên làm lở khuôn.

      _ Ria: những đường nổi lên trên bề mặt vật đúc do kim loại chui vào những khe nứt của khuôn và lõi. Nguyên nhân do hỗn hợp làm khuôn không đúng nên khi sấy bị nứt.

     _giọt hạt: là những hạt kim loại trên bề mặt vật đúc, xảy ra khi đúc hợp kim thiếc và  hợp kim chì.

     _ Vẩy: là lớp ôxit trên bề mặt vật đúc do tiếp xúc với môi trường khí lò khi nhiệt luyện.

     _ Xước: là sự hư hỏng mặt ngòai của vật đúc do khi dỡ khỏi khuôn, cắt hệ thống rót, vận chuyển.

3. Nứt

     _ nguyên nhân  gây ra nứt là do ứng suất dư. Nguyên nhann của ứng suất dư là do độ co của vật đúc không đều. do sự thay đổi kim loại tuừng phần của vật đúc khác nhau.

        + nứt nóng: nứt nóng tạo nên ở nhiệt độ cao, nứt nóng là những vết nứt thẳn hoăc cón, xuyên suốt hoặc không hết chiều dsỳ vật đúc mà bề mặt ngoài của vật đúc bị ôxi hoá. Nứt nóng sinh ra khi kim laọi lỏng co lại bị kìm hãm. Hợp kim co chiều dài nhỏ ở nhiệt độ cao thì ít bị nứt nóng.

        + nứt nguội: là những vết nứt thẳng hoăc cong xuyên suốt hoặc không hết chiều dày vật đúc. Bềmặt vết nứt không bị ôxi hoá nên sạch. Nứt nguội sinh ra do ứng suất dư bên trong vật đúc ở nhiệt độ thấp.

4. Những lỗ hổng trong vật đúc

  A, rỗ khí: là những lỗ nhỏ trenn bề mặt hoặc trong vật đúc do khí tan trong kim loại lỏng không kịp thoát ra ngoài khi kim loại lỏng đông đặc.

  B rỗ co: là những lỗ nhỏ sần sùi trên bề mặt hoặc trong vật đúc. Nguyên nhân là do cấu tạo của khuôn không đúng làm cho kim loại lỏng khi đông đặc co ngót nhiều.

5. Lẫn tạp chất

     _ Lẫn xỉ: lỗ hổng bên ngoài hoặc bên trong vật đúc có xỉ

     _ Lẫn cát: những lỗ hổng hở hoặc kín trênn vật đúc chứa đầy hoặc một phần hỗn hợp làm khuôn.

     _ Lẫn tạp chất phi kim loại là những phần tử tế vi phi kim ở trong kim loại vật đúc hình thành trong quá trình nấu hoặc rót do các nguyên tố hoặc hợp chất hoá học của chúng tác dụng với nhau tạo thành.

     _ Lẫn hạt là những hạt kim loại nhỏ đông đặc riêng không dính với vật đúc nằm lẫn trong vật đúc

6 . Sai tổ chức

    _Sai cỡ hạt: do làm nguội không đúng cách.

    _ biến trắng: là những chỗ cứng không gia công được ở những phần khác nhau của vật đúc do những tổ chức cứng hình thành khi làm nguội nhanh.

    _ thiên tích: là sự không đông nhất về thành phần hoá học giữa những phần khác nhau của vật đúc.

    _ sai cấu trúc: sai lệch về hình dạng, số lượng, cấu trúc kim loại do làm nguội không đúng.

7, Sai thành phần hoá học và cơ tính

  _ Sai thành phần hoá học: do tính phối liệu không đúng.

  _ sai cơ tính:L do thành phần hoá học không đúng hoặc sai  tốc độ nguội

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro