nguyenha39

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 39 : trình bày hệ thống các công cụ chủ yếu để nhà nước ta thực hiện vai trò quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ?

* Kế hoạch và thị trường : nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải sử dụng 2 công cụ quản lý kinh tế cơ bản là : kế hoạch và thị trường. Việc sử dụng 2 công cụ này không thể tách rời nhau mà là sự vận dụng tính kế hoạch để điều tiết thị trường và vận dụng các quy luật của thị trường nhằm quản lý phát triển nền kinh tế theo kế hoạch.

* Thành phần kinh tế nhà nước : Đây là thành phần kinh tế có vai trò quyết định nhất, để quản lý 1 nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN, các thành phần này có vai trò mở đường và hỗ trợ các thành phần khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế. Nhờ thành phần này mà nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế, thực hiện những mục tiêu kinh tế, XH do kế hoạch đề ra.

* Hệ thống pháp luật : nhà nước phải sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ điều tiết hoạt động của các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, phát huy mặt tích cực và ngăn chặn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, điều tiết hoạt động kinh tế đối ngoại sao cho nền kinh tế không bị lệ thuộc vào nước ngoài. Việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đối với đất nước ta là 1 quá trình lâu dài vì thị trường luôn biến động nên hệ thống pháp luật cũng phải bổ xung hoàn chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Tài chính : Tài chính là 1 phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, đó là 1 hệ thống các quan hệ nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình phân phối để hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm phát triển nền sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tài chính có 2 chức năng là : phân phối và giám sát.

- Chức năng phân phối :

Phân phối lần đầu : diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất với mục đích là để hình thành nên các quỹ tiền tệ và các khoản thu ban đầu dưới hình thức tiền tệ cho các tổ chức và các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất vật chất.

Phân phối lại : Quá trình này diễn ra cả ở trong lẫn ngoài lĩnh vực sản xuất nhằm vào 3 mục đích :

- Bổ xung thêm nguồn nhu cầu cho nguồn ngân sách nhà nước :

+ hình thành thu nhập cho các ngành không sản xuất vật chất.

+ điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt chênh lệch giầu nghèo trong XH.

- Chức năng giám sát : Tài chính sẽ thông qua đồng tiền để giám sát việc quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ mục đích là để khuyến khích các tổ chức kinh tế và các cá nhân sử dụng các quỹ tiền tệ 1 cách có hiệu quả khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ kế toán, chống tham ô, lãng phí và thực hiện tiết kiệm.

* Tín dụng : Phản ánh quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn dỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc có hạn, hoàn trả cả vốn lẫn lợi tức. Tín dụng có 2 chức năng :

- Chức năng phân phối : huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn dỗi, phân tán trong xã hội để cho các nhân dân thuộc mọi thành phần kinh tế và nhân dân vay đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

- chức năng giám sát : kiểm soát người vay sử dụng vốn sao cho đúng nguyên tắc tài chính và đạt hiệu quả kinh tế cao.

* Tiền tệ và lưu thông tiền tệ : Bản chất của lưu thông tiền tệ là sự vận động liên tục của tiền tệ khi lấy sự trao đổi hàng hóa làm tiền đề lưu thông hàng hóa là cơ sở của lưu thông tiền tệ và quyết định lưu thông tiền tệ, số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông phải được xác định trên cơ sở lưu thông hàng hóa.

* Chính sách kinh tế đối ngoại : Là 1 bộ phận của kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế của 1 quốc gia nhất định với các quốc gia khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở, phát triển của LLSX và phân công lao động quốc tế việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm :

- Thức đẩy sự giao lưu kinh tế giữa trong nước với khu vực và thế giới,

- Tranh thủ được những lợi thế bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước.

- Góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm thu nhập cho người lao động góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro