NHÀ CÔNG NGHIỆP - NHÀ DÂN DỤNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHÀ CÔNG NGHIỆP – NHÀ DÂN DỤNG

Nhàcông nghiệp:

Khái niệm:

 Nhà và các công trình trên mặt mỏ để đặt các trang thiết bị để thực hiện  các quy trình công nghệ của mỏ thì được gọi là nhà công nghiệp.

- Kích thước kết cấu và vị trí của nó phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất, thông số của thiết bị đã chọn, định mức xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và sử dụng công trình.

Trong các nhà công nghiệp, quy trình sản xuất thường có những đặc điểm: thiết bị máy móc đa dạng, nặng, cồng kềnh. Phát sinh tải trọng động do thiết bị, máy móc vận hành. Sử dụng thiết bị vận chuyển như cầu trục có sức trục tới hàng chục, hàng trăm tấn. Phát sinh ra nhiều nhiệt thừa, chất độc hại, bụi.

1.Yêu cầu về giải pháp cấu tạo và cấu trúc nhà công nghiệp:

Các đặc điểm của nhà công nghiệp có ảnh hưởng lớn đến giải pháp cấu tạo và kiến trúc nhà công nghiệp. Hợp lý cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+Phù hợp với yêu cầu và chức năng của nhà: đặc điểm dây chuyển sản xuất, bố trí thiết bị, tổ chức giao thông vận chuyển trong nhà.

+ Phù hợp với địa hình về mặt vận tải.

+ Đáp ứng quan hệ sản xuất của mỏ với các khu vực khác.

+ Bền vững dưới tác dụng của tải trọng động, tĩnh lâu dài và tạm thời.

+ Đảm bảo khả năng chịu lửa, độ bền của kết cấu phù hợp với vốn đầu tư, yêu cầu kinh doanh. Có khả năng chống ăn mòn và xâm thực.

+ Phù hợp với các tổ chức vi khí hậu trong phòng.

+ Đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hoá xây dựng để đơn giản trong thiết kế và chế tạo, xây lắp, sửa chữa, đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Phù hợp với yêu cầu thẩm mĩ. kiếm trúc của toà nhà.

+ Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và tiêu chuẩn môi trường.

+ Có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hợp lý.

1.Phân loại nhà công nghiệp:

A,Theo mục đích sử dụng.

- Nhà 1 mục đích: thường xuyên gắn bó  với 1 dây chuyền sản xuất nhất định.

- Nhà linh hoạt: dễ dàng thay đổi thoả mãn yêu cầu sản xuất.

- Nhà vạn năng: dễ dàng đáp ứng nhiều loại sản xuất và yêu cấu thay đổi công nghệ sản xuất.

B,Theo kết cấu chịu lực.

- Nhà khung chiu lực.

- Tường chịu lực

- Bán khung (khung không hoàn toàn)

- Kết cấu không gian

a.Theo vật liệu.

- Nhà bằng gỗ

- Nhà bằng thép

- Nhà bằng bê tông cốt thép

- Nhà hỗn hợp

a.           Theo tầng.

Nhà 1 tầng

Nhà nhiều tầng

b.Theo dạng mái.

- Nhà mái bằng

- Nhà 1 mái chéo

- Nhà 2 mái chéo

- Nhà mái răng cưa

c.Theo bình đồ.

- Nhà hình chữ nhật

- Nhà hình chữ L

- Nhà hình chữ U

d.Theo số nhịp

- Nhà 1 nhịp

- Nhà nhiều nhịp

2.Các thông số cơ bản của nhà công nghiệp:

a.Nhà 1 tầng.

- Nhịp của khẩu độ (L) là khoảng cách giữa 2 trục phân dọc của nhà.

- Bước cột (b) là khoảng cách giữa 2 trục phân ngang của nhà.

- Chiều cao nhà (h) là khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới của khoảng cách mang lực mái.

- Trong trường hợp nhà có sử dụng cầu trục, chiều cao nhà được xác định:

h= h1 + h2

h1 – khoảng cách từ mặt nền đến đỉnh ray cầu trục.

h2 – khoảng cách từ đỉnh ray cầu trục đến mép dưới của khoảng cách lực mái.

b.Nhà nhiều tầng

Ngoài thông số như của nhà 1 tầng, nhà nhiều tầng còn có:

+ Chiều cao tầng (ht) là khoảng cách từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên liền kề.

+ Chiều cao thông thuỷ (htt) là khoảng cách từ mặt sàn tầng dưới đến mép dưới dầm sàn hoặc mép dưới sàn tầng trên.

3, Cơ sở lựa chọn giảp pháp kết cấu chịu lực nhà công nghiệp:

- Giải pháp kết cấu lựa chọn nhà công nghiệp là rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng riêng. Kết cấu chịu lực nhà công nghiệp nói chung thường làm bằng gạch, đá, gỗ, bê tông cốt thép, thép hoặc hợp kim. Gần đây làm bằng chất dẻo.

- Khi lựa chọn giải pháp KC chịu lực cần dựa trên yêu cầu về không gian cho công nghệ sản xuất: chiều rộng, chiều cao, nhịp, bước cột, dựa vào trị số và đặc điểm tải trọng tác dụng lên khung, các thông số về môi trường không khí trong phóng sản xuất. Các yêu cầu về độ bền vững của ngôi nhà. Khả năng biểu hiện kiến trúc của kết cấu và yêu cầu kinh tế xây dựng.

-Kinh nghiệm xây dựng nhà công nghiệp cho thấy: với nhà có nhịp nhỏ (đến 12m) ít tầng khi tải trọng tác động lên nhà không lớn thì có thể dùng kết cấu tường chịu lực hoặc khung không hoàn toàn. Khi tải trọng lớn có thể sử dụng kết cấu khung chịu lực bằng BTCT hoặc thép. Với các nhà có nhịp trung bình 12-30m thông thường sử dụng kết cấu khung chịu lực BTCT hoặc bằng thép là hợp lý nhất. Đối với nhà nhiều tầng khi tải trọng trên sàn lớn hơn 1200kg/m2 thì nên dùng kết cấu khung sàn có dầm, khi nhà công nghiệp 1 tầng có lưới cột lớn (hơn 30m) nên dùng kết cấu khung bằng thép hoặc kết cấu không gian.

- Những chú ý khi lựa chọn vật liệu để làm khung chịu lực:

+ Kết cấu BTCT có độ bền vững cao, không cháy, biến dạng không đáng kể, tiết kiệm thép. Ít bị xâm thực đối với hoá chất và chi phí bảo quản trong quá trình sử dụng không lớn. Trong những năm gần đây do sử dụng cốt thép ứng lực trước nên đã tăng được khả năng chịu lực của kết cấu , giảm chi phí thép, mở rộng phạm vi ứng dụng của kết cấu, cho phép vượt qua được những nhịp nhỏ.

+ Kết cấu thép có khả năng chịu lực cao, trọng lượng riêng nhẹ hơn BTCT, khả năng công nghiệp hoá cao, xây dựng cao, dễ gia công, vận chuyển và lắp ghép. Ngoài ra còn có tính đồng nhất cao, khả năng chịu lực do tác động của nhiệt cao, có khả năng kéo và nén tương tự nhau nên dễ tính toán. Nhược điểm cơ bản là dễ bị ăn mòn do hoá chất, biến dạng ở nhiệt độ cao. Kết cấu thép có nhiều ưu điểm do vậy được sử dụng rộng rãi trong các ngành cơ khí, công nghiệp và luyện kim. Kết cấu thép được sử dụng hợp lý nhất trong các trường hợp sau:

*Nhịp nhà lớn hơn 30m.

*Bước cột lớn hơn 12m.

*Trong các nhà có tải trọng động lớn.

*Trong nhà có phát sinh nhiệt thừa.

*Khi chiều cao nhà 1 tầng lớn hơn 14m.

*Nhà có cầu trục lớn hơn 50tấn.

*Nhà có 2 tầng cầu trục hoặc 1 tầng cầu trục nhưng chế độ làm việc nặng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro