Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

<P>quy trình vận hành <BR>thiết bị lò hơi sg-130-40-450</P>

<P>phạm vi áp dụng quy trình</P>

<P>Điều 1:  Những người sau đây phải thuộc và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình nhằm đảm bảo sản xuất an toàn và có hiệu quả cao :<BR>-Các nhân viên trực ban vận hành thuộc phân xưởng lò .<BR>-Trưởng kíp vận hành lò .<BR>-Trưởng ca vận hành .</P>

<P>Điều 2:  Những người nắm vững và đôn đốc thực hiện :<BR>-Chánh, phó quản đốc phân xưởng lò .<BR>-Kỹ thuật viên vận hành phân xưởng lò .<BR>-Trưởng, phó phòng kỹ thuật.<BR>-Kỹ thuật viên lò phòng kỹ thuật .<BR>-Trưởng phòng an toàn và cán bộ an toàn lò .<BR>-Phó giám đốc kỹ thuật .</P>

<P>Điều 3: Những người có liên quan thuộc phân xưởng lò và các đơn vị hữu quan khác phải nghiên cứu để biết và phối hợp thực hiện công tác được tốt </P>

<P>phần 1<BR>quy trình nhiệm vụ</P>

<P>I . nguyên tắc chung</P>

<P>Điều 4 : Công nhân vận hành phải là những người đã qua huấn luyện 3 bước, đủ trình độ đảm nhận chức danh và được kiểm tra đạt yêu cầu. </P>

<P>Điều 5:Công nhân vận hành sau khi nghỉ hay làm việc khác không đi ca, khi trở lại đi ca phaỉ thực hiện các quy định sau đây:<BR>-Nghỉ từ 15 đến 30 ngày: Tối thiểu đi một ca tìm hiểu tình hình vận hành.<BR>-Nghỉ trên một tháng đến ba tháng: Tối thiểu đi 3 ca để tìm hiểu tình hình vận hành.<BR>-Nghỉ trên ba tháng phải được học và thực tập lại chức danh, kiểm tra đạt yêu cầu mới được tiếp tục công tác.</P>

<P>Điều 6: Hàng năm phải được kiểm tra lại quy trình một lần. Khi vi phạm quy trình nghiêm trọng hoặc gây ra sự cố chủ quan cũng phải học và kiểm tra lại quy trình đạt yêu cầu mới tiếp tục được công tác.</P>

<P>Điều 7 : Các chức danh vận hành của Phân xưởng Lò có 13 chức danh cụ thể như sau:<BR>1- Trưởng kíp                            8- Quạt khói- Xả tro<BR>2- Lò trưởng                              9- Bao hơi<BR>3- Lò phó trong                        10- Trạm bơm<BR>4- Lò phó ngoài                        11- Trạm xỉ<BR>          5- Chọc than                             12- Tram tro<BR>          6-  Máy nghiền                         13- Trạm Dầu đốt- Cứu hoả- Sinh hoạt<BR>          7- Quạt gió- Ra xỉ <BR>Điều 8: Khi trực ca phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy định  đã được ban hành và các mệnh lệnh của cấp trên.<BR>Mệnh lệnh trực tiếp của của chánh, phó quản đốc, kỹ thuật viên vận hành phải báo cáo với trưởng kíp, trưởng ca và thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu trưởng kíp, trưởng ca không cho phép thực hiện thì phải báo cáo lại cho người ra lệnh biết.<BR>Nhân viên vận hành khi nhận được một mệnh lệnh sai, nếu thực hiện sẽ gây hư hại tới thiết bị hoặc nguy hiểm tới tính mạng con người thì được phép chống lệnh và bản thân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước điều đó.</P>

<P>Điều 9: Không được đi hai ca liên tiếp . Khi chưa có người thay ca tuyệt đối không được bỏ vị trí công tác. Cấm làm việc riêng, đọc sách báo, ngủ gật trong giờ trực ca </P>

<P>Điều 10 : Không cho thợ sửa chữa không có phiếu công tác vào làm việc ở vị trí mình phụ trách. Khi có phiếu công tác phải thực hiện hoàn chỉnh  các biện pháp an toàn mới cho tiến hành sửa chữa. Khi sửa chữa xong, yêu cầu thu dọn sạch sẽ hiện trường và kiểm tra xem có đủ chi tiết như cũ không rồi tiến hành giải trừ biện pháp an toàn, làm thủ tục chạy thử nghiệm thu, ghi chép tình hình vào nhật ký vận hành. Nếu thiết bị tốt thì báo cáo và đưa vào dự phòng hoặc vận hành.</P>

<P>Điều 11: Trường hợp sửa chữa không có phiếu công tác thì phải được sự đồng ý của trưởng ca, trưởng kíp và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, nghiệm thu  như khi có phiếu công tác và ghi chép đầy đủ vào nhật ký vận hành .</P>

<P>Điều 12: Khi trực ca phải theo dõi kiểm tra các thiết bị do mình phụ trách, các đồng hồ và các thiết bị đo lường. Khi thấy làm việc không chính xác phải báo cáo ngay cho người phụ trách biết và yêu cầu sửa chữa kịp thời để bảo đảm thiết bị làm việc an toàn kinh tế.</P>

<P>Điều 13: Không cho người không có trách nhiệm vào nơi mình phụ trách. Muốn thăm quan, thực tập phải được phép của trưởng ca hoặc phân xưởng và yêu cầu phải có người hướng dẫn. Các hồ sơ tài liệu khi sử dụng phải bảo quản cẩn thận, không để mất mát, thất lạc hoặc cho người không có chức năng mượn .</P>

<P> Điều 14: Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật khi hệ thống mình phụ trách bị hư hỏng do sự cố chủ quan gây ra.</P>

<P>Điều 15: Thực hiện sử dụng tốt các ngày H để ôn quy trình, học chuyên đề kỹ thuật, diễn tập sự cố, vệ sinh công nghiệp và họp ca, kíp.</P>

<P>II. nhiệm vụ trước khi nhận ca</P>

<P>Điều 16: Nhân viên vận hành phải vào nhà máy trước giờ nhận ca 30 phút để kiểm tra nắm vững tình hình thiết bị, hiện trường, xem sổ sách, thông số, nhật ký vận hành nắm phương thức vận hành và hội ý kíp.                                 </P>

<P>Điều 17: Kiểm tra trước khi nhận ca, nếu còn điều gì chưa rõ ràng hoặc công việc gì chưa hoàn tất thì yêu cầu trực ban đương nhiệm giải thích rõ và hoàn thành nốt các công việc trong thời gian còn lại để giao ca.                                        </P>

<P>Điều 18: Khi hội ý các nhân viên phải báo cáo tình hình thiết bị và hiện trường quản lý cho trưởng kíp biết. Trưởng kíp tổng hợp tình hình phổ biến phương thức vận hành, thông báo, nhắc nhở những điều cần chú ý.<BR>  <BR>III. giao nhận ca</P>

<P>Điều 19: Khi sự cố đang xảy ra không được giao nhận ca. Trường hợp cần thiết phải có ý kiến của trưởng ca hoặc phân xưởng mới được giao nhận ca.</P>

<P>Điều 20: Người giao ca bàn giao toàn bộ sổ sách, thiết bị và dụng cụ cho người nhận ca.nếu có mất mát, hư hỏng dụng cụ hoặc thiết bị không bình thường mới phát sinh sát giờ giao ca. Người giao ca phải ghi chép đầy đủ vào nhật ký để giao ca. Người nhận ca kiểm tra đầy đủ không có gì vướng mắc thì ký giao nhận ca, người nhận ca ký trước và chịu trách nhiệm từ thời điểm đó, người giao ca ký sau và hết nhiệm vụ.</P>

<P>Điều 21: Những vướng mắc trong việc giao nhận ca ở tất cả các cương vị sẽ do hai trưởng kíp cùng bàn bạc thống nhất có lý, có tình trên cơ sở đảm baỏ an toàn cho con người và thiết bị làm việc liên tục và kinh tế.<BR>Nếu hai trưởng kíp không thống nhất được thì tuỳ theo các trường hợp cụ thể mà do trưởng ca hoặc phân xưởng quyết định.</P>

<P>IV. khi trực ca</P>

<P>Điều 22: Nhận ca xong phải tiến hành làm việc ngay. Trong giờ trực ca phải kiểm tra theo dõi thiết bị theo quy định và điều chỉnh kịp thời đảm bảo thông số ổn định trong phạm vi vận hành cho phép. Ghi chép cụ thể kịp thời diễn biến của thiết bị trong ca vào nhật ký vận hành.</P>

<P>Điều 23: -Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ phiếu công tác theo quy định.<BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh lịch đổi thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy đã ban hành. <BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ kiểm tra, bảo dưỡng đối với thiết bị vận hành và dự phòng.</P>

<P>Điều 24:  Trong ca  chịu trách nhiệm toàn bộ các thiết bị, kết cấu xây dựng lắp đặt tại hiện trường mình quản lý. Nếu phát hiện thấy sự mất mát hoặc thay đổi mà chưa  ghi chép trong nhật ký thì phải báo cáo ngay cho trưởng kíp và phân xưởng biết và ghi chép vào nhật ký vận hành.</P>

<P>Điều 25:  Khi có sự cố lớn hoặc hoả hoạn xảy ra thì tất cả các nhân viên trong ca phải phục tùng nghiêm túc, khẩn trương các mệnh lệnh cuả trưởng ca , trưởng kíp nhằm nhanh chóng dập tắt sự cố hay hoả hoạn đồng thời tránh sao nhãng quản lý khu vực và vận hành thiết bị không xảy ra sự cố.<BR>V.  quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể <BR>của các chức danh vận hành</P>

<P>1. Trưởng kíp</P>

<P>Điều 26: Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của quản đốc phân xưởng. Chịu trách nhiệm trước Phân xưởng và Nhà máy, tổ chức và lãnh đạo kíp vận hành mà mình phụ trách, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.</P>

<P>Điều 27:  Khi đi ca, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng ca. Điều động và sắp xếp nhân lực, chỉ huy toàn bộ nhân viên trong kíp thực hiện tốt một ca sản xuất an toàn kinh tế.<BR>Khi nhận được lệnh trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật, Trưởng phòng kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên phân xưởng. Thì phải báo cáo Trưởng ca và thực hiện nghiêm chỉnh. Trong trường hợp không thực hiện được phải báo cáo lại cho người ra lệnh biết.</P>

<P>Điều 28:  Nếu nhân viên nào không chấp hành mệnh lệnh, quy trình, mà dẫn đến sự cố hư hỏng thiết bị hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người, thì trưởng kíp  báo cáo trưởng ca đề nghị đình chỉ công tác của nhân viên đó.<BR>- Điều động nhân viên trong kíp đi làm thêm ca, đi khác ca và các công tác khác theo yêu cầu của Phân xưởng và Nhà máy. Chủ động sử dụng có hiệu quả lực lượng trực sửa chữa để giải quyết các công việc phát sinh trong ca.    <BR>- Khi có người ốm đột xuất, bị đình chỉ công tác hoặc tai nạn lúc trực ca phải báo cáo ngay với trưởng ca và phân xưởng để điều người thay thế, đồng thời phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị đang vận hành mà người đó đang quản lý khi chưa có người thay thế. Báo Y tế hỗ trợ và cứu chữa kịp thời.</P>

<P>Điều 29: Nắm vững cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm riêng của từng lò, cấu tạo nguyên lý làm việc và vị trí thực tế của từng thiết bị trong hệ thống mình phụ trách.<BR>- Nắm được chế độ đốt cháy, công suất vận hành kinh tế và dựa vào chế độ gió của Hiệu chỉnh đưa ra cho từng lò mà phân phối phụ tải cho các lò đảm bảo lò vận hành an toàn kinh tế.<BR>- Phải thuộc và hiểu sâu các quy trình chức danh dưới quyền để đôn đốc các nhân viên thực hiện tốt.</P>

<P>Điều 30: Thực hiện tốt chế độ kiểm tra tổng thể hệ thống mình phụ trách 2 lần trong ca, lưu ý kiểm tra cụ ở các thiết bị đang có vấn đề kết hợp với nhận báo cáo từ cấp dưới để phát hiện kịp thời các tồn tại, có biện pháp thích đáng để ngăn ngừa và xử lý sự cố nếu xảy ra.<BR>      Đôn đốc nhân viên trong kíp thực hiện tốt các quy định về quản lý vận hành do phân xưởng đề ra, bảo quản tốt các dụng cụ sản xuất và phòng hoả được trang bị.<BR>Điều 31: - Khi có sự cố phải nhanh chóng phán đoán và quyết định chính xác để xử lý. Ra lệnh cho các chức danh trong kíp giải quyết sự cố một cách khẩn trương và kiên quyết.<BR>     - Khi sự cố lớn kéo dài cần nhiều người để giải quyết phải báo cáo ngay với trưởng ca và phân xưởng huy động người để giải quyết nhanh chóng và phải bố trí người hướng dẫn những người mới tới tham gia giải quyết sự cố.</P>

<P>Điều 32: Trong ca, cùng với các nhân viên trong kíp, chịu trách nhiệm toàn bộ các thiết bị lắp đặt tại hiện trường do phân xưởng quản lý.<BR>-Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ phiếu công tác, nắm công việc của toàn bộ các nhóm công tác làm việc trong hiện trường mình quản lý.</P>

<P>Điều 33: - Đôn đốc và giám sát thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chạy đổi và thử thiết bị, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị theo lịch phân xưởng quy định:<BR>- Chạy đổi định kỳ các thiết bị dự phòng, gồm các bơm : thải tro, thải xỉ, chèn trục, tống xỉ, công nghiệp, khử bụi, dầu đốt, dầu máy nghiền, sinh hoạt, Êjectơ, bể dầu đốt, các đường thải tro, thải xỉ...<BR>- Chạy thử định kỳ các thiết bị thường dự phòng dùng chung, thiết bị ở lò dự phòng hoặc đang sửa chữa nhỏ gồm: băng chuyền than bột, bơm cứu hoả, các bơm chống ngập, các máy cấp than bột, máy xả tro, máy rung phễu, bơm dầu máy nghiền, bơm tống xỉ C, bơm sinh hoạt C ... và các thao tác xả bẩn , xả sò, quay lưới lọc.<BR>Kiểm tra,  đôn đốc vệ sinh công nghiệp, bổ xung dầu, mỡ, hắc ín...cho các thiết bị của các tổ chủ quản theo quy định.</P>

<P>Điều 34: Có trách nhiệm tham gia công tác bồi huấn kèm cặp giúp đỡ nhân viên trong kíp mình học nắm vững được thiết bị, các quy trình. Tạo điều kiện để vận hành an toàn kinh tế và có cơ sở thi nâng bậc hàng năm được tốt.</P>

<P>2. Lò trưởng</P>

<P>Điều 35: - Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.  - Khi đi ca, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp, trưởng ca. Chỉ đạo các nhân viên thuộc lò mình phụ trách hoàn thành tốt nhiệm vụ trong ca sản xuất.</P>

<P>Điều 36:  -Phải nắm vững thiết bị và quy trình, thực hiện nghiêm chỉnh và đôn đốc các nhân viên thuộc lò mình cùng thực hiện tốt quy trình, các quy định về quản lý vận hành và bảo dưỡng thiết bị do phân xưởng và nhà máy đề ra.<BR>- Điều chỉnh kịp thời và chính xác để duy trì các thông số vận hành trong phạm vi cho phép.</P>

<P>Điều 37: Phải học và nắm vững chế độ đốt cháy của lò than phun, chấp hành chế độ đốt cháy mà hiệu chỉnh ban hành, điều chỉnh lò cháy ổn định và kinh tế, không để gây ra sự cố nổ lò làm hư hại đến đai cháy, tường, nóc, tôn và khung lò.</P>

<P>Điều 38: - Phải nhắc nhở các nhân viên lò mình thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của thiết bị, nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra.<BR>- Đặc biệt phải quản lý chặt chẽ việc ra xỉ lò và chọc xỉ các bộ đốt. Sử dụng có hiệu quả tín hiệu ra xỉ, tín hiệu tắt lò đốt dầu. Nghiêm cấm việc đồng thời vừa chọc xỉ bộ đốt vừa ra xỉ lò.<BR>- Khi có sự cố phải phán đoán chính xác và xử lý kịp thời để dập tắt sự cố.</P>

<P>Điều 39: - Chịu trách nhiệm quản lý và thao tác đối với lò ngừng dự phòng hoặc sửa chữa nhỏ ở cùng phòng điều khiển mà không có người trực, nhưng phải ưu tiên  cho lò đang vận hành.<BR>- Lau chùi các đồng hồ, khoá và bảng điều khiển thuộc bảng mình phụ trách .<BR>- Quản lý tốt các dụng cụ, được trang bị .</P>

<P>Điều 40: Khi lò ở trạng thái dự phòng phải thông qua các nhân viên lò mình phụ trách hoặc trực tiếp đi kiểm  tra để nắm vững tình hình dự phòng đảm bảo độ tin cậy của thiết bị để khởi động lò khi cần thiết. Nếu phát hiện thấy không bình thường do sai sót trong khi đưa thiết bị vào dự phòng hoặc mới phát sinh phải báo cáo trưởng kíp cho sửa chữa khắc phục ngay. </P>

<P>Điều 41: - Khi lò ngừng để sửa chữa nhỏ ( trừ Đại tu, Trung tu) phải nắm được tất cả các công việc của các nhóm công tác đang thực hiện ở lò mình.<BR>- Phải thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.<BR>- Mọi thao tác ở lò ngừng mà có liên quan đến phương thức đang vận hành bắt buộc phải báo cáo trưởng kíp, trưởng ca.</P>

<P>Điều 42: Thực hiện tốt và đôn đốc các nhân viên trong lò cùng thực hiện chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng.</P>

<P>3. Lò phó trong</P>

<P>Điều 43: - Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.<BR>- Khi đi ca, chịu sự lãnh đạo của lò trưởng và trưởng kíp, phụ trách các nhân viên Chọc than, Máy nghiền, Bao hơi .</P>

<P>Điều 44: - Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống nghiền than. Điều chỉnh kịp thời để ổn định các thông số vận hành trong phạm vi cho phép. Hỗ trợ lò trưởng đảm bảo lò làm việc an toàn kinh tế. <BR>- Theo dõi hệ thống áp suất 8 ống gió cấp 1 để kết hợp với lò trưởng điều chỉnh các máy cấp than bột cho phù hợp .<BR>- Liên hệ với vận hành hoá nhận kết quả phân tích mẫu than để điều chỉnh kịp thời duy trì độ mịn than bột R90= 4 ¸ 7 % .</P>

<P>Điều 45: Theo lệnh lò trưởng chịu trách nhiệm thao tác hệ thống nước cấp, giảm ôn,  xả sự cố và đốt dầu hỗ trợ khi buồng lửa có hiện tượng cháy kém.<BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 46: Cứ 2 giờ một lần liên hệ với trực ban máy nghiền, bao hơi để nắm vững tình hình hệ thống và báo cho lò trưởng biết. Mỗi giờ ghi thông số vận hành lò một lần.</P>

<P>Điều 47: Khi sự cố xảy ra ở bất kỳ vị trí nào thuộc lò mình thì lò phó phải hợp đồng chặt chẽ với các nhân viên khác, chấp hành đầy đủ các mệnh lệnh của lò trưởng và trưởng kíp kịp thời xử lý sự cố.</P>

<P>Điều 48: Đảm bảo khu vực buồng điều khiển lò, bảng điều khiển hệ thống nghiền than và các đồng hồ luôn sạch sẽ, bảo quản các loại dụng cụ sản xuất được trang bị. Trực lò 1 chịu trách nhiệm theo dõi, vận hành và ghi nhật ký vận hành băng chuyền than bột khi chạy kiểm tra định kỳ, nghiệm thu và vận chuyển than bột giữa các lò theo lệnh của trưởng kíp.</P>

<P>4. Lò phó ngoài</P>

<P>Điều 49: - Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.<BR>- Khi đi ca, chịu sự lãnh đạo của lò trưởng và trưởng kíp. Phụ trách nhân viên  Chọc than , Máy nghiền, Ra xỉ- Quạt gió, Quạt khói- xả tro, Bao hơi. </P>

<P>Điều 50: - Chịu trách nhiệm quản lý vận hành và bảo dưỡng: 8 máy cấp than bột, hệ thống than bột và gió cấp 1, cấp 2, cấp 3, hệ thống xả định kỳ, xả liên tục, hệ thống hơi thông dầu, hệ thống dầu đốt lò và các vòi dầu, hệ thống dầu bôi trơn, hai bể dầu trên và hệ thống nước làm mát.   <BR>- Phải thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 51: - Cùng trực ban chọc than lấy bi bổ xung vào thùng nghiền theo quy định và chọc than khi bị tắc nhiều.<BR>- Mỗi ca một lần kiểm tra toàn bộ bản thể và các thiết bị lắp đặt trên bộ khử bụi tĩnh điện.<BR>- Chịu trách nhiệm thao tác các tấm chắn máy xả tro khi cho hệ thống thải tro vào vận hành và khi ngừng hệ thống này.<BR>- Chịu trách nhiệm chọc xỉ vệ sinh 4 bộ đốt, vệ sinh khu vực xung quanh lò, các van - gầm của đài nước cấp, giảm ôn, các máy cấp than bột, khu vực từ van gió cấp 1 đến van NC12 và sau buồng phát xung.</P>

<P>Điều 52: Trực tiếp kiểm tra thiết bị của hệ thống nghiền, kho than nguyên, kho than bột, yêu cầu số lượng, chất lượng than nguyên với trực ban băng 7. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu than nguyên thì báo cáo trưởng kíp lò.</P>

<P>Điều 53: - Cứ 2 giờ kiểm tra toàn bộ thiết bị một lần, chú ý kiểm tra : Hệ thống nước tưới xỉ, khử bụi tĩnh điện, dầu xuống giảm tốc và các Paliê máy nghiền, mức dầu cũng như độ tin cậy cuả ống thuỷ hoặc mắt kính xem dầu các quạt, tình trạng làm việc của bơm dầu máy nghiền, bể dầu dưới, độ tin cậy của các ống thuỷ đo mức nước bao hơi, hệ thống áp lực lò, tình trạng xỉ trong lò và việc chấp hành đóng cửa xỉ trong cài chặt cửa xỉ ngoài, đóng vòi tống xuôi và tống ngược khi không ra xỉ.<BR>- Kiểm tra tình trạng làm việc hoặc dự phòng của các quạt thông gió lò mình quản lý.<BR>- Cụ thể: Lò 1 quạt số 3,4.<BR>               Lò 2   quạt số 6,7.<BR>               Lò 3   quạt số 8,9.<BR>               Lò 4   quạt số 10,11.<BR>- Báo cáo toàn bộ nội dung kiểm tra lò trưởng biết để có biện pháp thích đáng ngăn ngừa sự cố xảy ra.</P>

<P>Điều 54: Khi sự cố xảy ra thuộc bất kỳ khu vực nào thuộc lò mình phải hợp đồng chặt chẽ với các nhân viên khác chấp hành đầy đủ các mệnh lệnh của lò trưởng, trưởng kíp kịp thời xử lý sự cố.</P>

<P>Điều 55: Bảo đảm VSCN khu vực xung quanh tầng O m: Từ van tổng gió về phía sau lò, khu vực sau buồng phát xung. <BR>Hàng ca: <BR>- Lò 1 chịu trách nhiệm quản lý nhà vệ sinh đảm bảo luôn sạch sẽ. <BR>- Lò 2 đảm bảo cầu thang sắt từ tầng cấp cám xuống tầng -7m luôn gọn gàng sạch sẽ không có tạp vật ứ đọng.<BR>- Lò 3 đảm bảo cầu thang sắt từ tầng cấp cám xuống tầng -7m luôn gọn gàng sạch sẽ không có tạp vật ứ đọng.<BR>- Lò 4 chịu trách nhiệm vệ sinh nhà tắm vận hành, nhà hội ý kíp, hành lang của quạt thông gió số 10,11 với tường nhà lò.</P>

<P>Điều 56: Thực hiện tốt và đôn đốc các trực ban lò mình cùng thực hiện chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy.</P>

<P>5. Trực ban chọc than</P>

<P>Điều 57:  Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.<BR>Khi đi ca chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp, lò trưởng, lò phó tại lò được phân công.</P>

<P>Điều 58: - Chịu trách nhiệm chọc than, không để than tắc đảm bảo đủ than cho máy nghiền làm việc ổn định, định kỳ thông ống than xuống máy nghiền khỏi bị tắc.<BR>- Chịu trách nhiệm mở và đóng tấm chắn cổ máy nghiền khi bắt đầu vận hành và khi ngừng máy nghiền.<BR>- Khi máy nghiền vận hành, cửa kiểm tra than nguyên phải được đóng để tránh lọt gió lạnh.</P>

<P>Điều 59: Không chèn các vật cứng, nặng vào máy cấp than nguyên để truyền rung động sang phễu than nguyên.</P>

<P>Điều 60: Cùng lò phó ngoài lấy bi bổ xung vào thùng nghiền đúng yêu cầu sử dụng và bảo quản dụng cụ chọc than.</P>

<P>Điều 61: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực phía trước ở tầng 0m, từ van tổng gió về phía máy cấp than nguyên. Không để than bụi tích đọng ở xung quanh khu vực máy cấp than nguyên và khoá khí phân ly thô.</P>

<P>6. Trực ban máy nghiền</P>

<P>Điều 62: Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng. <BR>Khi đi ca chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp, lò trưởng và lò phó tại lò được phân công.</P>

<P>Điều 63: Chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng và vận hành : Hệ thống nghiền than 2lò được phân công gồm các máy nghiền, các quạt tải than bột, các bơm dầu, các bể dầu dưới, bình mát dầu, hệ thống nước làm mát, hệ thống đèn chiếu sáng... toàn bộ hiện trường 2 lò tính từ bờ chắn xỉ hành lang máy nghiền đến tường nhà 380 vôn và hệ thống tính từ mặt dưới sàn 0m trở xuống.<BR>- Trực ban máy nghiền 3 - 4  quản lý các khởi động từ  của quạt thông gió số 8, 9, 10, 11 và quản lý, vận hành quạt thông gió số 11 nếu thấy có hiện tượng không bình thường thì báo lò trưởng lò 4 biết.</P>

<P>Điều 64: Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra điều chỉnh dầu các paliê và hộp giảm tốc, hệ thống nước làm mát, bổ xung dầu cho các quạt, kịp thời phát hiện những xì hở của hệ thống . Nhằm đảm bảo các thiết bị vận hành an toàn, dự phòng chắc chắn.<BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 65: - Theo dõi việc định kỳ bổ xung dầu, mỡ, hắc ín cho máy nghiền. Chủ động báo lò trưởng, trưởng kíp yêu cầu sửa chữa bổ xung đúng lịch do phân xưởng đề ra.<BR>-Thực hiện tốt lịch kiểm tra chất lượng dầu cho thiết bị theo quy định của phân xưởng.</P>

<P>Điều 66: Thực hiện chế độ kiểm tra thiết bị: thường xuyên kiểm tra thiết bị, một giờ ghi thông số một lần và báo cáo tình hình cho lò trưởng hoặc lò phó biết.</P>

<P>Điều 67: Không để dầu mỡ loang ra các lối đi lại và dưới hầm dầu. Nếu có phải vệ sinh ngay để đảm bảo khu vực quản lý luôn sạch sẽ.</P>

<P>Điều 68: Nghiêm cấm vệ sinh dưới gầm máy nghiền đang quay và máy nghiền ngừng chưa cắt điện. Khi máy nghiền ngừng phải cắt điện và tranh thủ vệ sinh sạch sẽ khu vực máy nghiền đó.<BR>Khi giao ca phải hoàn thành vệ sinh công nghiệp khu vực được phân công. Đảm bảo sạch sẽ không có tạp vật, dầu,mỡ, tro bụi ứ đọng kể cả ở các gối trục của thiết bị.</P>

<P>Điều 69: Thực hiện tốt chế độ quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của Phân xưởng và Nhà máy.<BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>7. Trực ban trạm bơm</P>

<P>Điều 70:  Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng. <BR>Khi đi ca chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng kíp.</P>

<P>Điều 71: - Chịu trách nhiệm trông coi, bảo dưỡng và vận hành toàn bộ thiết bị trạm bơm bao gồm: 2 bơm công nghiệp, 2 bơm khử bụi, 3 bơm tống xỉ, 2 bơm nước đọng, 2 bể nước đọng, hố tụ gian máy.<BR>- Quản lý các khởi động từ của 2 bơm dầu đốt, của các quạt thông gió 3-4-6-7 và các khởi động từ cũng như các tủ điện của thiết bị trạm bơm.<BR>- Chịu trách nhiệm vận hành 2 quạt thông gió số 3 và 4 nếu thấy quạt làm việc không bình thường thì báo lò 1 kiểm tra cụ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.<BR>- Hợp đồng tốt với trực ban ra xỉ, trạm xỉ, trạm tro để đảm bảo việc thải xỉ, thải tro bụi và hệ thống bơm làm việc an toàn.</P>

<P>Điều 72: Việc chạy hoặc ngừng thiết bị lúc bình thường phải có lệnh của trưởng kíp, đồng thời phải có trách nhiệm đề nghị trưởng kíp thực hiện đúng lịch vận hành thiết bị do phân xưởng và nhà máy đề ra.</P>

<P>Điều 73: Thường xuyên kiểm tra thiết bị, 1 giờ ghi thông số một lần, khi gặp hiện tượng không bình thường phải báo cáo cho trưởng kíp biết. <BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.<BR> - Không được để nước hố tụ cạn quá gây mất áp lực bơm tống hoặc đầy quá gây tràn nước vào hầm cáp nhà 380 vôn.</P>

<P>Điều 74: Khi có nhóm công tác sử dụng cẩu góc lò thì:<BR>- Trực ban không được ngồi trong phòng trực.<BR>- Nếu thấy có thể nguy hiểm cho thiết bị của trạm hay hiện trường thao tác móc cẩu cản trở các thao tác của trực ban thì báo cáo trưởng kíp và phân xưởng có biện pháp nhắc nhở hoặc đình chỉ nhóm công tác đó khi thấy cần thiết.</P>

<P>Điều 75: -Thực hiện tốt lịch kiểm tra chất lượng dầu cho thiết bị theo quy định của phân xưởng.<BR>- Thực hiện tốt chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy.</P>

<P>Điều 76: - Đảm bảo khu vực và thiết bị được phân công bao gồm hiện trường từ ranh giới với phân xưởng máy đến đầu nhà 380 vôn kéo thẳng bờ phân chia giữa lò 1 với trạm bơm về tường bể đọng A, các thân bơm, các gối trục, nóc 2 bể đọng, nóc nhà trực ban luôn sạch sẽ không có tạp vật ứ đọng<BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P>8. Trực ban Quạt gió- Ra xỉ</P>

<P>Điều 77: Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.  Khi đi ca chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng kíp, lò phó, lò trưởng lò mình phụ trách, có liên hệ chặt chẽ với trực ban trạm xỉ, trạm bơm.</P>

<P>Điều 78: Chịu trách nhiệm trông coi, bảo dưỡng, vận hành các quạt gió, toàn bộ hệ thống thải xỉ bao gồm các hộp xỉ, các cửa xỉ,  các biển báo, tín hiệu ra xỉ, các vòi vệ sinh, các vòi kích thích và hệ thống mương xỉ, mặt bằng thuộc 2 lò mình phụ trách.<BR>- Chịu trách nhiệm quản lý vận hành các quạt thông gió .<BR> Cụ thể: Lò 1- 2 quạt Thông gió số 6,7.<BR>             Lò 3 - 4  quạt Thông gió số 8,9,10.<BR>-  Nếu thấy quạt nào làm việc không bình thường thì báo lò quản lý quạt đó kiểm tra cụ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.</P>

<P>Điều 79:  Thường xuyên kiểm tra thiết bị mình quản lý, một giờ ghi thông số quạt gió một lần.<BR>- Mỗi giờ 1 lần kiểm tra toàn bộ thiết bị thải xỉ, đặc biệt lưu ý hệ thống nước tưới xỉ nếu có vòi tắc phải báo lò trưởng, trưởng kíp cho sửa chữa ngay.<BR>- Hai giờ một lần phải kiểm tra lọt gió phễu tro lạnh và tình trạng xỉ trong các phễu xỉ báo cáo lò trưởng biết.<BR>- Kết hợp với lò phó ngoài chèn cát phễu tro lạnh khi cần thiết.</P>

<P>Điều 80: - Các cửa kiểm tra, cửa xỉ trong, cửa xỉ ngoài phải được thường xuyên đóng kín cài chắc chắn khi không kiểm tra và ra xỉ.<BR>- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn khi ra xỉ.<BR>- Định kỳ ra xỉ không để xỉ tích tụ nhiều trong phễu xỉ, bảo đảm vệ sinh sạch xỉ và các tạp vật ở khu vực cửa xỉ, nền sàn khu vực thải xỉ, lưới chắn xỉ và tạp vật trạm xỉ. Đặc biệt xỉ trong lò phải được ra hết trước khi giao ca.<BR>- Chịu trách nhiệm vận hành các quạt thông gió được phân công nếu thấy hiện tượng không bình thường thì báo cho lò cùng phụ trách quạt đó kiểm tra cụ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.<BR>- Đảm bảo mặt bằng khu vực được phân công kể cả các bệ động cơ, gối và bệ quạt luôn luôn gọn gàng sạch sẽ không có tạp vật, dầu, tro bụi ứ đọng.</P>

<P>Điều 81: - Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.<BR>- Thực hiện tốt chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của Phân xưởng và Nhà máy, bao gồm: kiểm tra chất lượng dầu, bổ sung mỡ, xả sò nước công nghiệp... <BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P>9. Trực ban trạm xỉ</P>

<P>Điều 82: - Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.<BR>- Khi đi ca chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng kíp .<BR>- Kết hợp tốt với trực ban Trạm bơm, Trực ban trạm tro, trực ban Quạt gió - Ra xỉ để thiết bị Trạm xỉ làm việc an toàn.</P>

<P>Điều 83: - Chịu trách nhiệm trông coi bảo dưỡng và vận hành thiết bị Trạm xỉ.<BR>-Khi bình thường phải có lệnh của trưởng kíp mới được chạy đổi thiết bị đồng thời có trách nhiệm đề nghị trưởng kíp thực hiện đúng lịch vận hành thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy. <BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 84: - Thường xuyên kiểm tra thiết bị, 1giờ ghi thông số một lần, 2 giờ một lần tổng kiểm tra và báo cáo trưởng kíp biết.<BR>- Phải nắm chắc thiết bị dự phòng của trạm đảm bảo độ tin cậy cao. Nếu phát hiện thấy không bình thường ở khâu nào phải báo cáo trưởng kíp cho khắc phục ngay.</P>

<P>Điều 85:  Vào các ca ngày sau nhận ca 15 phút: Chạy thử các bơm Chống ngập, Thải tro, Êjéctơ dự phòng và báo cáo kết quả chạy thử cho Trưởng kíp biết, ghi chép vào nhật ký vận hành.</P>

<P>Điều86: Cùng trực ban Quạt gió - Ra xỉ đảm bảo hệ thống mương xỉ làm việc tốt. Nếu có xỉ hoặc tạp vật ứ đọng ở lưới chắn rác Trạm xỉ phải yêu cầu trực ban ra xỉ vệ sinh sạch, khi lưới chắn rác có hư hỏng phải báo trưởng kíp cho sửa chữa kịp thời.</P>

<P>Điều 87: Đảm bảo các động cơ, bảng điều khiển, các gối bơm, gầm sàn máy nghiền xỉ, trong phòng và nóc nhà trực ban, hố nước đọng và khu vực được phân công luôn sạch sẽ không có tạp vật dẻ rách ứ đọng.</P>

<P>Điều 88: -Thực hiện tốt lịch kiểm tra chất lượng dầu cho thiết bị theo quy định của phân xưởng.<BR>- Thực hiện tốt chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy.<BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P>10. Trực ban Xả tro - Quạt khói</P>

<P>Điều 89: - Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của Trưởng kíp và Phân xưởng.<BR>- Khi đi ca chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng kíp, Lò trưởng, Lò phó 4 lò. Kết hợp chặt chẽ với trực ban Trạm tro, Trạm bơm, Trạm xỉ để đảm bảo vận hành hệ thống thải tro an toàn.</P>

<P>Điều 90: - Chịu trách nhiệm vận hành, bão dưỡng, quản lý 8 Quạt khói, hệ thống lá chắn đầu hút, đầu đẩy các quạt và đường khói từ tường gian nhà lò đến đường khói chung.<BR>- Chịu trách nhiệm vận hành, bảo dưỡng, quản lý toàn bộ hệ thống thải tro khử bụi tĩnh điện 4 lò và thiết bị điều khiển của hệ thống này. <BR>- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ mặt bằng từ tường nhà lò đến chân ống khói mới, từ tường nhà trạm tro đến bo đường bên B khử bụi tĩnh điện lò 4.<BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 91: - Thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của các quạt khói, thiết bị của bộ khử bụi tĩnh điện như: các máy Xả tro, các máy Rung phễu, hệ thống nước và hộp thu tro.... Mỗi giờ ghi thông số nhiệt độ gối trục quạt khói một lần. Hai giờ một lần báo cáo tình hình thiết bị cho các lò trưởng biết.</P>

<P>Điều 92: Đảm bảo các động cơ, các bệ và gối quạt khói, các máy xả tro, các hộp thu tro, mương thải tro, lưới chắn rác trạm tro, và toàn bộ mặt bằng được giao luôn gọn gàng sạch sẽ không có dầu, mỡ, tạp vật ứ đọng.</P>

<P>Điều 93: - Thực hiện tốt chế độ quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy.<BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P>11. Trực ban trạm tro</P>

<P>Điều 94: Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.<BR>Khi đi ca chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng kíp. Kết hợp chặt chẽ với trực ban xả tro, trực ban trạm xỉ, trực ban trạm bơm để đảm bảo vận hành trạm thải tro an toàn, liên tục và kinh tế.</P>

<P>Điều 95: Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng trạm thải tro. Lúc bình thường phải có lệnh của trưởng kíp mới được phép chạy thay đổi thiết bị vận hành đồng thời có trách nhiệm đề nghị trưởng kíp thực hiện đúng lịch vận hành các thiết bị do phân xưởng quy định.</P>

<P>Điều 96: - Thường xuyên kiểm tra thiết bị, 1 giờ ghi thông số một lần, 2 giờ một lần kiểm tra toàn bộ thiết bị và báo cáo tình hình cho trưởng kíp biết.<BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 97: - Phải nắm chắc thiết bị dự phòng của trạm, đảm bảo độ tin cậy cao. Nếu thấy hiện tượng không bình thường của thiết bị phải báo cáo trưởng kíp cho sửa chữa khắc phục ngay.<BR>- Vào các ca ngày sau nhận ca 15 phút: Tiến hành chạy thử thiết bị chống ngập của trạm để kiểm tra khả năng hút nước của bơm nước đọng và Êjéctơ. Báo tình hình chạy thử cho trưởng kíp biết.</P>

<P>Điều 98: - Cùng với trực ban xả tro đảm bảo hệ thống mương tro làm việc tốt. Nếu có tạp vật, tro bụi ứ đọng trên mương hoặc lưới chắn rác thì yêu cầu trực ban xả tro vệ sinh ngay.</P>

<P>Điều 99: Đảm bảo các động cơ, bệ gối trục các thiết bị, hố tụ, nền sàn trong nhà, xung quanh bể nước chèn và khu vực từ tường phía tây của trạm tro đến trụ cứu hoả T22 luôn sạch sẽ không có tạp vật ứ đọng.</P>

<P>Điều 100: -Thực hiện tốt chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy.<BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P>12. Trực ban bao hơi</P>

<P>Điều 101: - Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.<BR>- Khi đi ca chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng kíp, Lò trưởng và  lò phó.</P>

<P>Điều 102: - Chịu trách nhiệm trông coi mức nước bao hơi của lò được phân công qua các ống thuỷ tại chỗ.<BR>-Thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của các ống thuỷ tại chỗ và thiết bị. Một giờ ghi thông số mức nước Bao hơi một lần. </P>

<P>Điều 103: Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 104: Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị tầng trên gồm: Bể nước công nghiệp, các phân ly thô, các phân ly mịn, băng chuyền than bột, toàn bộ các hệ thống đường ống thuộc hệ thống áp lực lò và  van bao gồm: Các ống thuỷ tại chỗ, các đồng hồ áp suất tại chỗ,7 van xả đọng, 7 van nhất thứ lấy mẫu, các van nhất thứ đồng hồ kiểm nhiệt, các van xả không khí nóc lò, các van xả nước- xả không khí ống góp nước vào và ra các giảm ôn, các van an toàn, van H1, H1A, van xả quá nhiệt, van đưa phốt phát vào lò và van rửa ngược....</P>

<P>Điều 105: - Khi có yêu cầu chạy băng chuyền than bột thì trực ban thuộc lò lấy than chịu trách nhiệm mọi thao tác và báo lại với trực ban lò cho than nếu lò cho than và lò lấy than ở khác phòng điều khiển.<BR>- Thao tác lấy than xong liên hệ lại với lò 1 chạy băng chuyền và báo lại tình hình cho lò trưởng lò liên quan biết.</P>

<P>Điều 106: Bình thường mỗi ca 2 lần cùng lò trưởng so sánh các đồng hồ mức nước quay tay với nhau và 2 lần đối chiếu mức nước giữa các ống thuỷ tại chỗ với các đồng hồ mức nước tại bảng lò trưởng và đồng hồ cơ khí.<BR>Nếu thấy hiện tượng không bình thường phải tìm nguyên nhân và xử lý ngay.</P>

<P>Điều 107: Đảm bảo hệ thống ánh sáng ống thuỷ tại chỗ, tín hiệu liên lạc báo mức nước bao hơi luôn luôn làm việc tốt. Nếu phát hiện thấy hư hỏng phải báo cáo lò trưởng cho sửa chữa ngay.</P>

<P>Điều 108: Đảm bảo trên bề mặt các phân ly thô, phân ly than mịn, gầm và bề mặt băng chuyền than bột, toàn bộ sàn tầng đặt băng chuyền, sàn trước các ống thuỷ tại chỗ, sàn đầu các bộ giảm ôn, cầu thang phía trước lên nóc lò luôn luôn sạch sẽ không có tạp vật, tro bụi ứ đọng.</P>

<P>Điều 109: - Khi lò phòng mòn phải thực hiện đầy đủ các thao tác theo chương trình phòng mòn do phòng kỹ thuật nhà máy ban hành.<BR>- Khi có kế hoạch rửa ngược bộ quá nhiệt phải thực hiện đầy đủ các mệnh lệnh cũng như các thao tác do phân xưởng yêu cầu.</P>

<P>Điều 110: - Thực hiện tốt chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy.<BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P>13 . Trực ban trạm Dầu đốt - Cứu hoả - Sinh hoạt</P>

<P>Điều 110:  Quan hệ hành chính, chịu sự lãnh đạo của trưởng kíp và phân xưởng.<BR>Khi đi ca chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng kíp .</P>

<P>Điều 111:   Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng thiết bị Trạm dầu đốt, Trạm bơm cứu hoả, Trạm bơm sinh hoạt.<BR> Thực hiện nghiêm chỉnh  các thao tác theo phiếu công tác và các yêu cầu của phân xưởng để đảm bảo an toàn cho các nhóm công tác và thiết bị.</P>

<P>Điều 112: Thay mặt phân xưởng kiểm tra và nhận dầu bổ xung của phòng nhiên liệu đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và ghi chép trung thực vào nhật ký vận hành.</P>

<P>Điều 113: Thường xuyên kiểm tra thiết bị, nắm chắc tình hình vận hành, dự phòng cụ thể gồm:<BR>- Các bơm dầu đốt, mức dầu trong téc, nhiệt độ dầu trong các téc, nhiệt độ dầu ra khỏi bộ sấy dầu cấp 2, toàn bộ tình trạng trạm dầu đốt.<BR>- Các bơm cứu hoả và toàn bộ tình trạng của trạm cứu hoả.<BR>- Các bơm sinh hoạt và tình trạng của trạm bơm sinh hoạt.<BR>Mỗi giờ ghi thông số vận hành 1 lần, 2 giờ một lần báo cáo trưởng kíp về tình hình thiết bị  và mức độ sử dụng dầu đốt.</P>

<P>Điều 114: Thực hiện tốt chế độ quản lý vận hành, bảo dưỡng thiết bị theo quy định của phân xưởng và nhà máy:<BR>- Chạy đổi luân phiên các bơm dầu đốt A, B, C và các bơm sinh hoạt A,B.<BR>- Chạy thử  bơm sinh hoạt C và các bơm CH, CHB.</P>

<P>Điều 115:  Kiểm tra xả nước đọng ở téc dầu thực hiện theo quy định ở Phần 7 hoặc sau khi có dầu mới bổ xung. Nếu phát hiện thấy nước lã lắng ở đáy téc phải báo cáo trưởng kíp, trưởng ca xin xả bỏ.<BR>Việc xả bỏ nước lã lẫn trong dầu phải được lập biên bản xác định chất lượng, khối lượng xả và có sự trực tiếp giám sát của trưởng ca, trưởng kíp, đại diện phòng nhiên liệu.</P>

<P>Điều 116: Khi dùng hệ thống hơi để sấy dầu phải chú ý theo dõi và điều chỉnh khống chế nhiệt độ của 3 téc dầu trong phạm vi cho phép.</P>

<P>Điều 117: - Phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ phòng, chữa cháy do nhà máy và phân xưởng đề ra. Thường xuyên kiểm tra các phương tiện cứu hoả nếu thấy chất lượng không đảm bảo phải báo cáo trưởng kíp và phân xưởng để thay thế kịp thời.<BR>- Khi có hoả hoạn phải tự mình thực hiện biện pháp chữa cháy, nhanh chóng báo cáo trưởng kíp, trưởng ca và phân xưởng kịp thời xử lý.</P>

<P>Điều 118: Đảm bảo thiết bị và khu vực được phân công luôn sạch sẽ không có tạp vật, dầu mỡ ứ đọng, các rãnh thoát nước mưa xung quanh nhà dầu phải lưu thông tốt. Không được để dầu nước tồn đọng ở các rãnh và mặt bằng nhà dầu.<BR>- Bảo quản tốt nhật ký vận hành, trang bị phòng hoả, dụng cụ sản xuất.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>Phần 2<BR>Quy trình  vận hành và xử  lý sự cố</P>

<P>I.  Nguyên tắc chung<BR>trong quá trình vận hành và xử lý sự cố</P>

<P>Điều 119:  Trong ca, theo chức năng nhiệm vụ, phương thức vận hành và mệnh lệnh của trưởng ca, trưởng kíp, tất cả các chức danh phải ở đúng vị trí làm việc, theo dõi thông số, thiết bị, điều chỉnh kịp thời để thực hiện một ca sản xuất an toàn, kinh tế.</P>

<P>Điều 120: Khởi động thiết bị lúc bình thường phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng kíp Trưởng ca. Đối với các động cơ điện có công suất lớn, khởi động từ xa và có nút ngừng sự cố, thì  trực ban phải đứng cạnh nút sự cố lúc khởi động để kịp thời xử lý khi cần thiết..</P>

<P>Điều 121:  Ngừng thiết bị bằng nút sự cố trong các trường hợp sau đây:<BR>- ổ bi bốc khói.<BR>- Động cơ điện bốc khói.<BR>- Có va chạm mạnh giữa phần động và phần tĩnh của các thiết bị quay.<BR>- Rung quá lớn so với trị số cho phép.<BR>- Mất hoàn toàn hoặc mất phần lớn các tia dầu xuống Paliê máy nghiền.<BR>- Có đe doạ nghiêm trọng đến an toàn cho người và thiết bị.<BR>Ngoài ra, khi kiểm tra tác động của nút sự cố, thử liên động, định vị trí cửa ra bi cũng được phép ngừng thiết bị bằng nút sự cố.</P>

<P>Điều 122: Nguyên tắc chung khi xử lý sự cố:<BR>-Bình tĩnh phán đoán đúng và xử lý chính xác để nhanh chóng dập tắt sự cố.<BR>-Báo cáo ngay cho trưởng kíp, trưởng ca biết.<BR>-Phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cấp trên theo phân cấp được quy định trong quy trình nhiệm vụ.<BR>-Đối với các sự cố lớn hoặc kéo dài cần thêm nhiều người giải quyết, trưởng kíp phải báo với phân xưởng biết và bố trí người hướng dẫn những người mới tới tham gia giải quyết sự cố.<BR>-Sau khi xử lý sự cố xong phải ghi chép rõ ràng về thời gian, diễn biến và cách xử lý một cách đầy đủ trung thực vào nhật ký vận hành. </P>

<P>Điều 123: Đối với các sự cố lớn như mất điện, hỏng máy, tai nạn lao động...thì sau khi giao ca xong, phải họp rút kinh nghiệm nhằm xác định:<BR>- Nguyên nhân và diễn biến sự cố.<BR>- Những mệnh lệnh và thao tác đúng.<BR>- Những mệnh lệnh và thao tác sai.<BR>- Kết luận rõ ràng về trách nhiệm của những người liên quan.<BR>- Những bài học nhận được từ  sự cố.<BR>- Thiệt hại kinh tế của sự cố.<BR>Thành phần và người chủ trì cuộc họp tuỳ theo trường hợp cụ thể sẽ được quy định. <BR>Điều 124:  Các tiêu chuẩn về độ rung và nhiệt độ gối trục các thiết bị quay:</P>

<P> <BR>Tốc độ của  động cơ<BR>(Vg/phút) <BR>Tên thiết bị Nghiệm thu sau Đại, Trung tu Tối đa cho phép trong vận hành    <BR>  Độ rung mm  Nhiệt độ gối, 0C Độ rung mm Nhiệt độ gối. 0C    <BR>3000 Bơm CN, KB, nước đọng,  chèn trục trạm tro,Tống C £ 0,05  £ 65 £ 0,05 £ 80    <BR>1500 Quạt tải<BR>Quạt gió và bơm còn lại.  <BR>£ 0,07<BR> £ 55<BR>£ 65<BR> <BR>£ 0,1<BR> <BR>£ 80    <BR>1000 Quạt khói, <BR>Băng truyền than bột, Máy nghiền xỉ. <BR>£ 0,1<BR> £ 55<BR>£ 65 <BR>£ 0,13<BR> <BR>£ 80<BR>    <BR>750 Hộp giảm tốc M/n, Gối trục bánh chủ M/n than.<BR>Paliê máy nghiền. <BR>£ 0,1 £ 65</P>

<P>£ 45 <BR>£ 0,16 £80</P>

<P>£ 50  </P>

<P>Điều 125:  Các ký hiệu viết tắt dùng thống nhất chỉ các loại van trong quy trình và các sơ đồ:<BR>1- Các chữ viết tắt:<BR>a - Đối với các lò hoặc tổ lò-máy:<BR>- H    :  + Hơi chính                                      - KP  :  Van điều chỉnh<BR>             + Mức nước                                      - GO  : Giảm ôn<BR>- HX : Hơi xả.                                               - XQN: Xả quá nhiệt<BR>- NC  : Nước cấp.                                          - TTH : Tái tuần hoàn.<BR>- XĐ  : Xả đọng                                            - XSC : Xả sự cố.<BR>- XK  : Xả khí.                                              - XQN  : Xả quá nhiệt<BR>- NX  : Nước xả.                                           - HT : Hơi thông dầu.<BR>- LM  : Lấy mẫu.                                          - T.HTD: Van tổng hơi thông dầu<BR>- X     : Xả<BR>b - Đối với hệ thống dùng chung: <BR>- CN    : Công nghiệp                                      - CH    : Cứu hoả<BR>- TT     : Thải tro                                             - TCH  : Trụ cứu hoả<BR>- KB    : Khử bụi                                             - LT     : Liên thông <BR>- DĐ    : Dầu đốt                                             - T       : Tống xỉ<BR>- HS     : Hơi sấy dầu                                       - TX    : Thải xỉ<BR>- C       : Chèn trục                                           - NĐ    : Nước đọng<BR>2- Các số thứ tự đứng trước chữ viết tắt: 1,2,3...được hiểu như sau:<BR>- Chỉ thứ tự của lò trong hệ thống: số 1, chỉ lò 1; số 2, chỉ lò 2...<BR>- Chỉ vị trí trên các phân đoạn nằm trong sơ đồ các thiết bị dùng chung.<BR>3 - Các chỉ số hoặc chữ viết tắt, cỡ chữ nhỏ hơn  đứng sau các chữ viết tắt chỉ thứ tự, đặc điểm hoặc vị trí của van.</P>

<P>4 - Ví dụ:<BR>- 3H2    :     Van hơi chính thứ 2 của lò số 3.<BR>- 4HCK-H :  Van của đồng hồ mức nước cơ khí phần hơi lò 4<BR>- 1XKBH-A: Van xả khí bao hơi bên A của lò số 1<BR>- 2NX12  :   Van nước xả số 12 của lò số 2<BR>- 2X.ÔT-B :  Van xả ống thuỷ 2B<BR>- 4XSC-T  :  Van tay xả sự cố lò 4<BR>- 3XQN-Đ:  Van điện xả quá nhiệt lò 3<BR>- 2 CN22  :  Van cuối phân đoạn 2 trên đường nước công nghiệp 22</P>

<P>II.  Thao tác đưa  lò vào dự phòng</P>

<P>Điều 126: Lò hơi sau khi sửa chữa phải được nghiệm thu hoàn chỉnh mới được phép đưa vào dự phòng.</P>

<P>Điều 127: 1- Phải báo cho các cương vị trực ban liên quan kiểm tra tất cả các thiết bị phụ của lò đảm bảo đủ điều kiện khởi động. Nếu thiết bị nào còn khiếm khuyết gì thì phải nhanh chóng cho khắc phục ngay.<BR>2-Báo Trưởng ca cho đóng điện các thiết bị.<BR>3-Báo vận hành Hoá kiểm tra chất lượng nước lò.<BR>4-Hệ thống thiết bị ra xỉ: Các cửa xỉ trong ngoài, cửa người chui, cửa kiểm tra, vòi tống xuôi, tống ngược, tưới xỉ... phải đảm bảo làm việc tốt. Ra hết xỉ tồn đọng trong lò.<BR>5-Hệ thống khử bụi tĩnh điện phải hoàn chỉnh, đảm bảo không còn tro tích đọng từ phễu thu tro xuống tới hộp chèn, các tấm chắn đóng mở nhẹ nhàng. Hộp chèn phải kín có nắp đậy chắc chắn. Các vòi nước tống, rửa không bị tắc khi cho vào làm việc.</P>

<P>Điều 128:1- Tiến hành kiểm tra các đường ống và các van chịu áp lực phải hoàn chỉnh được bảo ôn đầy đủ, thao tác dễ dàng.<BR>2- Kiểm tra các cửa phòng nổ phải hoàn chỉnh, tác động tốt.<BR>3- Kiểm tra phễu tro lạnh cát chèn phải đảm bảo kín, không bị lọt gió.</P>

<P>Điều 129:1-Kiểm tra các lá chắn gió cấp 1, cấp 2, gió làm mát vòi phun gió cấp 3 đóng mở nhẹ nhàng, các tay hãm và kim chỉ độ mở đảm bảo tốt.<BR>2-Kiểm tra góc độ các vòi phun gió cấp 2, cấp 3 khi có yêu cầu.<BR>3-Kiểm tra hệ thống van và đường ống hơi thông, dầu đốt hoàn chỉnh, các vòi dầu đảm bảo làm việc tốt.<BR>4-Chuẩn bị đủ các que mồi lửa.</P>

<P>Điều 130: Sau khi kiểm tra buồng lửa và đường khói lần cuối cùng, nếu không còn người làm việc và các dụng cụ, dàn giáo... thì mới được tiến hành đóng chặt các cửa người chui, cửa kiểm tra lại.</P>

<P>Điều 131:Tiến hành kiểm tra các van thuộc hệ thống áp lực và các lá chắn thuộc hệ thống khói gió phải đóng mở bình thường và đưa về các vị trí quy định như sau:</P>

<P>1-Hệ thống hơi:<BR>+ Các van đóng: H2, HX1, H1A, XQN-Đ, T.HTD, HT1¸ HT4, LM4, XĐ8.<BR>+ Các van mở: H1, XQN-T, LM1 ¸ LM3,  XĐ1 ¸ XĐ7, XK1 ¸ XK13.<BR>2-Hệ thống nước:<BR>+ Các van đóng: NC14, NC16, NC17, NC18, GO1, GO4, XSC-Đ. Riêng van NC18 phải buộc dây và treo biển ''cấm thao tác".<BR> + Các van mở: NC12, NC13, NC15, GO2, GO3, GO5, XSC-T, TTH.BH, P5, LM5, LM6, LM7.<BR>3-Hệ thống xả nước và xả bẩn:<BR>+ Đóng các van xả nước: NX13,  NX16, NX17, XGO-A, XGO-B, NX20 ¸ NX25.<BR>+ Đóng các van xả định kỳ và xả liên tục: NX1 ¸ NX12, NX14A, NX14B, NX15, NX18, NX19, NX26.<BR>4-ống thuỷ và đồng hồ:<BR>+ Mở các van: Nhanh, chậm phần hơi, phần nước vào các ống thuỷ tại chỗ, mở toàn bộ các van nhất thứ vào đồng hồ kiểm nhiệt.<BR>+Đóng các van: XÔT-A, XÔT-B<BR>5-Hệ thống khói, gió:  <BR>+ Mở hết lá chắn đầu đẩy các quạt gió.<BR>+ Đóng hết  lá chắn đầu hút các quạt gió, khói, tải bột, tổng gió máy nghiền, gió nóng, gió lạnh, các lá chắn gió C1, C2, C3.</P>

<P>Điều 132: Mức nước bao hơi để ở ­­- 75 mm. Khi cấp nước vào lò từ trạng thái lạnh thì phải cấp nước có to < 100 0C và phải cấp từ từ. </P>

<P>Điều 133: Mức nước ở hai ống thuỷ A, B của bao hơi phải bằng nhau, nếu có sự chênh lệch thì phải tiến hành thông rửa ngay. Khi đã làm việc chính xác thì báo cho lò trưởng biết, cùng lò trưởng so sánh hai đồng hồ mức nước quay tay với nhau theo điều 300 rồi tiến hành đối chiếu các đồng hồ mức nước với nhau và với ống thuỷ.</P>

<P>Điều 134: 1- Kiểm tra các thiết bị của kiểm nhiệt đã được lắp  đầy đủ.<BR>2- Kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống tín hiệu liên lạc mức nước bao hơi, ra xỉ, tắt lò đốt dầu, các tín hiệu chuông, đèn báo hiệu... phải đầy đủ và làm việc tốt.<BR>3- Kiểm tra đóng mở các DKJ nhẹ nhàng, các kim chỉ độ mở làm việc đúng.<BR>4- Nếu có thử liên động thì thực hiện thử liên động theo nguyên tắc đã nêu trong phần nghiệm thu thiết bị.</P>

<P>Điều 135: Sau khi đã kiểm tra xong toàn bộ bản thể lò, các phần tử chịu áp suất và toàn bộ thiết bị phụ đã hoàn chỉnh thì trưởng kíp báo cho trưởng ca Lò đã đưa vào dự phòng và ghi vào nhật ký vận hành.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><BR>Iii.  đốt lò</P>

<P>Điều 136: Khi được lệnh đốt lò, trưởng kíp phải báo cho các đơn vị liên quan: hoá, kiểm nhiệt biết, đồng thời báo cho trực ban nhà dầu đưa hệ thống hơi sấy dầu vào làm việc.<BR>- Lò trưởng thông báo các trực ban liên quan chuẩn bị khởi động thiết bị đốt lò. </P>

<P>Điều 137:1-Hệ thống thải tro phải đưa vào làm việc trước khi đốt lò theo thứ tự quy định như sau: <BR>- Mở nước vào các vòi rửa hộp chèn và các vòi kích thích.<BR>- Chạy các máy xả tro ở vị trí bằng tay, sau đó lần lượt mở hết các tấm chắn.<BR>- Đưa khoá điều khiển các máy xả tro về vị trí tự động.<BR>- Đưa các máy rung phễu vào làm việc ở chế độ tự động.<BR>- Đưa tất cả các búa gõ vào làm việc ở chế độ tự động.<BR>2- Mở van XĐ8.<BR>3- Báo cho các lò vận hành biết rồi mở van dầu vào, điều chỉnh áp suất dầu đốt từ 22 ¸ 25 kG/cm2. Lưu ý đóng van tổng hơi thông dầu và van lấy mẫu 4 của lò.</P>

<P>Điều 138: 1- Chạy 1 quạt khói và 1 quạt gió nâng áp suất tổng gió lên 350 ¸ 400 mmH2O, mở van gió C1 để thông các ống hỗn hợp than gió, lần lượt thông từng cặp hai ống một chéo nhau, thời gian mỗi cặp là 5 phút, nếu thấy tắc thì phải sử lý ngay.<BR>2- Thông buồng lửa từ  5  ¸ 10 phút.<BR>3- Giảm áp suất tổng gió xuống trị số đốt lò từ 150 ¸ 200 mmH2O, điều chỉnh và duy trì áp suất buồng lửa khoảng ±2 mmH2O.    </P>

<P>Điều139: Thời gian tăng áp suất tối tiểu quy định cho từng giai đoạn như sau:<BR>-  áp suất từ:    0  ¸  4     kG/cm2     là    50   phút. <BR>-  áp suất từ:    4  ¸  15   kG/cm2     là    35   phút.<BR>-  áp suất từ:   15  ¸  30    kG/cm2    là    30   phút.<BR>-  áp suất từ:   30  ¸  38   kG/cm2     là    15   phút.<BR>               Thời gian tổng cộng là 130 phút.</P>

<P>Điều 140:1- Trước khi châm lửa vòi dầu thứ nhất phải báo trưởng ca.<BR>2 - Sau khi châm lửa báo trực ban bao hơi biết để theo dõi và mở van P5.<BR>3 - Đốt dầu tăng áp suất ở giai đoạn từ  0 ¸ 4   kG/cm2 phải thực hiện theo quy định sau:<BR>- 15 phút đầu đốt vòi dầu thứ nhất.<BR>- Phút thứ 16 đốt vòi dầu đối diện ,cắt vòi dầu đẵ đốt trước đó.<BR>- Từ phút thứ 31 trở đi đốt hai vòi còn lại của hai góc đối diện ,cắt vòi dầù đã đốt trước đó .<BR>- Từ phút thứ 45 trở đi có thể đốt vòi thứ 3, vòi thứ 4.<BR>- Đốt vòi dầu nào thì mở gió C2 dưới của bộ đốt của vòi dầu đó. Đối với lò hơi lắp đặt bộ đốt kiểu UD thì đốt vòi dầu ở góc nào thì mở khoảng 10 % DKJ gió C2 góc ấy, khi đổi vòi dầu đã cháy ổn định thì đóng gió C2 của vòi dầu vừa cắt.  <BR>- Theo dõi sự cháy của vòi dầu, kết hợp điều chỉnh gió C2 của các vòi dầu cho phù hợp.</P>

<P>Điều 141: Trường hợp vòi dầu đốt không cháy hoặc cháy kém thì phải xem lại các mặt sau:<BR>- Que mồi lửa có còn tốt không và đặt ở vị trí đã thích hợp chưa?<BR>- áp suất tổng gió và áp suất âm buồng lửa?<BR>- Chất lượng, nhiệt độ và áp suất dầu đốt?<BR>- Vòi phun dầu làm việc có tốt không?<BR> Sau khi đã xem xét các mặt trên, nếu thấy không phù hợp thì phải điều chỉnh, thay thế vòi dầu hoặc báo trưởng ca xả bỏ dầu nếu chất lượng dầu xấu. </P>

<P>Điều 142:   1- Khi đốt dâù tăng áp suất phải chú ý mức nước bao hơi trong phạm vi ± 75 mm<BR>Mức nước bao hơi lớn hơn +75 phải mở xả:<BR>- Nếu áp suất bao hơi, Pbh < 5 kG/cm2 , mở xả theo đường định kỳ.<BR>- Nếu áp suất bao hơi, Pbh  > 5 kG/cm2, mở xả theo đường xả sự cố.<BR>2- Dùng van nhánh NC17 để cấp nước. <BR>- Đóng van TTH.BH trước khi cấp nước.<BR>- Mở van TTH.BH sau khi ngừng cấp nước.<BR>Nghiêm cấm cấp nước vào lò ở trạng thái nóng mà van TTH.BH vẫn mở.</P>

<P>Điều 143:  1- Khi áp suất bao hơi, Pbh = 0,5 ¸ 1 kG/cm2, báo trực ban bao hơi thông rửa ống thuỷ.<BR>2-Khi áp suất bao hơi, Pbh = 1,5 kG/cm2:<BR>- Kiểm tra van GO5 ở vị trí mở hết.<BR>- Hé mở van GO1 và GO4, từ từ cho nước vào 2 bộ giảm ôn, đồng thời chú ý HBH<BR>- Báo trực ban bao hơi kiểm tra, sau khi nước điền đầy 2 giảm ôn thì đóng toàn bộ13 van xả khí lại.<BR>- Đóng các van GO1, GO4 sau khi đã đóng xong 2 van xả khí giảm ôn.</P>

<P>Điều 144:   Khi áp suất bao hơi, Pbh = 3 ¸ 4 kG/cm2:<BR>1- Xả định kỳ 12 ống góp dưới: xả lần lượt từng đường một, thời gian xả mỗi ống góp là 30 giây. Nếu Hoá có yêu cầu cụ thể về phương thức và thời gian xả thì phải thực hiện theo yêu cầu đó.<BR>- Trước khi xả, phải xả hết nước đọng trong ống góp qua van NX15 ra rãnh, thời gian khoảng 5 phút.<BR>- Khi xả, mở hết van nhất thứ trước, mở nhanh van nhị thứ sau.<BR>- Trong khi xả, nếu có đường nào bị tắc, phải báo cáo ngay trưởng kíp biết để có biện pháp xử lý ngay.<BR>- Lò trưởng duy trì mức nước bao hơi theo quy định.<BR>2- Báo sửa chữa xiết bu lông, nếu cần.<BR>3- Đóng hết 6 van xả đọng, trừ  van số 2 vẫn để mở.<BR>4- Báo Trưởng kíp máy biết, và mở các van HX1, HX5.</P>

<P>Điều 145: 1- Khi áp suất bao hơi, Pbh = 8 kG/cm2: mở xả liên tục và báo cho Trưởng kíp hoá biết.<BR> 2- Khi áp suất bao hơi, Pbh = 15 kG/cm2, hoặc ngay trước khi đốt than bột thì bắt đầu mở xả quá nhiệt.</P>

<P>Điều 146:  Khi áp suất bao hơi Pbh = 25 kG/cm2:<BR>1- Báo trực ban bao hơi thông rửa ống thuỷ lần 2, đối chiếu mức nước ở ống thuỷ<BR>với các đồng hồ mức nước ở bảng lò trưởng, mức nước cơ khí ngoài cửa kính bằng đồng hồ mức nước quay tay.<BR>2- Báo vận hành Hoá kiểm tra chất lượng hơi nước.<BR>3- Xả định kỳ lần 2 nếu Hoá yêu cầu. </P>

<P>Điều 147:  Trong thời gian tăng áp suất, phải kết hợp số vòi phun dầu cho phù hợp với việc tăng áp suất quy định cho từng giai đoạn. Tránh trường hợp đốt nhiều dầu mà mở quá lớn van xả quá nhiệt.</P>

<P>Điều 148:  Khi thời gian tăng áp suất ở từng giai đoạn đã đảm bảo mà thông số hơi chưa đạt được theo yêu cầu thì khởi động các máy cấp than bột theo quy định ở điêù 153 ¸156, nhằm tăng cường chế độ đốt cháy để tăng nhiệt độ hơi quá nhiệt và ổn định áp suất hoà lò.</P>

<P>Điều 149:  Khi phụ tải nhiệt buồng lửa và lượng nước cấp liên tục vào lò đủ lớn thì mở van NC14 và KP2 vào làm việc, đóng van NC17 và van TTH.BH lại.</P>

<P>Điều 150:  Đốt lò ở trạng thái nóng:<BR>1- Lò ở trạng thái nóng là lò ở một trong các điều kiện sau đây:<BR>Lò đang đốt dầu để dự phòng.<BR>Lò mới ngừng mà áp suất Pbh > 0 kG/cm2.<BR>2- Khi được lệnh lên lò ở trạng thái nóng thì báo trưởng ca và các nơi liên quan như lúc đốt lò bình thường.<BR>3- Thời gian tăng áp suất quy định như sau:<BR>- Trong lò đang có áp suất nào thì thời gian tăng áp phải phù hợp với quy định cho giai đoạn đó, theo điều.139<BR>4- Chú ý:<BR>- Đóng van LM4 và van T.HTD trước khi mở dầu vào lò<BR>- Mở van HX1, HX5 để sấy ống.<BR>- Mở van P5.<BR>- Mở tiếp 6 van xả đọng trước đó đã đóng.<BR>5- Các thao tác khác, thực hiện theo quy định như đốt lò bình thường.</P>

<P>IV.  đốt than bột và khởi động hệ thống nghiền than.</P>

<P>Điều 151: Việc khởi động các máy cấp than bột phải căn cứ vào tình hình tăng nhiệt độ và áp suất hơi quá nhiệt theo từng giai đoạn tăng áp suất đã được quy định.</P>

<P>Điều 152:  Điều kiện chung để đốt than bột là:<BR>Lò đã đốt được thời gian ít nhất là 60 phút  và đang đốt 3 hoặc 4 vòi dầu cháy ổn định.<BR>Nhiệt độ khói vào bộ hâm C2, t4,8 = 280 ¸ 300 OC. <BR>Nhiệt độ gió nóng, tgn = 160 ¸ 180 OC</P>

<P>Điều 153:  Trước khi khởi động các máy cấp than bột phải mở gió C1, C2 cho phù hợp và để chiết áp máy cấp than bột ở vị trí nhỏ nhất.<BR>Khi mở lá chắn gió C1 nào thì phải kiểm tra áp kế chữ U tương ứng xem lắp nối đã đúng với nhau chưa. Nếu nhầm lẫn hoặc bị tắc thì phải báo Kiểm nhiệt xử lý ngay. </P>

<P>Điều 154:  Khởi động các máy cấp than bột theo thứ tự hàng dưới, từ  số 5 đến số 8 vào làm việc trước, hàng trên, từ  số 1 đến số 4 vào làm việc sau theo quy định cụ thể như sau:<BR>Cho 2 máy chéo nhau hoặc cả 4 máy nhưng ở tốc độ thấp của hàng dưới vào làm việc trước, sau khoảng 3 ¸ 5 phút mà than bột không cháy được thì phải cắt ngay các máy đó, kiểm tra lại sự cháy của các vòi dầu và điều chỉnh lại gió C2 cho phù hợp rồi mới được chạy lại.<BR>Sau khi than bột đã cháy tuỳ theo yêu cầu tăng áp suất và nhiệt độ, mà chạy thêm các máy còn lại đồng thời chú ý theo dõi mức nước, áp suất, nhiệt độ hơi và khói thoát.  </P>

<P>Điều155:  Khi than bột trong kho thấp thì liên hệ với các lò vận hành và chạy băng chuyền để lấy thêm than bột hoặc tiến hành khởi động hệ thống nghiền than. Trình tự khởi động hệ thống nghiền than, thực hiện theo điều..244 ¸ 248.</P>

<P>Điều 156: Trước khi khởi động hệ thống nghiền than trong quá trình đốt lò thì khởi động  tiếp 1 Quạt khói và 1 Quạt gió còn lại để duy trì áp suất tổng gió và áp suất âm Buồng lửa và đảm bảo  các điều kiện sau đây:<BR>Buồng lửa đã được đốt than bột và đang đốt ít nhất 3 vòi dầu cháy ổn định.<BR>Nhiệt độ gió nóng, tgn = 160 ¸ 180 0C.</P>

<P>V - hoà hơi</P>

<P>Điều 157:  Các điều kiện phải có trước khi hoà hơi:<BR>1- áp suất hơi quá nhiệt phải nhỏ hơn áp suất đường ống hơi chung từ 0,5¸1kG/cm2.<BR>2- Nhiệt độ hơi quá nhiệt, tqn ³ 390 0C<BR>3- Các ống thuỷ bao hơi, các đồng hồ chỉ thị, mức nước, áp suất, nhiệt độ phải làm việc tốt.<BR>4- Các phần tử chịu áp suất của lò không có chỗ nào xì hở .<BR>5- Đoạn ống từ H1 ¸ H2 đã được xả hết nước đọng qua van HX1, HX5 và sấy trước đó ít nhất là 30 phút.<BR>6- Chất lượng hơi nước đã đạt tiêu chuẩn theo vận hành Hoá báo.</P>

<P>Điều 158:  1- Trưởng kíp lò liên hệ với trưởng kíp tua bin, báo cáo trưởng ca và thông báo cho các lò khác biết.<BR>2 - Khi hoà hơi, phải mở van H2 từ  từ, kết hợp theo dõi nhiệt độ hơi quá nhiệt, nếu thấy giảm đột ngột hoặc dưới 390 oC thì phải lập tức đình chỉ hoà hơi, tiếp tục sấy ống trước H2 và điều chỉnh chế độ đốt cháy, khi nào khôi phục lại thông số theo quy định thì mới tiếp tục hoà hơi. <BR>3 - Thời gian từ lúc bắt đầu mở H2 đến khi hoà hơi xong không được nhỏ hơn 10 phút.<BR>4- Thao tác hoà hơi do trưởng kíp lò trực tiếp thực hiện có sự giám sát của trưởng ca và trưởng kíp tua bin.</P>

<P>Điều 169:  Sau khi hoà hơi xong thì:<BR>1-Theo tình hình tăng phụ tải mà đóng bớt hoặc đóng hết van XQN-Đ, chú ý xiết lại van này bằng tay và đưa các máy cấp than bột còn lại vào làm việc.<BR>2-Đóng van XĐ2 và XĐ8.<BR>- Mở van nhất thứ LM4 sau khi đã kiểm tra van nhị thứ LM4 của Hoá ở vị trí mở.<BR>- Kiểm tra cắt dần đến hết các vòi dầu và kiểm tra độ mở các loại gió theo chế độ đã được hiệu chỉnh.<BR>3-Báo trưởng ca cho các trường KBTĐ vào làm việc.<BR>Mở van NC16, đóng van NC14 tách KP2 ra dự phòng, đưa KP1 vào làm việc. </P>

<P>VI .  hệ thống hơi thông dầu và các vòi dầu</P>

<P>Điều 160: Sau khi hoà hơi xong, chế độ cháy trong buồng lửa, phụ tải lò đã ổn định thì tiến hành đưa hệ thống hơi thông dầu vào làm việc và cắt dầu.</P>

<P>điều 161: Điều kiện để đưa hệ thống hơi thông dầu vào làm việc.<BR>1- áp suất dầu đốt nhỏ hơn áp suất bao hơi từ 5 ¸ 7 KG/ cm 2 <BR>2 - Van  LM4 của lò đã ở vị trí mở.</P>

<P>Điều 162: Trình tự đưa hệ thống hơi thông dầu vào làm việc và thao tác cắt dầu.<BR>1- Kiểm tra các van nhánh hơi thông dầu từ  HT1 ¸ HT4 ở vị trí đóng.<BR>2- Mở hết van XHT, xả hết nước đọng trong đường ống.<BR>3- Hé mở nhỏ van THT sấy đường ống chung từ  5 ¸ 10 phút.<BR>4- Từ từ đóng hết van XHT, duy trì áp suất hơi thông đường ống chung từ    4¸6KG/cm2.<BR>5-Trước khi cắt vòi dầu thì phải điều chỉnh áp suất dầu từ 18 ¸ 22 KG/ cm2. <BR>  -  Khi cắt vòi nào thì cho hơi thông vào vòi dầu ấy làm việc.<BR>6-Khi cắt vòi dầu cuối cùng phải chú ý đề phòng tắt lò.<BR>  - Điều chỉnh áp suất dầu đốt và áp suất hơi thông cho phù hợp.<BR>7- Nếu cắt dầu để ngừng lò thì phải đóng van dầu vào, dầu hồi sau khi áp lực dầu đốt đồng hồ tại chỗ chỉ về 0 KG/cm2 thì mới cắt vòi dầu cuối cùng.</P>

<P>Điều 163: Việc ngừng hệ thống hơi thông dầu chỉ cho phép khi ngừng lò, trong thời gian Lò đốt dầu dự phòng hoặc hệ thống này đang có sự cố. </P>

<P>Điều 164: Trình tự thao tác ngừng hệ thống hơi thông dầu như sau:<BR>- cắt vòi dầu nào thì mở van hơi thông vào vòi dầu đó.<BR>- Khi cắt vòi dầu cuối cùng từ 5 ¸ 10 phút thì tiến hành đóng các van HT1¸HT4.<BR>- Đóng van THT dầu.<BR>- Mở van XHT dầu.</P>

<P>Điều 165: Trong quá trình vận hành khi có đốt dầu thì thực hiện như sau:<BR>- đóng van hơi thông dầu vào vòi dầu cần đốt.<BR>- Mở van dầu vào vòi dầu cần đốt <BR>- Chú ý điều chỉnh áp suất dầu đốt cho phù hợp.<BR>  Chú ý:trong vận hành không được để van THT dầu mở khi Pd đốt > Pb hơi.</P>

<P><BR>VII .  các bộ điều chỉnh tự động</P>

<P>1.  Bộ điều chỉnh mức nước bao hơi</P>

<P>Điều 166: Điều kiện để đưa bộ điều chỉnh mức nước bao hơi vào làm việc:<BR>Lò đang vận hành trong dải phụ tải 90 ¸ 130 T/h.<BR>2- Các tín hiệu lưu lượng nước cấp, lưu lượng hơi và mức nước bao hơi của bộ điều chỉnh phù hợp với các chỉ thị của các đồng hồ kiểm nhiệt.<BR>3- Tín hiệu mức nước bao hơi đang ở mức ± 20mm.</P>

<P>Điều 167: Thao tác đưa bộ điều chỉnh mức nước bao hơi vào làm việc:<BR>1- Dùng chiết áp định trị trên khối điều chỉnh đặt giá trị định trị tương ứng với mức nước hiện tại để đưa khối điều chỉnh về trạng thái cân bằng: kim đỏ thẳng hàng với kim đen và dòng ra của khối điều chỉnh xấp xỉ bằng dòng chỉ thị độ mở của KP1, sai lệch < 5%.<BR>2- Chuyển khoá điều chỉnh sang vị trí tự động, theo dõi đồng hồ chỉ thị độ mở của của van điều chỉnh, nếu thấy có sự thay đổi > 10% thì phải cắt bộ điều chỉnh ra cho Kiểm nhiệt kiểm tra lại.<BR>3- Nếu bộ điều chỉnh làm việc ổn định thì tiến hành kiểm tra chất lượng của bộ điều chỉnh.</P>

<P>Điều 168: Kiểm tra chất lượng của bộ điều chỉnh sau khi đã vào làm việc ổn định: <BR>1. Gây nhiễu loạn lưu lượng nước cấp:<BR>- Chuyển khoá điều khiển sang vị trí bằng tay.<BR>- Tăng thêm lưu lượng nước cấp vào lò khoảng 20 T/h.<BR>- Đưa khoá về vị trí tự động.<BR>- Theo dõi tác động tự điều chỉnh đưa lưu lượng về giá trị ban đầu.<BR>Làm tiếp thí nghiệm theo hướng giảm lưu lượng nước cấp.<BR>2. Gây nhiễu loạn mức nước<BR>- Chuyển khoá điều khiển sang vị trí bằng tay. <BR>- Tăng lưu lượng nước cấp lên thêm khoảng 15 ¸ 20T/h đưa mức lên +20mm<BR>- Đưa khoá về vị trí tự động.<BR>- Theo dõi tác động tự điều chỉnh đưa mức nước về ổn định ở 0mm trong thời gian ngắn nhất.<BR>Làm tiếp thí nghiệm theo chiều giảm của mức nước.<BR>3. Gây nhiễu loạn định trị:<BR>Mức nước đang ở 0mm, tương ứng giá trị định trị của khối điều chỉnh là 50%.<BR>- Đưa định trị về vị trí 45%. <BR>- Theo dõi tác động của bộ điều chỉnh thiết lập trạng thái cân bằng mới với mức nước là +32mm.<BR>Làm tiếp thí nghiệm với giá trị đặt của định trị là 55%, bộ điều chỉnh phải duy trì mức nước ở -32mm.</P>

<P>2. Bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt</P>

<P>a- Bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt làm việc ở chế độ "duy trì lưu lượng"<BR>Điều 169: Điều kiện để đưa BĐCPTN chế độ "duy trì lưu lượng" vào làm việc:  <BR>1- Lò vận hành ổn định trong dải phụ tải 90 ¸ 130 T/h.<BR>2- Các máy cấp than bột đang chạy ở chế độ đồng bộ, dòng điều khiển đồng bộ của hai nhóm máy cấp bằng nhau, tốc độ vòng quay các máy sai lệch không quá 10%.  <BR>3- Khoá chế độ đang đặt ở vị trí "duy trì lưu lượng".</P>

<P>Điều 170: Thao tác đưa BĐCPTN chế độ "duy trì lưu lượng" vào làm việc:<BR>1- Dùng khối định trị lưu lượng hơi DGA12, đặt giá trị của phụ tải lò tương ứng với phụ tải hiện tại.<BR>2- Theo dõi dòng ra của BĐCPTN phải bằng dòng điều khiển của khối ZLT nhóm, sai lệch không quá 5%.<BR>3- Bẻ 2 khoá điêù khiển sang vị trí tự động. <BR>Sau khi BĐC làm việc ổn định thì tiến hành kiểm tra chất lượng của nó.</P>

<P>Điều 171: Kiểm tra chất lượng của BĐCPTN ở chế độ "duy trì lưu lượng".<BR>1. Gây nhiễu loạn về nhiên liệu:<BR>- Lò đang vận hành ở phụ tải 100 ¸ 120T/h.<BR>- Cắt 1 máy cấp than bột.<BR>- Theo dõi quá trình điều chỉnh, tự  tăng tốc độ các máy cấp còn lại để duy trì được lưu lượng hơi ở giá trị định trị.<BR>- Chạy lại máy cấp đã cắt, tốc độ các máy cấp phải giảm đi để giữ ổn định lưu lượng hơi.<BR>2. Gây nhiễu loạn từ khối định trị lưu lượng hơi:<BR>- Dùng khối định trị lưu lượng hơi, thay đổi tăng10% giá trị định trị.<BR>- Theo dõi quá trình tự điều chỉnh, lưu lượng hơi thay đổi tương ứng tăng 16T/h và giữ ổn định ở giá trị định trị mới này.<BR>Làm lại thí nghiệm theo hướng giảm định trị.</P>

<P>b- Bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt làm việc ở chế độ "duy trì áp suất''<BR>Điều 172: Điều kiện để đưa BĐCPTN chế độ "duy trì áp suất" vào làm việc:<BR>1- BĐCPTN đang làm việc ở chế độ "duy trì lưu lượng".<BR>2- Tín hiệu khối phát xung áp suất hơi chính làm việc bình thường, thể hiện trên khối điều chỉnh: kim đỏ chỉ trong khoảng 46¸51% ứng với áp suất 33¸36kG/cm2.</P>

<P><BR>Điều 173: Thao tác đưa BĐCPTN chế độ "duy trì áp suất" vào làm việc:<BR>- Dùng chiết áp định trị trong để cân bằng khối điều chỉnh, sao cho kim đỏ thẳng hàmg với kim đen.<BR>- Quan sát dòng ra của khối điều chỉnh phải xấp xỉ bằng dòng ra của khối định trị lưu lượng hơi.<BR>- Bẻ khoá chế độ làm việc từ vị trí "duy trì lưu lượng" sang chế độ "duy trì áp suất".</P>

<P>Điều 174: Kiểm tra chất lượng của BĐCPTN ở chế độ "duy trì áp suất":<BR>1. Gây nhiễu loạn định trị:<BR>- Dùng chiết áp định trị trên khối điều chỉnh để tăng giá trị định trị khoảng 1kG/cm2, tương ứng với khoảng 2 vạch.<BR>- Theo dõi quá trình tự điều chỉnh và duy trì áp suất hơi chính ở giá trị định trị mới này.<BR>Làm lại thí nghiệm theo chiều giảm định trị.<BR>2. Gây nhiễu loạn áp suất hơi chính :<BR>- Thay đổi năng suất hơi ở lò lân cận từ 15 ¸ 20 T/h.<BR>- Theo dõi quá trình tự thay đổi giá trị định trị lưu lượng hơi để BĐC tác động thay đổi lưu lượng hơi của lò, bù trừ đúng bằng sự thay đổi lưu lượng hơi của lò kia, còn giá trị áp suất hơi chính không thay đổi.<BR>3. Gây nhiễu loạn từ phía tuabin:<BR>- Thay đổi công suất tuabin tương ứng với thay đổi sản lượng hơi khoảng 10 T/h.<BR>- Theo dõi tác động tự điều chỉnh để duy trì áp suất hơi chính bằng việc thay đổi định trị lưu lượng hơi tương ứng lượng hơi mà tuabin yêu cầu.<BR>4. Gây nhiễu loạn từ phía cấp nhiên liệu:<BR>- Cắt 1 máy cấp than bột.<BR>- Theo dõi quá trình tự điều chỉnh bằng cách tăng tốc độ các máy cấp còn lại để duy trì áp suất hơi chính không đổi. </P>

<P>3- Bộ điều chỉnh chân không buồng lửa</P>

<P>Điều 175: Điều kiện đưa BĐC chân không buồng lửa  vào làm việc:<BR>- Lò đang vận hành ổn định.<BR>- Bộ phát xung áp suất làm việc tốt: chỉ thị trên đồng hồ ở khối điều chỉnh trùng với chỉ thị trên đồng hồ áp suất âm buồng lửa.</P>

<P>Điều 176: Thao tác đưa BĐC chân không buồng lửa vào làm việc:<BR>- Điều chỉnh để độ mở của 2 lá chắn khói xấp xỉ bằng nhau và áp suất âm buồng lửa khoảng  -3 ¸ -5 mmH2O.<BR>- Đặt định trị trong của khối điều chỉnh ở vị trí 45% thì khối phải cân bằng: kim đen thẳng hàng với kim đỏ và dòng ra của khối điều chỉnh xấp xỉ bằng dòng chỉ thị vị trí lá chắn khói A .<BR>- Chuyển khoá điều khiển của 2 lá chắn quạt khói sang vị trí tự động.<BR>Nếu thấy độ mở lá chắn khói dao động lớn hơn 10 % thì phải cắt BĐC ra kiểm tra lại.</P>

<P><BR>Điều 177: Kiểm tra chất lượng của BĐC:<BR>1. Gây nhiễu loạn áp suất buồng lửa:<BR>- Chuyển khoá lá chắn khói A sang vị trí bằng tay và đóng lại khoảng 10%.<BR>- Theo dõi quá trình tự điều chỉnh mở them lá chắn khói B để duy trì ổn định áp suất âm buồng lửa.<BR>Làm lặp lại thí nghiệm theo chiều mở.<BR>+ Sau khi làm xong thí nghiệm đối với lá chắn khói A thì chuyển sang làm thí nghiệm đối với lá chắn khói B.<BR>2. Gây nhiễu loạn định trị:<BR>- Thay đổi giảm giá trị định trị từ 45% xuống 40%.<BR>- Theo dõi quá trình tự điều chỉnh để duy trì áp suất âm buồng lửa ở giá trị định trị mới này, khoảng -10mmH2O.<BR>Làm lắp lại thí nghiệm theo chiều tăng định trị.  <BR>3. Gây nhiễu loạn từ phía quạt gió:<BR>- Đóng hoặc mở lá chắn 1quạt gió khoảng 10%.<BR>- Theo dõi quá trình tự điều chỉnh: mở hoặc đóng thêm lá chắn quạt gió kia để duy trì ổn định chân không buồng lửa theo giá trị đã được định trị.<BR>4. Kiểm tra mối liên kết động:<BR>- Thay đổi giá trị định trị của bộ điều chỉnh gió chung để lưu lượng gió thay đổi.<BR>- Theo dõi quá trình điều chỉnh tác động lên lá chắn quạt khói để giữ ổn định chân không buồng lửa.</P>

<P>4- Bộ điều chỉnh gió chung</P>

<P>Điều 178: Điều kiện để đưa BĐC gió chung vào làm việc:<BR>1- BĐC phụ tải nhiệt và BĐC chân không buồng lửa đang làm việc.<BR>2- Chế độ gió được duy trì theo đúng bảng chế độ vận hành.<BR>3- Độ mở lá chắn của 2 quạt gió xấp xỉ bằng nhau.<BR>4- Đồng hồ chỉ thị hàm lượng ôxy làn việc tin cậy. <BR>5- Bộ phát xung lưu lượng gió làm việc tốt: Tín hiệu nằm trong khoảng 60 ¸ 80%, khi tăng hay giảm gió thì kim chỉ thị cũng tăng hay giảm theo.<BR>6- Khoá chế độ "chuẩn theo ôxy" ở vị trí "cắt".</P>

<P>Điều 179: Thao tác đưa BĐC gió chung vào làn việc:<BR>- Dùng khối định trị lưu lượng gió để cân bằng khối điều chỉnh sao cho dòng ra của khối điều chỉnh xấp xỉ bằng dòng chỉ thị độ mở của lá chắn gió A, sai lệch không quá 5%. <BR>- Bẻ khoá điều chỉnh lá chắn gió A sang vị trí tự động<BR>- Theo dõi độ mở của lá chắn gió này. Nếu có sự thay đổi lớn hơn10%, thì phải cắt ra để Kiểm nhịêt kiểm tra lại.<BR>- Đưa tiếp khoá điều khiển lá chắn gió B sang vị trí tự động.<BR>- Cân bằng khối điều chỉnh của bộ hiệu chuẩn ôxy bằng chiết áp định trị trên khối này, cho kim đỏ thẳng hàng với kim đen và dòng ra của bộ hiệu chuẩn phải xấp xỉ bằng dòng ra của khối định trị lưu lượng gió. <BR>- Bẻ khoá sang chế độ "hiệu chuẩn theo ô xy".<BR>- Xoay chiết áp đặt định trị hàm lượng ôxy phù hợp với yêu cầu công nghệ. </P>

<P>Điều 180: Kiểm tra chất lượng làm việc của BĐC:<BR>1. Gây nhiễu loạn lưu lượng gió:<BR>- Bẻ khoá điều khiển lá chắn gió A sang vị trí bằng tay và mở tăng thêm khoảng 10¸15%.<BR>- Theo dõi quá trình điều chỉnh: tự mở thêm gió B để duy trì lưu lượng gió không đổi.<BR>Làm lặp lại thí nghiệm theo chiều đóng bớt lá chắn gió A.<BR>+ Bẻ khoá lá chắn gió A về vị trí tự động, chuyển sang làm thí nghiệm đối với lá chắn gió B.<BR>+ Sau khi làm xong thì bẻ tiếp khoá điều khiển gió B sang vị trí tự động.<BR>2. Gây nhiễu loạn định trị phụ tải:<BR>- Dùng khối định trị hơi để tăng giá trị định trị phụ tải hơi 10%, tương ứng với 16T/h.<BR>- Theo dõi BĐC tăng lưu lượng gió vào lò tương ứng với chế độ vận hành ở phụ tải mới, còn hàm lượng ôxy trong khói duy trì ở chế độ xác lập mới với sai lệch không quá 0,3%.<BR>Làm lặp lại thí nghiệm giảm phụ tải.<BR>3. Gây nhiễu loạn định trị hàm lượng ôxy:<BR>- Dùng chiết áp định trị trên khối điều chỉnh của bộ hiệu chuẩn tăng giá trị lên 5%.<BR>- Theo dõi BĐC tác động tăng thêm lưu lượng gió vào lò tương ứng với giá trị định trị mới này.<BR>Làm lặp lại thí nghiệm theo chiều giảm định trị hàm lượng ôxy.</P>

<P>5- Bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt</P>

<P>Điều 181: Điều kiện để đưa BĐC nhiệt độ hơi quá nhiệt vào làm việc:<BR>1- Kiểm tra, so sánh chỉ thị của các bộ phát xung nhiệt độ hơi chính, nhiệt độ hơi quá nhiệt trung gian vói đồng hồ chỉ thị của đo lường để khẳng định các bộ phát xung làm việc tốt.<BR>2- Các bộ nước giảm ôn đã được đưa vào làm việc, với lưu lượng mỗi bên 5 ¸ 25T/h<BR>3- Nhiệt độ hơi chính nằm trong dải định mức.</P>

<P>Điều 182: Thao tác đưa BĐC vào làm việc:<BR>- Đặt chiết áp định trị trong của BĐC tương ứng với giá trị hiện tại, để kim đỏ thẳng hàng với kim đen.<BR>- Kiểm tra dòng ra của khối điều chỉnh phải xấp xỉ bằng dòng chỉ thị độ mở của van giảm ôn.<BR>- Chuyển khoá điều khiển van giản ôn sang vị trí tự động.<BR>- Xoay chiết áp định trị về giá trị cần đặt định trị.</P>

<P>Điều 183: Kiểm tra chất lượng của BĐC:<BR>1. Gây nhiễu loạn lưu lượng nước giảm ôn:<BR>- Bẻ khoá điều khiển van nước giảm ôn sang vị trí bằng tay.<BR>- Tăng lưu lượng nước giảm ôn lên khoảng 10T/h.<BR>- Bẻ khoá điều khiển van nước giảm ôn sang vị trí tự động .<BR>- Theo dõi BĐC tác động tự đóng bớt van nước giảm ôn về giá trị ban đầu, còn nhiệt độ hơi chính được duy trì ổn định.<BR>Làm lặp lại thí nghiệm theo chiều giảm lưu lượng nước giảm ôn.<BR>2. Gây nhiễu loạn định trị:<BR>- Tăng giá trị định trị lên 2 vạch, tương ứng nhiệt độ hơi tăng lên 12 oC. <BR>- Theo dõi BĐC tác động khép bớt van giảm ôn để duy trì nhiệt độ hơi chính ở giá trị định trị mới này.<BR>Làm lặp lại thí nghiệm theo chiều giảm định trị.<BR>3. Gây nhiễu loạn nhiệt độ hơi chính: <BR>- Bẻ khoá điều khiển van giảm ôn sang vị trí bằng tay.<BR>- Tăng lưu lượng nước giảm ôn lên 5 ¸ 10 T/h.<BR>- Khi nhiệt độ hơi chính thay đổi thì giảm lưu lượng nước giảm ôn về giá trị ban đầu.<BR>- Bẻ khoá điều khiển van giảm ôn sang vị trí tự động.<BR>- Theo dõi BĐC tác động để đưa nhiệt độ hơi chính về giá trị định trị ban đầu.<BR>Làm lặp lại thí nghiệm theo chiều giảm lưu lượng nước giảm ôn.</P>

<P>VIII - trông coi lò vận hành lúc bình thường</P>

<P>Điều 184: Nhiệm vụ chủ yếu của vận hành lò là:<BR>- Duy trì lưu lưu lượng hơi quá nhiệt phù hợp với phụ tải yêu cầu.<BR>- Duy trì thông số hơi quá nhiệt:  áp suất 36 ¸ 39 kG/cm2, nhiệt độ 435 ¸ 450 oC.  <BR>- Mức nước bao hơi ± 20mm trong điều kiện vận hành bình thường, khi dao động cho phép ± 75mm.<BR>- áp suất âm buồng lửa duy trì từ  -3 ¸ -5 mmH2O.<BR>- Hàm lượng ôxy trong khói từ  5 ¸ 5,5 %.</P>

<P>Điều 185: 1- Mỗi ca ít nhất 2 lần vào đầu và giữa ca kiểm tra, so sánh trị số giữa các đồng hồ chỉ thị, tự ghi, tại chỗ, quay tay của các đồng hồ đo lường mức nước với nhau và với ống thuỷ bao hơi. Thường xuyên kiểm tra độ tin cậy của các đồng hồ Nhiệt độ, Lưu lượng và áp suất. Nếu thấy sai lệch hoặc nghi ngờ thì phải thông rửa và yêu cầu Kiểm nhiệt xác minh, sửa chữa.<BR>2- Bốn lần kiểm tra tình hình đóng xỉ ở các bộ đốt của lò. Nếu thấy có xỉ, phải tiến hành chọc ngay, không để xỉ bám kéo dài gây ảnh hưởng đến chế độ khí động buồng đốt và đe doạ an toàn do sập xỉ.</P>

<P>Điều 186: áp suất nước cấp, nếu thấp hơn 52 kG/cm2 thì phải báo trưởng kíp Tua bin xử lý. Nhiệt độ nước cấp, nếu thấp hơn 150 oC phải báo trưởng kíp trưởng ca biết. Khi đó chú ý đề phòng nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng cao.</P>

<P>Điều 187: Tuỳ theo chất lượng than và công suất yêu cầu mà duy trì tốc độ các máy cấp than bột từ 500 ¸ 700 v/ph. Khi phải vận hành các máy cấp ở tốc độ cao hơn 700 v/ph, phải đặc biệt chú ý đề phòng tắc ống gió cấp 1, nhất là đối với lò lắp bộ đốt UD cần lưu ý khi tăng tải, phải tăng gió trước than sau còn khi giảm tải thì giảm than trước, gió sau.</P>

<P>Điều 188: Khi thay đổi công suất lò, phải dựa vào bảng chế độ vận hành của Phòng Hiệu chỉnh lập riêng cho từng lò để mở gió C1, C2, C3 cho phù hợp, đồng thời phải chủ động thay đổi năng suất của các hệ thống nghiền, ngừng bớt hay khởi động lại máy nghiền cho thích hợp để đảm bảo mức than bột trong kho thường xuyên duy trì không thấp hơn 3 m.</P>

<P>Điều 189: - Kiểm tra tình hình lọt gió qua các cửa kiểm tra, cửa người chui, phễu xỉ, cửa xỉ, buồng lửa, đường khói, cửa phòng nổ và hệ thống nghiền than.<BR>- Kiểm tra độ kín của tất cả các thiết bị phần áp lực của lò, như các đường ống, tăm pông, mặt bích, van, ống thuỷ... <BR>- Kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị hệ thống nghiền than, quạt gió, quạt khói, khử bụi, thải xỉ, xả tro.</P>

<P>Điều 190: Khi thông số vận hành thay đổi lớn và chế độ đốt cháy của lò không ổn định thì Lò trưởng phải tìm biện pháp điều chỉnh phù hợp và báo trưởng kíp,trưởng ca.</P>

<P>Điều 191: Thực hiện xả liên tục, xả định kỳ theo yêu cầu của Hoá để đảm bảo tốt chất lượng hơi nước. Khi tiến hành xả phải chú ý điều chỉnh mức nước bao hơi.</P>

<P>Điều 192: Khi lò làm việc ổn định trong điều kiện  hệ thống vận hành bình thường thì các bộ tự động phải được đưa vào làm việc. Nếu các bộ tự động làm việc không bình thường thì lò trưởng chuyển sang điều khiển từ xa và báo cho kiểm nhiệt và trưởng kíp biết để kịp thời xử lý. Khi lò mang tải thấp đến mức kém ổn định có nguy cơ tắt thì báo cáo trưởng ca đốt kèm dầu ổn định buồng đốt.</P>

<P>Điều 193: Theo dõi và điều chỉnh kịp thời các thông số của lò trong phạm vi cho phép. Ghi chép Nhật ký lò trưởng và kiểm tra việc ghi thông số vận hành của lò phó đảm bảo kịp thời, chính xác, trung thực và thống nhất, phản ánh được đầy đủ thông số của lò, thời điểm  và diễn biến thay đổi các thông số cơ bản cũng như các thao tác được thực hiện ở lò mình trong ca theo quy định, theo mệnh lệnh hoặc theo phiếu công tác. </P>

<P>IX - chọc xỉ các bộ đốt và ra xỉ</P>

<P>Điều 194: 1- Trước khi có yêu cầu ra xỉ hoặc chọc xỉ, lò trưởng phải nắm đựơc tình trạng xỉ trong hộp xỉ và đóng xỉ ở các bộ đốt, các dụng cụ, trang bị cá nhân và các biển báo an toàn đã được đảm bảo đầy đủ.<BR>2- Không được cho phép tiến hành đồng thời ra xỉ ở hộp xỉ với chọc xỉ ở các bộ đốt.<BR>3- Điều chỉnh buồng đốt ở chế độ âm, ổn định.<BR>4 - Xem xét hiện trường trong vùng ảnh hưởng về an toàn không có người công tác.<BR>1- Chọc xỉ bộ đốt</P>

<P>Điều 195: 1- Trước khi chọc xỉ các bộ đốt, lò phó phải báo cáo và được lò trưởng cho phép mới được tiến hành.<BR>2- Người chọc xỉ phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân: tay áo phải cài khuy, kính,  giầy cao cổ, đội mũ cứng, đi găng tay.<BR>3- Dụng cụ chọc xỉ phải đúng quy cách, chắc chắn. Sàn đứng thao tác và lan can phải chắc chắn. Xung quanh không có chướng ngại vật. ánh sáng ở khu vực chọc xỉ đảm bảo đầy đủ.<BR>4- Báo cho những người xung quanh biết để chú ý hoặc rút ra khỏi khu vực trước khi mở cửa chọc xỉ.</P>

<P>Điều 196: -  Khi chọc xỉ phải đứng trên sàn hoặc nền chắc chắn. Không được đứng đối diện với cửa chọc xỉ.<BR>- Khi đang chọc xỉ mà lò có hiện tượng dao động thì lập tức ngừng chọc xỉ, đóng cửa lại, báo cho lò trưởng biết để điều chỉnh buồng lửa ổn định trở lại rồi mới được tiếp tục chọc xỉ.</P>

<P>Điều 197: Khi bộ đốt bị đóng xỉ nghiêm trọng hoặc xỉ chảy dẻo mà không xử lý được thì phải báo cáo trưởng kíp, trưởng ca biết để có biện pháp giải quyết.</P>

<P>Điều 198: - Chọc xỉ xong ở bộ đốt nào thì đóng cửa, cài then bộ đốt đó rồi mới chuyển sang chọc xỉ bộ đốt khác.<BR>- Sau khi chọc xỉ xong cả 4 bộ đốt phải báo cáo lò trưởng biết, giải trừ các biện pháp an toàn kết thúc lần chọc xỉ.</P>

<P>2- Ra xỉ:</P>

<P>Điều 199: - Khi nhận tín hiệu xin ra xỉ, nếu lò đang vận hành ổn định và không chọc xỉ thì:<BR>- Đánh tín hiệu cho phép ra xỉ. <BR>- Không được thay đổi chế độ đốt cháy trong thời gian ra xỉ.<BR>- Nếu buồng đốt có hiện tượng mất ổn định thì phải đình chỉ việc ra xỉ, tiến hành kiểm tra lại chế độ đốt cháy hoặc đốt kèm dầu để ổn định buồng lửa trở lại mới được tiếp tục ra xỉ.</P>

<P>Điều 200: - Nếu trong hộp xỉ có xỉ to không tự thoát ra, không lọt qua được cửa xỉ hoặc gác ngang phễu xỉ thì phải thực hiện theo điều 284 và điều 285. <BR>- Các thao tác ra xỉ thực hiện theo 281 và điều 282.</P>

<P>Điều 201:  - Khi trực ban ra xỉ xong giải trừ tín hiệu để kết thúc ra xỉ.<BR>- Khi có tắt lò đốt dầu lò trưởng phải báo cho trực ban qua tín hiệu tắt lò đốt dầu.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><BR>X- ngừng lò</P>

<P>Ngừng lò bình thường</P>

<P>Điều 202:  Khi thời gian ngừng lò trên 48 giờ thì than bột trong kho để ở mức 1,5 ¸ 2 m. Khi ngừng đại, trung tu thì thực hiện theo điều 217.</P>

<P>Điều 203:  Khi nhận được kế hoạch ngừng lò của trưởng ca, trưởng kíp phải phổ biến  cho nhân viên trong kíp biết, phân phối phụ tải và điều hoà than bột giữa các lò để mức than trong kho lò sắp ngừng phù hợp vơí thời gian ngừng và thông báo cho trưởng kíp tua bin biết.</P>

<P>+ Thứ tự ngừng lò:</P>

<P>Điều 204:  - Lò trưởng cắt tất cả các bộ phận điều chỉnh tự động chuyển sang điều chỉnh từ xa, cắt các khoá liên động.<BR>- Báo trưởng ca cho ngừng các trường của bộ khử bụi.<BR>- Đốt 1 đến 2 vòi dầu để giảm dần phụ tải.</P>

<P>Điều 205: - Ngừng 2 hệ thống nghiền than.<BR>- Giảm dần tốc độ các máy cấp than bột, kết hợp điều chỉnh gió, khói, lượng nước giảm ôn để duy trì nhiệt độ hơi quá nhiệt cho phù hợp.<BR>- Khi giảm tải lò còn 20 ¸ 30 T/h thì đóng các lá chắn của 8 máy cấp than bột, sau khoảng 5 ¸ 7 phút thì ngừng các máy cấp than bột, cắt khoá 1C, 2C hoặc 3C.<BR>- Cắt hết dầu, ngừng quạt gió sau khi đã thông sạch các ống hỗn hợp than gióC1.<BR>- Ngừng quạt khói sau khi đã chấm dứt đưa nhiên liệu vào lò 10 phút.</P>

<P>Điều 206:  Khi lưu lượng, Dh = 0 T/h, lò trưởng đóng van H1, trưởng kíp đóng van H2. Chú ý áp suất hơi.<BR>- Đóng hết lá chắn đầu hút các quạt gió, đầu hút và đầu đẩy các quạt khói, gió C1, gió C2.<BR>- Đóng van dầu vào và van dầu hồi. Ngừng hệ thống hơi thông dầu. <BR>- Đóng các van NX18, NX19, NX26 và van P5.<BR>- Mở các van xả đọng bộ quá nhiệt: XĐ1¸ XĐ7, XĐ8.<BR>- Tuỳ theo mức giảm của lưu lượng nước cấp mà đóng KP1 và NC16, chuyển sang cấp nước qua van NC17. Nếu ngừng cấp nước liên tục thì phải mở van TTH bộ hâm.</P>

<P>Điều 207:  Kiểm tra lại toàn bộ tình hình thiết bị, lò trưởng tổng hợp ghi vào nhật ký vận hành toàn bộ quá trình ngừng lò, những điều cần chú ý và các khiếm khuyết vào sổ theo dõi hư hỏng thiết bị.</P>

<P>+ Sau khi ngừng và quá trình làm nguội lò:</P>

<P>Điều 208:  Lò mới ngừng, còn áp suất và nhiệt độ, phải có người trực và duy trì mức nước ± 75 mm.  </P>

<P>Điều 209:  Ngừng lò sau 4 ¸ 6 giờ:<BR>1- Xả định kỳ 12 ống góp dưới.<BR>2- Nếu cần làm nguội để sửa chữa theo kế hoạch thì mở các lá chắn đầu hút các quạt khói, gió, các cửa ra xỉ để thông gió tự nhiên.<BR>3- Nghiêm cấm việc vừa cấp nước vừa xả để làm nguội lò trong thời gian này.<BR>4- Báo trưởng ca cho ngừng hệ thống các đầm rung, búa gõ, xả tro.<BR>5- Ra xỉ trong phễu xỉ (nếu có) sau khi lò đã ngừng được 4 giờ.</P>

<P>Điều 210:  Ngừng lò sau 10 giờ: <BR>1- Chạy quạt khói hoặc đồng thời mở van xả quá nhiệt để làm nguội hoặc phục vụ sửa chữa, nếu có yêu cầu.<BR>2- Xả định kỳ 12 ống góp dưới lần 2.</P>

<P>Điều 211:  Khi cần giải quyết sự cố thì sau 8 giờ, được phép chạy quạt khói, mở xả quá nhiệt và đảo nước lò để làm nguội cưỡng bức.(Theo yêu cầu cụ thể của phân xưởng)</P>

<P>Điều 212:  Khi áp suất bao hơi, Pbh = 0 kG/cm2 <BR>- Mở toàn bộ các van xả khí.<BR>- Đóng hết 7 van lấy mẫu, nếu lò tách ra để sửa chữa. </P>

<P>Điều 213:  Sau khi mở các van xả khí được 2 ¸ 4 giờ, nước đọng trong ống hơi chính đã được xả hết thì đóng các van XĐ1 ¸ 7 và XĐ8 để tách hoàn toàn bộ quá nhiệt ra khỏi hệ thống chung.</P>

<P>Điều 214:  Chỉ xả hết nước lò khi Pbh=0 KG/cm2, nhiệt độ nước lò nhỏ hơn <BR>80 oC, bằng cách đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân tại miệng ống xả qua van NX15 sau khi đã xả hết nước lạnh.</P>

<P>2 - Ngừng lò khẩn cấp</P>

<P>Điều 215:  Gặp một trong những trường hợp sau đây, phải lập tức ngừng lò khẩn cấp:<BR>1- Bao hơi cạn nước nghiêm trọng, thao tác gọi nước cạn mà vẫn không thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ.<BR>2- Bao hơi đầy nước nghiêm trọng, thao tác gọi nước đầy thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ hoặc nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm nhanh xuống quá trị số cho phép.<BR>3- Khi tất cả các bơm cấp nước đều hỏng hoặc vỡ các loại ống nước dẫn đến không thể duy trì được mức nước bao hơi.<BR>4- Khi tất cả các ống thuỷ và các đồng hồ chỉ chỉ mức nước bao hơi đều hỏng.<BR>5- Khi 3 van an toàn hoặc 2 van an toàn và van xả quá nhiệt hỏng.<BR>6- áp suất trong đường hơi chính tăng quá trị số cho phép mà các van an toàn không tác động. <BR>7- Mất nguồn điện nhiệt công, nếu thời gian khôi phục lại còn kéo dài và không còn khả năng kiểm soát các thông số cơ bản của lò.<BR>8- Khi phát hiện thấy phồng nứt lớn ở bao hơi,ống góp, ống hơi chính và các khung dầm chịu lực bị biến dạng hoàn toàn.</P>

<P> </P>

<P>Điều 216:  Thao tác ngừng lò khẩn cấp:<BR>1 - Trưởng kíp hoặc lò trưởng báo cho trưởng ca biết, nếu liên lạc được.<BR>2 - Bẻ khoá ngừng 2 quạt khói để ngừng toàn bộ thiết bị theo liên động tổng.<BR>3- Đóng các van H1, H2 tách lò ra khỏi hệ thống. <BR>4- Cắt hết các vòi dầu, nếu trước đó đang đốt.<BR>5 - Trưởng kíp hoặc lò trưởng . Báo cáo trưởng ca, nếu trước đó chưa liên lạc được.  <BR>6- Các chú ý:<BR>- Nếu ngừng do cạn nước nghiêm trọng thì cấm cấp nước vào lò.<BR>- Nếu ngừng do nổ ống hơi, nước trong buồng lửa hoặc đường khói thì phải hút hết hơi nước trong lò mới ngừng quạt khói. Trong trường hợp này phải bẻ khoá ngừng 1 quạt khói và 2 quạt gió để ngừng thiết bị sau nó. <BR>- Các công việc khác thực hiện như ngừng lò bình thường.</P>

<P>3 - Ngừng lò đại tu</P>

<P>Điều 217:  Nếu ngừng lò để đại tu, tiểu tu hoặc sửa chữa thùng nghiền, kho than nguyên, than bột thì trưởng kíp phải phổ biến kế hoạch cụ thể cho mỗi nhân viên của lò biết để kết hợp làm sạch than nguyên, than bột trong các kho và than trong thùng nghiền trước khi ngừng thiết bị.<BR>- Liên hệ với nhiên liệu không cấp than nguyên xuống kho. Lò phó kiểm tra hết than nguyên trong kho mới được ngừng máy cấp, đóng tấm chắn xuống cổ máy nghiền và khoá chặt lại, báo trực sửa chữa bịt miệng ghi xuống kho than nguyên.  Khi đã hết  than và làm sạch trong thùng nghiền thì ngừng máy nghiền.<BR>- Dùng que sắt gõ vào ống xuống than bột xác định chắc chắn hết than bột trong kho mới được đóng tấm chắn than bột và ngừng máy cấp than bột sau 5 ¸ 10 phút.<BR>- Các thao tác khác thực hiện như ngừng lò bình thường.</P>

<P>4 - Lò đốt dầu dự phòng nóng</P>

<P>Điều 218:  Lò đốt dầu dự phòng nóng là tách lò khỏi hệ thống để dự phòng nóng hoặc sửa chữa thiết bị phụ trong một thời gian ngắn. Tuỳ theo mức độ cần thiết thời gian khôi phục lại lò nhanh hay chậm ma duy trì áp suất trong lò,<BR> Pbh = 10 ¸ 20 kG/cm2.</P>

<P>Điều 219:  Khi được lệnh tách lò ra dự phòng nóng, trưởng kíp, lò trưởng thông báo cho các lò khác và trưởng kíp tua bin biết, phổ biến kế hoạch đốt dầu dự phòng và lên lại lò cùng với những điều cần chú ý cho các nhân viên của lò biết để thực hiện .<BR>- Ra hết xỉ trong lò, nếu chủ động được kế hoạch đốt dầu dự phòng.</P>

<P>Điều 220:  Đốt 1 hoặc 2 vòi dầu, giảm tải lò từ từ và ngừng thiết bị như ngừng lò bình thường, nhưng để lại ít nhất 1 quạt khói và 1 vòi dầu. Theo áp suất lò cần duy trì trong thời gian đốt dầu dự phòng  mà có thể giữ thêm 1 hoặc 2 vòi dầu hay giữ thêm 1 quạt gió.<BR>- Ngừng các trường  của khử bụi, thiết bị phần hạ áp vẫn làm việc bình thường.<BR>- Đóng hoàn toàn các loại lá chắn gió, chỉ giữ  lại gió C2 dưới của vòi dầu đang đốt.<BR>- Đóng van H2 khi lưu lượng hơi xấp xỉ bằng 0.<BR>- Đóng van THTdầu, LM4 của lò.<BR>- Mở van XĐ2, XĐ8, LM4 của Hoá.</P>

<P>Điều 221:  Trong thời gian đốt dầu dự phòng:<BR>- Duy trì mức nước bao hơi ± 20mm.<BR>- Có thể mở thêm một số van XĐ hoặc hé mở van XQN để duy trì áp suất.<BR>- Đốt đổi các vòi dầu 30 phút 1 lần chéo góc nhau.</P>

<P>XI - các sự cố lò hơi và cách xử lý</P>

<P>Điều222:   Sự cố lò cạn nước<BR>1- Sự cố lò cạn nước thường.<BR>a) Hiện tượng:<BR>- Các đồng hồ báo mức nước bao hơi và ống thuỷ chỉ âm lớn. <BR>- Tín hiệu "Mức nước bao hơi thấp" báo.<BR>- Lưu lượng nước cấp nhỏ hơn lưu lượng hơi.Trường hợp vỡ ống từ  sau tiết lưu nước cấp đến trước tiết lưu hơi thì hiện tượng này ngược lại, nếu đang cấp nước tự động.<BR>b) Nguyên nhân:<BR>- Lò trưởng và trực ban bao hơi thiếu chú ý.<BR>- Thiết bị điều chỉnh nước cấp không tốt hoặc có thao tác sai quy trình đối với hệ thống van xả.<BR>- Các đồng hồ mức nước, lưu lượng làm việc không tốt.<BR>- Vỡ lớn trên đường ống nước cấp, bộ hâm nước, ống sinh hơi, ống bộ quá nhiệt...<BR>- áp suất nước cấp giảm thấp dưới mức quy định.<BR>c) Xử lý:<BR>- Nếu phát hiện kịp thời mà còn nhìn thấy mức nước ở ống thuỷ thì tăng cường cấp nước cho lò.<BR>- Nếu thiết bị tự động điều chỉnh nước cấp đang làm việc thì phải chuyển sang điều chỉnh từ xa, nếu thiết bị điều chỉnh từ xa không làm việc tốt thì phải trực tiếp điều chỉnh bằng tay để tăng cường cấp nước cho lò.<BR>- Nếu mức nước giảm nhanh thì phải đình chỉ tất cả các việc xả nước lò.<BR>- Nếu áp suất nước cấp thấp thì phải báo cho tua bin tăng lên.<BR>- Kiểm tra tình trạng của tất cả các van xả.<BR>- Trường hợp cần thiết có thể giảm phụ tải để khôi phục mức nước.<BR>- Nếu do vỡ đường ống hơi, ống nước, ống bộ hâm ... thì phải báo cáo trưởng ca, trưởng kíp và khi được lệnh  thì giải quyết theo lệnh của trưởng ca, trưởng kíp.<BR>2-  Lò cạn nước nghiêm trọng:<BR>a) Hiện tượng:<BR>- Tất cả các đồng hồ báo mức nước bao hơi chỉ âm rất lớn.<BR>- Tín hiệu "Mức nước bao hơi thấp" báo.<BR>- Lưu lượng nước cấp nhỏ hơn lưu lượng hơi.Trường hợp vỡ ống từ  sau tiết lưu nước cấp đến trước tiết lưu hơi thì hiện tượng này ngược lại, nếu đang cấp nước tự động.<BR>- Nhiệt độ hơi quá nhiệt có thể tăng cao.<BR>b) Nguyên nhân: <BR>- Lò trưởng và trực ban bao hơi thiếu chú ý.<BR>- Thiết bị điều chỉnh nước cấp không tốt hoặc có thao tác sai quy trình đối với hệ thống van xả. <BR>- Hai ống thuỷ tại chỗ và các đồng hồ đo mức nước làm việc không tốt.<BR>- Vỡ lớn trên đường ống nước cấp, bộ hâm nước, ống sinh hơi, ống bộ quá nhiệt...<BR>- áp suất nước cấp giảm thấp dưới mức quy định.<BR>c) Xử lý:<BR>- Đình chỉ ngay tất cả các việc xả nước lò.<BR>- Xử lý đối với thiết bị cấp nước và kiểm tra tình trạng của các van xả.<BR>- Báo cho bao hơi, hoặc lò trưởng ra lệnh cho lò phó trực tiếp lên kiểm tra ống thuỷ bao hơi và tiến hành thao tác gọi nước cạn theo Điều 315-1.<BR>+ Nếu thấy nước suất hiện ở ống thuỷ thì tăng cường cấp nước cho lò, giảm bớt phụ tải để khôi phục mức nước. Trực ban bao hơi phải theo dõi liên tục để báo mức nước cho lò trưởng biết.<BR>+ Nếu thao tác gọi nước như trên mà không thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ thì lò trưởng phải lập tức ngừng lò khẩn cấp. Nghiêm  cấm cấp nước vào lò, đồng thời phải báo cáo cho trưởng kíp, trưởng ca biết.<BR>Trong trường hợp này, việc cấp nước lại cho lò phải có quyết định của Phó giám đốc kỹ thuật Nhà máy.<BR>Chú ý: Khi sự cố mức nước có kèm theo sự cố khác làm cho các đồng hồ chỉ mức nước ở bảng lò trưởng không phản ánh trung thực mức nước đang đầy hay cạn, còn tại ống thuỷ chỉ có 1 mầu trong suốt thì xử lý theo Điều 316.</P>

<P>Điều223:  Sự cố lò đầy nước:</P>

<P>1- Sự cố lò đầy nước thường. <BR>a) Hiện tượng:<BR>- Các đồng hồ và ống thuỷ báo mức nước bao hơi chỉ dương lớn.<BR>- Tín hiệu báo mức nước bao hơi cao.<BR>- Lưu lượng nước cấp lớn hơn lưu lượng hơi.<BR>b) Nguyên nhân:<BR>- Lò trưởng và trực ban bao hơi thiếu chú ý.<BR>- Tự động điều chỉnh nước cấp không bình thường hoặc hỏng KP cấp nước đang vận hành.<BR>- áp suất nước cấp tăng lên mà lò trưởng không chú ý.<BR>- Hai ống thuỷ tại chỗ và các đồng hồ đo mức nước làm việc không tốt.<BR>- Phẩm chất nước lò không tốt xẩy ra hiện tượng sôi bồng.<BR>c) Xử lý:<BR>- Chuyển điều chỉnh tự động về điều chỉnh từ xa. Nếu điều chỉnh từ xa không đảm bảo phải điều chỉnh trực tiếp bằng KP hoặc van NC14, NC16 để giảm nhanh lượng nước cấp vào lò.<BR>- Nếu mức nước cao quá 75 mm thì phải mở van xả sự cố nước đầy.<BR>- Nếu KP đang vận hành bị hỏng thì sau khi xử lý sự cố xong phải đổi sang KP dự phòng.<BR>- Trong lúc sự cố nước đầy tránh tăng tải lò đột ngột.<BR>- Báo Tua bin giữ ổn định tải, đề phòng nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm.</P>

<P>2- Sự cố lò đầy nước nghiêm trọng:<BR>a) Hiện tượng:<BR>- Các đồng hồ báo mức nước bao hơi chỉ dương rất lớn.<BR>- Tín hiệu báo "mức nước bao hơi cao" <BR>- Lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng hơi.<BR>- Hàm lượng muối trong hơi tăng đột ngột, nhiệt độ hơi quá nhiệt có thể giảm.<BR>b) Nguyên nhân:<BR>- Lò trưởng và trực ban bao hơi thiếu chú ý.<BR>- Tự động điều chỉnh nước cấp không bình thường hoặc hỏng KP cấp nước đang vận hành.<BR>- áp suất nước cấp tăng lên mà lò trưởng không chú ý.<BR>- Hai ống thuỷ tại chỗ và các đồng hồ đo mức nước làm việc không tốt.<BR>- Phẩm chất nước lò không tốt xẩy ra hiện tượng sôi bồng.<BR>c) Xử lý:<BR>- Nhanh chóng chuyển  điều chỉnh tự động sang điều chỉnh từ xa. Nếu điều chỉnh từ xa không tốt thì phải đóng bằng tay van NC16 để giảm nhanh lượng nước cấp vào lò, đồng thời khẩn cấp xả sự cố nước đầy.<BR>- Nếu KP đang làm việc không tốt thì sau khi xử lý sự cố xong phải nhanh chóng chuyển sang KP dự phòng.<BR>- Báo cho bao hơi hoặc lò trưởng ra lệnh cho lò phó trực tiếp lên kiểm tra ống thuỷ và tiến hành thao tác gọi nước đầy theo Điều 315 - 2.<BR>+ Nếu không thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ thì tiếp tục tăng cường xả nước sự cố, tạm ngừng cấp nước,  giảm bớt phụ tải đề phòng nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm nhanh.<BR>+ Nếu thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ hoặc nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm nhanh thì lò trưởng lập tức:<BR>- Ngừng lò khẩn cấp, đóng van H1.<BR>- Mở van xả quá nhiệt.<BR>- Báo cho tua-bin biết để xử lý. Báo cáo trưởng ca, trưởng kíp biết.<BR>- Ngừng cấp nước cho lò. Mở van tải tuần hoàn bộ hâm. Tiếp tục xả nước về mức bình thường. Việc khôi phục lại lò do trưởng ca quyết định.<BR>Chú ý: Khi sự cố mức nước có kèm theo sự cố khác làm cho các đồng hồ chỉ mức nước ở bảng lò trưởng không phản ánh trung thực mức nước đang đầy hay cạn, còn tại ống thuỷ chỉ có một mầu trong suốt thì xử lý theo Điều 316.</P>

<P>Điều 224:   Sự cố nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng cao<BR>a- Hiện trượng:<BR>- Đồng hồ tự ghi, chỉ thị nhiệt độ hơi quá nhiệt chỉ  > 450 oC.<BR>- Tín hiệu nhiệt độ hơi quá nhiệt cao báo.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>-Phối hợp các loại gió không hợp lý.<BR>-Than bột có độ mịn R90 cao quá, bụi bám quá nhiều trên dàn ống sinh hơi, trên cụm Feston hoặc tắc phân ly mịn.<BR>- Ngọn lửa cao quá hoặc đã gây cháy lại trên đường khói.<BR>- Mở cửa xỉ trong lớn quá.<BR>- Nhiệt độ nước cấp giảm thấp. <BR>c- Xử lý:<BR>- Báo cáo trưởng ca, trưởng kíp biết. Báo Tua-bin để đề phòng, xử lý.<BR>- Tăng lưu lượng nước giảm ôn hết khả năng.<BR>- Giảm bớt sức hút buồng lửa.<BR>- Đóng cửa xỉ trong về đúng theo quy định.<BR>- Giảm bớt lượng gió cấp 3 vào lò hoặc có thể tạm thời ngừng 1 hoặc 2 hệ thống nghiền than.<BR>- Điều chỉnh lại chế độ đốt cháy hoặc góc độ vòi phun gió cấp 2, cấp 3 nếu xét thấy cần thiết.<BR>- Nếu do tắc phân ly mịn thì lò phó phải xử lý đối với hệ thống nghiền than.<BR>- Nếu nhiệt độ nước cấp thấp thì báo Tua-bin tăng lên.<BR>- Thổi bụi dàn ống sinh hơi và Festôn.<BR>- Nếu đã xử lý như trên mà nhiệt độ hơi quá nhiệt vẫn cao thì tiến hành đốt dầu giảm tải chọc xỉ các bột đốt và điều chỉnh lại  các loại gió. Việc tăng phụ tải trở lại phải căn cứ vào tình hình giảm nhiệt độ.<BR>- Nếu do hiện tượng cháy lại trên đường khói thì xử lý theo trường hợp "cháy lại trên đường khói".</P>

<P>Điều 225:   Sự cố nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm thấp.<BR>a-Hiện tượng:<BR>- Đồng hồ nhiệt độ chỉ thị, tự ghi chỉ < 425 oC.Tín hiệu nhiệt độ thấp báo.<BR>- Hàm lượng muối trong hơi tăng.<BR>- Khi nhiệt độ  giảm nhiều có thể bị xung kích đường ống.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Tăng phụ tải lò quá nhanh, chế độ đốt cháy chưa hợp lý.<BR>- Hết hoặc tắc than nguyên nghiêm trọng.<BR>- Ngừng 1 hoặc 2 hệ thống nghiền than.<BR>- Thay đổi chất lượng than.<BR>- Phẩm chất nước lò không tốt dẫn đến sôi bồng nước cuốn theo hơi nhiều.<BR>- Vỡ ống nước bộ giảm ôn.<BR>- Bám bẩn nghiêm trọng bộ quá nhiệt. <BR>c- Xử lý:<BR>- Báo cáo trưởng ca, trưởng kíp và báo cho tua bin biết đề phòng, xử lý.<BR>- Đóng bớt hoặc đóng hết 2 giảm ôn.<BR>- Tăng sức hút buồng lửa đến giới hạn cho phép, điều chỉnh lại chế độ đốt cháy.<BR>- Tăng thêm tải hệ thống nghiền than hoặc khởi động thêm hệ thống nghiền nếu đang ngừng dự phòng.<BR>- Xử lý với việc hết và tắc than nguyên.<BR>- Nếu do vỡ ống nước giảm ôn thì giảm tải lò đến mức không phải dùng giảm ôn. Đóng chặt 2 giảm ôn lại chờ có lệnh của trưởng ca thì ngừng lò để sửa chữa.<BR>- Nếu do phẩm chất nước lò không tốt thì phải giữ ở phụ tải thấp và xử lý nước lò theo yêu cầu của nhân viên phân xưởng Hoá. Cấm tăng tải lò trong trường hợp này.<BR>- Nếu do tăng tải quá nhanh thì phải tạm dừng việc tăng tải.<BR>- Nếu do bộ quá nhiệt bám bẩn nghiêm trọng thì tiến hành thổi bụi bộ quá nhiệt. </P>

<P>Điều 226:   Sự cố giảm phụ tải đột ngột.<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Cường độ ánh sáng các đèn chiếu sáng thay đổi đột ngột.<BR>- Lưu lượng hơi giảm đột ngột.<BR>- áp suất hơi quá nhiệt tăng rất nhanh.<BR>- Van an toàn tác động nếu không mở xả quá nhiệt kịp thời.<BR>- Kim đồng hồ điện áp dao động lớn.<BR>- Cường độ dòng điện các thiết bị phụ dao động lớn.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Sự cố lưới điện.<BR>- Sự cố Tua bin, máy phát điện, máy biến thế.<BR>c- Xử lý:<BR>- Tuỳ theo tình hình giảm phụ tải nhiều hay ít, phương thức vận hành, tình hình thiết bị mà trưởng kíp có quyết định dứt khoát, chính xác việc giảm phụ tải của mỗi lò.<BR>- Mở van xả quá nhiệt để điều chỉnh áp suất.<BR>- Giảm công suất của lò đến mức thấp nhất nhưng chưa phải đốt dầu.<BR>- Tuỳ theo mức độ giảm phụ tải mà quyết định đốt kèm dầu ổn định chế độ đốt cháy.<BR>- Chú ý nước bao hơi và nhiệt độ  hơi quá nhiệt.<BR>- Việc tách lò ra khỏi hệ thống chung do trưởng ca và trưởng kíp quyết định.</P>

<P>Điều 227:   Sự cố mất điện tự dùng một lò.<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Tất cả các động cơ thiết bị phụ đều ngừng.<BR>- Các đồng hồ đo dòng điện và điện áp tại bảng điều khiển chỉ 0.<BR>- Lò tắt , nếu các vời dầu đều đóng. <BR>- Hai quạt khói đèn đỏ vẫn sáng, đèn xanh tắt.<BR>- Các thiết bị còn lại đèn đỏ tắt, đèn xanh nhấp nháy, còi kêu.                    <BR>- áp suất hơi quá nhiệt giảm nhanh.<BR>- Mức nước bao hơi tăng nhanh.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>  Sự cố về phần điện.<BR>c- Xử lý:<BR>- Đưa tất cả các khoá điều khiển về vị trí ngừng.<BR>- Chú ý điều chỉnh mức nước bao hơi bằng NC14 hoặc NC16 <BR>- Đóng hết 2 giảm ôn .<BR>- Đóng các lá chắn đầu hút quạt khói, quạt gió, quạt tải.<BR>- Đóng toàn bộ các van gió nóng vào máy nghiền và gió C3.<BR>- Nhiệt độ hơi quá nhiệt  giảm < 390 oc thì Lò trưởng đóng van H1, Trưởng kíp đóng van H2, hé mở xả quá nhiệt.<BR>- Trưởng kíp cho tăng tải các lò khác hỗ trợ. <BR>- Khi có điện báo trưởng ca xin khởi động thiết bị khôi phục lại lò.</P>

<P>Điều 228:   Sự cố mất điện toàn nhà máy và mất phụ tải hoàn toàn.<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Tất cả các động cơ thiết bị phụ đều ngừng.<BR>- Các đồng hồ cường độ dòng điện và điện áp đều chỉ 0.<BR>- Tất cả các đồng hồ chỉ thị chỉ 0, các đồng hồ tự ghi đèn tắt và đứng im.<BR>- áp suất hơi tăng nhanh cho đến khi van an toàn tác động.<BR>- Mức nước bao hơi tăng cao rồi giảm xuống rất nhanh.<BR>- Lò tắt áp suất dầu đốt về 0 các đèn ánh sáng xoay chiều đều tắt.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Sự cố về phần điện.<BR>c- Xử lý:<BR>- Đưa tất cả các khoá điều khiển các động cơ về vị trí ngừng<BR>- Mở van xả quá nhiệt điện trực tiếp bằng tay để điều chỉnh áp suất.<BR>- Đóng tất cả các loại xả nước lò.<BR>- Đóng tất cả các van vòi dầu lại, nếu trước đó đang đốt dầu.<BR>- Đóng hết các van giảm ôn và các van NC16 hoặc NC14. <BR>- Đóng các lá chắn đầu hút quạt gió, quạt khói, quạt tải bột.<BR>- Đóng van tổng hơi thông dầu.<BR>- Sau khi có điện và có áp suất nước cấp trở lại thì cấp nước cho lò bình thường. Nếu nước bao hơi đã ở mức cạn nghiêm trọng thì không được cấp nước vào lò và báo trưởng ca biết để quyết định. <BR>- Việc tách và khôi phục lò nào do trưởng kíp trưởng ca quyết định.</P>

<P>Điều 229:   Sự cố mất điện nhiệt công của lò<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Tất cả các đồng hồ chỉ thị đều về 0. Các đồng hồ tự ghi đèn tắt và đứng im.<BR>- Tất cả các DKJ, XXS, tín hiệu ra xỉ đều mất điện.<BR>- Tín hiệu và đồng hồ báo nước quay tay không làm việc.<BR>- Nếu các máy cấp than bột đang ở chế độ đồng bộ thì tốc độ đồng thời giảm về          400 v/ph buồng lửa có nguy cơ tắt.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Sự cố phần kiểm nhiệt.<BR>c- Xử lý:<BR>- Bẻ các khoá từ vị trí điều chỉnh đồng bộ các máy cấp than bột sang độc lập. <BR>- Nếu tắt lò thì đốt dầu hỗ trợ, giữ ổn định chế độ cháy của lò.<BR>- Báo vận hành kiểm nhiệt kiểm tra xử lý.<BR>- Báo cáo trưởng kíp, trưởng ca biết.<BR>- Yêu cầu trực ban bao hơi theo dõi mức nước tại ống thuỷ và báo xuống lò qua ống nghe hoặc điện thoại. Lò trưởng theo dõi mức nước qua đồng hồ cơ khí.<BR>- Tạm thời không xả định kỳ và ra xỉ.<BR>- Việc điều chỉnh cấp nước cho lò phải thực hiện bằng tay.<BR>- Đề nghị trưởng ca không tăng giảm tải để giữ ổn định áp suất và lưu lượng hơi của lò.<BR>- Việc theo dõi nhiệt độ hơi quá nhiệt có thể tham khảo nhờ đồng hồ nhiệt độ của máy nếu máy vận hành lấy hơi của lò gặp sự cố này cũng thuộc một bảng điều khiển nhóm.<BR>- Theo dõi hệ thống nghiền than qua đồng hồ áp lực vào, ra máy nghiền và các đồng hồ cường độ.<BR>- Nếu việc xử lý của kiểm nhiệt phải kéo dài hoặc không có khả năng kiểm soát và duy trì được thông số trong phạm vi cho phép thì ngừng lò khẩn cấp.</P>

<P>Điều 230:   Sự cố tắt lửa buồng đốt<BR>a- Hiện tượng:<BR>- áp suất âm buồng lửa và áp suất gió cấp 1 dao động lớn.<BR>- Buồng lửa phập phù, lúc tối, lúc sáng.<BR>- áp suất và lưu lượng hơi giảm.<BR>- Nhiệt độ khói vào bộ hâm cấp 2 giảm .<BR>- Tắt nghiêm trọng thì áp suất âm buồng lửa rất lớn, lò tối.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Cung cấp gió quá nhiều và không hợp lý.<BR>- Cung cấp than bột không đều hoặc sự cố máy cấp than bột, tắc ống gió cấp 1. <BR>- Phụ tải lò thấp, gió C3 vào lò quá lớn, tắc than nguyên nghiêm trọng.<BR>- Than bột quá thô, hoặc chất lượng than xấu.<BR>- Xì nổ ống sinh hơi.<BR>- Giữ  áp suất âm buồng lửa lớn quá.<BR>c- Xử lý:<BR>- Nếu thấy áp suất âm buồng lửa dao động lớn mà lò vẫn còn cháy sáng thì kịp thời phun dầu để hỗ trợ và điều chỉnh lại chế độ cháy cho phù hợp.<BR>- Nếu đang để tự động điều chỉnh phụ tải nhiệt thì phải chuyển sang điều chỉnh từ xa.<BR>- Nếu lò tối thì phải phun dầu hỗ trợ quá trình cháy đồng thời cắt bớt  máy cấp than bột để tránh nổ lò lớn, lần lượt chạy lại các máy cấp than bột ngay sau khi lò đã cháy trở lại.<BR>- Việc cắt bớt hoặc cắt hẳn dầu kèm tuỳ thuộc vào việc kiểm tra khắc phục các khiếm khuyết của thiết bị làm ảnh hưởng đến chế độ cháy. <BR>- Nếu đã phun dầu mà buồng lửa không cháy trở lại được thì phải ngừng hẳn đốt than bột, thông buồng lửa, sau đó tiến hành điều chỉnh lại chế độ gió khói để đốt lại lò.<BR>Trong trường hợp đốt kèm dầu hỗ trợ mà lò không cháy lại được việc tách lò ra khỏi hệ thống chung vào thời điểm nào do trưởng kíp, trưởng ca quyết định.<BR>- Phải chú ý mức nước bao hơi, nhiệt độ hơi quá nhiệt.<BR>- Trưởng kíp cho các lò khác tăng tải hỗ trợ.<BR>Trong quá trình đốt lại lò việc vận hành hệ thống nghiền và đốt than bột cũng thực hiện như khi lên lò bình thường.<BR> Chú ý: Khi xử lý sự cố này phải cắt máy cấp than bột đồng thời với việc phun dầu tuyệt đối không được để máy cấp than bột vận hành và phun dầu gây nổ lò lớn.</P>

<P>Điều 231:   Sự cố cháy lại đường khói<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Nhiệt độ khói thoát tăng nhanh.<BR>- áp xuất âm đường khói giảm.<BR>- Lửa và khói phì ra ở những chỗ hở nếu cháy lớn.<BR>- Đốt cháy không ổn định. Lò dao động lớn.<BR>- Nhiệt độ hơi quá nhiệt có thể tăng cao.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Để độ mịn than bột quá thô và đường khói lọt gió quá nhiều.<BR>- Khi đốt lò không thông đường khói sạch sẽ.<BR>- Đốt than bột hoặc khởi động hệ  thống nghiền không đúng quy trình.<BR>- Khi ngừng lò không đúng quy trình nhất là trình tự ngừng đốt than bột.<BR>- Lò cháy dao động hoặc để áp suất âm buồng lửa quá lớn.<BR>c- Xử lý:<BR>1- Cháy lại chưa nghiêm trọng:<BR>- Nếu nhiệt độ hơi quá nhiệt cao thì tăng cường mở nước giảm ôn, giảm sức hút quạt khói.<BR>- Điều chỉnh lại chế độ đốt cháy cho phù hợp, giảm tải 2 hệ thống nghiền.<BR>- Điều chỉnh độ mở phân ly thô cho phù hợp. <BR>- Tuỳ theo mức độ cháy lại mà quyết định ngừng 1 hoặc 2 hệ thống nghiền.<BR>2- Cháy lại nghiêm trọng.<BR> Sau khi đã xử lý như  trên mà vẫn có lửa và khói phì ra ở đường khói. Nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng cao buồng lửa dao động quá lớn đến mức không thể ổn định được đốt cháy và nhiệt độ hơi quá nhiệt thì ngừng lò khẩn cấp.<BR>Trong trường hợp này duy trì quạt gió, quạt khói trong 10 ¸ 15 phút để thông buồng lửa, đường khói.<BR>Việc khôi phục lại lò tuỳ thuộc vào hiệu quả của việc thông buồng lửa, đường khói và do trưởng ca trưởng kíp quyết định.</P>

<P>Điều 232:   Sự cố xì, nổ Bộ quá nhiệt<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Có tiếng rít lớn ở khu vực bộ quá nhiệt bị sự cố. <BR>- áp suất âm buồng lửa biến dương.<BR>- áp suất hơi quá nhiệt giảm thấp.<BR>- Lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng hơi.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Quá trình ngừng và khởi động lò không tuân thủ đúng quy trình.<BR>- Cáu cặn bám trong vách ống.<BR>- Chất lượng kim loại, chất lượng mối hàn không đảm bảo.<BR>- Bị mài mòn hoặc ăn mòn.<BR>c- Xử lý:<BR>- Báo cáo  trưởng kíp, trưởng ca.<BR>- Giảm dần và giữ phụ tải buồng đốt thấp, chú ý mức nước bao hơi, duy trì thông số chờ lệnh trưởng ca.<BR>- Nếu xì nổ nghiêm trọng không giữ được thông số VHành thì ngừng lò khẩn cấp.<BR>- Sau khi ngừng lò, đã cắt hết nhiên liệu vào buồng đốt, để lại 1 quạt khói vận hành thêm 10 ¸15 phút.</P>

<P>Điều 233:   Sự cố xì, hở phần ống, van dẫn hơi ngoài đường khói<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Có tiếng rít mạnh kèm theo hơi khô hoặc hơi ẩm thoát ra ở khu vực bị xì hở.<BR>- Nhiệt độ hơi quá nhiệt có chiều hướng tăng, nhất là khi nổ ống phần đầu của bộ quá nhiệt cấp 1.<BR>- áp suất hơi quá nhiệt giảm<BR>- Lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng hơi.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- ống bị ăn mòn.<BR>- Chất lượng kim loại, chất lượng mối hàn không đảm bảo.<BR>- Do gioăng, tết các van đã làm việc lâu ngày. Chất lượng vật tư, thiết bị và kỹ thuật lắp chưa đảm bảo.<BR>- Quá trình ngừng và khởi động lò không tuân thủ đúng quy trình.<BR>c- Xử lý:<BR>- Báo cáo trưởng kíp, trưởng ca.<BR>- Chú ý mức nước bao hơi và nhiệt độ hơi quá nhiệt.<BR>- Giảm dần phụ tải và duy trì thông số chờ lệnh của trưởng ca.<BR>- Nếu xì nổ nghiêm trọng, không giữ được thông số vận hành thì ngừng lò khẩn cấp.</P>

<P>Điều 234:   Sự cố xì, nổ ống bộ hâm nước<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng hơi nếu đang vận hành tự động cấp nước.<BR>- Có thể có tiếng rít nhẹ ở khu vực sự cố.<BR>- Nếu vỡ lớn thì mức nước bao hơi có thể giảm và đáy đường khói có nước chảy.<BR>- Nhiệt độ khói ra khỏi bộ hâm chênh lệch lớn. <BR>- Nhiệt độ gió nóng đầu ra bộ sấy không khí chênh lệch.<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Chất lượng kim loại, chất lượng mối hàn không đảm bảo.<BR>-  ống bị ăn mòn, mài mòn.<BR>- Quá trình khởi động và ngừng lò không tuân thủ đúng quy trình.<BR>- Có hiện tượng cháy lại trên đường khói gây hỏng ống.<BR>c- Xử lý:<BR>- Báo cáo  trưởng kíp, trưởng ca.<BR>- Nếu vỡ chưa nghiêm trọng thì giảm công suất lò sự cố tăng công suất các lò khác.<BR>- Theo dõi mức nước bao hơi, nếu việc cấp nước cho lò ảnh hưởng đến các lò khác<BR>thì phải báo cho tua bin tăng thêm áp suất nước cấp.<BR>- Nếu vỡ lớn gây ảnh hưởng đến các ống bên hoặc duy trì mức nước khó khăn thì báo cáo trưởng ca xin ngừng lò. Nếu không duy trì được mức nước bao hơi thì ngừng lò khẩn cấp.<BR>Sau khi ngừng lò do sự cố này, van TTHBH ở vị trí đóng cả khi không cấp nước vào lò.</P>

<P>Điều 235:           Sự cố xì hở các loại ống, van phần nước <BR>                               nằm ngoài buồng lửa, đường khói<BR>a- Hiện tượng:<BR>- Lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng hơi nếu đang vận hành tự động cấp nước và điểm sự cố từ ngay sau tiết lưu nước cấp về lò.<BR>- Có tiếng rít kèm theo nước và hơi thoát ra ở khu vực sự cố.<BR>- Nếu vỡ lớn thì mức nước bao hơi có thể giảm .<BR>b- Nguyên nhân:<BR>- Chất lượng kim loại, chất lượng mối hàn không đảm bảo.<BR>- ống bị ăn mòn.<BR>- Gioăng, tết các van đã làm việc lâu ngày. Chất lượng vật tư, thiết bị và kỹ thuật lắp chưa đảm bảo.<BR>- Quá trình khởi động và ngừng lò không tuân thủ đúng quy trình.<BR>c- Xử lý:<BR>- Báo cáo trưởng kíp, trưởng ca.<BR>- Nếu vỡ chưa nghiêm trọng thì giảm công suất lò sự cố tăng công suất các lò khác.<BR>- Theo dõi mức nước bao hơi, nếu việc cấp nước cho lò ảnh hưởng đến các lò khác<BR>thì phải báo cho tua bin tăng áp suất nước cấp.<BR>- Chú ý che chắn không để nước chảy xuống khu vực các động cơ ở tầng âm.<BR>- Nếu vỡ lớn gây ảnh hưởng đến các ống bên hoặc duy trì mức nước khó khăn thì báo cáo trưởng ca xin ngừng lò. Nếu không duy trì được mức nước bao hơi thì ngừng lò khẩn cấp.</P>

<P>Điều 236:   Sự cố nổ ống sinh hơi<BR>a- Hiện tượng:<BR>- áp suất âm buồng lửa biến dương và dao động lớn, có thể tắt lửa.<BR>- Xuất hiện tiếng rít mạnh trong buồng lửa, có thể trước đó có tiếng nổ.<BR>- Mức nước và áp suất bao hơi giảm nhanh, nếu mức độ khá nghiêm trọng.<BR>- Nếu nổ lớn ở phần ống phía dưới thì phễu tro lạnh của lò có nước chảy ra. <BR>b- Nguyên nhân: <BR>- Chất lượng kim loại, chất lượng mối hàn không đảm bảo.<BR>- ống bị ăn mòn hoặc mài mòn cục bộ.<BR>- Đóng cáu trong ống.<BR>- Tuần hoàn của nước không đảm bảo do trở lực trong ống hoặc nhận nhiệt trên mặt ngoài ống giữa các vùng quá chênh lệch do chế độ đốt cháy không tốt. <BR>- Lò cạn nước nghiêm  trọng.<BR>c- Xử lý:<BR>- Báo cáo trưởng ca, trưởng kíp.<BR>- Đốt dầu kèm nếu buồng đốt dao động lớn.<BR>- Giảm tải, chờ lệnh ngừng lò.<BR>- Chú ý mức nước bao hơi .<BR>- Trưởng kíp cho lò khác tăng tải hỗ trợ.<BR>- Nếu vỡ lớn không duy trì được mức nước thì ngừng lò khẩn cấp.</P>

<P>Điều 237:   Sự cố nhảy thiết bị phụ<BR>1. Hiện tượng chung:<BR>- Tín hiệu báo thiết bị sự cố tại bảng điều khiển: Đèn đỏ tắt, đèn xanh nhấp nháy, còi kêu.<BR>- Cường độ dòng điện của thiết bị sự cố về 0.<BR>2. Nguyên nhân:<BR>- Sự cố phần điện.<BR>- Có sự cố ở phần cơ lò trưởng và trực ban không phát hiện được.<BR>- Có sự tác động vào nút sự cố.<BR>a- Cách xử lý chung:<BR>- Bình tĩnh quan sát đèn tín hiệu và đồng hồ cường độ dòng điện các thiết bị sự cố để xử lý chính xác.<BR> - Bẻ khoá các thiết bị sự cố về vị trí ngừng, đóng đâù hút nếu là các quạt.<BR> - Đốt kèm dầu, nếu áp suất buồng lửa hoặc thông số hơi thay đổi lớn.<BR> - Báo trưởng ca biết để cho kiểm tra phần điện. Lò kiểm tra phần cơ. <BR> - Tăng công suất hoặc khởi động nếu còn máy dự phòng đối với thiết bị cùng chức năng với thiết bị sự cố. Chạy băng chuyền lấy than từ các lò khác nếu sự cố hệ thống nghiền.<BR> - Điều chỉnh để thông số ổn định ở phương thức vận hành mới.<BR>b. Xử lý một số trường hợp cụ thể:<BR>+ Nhảy 1quạt gió: <BR>Nếu áp suất tổng gió C1 thấp quá do mất 1 quạt gió thì tăng năng suất quạt còn lại. Nếu không đáp ứng được thì ngừng bớt 1 hệ thống nghiền hoặc cắt bớt máy cấp than bột, đóng lá chắn gió C1 tương ứng để nâng áp suất tổng gió C1 lên.<BR>Đóng đầu hút hoặc đầu đẩy quạt sự cố.</P>

<P>+ Nhảy 1 quạt khói: <BR>Tăng năng suất quạt còn lại nếu buồng lửa dương lớn, nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm thấp thì đóng 2 giảm ôn, điều chỉnh chế độ cháy và phụ tải buồng đốt phù hợp để duy trì thông số. </P>

<P>+ Nhảy 2 quạt gió, các thiết bị phía sau nhảy hết theo liên động:<BR>    Đốt 1 ¸ 3 vòi dầu, giảm gần hết các quạt khói, báo Máy giảm tải đến mức giữ được thông số hơi cần thiết trong thời gian ngắn chờ kiểm tra. Sau đó, việc đóng H2 tách lò hay khởi động quạt gió, chạy máy cấp than bột và các thiết bị khác để khôi phục lò là tuỳ thuộc vào lệnh của trưởng ca. </P>

<P>+ Nhảy 2 quạt khói, toàn bộ thiết bị của lò nhảy ra theo liên động:<BR>- Nếu phương thức chỉ có 1 lò thì khởi động lại quạt khói. Nếu thành công thì khởi động tiếp một quạt gió, đốt dầu rồi lần lượt cho hệ thống cấp than bột và thiết bị  còn lại vào vận hành khôi phục lại lò. Chú ý các thông số và mức nước bao hơi.<BR>- Nếu phương thức nhiều lò đang vận hành hoặc trường hợp đã khởi động 1 lần như trên mà không được thì giải trừ các khoá về vị trí ngừng, mở các van HX1, HX5. Chú ý điều chỉnh mức nước và áp suất bao hơi trong lúc chờ lệnh khởi động thiết bị để đốt lại lò. Việc đóng H2 tách lò tuỳ thuộc vào thông số hơi và quyết định của trưởng ca.<BR>- Nếu phương thức nhiều lò mà đồng thời bị sự cố nhảy hai quạt khói thì trưởng ca quyết định việc cho lò nào khởi động lại theo cách như khi chỉ có 1 lò.</P>

<P>Điều 238:  Sự cố sôi bồng <BR>a. Hiện tượng:<BR>- Nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm.<BR>- Hàm lượng muối trong hơi tăng.<BR>- Mức nước ở 2 ống thuỷ và các đồng hồ dao động lớn.<BR>b. Nguyên nhân:<BR>- Tăng tải lò quá nhanh.<BR>- Phẩm chất nước lò xấu.<BR>c. Xử lý: <BR>- Báo cáo trưởng ca, trưởng kíp. Báo Tua bin biết.<BR>- Tăng tải lò khác giảm tải lò sự cố.<BR>- Báo hoá lấy mẫu thí nghiệm.<BR>- Tăng cường theo dõi nhiệt độ hơi quá nhiệt.<BR>- Duy trì mức nước bao hơi theo quy định.<BR>- Xử lý nước lò theo yêu cầu của Hoá.<BR>- Đình chỉ cho phốt phát vào lò nếu đang tiến hành.<BR>- Sau khi chất lượng nước lò trở lại bình thường mới  được tăng tải.</P>

<P>Điều 239:  Các sự cố về xỉ<BR>1. Xỉ  xuống nhiều với khối lượng lớn, trực ban Ra xỉ không giải quyết được thì lò phó ngoài hỗ trợ thêm trường hợp xỉ quá nhiều Lò trưởng báo cáo trưởng kíp xin huy động nhân lực trong kíp tập trung giải quyết. Nếu lò cháy kém ổn định thì đốt kèm dầu để ổn định buồng đốt.<BR>2. Khi có những tảng xỉ lớn kẹt cửa xỉ hoặc gác ngang phía trên các vòi tưới xỉ thì lò trưởng cùng các nhân viên của lò theo sự phân công, chỉ huy của trưởng kíp thực hiện theo điều 284 ¸ 285.<BR>- Lò đốt kèm dầu ổn định buồng đốt trong quá trình xử lý.<BR>- Thực hiện nghiêm các mệnh lệnh của Trưởng kíp hoặc người chỉ huy trực tiếp tại chỗ về các biện pháp kỹ thuật, an toàn và trang bị bảo hộ cá nhân. <BR>3. Trong kiểm tra vận hành, nếu thấy có xỉ đóng ở các bộ đốt, lò trưởng phải cho tiến hành chọc ngay, không để xỉ bám kéo dài gây ảnh hưởng đến chế độ khí động buồng đốt và đe doạ an toàn do sập xỉ.<BR>- Các hiện tượng không bình thường về xỉ như nhiều xỉ, bám xỉ bộ đốt, xỉ keo,  xỉ tảng to cứng, sập xỉ, gác xỉ... lò trưởng đều phải theo dõi, báo cáo trưởng kíp kịp thời và ghi chép đầy đủ, cụ thể trong NKVH. </P>

<P> </P>

<P><BR>XII - vận hành và xử lý sự cố hệ thống nghiền than</P>

<P>1- Kiểm tra hệ thống trước khi khởi động</P>

<P>Điều 240: 1- Yêu cầu trực ban máy nghiền kiểm tra thiết bị thuộc hệ thống ở tầng âm đã được đảm bảo hoàn chỉnh theo quy trình vận hành máy nghiền. <BR>2- Yêu cầu trực ban bao hơi kiểm tra thiết bị thuộc hệ thống ở tầng phân ly thô, phân ly mịn đã được đảm bảo theo quy trình vận hành bao hơi.</P>

<P>Điều 241: Kiểm tra các máy cấp than nguyên, các van gió cấp 3, TTH, gió nóng, gió lạnh, tổng gió và cơ cấu đo mức than bột đã được hoàn chỉnh. Đóng điện chạy thử các máy cấp than nguyên và các DKJ đảm bảo tốt. </P>

<P>Điều 242: Kiểm tra các máy cấp than bột, các tấm chắn than và các lá chắn gió C1 đã được hoàn chỉnh, đầu mỡ đầy đủ , đóng mở nhẹ nhàng. Đóng điện chạy thử các máy cấp than bột, điều chỉnh thay đổi tốc độ đảm bảo tốt.</P>

<P>Điều 243: - Kiểm tra các khóa khí chóp nón cấp 1, cấp 2, khoá khí tấm nghiêng đã được hoàn chỉnh, cho tác động thử nhẹ nhàng, chắc chắn. Đóng kín và cài xiết chặt cửa.<BR>- Kiểm tra mặt ghi xuống kho than nguyên đảm bảo chắc chắn và đung kích thước quy định. Báo với trực băng 7, cho cấp than nguyên xuống kho.<BR>- Kiểm tra cửa kho than bột và cửa mặt sàng từ băng chuyền xuống kho đã được đóng, chèn kín, xiết chặt. </P>

<P>Điều 244: - Kiểm tra các đường ống dẫn than, gió C1, C3 và của toàn bộ hệ thống nghiền đã được hoàn chỉnh. Vệ sinh, ánh sáng của tất cả các khu vực đã được đảm bảo tốt.<BR>- Kiểm tra các áp kế đo áp suất gió C1 và toàn bộ các thiết bị đo lường, tự động khác của Kiểm nhiệt thuộc hệ thống đã được hoàn chỉnh.<BR>- Xin đóng điện tất cả các thiết bị của hệ thống sau khi đã kiểm tra hoàn chỉnh.</P>

<P>2- Khởi  động hệ thống nghiền than</P>

<P>Điều 245: - Lò trưởng, các lò phó và trực ban Máy nghiền phải phối hợp, thống nhất với nhau trước khi khởi động hệ thống và khởi động từng thiết bị.<BR>- Phải báo cáo và được sự đồng ý của trưởng kíp, trưởng ca trước khi khởi động từng thiết bị trong hệ thống.</P>

<P>Điều 246: Khởi động bơm dầu và cho hệ thống dầu bôi trơn máy nghiền vào làm việc.<BR>- Mở van dầu lên bể dầu trên.<BR>- Bẻ khoá khởi động bơm dầu.<BR>- Bẻ khoá liên động từ vị trí ''C'' sang ''LĐ''.<BR>- Mở dầu tuần hoàn xuống các paliê và giảm tốc.<BR>- Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống dầu và tín hiệu dầu.</P>

<P>Điều 247: Khởi động quạt tải than bột: (Khi đủ điều kiện  khởi động hệ thống nghiền)<BR>- Đóng hết lá chắn đầu hút, mở khoảng 10 ¸ 20 % các lá chắn gió cấp 3, tái tuần hoàn.    <BR>- Đóng van gió lạnh và gió làm mát vòi phun gió C3.<BR>- Bẻ khoá khởi động quạt.<BR>- Sau khi dòng điện ổn định thì từ từ mở hết lá chắn đầu hút kết hợp mở thêm các lá chắn đầu đẩy và gió nóng vào sấy thùng nghiền.</P>

<P>Điều 248: Khởi động máy nghiền:<BR>- Kiểm tra hệ thống dầu làm việc ổn định tín hiệu dầu cao báo.<BR>- Nhiệt độ gió ra máy nghiền đã đạt 70 ¸ 75 oC. Nếu khởi động máy nghiền trong quá trình khởi động lò thì phải kèm thêm điều kiện nhiệt độ gió nóng tgn = 160 ¸ 180 oC và đã đốt ít nhất 3 vòi dầu cháy ổn định.<BR>- Bẻ khoá khởi động máy nghiền.</P>

<P>Điều 249: Khởi động máy cấp than nguyên. <BR>- Sau khi khởi động máy nghiền ổn định thì khởi động máy cấp than nguyên.<BR>- Mở và điều chỉnh tấm chắn than nguyên cho phù hợp.<BR>- Bẻ khoá khởi động máy cấp than nguyên<BR>- Tăng dần dòng điện của máy kết hợp theo dõi sự xuống than qua máng.<BR>- Từ từ mở thêm các lá chắn đầu đẩy quạt tải và van gió nóng đưa hệ thống về các thông số vận hành bình thường đồng thời chú ý không để ảnh hưởng lớn đến chế độ cháy trong buồng đốt.<BR>        Sau khi khởi động xong hệ thống thì bẻ khoá liên động của hệ thống nghiền từ vị trí ''C'' sang ''LĐ''.</P>

<P>3- Vận hành, điều chỉnh hệ thống nghiền than</P>

<P>Điều 250: Thường xuyên theo dõi các đồng hồ, điều chỉnh kịp thời để duy trì các thông số cơ bản sau:<BR>1- Mức than bột không thấp hơn 3m.<BR>2- Độ mịn than bột: R90 = 4 ¸ 7 %.<BR>3- Độ ẩm than bột: w = 0,5 %.<BR>4- Nhiệt độ kho than không lớn hơn 100 oC.<BR>5- Nhiệt độ paliê máy nghiền £ 50 o C.<BR>6- Độ rung các phần truyền động:     + Quạt tải bột £ 0,1mm.<BR>        + Máy nghiền £ 0,16mm.<BR>7- Nhiệt độ hỗn hợp than gió đầu ra máy nghiền từ 90 ¸110oC, nhưng không được lớn hơn 120 oC và thấp hơn 80 oC khi than ướt.<BR>8-áp suất đầu vào máy nghiền - 20 ¸ - 30 mmH2O. Hiệu áp thùng nghiền 100 ¸ 150 mmH2O.<BR>9- Bổ xung bi cho các máy nghiền đúng theo quy định của Phân xưởng và đảm bảo cường độ dòng điện với từng loại động cơ sau:<BR>- Động cơ Trung quốc cũ I = 30 ¸32 A<BR>- Động cơ Trung quốc mới và Nhật I = 34 ¸ 39 A<BR>10- Hai bể dầu trên thường xuyên ở mức cao. Nếu thấy mất tín hiệu báo dầu ở mức cao thì phải xem xét ngay.</P>

<P>Điều 251: Khi nhiệt độ đầu ra máy nghiền thay đổi, phải kết hợp thay đổi lượng  than, gió nóng và gió tái tuần hoàn để điều chỉnh. Trường hợp đặc biệt mới dùng đến gió lạnh để điều chỉnh.</P>

<P>Điều 252: Dựa vào sự thay đổi công suất của lò, mức than bột trong kho, chất lượng than nguyên và độ mịn than bột của Hoá báo mà chủ động điều chỉnh thay đổi năng suất nghiền, độ mở phân ly thô để giữ ổn định độ mịn và mức than bột trong kho.</P>

<P>Điều 253: Độ mở của van TTH, gió nóng, gió C3 phải được điều chỉnh hợp lý tuỳ theo chất lượng than nguyên và đặc tính nhiệt độ của tuyến đường khói.<BR>1- Cân đối giữa năng suất nghiền và năng suất sấy:<BR>- Giảm gió TTH, tăng gió nóng và gió C3, giữ nhiệt độ ra máy nghiền thấp hơn bình thường khi than nguyên có độ ẩm cao.<BR>- Khi than khô thì điều chỉnh theo hướng ngược lại.<BR>2- Khi nhiệt độ đường khói, nhiệt độ hơi quá nhiệt cao, gió C3 có ảnh hưởng lớn đến tuyến đường khói và thông sổ hơi thì phải giảm gió C3 đồng thời với tăng gió TTH.</P>

<P>Điều 254: Khi thiếu than bột, khi sự cố máy nghiền hoặc khi than cao có thể ngừng bớt máy nghiền dự phòng, phải báo cáo trưởng kíp biết để cân đối, quyết định lấy than từ  lò nào hay ngừng bớt máy nghiền nào.<BR>Liên hệ và thao tác khi chạy băng chuyền:<BR>- Thống nhất với lò cho than về thời gian, số lượng và vị trí ống lấy than.<BR>- Báo trực ban bao hơi kiểm tra băng và thao tác các tấm chắn theo phương thức đã định.<BR>- Sau khi trực ban bao hơi thao tác xong thì  lò phó trong lò 1 khởi động băng. <BR>- Nếu phải chạy cả hai băng thì khởi động băng cuối đường chuyền trước, băng đầu đường chuyền sau rồi bẻ khoá về vị trí " LĐ ".</P>

<P>4- Một số sự cố của H.T.N.T và cách xử lý</P>

<P>Điều 255: Sự cố máy nghiền đầy than:<BR>1- Hiện tượng:<BR>- Cường độ máy nghiền dao động có chiều hướng tăng lên. <BR>- áp lực âm đầu vào máy nghiền biến dương, đầu ra âm lớn.<BR>- Nhiệt độ đầu ra máy nghiền lúc đầu bị giảm đi, khi đã đầy nghiêm trọng thì nhiệt độ đầu ra lại tăng lên, tiếng bi máy nghiền kêu giảm đi, cường độ máy nghiền giảm.<BR>Nguyên nhân:<BR>- Lò phó trong theo dõi không tốt:<BR>- Không chú ý theo dõi, điều chỉnh trong thời gian dài. <BR>- Tấm chắn mở cao và gặp lớp than khô, nhất là trong trường hợp trước đó hết than xuống máy cấp.<BR>3- Xử lý:<BR>- Ngừng máy cấp than nguyên cần thiết đóng tấm chắn than xuống máy nghiền để xử lý.<BR>- Khi nhiệt độ đầu ra tăng cao thì giảm gió nóng, dùng gió tái tuần hoàn hoặc kết hợp thêm gió lạnh để giảm nhiệt độ.<BR>- Tăng độ mở của cánh hướng phân li thô.<BR>- Nếu xử lý như trên mà vẫn không được thì phải ngừng máy nghiền để xử lý.                                                                                         </P>

<P>Điều 256: Sự cố máy nghiền thiếu than.<BR>1- Hiện tượng:<BR>- Nhiệt độ đầu ra máy nghiền tăng lên, tín hiệu báo nhiệt độ ra máy nghiền cao.<BR>- Cường độ máy nghiền giảm .<BR>- Hiệu áp thùng nghiền giảm nhiều.<BR>- Lò có thể cháy không ổn định.<BR>- Tiếng bi máy nghiền kêu đanh. <BR>2- Ngyên nhân:<BR>- Tấm chắn mở nhỏ hoặc tắc than mà lò phó không để ý.<BR>- Tắc than nghiêm trọng, một mình trực ban chọc than không đảm bảo được.<BR>- Hư hỏng máy cấp hoặc hết than trong kho than ngyuên.<BR>3- Xử lý:<BR>- Giảm gió nóng và gió C3, tăng gió TTH. Nếu cần thiết có thể dùng thêm gió lạnh để điều chỉnh nhiệt độ.<BR>- Nếu tắc than ở phía trên và khu vực máy cấp thì tập trung nhân lực hoặc báo trưởng kíp bổ sung nhân lực để khắc phục.<BR>- Nếu do máy cấp than nguyên rung yếu hoặc mất điện thì báo kiểm nhiệt kiểm tra, xử lý.<BR>- Nếu do kho than nguyên hết phải báo cáo trưởng ca cho cấp than nguyên kịp thời.<BR>- Nếu thời gian cấp lại than nguyên xuống kho còn kéo dài thì phải ngừng  máy nghiền  chờ đến khi có than than nguyên mới khởi động lại.</P>

<P>Điều 257: Sự cố tắc phân ly than thô. <BR>1- Hiện tượng:<BR>- Khoá khi dưới tác động không nhạy có khi không tác động.<BR>- áp lực sau phân ly thô càng âm lớn.<BR>- Cường độ quạt tải bột giảm đi nhiều.<BR>- Độ mịn R90 của than bột tăng lên.<BR>- Sự cố nghiêm trọng thì áp lực âm đầu ra và vào máy nghiền biến dương.<BR>2- Nguyên nhân:<BR>- Tạp vật từ máy nghiền như dây thép, mảnh tôn, chổi, giẻ...bị hút lên mắc lại tại miệng xuống của 2 cấp tái tuần hoàn hoặc từ các khoá khí. <BR>- Khi hệ thống ngừng dài ngày còn than tích đọng trong ống bị nhiễm ẩm gây tắc.<BR>3- Xử lý:<BR>- Nếu sự cố chưa nghiêm trọng thì giảm gío nóng, tăng gió tái tuần hoàn. Nếu cần thiết thì dùng cả gió lạnh để điều chỉnh nhiệt độ đầu ra máy nghiền.<BR>- Ngừng máy cấp than nguyên.<BR>- Xử lý gõ đập thông chỗ bị tắc. Sau khi khắc phục xong tiếp tục vận hành. Chú ý theo dõi  độ mịn và độ mở của phân ly than thô có hợp lý không.<BR>- Khi sự cố đã nghiêm trọng thì phải ngừng hệ thống để xử lý.</P>

<P>Điều 258: Sự cố tắc phân ly than mịn.<BR>1- Hiện tượng:<BR>- Cường độ quạt tải bột dao động mạnh và tăng cao.<BR>- Lưu lượng, áp lực và nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng lớn. Trường hợp nghiêm trọng, khi đã giảm tốc độ máy cấp về vị trí thấp nhất nhưng áp lực, nhiệt độ, lưu lượng vẫn tăng.<BR>- Phì than bột ở các cửa kiểm tra của phân ly mịn.<BR>2- Nguyên nhân:<BR>- Tạp vật từ máy nghiền như chổi, giẻ...bị hút lên mắc lại tại mặt sàng hoặc khoá khí.  <BR>- Trước khi khởi động hệ thống không kiểm tra, vệ sinh khoá khí, mặt sàng.<BR>- Trực ban Bao hơi không thực hiện tốt việc định kỳ trong ca kiểm tra khoá khí, quay và vệ sinh mặt sàng theo quy định.<BR>- Đầy kho than bột mà lò phó không biết.<BR>3- Xử lý:<BR>- Nếu chưa tắc nghiêm trọng thì ngừng máy cấp than nguyên.<BR>- Giảm tốc độ máy cấp than bột để điều chỉnh và duy trì áp suất, nhiệt độ hơi quá nhiệt.<BR>- Quay mặt sàng phân ly mịn, vệ sinh tạp vật tắc đọng ở mặt sàng, thông chỗ bị tắc.<BR>- Nếu sự cố nghiêm trọng thì phải ngừng hệ thống để xử lý.<BR>- Khi giảm tốc độ và cắt bớt máy cấp than bột để duy trì áp suất, nhiệt độ hơi quá  nhiệt phải đốt kèm dầu để ổn định buồng đốt.</P>

<P>Điều 259: Sự cố tắc ống gió cấp 1.<BR>1- Hiện tượng:<BR>- áp suất tĩnh gió cấp 1 dao động tăng lên rất mạnh và mất hẳn khi bị tắc đều sau điểm đo, hoặc giảm thấp và dao động nhẹ khi bị tắc ở phía trước điểm đo, theo chiều hỗn hợp than gió vào lò. <BR>- Lò cháy mất ổn định, thông số hơi quá nhiệt giảm đi.<BR>- Nhiệt độ đo hỗn hợp than gió cấp 1 vào lò giảm.<BR>2- Nguyên nhân:<BR>- Lò phó thiếu chú ý khi than bột xuống nhiều hoặc áp suất tổng gió C1 giảm thấp.<BR>- Khi ngừng hệ thống, việc làm sạch đường ống chưa đảm bảo.<BR>3- Xử lý:<BR>- Nếu buồng lửa cháy không ổn định thì đốt dầu kèm hoặc tăng tốc độ các máy khác. <BR>- Tăng áp suất tổng gió C1, nếu đang để thấp hơn quy định.<BR>- Theo dõi áp suất gió C1 ổn định trở lại hoặc kiểm tra trực tiếp tại miệng vòi phun qua cửa chọc xỉ, nếu thấy hết than đi thì chạy lại máy, mở tấm chắn than.<BR>- Nếu tắc chưa nghiêm trọng thì ngừng máy cấp, đóng tấm chắn than bột. Gió cấp 1 vẫn để mở và theo dõi áp suất ống gió.<BR>- Nếu tắc nghiêm trọng thì ngừng máy cấp than bột, đóng tấm chắn than bột của đường ống tắc, dùng khí nén để thông. Chú ý thông từng đoạn từ phía vòi phun ngược về phía máy cấp. </P>

<P>Điều 260: Một vài sự cố hay gặp.<BR>Phì than đầu ra do trong máy đã nhiều than đồng thời phớt chèn than không đảm bảo.<BR>Khô hắc ín làm cho gối bánh chủ rung, gằn và dòng điiện có thể dao động.<BR>Mất tín hiệu dầu cao do phần bơm hoặc do mở dầu lớn quá.<BR>Nhiêt độ paliê cao quá cho phép, ngoài các nguyên nhân khác còn do để nhiệt độ hỗn hợp than gió ra khỏi máy nghiền cao.</P>

<P>5- Ngừng hệ thống nghiền than</P>

<P>Điều 261: Trình tự ngừng hệ thống nghiền than:<BR>1- Ngừng máy cấp than nguyên:<BR>- Giảm dòng điện máy cấp than nguyên về 0.<BR>- Bẻ khoá ''LĐ'' sang vị trí ''C''.<BR>- Bẻ khoá điều khiển máy cấp than nguyên về vị trí ngừng.<BR>- Đóng hết các tấm chắn than sau máy cấp và chắn cổ xuống máy nghiền.<BR>2- Ngừng máy nghiền:<BR>- Giảm bớt gió nóng, gió C3 đồng thời theo dõi làm hết than  trong thùng nghiền.<BR>- Bẻ khoá ngừng máy nghiền.<BR>3- Ngừng quạt tải:<BR>- Đóng hết gió nóng sau khi đã ngừng máy nghiền 5 ¸ 10 phút.<BR>- Bẻ khoá ngừng quạt tải.<BR>- Đóng hết các lá chắn đầu hút, gió C3, gió TTH và tổng gió.<BR>- Mở gió làm mát vói phun gió C3 nếu lò vẫn vận hành. <BR>4- Báo trực ban bao hơi, máy nghiền biết để đóng các tấm chắn than, các van hút ẩm và kiểm tra lại thiết bị sau khi ngừng.<BR>- Trường hợp ngừng lò sau khi ngừng hệ thống 2 h thì đóng các van dầu xuống, các van nước làm mát, ngừng bơm dầu.<BR>- Kiểm tra, tổng hợp các khiếm khuyết thiết bị báo cáo lò trưởng để ghi chép vào NKVH và sổ Theo dõi hư hỏng thiết bị.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>XIII - vận hành và xử lý sự cố máy nghiền</P>

<P>1 - Kiểm tra<BR>trước khi  khởi động và cho hệ thống dầu vào làm việc</P>

<P>Điều 262: Kiểm tra tất cả các thiết bị dưới hầm dầu: động cơ, bơm dầu, các đồng hò áp suất, van, rắc co, đường ống, ống thuỷ, bình lọc, bình làm mát dầu...đã được đảm bảo hoàn chỉnh, chắc chắn.<BR>- Mức dầu và bảng khắc độ chiều cao mức dầu nhìn rõ ràng, sạch sẽ.<BR>- ánh sáng hầm dầu đảm bảo tốt. Vệ sinh sạch sẽ.<BR>- Mở tất cả các van dầu, trừ van dầu đi tắt qua bình lọc dầu ở vị trí đóng.<BR>- Mở van nước vào, ra bình làm mát dầu. Đóng van dầu đi tắt qua bình làm mát dầu. Kiểm tra sự lưu thông của nước làm mát. Về mùa lạnh, có thể không cho hệ thống nước làm mát vào làm việc để nhiệt độ dầu tuần hoàn không  < 28 oC. <BR>- Quay thử bằng tay hệ thống bơm và động cơ để xác định không bị kẹt trước khi đóng điện. Trực ban đứng cạnh nút sự cố khi lò phó khởi động bơm.</P>

<P>Điều 263: Sau khi lò phó khởi động bơm dầu đã ổn định thì trực ban mở dầu chảy tuần hoàn xuống các paliê, giảm tốc. Kiểm tra sự làm việc của bơm và  hệ thống dầu, sự ổn định của mức dầu bể dưới.</P>

<P>Điều 264: Cho hệ thống nước làm mát máy nghiền, quạt tải vào làm việc và kiểm tra toàn bộ hệ thống các máy nghiền, quạt tải, bao gồm:<BR>- Tất cả các bộ phận từ máy nghiền và từ quạt tải đến các động cơ đã hoàn chỉnh và chắc chắn.<BR>- Các bộ nối trục có chụp bảo vệ bắt chặt với giá.<BR>- Lỗ cắm nhiệt kế đã được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt kế được lắp đủ và làm việc tốt.<BR>- Các mắt kính xem dầu đã được vệ sinh sạch sẽ, có đủ dầu nằm trong mức quy định.<BR>- Hệ thống nước làm mát hoàn chỉnh, có van đóng mở tốt để điều chỉnh lượng nước làm mát, không có hiện tượng rò rỉ nước ở mặt bích, rắc co. Nước ra phải có phễu hứng về đường thoát và không bị chảy tràn ra nền.<BR>- Dây tiếp địa và nút sự cố đảm bảo đầy đủ chắc chắn.<BR>- Vệ sinh khu vực sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ.</P>

<P>2- Khởi động quạt tải, máy nghiền</P>

<P>Điều 265: - Kiểm tra lại lần cuối dầu, nước làm mát các quạt tải, máy nghiền trước khi khởi động.<BR>- Thứ tự khởi động trong cùng một hệ thống: quạt tải trước, máy nghiền sau.<BR>- Trực ban phối hợp và tuân theo lệnh của lò phó, lò trưởng.<BR>- Khi khởi động thiết bị nào thì trực ban phải đứng cạnh nút sự cố của thiết bị đó.<BR>- Sau khi hệ thống khởi động ổn định, trực ban kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, ghi chép vào NKVH và báo cáo lò phó, lò trưởng.</P>

<P>3 - Trông coi thiết bị vận hành<BR>Điều 266: Trong ca thường xuyên kiểm tra đảm bảo thiết bị làm việc ổn định với các thông số và điều kiện cơ bản sau:<BR>Nhiệt độ các paliê máy nghiền £ 50 oC. <BR>- Độ rung gối các phần truyền động: + Quạt tải bột, bơm dầu £ 0,1mm.<BR>         + Máy nghiền £ 0,16mm.<BR>- Nhiệt độ gối quạt tải và các thiết bị còn lại £ 80 oC.<BR>- Nước làm mát, dầu mỡ, hắc ín bôi trơn đầy đủ ổn định.<BR>- Mức dầu bể dưới giữ ổn định trong phạm vi quy định.<BR>- Các dây tiếp địa, các hộp che chắn đầu cốt và cánh quạt làm mát động cơ, các chụp bảo vệ các bộ nối trục đảm bảo chắc chắn.</P>

<P>Điều 267:- Chỉnh dầu máy nghiền mỗi ca 2 lần hoặc khi thấy các tia dầu có hiện tượng chảy không bình thường có lò phó giám sát.<BR>- Khi phát hiện thấy sự xì hở của gió, than, dầu, nước trong hệ thống, phải báo ngay cho lò trưởng biết để có biện pháp giải quyết.<BR>- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo dưỡng, quản lý vận hành thiết bị theo quy định.<BR>-  Vệ sinh đảm bảo hiện trường sạch sẽ, không để tro bụi, tạp vật, giẻ lau máy tấp đọng ở hầm dầu, chân gối quạt, giảm tốc... ánh sáng khu vực đầy đủ.<BR>- Khi vệ sinh gầm máy nghiền và phía trong giảm tốc, phải cắt điện máy nghiền.</P>

<P>4- Ngừng máy nghiền và ngừng hệ thống</P>

<P>Điều 268:  +Sau khi máy nghiền, quạt tải đã ngừng để ngừng lò:<BR>- Trực ban kiểm tra, tổng hợp các khiếm khuyết thiết bị báo cáo lò trưởng và ghi chép vào NKVH.<BR>- Sau 2 h thì trực ban đóng các van dầu paliê, giảm tốc và các van nước làm mát, báo lò phó biết để đóng các van dầu xuống, ngừng bơm dầu,<BR>+ Nếu chỉ ngừng máy nghiền dự phòng hoặc sửa chữa trong một thời gian nhất định thì vẫn để dầu tuần hoàn qua Paliê và giảm tốc.</P>

<P>Một số sự cố và cách xử lý</P>

<P>Điều 269: Nhiệt độ paliê máy nghiền tăng cao:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Nhiệt độ Paliê máy nghiền tăng cao hơn bình thường.<BR>- Nhiệt độ nước làm mát cao hơn, còn lưu lượng nước có thể giảm hơn bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Nhiệt độ môi trường tăng lên.<BR>- Mở dầu ở Paliê chưa hợp lý. Mất hoàn toàn hoặc tắc một số tia dầu.<BR>- Đường ống dẫn vào và khoang nước làm mát Paliê bị bùn, sò, tạp vật bám cản trở lưu thông của nước, hoặc đồng thời áp suất nước công nghiệp giảm.<BR>- Nhiệt độ dầu tăng lên, tắc nước các bộ làm mát dầu ở hầm dầu và các bể dầu trên.<BR>- Chế độ vận hành máy nghiền của lò phó chưa hợp lý.<BR>- Chất lượng dầu hoặc gối và cổ trục paliê không còn đảm bảo. <BR>+ Xử lý:<BR>- Mở thêm van hoặc đồng thời gõ đập nhẹ vào van và đường ống để thoát bùn và tạp vật, tăng lưu lượng và khả năng làm mát của nước.<BR>- Kiểm tra lại sự lưu thông của nước qua bình làm mát dầu.<BR>- Nếu tự xử lý không giải quyết được thì báo cho lò trưởng, trưởng kíp biết để xem xét, xử lý theo các hướng sau:<BR>+ Kiểm tra nước làm mát các bể dầu trên.<BR>+ Chế độ vận hành máy nghiền, đặc biệt chú ý nhiệt độ hỗn hợp đầu ra.<BR>+ Tăng áp suất nước công nghiệp.<BR>+ Mở to thêm dầu xuống paliê hơn mức bình thường.<BR>+ Ngừng máy nghiền để sửa chữa xử lý tắc van và đường ống.<BR>+ Dùng quạt thông gió di động làm mát gối trong khi chưa có biện pháp hữu hiệu khác.<BR>- Trong mọi trường hợp phải lập tức ngừng máy nghiền khi phát hiện thấy nhiệt độ Paliê tăng lên  > 50 oC. <BR>- Khi phát hiện mất hoàn toàn các tia dầu xuống Paliê, phải ngừng máy nghiền bằng nút sự cố và kiểm tra nhiệt độ Paliê.<BR>+Nếu nhiệt độ Paliê £ 50 oC thì báo cáo lò trưởng, trưởng kíp mở dầu xuống Paliê và chỉ chạy lại máy nghiền khi nhiệt độ đã giảm.<BR>+Nếu nhiệt độ Paliê > 50 oC không được mở dầu xuống Paliê giữ nguyên hiện trường và báo cáo trưởng kíp, trưởng ca.</P>

<P>Điều 270: Sự cố gối bánh chủ hoặc giảm tốc rung, nóng:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Gối bánh chủ hoặc gối giảm tốc rung hơn hay nóng hơn hoặc đồng thời rung, nóng hơn bình thường. <BR>- Có thể kèm theo tiếng gằn, hoặc âm thanh khác thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Khô hắc ín hoặc tro bụi tạp vật lọt vào bề mặt làm việc của bánh răng chủ với bánh răng lớn.<BR>- Lắp ráp, căn chỉnh chưa đúng tiêu chuẩn.<BR>- Xoay bạc hoặc các hư hỏng khác của ổ bi.<BR>- Mỡ ở các ổ bi bánh chủ hoặc dầu giảm tốc không còn đảm bảo.<BR>- Mòn hoặc mẻ cục bộ ở cặp bánh răng giảm tốc, bánh chủ.<BR>- Hư hỏng các bộ nối trục.<BR>- Lỏng bulông chân, gối, chân động cơ hoặc các sai lệch về căn chỉnh từ bánh chủ đến động cơ xuất hiện trong quá trình vận hành.<BR>+ Xử lý:<BR>- Nếu là khô hắc ín, dầu mỡ thì báo cho sửa chữa bổ xung và mở thêm dầu xuống giảm tốc. <BR>- Kiểm tra lại độ chắc chắn của các bulông chân, gối từ bánh chủ đến động cơ và báo lò trưởng, trưởng kíp cho sửa chữa xuống kiểm tra cụ thể để có biện pháp và phương thức cùng vận hành ngừng thiết bị xử lý.<BR>- Trực ban tăng cường theo dõi trong thời gian này. Nếu độ rung hoặc nhiệt độ tăng quá trị số cho phép thì ngừng thiết bị chờ xử lý.</P>

<P><BR>Điều 271: Sự cố gối quạt tải rung, nóng:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Độ rung hoặc nhiệt độ gối tăng, hoặc đồng thời cùng tăng hơn bình thường.<BR>- Có thể kèm theo nhiệt độ nước làm mát tăng và chảy yếu hơn.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Nhiệt độ môi trường tăng lên.<BR>- Đường ống dẫn và van nước làm mát bị bùn, sò, tạp vật bám cản trở lưu thông của nước, hoặc đồng thời áp suất nước công nghiệp giảm.<BR>- Lượng dầu, chất lượng dầu không đảm bảo.<BR>- Lắp ráp, căn chỉnh chưa đúng tiêu chuẩn.<BR>- Xoay bạc hoặc các hư hỏng khác của ổ bi gối quạt hoặc động cơ.<BR>- Hư hỏng các bộ nối trục. Cánh bị mất cân bằng do mài mòn.<BR>- Lỏng bulông chân, gối, chân động cơ hoặc các sai lệch về căn chỉnh từ gối quạt đến động cơ xuất hiện trong quá trình vận hành.<BR>+ Xử lý:<BR>- Mở thêm van hoặc đồng thời gõ nhẹ vào van và đường ống để thoát bùn và tạp vật, tăng lưu lượng và khả năng làm mát của nước.<BR>- Kiểm tra mức và chất lượng dầu, nếu không còn đảm bảo thì bổ sung hoặc thay dầu mới.<BR>- Kiểm tra lại độ chắc chắn của các bulông chân, gối từ gối quạt đến động cơ và báo lò trưởng, trưởng kíp cho sửa chữa xuống kiểm tra cụ thể để có biện pháp và phương thức cùng vận hành ngừng thiết bị xử lý.<BR>- Trực ban tăng cường theo dõi trong thời gian này. Nếu độ rung hoặc nhiệt độ tăng quá trị số cho phép thì ngừng thiết bị chờ xử lý.</P>

<P>Điều 272: Mức dầu bể dưới tăng cao:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Mức dầu bể dầu dưới tăng cao nhiều so với bình thường.<BR>- áp suất dầu chỉ trên áp kế có thể giảm thấp.<BR>- Có thể kèm theo âm thanh bơm khác thường. Tín hiệu báo mức dầu cao ở bảng điều khiển có thể tắt.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Kẹt van 1 chiều của bơm đang vận hành.<BR>- Kênh van 1 chiều của bơm dự phòng và có thể làm quay bơm.<BR>- Mở dầu xuống các paliê và giảm tốc quá lớn.<BR>- Có xì hở ở van, rắcco, đường ống hút hoặc cổ trục bơm.<BR>- Thủng ống ruột gà các bộ làm mát dầu.<BR>- Khe hở giữa răng và vỏ bơm lớn.<BR>+ Xử lý:<BR>- Kiểm tra khép bớt dầu xuống paliê và giảm tốc, nếu đang mở lớn.<BR>- Báo lò trưởng, trưởng kíp cho sửa chữa xuống kiểm tra cụ thể để xác định thêm về nguyên nhân, tìm biện pháp xử lý.<BR>- Nếu chưa xử lý được mà mức dầu trong bể vẫn tăng thì chạy thêm bơm để ổn định trở lại, chờ phương thức ngừng hệ thống để xử lý.<BR>- Nếu 2 bể dầu trên vẫn đầy đồng thời với mức dầu bể dưới dâng cao thì phải ngừng ngay các hệ thống nghiền để xử lý nước làm mát đã lẫn sang dầu. Báo trưởng ca cho hoá kiểm tra chất lượng dầu</P>

<P>Điều 273: Một số hiện tượng và sự cố thường gặp khác - Biện pháp xử lý:<BR>1- Máy nghiền đầy than: Tiếng kêu trong thùng nghiền giảm đi, khi mức độ khá nghiêm trọng thì kèm theo phì than ở đầu ra.<BR>2- Máy nghiền quá ít than: Tiếng kêu trong thùng nghiền đanh.<BR>3- Rơi lượn sóng, rẻ quạt: âm thanh trong thùng khác thường, có tiếng đổ dồn theo chu kỳ quay của thùng cùng với cường độ dòng điện của máy dao động khá lớn.<BR>4- Cụm bơm dầu và động cơ có tiếng kêu, rung, nóng: Nguyên nhân thường là do hư hỏng bộ nối trục, hư hỏng các ổ bi của bơm, động cơ hoặc lỏng các bulông chân bơm, động cơ làm lệch tâm giữa chúng.<BR>5- Phì than ở đầu bulông thân, đầu vào, đầu ra của thùng nghiền, ở mặt bích, vỏ và đầu đẩy của quạt tải, đường ống và van TTH...<BR>6- Trôi vành khương tuyến, vành chèn than.<BR>7- Lỏng các bulông mặt bích bánh chủ, giảm tốc.<BR>8- Rò dầu paliê do mở dầu lớn và phớt chèn dầu không đản bảo.<BR>Biện pháp chung để xử lý:<BR>- Đối với các trường hợp không có tính chất nghiêm trọng thì báo cho lò trưởng, lò phó biết để xử lý hoặc trưởng kíp cho sửa chữa kiểm tra, trước khi ngừng xử lý.<BR>- Đối với các trường hợp nghiêm trọng thì ngừng thiết bị bằng nút sự cố, sau đó báo cho lò trưởng biết.</P>

<P>XIV - vận hành và xử lý sự cố quạt gió - ra xỉ</P>

<P>1- Kiểm tra trước khi khởi động</P>

<P>Điều 274: Kiểm tra các quạt gió đảm bảo đủ các điều kiện sau:<BR>- Tất cả các bộ phận từ  quạt gió đến động cơ đã hoàn chỉnh và chắc chắn.<BR>- Các cánh hướng và bộ phận truyền động điều chỉnh cánh hướng làm việc tốt.<BR>- Các bộ nối trục có chụp bảo vệ bắt chặt với giá.<BR>- Lỗ cắm nhiệt kế đẫ được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt kế được lắp đủ và làm việc tốt.<BR>- Các mắt kính hoặc ống thuỷ xem dầu đã được vệ sinh sạch sẽ, có đủ dầu nằm trong mức quy định.<BR>- Hệ thống nước làm mát hoàn chỉnh, có van đóng mở tốt để điều chỉnh lượng nước làm mát, không có hiện tượng rò rỉ nước ở mặt bích, rắc co. Nước ra phải có phễu hứng về đường thoát và không bị chảy tràn ra nền.<BR>- Dây tiếp địa và nút sự cố của động cơ đảm bảo đầy đủ chắc chắn.<BR>- Vệ sinh khu vực sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ.</P>

<P>Điều 275: Kiểm tra hệ thống thải xỉ đảm bảo đủ các điều kiện sau:<BR>- Phễu tro lạnh đã được chèn cát đầy đủ. <BR>- Các cửa người chui, cửa kiểm tra hộp xỉ, cửa xỉ trong cửa xỉ ngoài đóng mở nhẹ nhàng, có tay cài chắc chắn. Ra hết xỉ và tạp vật trong  phễu xỉ. <BR>- Các vòi nước tưới xỉ phễu tro lạnh phun đều , chụp xuống phía dưới toàn bộ không gian hộp xỉ.<BR>- Các van và vòi tống xuôi, tống ngược làm việc tốt và phun đúng hướng.<BR>- Các tấm gang mặt nghiêng thải xỉ của các hộp xỉ đã được thay mới hoặc sửa chữa đảm bảo tốt.<BR>- Ghi chắn mặt mương hộp xỉ đảm bảo chắc chắn.<BR>- Các van và ống cao su vệ sinh khu vực ra xỉ đã lắp hoàn chỉnh<BR>- Mương xỉ đảm bảo sạch tận mặt đáy mương và có nắp đậy chắc chắn, lát phẳng.<BR>- Các vòi kích thích trên mương được lắp chắc chắn, nước không bị tắc và phun đúng hướng. Các van đóng mở nhẹ nhàng và đóng phải kín. <BR>- Hệ thống tín hiệu ra xỉ, tắt lò đốt dầu làm việc tốt. Các biển báo an toàn và biển báo ra xỉ đầy đủ, rõ ràng.</P>

<P>2- Khởi động quạt gió và cho hệ thống thải xỉ vào làm việc</P>

<P>Điều 276: Khởi động quạt gió:<BR>- Trực ban và lò trưởng, lò phó phải phối hợp chặt chẽ với nhau khi khởi động quạt.<BR>- Kiểm tra lại lá chắn đầu hút ở vị trí đóng hết, đầu đẩy mở hết.<BR>- Trực ban đứng cạnh nút sự cố khi lò trưởng khởi động quạt.<BR>- Sau khi quạt được khởi động mang tải bình thường, trực ban kiểm tra thiết bị ở trạng thái động, báo cáo tình hình cho lò trưởng  và ghi chép vào NKVH.</P>

<P>Điều 277: - Khi có lệnh đốt lò thì trực ban đưa các vòi phun tưới xỉ, tống xỉ trên mương vào làm việc và báo cho trực ban trạm xỉ biết.<BR>- Kiểm tra lại các cửa người chui, cửa kiểm tra và các cửa xỉ ở vị trí đóng, cài then chắc chắn. </P>

<P>3- Ra xỉ và trông coi thiết bị trong ca</P>

<P>Điều 278: Trong ca thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của các quạt gió, ghi thông số vận hành mỗi giờ một lần, đảm bảo các thiết bị làm việc ổn định với các điều kiện và thông số cơ bản sau: <BR>- Độ rung của gối quạt và động cơ £ 0,1 mm.<BR>- Nhiệt độ gối quạt gió  £  80oC.<BR>- Nước làm mát, dầu bôi trơn đầy đủ ổn định.<BR>- Các quạt thông gió làm việc tốt.<BR>- Các dây tiếp địa, các hộp che chắn đầu cốt và cánh quạt làm mát động cơ, các chụp bảo vệ các bộ nối trục đảm bảo chắc chắn.</P>

<P>Điều 279: Kiểm tra hệ thống thải xỉ mỗi giờ 1 lần: Đảm bảo các vòi tống, tưới xỉ, mương xỉ làm việc bình thường. Không để tạp vật, xỉ làm tắc đáy mương và tại ngã 3 đến lưới chắn vào các van TX3, TX4. Các lưới chắn này phải được kiểm tra thường xuyên, nếu hỏng phải báo ngay trưởng kíp cho sửa chữa kịp thời.<BR>- Các loại cửa xỉ thường xuyên đóng kín, cài chắc chắn khi không ra xỉ. Khi cần thiết thì kiểm tra xỉ qua cửa kiểm tra và phải thật chú ý đề phòng sập xỉ. Nếu phát hiện thấy có xỉ gác phía trên các vòi tưới xỉ thì phải báo ngay cho lò trưởng, trưởng kíp.<BR>- Tuỳ theo lượng xỉ rụng xuống trong ca mà định kỳ ra xỉ từ 2 đến 4 lần. Tuyệt đối không được để mở hoặc mở nhỏ cửa xỉ trong và vòi tống xuôi để thải xỉ liên tục. <BR>- Khi quạt gió và thiết bị hệ thống thải xỉ làm việc không bình thường hoặc trong trường sập xỉ khối lượng lớn mà trực ban không tự giải quyết được thì phải báo cho lò trưởng, trưởng kíp cho sửa chữa kiểm tra xử lý, hoặc huy động thêm người hỗ trợ.</P>

<P>Điều 280: Chuẩn bị ra xỉ:<BR>1- Kiểm tra lại hệ thống nước tống, tưới xỉ và các dụng cụ ra xỉ làm việc tốt,  chắc chắn. Các trang bị bảo hộ cá nhân: mũ cứng, ủng, quần áo, găng tay... đảm bảo đầy đủ. Khu vực ra xỉ đủ ánh sáng, không có tạp vật cản trở.<BR>2- Đánh tín hiệu xin ra xỉ hoặc qua điện thoại hay trực tiếp với lò trưởng.<BR>3- Nếu có các nhóm công tác làm việc ở khu vực lân cận như bảng tín hiệu ra xỉ, hầm dầu, máy nghiền, quạt tải thì phải báo cho các nhóm đó biết để đề phòng sập xỉ.<BR>4- Báo với trực ban trạm xỉ biết để kết hợp chạy máy nghiền khi ra xỉ.<BR>5- Đặt các biển báo " Chú ý, nguy hiểm ! đang ra xỉ " ở hai phía hành lang đi lại trước cửa xỉ.<BR>6- Khi nhận được tín hiệu cho phép của lò trưởng thì bắt đầu tiến hành ra xỉ.</P>

<P>Điều 281: Thao tác ra xỉ:<BR>Khi thao tác ra xỉ không được đứng đối diện với cửa xỉ.<BR>2- Kiểm tra các cửa xỉ trong, cửa xỉ ngoài đang đóng kín chắc chắn.                                                                                                                 3- Mở vòi tống xuôi 3 ¸ 5 phút rồi đóng lại.<BR>4- Từ từ mở cửa xỉ trong.<BR>5- Mở vòi tống ngược, gạt đi gạt lại vài phút cho xỉ trôi ra ngoài sau đó đóng van lại. Nếu cần chọc vỡ để xỉ dễ thoát qua cửa gang thì chọc qua lỗ nhỏ trên cửa ngoài.<BR>6- Đóng cửa xỉ trong, mở cửa xỉ ngoài để chọc vỡ cho các cục xỉ lọt qua ghi xuống mương. Đóng hết cửa xỉ ngoài sau khi hết xỉ trên mặt ghi.                 <BR>7- Nếu trong hộp còn xỉ thì làm lặp lại từ thao tác 3 đến thao tác 6 cho đến khi hết xỉ, đóng kín cửa trong, cửa ngoài, cài chắc chắn mới chuyển sang ra xỉ ở hộp xỉ còn lại.  </P>

<P>Điều 282 Sau khi ra xỉ xong cả 2 hộp xỉ:<BR>- Kiểm tra đóng hết các vòi tống ngược, xuôi, các cửa xỉ và cài chắc chắn.<BR>- Báo lò trưởng biết để kết thúc ra xỉ.<BR>- Giải trừ các biện pháp an toàn.<BR>- Chuyển các cục xỉ cứng không chọc vỡ lọt xuống mương được về nơi quy định và vệ sinh khu vực sạch sẽ.</P>

<P> </P>

<P><BR>4- Một số sự cố và cách xử lý</P>

<P>Điều 283: Sự cố gối quạt gió rung, nóng:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Độ rung hoặc nhiệt độ gối quạt gió tăng, hoặc đồng thời cùng tăng hơn bình thường.<BR>- Có thể kèm theo nhiệt độ nước làm mát tăng và chảy yếu hơn.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Nhiệt độ môi trường tăng lên.<BR>- Đường ống dẫn và van nước làm mát bị bùn, sò, tạp vật bám cản trở lưu thông của nước, hoặc đồng thời áp suất nước công nghiệp giảm.<BR>- Lượng dầu, chất lượng dầu không đảm bảo.<BR>- Lắp ráp, căn chỉnh chưa đúng tiêu chuẩn.<BR>- Xoay bạc hoặc các hư hỏng khác của ổ bi gối quạt hoặc động cơ.<BR>- Hư hỏng các bộ nối trục hoặc cánh bị mất cân bằng.<BR>- Lỏng bulông chân, gối, chân động cơ hoặc các sai lệch về căn chỉnh từ gối quạt đến động cơ xuất hiện trong quá trình vận hành.<BR>+ Xử lý:<BR>- Mở thêm van hoặc đồng thời gõ nhẹ vào van và đường ống để thoát bùn và tạp vật, tăng lưu lượng và khả năng làm mát của nước.<BR>- Kiểm tra mức và chất lượng dầu, nếu không còn đảm bảo thì bổ sung hoặc thay dầu mới.<BR>- Kiểm tra lại độ chắc chắn của các bulông chân, gối từ gối quạt đến động cơ và báo lò trưởng, trưởng kíp cho sửa chữa xuống kiểm tra cụ thể để có biện pháp và phương thức cùng vận hành ngừng thiết bị xử lý.<BR>- Trực ban tăng cường theo dõi trong thời gian này. Nếu độ rung hoặc nhiệt độ tăng quá trị số cho phép thì ngừng thiết bị chờ xử lý.</P>

<P>Điều 284: Sự cố xỉ to không ra được hoặc không lọt qua được cửa xỉ:<BR>Khi có một hoặc một số tảng xỉ to trong phễu không tự thoát ra hoặc kẹt cửa gang không ra được thì phải báo ngay với lò trưởng, trưởng kíp biết. Trực ban ra xỉ cùng các nhân viên khác chịu sự chỉ đạo trực tiếp tại chỗ của trưởng kíp, lò trưởng, lò phó để giải quyết sự cố này. <BR>+ Xử lý:<BR>Tổ chức thực hiện:<BR>- Trưởng kíp báo cáo trưởng ca.<BR>- Huy động thêm người tập trung giải quyết.<BR>- Trưởng kíp trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc ra xỉ.<BR>2- Các biện pháp an toàn:<BR>- Đốt kèm dầu tăng cường ổn định buồng đốt.<BR>- Kiểm tra lại các vòi tưới xỉ đảm bảo làm việc tốt, không có tro khô tích đọng trên bề mặt xỉ hoặc hộp xỉ.<BR>- Kiểm tra các dụng cụ ra xỉ, nhất là các sào, cào dài đảm bảo chắc chắn.<BR>- Tất cả mọi người ra xỉ đều phải thực hiện trang bị bảo hộ lao động như trực ban ra xỉ. <BR>- Có người giám sát và thay nhau thao tác.<BR>- Khi thao tác không được đứng đối diện với cửa người chui. Mỗi người phải định hướng để rút lùi ra xa khi cần thiết.  <BR>- Làm xong ở hộp xỉ này mới chuyển sang làm ở hộp xỉ còn lại.<BR>- Các biện pháp an toàn khác cũng thực hiện như khi ra xỉ lúc bình thường.<BR>3- Biện pháp thực hiện:<BR>- Mở 3¸ 5 phút sau đó đóng lại, lần lượt đối với các vòi tống xuôi, tống ngược.<BR>- Mở đồng thời các cửa xỉ trong và cửa xỉ ngoài, dùng sào dài chọc vỡ rồi cào ra ngoài.<BR>- Mở hết cửa người chui, dùng sào dài đứng xa để chọc vỡ tảng xỉ thành từng cục nhỏ rồi cào ra qua cửa trước hoặc cửa người chui.<BR>- Có thể kết hợp dùng các vòi nước vệ sinh để phun để làm nguội thêm các cục xỉ.<BR>4- Sau khi ra hết thì kết thúc ra xỉ như  khi ra xỉ bình thường. Nếu khối lượng xỉ lớn, không đủ nhân lực và thời gian chuyển đi thì cho dọn dẹp gọn gàng phía ngoài gờ chắn nước và phía sau các cửa người chui, nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến thao tác ra xỉ và xả định kỳ.<BR>5- Nếu đã tăng cường các biện pháp thực hiện trên mà không giải quyết được, xỉ ngày càng nhiều lên trong phễu thì đóng kín, cài chặt các cửa, báo cáo trưởng ca, phân xưởng biết có kế hoạch ngừng lò sớm để xử lý.</P>

<P>Điều 285: Sự cố xỉ gác phía trên các vòi tưới xỉ.<BR> Khi có các tảng xỉ to gác phía trên các vòi tưới xỉ, trực ban phải báo ngay lò trưởng, trưởng kíp biết. <BR>- Trưởng kíp trực tiếp kiểm tra tình trạng cụ thể báo cáo và chủ động đề xuất, thống nhất phương án xử lý với trưởng ca. <BR>- Nếu trưởng ca cho phép thì trưởng kíp tổ chức thực hiện và làm các biện pháp an toàn như  khi giải quyết sự cố xỉ to không lọt qua cửa.<BR>- Biện pháp thực hiện:<BR>+ Đóng kín, cài chặt tất cả các cửa xỉ trong, cửa xỉ ngoài và các cửa kiểm tra phía dưới sàn lan can phễu xỉ.<BR>+ Đốt dầu kèm để ổn định buồng đốt. <BR>+ Dùng sào dài chọc xỉ qua cửa kiểm tra ở hai bên, phía trên sàn.<BR>+ Sau khi xỉ vỡ, rơi hết xuống phía dưới các vòi tưới xỉ thì thực hiện tiếp như điều 281 và điều 282.<BR>- Nếu xỉ gác phía trên các vòi tưới xỉ với khối lượng lớn, có nhiều khả năng đe doạ an toàn trong khi chọc hoặc khi đã tổ chức chọc mà không giải quyết được, xỉ và tro khô ngày càng tích đọng lên mặt trên của xỉ thì báo cáo trưởng ca và xin ngừng lò.<BR>+ Kiểm tra đóng kín, cài chặt tất cả các xỉ và cửa kiểm tra, kể cả 2 cửa kiểm tra phía trên sàn lan can. <BR>+ Đặt cố định 2 biển báo " Nguy hiểm ! Cấm qua lại " ở hai phía hành lang trước cửa xỉ.<BR>- Kế hoạch và thời gian ngừng lò sẽ do trưởng ca quyết định. Việc xử lý sự cố trên sau khi ngừng lò sẽ do phân xưởng chỉ đạo giải quyết.</P>

<P><BR>5- Ngừng quạt gió và hệ thống thải xỉ<BR>Điều 286: - Chủ động ra hết xỉ trước khi ngừng lò, nếu kế hoạch được biết trước.<BR>Sau khi ngừng lò :<BR>+ Kiểm tra lại một lượt toàn bộ thiết bị, báo cáo lò trưởng và ghi chép vào<BR>Nhật ký vận hành.<BR>+ Các cửa xỉ trong, cửa xỉ ngoài và các cửa kiểm tra phải ở vị trí đóng hết.<BR>+ Ra xỉ (nếu có) sau khi lò ngừng được 4 giờ.  Khi không ra xỉ đóng hết các vòi tưới xỉ, vòi kích thích mương xỉ lò ngừng. <BR>+ Đóng các van nước công nghiệp của các quạt gió.</P>

<P>XV - vận hành và xử lý sự cố quạt khói - xả tro</P>

<P>1- Kiểm tra trước khi khởi động</P>

<P>Điều 287: Kiểm tra quạt khói đảm bảo đủ các điều kiện sau:<BR>- Tất cả các bộ phận từ  quạt khói đến động cơ đã hoàn chỉnh và chắc chắn.<BR>- Các cánh hướng và bộ phận truyền động điều chỉnh cánh hướng làm việc tốt.<BR>- Các bộ nối trục có chụp bảo vệ bắt chặt với giá, các tấm chắn đầu đẩy đóng mở nhẹ, đẩm bảo kín.<BR>- Lỗ cắm nhiệt kế đã được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt kế được lắp đủ và làm việc tốt.<BR>- Các mắt kính xem dầu đã được vệ sinh sạch sẽ, có đủ dầu nằm trong mức quy định.<BR>- Hệ thống nước làm mát hoàn chỉnh, có van đóng mở tốt để điều chỉnh lượng nước làm mát, không có hiện tượng rò rỉ nước ở mặt bích, rắc co. Nước ra phải có phễu hứng về đường thoát và không bị chảy tràn ra nền.<BR>- Dây tiếp địa và nút sự cố của động cơ đảm bảo đầy đủ chắc chắn.<BR>- Vệ sinh khu vực sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ.</P>

<P>Điều 288: Kiểm tra và chạy thử hệ thống xả tro đảm bảo các điều kiện sau: <BR>- Các phễu thu tro của khử bụi đảm bảo kín và đã được bảo ôn , các nắp lỗ kiểm tra đầy đủ và được xiết chặt. Các đe được hàn chắc chắn.<BR>- Các tấm chắn trước máy xả tro, đóng mở nhẹ nhàng.<BR>- Các mặt bích nối và bạt giãn nở đảm bảo kín.<BR>- Các hộp chèn phải kín có nắp đậy chắc chắn.<BR>- Mương tro đã được vệ sinh sạch tận mặt đáy mương và có nắp đậy chắc chắn, lát phẳng.<BR>- Các van và vòi kích thích trên mương được lắp chắc chắn, nước không bị tắc và phun đúng hướng, đóng mở nhẹ nhàng và kín. Van và ống nước vệ sinh đầy đủ.<BR>- Các đầm rung, các máy xả tro và động cơ đã hoàn chỉnh. Vú mỡ và mỡ bôi trơn các gối máy xả tro đầy đủ. <BR>- Báo trưởng kíp xin đóng điện cho các đầm rung, búa gõ và máy xả tro.<BR>- Chạy thử lần lượt từng đầm rung, mỗi máy từ 2 đến 3 giây.<BR>- Chạy thử các máy xả tro, mỗi máy từ 5 đến 10 phút, kết hợp kiểm tra xem có bị tắc tro hay không.</P>

<P> </P>

<P><BR>2- Khởi động quạt khói và hệ thống xả tro</P>

<P>Điều 289: Khởi động quạt khói:<BR>- Trực ban và lò trưởng, lò phó phải phối hợp chặt chẽ với nhau khi khởi động quạt.<BR>- Kiểm tra lại lá chắn đầu hút ở vị trí đống hết, đầu đẩy mở hết.<BR>- Trực ban đứng cạnh nút sự cố khi lò trưởng khởi động quạt.<BR>- Sau khi quạt được khởi động mang tải bình thường, trực ban kiểm tra lại thiết bị ở trạng thái động, báo cáo tình hình cho lò trưởng và ghi chép vào NKVH.</P>

<P>Điều 290: Cho hệ thống thải tro vào làm việc trước khi đốt lò theo thứ tự quy định như sau: <BR>- Mở nước vào các vòi rửa hộp chèn, các vòi kích thích và báo cho trực ban Trạm tro biết.<BR>- Chạy các máy xả tro, sau đó lần lượt mở hết các tấm chắn.<BR>- Đưa khoá điều khiển các máy xả tro về vị trí tự động.<BR>- Đưa các máy rung phễu vào làm việc ở chế độ tự động.<BR>- Báo lò trưởng, trưởng kíp liên hệ cho các búa gõ vào làm việc ở chế độ tự động.<BR>- Trực ban kiểm tra sự làm việc của hệ thống, đặc biệt lưu ý các máy xả tro có bị tắc hay không, nhất là sau khi buồng lửa đã đốt than bột. Nếu có hiện tượng tắc, phải xử lý ngay hoặc báo lò trưởng, trưởng kíp biết và kết hợp cùng lò phó, trực sửa chữa xử lý kịp thời. Báo cáo lò trưởng biết tình hình thiết bị sau khi khởi động ổn định  và ghi chép vào NKVH.</P>

<P>3- Trông coi thiết bị trong ca</P>

<P>Điều 291: Thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của các quạt khói, ghi thông số vận hành mỗi giờ một lần, đảm bảo các thiết bị làm việc ổn định với các điều kiện và thông số cơ bản sau: <BR>- Độ rung của gối quạt và động cơ nhỏ hơn 0,1 mm, nhưng không được vượt quá 0,13 mm.<BR>- Nhiệt độ gối quạt nhỏ hơn 55 oC, không được vượt qúa 80oC.<BR>- Nước làm mát, dầu bôi trơn đầy đủ ổn định.<BR>- Các dây tiếp địa, các hộp che chắn đầu cốt và cánh quạt làm mát động cơ, các chụp bảo vệ các bộ nối trục, mái che động cơ đảm bảo chắc chắn.</P>

<P>Điều 292: Thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của thiết bị hệ thống xả tro, đảm bảo các thiết bị làm việc ổn định với các điều kiện và thông số cơ bản sau: <BR>- Các vòi kích thích trên mương, vòi rửa hộp chèn làm việc tốt.<BR>- Các đầm rung, các máy xả tro làm việc tự động theo đúng chương trình đã được cài đặt.<BR>- Tro từ các phễu được xả xuống mương đều đặn, nếu thấy tắc phải xử lý ngay.<BR>- Chủ động liên hệ với trực ban trạm bơm, trạm tro, trạm xỉ và điều chỉnh lượng nước bổ sung để đảm bảo hệ thống nước mương thải tro, trạm tro, trạm xỉ làm việc ổn định. <BR>- Duy trì áp suất nước thải tro khoảng 2,2 ¸ 3,6 kG/cm2 để tránh tắc tro và chống lọt gió qua hộp chèn. Nếu phát hiện thấy vòi rửa nào quá mạnh, nước xoáy làm hở miệng ống xuống tro để gió lọt vào thì phải đóng van khép bớt nước lại.<BR>- Mỗi ca 1 lần xoay núm vú mỡ bổ xung mỡ cho gối máy xả tro.<BR>- Mặt bằng hiện trường xả tro đảm bảo gọn gàng sạch sẽ, các tấm nắp mương đầy đủ, chắc chắn.</P>

<P>4- Một số sự cố và biện pháp xử lý</P>

<P>Điều 293: Sự cố gối quạt khói rung, nóng:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Độ rung hoặc nhiệt độ gối quạt khói tăng, hoặc đồng thời cùng tăng hơn hơn bình thường.<BR>- Có thể kèm theo nhiệt độ nước làm mát tăng và chảy yếu hơn.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Nhiệt độ môi trường tăng lên.<BR>- Đường ống dẫn và van nước làm mát bị bùn, sò, tạp vật bám cản trở lưu thông của nước, hoặc đồng thời áp suất nước công nghiệp giảm.<BR>- Lượng dầu, chất lượng dầu không đảm bảo.<BR>- Lắp ráp, căn chỉnh chưa đúng tiêu chuẩn.<BR>- Xoay bạc hoặc các hư hỏng khác của ổ bi gối quạt hoặc động cơ.<BR>- Hư hỏng các bộ nối trục hoặc cánh bị mất cân bằng.<BR>- Lỏng bulông chân, gối, chân động cơ hoặc các sai lệch về căn chỉnh từ gối quạt đến động cơ xuất hiện trong quá trình vận hành.<BR>+ Xử lý:<BR>- Mở thêm van hoặc đồng thời gõ nhẹ vào van và đường ống để thoát bùn và tạp vật, tăng lưu lượng và khả năng làm mát của nước.<BR>- Kiểm tra mức và chất lượng dầu, nếu không còn đảm bảo thì bổ sung hoặc thay dầu mới.<BR>- Kiểm tra lại độ chắc chắn của các bulông chân, gối từ gối quạt đến động cơ và báo lò trưởng, trưởng kíp cho sửa chữa kiểm tra cụ thể để có biện pháp và phương thức cùng vận hành ngừng thiết bị xử lý.<BR>- Trực ban tăng cường theo dõi trong thời gian này. Nếu độ rung hoặc nhiệt độ tăng quá trị số cho phép thì ngừng thiết bị chờ xử lý.</P>

<P>Điều 294: Sự cố tắc tro qua máy xả tro:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Nước ở hộp chèn trong biểu hiện không có tro xuống, nhất là trong trường hợp máy xả tro đang làm việc.<BR>- Thân máy xả tro nguội hơn bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Tro ẩm bám ở khu vực đáy phễu, hộp tấm chắn, miệng vào hoặc cánh của máy mà việc vệ sinh định kỳ khi lò dự phòng và trước khi lên lò chưa tốt.<BR>- Do  có mưa và gió lớn, nước thấm qua các mặt bích làm ẩm tro khu vực máy và trước máy xả tro.                                                                                         <BR>+ Xử lý:   Tuỳ theo mức độ mà trực ban tự xử lý hay báo lò trưởng, trưởng kíp cho lò phó và trực sửa chữa kết hợp xử lý.   <BR>- Chuyển khoá điều khiển máy xả tro từ vị trí tự động sang vị trí bằng tay.                                                                                                                  <BR>- Dùng búa gõ vào đe ở gần đáy các phễu thu tro.<BR>- Có thể dùng tay van gõ nhẹ liên tục vào hai bên phía ngoài của vỏ máy và hộp tấm chắn kết hợp đóng mở tấm chắn<BR>* Chú ý:   <BR>- Không được gõ đập vào phần vải bạt.<BR> - Không được đánh búa vào cửa tròn dùng để kiểm tra, vệ sinh đáy phễu hoặc tự ý mở cửa này.</P>

<P>Điều 295: Sự cố kẹt máy xả tro:<BR>+ Hiện tượng:  Máy kẹt không quay được.<BR>+ Nguyên nhân: Do có tạp vật kẹt vào giữa cánh và vỏ máy.<BR>+ Xử lý: Tuỳ theo mức độ mà trực ban tự xử lý hay báo lò trưởng, trưởng kíp cho lò phó và trực sửa chữa kết hợp xử lý. <BR>- Chuyển các khoá điều khiển máy xả tro và đầm rung từ vị trí tự động sang vị trí ngừng.<BR>- Đóng tấm chắn tro trước máy.<BR>- Dùng cờ lê chuyên dùng quay đi quay lại trục cánh cho tạp vật thoát vào rãnh cánh để rơi xuống đáy hộp chèn.<BR>- Nếu không được thì cắt điện, tháo máy để xử lý.</P>

<P>Điều 296: Tắc tro trong hộp chèn hoặc ở ống xuống sau máy xả tro.<BR>+ Hiện tượng: <BR>- Có tro đặc quánh trong hộp chèn, nước rửa không hoà loãng để thoát qua miệng tràn được.<BR>- Nếu tắc nặng thì kèm theo tro khô thoát ra qua hộp chèn.<BR>- Phần vải bạt căng phồng ra do tro không xuống được. Nếu chỉ tắc ở ống xuống sau máy xả tro thì hộp chèn làm việc bình thường hoặc nước trong hơn bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Nước rửa tro thiếu do áp suất nước thấp hoặc đầu vòi phun bị tắc.<BR>- Nước rửa tro mạnh và hướng phun không tốt, nước bắn lên làm ướt mặt trong ống xuống, tro bám dần lại làm tắc.<BR>+ Xử lý:<BR>- Chuyển các khoá điều khiển máy xả tro và đầm rung từ vị trí tự động sang vị trí ngừng.<BR>- Dùng vòi nước vệ sinh bổ sung nước để giải quyết tro tắc trong hộp chèn.<BR>- Nếu áp suất nước khử bụi thấp thì báo trưởng kíp xem xét điều chỉnh lại.<BR>- Kiểm tra vòi rửa hộp chèn, nếu tắc thì đóng van, tháo vòi xử lý.<BR>- Nếu tắc tro ở ống xuống thì gõ đập ở phần ống phía dưới phần vải bạt. <BR>- Báo cho lò trưởng biết để lò phó hoặc trực sửa chữa cùng xử lý nếu mức độ tắc nghiêm trọng.</P>

<P><BR>Điều 297: Một số sự cố và hư hỏng thường gặp khác:<BR>1- Nứt chân bệ đầm rung: Âm thanh đầm rung khán thường, có thể kèm theo tro khô bay ra qua khe hở.<BR>2- Tắc hoặc rơi vòi phun rửa hộp chèn, vòi phun trên mương chính, mương nhánh.<BR>3- Phì tro qua các mặt bích, qua chỗ thủng trên bạt.<BR>Đầm rung hay máy xả tro không làm việc.<BR>5- Các sự cố khác thuộc phần đầm rung, động cơ và máy xả tro như lỏng bulông, kêu, nóng, rung, chảy dầu, bốc khói... <BR>Tuỳ theo từng sự cố cụ thể mà kiểm tra xử lý hoặc báo trưởng kíp cho các nơi liên quan kiểm tra, xử lý. Nếu mức độ là nghiêm trọng thì ngừng hoặc tách thiết thiết bị trước, sau đó báo lò trưởng trưởng kíp biết.</P>

<P>5- Ngừng quạt khói và hệ thống xả tro</P>

<P>Điều 298: - Sau khi lò trưởng ngừng quạt khói, trực ban đóng các tấm chắn đầu đẩy của quạt. Nếu ngừng quạt khói thời gian dài hoặc ngừng lò thì đóng  nước làm mát lại.<BR>- Sau khi ngừng lò 4 ¸ 6 h thì ngừng hệ thống búa gõ, đầm rung và máy xả tro. Trực ban cùng lò phó đóng các tấm chắn xả tro, đóng hệ thống nước khử bụi lại và báo cho trực ban Trạm tro biết.<BR>- Trực ban kiểm tra toàn bộ thiết bị, báo cáo lò trưởng và ghi chép vào NKVH.</P>

<P>XVI - vận hành và xử lý sự cố thiết bị tầng bao hơi</P>

<P>1- Kiểm tra thiết bị trước khi đốt lò</P>

<P>Điều 299: Kiểm tra tất cả các van phải hoàn chỉnh, đóng mở nhẹ nhàng. Vị trí đóng, mở của từng van như sau:<BR>1- Các van đóng:<BR>- H1A, XQN-Đ; XÔT-A, XÔT-B, XGO-A, XGO-B, LM4, P5, NC18 (buộc dây thép khoá van này).<BR>2- Các van mở:<BR>- H1, XQN-T, XK1 ¸ XK13, XĐ1 ¸  XĐ7, LM1 ¸  LM3, LM5 ¸ LM7, các van nhất thứ về đồng hồ, các van nhanh, chậm phần hơi, nước các ống thuỷ.<BR>3- Các van an toàn hoàn chỉnh cả phần cơ và phần điện.</P>

<P>Điều 300: Kết hợp với lò trưởng hoàn chỉnh phần tín hiệu liên lạc và mức nước nước bao hơi:<BR>- Kiểm tra tín hiệu liên lạc mức nước bao hơi.<BR>- So sánh đồng hồ mức nước quay tay tại chỗ với đồng hồ ở bảng điều khiển bằng cách lần lượt đặt kim của đồng hồ tại chỗ chỉ ở các mức: <BR>+ 200, + 100, + 40, 0,- 40, -100, và -200 mm, để lò trưởng theo dõi, nếu thấy sai lệch thì cho chỉnh lại.<BR>- So sánh mức nước ở hai ống thuỷ bằng nhau.  </P>

<P>Điều 301: Kiểm tra phân ly than thô, phân ly than mịn:<BR>1. Kiểm tra phân ly than thô: <BR>- Các cánh hướng đã được lắp hoàn chỉnh, chắc chắn. Các cửa đả đóng chặt, chèn kín. Phần bảo ôn đảm bảo tốt.<BR>- Quay vô lăng, kiểm tra độ mở của các cánh hướng và kim chỉ trên thang đo. Đặt độ mở ban đầu ở 45%.<BR>2. Kiểm tra phân ly than mịn và các khoá khí, mặt sàng:<BR>- Các khoá khí chóp nón của phân ly mịn, khoá khí chóp nón và khoá khí tấm nghiêng của đường tái tuần hoàn  tác động tốt, các quả đối trọng được định vị chắc chắn. <BR>- Quay thử bằng vô lăng các mặt sàng phân ly mịn phải nhẹ nhàng, vệ sinh đảm bảo sạch sẽ. Đóng kín, cái chặt các cửa kiểm tra.<BR>- Mặt sàng ống dẫn than từ băng chuyền xuống kho than bột đảm bảo tốt và cửa được xiết chặt, kín chắc chắn.<BR>- Các tấm chắn 3 ngả, tấm chắn phụ xuống băng chuyền và van hút ẩm đóng mở nhẹ nhàng và đảm bảo kín.</P>

<P>2- Các thao tác khi đốt lò, hoà hơi</P>

<P>Điều 302: - Mở van P5 khi lò trưởng báo đã châm lửa.<BR>- Trong quá trình tăng áp lực, trực ban phải thường xuyên theo dõi mức nước, các đồng hồ áp suất tại chỗ, độ kín của thiết bị phần áp lực, nếu không bình thường phải báo ngay cho lò trưởng.<BR>- Thực hiện nhanh chóng, chính xác các mệnh lệnh của lò trưởng và báo cáo lại cho lò trưởng sau khi thao tác xong. Lưu ý sử dụng ống nghe để thông tin được nhanh và trực tiếp. </P>

<P>Điều 303: Các thao tác chính theo giai đoạn tăng áp suất:<BR>1- Khi áp suất bao hơi, Pbh = 0,5 ¸ 1 kG/cm2, thông rửa ống thuỷ lần 1.<BR>2- Khi áp suất bao hơi, Pbh = 1,5 kG/cm2, liên hệ với lò trưởng, sau khi lò đã cho nước vào 2 giảm ôn thì trực ban đóng toàn bộ 13 van xả khí lại.<BR>3- Khi áp suất bao hơi, Pbh=3 ¸ 4 kG/cm2, đóng hết các van XĐ1, XĐ3¸ XĐ7. Riêng van XĐ2 vẫn để mở.<BR>4- Khi áp suất bao hơi, Pbh = 15 kG/cm2, hoặc ngay trước khi đốt than bột trực ban chú ý theo dõi quá trình mở van XQN.Đ.<BR>5- Khi áp suất bao hơi, Pbh = 25 kG/cm2, thông rửa ống thuỷ lần 2 và đối chiếu mức nước ở ống thuỷ với các đồng hồ mức nước ở bảng lò trưởng bằng đồng hồ mức nước quay tay.</P>

<P>Điều 304: Thao tác thông rửa ống thuỷ:<BR>1- Đóng van hơi.<BR>2- Mở van xả 5 ¸ 10 giây.<BR>3- Đóng van nước.<BR>4- Mở van hơi 5 ¸ 10 giây.<BR>5- Mở van nước.<BR>6- Đóng van xả từ từ.</P>

<P><BR>Điều 305: Thao tác báo mức nước bằng đồng hồ mức nước quay tay:<BR>1- Giải trừ tín hiệu yêu cầu báo mức nước của lò trưởng.<BR>2- Đánh tín hiệu báo mức nước xuống cho lò trưởng.<BR>3- Xoay núm điều chỉnh cho kim đồng hồ chao đi chao lại nhẹ nhàng vài lần rồi đặt kim đứng ở vị trí chỉ mức bằng mức nước trên ống thủy.<BR>4- Nếu mức nước đã cao hoặc thấp quá mức nhìn thấy trên ống thuỷ, thì đặt kim đồng hồ ở vị trí +100 hoặc -100mm.</P>

<P>Điều 306: Các thao tác đối với hệ thống nghiền trong quá trình đốt lò:<BR>- Mở các van hút ẩm kho than bột trước khi đốt lò.<BR>- Độ mở phân ly thô đặt ở 45%, nếu có yêu cầu cụ thể thì đặt độ mở theo yêu càu đó. <BR>- Thường xuyên kiểm tra mặt sàng phân ly mịn trong vài giờ đầu sau khi khởi động hệ thống nghiền, nếu có hiện tượng tắc phải xử lý ngay.  </P>

<P>Điều 307: Sau khi lò đã hoà hơi xong:<BR>- Đóng van XĐ2 mở LM4.<BR>- Xiết thêm bằng tay van XQN.Đ<BR>- Kiểm tra lại một lượt toàn bộ thiết bị, báo cáo tình hình cho lò trưởng và ghi chép vào NKVH.</P>

<P>3- Vận hành băng chuyền than bột</P>

<P>Điều 308: Kiểm tra băng và các tấm chắn trước khi khởi động:<BR>- Kiểm tra phần cơ và phần điện của cả 2 băng A, B đã được lắp đủ hoàn chỉnh và chắc chắn.<BR>- Các tấm nắp băng đảm bảo kín. Các cửa kiểm tra có tay cài, khoá hãm hoàn chỉnh. <BR>- Các tấm chắn than xuống băng và từ băng xuống kho than đóng mở nhẹ nhàng và kín. Các van hút ẩm từ băng thường xuyên ở vị trí đóng nếu không có yêu cầu cụ thể.<BR>- Dầu mỡ các hộp giảm tốc và các gối đã được đầy đủ.</P>

<P>Điều 309: Các phương thức vận hành băng:<BR>1-Khi chuyển than bột giữa lò 1 và lò 2 với nhau chỉ cần vận hành băng chuyền A.<BR>2-Khi chuyển than bột giữa lò 3 và lò 4 với nhau chỉ cần vận hành băng chuyền B<BR>3-Khi chuyển than bột giữa lò 1 hoặc lò 2 với lò 3 hoặc lò 4 thì phải vận hành cùng chiều, nối tiếp cả 2 băng.</P>

<P>Điều 310: Trình tự thao tác khi khởi động và kiểm tra vận hành băng:<BR>1- Mở tấm chắn xuống kho của lò cần lấy than.<BR>2- Kiểm tra các tấm chắn xuống kho nằm giữa lò lấy than và ống xuống của cửa cho than ở vị trí đóng hết.<BR>3- Báo lò 1 chạy băng chuyền.<BR>4- Kiểm tra chiều quay của băng hoặc cả hai băng cần vận hành tuỳ theo phương thức vận chuyển than.<BR>5- Mở tấm chắn phụ ống xuống cửa cho than, sau đó gạt tấm chắn 3 ngả đóng cửa xuống kho lại, mở than xuống băng.<BR>6- Kiểm tra sự làm việc của băng: Độ rung £  0,13mm. Nhiệt độ gối băng và giảm tốc £ 80 oC. Dầu mỡ giảm tốc và các gối đầy đủ.</P>

<P>Điều 311: Trình tự ngừng băng chuyền:<BR>1- Gạt tấm chắn 3 ngả đóng cửa xuống băng, cho than xuống kho rồi khoá chặt cần gạt.<BR>2- Đóng tấm chắn phụ .<BR>3- Sau 3 ¸ 5 phút thì ấn nút ngừng băng.<BR>4- Đóng các tấm chắn từ băng xuống kho than.<BR>5- Báo lò 1 biết tình hình ngừng băng và ghi vào NKVH.</P>

<P>4- Trông coi thiết bị trong ca</P>

<P>Điều 312: Trong ca, thực hiện kiểm tra và các thao tác cụ thể như sau:<BR>- Thường xuyên kiểm tra toàn bộ thiết bị, đặc biệt lưu ý hai ống thuỷ tại chỗ và hệ thống tín hiệu liên lạc mức nước. Nếu thấy có hư hỏng, xì hở thuộc phần áp lực hoặc hệ thống nghiền thì phải báo ngay cho lò trưởng biết. Đối với các van an toàn xung, tuyệt đối không được thay đổi vị trí của các quả tạ và độ mở của các van xả sau mạch xung.<BR>- Mỗi giờ một lần ghi thông số mức nước bao hơi.<BR>- Hai lần kiểm tra các khoá khí, quay kiểm tra và vệ sinh các mặt sàng phân ly mịn.<BR>- Hai lần cùng lò trưởng so sánh mức nước ống thuỷ với các đồng hồ mức nước ở bảng lò trưởng và đồng hồ mức nước quay tay tại chỗ với mức nước quay tay ở bảng lò trưởng.</P>

<P>Điều 313: Khi có yêu cầu chạy băng chuyền than bột hay điều chỉnh độ mở của phân ly thô thì phải thực hiện đầy đủ, chính xác các thao tác. Theo dõi sự làm việc, bổ sung dầu mỡ đảm bảo băng chuyền làm việc an toàn, dự phòng tin cậy.</P>

<P>Điều 314: Thực hiện đầy đủ, chính xác các mệnh lệnh của lò trưởng, đặc biệt khi sự cố hoặc khi đang lên lò thường xảy ra dao động lớn về mức nước, trực ban phải liên tục theo dõi để nắm được mức nước đang cao hay thấp quá mức nhìn thấy ở ống thuỷ.</P>

<P>Điều 315:  Thao tác gọi nước tại ống thuỷ.</P>

<P>1- Thao tác gọi nước cạn:<BR>- Đóng van nhanh hơi.<BR>- Đóng van nhanh nước.<BR>- Mở van xả.<BR>- Đóng van xả.<BR>- Từ từ hé mở van nhanh nước, đồng thời theo dõi ống thuỷ:<BR>+ Nếu thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ (mức nước xuất hiện từ phía dưới dâng dần lên ) thì lò cạn nước chưa nghiêm trọng. Báo ngay cho lò trưởng tăng cường cấp nước.<BR>+ Nếu không thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ thì lò đã bị cạn nước nghiêm trọng. Báo ngay cho lò trưởng ngừng lò khẩn cấp.</P>

<P>2- Thao tác gọi nước đầy:<BR>- Đóng van nhanh hơi.<BR>- Đóng van nhanh nước.<BR>- Mở van xả.<BR>- Đóng van xả.<BR>- Từ từ hé mở van nhanh hơi, đồng thời theo dõi ống thuỷ:<BR>+ Nếu không thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ thì lò đầy nước chưa nghiêm trọng. Báo ngay cho lò trưởng  tăng cường xả nước.<BR>+ Nếu thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ (có dòng nước nhỏ chảy từ trên xuống, làm cho mức nưởc trong ống thuỷ từ từ dâng lên ) thì lò đã bị đầy nước nghiêm trọng. Báo ngay cho lò trưởng ngừng lò khẩn cấp.</P>

<P>Điều 316: Thao tác xác định mức nước khi ống thuỷ một màu, không biết đang đầy hay cạn:</P>

<P>1- Tách ống thuỷ, triệt tiêu áp lực, kết hợp xác định mức nước ống thuỷ đang đầy hay cạn bằng các thao tác sau:<BR>- Đóng van nhanh hơi.<BR>- Đóng van nhanh nước.<BR>- Từ từ hé mở van xả đồng thời quan sát ống thuỷ:<BR>+ Nếu không thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ thì lò đang bị cạn nước.<BR>+ Nếu thấy nước xuất hiện ở ống thuỷ (mức nước xuất hiện từ trên tụt xuống hết kính ống thuỷ ) thì lò đang bị đầy nước.<BR>- Đóng van xả ống thuỷ.<BR>2- Nếu lò đang cạn nước thì làm tiếp thao tác gọi nước cạn theo điều 315-1 để kết luận lò cạn nước nghiêm trọng hay chưa nghiêm trọng.<BR> - Nếu lò đang đầy nước thì làm tiếp thao tác gọi nước đầy theo điều 315-2 để kết luận lò đầy nước nghiêm trọng hay chưa nghiêm trọng.<BR>3- Sau khi đã xác định được tình trạng mức nước bao hơi thì báo ngay cho lò trưởng biết để xử lý theo từng trường hợp cụ thể quy định ở điều 315-1 hoặc điều 315-2.<BR>* Chú ý: Sau khi đã xác định được mức nước ở ống thuỷ thì phải cho ống thuỷ trở lại làm việc bình thường: van xả đóng, các van nhanh, chậm của hơi, nước đều mở.</P>

<P>Một vài sự cố thường gặp và cách xử lý</P>

<P>Điều 317: Sự cố xì, nổ kính ống thuỷ: <BR>+ Hiện tượng:<BR>- Hơi nước bốc ra qua gioăng ống thuỷ, mức nước sai lệch nhiều so với các đồng hồ chỉ mức nước khác.<BR>- Nếu xì lớn đột ngột hoặc nổ kính thì hơi nước bốc ra mù mịt kèm theo tiếng rít rất lớn.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Chất lượng của gioăng, kính, bu lông, mặt chính xác của khung xương không đảm bảo.<BR>- Chất lượng sửa chữa và sấy ống thuỷ chưa đảm bảo tốt.<BR>+ Xử lý:<BR>- Cắt cầu dao ánh sáng ống thuỷ.<BR>- Đóng các van hơi, van nước, mở van xả tách ống thuỷ ra. Nếu xì lớn hoặc nổ ống thuỷ thì trực ban phải dùng dụng cụ che chắn chuyên dùng để đảm bảo an toàn khi thao tác ống thuỷ. <BR>- Báo lò trưởng, trưởng kíp cho trực sửa chữa xử lý.</P>

<P><BR>Điều 318: Sự cố tắc phân ly than mịn:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Than bột phì ra ở khu vực cửa kiểm tra phân ly than mịn.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Than bột ẩm hay tạp vật tắc đọng ở khu vực khoá khí, mặt sàng phân ly mịn mà trước lúc khởi động hệ thống nghiền kiểm tra, vệ sinh không tốt.<BR>- Trong vận hành, có tạp vật như chổi, giẻ... bị hút từ máy nghiền lên mặt sàng phân ly mịn. Trực ban không thực hiện tốt việc định kỳ kiểm tra khoá khí, quay và vệ sinh mặt sàng theo quy định.<BR>- Đầy kho than bột mà lò phó không biết.<BR>+ Xử lý:<BR>- Quay mặt sàng phân ly mịn, vệ sinh tạp vật tắc đọng ở mặt sàng.<BR>- Nếu gió than phì ra mạnh thì báo lò phó đóng gió nóng vào máy nghiền trước khi mở cửa vệ sinh mặt sàng.<BR>- Nếu tắc nghiêm trọng thì báo lò trưởng ngừng hệ thống nghiền để xử lý.</P>

<P>6 - Các thao tác khi ngừng và làm nguội lò <BR>hoặc khi lò đốt dầu dự phòng</P>

<P>Điều 319: Các thao tác ngay sau khi ngừng lò hoặc lò đang đốt dầu dự phòng: <BR>Sau khi ngừng các hệ thống nghiền:<BR>- Đóng các van hút ẩm từ kho than bột.<BR>- Mở các cửa kiểm tra, dùng tay tác động cho than bột phía trên khoá khí xuống hết, vệ sinh tạp vật và than bột trên mặt sàng, sau đó đóng và cài chặt các cửa này lại.<BR>- Đóng các tấm chắn 3 ngả sang cửa xuống kho than bột, cài chặt cần gạt.<BR>- Kiểm tra lại các tấm chắn phụ và các tấm chắn xuống băng ở vị trí đóng hết.<BR>Sau khi cắt hết dầu, ngừng quạt khói - ngừng lò:<BR>- Đóng van P5.<BR>- Mở các van XĐ1 ¸ XĐ7.<BR>3- Nếu lò đang đốt dầu dự phòng thì trực ban thao tác các van XĐ và XQN theo yêu cầu cụ thể của lò trưởng.<BR>4- Kiểm tra một lượt toàn bộ thiết bị, ghi chép nhật ký và báo cáo lò trưởng.<BR>Điều 320: Trong thời gian lò đang đốt dầu dự phòng hoặc đã ngừng mà còn áp suất, nhiệt độ, trực ban vẫn phải theo dõi mức nước, ghi chép thông số và báo cáo lò trưởng bình thường. Kết hợp cùng lò trưởng duy trì mức nước bao hơi ±20mm khi lò đang đốt dầu dự phòng, và ±75mm sau khi ngừng lò. </P>

<P>Điều 321:  Khi áp suất bao hơi bằng 0 kG/cm2 , mở hết các van XK1 ¸ XK13 báo lò trưởng biết.<BR>Sau khi mở các van XK được khoảng 2 ¸ 4 giờ thì đóng hết các van XĐ1 ¸ XĐ7 lại và báo cho lò trưởng biết để cho đóng XĐ8, tách hẳn phần hơi ra khỏi hệ thống.</P>

<P> </P>

<P>XVII . vận hành và xử lý sự cố trạm bơm</P>

<P>1- Kiểm tra trước khi khởi động</P>

<P>Điều 322: Hệ thống bơm, van, đường ống được hoàn chỉnh và đảm bảo đủ các yêu cầu cơ bản sau:<BR>- Các bulông chân bệ, nắp gối, chân động cơ, chụp bảo vệ nối trục... của bơm đầy đủ và chắc chắn.<BR>- Dầu, mỡ của bơm, dây tiếp địa của động cơ đảm bảo đầy đủ.<BR>- Các van phải thao tác đóng mở nhẹ nhàng hành trình 0 ¸100%.<BR>- Các áp kế, các nhiệt kế đầy đủ và làm việc chính xác.<BR>- Nước làm mát lưu thông tốt, không bị chảy tràn ra nền.<BR>- Vệ sinh, ánh sáng khu vực đảm bảo tốt.<BR>- Báo trưởng kíp xin đóng điện động cơ.<BR>- Kiểm tra mức nước hố tụ hoặc nước bể đọng và phương thức đóng mở ở cụm van NĐ1, NĐ2, NĐ3. <BR>- Báo trực ban trạm xỉ và các nơi liên quan biết việc chuẩn bị khởi động bơm.</P>

<P>2- Khởi động bơm - Ngừng bơm</P>

<P>Điều 323: Thứ tự thao tác khởi động bơm.<BR>1- Khởi động bơm tống:<BR>- Mở van xả khí. <BR>- Mở van nước mồi.<BR>- Mở 2 ¸ 3 vòng vô lăng van đầu đẩy.<BR>- Đóng van xả khí sau khi đã có nước phụt ra.<BR>- Nếu khởi động để đổi bơm thì đóng bớt đầu đẩy bơm đang vận hành đến khi áp suất chỉ trên đồng hồ tăng 1 ¸ 2 kG/cm2. <BR>- Bẻ khoá khởi động bơm. Nếu là bơm tống A hoặc B thì do trực trạm xỉ khởi động <BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy.<BR>- Sau khi bơm khởi động ổn định thì đóng van nước mồi lại.<BR>2- Khởi động các bơm công nghiệp, khử bụi:<BR>- Mở hết van đầu hút. <BR>- Báo trưởng kíp khởi động bơm.<BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy sau khi bơm khởi động.<BR>3- Theo dõi sự làm việc của bơm sau khi khởi động. Báo trưởng kíp và các nơi liên quan biết. Ghi chép tình hình khởi động bơm vào NKVH. </P>

<P>Điều 324: Ngừng bơm:<BR>1- Ngừng bơm tống: Nếu ngừng do đổi bơm thì sau khi khởi động bơm mới áp suất ổn định mới tiến hành ngừng bơm.<BR>- ấn nút ngừng bơm hoặc trực ban trạm xỉ bẻ khoá về vị trí ngừng. <BR>- Đóng hết van đầu đẩy của bơm.<BR>- Báo cho trực ban trạm xỉ biết, và để giải trừ khóa nếu trước đó khởi động tại trạm bơm.<BR>2- Ngừng các bơm công nghiệp, khử bụi:<BR>- Báo trưởng kíp ngừng bơm.<BR>- Đóng hết van đầu đẩy sau khi bơm đã ngừng.<BR>3- Kiểm tra lại và báo cáo trưởng kíp tình hình ngừng, chạy đổi bơm và ghi chép NKVH. </P>

<P>3- Vận hành và trông coi thiết bị trong ca</P>

<P>Điều 325: Trong ca, thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của các bơm và hệ thống, ghi thông số vận hành mỗi giờ một lần, đảm bảo các thiết bị làm việc ổn định với các điều kiện và thông số cơ bản sau: <BR>- Độ rung của bơm tống A, B £ 0,1 mm. Độ rung các bơm khác £ 0,50 mm.<BR>- Nhiệt độ gối trục £  80oC.<BR>- Nước làm mát, dầu mỡ bôi trơn đầy đủ ổn định.<BR>- Các dây tiếp địa, các hộp che chắn đầu cốt và cánh quạt làm mát động cơ, các chụp bảo vệ các bộ nối trục đảm bảo chắc chắn.<BR>- Điều chỉnh mức nước hố tụ, duy trì ở mức thấp hơn mặt nền 500 ¸ 700 mm.<BR>- Kiểm tra sự làm việc của hai bể nước đọng, nếu thấy mức nước lên 2/3 ¸ 3/4 bể thì phải báo trưởng kíp liên hệ để bơm lên Khử khí. Bình thường không được để nước đầy, chảy tràn qua đường xả tràn. Nếu Hoá yêu cầu xả nước trong bể do chất lượng nước xấu thì sau khi hết nước phải đưa ngay bể vào làm việc bình thường.<BR>- Trong ca 2 lần thao tác quay và xả bẩn các bình lọc nước công nghiệp, khử bụi.<BR>- Theo dõi sự làm việc của các quạt thông gió số 3 và 4. Nếu thấy âm thanh và lượng gió khác thường, phải báo lò trưởng lò 1 biết để cho kiểm tra, xử lý.  </P>

<P>Điều 326: Thao tác xả các bình lọc nước công nghiệp, khử bụi:<BR>- Quay lưới lọc 1/4 vòng theo chiều kim đồng hồ.<BR>- Mở hết van xả lưới lọc. <BR>- Sau 20 ¸ 30 giây thì quay tiếp lưới lọc 1/4 vòng theo chiều kim đồng hồ, chờ tiếp 20 ¸ 30 giây thì đóng van xả lại.<BR>- Quay lưới lọc 1/4 vòng ngược chiều kim đồng hồ để đưa khoang lưới lọc tiếp theo vào làm việc.</P>

<P>Điều 327: Thao tác bơm nước đọng vào lò:<BR>1- Chạy bơm:<BR>      Khi có yêu cầu bơm nước đọng vào lò, trực ban kiểm tra bể đọng nếu không đủ nước thì báo trưởng kíp liên hệ và khi được phép thì mở nhỏ van NM16 bổ xung nước xuống bể. Khi đủ nước thì đóng lại.<BR>- Kiểm tra các van NĐ1, NĐ2, NĐ3 ở vị trí mở. Nếu có phương thức chỉ bơm ở một bể thì phải chú ý thao tác các van này cho phù hợp với phương thức vận hành bơm và bể đó. <BR>- Kiểm tra van đầu hút của bơm ở vị trí mở, van NĐ9 ở vị trí đóng.<BR>- Mở van NĐ8. <BR>- Kiểm tra van NĐ11 ở vị trí đóng.<BR>- Mở van NĐ10.<BR>- Báo lò trưởng biết để đóng van xả đường nước đọng chung phía lò 4 và mở van lấy nước vào lò.<BR>- Bấm nút khởi động bơm.<BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy.<BR>- Theo dõi sự làm việc của bơm cùng với quan sát mức độ rút nước ở bể đọng, nếu thấy không bình thường phải báo ngay cho lò trưởng và trưởng kíp biết để xem xét lại.<BR>2- Ngừng bơm:<BR>Khi bể đọng cạn, nước bể xuống gần đường ống hút vào bơm hoặc lò đủ nước thì tiến hành thao tác ngừng bơm:<BR>- Đóng hết van đầu đẩy.<BR>- Bấm nút ngừng bơm.<BR>- Đóng van NĐ8.<BR>- Đóng van NĐ10.<BR>- Báo lò trưởng biết để đóng van lấy nước vào lò và mở van xả đường nước đọng chung phía lò 4.<BR>3- Báo cáo tình hình cho trưởng kíp biết và ghi chép vào NKVH.</P>

<P>Điều 328: Thao tác bơm nước lên Khử khí:<BR>1- Chạy bơm:<BR>Được sự đồng ý của trưởng kíp thì:<BR>- Kiểm tra, thao tác các van và đường ống hút như khi bơm nước vào lò.   <BR>- Kiểm tra van NĐ8 ở vị trí đóng.<BR>- Mở van NĐ9.<BR>- Bấm nút chạy bơm.<BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy.<BR>- Theo dõi sự làm việc của bơm<BR>2- Ngừng bơm:<BR>Khi bể đọng cạn, nước bể xuống gần đường ống hút vào bơm hoặc Khử khí không còn nhu cầu thì tiến hành thao tác ngừng bơm:<BR>- Đóng hết van đầu đẩy.<BR>- Bấm nút ngừng bơm.<BR>- Đóng van NĐ9.<BR>3- Báo cáo tình hình cho trưởng kíp biết và ghi chép vào NKVH.</P>

<P>4- Các sự cố và biện pháp xử lý</P>

<P>Điều 329: Bơm tống mất áp lực.<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Đồng hồ áp suất bơm tống dao động rồi chỉ về 0 kG/cm2.<BR>- Dòng điện dao động rồi giảm xuống thấp.<BR>- Nước hố tụ dâng lên rất nhanh.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Do nước hố tụ quá thấp làm lọt khí vào giỏ hút.<BR>- Xì hở lớn trên đường ống hút, tết chèn...<BR>+ Xử lý:<BR>- Khởi động bơm Tống dự phòng thay thế hoặc khởi động lại bơm vừa mất áp lực, nếu sự cố do hố tụ cạn nước. Chú ý thao tác mồi nước tốt.<BR>- Kiểm tra nước hố tụ và  điều chỉnh đưa về mức bình thường.<BR>- Báo trưởng kíp biết để cho sửa chữa kiểm tra xử lý.</P>

<P>Điều 330: Sự cố áp lực bơm giảm thấp.<BR>1- áp suất bơm tống giảm thấp:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Đồng hồ áp suất chỉ thấp hơn bình thường.<BR>- Mức nước hố tụ thay đổi: cao hơn hoặc thấp hơn bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Ra xỉ, Xả tro mở nước quá nhiều.<BR>- áp suất của cụm bơm công nghiệp - khử bụi giảm thấp, nếu trong phương thức vận hành có sự liên thông với nước tống. <BR>- Có giẻ hoặc vật cản cuốn vào giỏ hút.<BR>- Có tạp vật mắc vào cánh bơm hoặc cánh bơm mòn nhiều.<BR>- Xì hở trên đường ống hút, tết chèn hoặc tắc đường nước chèn của bơm.<BR>+ Xử lý:<BR>- Liên hệ với Ra xỉ, Xả tro kiểm tra điều chỉnh lại nước cho hợp lý.<BR>- Báo trưởng kíp xin chạy đổi bơm và cho sửa chữa kiểm tra, xử lý.<BR>2- áp suất cụm bơm công nghiệp-khử bụi giảm thấp:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Các đồng hồ áp suất cụm bơm công nghiệp-khử bụi chỉ thấp đáng kể so với lúc bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:  <BR>- Có ít nhất một trong số các bơm công nghiệp, khử bụi đang có sự cố như tạp vật kẹt vào hay hư hỏng về phần cơ trong khoang cánh của bơm.<BR>- áp suất nước tuần hoàn giảm thấp.<BR>- Trạm thải tro mở nước khử bụi quá lớn.<BR>- áp suất bơm tống thấp- nếu trong phương thức vận hành có sự liên thông với cụm bơm công nghiệp-khử bụi.<BR>+ Xử lý:<BR>- Liên hệ với Xả tro kiểm tra điều chỉnh lại nước cho hợp lý.<BR>- Kiểm tra lại áp suất bơm tống.<BR>- Kiểm tra xác định xem bơm công nghiệp, khử bụi nào đang có sự cố bằng cách đóng hết rồi mở lại van đầu đẩy lần lượt từng bơm một đồng thời theo dõi đồng hồ áp suất các bơm khác, nếu thấy không thay đổi hoặc giảm không đáng kể thì bơm đang đóng đầu đẩy đang có sự cố. <BR>- Báo trưởng kíp xin chạy đổi bơm và cho sửa chữa kiểm tra, xử lý.</P>

<P>Điều 331: Sự cố gối bơm rung, nóng:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Độ rung hoặc nhiệt độ gối bơm tăng, hoặc đồng thời cùng tăng hơn hơn bình thường.<BR>- Đối với bơm tống, có thể kèm theo nhiệt độ nước làm mát tăng và chảy yếu hơn.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Dầu mỡ bôi trơn không đảm bảo. Nước làm mát gối bơm tống yếu.<BR>- Lắp ráp, căn chỉnh chưa đúng tiêu chuẩn.<BR>- Xoay bạc hoặc các hư hỏng khác của ổ bi gối bơm.<BR>- Hư hỏng các bộ nối trục hoặc cánh bị mất cân bằng do có tạp vật kẹt vào.<BR>- Lỏng bulông chân, gối, chân động cơ hoặc các sai lệch về căn chỉnh từ gối bơm đến động cơ xuất hiện trong quá trình vận hành.<BR>+ Xử lý:<BR>- Kiểm tra mức và chất lượng dầu mỡ, nếu không còn đảm bảo thì bổ sung hoặc thay dầu mới. Kiểm tra lại nước làm mát đối với bơm tống.<BR>- Kiểm tra lại độ chắc chắn của các bulông chân, gối từ gối bơm đến động cơ và báo  trưởng kíp cho sửa chữa xuống kiểm tra cụ thể để có biện pháp và phương thức cùng vận hành ngừng thiết bị xử lý.<BR>- Chạy đổi bơm dự phòng thay thế. Ngừng bơm đang sự cố để sửa chữa kiểm tra, xử lý. Nếu chưa có bơm dự phòng thay thế thì trực ban tăng cường theo dõi trong thời gian này. Khi độ rung hoặc nhiệt độ tăng quá trị số cho phép thì ngừng thiết bị chờ xử lý.</P>

<P>Điều 332: Sự cố cả 3 bơm tống không vận hành được:<BR>     Trong trường hợp 1 bơm tách ra sửa chữa, một bơm sự cố chưa kịp khắc phục, nếu còn bơm duy nhất đang vận hành, khi gặp 1 trong những sự cố nói trên hoặc các sự cố khác do phần điện thì không còn bơm tống vận hành.<BR>* Xử lý:<BR>+ Báo trưởng kíp biết, để báo cáo trưởng ca và ra lệnh cho các trực ban Ra xỉ, Trạm xỉ, Quạt khói-Xả troTrạm tro phối hợp xử lý:<BR>- Trưởng kíp báo trưởng ca cho khởi động bơm chống ngập toàn Nhà máy.<BR>- Ngừng ra xỉ, đóng các van TT12, TT14, kiểm tra van T- CN ở vị trí đóng để tách hệ thống nước Tống khỏi hệ thống nước Công nghiệp-Khử bụi.<BR>- Trạm tro dùng nước vệ sinh bổ xung cho bể nước chèn.<BR>+ Trong thời gian chưa khởi động được bơm chống ngập toàn Nhà máy, đóng hết các van nước bổ sung xuống hố tụ để giảm mức dâng nước của hố tụ.<BR>+ Kiểm tra lại các van nước mồi bơm tống ở vị trí đóng hết.<BR>+ Khi Xả tro có yêu cầu tăng áp suất nước khử bụi thì khởi động thêm bơm công nghiệp, khử bụi nếu còn bơm dự phòng.</P>

<P>Điều 333: Một vài sự cố thường gặp khác và cách xử lý:</P>

<P>1- Khởi động bơm, áp suất không lên hoặc dao động rồi về 0:<BR>- Nguyên nhân: Do van 1 chiều giỏ hút không kín, thao tác mồi nước không tốt, lọt khí trên đường ống hút hoặc tết chèn bơm tống, sập van đầu hút các bơm công nghiệp, khử bụi.<BR>- Xử lý: Thao tác khởi động lại bơm- Chú ý mồi nước chu đáo và van đầu đẩy bơm tống không được mở lớn trước khi khởi động. Nếu chạy lại vẫn không được và trong các trường hợp khác thì báo trưởng kíp cho sửa chữa kiểm tra, xử lý.<BR>2- Xì tết chèn: <BR>- Nguyên nhân: Do đã làm việc dài, mòn bọc trục, mất nước chèn, bulông nén tết, chất lượng tết hoặc sửa chữa không đảm bảo.<BR>- Xử lý: Chạy bơm dự phòng thay thế. Ngừng, cắt điện bơm bị xì tết để sửa chữa xử lý. Sau khi xong, phải chạy thử nếu đưa bơm vào dự phòng. <BR>3- Sự cố 3 bơm thải xỉ: <BR>* Diễn biến tiếp theo tại Trạm bơm: Do đóng các vòi nước tống làm cho áp suất nước bơm tống tăng cao, mức nước hố tụ dâng nhanh. <BR>* Xử lý: <BR>- Mở van T11 nếu bơm tống C đang ngừng.<BR>- Mở nhỏ van T10 để thải bớt nước tống ra mương nước mưa, giữ ổn định mức nước hố tụ và áp suất bơm tống.<BR>- Phối hợp với Trạm xỉ, Ra xỉ thực hiện theo lệnh trưởng kíp để xử lý cho phù hợp với điều kiện cụ thể. </P>

<P>XVIII - vận hành và xử lý sự cố trạm xỉ</P>

<P>1- Kiểm tra trước khi khởi động</P>

<P>Điều 334: Kiểm tra bơm và máy nghiền xỉ trước khi khởi động:<BR>Hệ thống bơm, máy nghiền, van, đường ống được hoàn chỉnh và đảm bảo đủ các yêu cầu cơ bản sau:<BR>- Các bulông chân bệ, nắp gối, chân động cơ, chụp bảo vệ nối trục... của bơm và máy nghiền đầy đủ và chắc chắn.<BR>- Dầu, mỡ của bơm và giảm tốc máy nghiền. Cánh quạt làm mát, dây tiếp địa, nút sự cố của các động cơ đảm bảo đầy đủ.<BR>- Quay thử bằng tay kiểm tra chắc chắn bơm không bị kẹt.<BR>- Các van phải thao tác đóng mở nhẹ nhàng hành trình 0 ¸100%.<BR>- Các áp kế, các nhiệt kế đầy đủ và làm việc chính xác.<BR>- Nước làm mát lưu thông tốt, không bị chảy tràn ra nền.<BR>- Các lưới chắn trước máy nghiền xỉ đảm bảo đúng kích thước và chắc chắn. <BR>- Vệ sinh, ánh sáng khu vực đảm bảo tốt.<BR>- Báo trưởng kíp xin đóng điện động cơ.<BR>- Nếu khởi động bơm thải xỉ để khởi động hệ thống thì nước mương xỉ phải đủ ngập hết đường ống dẫn vào máy nghiền xỉ và nguồn nước tống đã sẵn sàng bổ sung để bơm làm việc liên tục sau khi khởi động.<BR>- Báo trực ban Trạm bơm, Ra xỉ  biết việc chuẩn bị khởi động bơm.<BR>* Chú ý:<BR>     Khi có sửa chữa phần điện các bơm thải xỉ làm ảnh hưởng đến chiều quay của động cơ thì nhất định phải thử và xác định đúng chiều quay thật chắc chắn trước khi nối trục. Nếu để xảy ra quay ngược chiều sẽ làm trôi cánh, kẹt bơm, rất nguy hiểm.</P>

<P>Điều 335: Phương thức vận hành hệ thống lúc bình thường quy định như sau<BR>1- Một bơm chèn trục, một bơm thải xỉ, một êjéctơ và một đường thải xỉ thường xuyên làm việc. Còn lại ở trạng thái dự phòng, sửa chữa hoặc tham gia vận hành khi sự cố và được chạy đổi luân phiên theo quy định của phân xưởng.<BR>2- Các van TX3 ¸ TX8, TX15, TX16 thường ở vị trí mở hết. <BR>3- Vận hành bơm và đường thải xỉ nào thì chỉ mở một van đầu đẩy tương ứng.<BR>4- Các máy nghiền xỉ và các bơm khác chỉ chạy khi ra xỉ, chạy kiểm tra hoặc khi sự cố.</P>

<P>2- Khởi động bơm và đưa trạm vào làm việc</P>

<P>Điều 336:  Khởi động bơm chèn trục:<BR>- Kiểm tra van đầu hút và và van trên đường ống hút ở vị trí mở hết. Van CT0, CT5 ở vị trí mở.<BR>- Bấm nút khởi động bơm.<BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy. Nếu chạy đổi bơm thì ngừng bơm cần đổi, đóng van đầu đẩy.<BR>- Mở nước chèn vào bơm thải xỉ và điều chỉnh van liên thông  LT T-C để duy trì áp suất nước chèn trục khoảng 6  kG/cm2. <BR>- Nếu phương thức vận hành 1 bơm chèn cho cả 2 trạm thì van LTC1 và LTC2 phải ở vị trí mở hoàn toàn.</P>

<P>Điều 337:  Khởi động bơm tống và ngừng khi đổi bơm: <BR>Khi nhận được tín hiệu của trực ban Trạm bơm thì bẻ khoá khởi động và theo dõi dòng điện của bơm. Trong trường hợp chạy đổi bơm thì sau khi dòng điện của bơm khởi động ổn định, tiến hành bẻ khoá ngừng hoặc giải trừ khoá của bơm cần đổi, nếu được ngừng bằng nút tại Trạm bơm.     </P>

<P>Điều 338: Khởi động bơm thải xỉ và ngừng khi chạy đổi bơm:<BR>- Mở nước chèn trục vào bơm và kiểm tra đảm bảo đang làm việc tốt.  <BR>- Bẻ khoá khởi động bơm.<BR>- Từ từ mở van đầu đẩy tương ứng với đường thải xỉ cho vận hành đồng thời theo dõi sự tăng dòng điện bình thường của bơm.<BR>- Nếu chạy đổi bơm thì kết hợp việc mở dần van đầu đẩy của bơm vừa khởi động với khép dần van đầu đẩy của bơm cần đổi đến gần hết thì bẻ khoá ngừng bơm, sau đó đóng hết van.<BR>- Kiểm tra mức nước và sự lưu thông của nước chảy vào bơm ở ngã ba mương. </P>

<P>Điều 339: Khởi động bơm êjéctơ và kiểm tra hệ thống:<BR>- Khi mức nước hố đọng bắt đầu dâng lên thì đưa êjéctơ vào làm việc.<BR>- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, thiết bị vừa khởi động hoặc chạy đổi, báo cáo trưởng kíp và ghi chép vào NKVH. </P>

<P>3- Vận hành và trông coi thiết bị trong ca</P>

<P>Điều 340: Trong ca, thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của các bơm và hệ thống, ghi thông số vận hành mỗi giờ một lần, đảm bảo các thiết bị làm việc ổn định với các điều kiện và thông số cơ bản sau: <BR>- Độ rung bơm chống ngập số 1 nhỏ hơn 0,05 mm, các máy nghiền xỉ £ 0,13 mm. Độ rung của các bơm khác £ 0,1 mm.<BR>- Nhiệt độ gối các bơm và máy nghiền xỉ £ 80 oC.<BR>- Nước làm mát, dầu mỡ bôi trơn đầy đủ ổn định.<BR>- áp suất nước chèn trục ổn định ở khoảng 6 kG/cm2.<BR>- Các dây tiếp địa, các hộp che chắn đầu cốt và cánh quạt làm mát động cơ, các chụp bảo vệ các bộ nối trục đảm bảo chắc chắn.<BR>- Kiểm tra, vệ sinh không để giẻ, tạp vật rơi xuống hố đọng, đề phòng tắc êjéctơ.<BR>- Trong ca thao tác chạy thử các bơm chống ngập, thải tro, êjéctơ và xả bẩn các bình lọc nước công nghiệp theo quy định ở phần 7. Khi xả bẩn bình lọc nước vào bơm chèn, phải ngừng bơm 20¸30 giây để việc xả có hiệu quả.<BR>- Phối hợp chạy máy nghiền khi các lò ra xỉ, kiểm tra lưới chắn, vệ sinh khu vực ngã 3 mương nếu đọng xỉ, phải yêu cầu trực ban Ra xỉ giải quyết.</P>

<P>Điều 341: Thao tác kiểm tra nước chèn trục vào bơm thải xỉ:<BR>- Từ từ đóng hết một trong hai van nước chèn vào bơm đồng thời quan sát đồng hồ áp suất nước chèn.<BR>+ Nếu thấy tăng lên khoảng 0,3 ¸ 0,5 kG/cm2 thì đường nước chèn này đang làm việc tốt.<BR>+ Nếu thấy không tăng hoặc tăng không đáng kể thì đường nước chèn này đang tắc hoặc làm việc không có hiệu quả.<BR>- Mở lại van cho đường vừa kiểm tra vào làm việc. Kiểm tra tiếp đường còn lại.</P>

<P>4- Các sự cố và biện pháp xử lý</P>

<P>Điều 342: Sự cố bơm không hút được nước:<BR>+ Hiện tượng: <BR>- Mức nước mương xỉ cao và tiếp tục dâng lên.<BR>- Cường độ dòng điện của bơm giảm thấp hẳn so với bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Đứt ống lót. <BR>- Lỏng củ cánh.<BR>- Sập van đầu đẩy, đầu hút. <BR>- Tắc đầu hút hoặc tắc tiết lưu đường ống thải xỉ.<BR>+ Xử lý:<BR>- Chạy bơm dự phòng. Ngừng bơm sự cố.<BR>- Báo trưởng kíp cho kiểm tra, sửa chữa.</P>

<P>Điều 343: Sự cố bơm rung, hút yếu:<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Cường độ dòng điện dao động mạnh.<BR>- Thân bơm rung.<BR>- Nước mương cao hơn bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Có tạp vật mắc trong cánh bơm, hoặc cản trở trên đường ống hút.<BR>- Tắc xỉ nghiêm trọng trước lưới chắn ngã 3 vào trạm.<BR>+ Xử lý:<BR>- Nếu do tắc xỉ thì chạy máy nghiền và yêu cầu trực ban Ra xỉ xử lý.<BR>- Khởi động bơm dự phòng. Ngừng bơm sự cố.<BR>- Mở van đầu đẩy bơm vừa ngừng để thông ngược. Nếu chạy lại vẫn không được thì báo trưởng kíp cho sửa chữa kiểm tra, xử lý.</P>

<P>Điều 344: Sự cố kẹt bơm thải xỉ:<BR>+Hiện tượng:<BR>- Động cơ rú mạnh.<BR>- Cường độ dòng điện vọt lên hết kim đồng hồ và không giảm xuống, sau đó thường về 0.<BR>- Bơm không quay.<BR>- Nước mương dâng rất nhanh.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Khi khởi động: Kiểm tra không chu đáo, bơm đang bị kẹt tạp vật hoặc đóng tro.<BR>- Khi đang vận hành: Bị đứt bọc trục hoặc có tạp vật lao vào làm kẹt cánh. <BR>+ Xử lý:<BR>- Bẻ khoá điều khiển bơm về vị trí ngừng.<BR>- Chạy bơm thay thế.<BR>- Nếu kẹt bơm khi khởi động thì kiểm tra lại nước chèn. Mở, đóng van đầu đẩy vài lần để thông ngược. Nếu vẫn kẹt thì báo trưởng kíp cho kiểm tra, xử lý.</P>

<P>Điều 345: Sự cố cả 3 bơm thải xỉ không vận hành được:<BR>Khi xảy ra sự cố, Trực ban báo trưởng kíp biết và phối hợp với Ra xỉ, Trạm bơm, Trạm tro thực hiện như sau:<BR>- Đóng các van đầu đẩy bơm thải xỉ ngăn không cho nước trên đường ống chảy ngược về.<BR>- Ngừng Ra xỉ, không cho xỉ xuống mương.<BR>- Khởi động bơm thải tro và bơm chống ngập số 1. <BR>- Đóng bớt các vòi nước tống tầng âm cho đến khi nước mương xỉ giữ ổn định.<BR>- Trong trường hợp đã vận hành cả bơm thải tro và chống ngập số 1 mà nước mương vẫn tiếp tục dâng lên do các van kích thích trên mương không đóng tách được thì báo trưởng kíp cho đóng van T4, T8 và Xả tro-Quạt khói đóng van T12, T14 để tách hẳn đường nước tống chính ra mở van T11.<BR>* Các chú ý:<BR>- Bơm chèn vẫn để vận hành để chèn trục và duy trì ổn địmh nguồn nước mồi.<BR>- Nếu phải tách đường nước tống chính thì vận hành êjéctơ qua EM1 hoặc EM2. Đóng các van EC1, EC2 và kiểm tra van LTT-CN ở vị trí đóng.</P>

<P>Điều 346: Sự cố áp suất nước bơm tống về 0 mà chưa có khả năng khôi phục:<BR>+ Xử lý:<BR>- Đóng và kiểm tra ở vị trí đóng các van LTT-C, EM1, EM2, EC1, EC2.  <BR>- Tuỳ theo mức nước hố đọng mà đưa bơm chống ngập số 2,1 hoặc bơm xăng vào làm việc.<BR>- Kiểm tra van T- CN ở vị trí đóng.<BR>- Khi mương xỉ cạn nước thì ngừng bơm thải xỉ, đóng van đầu đẩy. Khởi động bơm chống ngập số 1 hoặc thải tro và báo cho trực ban Quạt khói-Xả tro, Trạm tro biết để theo dõi mương và bơm thải tro. <BR>- Báo cho Ra xỉ ngừng việc ra xỉ, không cho xỉ xuống mương. Chú ý kiểm tra lưới chắn ngã 3 mương, tránh không để xỉ lọt vào bơm thải tro và bơm chống ngập Trạm xỉ. </P>

<P>Điều 347: Một vài sự cố hay gặp khác:<BR>1- Xì tết chèn các bơm và máy nghiền: <BR>+ Nguyên nhân: Do đã làm việc dài, mòn bọc trục, mất nước chèn, bulông nén tết, chất lượng tết hoặc sửa chữa không đảm bảo.<BR>+Xử lý: Chạy bơm dự phòng thay thế. Ngừng, cắt điện bơm bị xì tết để sửa chữa xử lý. Sau khi xong, phải chạy thử nếu đưa bơm vào dự phòng. <BR>2- Thiếu nước vào bơm:<BR>+ Hiện tượng: Dòng điện dao động mạnh, thân bơm có thể rung, mương cạn hoặc đọng xỉ trước lưới chắn.<BR>+ Xử lý: <BR>- Yêu cầu Ra xỉ thông, nếu do tắc ở trước lưới chắn. <BR>- Mở bổ sung thêm nước tống xuống mương, nếu áp suấp bơm tống còn đảm bảo. <BR>- Báo trưởng kíp biết để xem xét chung toàn hệ thống hoặc đổi đường thải xỉ để kiểm tra tiết lưu.<BR>- Có thể cho hồi nước hoặc khép bớt van đầu đẩy của bơm để ổn định trong thời gian đang tìm biện pháp giải quyết.<BR>3- Các hiện tượng và sự cố khác: Xì hở chân bulông, mặt bích thân bơm, đường ống, nóng gối bơm...Trực ban cần phải chú ý theo dõi và báo trưởng kíp cho xử lý. <BR>XIX - vận hành và xử lý sự cố trạm tro</P>

<P>1- Kiểm tra trước khi khởi động</P>

<P>Điều 348: Kiểm tra các bơm trước khi khởi động:<BR>Hệ thống bơm, van, đường ống được hoàn chỉnh và đảm bảo đủ các yêu cầu cơ bản sau:<BR>- Các bulông chân bệ, nắp gối, chân động cơ... của bơm đầy đủ và chắc chắn.<BR>- Dầu, mỡ của bơm, dây tiếp địa của các động cơ đảm bảo đầy đủ.<BR>- Quay thử bằng tay kiểm tra chắc chắn bơm không bị kẹt.<BR>- Các van phải thao tác đóng mở nhẹ nhàng hành trình 0 ¸100%.<BR>- Các áp kế đầy đủ và làm việc chính xác.<BR>- Nước làm mát các bơm chèn trục lưu thông tốt, không bị chảy tràn ra nền. <BR>- Vệ sinh, ánh sáng của Trạm đảm bảo tốt.<BR>- Báo trưởng kíp xin đóng điện động cơ.<BR>- Nếu là khởi động toàn trạm thì bể nguồn nước chèn, 2 bể nước tro, mương tro phải đủ nước và nguồn nước bổ sung cho chúng đã sẵn sàng đảm bảo để bơm làm việc liên tục sau khi khởi động, có thể lấy nước chèn từ Trạm xỉ nếu bơm chèn trạm xỉ đang vận hành.<BR>- Báo trực ban Quạt khói-Xả tro biết việc chuẩn bị khởi động bơm hoặc toàn hệ thống.<BR>* Chú ý:<BR>     Khi có sửa chữa phần điện các bơm thải tro làm ảnh hưởng đến chiều quay của động cơ thì nhất định phải thử và xác định đúng chiều quay thật chắc chắn trước khi nối trục. Nếu để xảy ra quay ngược chiều sẽ làm trôi cánh, kẹt bơm, rất nguy hiểm.</P>

<P>Điều 349: Phương thức vận hành hệ thống lúc bình thường quy định như sau:<BR>1- Một bơm chèn trục (nếu đến lịch vận hành), một bơm thải tro, và một đường thải tro thường xuyên làm việc. Còn lại ở trạng thái dự phòng, sửa chữa hoặc tham gia vận hành khi sự cố và được chạy đổi luân phiên theo quy định của phân xưởng.<BR>2- Các van TT1 ¸ TT6, thường ở vị trí mở hết. <BR>3- Vận hành bơm và đường thải tro nào thì chỉ mở một van đầu đẩy tương ứng.<BR>* Chú ý: - Các van tham gia vận hành phải ở vị trí mở hết.<BR>- Các van không tham gia vận hành phải ở vị trí đóng hết và kín.<BR>4- Bơm êjéctơ, bơm chống ngập và các bơm khác chỉ chạy kiểm tra hoặc khi sự cố.<BR>2- Khởi động bơm và đưa trạm vào làm việc</P>

<P>Điều 350: Khởi động bơm chèn trục:<BR>- Kiểm tra van đầu hút và van bổ sung nước tống cho bể nguồn nước chèn ở vị trí mở.<BR>- Bẻ khoá khởi động bơm.<BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy. Nếu chạy đổi bơm thì ngừng bơm cần đổi, đóng van đầu đẩy.<BR>- Khi bơm làm việc ổn định thì chuyển khoá LĐ sang vị trí liên động.<BR>- Mở nước chèn vào bơm thải tro và điều chỉnh van tái tuần hoàn để duy trì áp suất nước chèn trục khoảng 6 kG/cm2. <BR>- Nếu phương thức vận hành 1 bơm chèn cho cả 2 trạm thì van LTC1 và LTC2 phải ở vị trí mở hoàn toàn.</P>

<P>Điều 351: Khởi động bơm thải tro và ngừng khi chạy đổi bơm:<BR>- Mở nước chèn trục vào bơm và kiểm tra đảm bảo đang làm việc tốt.  <BR>- Bẻ khoá khởi động bơm.<BR>- Từ từ mở van đầu đẩy tương ứng với đường thải tro đưa vào vận hành đồng thời theo dõi sự tăng dòng điện bình thường của bơm.<BR>- Nếu chạy đổi bơm thì kết hợp việc mở dần van đầu đẩy của bơm vừa khởi động với khép dần van đầu đẩy của bơm cần đổi đến gần hết thì bẻ khoá ngừng bơm, sau đó đóng hết van.<BR>- Kiểm tra mức nước và sự lưu thông của nước chảy vào bơm ngoài ngã ba mương và các bể nước tro. </P>

<P>Điều 352: Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, thiết bị vừa khởi động hoặc chạy đổi, báo cáo trưởng kíp và ghi chép vào NKVH. </P>

<P>3-Vận hành và trông coi thiết bị trong ca</P>

<P>Điều 353: Trong ca, thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của các bơm và hệ thống, ghi thông số vận hành mỗi giờ một lần, đảm bảo các thiết bị làm việc ổn định với các điều kiện và thông số cơ bản sau: <BR>-  Độ rung các bơm chèn trục  £  0,05 mm. Độ rung của các bơm khác £ 0,1 mm.<BR>- Nước làm mát bơm chèn, dầu mỡ bôi trơn các bơm đầy đủ ổn định.<BR>- Các dây tiếp địa, các hộp che chắn đầu cốt và cánh quạt làm mát động cơ đảm bảo chắc chắn.<BR>- Kiểm tra sự làm việc và điều chỉnh để giữ ổn định mức trong bể nguồn nước chèn, không để xảy ra thiếu hoặc tràn quá nhiều và mức trong 2 bể nước tro nằm trong phạm vi quy định. <BR>- áp suất nước chèn trục ổn định khoảng 6 kG/cm2.<BR>- Thao tác chạy thử bơm chống ngập, bơm êjéctơ theo quy định ở phần 7.<BR>- Chủ động phối hợp với Quạt khói-Xả tro, Trạm bơm, Trạm xỉ, Ra xỉ trong việc điều chỉnh hợp lý để hệ thống nước tống-khử bụi ổn định cho toàn hệ thống.  </P>

<P>Điều 354: Thao tác kiểm tra nước chèn trục vào bơm thải xỉ:<BR>- Từ từ khép dần van nước chèn vào bơm đồng thời quan sát đồng hồ áp suất nước chèn.<BR>+ Nếu thấy tăng lên khoảng 0,3 ¸ 0,5 kG/cm2 thì đường nước chèn đang làm việc tốt.<BR>+ Nếu thấy không tăng hoặc tăng không đáng kể thì đường này đang tắc hoặc làm việc kém hiệu quả.<BR>- Mở lại van cho đường nước chèn làm việc trở lại bình thường.</P>

<P>4- Các sự cố và biện pháp xử lý</P>

<P>Điều 355: Sự cố bơm không hút được nước<BR>+ Hiện tượng: <BR>- Mức nước mương tro cao và tiếp tục dâng lên.<BR>- Cường độ dòng điện của bơm giảm thấp hẳn so với bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Sập van đầu đẩy, đầu hút. <BR>- Tắc đầu hút hoặc tắc tiết lưu đường ống thải tro.<BR>+ Xử lý:<BR>- Chạy bơm dự phòng. Ngừng bơm sự cố.<BR>- Báo trưởng kíp cho kiểm tra, sửa chữa.<BR>Điều 356: Sự cố bơm rung, hút yếu<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Cường độ dòng điện dao động mạnh.<BR>- Thân bơm rung.<BR>- Nước mương cao hơn bình thường.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Có tạp vật mắc trong cánh bơm, hoặc cản trở trên đường ống hút.<BR>+ Xử lý:<BR>- Khởi động bơm dự phòng. Ngừng bơm sự cố.<BR>- Mở van đầu đẩy bơm vừa ngừng để thông ngược. Nếu chạy lại vẫn không được thì báo trưởng kíp cho sửa chữa kiểm tra, xử lý.</P>

<P>Điều 357:  Sự cố kẹt bơm thải tro<BR>+Hiện tượng:<BR>- Động cơ rú mạnh.<BR>- Cường độ dòng điện vọt lên hết kim đồng hồ và không giảm xuống, sau đó thường về 0.<BR>- Bơm không quay.<BR>- Nước mương dâng rất nhanh.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Khi khởi động: Kiểm tra không chu đáo, bơm đang bị kẹt tạp vật hoặc đóng tro.<BR>- Khi đang vận hành: Bị đứt bọc trục hoặc có tạp vật lao vào làm kẹt cánh. <BR>+ Xử lý:<BR>- Bẻ khoá điều khiển bơm về vị trí ngừng.<BR>- Chạy bơm thay thế.<BR>- Nếu kẹt bơm khi khởi động thì kiểm tra lại nước chèn. Mở, đóng van đầu đẩy vài lần để thông ngược. Nếu vẫn kẹt thì báo trưởng kíp cho kiểm tra, xử lý.</P>

<P>Điều 358: Sự cố cả 3 bơm thải tro không vận hành được:<BR>       Khi xảy ra sự cố, trực ban báo trưởng kíp biết và phối hợp với Trạm xỉ, Quạt khói-Xả tro, Trạm bơm, Ra xỉ thực hiện như sau:<BR>- Đóng các van đầu đẩy bơm thải tro ngăn không cho nước trên đường ống chảy ngược về.<BR>- Chuyển tất cả các khoá điều khiển tại chỗ các máy xả tro và các đầm rung về vị trí ngừng. <BR>- Đóng các van T12, T14, KB-TT.A và báo cho Trạm bơm, Ra xỉ điều chỉnh giảm áp suất nước tống, Công nghiệp-khử bụi.<BR>*Chú ý: Bơm chèn vẫn để vận hành để chèn trục và khi khôi phục lại bơm thải tro được nhanh chóng.</P>

<P>Điều 359: Một vài sự cố hay gặp khác:<BR>1- Xì tết chèn các bơm: <BR>+ Nguyên nhân: Do đã làm việc dài, mòn bọc trục, mất nước chèn, bulông nén tết, chất lượng tết hoặc sửa chữa không đảm bảo.<BR>+Xử lý: Chạy bơm dự phòng thay thế. Ngừng, cắt điện bơm bị xì tết để sửa chữa xử lý. Sau khi xong, phải chạy thử nếu đưa bơm vào dự phòng. <BR>2- Thiếu nước vào bơm:<BR>+ Hiện tượng: Dòng điện dao động mạnh, mức nước mươmg và bể nước tro rất thấp.<BR>+ Xử lý: <BR>- Mở thêm các van T12, T14, KB-TT.A,B nếu các van này chưa mở hết để tăng áp suất nước khử bụi, nếu áp suất này đã cao thì mở van BS bổ sung thêm nước xuống mương tro.<BR>- Báo cho Trạm bơm, Ra xỉ điều chỉnh tăng áp suất nước tống, công nghiệp-khử bụi. <BR>- Báo trưởng kíp biết để xem xét chung toàn hệ thống hoặc đổi đường thải tro để kiểm tra tiết lưu.<BR>- Có thể cho hồi nước hoặc khép bớt van đầu đẩy của bơm để ổn định trong thời gian đang tìm biện pháp giải quyết.</P>

<P>Các hiện tượng và sự cố khác: <BR>Xì hở chân bulông, mặt bích thân bơm, đường ống, nóng gối bơm...trực ban cần phải chú ý theo dõi và báo trưởng kíp cho xử lý. </P>

<P>XX.  vận hành và xử lý sự cố thiết bị<BR>trạm dầu đốt- cứu hoả- sinh hoạt</P>

<P>1- Kiểm tra trước khi khởi động</P>

<P>Điều 360: Kiểm tra thiết bị Trạm dầu đốt.<BR>1. Hệ thống bơm, các bình lọc dầu, các bộ sấy dầu, van và đường ống... được hoàn chỉnh, chắc chắn:<BR>- Quay thử bằng tay kiểm tra chắc chắn bơm không bị kẹt.<BR>- Các van phải thao tác đóng mở nhẹ nhàng hành trình 0 ¸100%.<BR>- Các áp kế, các nhiệt kế đầy đủ và làm việc chính xác.<BR>2. Các téc dầu đã được bổ sung số lượng dầu trên 20 m3, chất lượng tốt. Phao đo mức dầu làm việc chính xác, bảng khắc vạch chia mức dầu rõ ràng, sạch sẽ. <BR>3. Kiểm tra các bình, thùng cát, xẻng cứu hoả đảm bảo đầy đủ, hoàn chỉnh.<BR>4. Vệ sinh, ánh sáng nhà dầu và khu vực đảm bảo tốt.<BR>5. Báo trưởng kíp xin đóng điện động cơ.</P>

<P>Điều 361: Kiểm tra thiết bị Trạm cứu hoả.<BR>1. Hệ thống bơm và tất cả các thiết bị của trạm, các thùng nước mồi và van phao, các van và đường ống... được hoàn chỉnh:<BR>- Dầu mỡ các gối được bổ sung đảm bảo.<BR>- Quay thử bằng tay kiểm tra chắc chắn bơm không bị kẹt.<BR>- Các van phải thao tác đóng mở nhẹ nhàng hành trình 0 ¸100%.<BR>- Nguồn nước mồi, các thùng nước mồi và van phao làm việc tốt.<BR>- Các đồng hồ, đèn tín hiệu, nút, khoá...trên bảng điều khiển của bơm đã được hoàn chỉnh. <BR>- Các đồng hồ và rơle áp suất đã được chỉnh định và làm việc tốt.<BR>2. Kiểm tra lăng, vòi vải và vòi phun cứu hoả chất lượng tốt và đúng chủng loại.</P>

<P>3. Vệ sinh, ánh sáng trong và xung quanh Trạm đảm bảo đầy đủ.</P>

<P>Điều 362: Kiểm tra thiết bị Trạm bơm sinh hoạt:<BR>1. Hệ thống bơm và tất cả các thiết bị của trạm, các van và đường ống, ... được hoàn chỉnh:<BR>- Dầu mỡ các gối được bổ sung đảm bảo.<BR>- Quay thử bằng tay kiểm tra chắc chắn bơm không bị kẹt.<BR>- Các van phải thao tác đóng mở nhẹ nhàng hành trình 0 ¸100%.<BR>- Nguồn và van nước mồi làm việc tốt.<BR>- Các đồng hồ áp suất, đồng hồ điện, nút, khoá điều khiển bơm đã được hoàn chỉnh. <BR>2. Kiểm tra cầu thang, lối đi xuống trạm và rào chắn an toàn, chắc chắn.<BR>3. Vệ sinh, ánh sáng trong và xung quanh Trạm đảm bảo.</P>

<P>2. Phương thức vận hành và khởi động thiết bị Trạm dầu đốt</P>

<P>Điều 363: Ph­ương thức vận hành trạm dầu đốt lúc bình th­ường là:<BR>- Một téc dầu A,B hoặc C vận hành theo lịch, van dầu đốt từ téc ra DĐ1A hoặc DĐ1B, DĐ1C và 1 van dầu hồi DH5A hoặc DH5B, DH5C t­ương ứng ở vị trí mở. Các van khác đư­ợc nối với téc ở vị trí đóng hết.<BR>- Hai bình lọc dầu thư­ờng xuyên vận hành. Van DĐ2A, DĐ2B thư­ờng mở. <BR>- Một trong ba bơm dầu đốt A, B hoặc C th­ường vận hành và đổi theo lịch.<BR>- Bơm B hoặc A vận hành và dự phòng theo liên động, khởi động và ngừng bình thư­ờng tại bảng điều khiển lò 1 và lò 3. Khi có hiện t­ượng bất th­ường của hai bơm này trực ban ngừng bằng nút sự cố tại trạm.<BR>-  Bơm dầu đốt C khởi động và ngừng tại trạm. <BR>-  Các van DĐ3A, DĐ3AB, DĐ3BC, DĐ3C, DĐ4A, DĐ4B, DĐ4C và 2 van chặn của van bảo vệ quá áp th­ường mở hết.<BR>- Các van DĐ5, DĐ5A, DĐ5B, DĐ6, DĐ6A,DĐ6B của bộ sấy dầu C2 mở hết khi vận hành bình thư­ờng. Van DĐ7 ở vị trí đóng hết.<BR>- Các bộ sấy dầu C1, C2 đư­ợc cho vào làm việc theo ph­ương thức và điều chỉnh tuỳ theo nhiệt độ téc dầu, nhiệt độ dầu ra bộ sấy dầu C2 và việc đốt dầu ở trong lò. </P>

<P>Điều 364:  Sấy dầu và khởi động hệ thống dầu đốt:<BR>- Mở XA, XB hoặc XC xả hết n­ước đọng trong ống xoắn các bộ sấy dầu C1.<BR>- Hé mở các van HS2A, HS2B hoặc HS2C cho hơi vào các bộ sấy dầu C1 t­ương ứng. Sau 15 ¸ 20 phút thì mở lớn dần l­ượng hơi vào để tăng nhiệt độ dầu .<BR>- Kiểm tra vị trí đóng, mở của các van dầu phù hợp với phư­ơng thức đ­ưa thiết bị vào vận hành và quy định ở điều 363. <BR>- Báo tr­ưởng kíp cho kiểm ra trong lò, các van DĐ, DH của ít nhất 1 lò ở vị trí mở.<BR>- Sau khi kiểm tra, chuẩn bị chu đáo và nhiệt độ dầu trong bể đạt 50 ¸ 60 oC thì báo Trư­ởng kíp khởi động bơm A hoặc B và cho khoá liên động về vị trí làm việc. Nếu vận hành bơm dầu đốt C thì trực ban khởi động trực tiếp tại trạm.  <BR>- Liên hệ với trong lò chủ động điều chỉnh van dầu hồi ở các lò để duy trì áp suất dầu đốt 22 ¸ 25 kG/cm2 ở trong lò và 25 ¸ 28 kG/cm2 ở ngoài trạm. Nếu chạy đổi bơm thì chủ động hạ áp suất dầu trong lò xuống 18 ¸ 20 kG/cm2 và lò phó trực sẵn tại van dầu hồi để điều chỉnh áp suất dầu cho đến khi đổi bơm xong ổn định.<BR>- Nếu có lệnh của trư­ởng kíp thì cho bộ sấy dầu C2 vào làm việc, thứ tự giống nh­ư đối với bộ sấy C1 để chuẩn bị đốt lò.<BR>- Sau khi hệ thống khởi động ổn định, trực ban kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, ghi chép vào NKVH và báo cáo tr­ưởng kíp.</P>

<P>3. Phương thức vận hành và khởi động thiết bị Trạm cứu hoả</P>

<P>Điều 365: Bình thường tất cả các thiết bị Trạm ở trạng thái dự phòng cùng hệ thống. áp suất trong đường ống luôn được duy trì ở khoảng 3,5 kG/cm2 bởi hệ thống tự động điều chỉnh mức nước bể cứu hoả từ phân xưởng Hoá.<BR>- Các van thường đóng: <BR>+ Van đi tắt qua thiết bị kiểm tra: 1Đ1, 1Đ2, 2Đ1, 2Đ2.<BR>+ Van xả khí của 2 bơm bù: XK1, XK2.<BR>+ Van xả đáy hai thùng nước mồi: XM1, XM2.<BR>- Các van thường mở: Tất cả các van còn lại trong Trạm.<BR>- Hai bơm cứu hoả chính CH1, CH2 và hai bơm cứu hoả bù CHB1, CHB2 luôn được duy trì nước mồi tự động bởi hệ thống gồm các thùng nước mồi, van phao và  van một chiều. <BR>- Các khoá điều khiển động cơ các bơm CH1, CH2 đặt ở vị trí "KĐ bằng nút" quay sang phía bên phải. Khi đó, bơm có thể được khởi động bằng các nút khởi động đặt tại phòng Trung tâm, phòng ĐK lò 1-2, phòng ĐK lò 3- 4 hoặc tại Trạm.<BR>- Các khoá điều khiển động cơ các bơm CHB1, CHB2 đặt ở vị trí " TĐ " quay sang phía bên trái. Nếu áp suất trong đường ống cứu hoả giảm xuống £ 0,5 kG/cm2 thì bơm bù tự động nhảy vào làm việc và tự động ngừng khi áp suất đạt 2,5 ¸ 3 kG/cm2. </P>

<P>Điều 366: Khởi động bơm cứu hoả.<BR>1. Chạy thử định kỳ bơm CH1, CH2 vào các ca ngày của ngày thứ hai hàng tuần:<BR>- Trưởng kíp báo cáo trưởng ca để báo cho các nơi liên quan biết.<BR>- Trực ban kiểm tra lại nước mồi, vị trí đóng mở của các van, các đèn tín hiệu và khoá điều khiển bơm  quy định theo điều 365.<BR>- Trưởng kíp trực tiếp giám sát tại Trạm trong thời gian chạy thử.<BR>- Thứ tự chạy thử: Chạy thử lần lượt từng bơm một bằng nút khởi động tại Trạm trước. Sau đó lần lượt chạy thử bằng nút khởi động ở các vị trí còn lại, thứ tự do thống nhất của trưởng ca với trưởng kíp. Thao tác bấm nút khởi động tại lò 1 do lò trưởng lò1 thực hiện, tại lò 3 do lò trưởng lò 3 thực hiện.<BR>- Sau lần khởi động đầu, trước khi ngừng cần kiểm tra tình trạng làm việc của bơm và đường ống. Những lần khởi động sau, sau khi cường độ dòng điện và áp suất ổn định trở lại ( khoảng 100A và 8 ¸ 9 kG/cm2 ) ít giây thì có thể ngừng. Kết hợp ngừng bơm bằng nút và bằng khoá tại trạm trong các lần ngừng để kiểm tra độ tin cậy của mạch điện.<BR>2. Khởi động bơm CH để chữa cháy:<BR>- Khi có lệnh của trưởng ca hoặc của người chỉ huy chữa cháy thì bấm nút khởi động bơm CH1 hoặc CH2 tại 1 trong 4 điểm đặt nút khởi động bơm và báo cho trực trạm cứu hoả biết nếu không phải khởi động trực tiếp tại trạm.<BR>- Sau khi biết bơm CH được khởi động để chữa cháy, trực ban phải lập tức có mặt liên tục tại trạm để kiểm tra tình trạng làm việc của bơm, nhận mệnh lệnh tiếp theo. Nếu bơm bị sự cố hoặc áp suất giảm thấp, phải lập tức khởi bơm CH còn lại để thay thế hoặc để tăng áp suất nước cứu hoả.<BR>3. Khởi động bơm cứu hoả để đưa hệ thống đường ống vào làm việc:<BR>Nếu được lệnh khởi động bơm cứu hoả tại Trạm để đưa hệ thống nước cứu hoả vào làm việc thì ngoài các công việc như khi chạy thử bơm, cần thực hiện các thao tác và liên hệ sau:<BR>- Báo cáo trưởng ca cho các đơn vị theo phân cấp quản lý phối hợp để đưa thiết bị, van, trụ, họng...và đường ống vào làm việc hoặc kiểm tra, nghiệm thu nếu có yêu cầu.<BR>- Tất cả các trụ cứu hoả ở vị trí mở để xả khí.<BR>- Van đầu đẩy của bơm cần khởi động ở vị trí đóng.<BR>- Sau khi khởi động ổn định thì từ từ mở van đầu đẩy.<BR>- Khi có nước phụt ra ổn định ở trụ cứu hoả vào thì đóng van trụ đó lại.<BR>- Sau khi đường ống cứu hoả chính vào làm việc ổn định thì thì lần lượt mở để xả hết khí, sau đó đóng lại đối với các họng cứu hoả nằm ở vị trí cao nhất của các đường ống nhánh.<BR>Khi nước cứu hoả đã lên bể, áp suất ở bình ổn áp của cụm rơle ổn định ở 3,5 ¸ 4 kG/cm2 thì báo cáo trưởng ca trưởng kíp biết để cho ngừng bơm đưa hệ thống vào dự phòng hoặc thực hiện theo lệnh trưởng ca để giải quyết các việc còn tồn đọng.</P>

<P>4. Khởi động và đổi bơm sinh hoạt</P>

<P>Điều 367: - Mở van xả khí. <BR>- Mở van nước mồi.<BR>- Mở 2 ¸ 3 vòng vô lăng van đầu đẩy.<BR>- Đóng van xả khí sau khi đã có nước phụt ra.<BR>1. Nếu là khởi động để đưa hệ thống nước Sinh hoạt vào làm việc:<BR>- Kiểm tra khoá liên động nguồn điện đang ở vị trí của bơm cần khởi động.<BR>- Bấm nút khởi động bơm. <BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy.<BR>- Sau khi bơm khởi động ổn định thì đóng van nước mồi lại.<BR>2. Nếu khởi động để đổi bơm:<BR>- Bấm nút ngừng bơm đang vận hành.<BR>- Bẻ khoá liên động nguồn điện sang phía bơm chuẩn bị khởi động.<BR>- Bấm nút khởi động bơm.<BR>- Từ từ mở hết van đầu đẩy.<BR>- Sau khi bơm khởi động ổn định thì đóng van nước mồi lại.<BR>- Đóng hết van đầu đẩy của bơm vừa ngừng.<BR>3.  Sau khi hệ thống khởi động ổn định, trực ban kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, ghi chép vào NKVH và báo cáo trưởng kíp.</P>

<P>5. Vận hành và trông coi thiết bị trong ca</P>

<P>Điều 368: Trong ca, thường xuyên kiểm tra tình hình làm việc của các bơm và hệ thống, ghi thông số vận hành mỗi giờ một lần, đảm bảo các thiết bị làm việc ổn định với các điều kiện và thông số cơ bản sau: <BR>- Độ rung của các bơm nhỏ hơn 0,07 mm, nhưng không được vượt quá 0,1 mm. Độ rung các bơm CH1,CH2 lúc chạy thử nhỏ hơn 0,05 mm.<BR>- Nhiệt độ gối trục bơm nhỏ hơn 65 oC, không được vượt qúa 80 oC.<BR>- Dầu mỡ bôi trơn các loại bơm và  đảm bảo đầy đủ.<BR>- Các dây tiếp địa, các hộp che chắn đầu cốt và cánh quạt làm mát động cơ, các chụp bảo vệ các bộ nối trục đảm bảo chắc chắn.<BR>- Điều chỉnh lượng hơi sấy, duy trì nhiệt độ dầu đốt vào bơm 55 ¸ 60 oC, không vượt quá 65 oC, nhiệt độ dầu ra bộ sấy dầu C2 từ 90 ¸ 120 oC. Trong trường hợp đã đóng hết các van để cắt hơi sấy vào các bộ sấy C1 mà nhiệt độ dầu trong bể vẫn tiếp tục tăng quá cho phép thì phải báo ngay cho trưởng kíp biết để đóng van tổng hơi sấy dầu từ  trong lò. <BR>- Thao tác xả nước lã lẫn trong 3 téc dầu các bơm CHB theo các quy định ở Phần 7. Kiểm tra trang bị và tình hình đảm bảo PCCN trong khu vực.<BR>- Lượng dầu trong 3 téc không để thấp hơn 40 m3, trong bể đang vận hành không để thấp hơn 10 m3. Nếu thấy không đảm bảo phải báo trưởng kíp, trưởng ca cho bổ xung hoặc đổi téc vận hành.<BR>- Theo dõi sự làm của hệ thống tự động mồi nước các bơm cứu hoả, nếu thấy không bình thường phải xử lý hoặc báo trưởng kíp cho xử lý ngay.</P>

<P>6. Một số sự cố và cách xử lý</P>

<P>Điều 369: Sự cố áp suất bơm dầu đốt không đảm bảo.<BR>+Hiện tượng:<BR>- Đồng hồ chỉ áp suất dầu giảm thấp, dao động và có thể rất thấp khi đang vận hành hoặc khi khởi động.<BR>- Âm thanh của bơm khác với bình thường và có thể không ổn định.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Dầu vào bơm không ổn định do chất lượng dầu kém, trở lực đường ống hút và bình lọc lớn hoặc nhiệt độ dầu thấp nhiều so với quy định.<BR>- Bơm đang bị quá tải về lưu lượng.<BR>- Bơm bị xì gioăng, hở bích trên đường ống hút.<BR>- Các khe hở giữa bánh răng và vỏ bơm không còn đảm bảo theo tiêu chuẩn.<BR>+ Xử lý:<BR>- Báo trưởng kíp cho khép bớt van dầu hồi ở trong lò, nếu đang đốt nhiều vòi dầu thì chạy thêm bơm.<BR>- Kiểm tra lại van và gõ nhẹ vào đường ống hút.<BR>- Mở thêm hơi sấy C1, đưa nhiệt độ dầu vào bơm lên 60 ¸ 65 oC.<BR>- Nếu đã xử lý như trên mà vẫn không giải quyết được thì tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà trưởng kíp quyết định xử lý theo những hướng sau:<BR>+ Chạy đổi bơm, tách bơm sự cố ra cho sửa chữa kiểm tra, xử lý.</P>

<P><BR>+ Đổi téc vận hành và cho bổ sung dầu đốt, nếu mức dầu trong téc thấp.</P>

<P>Điều 370:  Sự cố bơm sinh hoạt, cứu hoả mất áp lực.<BR>+ Hiện tượng:<BR>- Đồng hồ áp suất bơm dao động rồi chỉ về 0 kG/cm2 đối với bơm sinh hoạt, hoặc 3,5 kG/cm2 đối với bơm cứu hoả khi chạy thử.<BR>- Dòng điện dao động rồi giảm xuống thấp.<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Khi khởi động:<BR>+ Mồi nước chưa đảm bảo.<BR>+ Van 1 chiều giỏ hút bị kẹt không mở được hoặc kênh.<BR>+ Bùn hoặc tạp vật bịt ngoài giỏ hút.<BR>+ Xì hở lớn trên đường ống hút, tết chèn.<BR>- Trong vận hành:<BR>+ Tắc giỏ hút.<BR>+ Xì hở lớn trên đường ống hút, tết chèn.<BR>+ Xử lý:<BR>- Kiểm tra lại nước mồi chu đáo rồi khởi động lại bơm, nếu vẫn không được thì báo trưởng kíp cho kiểm tra xử lý.<BR>- Nếu bơm đang vận hành bị sự cố thì khởi động bơm dự phòng thay thế, sauu đó báo trưởng kíp biết để cho sửa chữa kiểm tra xử lý.</P>

<P>Điều 371: Sự cố cháy dầu<BR>+ Nguyên nhân:<BR>- Do trực ban không tôn trọng quy trình hoặc để người ngoài vào gây ra cháy như hút thuốc, bật lửa hoặc các nguồn nhiệt gây cháy khác.<BR>- Do sự cố phần điện ở các động cơ, cáp điện...<BR>- Khi hàn hơi, hàn điện trong khu vực Trạm mà không có hoặc không thực hiện tốt các biện pháp an toàn về phòng chống cháy nổ.<BR>- Do cháy nổ từ ngoài Trạm lan vào.<BR>+ Xử lý:<BR>- Khi xảy ra cháy, phải nhanh chóng dùng bình bột, bình CO2, hoặc cát để dập tắt tuỳ theo sự cố cụ thể đồng thời tìm cách loan báo cho những người xung quanh và cấp trên biết để cùng cứu chữa, nếu đám cháy có thể lan rộng.</P>

<P>Điều 372: Một vài hiện tượng và sự cố khác<BR>1-Bơm dầu đốt rung, kêu: <BR>Do thiếu dầu vào bơm, do lỏng lá căn, bulông chân bơm hoặc hư hỏng ở bộ nối trục.<BR>2-Bơm cứu hoả, bơm sinh hoạt nóng hoặc rung gối: <BR>- Do thiếu mỡ hay bơm đầy mỡ quá hoặc chất lượng mỡ không còn đảm bảo.<BR>- Do ổ bi vận hành lâu ngày đã bị mòn.<BR>- Do lắp ráp, căn chỉnh không tốt hoặc sai lệch trong quá trình vận hành hoặc do hư hỏng các bộ nối trục.<BR>Khi xuất hiện các hiện tượng trên, trực ban chú ý theo dõi, kiểm tra kỹ lưỡng và báo cáo trưởng kíp để cho sửa chữa kiểm tra, xử lý. Nếu rung hoặc nóng vượt quá lớn so với trị số cho phép thì ngừng sự cố thiết bị và báo cho trưởng kíp.  </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>phần 3<BR>cấp nước, nén áp lực lò hơi sau đại tu<BR>kiểm tra các van áp lực và thông các cụm ống</P>

<P>I . Kiểm tra trước khi cấp nước</P>

<P>Điều 373:  Trước khi cấp nước lần đầu vào lò, kiểm tra khắc phục những khiếm khuyết và nén áp lực lò hơi sau đai tu được tốt, phải thực hiện như sau:<BR>Kiểm tra toàn bộ phần van và ống áp lực đã được lắp đặt đầy đủ, đúng sơ đồ, chủng loại.<BR>2-Hệ thống cấp nước đọng và nước trong các bể được chuẩn bị để đảm bảo làm việc tốt. Nhiệt độ nước trong bể không được cao quá nhiệt độ môi trường là 40 0C . Nếu cao hơn thì phải liên hệ lấy nước mềm xuống bể để nhiệt độ nước phù hợp yêu cầu.<BR>ánh sáng, vệ sinh lối đi lại để kiểm tra, thao tác cơ bản đã được đảm bảo.<BR>Liên hệ với phân xưởng Kiểm nhiệt cho lắp ít nhất là 3 đồng hồ đang làm việc tốt. <BR>- Một đồng hồ áp suất trước van nước cấp.<BR>- Một đồng hồ áp suất sau van nước cấp.<BR>- Một hoặc cả hai đồng hồ áp suất bao hơi hay quá nhiệt.</P>

<P>Điều 374: 1- Kiểm tra các van sau đây đã được đóng kín: H2, HX1, H1, H1a, NC18, XĐ8, LM1¸7 nhị thứ, NC12, NC14, NC16, GO1, GO4, XSCđiện, XQNđiện, NX14b, NX15, NX25, NX26, P5, các van nhị thứ vào đồng hồ kiểm nhiệt, khoá chặt 3 van an toàn.<BR>2- Các van cần thao tác trong quá trình cấp nước và nén áp lực phải được đóng mở nhẹ nhàng là: NC17, NX17, NX16, XSC tay và các van xả khí.<BR>3-Tất cả các van còn lại của lò phải ở vị trí mở để đảm bảo tất cả các đường ống, tăm pông, mặt bích... đều chịu áp suất cần thử. </P>

<P>II- Cấp nước</P>

<P>Điều 375:  Chạy bơm nước đọng cấp nước vào lò qua các van NC17, NX16, NX1¸12. Trong khi cấp nước, cần  kiểm tra tổng thể toàn bộ phần áp lực, nếu có yêu cầu ngừng cấp, xả nước thì thực hiện theo yêu cầu đó. </P>

<P>Điều 376:  Khi nước đầy, phụt ra ở van xả khí nào thì đóng van xả khí đó lại. Đóng van NX17 và ngừng hệ thống bơm đọng.</P>

<P>Điều 377:  Trưởng kíp báo cáo trưởng ca, báo trưởng kíp máy, các lò vận hành. <BR>- Nếu trưởng ca cho phép thì từ từ mở van NC12, chú ý đề phòng xì hở phần áp lực giữa van NC12 và đài cấp nước vào đến các đường ống dẫn vào các đồng hồ và buồng phát xung của kiểm nhiệt.<BR>- Kiểm tra các đồng hồ áp suất đã được đưa vào làm việc. áp suất sau van nước cấp chỉ 2 kG/cm2. . áp suất trước van nước cấp chỉ đúng với áp suất của đường nước cấp.<BR>- Kiểm tra độ kín của các van đài cấp nước, NC18, và các van nối từ lò ra các hệ thống xả.</P>

<P>III- Nén áp lực</P>

<P>Điều 378: Trong thời gian đang tăng và giữ áp suất vượt áp:<BR>1- Không cho bất cứ người nào hoặc nhóm công tác nào đi kiểm tra hoặc vào gần các đường ống chịu áp.<BR>2- Luôn có ít nhất 1 người liên tục theo dõi đòng hồ và điều chỉnh quá trình tăng áp theo đúng quy định.<BR>3- Nếu áp suất đột ngột tăng hoặc giảm không bình thường thì lập tức đóng hết van NC17, kiểm tra tìm rõ nguyên nhân và sau khi đã xử lý xong thì mới nén tiếp. Trong trường hợp đã đóng hết van NC17 mà áp suất vẫn tăng thì phải lập tức hé mở van XSC hoặc van NX26 để hạ áp suất xuống rồi mới kiểm tra tìm nguyên nhân.<BR>áp suất nén lấy theo đồng hồ áp suất bao hơi và quá nhiệt.<BR>5- Nếu có yêu cầu cụ thể của Phân xưởng, Nhà máy hoặc Thanh tra nồi hơi trực tiếp tại chỗ thì phải thực hiện kết hợp thoả mãn yêu cầu đó.</P>

<P>Điều 379:  Mở hết van nhất thứ NC17. Mở từ  từ  van nhị thứ NC17 khoảng 1¸2 vòng vô lăng đồng thời chú ý áp suất trước van nước cấp. Khi kim đồng hồ áp suất bao hơi hoặc quá nhiệt dao động, áp suất bắt đầu tăng lên thì đóng bớt van NC17 để điều chỉnh qúa trình tăng áp đúng quy định.</P>

<P>Điều 380: Quy định thời gian tăng áp lực như sau:<BR>- Từ 0¸4 kG/cm2 thời gian ³ 15 phút, nhưng tăng mỗi kG/cm2 thời gian ³ 3 phút.<BR>- Từ 4¸15 kG/cm2 thời gian ³ 15 phút, nhưng tăng mỗi kG/cm2 thời gian ³ 1phút.<BR>- Từ 15 kG/cm2 trở lên, mỗi phút tăng 2 kG/cm2.</P>

<P>Điều 381: Khi áp suất lên đến 4¸5 kG/ cm2 thì đóng hết van NC17, theo dõi 10¸15 phút. Nêú áp trong lò giữ nguyên hoặc có chiều hướng giảm thì mới tiếp tục hé mở NC17 để tăng áp. Còn nếu áp suất có chiều hướng tăng thì thực hiện theo điều 378-3.</P>

<P>Điều 382: Khi áp suất lên đến 39 kG/cm2 thì cho dừng lại, báo cáo Quản đốc biết. Nếu được lệnh nén vượt áp thì nâng áp suất lên trị số vượt áp: 39x1,25 » 48 kG/cm2. Thời gian giữ áp suất vượt áp là 5 phút, sau đó từ từ hạ áp suất xuống 39 kG/cm2 để kiểm tra. <BR>- Sau khi kiểm tra xong, thì thực hiện theo các yêu cầu cụ thể của Phân xưởng.</P>

<P>Điều 383: Việc nén kiểm tra phần nước của 2 Giảm ôn, được thực hiện trước hoặc sau thời gian nén áp lực lò:<BR>- Đóng van GO5. Từ từ đưa nước vào 2 giảm ôn qua các van NX23, NX20, NX21. Khi đã có nước đi qua 2 van xả khí thì đóng lại. Sau khi kiểm tra xong, đóng các van NX20,21,23, mở 2 van xả khí nước ra giảm ôn. <BR>- Nếu phân xưởng có hướng dẫn và yêu cầu cụ thể thì phải thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu đó.  </P>

<P>IV- Kiểm tra độ kín của van và thông ống</P>

<P>Điều 384:  Duy trì áp suất trong lò 15 ¸ 25 kG/cm2 trong suốt thời gian kiểm tra độ kín của van và thông các đường ống xả, lấy mẫu bằng cách thay đổi độ mở của van NC17, tuỳ thuộc vào lượng nước xả.<BR>- Đóng các van: XĐ1¸7, LM1¸7 nhất thứ, NX1¸12, các van nhất thứ vào đồng hồ.<BR>- Mở các van: XĐ8, NX14a, NX15, LM1¸7 nhị thứ.</P>

<P>Điều 385: Kiểm tra độ kín và thông ống.<BR>1-Kiểm tra lần lượt độ kín của các van NX1¸12 bằng cách kết hợp quan sát miệng ống xả sau NX15 với kiểm tra tại van, nếu thấy nguội là van kín, nóng hoặc ấm là không kín. <BR>- Mở lần lượt từng van một của cụm NX1¸12. Nếu thấy ống thông tốt thì đóng lại. Nếu đường ống nào tắc thì cho xử lý.<BR>2- Tiếp tục kiểm tra độ kín và thông ống lần lượt đối với các cụm van XĐ1¸7, LM1¸7, các van HTD và các đường ống dẫn về các đồng hồ, nếu Kiểm nhiệt có yêu cầu.<BR>Chú ý: 1-Thông ống ở cụm nào thì làm từng ống một, xong ống này mới chuyển sang làm ống khác, xong cụm này mới chuyển sang làm cụm khác.<BR>            2-Phải có mối liên hệ giữa người duy trì áp suất và người thao tác thông ống, không để áp suất trong lò vượt ra ngoài quy định.<BR>            3-Sau khi làm xong, đóng van NC17, NC12, hạ áp suất bằng 0kG/cm2, xả nước lò về 0 mm, hoặc nếu có, thì thực hiện theo yêu cầu cụ thể của Phân xưởng.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><BR>phần 4<BR> nghiệm thu thiết bị lò hơi sau đại tu</P>

<P>i- nguyên tắc chung</P>

<P>Điều 386: Tất cả các thiết bị lò hơi sau đại, tiểu tu phải được tổ chức nghiệm thu chặt chẽ. Những khiếm khuyết của thiết bị bộc lộ khi nghiệm thu lạnh và trong quá trình chạy thử phải được tiếp tục khắc phục hoàn chỉnh mới được đưa vào vận hành.</P>

<P>Điều 387: Nghiệm thu lò hơi sau đại, tiểu tu do ông Phó Giám đốc vận hành làm trưởng ban, thành phần tham gia do Nhà máy quy định.<BR>      Để chuẩn bị tốt cho nghiệm thu cấp Nhà máy, trước đó Phân xưởng phải thành lập tiểu ban nghiệm thu cấp xưởng, thành phần do ông Quản đốc chỉ định.</P>

<P> Điều 388: Tiểu ban nghiệm thu của phân xưởng có nhiệm vụ:<BR>1- Phối hợp với sửa chữa lò, kiểm nhiệt, hoá cùng xem xét, ghép nối các khối, các phần tử của lò đã tháo dỡ khi đại tu lại cho đúng với thiết kế ban đầu hoặc thiết kế mới.<BR>2- Nghiệm thu cục bộ, vệ sinh, ánh sáng, chạy thử thiết bị, nghiệm thu tổng thể và thử liên động toàn lò. <BR>3- Trong quá trình nghiệm thu, mọi công việc và thao tác có liên quan đến hệ thống vận hành, như đóng mở các van có liên quan đến hệ thống chung, xin đóng điện và khởi động thiết bị...nhất thiết phải báo cáo và được sự cho phép của trửơng kíp, trưởng ca. </P>

<P>Điều 389: ở các lò ngừng để sửa chữa cục bộ mà tính chất công việc không phức tạp, thì trưởng kíp vận hành tổ chức nghiệm thu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký vận hành.</P>

<P>II- nghiệm thu các thiết bị động, kp cấp nước,<BR>hệ thống nghiền than và các van gió.</P>

<P>1- nghiệm thu  phần điện của các thiết bị quay</P>

<P>Điều 390: Khi nghiệm thu thiết bị quay nào thì tiến hành đồng thời cả phần cơ và phần điện ở thiết bị đó . Yêu cầu cụ thể như sau:<BR>1- Động cơ đã được căn tâm với phần cơ. Các bu lông chân động cơ dã được bắt đủ và xiết chặt.<BR>2- Hộp đấu dây, dây tiếp địa, các lưới chắn và chụp bảo vệ cánh quạt làm mát đã hoàn chỉnh và chắc chắn.<BR>3-Các nút sự cố đặt đúng ở vị trí quy định cho mỗi thiết bị và được cố địmh chắc chắn.<BR>4-Tại bảng điều khiển, các khoá khởi động, bóng, lốp đèn tín hiệu, nút bấm đóng, mở, khoá điều chỉnh...đã được lắp đầy đủ, chắc chắn đúng quy định.<BR>5- Chạy thử  xác định đúng chiều quay. Ghi laị cường độ dòng điện động cơ vào nhật ký và cho nối trục với phần cơ nếu đã nghiệm thu xong. </P>

<P><BR>2- Nghiệm thu các quạt, các van gió và KP cấp nước.</P>

<P>Điều 391: Phần vỏ quạt, bên ngoài đảm bảo kín. Các mối ghép được chèn kín, các bu-lông nối ghép được bắt đủ và xiết chặt. Đối với quạt khói và quạt tải bột phải được bảo ôn đầy đủ và chắc chắn. Các cửa người chui phải có bản lề chắc chắn, đóng kín và có tay cài chặt. Các cửa kiểm tra rôto phải được chèn kín, bắt đủ bulông và xiết chặt. </P>

<P>Điều 392: Các bu lông chân bệ, gối, các mặt bích đã được lắp đủ, xiết chặt.Các bộ nối trục có chụp bảo vệ chắc chắn.<BR>- Lỗ cắm nhiệt kế đã được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt kế được lắp đủ và làm việc tốt.<BR>- Các miệng bổ xung dầu phải có nắp đậy.<BR>- Các mắt kính hoặc ống thuỷ xem dầu đã được vệ sinh sạch sẽ, nhìn rõ mức dầu và có đánh dấu mức dầu cao nhất, thấp nhất. ống thuỷ dầu quạt gió phải chắc chắn, không bị rò dầu, không bị tắc ở đường thông với bầu dầu và lỗ thoát khí.</P>

<P>Điều 393: Hệ thống nước làm mát đã hoàn chỉnh, có van đóng mở tốt để điều chỉnh lượng nước làm mát, không có hiện tượng rò rỉ nước mặt bích, rắc co. Nước ra phải có phễu hứng về đường thoát và không bị chảy tràn ra nền.</P>

<P>Điều 394: - Các cánh hướng quạt gió, khói và nối hoàn chỉnh với cơ cấu điều khiển của Kiểm nhiệt.<BR>- Các tay cần thuộc từng từng cánh hướng của quạt một đầu được bắt chặt với trục cánh hướng, đầu kia trượt dễ dàng theo chốt cố định trên vành cánh hướng, không bị kẹt hoặc trượt ra ngoài.<BR>- Quay thử bằng tay qua tay quay của động cơ DKJ, các cánh hướng phải đóng mở đồng đều. ở vị trí đóng hết, bề mặt phẳng của các cánh phải nằm trên một mặt phẳng. Khi mở hết, bề mặt các cánh phải nằm trùng với đương tâm hướng vào trục.<BR>- Các cánh hướng quạt gió, khói phải lắp đúng chiều sao cho khi ở độ mở nhỏ hơn 100%, môi chất vào quạt khi đi qua cánh hướng được tạo thành dòng xoáy cùng chiều quay của quạt.<BR>- Kiểm tra các vô lăng, kim chỉ độ mở và các vạch đồng của các cửa gió cấp 2 ở 4 góc lò đảm bảo đóng mở nhẹ nhàng, chắc chắn và chính xác. Đối với bộ đốt kiểu vòi phun UD, phải kiểm tra sự thống nhất giữa độ mở chỉ ngoài bộ đốt với phần của Kiểm nhiệt trong bảng điều khiển đối với lá chắn tổng gió cấp 2 mỗi góc. </P>

<P>Điều 395: - Xác định và đánh dấu vị trí đóng hết, mở hết của các lá chắn gió C3, TTH, gío nóng, gió lạnh, tổng gío, đầu hút quạt tải bột và các KP cáp nước, giảm ôn.<BR>- Kiểm nhiệt nối chốt và quay thử bằng tay các DKJ, điều chỉnh để độ mở phù hợp với độ mở phần cơ của lò, mở hết 100%, đóng hết 0%.</P>

<P>Điều 396: Đóng điện các DKJ. Lần lượt chạy thử  từng cái một để kiểm tra độ chắc chắn của giá đỡ, chân bệ, các khớp và toàn bộ cơ cấu truyền động phải đảm bảo độ mở chỉ trên đồng hồ miliampe trong bảng điều khiển phù hợp với độ mở thực tế phần cơ của lò.<BR>- Đánh dấu bằng sơn trắng các mũi tên chỉ hướng quay đóng, mở của trục van lò và của trục quay của DKJ.</P>

<P>Điều 397: Chạy thử không tải và đánh giá sơ bộ khả năng của các quạt và các lá chắn. Chú ý kiểm tra đảm bảo không còn người trong buồng lửa, đường gió, đường khói và quạt khói phải được khởi động trước.<BR>1- Đóng hết đầu hút, chạy không tải các quạt. Trước đó, đầu đẩy các quạt khói, gió mở hết, gió C2 các góc mở ở mức như lúc vận hành bình thường.<BR>2- Mở lá chắn đầu hút, kiểm tra khả năng mang tải của quạt và lá chắn, lần lượt từng cái một:<BR>- Với quạt khói, quạt gió: Khi tăng, giảm độ mở thì dòng điện cũng tăng, giảm theo. <BR>- Với quạt tải: Mở hết lần lượt từng lá chắn gió C3 và TTH, khi 2 lá chắn kia đang đóng hết thì dòng điện ở mức 70 ¸ 90A, nếu thấp hơn thì cần phải xem xét lại.<BR>3- Khi cho tăng độ mở liên tục, đều đặn mà dòng điện lại tăng khác thường thì phải kiểm tra lại các khâu cơ bản sau đây:<BR> + Độ mở các cánh hướng quạt gió, khói không đều liên tục do cánh hướng và đầu trục chưa được cố định chắc chắn, do khe hở rãnh của cần cánh hướng với chốt cố định trên vành cánh hướng quá lớn hoặc độ mở các cánh sai lệch lớn.<BR> + Độ đóng hết, mở hết các lá chắn của lò chưa được thực hiện bởi phần kiểm nhiệt hoặc do các chốt hãm, các khớp quay phần truyền động từ trục DKJ đến lá van của lò chưa đảm bảo.<BR> + Đường ống dẫn bị cản trở không đảm bảo tốt.</P>

<P>Điều 398: Giữ dòng điện động cơ các quạt ở trị số định mức.<BR> + Kiểm tra độ kín của vỏ quạt, các mặt bích, đường ống. Tình trạng rò dầu tại các mặt bích, tết, phớt chắn dầu, các ống thuỷ, kính xem dầu nút xả dầu.<BR> + Kiểm tra các lá căn, bu lông chân bệ, nắp gối, động cơ...phải chắc chắn, âm thanh bình thường và không có tiếng va chạm giữa phần động và phần tĩnh.<BR> + Độ rung các quạt gió, tải bột nhỏ hơn £ 0,07 mm, quạt khói nhỏ hơn £ 0,1mm.<BR> + Nhiệt độ gối trục sau khi tăng lên đã dừng lại, giữ  ổn định được ít nhất là 2 giờ nhưng không vượt quá 65 oC đối với các quạt gió, với quạt khói, quạt tải là 55oC.</P>

<P>3- Nghiệm thu máy nghiền và hệ thống dầu máy nghiền</P>

<P>Điều 399: 1- Hầm dầu và các bể dầu trên, bể dầu dưới đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi bổ sung dầu xuống bể dầu dưới. Tất cả các thiết bị dưới hầm dầu: động cơ, bơm dầu, các đồng hò áp suất, van, rắc co, đường ống, ống thuỷ, bình lọc, bình làm mát dầu...đã được lắp đặt hoàn chỉnh, chắc chắn. Mức dầu và bảng khắc độ chiều cao mức dầu nhìn rõ ràng, sạch sẽ. ánh sáng hầm dầu đảm bảo tốt. <BR>2- Kiểm tra nước làm mát dầu dưới hầm dầu, 2 bể dầu trên và các bình lọc sò phải đảm bảo tốt, không bị rò rỉ hoặc chảy tràn qua miệng phễu thoát.<BR>3- Quay thử bằng tay hệ thống bơm và động cơ để xác định không bị kẹt trước khi xin đóng điện khởi động.</P>

<P>Điều 400: - Chạy bơm đưa dầu lên đầy 2 bể dầu trên. <BR>- Mở dầu xuống các paliê, giảm tốc như mức vận hành bình thường và cho tuần hoàn liên tục.<BR>- Tiếp tục bổ xung dầu xuống bể dưới đến mức quy định.<BR>- Kiểm tra độ kín của hệ thống và tín hiệu báo dầu cao, thấp bằng cách cho thay đổi chiều cao mức dầu bể A. <BR>- Kiểm tra hệ thống nước làm mát dưới hầm dầu, các bể dầu trên, các bình lọc sò, các van và các đường thoát nước làm việc tốt.<BR>- Thay đổi bơm dầu vận hành để xác định khả năng làm việc của từng bơm đủ đảm bảo cho cả 2 hệ thống nghiền vận hành .</P>

<P>Điều 401: - Kiểm tra toàn bộ hệ thống lắp nối phần cơ, từ động cơ máy nghiền đến thùng nghiền. Tất cả các bu lông chân động cơ, giảm tốc, bánh chủ, các bulông gối, các bộ nối trục nhanh, chậm, các mặt bích, các chụp bảo vệ đã được lắp hoàn chỉnh và chắc chắn.<BR>- Các vành bán nguyệt, các mối ghép nối đường than vào, ra máy nghiền...được chèn kín và chắc chắn. Các vành chèn than, khương tuyến, bulông thùng nghiền, lớp vỏ cách âm đã lắp hoàn chỉnh, chắc chắn.<BR>- Các lỗ cắm nhiệt kế paliê được vệ sinh sạc sẽ, có đủ nhiệt kế làm việc chính xác.<BR>- Hệ thống nước làm mát lưu thông tốt, không bị rò rỉ ra ngoài hoặc tắc, tràn đường thoát.<BR>- Mỡ, hắc ín đã được bổ xung đủ ở bánh chủ và vành răng lớn.<BR>- Dầu bôi trơn xuống các paliê và giảm tốc chảy ổn định. Không có hiện tượng tắc hoặc xơ dầu. Các kính kiểm tra dầu paliê và giảm tốc đã được vệ sinh sạch sẽ, nhìn rõ các tia dầu.</P>

<P>Điều 402: Chạy bơm dầu và máy nghiền nghiệm thu phần động:<BR>- Độ rung các phần truyền động £  0,1mm.<BR>- Nhiệt độ gối các bánh chủ, giảm tốc sau khi ổn định không quá 65 oC.<BR>- Nhiệt độ các paliê sau khi ổn định không quá 45 oC.<BR>- Không chảy dầu ở các phớt dầu paliê, các mặt bích, cổ trục giảm tốc và toàn bộ đường ống dầu.<BR>- Không có va chạm giữa các phần tĩnh và phần động.<BR>- Giảm tốc và bánh chủ không có tiếng kêu khác thường.</P>

<P>Điều 403: Khi chạy thùng nghiền có bi mà không có than thì thời gian chạy mỗi lần không để kéo dài quá 5 phút. Kết hợp việc chạy thử, kiểm tra, xử lý với việc vào bi máy nghiền để giảm bớt số lần khởi động và thời gian máy chạy chỉ có bi không.</P>

<P>Điều 404: Số lượng bi bổ sung mỗi lần theo đúng quy định của Phân xưởng. Ghi chép chính xác vào NKVH lượng bi và cường độ dòng điện mỗi lần chạy để xây dựng đặc tuyến khối lượng bi và dòng điện của mỗi máy nghiền.<BR>- Thời gian chạy máy nghiền tổng cộng 15 ¸ 30 giờ thì ngừng, cắt điện máy nghiền để xiết bulông thùng, các gối, mặt bích...</P>

<P>Nghiệm thu các bộ phân ly than, khoá khí, mặt sàng, tấm chắn</P>

<P>Điều 405: 1- Kiểm tra bên trong phân ly than thô: phễu ngoài, phễu trong và miệng vào các đường TTH đã được vệ sinh sạch. Các cánh hướng đã được lắp hoàn chỉnh, chắc chắn. Quay vô lăng, kiểm tra độ mở của các cánh hướng phải đảm bảo đồng đều, tương ứng với độ mở chỉ trên thang chỉ độ mở.<BR>- Đóng, chèn kín các cửa kiểm tra và xiết chặt.<BR>- Kiểm tra phần bảo ôn đã được hoàn chỉnh.<BR>2- Kiểm tra bên trong phân ly than mịn đã được vệ sịnh sạch sẽ. Bên ngoài đã được bảo ôn hoàn chỉnh.<BR>- Đóng, xiết chặt cửa kiểm tra đã được chèn kín bằng gioăng chịu nhiệt.<BR>3- Các khoá khí chóp nón của phân ly mịn, khoá khí chóp nón và khoá khí tấm nghiêng của đường tái tuần hoàn đã được lắp hoàn chỉnh, tác động tốt, các quả đối trọng được định vị chắc chắn. Các cửa kiểm tra đóng mở nhẹ nhàng và đóng kín. <BR>4-  Các mặt sàng phân ly mịn đã được sửa chữa hoặc thay mới hoàn chỉnh, quay thử bằng vô lăng phải nhẹ nhàng, vệ sinh đảm bảo sạch sẽ.<BR>- Mặt sàng ống dẫn than từ băng chuyền xuống kho than bột đảm bảo tốt và chắc chắn. Đóng, chèn kín và bắt chặt cửa.<BR>5- Các tấm chắn 3 ngả, tấm chắn phụ và tấm chắn từ băng chuyền xuống kho than bột đóng mở nhẹ nhàng và đảm bảo kín.<BR>6- Các van hút ẩm đóng mở nhẹ nhàng và đảm bảo kín.<BR>7- Các đường ống than gió của hệ thống nghiền không bị xì hở, bảo ôn hoàn chỉnh.</P>

<P>5- Nghiệm thu băng chuyền than bột</P>

<P>Điều 406: Kiểm tra phần cơ và phần điện của cả 2 băng A, B đã được lắp đủ hoàn chỉnh và chắc chắn. Vệ sinh trong băng sạch sẽ. Các tấm nắp băng đảm bảo kín. Các cửa kiểm tra có tay cài, khoá hãm hoàn chỉnh. Các tấm chắn than đóng mở nhẹ nhàng và kín. Dầu mỡ các hộp giảm tốc và các gối đã được đầy đủ. </P>

<P>Điều 407: Đóng điện, chạy kiểm tra phần cơ của 2 băng phải đảm bảo các yêu cầu sau:<BR>Không có sự va chạm giữa phần động và phần tĩnh.<BR>Các gối trục, giảm tốc, động cơ độ rung đạt tiêu chuẩn quy định, không có tiếng kêu do ma sát ở các ổ trượt.</P>

<P>Điều 408: Kiểm tra phần điện đảm bảo tốt, cụ thể như sau:<BR>Tác động của 4 nút ngừng sự cố tại tầng băng chuyền.<BR>Chiều quay thực tế của các băng phù hợp với hệ thống các nút bấm, đèn tín hiệu và chiều chạy băng ở bảng điều khiển.<BR>Thử liên động: Chạy cả 2 băng. Bẻ khoá về LĐ. Ngừng 1 trong 2 băng thì băng kia tự ngừng theo.</P>

<P>6- Nghiệm thu các kho than và phao đo than</P>

<P>Điều 409: Kho than nguyên dẫ được vệ sinh sạch sẽ. Phần phễu sắt xuống máy cấp than nguyên đã được sửa chữa hoặc thay mới đản bảo kín và chắc chắn. Mặt ghi xuống kho than nguyên đảm bảo chắc chắn và đúng kích thước quy định.</P>

<P>Điều 410: Kho than bột đã được vệ sinh sạch. Mặt trên của các tấm chắn xuống  maý cấp than bột không có tạp vật, mẩu que hàn... tích đọng. Cho đóng, chèn kín và xiết chặt cửa kho.</P>

<P>Điều 411: Bộ phận truyền động của cơ cấu đo mức than bột trong kho thao tác nhẹ nhàng, các vạch ghi trên thước đo chỉ chiều cao than bột  phải sạch sẽ chính xác và rõ ràng.</P>

<P>7-Nghiệm thu các máy cấp than nguyên, than bột<BR> máy xả tro và đầm rung.</P>

<P>Điều 412: - Mỗi máy cấp than bột và máy xả tro đã được lắp đầy đủ các bộ phận, hoàn chỉnh và chắc chắn. Các mặt bích dẫn than, tro đã được chèn kín đúng quy định.<BR>- Các mặt bích, cổ trục cuả các hộp giảm tốc không bị chảy dầu, đã được vệ sinh sạch sẽ, có khắc vạch mức dầu cao nhất, thấp nhất cho phép. Dầu đã được bổ xung đủu và nhìn rõ mức dầu qua kính kiểm tra. Miệng bổ xung dầu giảm tốc phải có nắp chắc chắn không để tro bụi lọt vào. Các ổ trượt của các máy xả tro đã được bổ xung mỡ đầy đủ.<BR>- Việc căn chỉnh giữa phần cơ và phần điện các máy cấp cám đã được thực hiện, đảm bảo độ đồng tâm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, các lỗ lắp chốt cấp cám phải đồng tâm, tháo lắp chốt dễ dàng. Các máy được quay thử  đảm bảo không bị kẹt. <BR>- Các tấm chắn than bột, tấm chắn xả tro, tấm chắn gió C1 đóng mở phải nhẹ nhàng và kín.</P>

<P>Điều 413: Trong khi Kiểm nhiệt chạy thử không tải phần điện thì kết hợp kiểm tra chiều quay của tất cả các máy xả tro, cấp cám. Nếu máy nào ngược chiều thì yêu cầu đổi lại, sau đó cho nối chốt các cấp cám và căn tâm, nối trục các máy xả tro.</P>

<P>Điều 414: - Chạy các máy cấp cám. Điều chỉnh chiết áp để thay đổi tốc độ các máy, tốc độ quay thực tế trên trục máy phải tăng, giảm phù hợp với đồng hồ chỉ trên bảng điều khiển ở cả chế độ chạy độc lập cũng như chế độ đồng bộ.<BR>- Kiểm tra không có rò dầu ở các mặt bích, cổ trục. Máy chạy êm, không có âm thanh khác thường.<BR>- Khởi động các quạt khoí, gió. Mở các lá chắn gió C1 để kiểm tra độ kín độ kín các mặt bích và đường ống than, gió.<BR>- Việc nghiệm thu các máy cấp cám khi làm việc có tải phải thực hiện tiếp, kết hợp với giai đoạn đầu đốt than bột khi lên lò.</P>

<P>Điều 415: Đóng điện, chạy thử các máy xả tro và đầm rung ở cả 2 chế độ tự động và độc lập, kiểm tra sự làm việc của các máy và theo chương trình đã được cài đặt.</P>

<P>Điều 416: Kiểm tra các tấm chắn than nguyên xuống máy nghiền ở vị trí đóng. Đóng điện chạy thử các máy cấp than nguyên, kiểm tra độ rung, phạm vi điều chỉnh độ rung của máy và liên động gió nóng, lạnh.</P>

<P>8- Nghiệm thu các bơm, hệ thống van và đường ống</P>

<P>Điều 417: Hệ thống bơm, van và đường ống được lắp đặt hoàn chỉnh, đúng sơ đồ. Các mặt bích phải được đệm gioăng, bắt đủ các bulông và xiết chặt. Các van phải thao tác đóng mở nhẹ nhàng hành trình 0 ¸100%, vị trí đứng thao tác thuận tiện.</P>

<P>Điều 418: Bơm được lắp đặt hoàn chỉnh, đầy đủ các chi tiết và đã bổ xung đủ dầu ở mức trung. Que thăm dầu có khắc dấu mức dầu cao nhất, thấp nhất. Các kính xem dầu ở gối trục bơm phải được vệ sinh sạch, nhìn rõ mức dầu và có dấu khắc mức dầu cao nhất, thấp nhất cho phép. Đối với các ổ trục bôi trơn bằng mỡ thì đã được bổ xung mỡ đầy đủ. </P>

<P>Điều 419: 1- Các bơm đặt thấp hơn mặt thoáng môi chất vào bơm và các bơm hút nước từ các nguồn nước có áp lực thì phải có van đầu hút đảm bảo đóng kín. 2- Các bơm đặt cao hơn mặt thoáng môi chất vào bơm phải có van xả khí, van nước mồi. Nước mồi được lấy nước từ nguồn thường xuyên có áp lực. Van một chiều ở giỏ hút của các bơm này phải kín đảm bảo chắc chắn giữ được nước trong ống hút và khoang cánh trước khi khởi động.</P>

<P>Điều 420: Cuối mương dẫn nước vào bơm và bao quanh van một chiều đầu hút của bơm phải có lưới chắn rác và tạp vật chắc chắn.</P>

<P>Điều 421: - Các bulông chân bệ, nắp gối, chân động cơ, được bắt bulông  đầy đủ và chắc chắn.<BR>- Quay thử bằng tay kiểm tra chắc chắn bơm không bị kẹt.<BR>- Các áp kế, các nhiệt kế đầy đủ và làm việc chính xác.<BR>- Nước làm mát lưu thông tốt, không bị chảy tràn ra nền.<BR>- Nối trục và lắp chụp bảo vệ chắc chắn sau khi động cơ đã được chạy thử đúng chiều quay.  </P>

<P>Điều 422: Đóng điện chạy bơm, kiểm tra các mặt sau đây:<BR>Năng suất, áp suất của bơm đạt yêu cầu.<BR>Không có hiện tượng va chạm cọ sát trong bơm.<BR>Độ rung đạt tiêu chuẩn quy định theo số vòng quay của từng bơm.<BR>Nhiệt độ gối trục <  65 oC. Nhiệt độ động cơ <  80 oC.<BR>Không có dầu chảy ở các mặt bích, phớt cổ trục bơm.<BR>Các bulông chân bệ, nắp gối, chân động cơ và các lá căn chắc chắn.<BR>Các van và đường ống không có nước chảy ra ở các mặt bích, mối hàn và xì hở trên đường ống.</P>

<P>iii- nghiệm thu các phần tĩnh</P>

<P>1- Nghiệm thu đường ống và các van áp lực</P>

<P>Điều 423: Các thiết bị phần áp lực đã được đã được sửa chữa, thay mới hoặc thay cục bộ và lắp đặt hoàn chỉnh theo đúng sơ đồ nhiệt. Các tăm pông bao hơi, ống góp, các mặt bích, nén tết, hộp giảm tốc... của các van đã được lắp đầy đủ các chi tiết và chắc chắn.</P>

<P>Điều 424: Các van phải được cố định chắc cùng đường ống hoặc giá đỡ, khi đóng mở không gây ra rung động.<BR>- Đóng mở thử các van phải nhẹ nhàng toàn bộ hành trình.<BR>- Van lắp phải đúng chiều quy định cho môi chất đi qua.<BR>- Các van mà chiều quay của vô lăng ngược với chiều đóng mở quy định thông thường thì phải có ký hiệu chỉ rõ ràng gắn chặt với cố định vô lăng.<BR>- Mỗi van phải có biển ghi tên van, treo chắc chắn, đúng với sơ đồ nhiệt chi tiết đang sử dụng.</P>

<P>Điều 425: Việc kiểm tra độ kín của các van chặn phải kết hợp với tát cả các lần cấp nước, xả nước phục vụ hoàn thiện phần áp lực trước khi nén nước lò hơi, bằng cách sử dụng các loại xả hoặc sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi chất và đường ống để xác định.</P>

<P>Điều 426: Đối với các van điện: H1, XQN, XSC phải đảm bảo thêm các yêu cầu sau:<BR>Hành trình phần điện phải chạy hết từ  0 ¸ 100% phần cơ của lò, đảm bảo chắc chắn và tác động tốt.<BR>Các nút bấm đóng mở và đèn tín hiệu ở bảng điều khiển phải đúng quy định và phù hợp với chiều đóng mở thực tế tại van.<BR>Ghi lại thời gian đóng mở hết 100% của mỗi van.</P>

<P>                  2-Tường lò, bảo ôn, các cửa phòng nổ, cửa người chui, đường khói,    đường gió</P>

<P>Điều 427: Tường lò và tôn tường lò đã được hoàn chỉnh. Các mối hàn ghép tôn với nhau và với khung sườn lò phải được hàn suốt chiều dài mối ghép.</P>

<P>Điều 428: Các cửa người chui, các cửa phòng nổ buồng lửa phải có bản lề chắc chắn, đóng mở nhẹ nhàng không bị kênh khi đóng. Mặt trong các cánh cửa phải có lớp vật liệu chịu lửa đảm bảo chắc chắn.<BR>-Các cửa phòng nổ phải có miệng thoát thẳng lên hướng trên. Tấm chắn cửa kiểm tra rút lên, sập xuống nhẹ nhàng. Các cửa người chui phải có tay cài chắc chắn.</P>

<P>Điều 429: Buồng lửa, đường khói ra đến đầu vào khử bụi và đường gió trước, sau quạt gió đã được vệ sinh không có tạp vật, dụng cụ, giàn giáo và tro bụi tích đọng. Các cửa hộp gió phải có gioăng đệm, bắt đủ bulông, xiết chặt.</P>

<P>Điều 430: Các sàn lan can, cầu thang đi lại phải chắc chắn, sạch sẽ và có vành chắn bảo vệ và gờ chắn chống rơi vật liệu, dụng cụ xuống phía dưới. </P>

<P>Điều 431: Các đường ống hơi, nước ngoài đường khói sau khi thay mới hoặc sửa chữa và các đường ống bị hư hỏng phần bảo ôn phải được bảo ôn lại hoàn chỉnh.</P>

<P>Điều 432: Các bảng và kim chỉ độ giãn nở sạch sẽ, rõ ràng, chính xác. Các khe hở giữa kim và tôn tường lò đảm bảo đủ để kim được tự do khi di chuyển theo sự giãn nở của bao hơi và ống góp.</P>

<P>3- Các hộp xỉ, mương xỉ, hộp chèn xả tro và mương tro</P>

<P>Điều 433:- Phễu tro lạnh đã được chèn cát đầy đủ. <BR>- Các phễu thu tro của khử bụi đảm bảo kín và đã được bảo ôn , các nắp lỗ kiểm tra đầy đủ và được xiết chặt. <BR>- Các cửa người chui, cửa kiểm tra hộp xỉ, cửa xỉ trong cửa xỉ ngoài đóng mở nhẹ nhàng, có tay cài chắc chắn.<BR>- Các vòi nước tưới xỉ phễu tro lạnh phun đều , chụp xuống phía dưới toàn bộ không gian hộp xỉ.<BR>- Các van và vòi tống xuôi, tống ngược làm việc tốt và phun đúng hướng.<BR>- Các tấm gang mặt nghiêng thải xỉ của các hộp xỉ đã được thay mới hoặc sửa chữa đảm bảo tốt.<BR>- Ghi chắn mặt mương hộp xỉ đảm bảo chắc chắn.<BR>- Các van và ống cao su vệ sinh khu vực ra xỉ đã lắp hoàn chỉnh</P>

<P>Điều 434: Mương xỉ, mương tro đã được vệ sinh sạch tận mặt đáy mương và có nắp đậy chắc chắn, lát phẳng.<BR>- Các vòi kích thích trên mương được lắp chắc chắn, nước không bị tắc và phun đúng hướng. Các van đóng mở nhẹ nhàng và đóng phải kín. </P>

<P>Điều 435:Hệ thống tín hiệu ra xỉ, tắt lò đốt dầu làm việc tốt. Các biển báo an toàn và biển báo ra xỉ đầy đủ, rõ ràng.</P>

<P>Điều 436: Mở nước vào các hộp chèn xả tro, kiểm tra các vòi nước không bị tắc hoặc chảy yếu, miệng dưới của ống thoát tro phải ngập trong nước ít nhất 20 ¸ 40 mm. <BR>- Các mặt bích, bạt giãn nở đảm bảo kín để chống lọt gió.</P>

<P>4- Nghiệm thu khử bụi</P>

<P>Điều 437: Kiểm tra trong và ngoài khử bụi, từ  giãn nở đầu vào đến giãn nở đầu ra:<BR>1- Đầu vào, ra đã được vệ sinh sạch, các dãy phân phối khí lưu đảm bảo chắc chắn.<BR>2- Các tấm bản cực dương và cực âm đã được vệ sinh sạch, các bu lông, êcu ghép nối đảm bảo chắc chắn.<BR>3- Các phễu thu tro đã được vệ sinh sạch đến tận tấm chắn, không còn tro bụi, tạp vật, mẩu que hàn, xỉ hàn.<BR>4- Bề mặt trong tôn và các mối hàn tôn đảm bảo kín không bị lọt gió hoặc nước từ ngoài vào.<BR>5- Bảo ôn và tôn mặt ngoài đã được hoàn chỉnh và chắc chắn.<BR>Cầu thang, lối đi lại đảm bảo chắc chắn, an toàn.<BR>7- Các cửa có bản lề chắc chắn, đóng kín và có khoá.</P>

<P>iv- nghiệm thu tổng thể và thử liên động</P>

<P>Điều 438: Sau khi nghiệm thu cục bộ ở tất cả các thiết bị xong thì kiểm tra tổng thể, giải trừ toàn bộ các biện pháp an toàn theo phiếu công tác tách thiết bị ra đại, tiểu tu và đưa lò vào trạng thái chuẩn bị khởi động theo điều 126 ¸135.</P>

<P>Điều 439: Thử liên động hệ thống: <BR>1- Trước khi thử liên động, lò trưởng phải báo cáo trưởng kíp, trưởng ca và những nơi liên quan biết để tham gia, giám sát, đồng thời báo và liên hệ chặt chẽ với các trực ban: quạt khói, quạt gió, máy nghiền để thực hiện tốt.<BR>2- Khi được lệnh thì lần lượt khởi động thiết bị để thử liên động. Chú ý kiểm tra hệ thống các bóng tín hiệu và các khoá liên động.<BR>3- Thử liên động theo nguyên tắc sau:<BR>+ Khi ngừng 2 quạt khói thì tự động ngừng 2 quạt gió, các nguồn cấp cám, 2 quạt tải bột, 2 máy nghiền, 2 máy cấp than nguyên, đóng các van gió nóng, mở các van gió lạnh.<BR>+ Khi 2 quạt gió ngừng thì tự động ngừng các nguồn cấp cám, 2 quạt tải bột, 2 máy nghiền, hai máy cấp than nguyên, đóng các van gió nóng, mở các van gió lạnh.<BR>+ Khi ngừng quạt tải bột A hoặc B thì tự động ngừng máy nghiền, máy cấp than nguyên, đóng gió nóng, mở gió lạnh của hệ A hoặc B tương ứng.<BR>+ Khi ngừng máy nghiền A hoặc B thì tự động ngừng máy cấp than nguyên, đóng gió nóng, mở gió lạnh của hệ A hoặc B tương ứng.<BR>+  Khi ngừng náy cấp than nguyên A hoặc B thì tự động đóng van gió nóng, mở van gió lạnh của hệ A hoặc B tương ứng. <BR>Chú ý: Nếu chỉ ngừng 1 quạt khói hoặc 1 quạt gió thì các thiết bị sau nó không ngừng.<BR>4-Thử liên động các nguồn điện của các máy cấp than bột. Trước khi tiến hành thử phải đưa khoá khởi động của các máy cấp than bột từ số 1 ¸ 8 về vị trí ngừng.<BR>+ Tiến hành thử: Đưa khoá 1C và 2C về vị trí khởi động. Đưa khoá LĐ vào vị trí<BR>làm việc. Ngừng 1C hoặc 2C mà 3C tác động thì liên động làm việc tốt.</P>

<P> </P>

<P><BR>phần 5<BR>quy trình đốt lò, cân van an toàn sau đại tu</P>

<P>I- Các quy định và tổ chức cân van an toàn.</P>

<P>Điều 440: Điều kiện và các quy định khi đốt lò, cân van an toàn sau đại tu:<BR>Tất cả thiết bị của lò hơi đã được nghiệm thu, chạy thử hoàn chỉnh và đã được đưa  vào trạng thái dự phòng.<BR>Có quyết định của trưởng ban đại tu.<BR>Khi chạy các thiết bị và thực hiện các thao tác có liên quan đến hệ thống vận hành, phải báo cáo và được trưởng kíp, trưởng ca cho phép.<BR>Nếu đốt lò sau đại tu có kiềm lò thì thực hiện theo các quy trình cụ thể của Nhà máy ban hành cho lần kiềm lò đó, nhưng thời gian tăng áp suất phải tuân theo điều 442-1. <BR>Các thao tác đốt lò , thực hiện như đốt lò bình thường.<BR>Các chú ý: - Van H1, ở vị trí đóng.<BR>- Các kim giãn nở đã được điều chỉnh về 0.<BR>- Vị trí từng quả tạ của các van an toàn phải được đặt ở vị trí tương   đương như trước khi tháo ra đại tu.<BR>- Chất lượng nước lò, được Hoá báo đảm bảo tốt.<BR>- Nếu trước đó lò đã xả hết nước thì việc cấp nước vào lò phải tuân theo điều 375</P>

<P>Điều 441:  Tổ chức cân van an toàn:<BR>Phòng Kỹ thuật, An toàn nhà máy giám sát quá trình cân van.<BR>Phân xưởng Lò tổ chức vận hành, điều chỉnh thông số và trực tiếp thực hiện cân van phần cơ.<BR>Phân xưởng Kiểm nhiệt cử người thực hiện các thao tác theo yêu cầu và trực tiếp hiệu chỉnh phần điện.<BR>Các phân xưởng Điện, Hoá phải bố trí người trực để thao tác, xử lý các khiếm khuyết phát sinh trong quá trình cân van an toàn.<BR>Trưởng ca là người chỉ huy toàn bộ quá trình vận hành lò để cân van an toàn.<BR>Nếu ở lò đang cân van mà xảy ra sự cố thì đình chỉ việc cân van và xử lý sự cố theo quy trình hiện hành.</P>

<P>Điều 442: 1 - Thời gian tăng áp suất lò, đốt sau đại tu thực hiện như sau:<BR>             Từ   0 ¸ 4 kG/cm2 thời gian là 150 phút.<BR>             Từ   4 ¸ 15 kG/cm2 thời gian là 60 phút.<BR>              Từ 15 ¸ 30 kG/cm2 thời gian là 35 phút.<BR>              Từ 30 ¸ 38 kG/cm2 thời gian là 15 phút.<BR> 2- Khi áp suất tăng đến 4kG/cm2 thì duy trì ở áp suất đó để xiết bu lông. Thời gian xiết bu lông không tính vào thời gian tăng áp suất.<BR> 3- Ghi giãn nở lò hơi lần 1, khi áp suất 4 kG/cm2 và lần 2, sau khi lò đã hoà hơi mang tải ổn định. </P>

<P>Điều 443:  Duy trì áp suất ở 30 ¸ 35 kG/cm2:<BR>1- So sánh các đồng hồ áp suất:<BR>Giữ áp suất ổn định và lưu lượng hơi đi qua bộ quá nhiệt là nhỏ nhất trong điều kiện có thể. Khi đó, áp suất bao hơi, quá nhiệt chỉ trên các đồng hồ tại chỗ, ngoài cửa, trong buồng phát xung và trong bảng lò trưởng phải xấp xỉ bằng nhau hoặc sai lệch  không đáng kể. Nếu có sai lệch lớn thì phải yêu cầu Kiểm nhiệt xem xét lại.<BR>2- Đóng điện cho 3 van an toàn, lần lượt cho từng van một tác động bằng khoá điện. Thử xong van này và mức nước bao hơi đã ổn định trở lại mới thử tiếp van khác.<BR>Thời gian so sánh đồng hồ và thử cưỡng bức các van an toàn phần điện không tính vào thời gian tăng áp suất.</P>

<P>Điều 444: 1- Trị số tác động mở của các van, tính theo áp suất tuyệt đối quy định trong QPKT như sau:<BR>a- Van an toàn công tác bao hơi:     44 x 1.05 = 46,2 kG/cm2 = 4,53 Mpa.  <BR>b- Van an toàn khống chế bao hơi:  44 x 1,03 = 45,3 kG/cm2 = 4,44 Mpa.<BR>c- Van an tòan quá nhiệt:                 40 x 1.03 = 41,2 kG/cm2 = 4,04 Mpa.<BR>2- Trị số tác động mở, đóng phần cơ, phần điện của từng van khi cân, phải thực hiện theo quy định cụ thể của Nhà máy cho lần cân van đó.<BR>3 - Cân van phần cơ trước, phần điện sau.<BR>- Thứ tự các van như sau:<BR>+ Van an toàn công tác bao hơi: van A.<BR>+ Van an toàn khống chế bao hơi: van B.<BR>+ Van an toàn quá nhiệt. <BR>Trong quá trình cân van, tuỳ theo điều kiện thực tế phát sinh, nếu Nhà máy có thay đổi khác với các quy định ở điều này cho phù hợp thì thực hiện theo yêu cầu của Nhà máy.<BR>Việc tăng, giảm áp suất phải thực hiện theo sự chỉ huy thống nhất của người chỉ đạo trực tiếp tổ chức trong suốt quá trình cân van. Nếu áp suất tăng vượt quá trị số đã được xác định khoảng 0,2 kG/cm2 mà van chưa tác động thì phải lập tức hạ xuống thấp hơn trị số đã xác định để xem xét lại. </P>

<P>II- Cân van an toàn</P>

<P>Điều 445: - Cắt điện 3 van an toàn.<BR>- Khoá chặt van an toàn bao hơi B và van an toàn quá nhiệt.<BR>- Khi nhận được lệnh thì bắt đầu tăng dần áp suất lên trị số cần thiết để cân van an toàn bao hơi A.</P>

<P>Điều 446: 1- Lò trưởng điều chỉnh giảm dần tốc độ tăng áp khi lên gần đến trị số cần tác động của van và cố gắng giữ áp suất ổn định nhất xung quanh trị số này để việc căn  chỉnh được thuận tiện và chính xác.<BR>2- Chú ý theo dõi đồng hồ áp suất và ghi chính xác trị số tác động mở và đóng của van từng lần một, đồng thời chú ý điều chỉnh mức nước bao hơi và các thông số khác. Nếu mức nước có biến động lớn dễ vượt ra ngoài tầm kiểm soát thì phải khôi phục  ổn định trở lại rồi mới tiếp tục cân van.<BR>3- Cân xong phần cơ thì chuyển sang cân tiếp phần điện<BR>4- Sau khi cân xong cả phần cơ và phần điện thì cắt điện, khoá van, lần lượt chuyển sang cân tiếp các van còn lại.</P>

<P>Điều 447:  Sau khi cân xong 3 van an toàn thì hạ và giữ áp suất ở 35 ¸ 37 kG/cm2, kiểm tra lại lần cuối, cụ thể gồm:<BR>- Các chốt, vít, ốc hãm các chi tiết của từng van đã đảm bảo chắc chắn.<BR>- Các khoá van xung đã được giải trừ.<BR>- Các van xả sau mạch xung đã được buộc dây thép khoá cố định chắc chắn, treo biển " cấm thao tác ".<BR>- Các dụng cụ, đồ dùng...đã được dọn hết ,vệ sinh sạch sẽ. </P>

<P>Điều 448: - Đóng điện cho 3 van an toàn vào làm việc.<BR>- Báo cáo trưởng ca và phân xưởng biết.<BR>- Việc hoà lò, dấm lò hay ngừng lò sau đó tuỳ thuộc vào lệnh của trưởng ca.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><BR>phần 6<BR>rửa ngược bộ quá nhiệt</P>

<P>Các quy định công tác chuẩn bị trước khi<BR>rửa ngược bộ quá nhiệt</P>

<P>Điều 449: Sau các kỳ đại tu, hoặc sau khi lò vận hành được thời gian 2000 ¸ 3000 giờ thì có thể tiến hành rửa ngược bộ quá nhiệt. <BR>            - Rửa ngược bộ quá nhiệt thực hiện sau khi lò đã sửa chữa xong, trước khi đưa vào dự phòng hoặc sau khi ngừng đã được làm nguội, các van xả khí đã mở và hệ thống áp lực vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến việc rửa ngược bộ quá nhiệt.  </P>

<P>Điều 450: Trưởng kíp tổ chức thực hiện rửa ngược bộ Quá nhiệt theo phần 6 QTVH Lò hơi và những yêu cầu cụ thể cho từng lần rửa ngược.<BR>- Trưởng ca tạo điều kiện cho nhóm công tác thực hiện, phòng Kỹ thuật, An toàn phối hợp theo dõi giám sát.<BR>- Khi được lệnh rửa ngược bộ quá nhiệt. Trưởng kíp báo cáo trưởng ca, báo trưởng kíp Máy, Hoá biết để chuẩn bị nước và lấy mẫu nước lò.</P>

<P>Điều 451: Nhóm làm nhiệm vụ rửa hơi phải có ít nhất 3 người. Người phụ trách phải phân công nhiệm vụ của từng người trong nhóm công tác thật cụ thể  và hợp đồng chặt chẽ trong khi thực hiện gồm:<BR>- Giám sát áp suất nước cấp đồng thời là người chỉ huy trực tíêp của nhóm công tác, chấp hành lệnh của trưởng ca, trưởng kíp để đảm bảo an toàn cho các lò đang vận hành.<BR>- Điều chỉnh hơi, nước rửa ngược qua bộ quá nhiệt và duy trì áp suất nước tại ống góp hơi chính. <BR>- Thông tin liên lạc qua ống nghe hoặc các phương tiện khác.<BR>- Theo dõi mức nước trên ống thuỷ.</P>

<P> rửa ngược bộ quá nhiệt bằng nước</P>

<P>Điều 452: Cấp nước đọng vào lò qua các van NX16, NX17. Khi nước đầy lò, phụt ra ở tất cả các van xả khí thì ngừng cấp nước, đóng các van NX16, NX17.<BR> Sau thời gian ngâm ít nhất là 30 phút thì xả nước lò về mức - (50 ¸ 75) mm qua 12 đường xả định kỳ ra rãnh xỉ. Báo Hoá lấy mẫu nước trong khi xả.</P>

<P>Điều 453: Trưởng kíp báo Trưởng ca, trưởng kíp Máy cho lấy nước cấp và báo cho các lò vận hành biết. Khi được phép thì mở hết van nhị thứ NC18, sau đó từ từ mở khoảng 1/8 ¸ 1/4 vòng van nhất thứ NC18 đồng thời liên hệ chặt chẽ để biết mức giảm của áp suất nước cấp, nếu thấp dưới mức cho phép thì phải lập tức đóng bớt hoặc đóng hết NC18. Nếu áp suất nước cấp vẫn giữ ổn định hoặc đã ổn định trở lại thì mới được tiếp tục từ từ mở thêm van NC18.</P>

<P>Điều 454: Trong thời gian đang duy trì nước liên tục ngược qua bộ quá nhiệt, phải đảm bảo như sau:<BR>- Không để áp suất trước van nước cấp của các lò đang vận hành thấp dưới             52 kG/cm2 do ảnh hưởng bởi thao tác ở lò đang rửa ngược gây ra và độ mở lớn nhất của van NC18 không được vượt quá 1 ¸ 1,5 vòng vô lăng.<BR>- Khi có nước phụt ra ở van xả khí nào thì đóng van đó lại.<BR>- Các van xả khí bao hơi và xiclon thường mở trong suốt thời gian rửa ngược và khi có nước phụt ra ở các van này thì đóng van NC18 laị.  </P>

<P>Điều 455: Sau thời gian ngâm ít nhất là 30 phút thì xả nước lò qua 12 đường xả định kỳ ra rãnh xỉ đồng thời báo Hoá lấy mẫu khi bắt đầu xả nước.</P>

<P>Điều 456: Khi mức nước về đến mức - (50 ¸ 75) mm thì ngừng xả. Nếu Hoá báo chất lượng nước đạt yêu cầu thì thực hiện theo điều 457. Nếu chất lượng nước chưa được thì  tiếp tục mở van NC18 rửa ngược bộ quá nhiệt theo các điều 453 ¸ 455.</P>

<P>Điều 457: Sau khi rửa ngược đạt yêu cầu theo kết quả của Hoá thì thực hiện như sau:<BR>- Đóng, buộc khoá bằng dây thép cụm van NC18.<BR>- Mở hết các van xả khí. <BR>- Báo cáo Trưởng ca và Phân xưởng biết. <BR>- Nếu kết thúc để đưa lò vào dự phòng thì mức nước bao hơi để ở - (50 ¸ 75)mm. <BR>- Nếu có yêu cầu dùng hơi rửa ngược bộ quá nhiệt thì thực hiện tiếp theo.</P>

<P>rửa ngược bộ quá nhiệt bằng hơi</P>

<P>Điều 458: Chuẩn bị trước khi rửa ngược bằng hơi: <BR>1- Mức nước bao hơi ở mức -75  ¸  0 mm.<BR>2- Trưởng kíp báo cáo trưởng ca và liên hệ chặt chẽ với trưởng kíp Máy để phối hợp thực hiện.</P>

<P>Điều 459:  Xả hết nước đọng từ H1 đến H2:<BR>- Báo trưởng kíp Máy cho đóng HX1 ¸ HX5 và HX7ab các máy.<BR>- Mở HX1, HX5 của máy tương ứng với lò cần rửa hơi.<BR>- Sau khoảng 20 ¸ 40 phút thì đóng HX1, HX5 lại. Mở các van HX7ab trước đó vừa đóng.</P>

<P>Điều 460:  Sấy đoạn ống từ H1 ¸ H2 theo trình tự và thao tác sau.<BR>- Đống hết các van: H1, H2, H1A, HX1, Nhất thứ Lưu lượng hơi.<BR>- Mở hết van xả khí sau H1. <BR>- Liên hệ Trưởng ca, trưởng kíp Máy mở van hx3 của máy tương ứng với lò cần rửa hơi.<BR>- Hé mở từ từ van HX1 thời gian khoảng 20 ¸ 30 phút, theo dõi xung kích trên đường ống.<BR>- Kết thúc sấy đoạn từ H1 ¸ H2, đóng hết van xả khí sau H1, mở hết van HX1.  </P>

<P><BR>Điều 461:  Sấy hệ thống ống trước H1 và rửa hơi bộ Quá nhiệt.<BR>- Đóng van xả khí trước H1, XQN.<BR>- Mở các van XK1 ¸ XK11.<BR>- Hé mở từ từ van H1A khi thấy hơi  đi được thì dừng lại để sấy ống. Theo dõi hiện tượng xung kích đường ống và bộ Quá nhiệt. Khi không còn hiện tượng xung kích đường ống và bộ Quá nhiệt thì mở tiếp van H1A.<BR>- Khi hơi, nước phụt ra van thoát khí nào thì đóng van thoát khí đó lại. Riêng các van thoát khí Bao hơi và Xi clon vẫn mở hết.<BR>- Mức nước Bao hơi dâng lên +75 mm thì đóng van H1A lại.</P>

<P>Điều 462: Ngâm 30 phút báo Hoá lấy mẫu.<BR>- Nếu chất lượng nước đạt yêu cầu thì đóng hết các van HX3, HX1, mở dần các van thoát khí và xả bỏ hết nước lò qua 12 điểm xả định kỳ.<BR>- Nếu chất lượng nước chưa đạt yêu cầu thì thực hiện tiếp theo điều 458,  461.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>Phần 7<BR>các quy định về kiểm tra, chạy thử, trông coi thiết bị dự phòng và bảo d­­ưỡng thiết bị</P>

<P>     Để đảm bảo làm việc an toàn và dự phòng có độ tin cậy cao, việc luân phiên vận hành, chạy thử, thay dầu, bổ sung mỡ cho thiết bị phải đ­­ược thực hiện nghiêm túc. Cụ thể cho từng công việc các trực ban thực hiện theo quy định sau.<BR>I - Ngày 01 và 15 hàng tháng <BR>1. Kiểm tra  chất l­­ượng dầu các gối trục bơm, quạt. Nếu thấy dầu ở thiết bị nào không đảm bảo chất l­­ượng thì phải tiến hành thay mới.<BR>- Thiết bị ngừng thực hiện vào ca khuya.<BR>- Thiết bị vận hành thực hiện vào ca ngày.<BR>*  Quạt gió, Quạt khói, Quạt tải. Lò phó ngoài và trực ban cùng thực hiện.<BR>2. Ca ngày kiểm tra bổ sung mỡ cho ổ bi bánh chủ máy nghiền, bơm Cứu hoả,  kiểm tra bổ sung dầu cho hộp giảm tốc băng truyền than bột và hộp giảm tốc máy nghiền xỉ.<BR>* Trực sửa chữa kiểm tra bổ sung, trực ban phụ trách thiết bị giám sát.<BR>II - Các ca ngày trong tuần.  <BR>1- Ca ngày thứ hai:<BR>- Chạy thử kiểm tra bơm tống xỉ C và bơm Sinh hoạt C.<BR>- Chạy thử lần l­­ượt các bơm CH1, CH2 từ các vị trí. Do tr­­ưởng kíp tổ chức và giám sát.<BR>2- Ca ngày thứ ba:<BR>- Chạy thử băng chuyền than bột theo 2 chiều có trực sửa chữa cùng kiểm tra.<BR>* Lò phó trong lò 1 chủ động liên hệ thực hiện và ghi nhật ký vận hành băng chuyền.<BR>- Đóng mở thử các van n­­ước cấp, giảm ôn dự phòng.<BR>3- Ca ngày thứ tư­­:<BR>- Chạy thử các máy xả tro lò ngừng dự phòng hoặc sửa chữa nhỏ, kết hợp có trực sửa chữa mở cửa tròn vệ sinh đáy phễu và tấm chắn. Nếu có m­ưa gió lớn thì chạy thử vào ca ngày ngay sau đó.<BR>- Chạy kiểm tra các máy cấp than bột ở lò ngừng dự phòng hoặc sửa chữa nhỏ. Các tấm chắn than bột ở vị trí đóng hết và chạy lần l­­ượt từng máy một.<BR>- Xả kiểm tra n­­ước lã trong téc dầu đốt. Nếu có n­­ước lã thì làm thủ tục theo điều 115 QTVHTBLH. .<BR>- Kiểm tra bổ sung mỡ cho gối trục các bơm Chèn trục, bơm Thải tro,  bơm Chống ngập, bơm Sinh hoạt, Bơm tống C, bơm N­­ước đọng....<BR>4 - Ca ngày thứ năm :<BR>- Đổi vận hành các bơm : Dầu nghiền, Tống xỉ, Công nghiệp, Khử bụi, Sinh hoạt.<BR>- Đổi nguồn n­­ước mồi bơm tống.<BR>- Kiểm tra bổ sung mỡ cho gối trục các máy Xả tro, máy Cấp than bột, gối trục đầu Băng chuyền than bột, gối Cửa xỉ trong...<BR>- Kiểm tra bổ sung hắc ín cho bánh chủ máy nghiền vận hành.<BR>- Chạy kiểm tra bơm xăng trạm xỉ.</P>

<P>5 - Ca ngày thứ ba và thứ sáu:<BR>- Đổi vận hành các thiết bị: bơm Thải xỉ, bơm Thải tro, bơm Dầu đốt, téc Dầu đốt, Ejectơ trạm xỉ.<BR>- Chạy thử bằng tay 2 bơm cứu hoả bù trong 15 phút và xả đáy bình nư­­ớc mồi bơm cứu hoả.<BR>- Xả 2 van đầu cụt đ­­ường định kỳ chung ( lò 1 và lò 4 thực hiện) <BR>- Xả đầu cụt n­­ước chèn trục trạm xỉ.<BR>- Thổi bụi phecston lò 4 bằng khí nén theo quy định.<BR>III -  Các ca ngày và ca ngày chẵn:<BR>1 - Các ca ngày:<BR>- Các trực ban xả bình lọc sò và quay l­­ưới lọc rác Khử bụi, Công nghiệp.<BR>  * Lò phó ngoài lò 1 và 4 kiêm thêm xả bình lọc sò đ­­ường n­­ước làm mát gối trục Quạt gió.<BR>- Trực ban trạm xỉ chạy kiểm tra bơm chống ngập số 1, 2 và bơm thải tro trạm xỉ. vận hành thử 2 Ejectơ.<BR>- Trực ban trạm tro chạy thử bơm chống ngập , vận hành thử Ejectơ trong 10 phút.<BR>- Lần l­­ượt cắt điện các bơm Thải xỉ, Thải tro dự phòng để quay trục kiểm tra.<BR>2 - Ca ngày chẵn:<BR>- Chạy thử 2 bơm dầu máy nghiền lò dự phòng, cho dầu tuần hoàn 30 phút.<BR>- Xả định kỳ và kiểm tra tình trạng của hệ thống này ở lò dự phòng. <BR>- Đổi bơm chèn trục (Hai ngày đổi bơm 1 lần tính từ bơm chèn trục A Trạm tro).</P>

<P>Yêu cầu:<BR>Các trực ban thường xuyên theo dõi và thực hiện đúng các quy định và ghi cụ thể vào nhật kí vận hành.  </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><BR> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>Phần 8<BR>đặc tính kỹ thuật của thiết bị lò hơi sg 130-40-450.</P>

<P>Chương 1.  Bản thể lò</P>

<P>I - Những thông số cơ bản:</P>

<P>- Sản lượng hơi định mức:    D = 130 T/h<BR> - áp lực làm việc của bao hơi:    Pbh = 44 KG/ cm2<BR> - Nhiệt độ làm việc của bao hơi:    tbh = 255 ­oC <BR> - áp lực làm việc của hơi quá nhiệt:   Pqn = 40 KG/ cm2 <BR> - Nhiệt độ làm việc của hơi quá nhiệt:   tqn = 450oC<BR> - Nhiệt độ nước cấp:      tnc = 172 oC<BR> - Nhiệt độ không khí nóng:    tkkn = 375 oC<BR> - Hệ số không khí thừa:     akt = 1,2<BR>- Nhiên liệu đốt:                                                       Than Hồng Gai <BR>-Cỡ hạt than thô:                                           0¸35mm<BR>+Thành phần của than như sau:</P>

<P> <BR>Thành phần Tỷ lệ % Thành phần Tỷ lệ %    <BR>Các bon 62 Hyđrô 2,2    <BR>O xy 1,2 Ni tơ 0,4    <BR>Lưu huỳnh 0,4 Độ ẩm 11    <BR>Độ tro 22 Chất bốc 7,5  </P>

<P> - Nhiệt trị của nhiên liệu:             Qtlv = 5500kcalo/kg<BR> - Lượng không khí lý thuyết:     Vokk = 6,099 m3/kg<BR> - Nhiệt độ biến dạng của tro:    t1 = 1350oC<BR> - Nhiệt độ hóa mềm của tro:    t2 = 1450oC<BR> - Nhiệt độ chảy của tro:     t3 = 1500oC<BR> - Độ ẩm của than bột:     W = 0,5%<BR> - Độ mịn R90 của than bột:    R90 = 4¸7%<BR> - Lượng than tiêu hao ở phụ tải định mức:   B =16,3 T/h<BR> - Suất tiêu hao than tiêu chuẩn:    btc = 0,465 kg/kwh<BR> - Suất tiêu hao than thiên nhiên:    btn = 0,566 kg/kwh <BR> - Lượng tro ở phụ tải định mức:     A = 0,5125 T/h<BR> - Lượng xỉ ở phụ tải định mức:    0,07 T/h<BR> - Hệ số khả năng nghiền:     1,07<BR> - Tổn thất do khói mang theo:    q2 = 5,48%<BR> - Tổn thất do cháy không hết về hoá học:  q3 = 0%<BR> - Tổn thất do cháy không hết về cơ học:  q4 = 4%<BR> - Tổn thất do toả ra môi trường:    q5 = 0,4%<BR> - Tổn thất do xỉ mang theo:    q6 = 0%<BR> - Tổng các tổn thất:     Sq = 9,9%<BR> - Hiệu suất lò:      h = 90,1%<BR>II. Đặc tính cấu tạo bản thể lò</P>

<P>1. Bao hơi:<BR> - Đường kính ngoài:     f1755 mm<BR> - Chiều dài:       L = 10440 mm<BR> - Chiều dày:       d = 46 mm<BR> - Vật liệu, thép tấm:     20 G<BR> - áp suất công tác:      P = 44 KG/ cm2<BR> - Nhiệt độ công tác:     t  = 255 oC<BR> - Trọng lượng:      G = 20850 kg</P>

<P>2. Phân ly hơi ngoài.<BR> - Mỗi lò có 4 cái, mỗi bên có 2 cái.<BR> - Đường kính ngoài:     F426 mm<BR> - Chiều cao:       l = 5341 mm<BR> - Chiều dày:       d = 16 mm<BR> - áp lực công tác:      p = 44 KG/ cm2<BR> - Nhiệt độ công tác:     t  = 255oC<BR> - Công suất phân ly hơi:       Q = 17,29 t/h<BR>- Trọng lượng:      G = 2006,3 kg</P>

<P>3. Phân ly hơi trong.<BR> - Mỗi bao hơi có 44 cái đặt thành 3 hàng.<BR> - Đường kính :      F290 mm<BR>- Tổng chiều cao:      l = 593 mm<BR>- Trọng lượng 1 cái:     G =11,6 kg</P>

<P>4. Buồng lửa.<BR>  Kích thước:<BR> - Chiều cao (từ nửa phễu tro lạnh đến tâm bộ quá nhiệt):h = 20 m<BR> - Chiều sâu:       a = 6,6 m<BR> - Chiều rộng:      b = 6,9 m<BR> - Dung tích buồng lửa:     V = 766,6 m3<BR> - Diện tích hấp thụ nhiệt:     F = 541,4 m2<BR> - Nhiệt thế thể tích buồng lửa:   Qv= 112.103 kcalo/m3.h<BR> - Bốn dàn ống sinh hơi tạo thành không gian buồng lửa. <BR> - Dàn trước và sau mỗi dàn có 91 ống:   F 60x3<BR>- Dàn trái và phải mỗi dàn có 83 ống:   F 60x3<BR> - Tổng số ống 4 dàn là 348 ống:    F 60x3</P>

<P>5. Các vòng tuần hoàn tự nhiên.<BR>Mỗi lò có 12 ống góp dưới nối với 4 dàn ống sinh hơi tạo thành 12 vòng tuần hoàn tự nhiên.Mỗi dàn ống được phân chia và nối với số ống góp dưới tương ứng từng bên.<BR>- 6 ống góp dưới của 2 bên phải và trái khi lên trên được nối với 6 ống góp trên tương ứng. 2 ống góp giữa của dàn trái và dàn phải khi lên ống góp trên, từ mỗi ống góp trên đi ra 4 đường f 108x4 vào 2 phân ly ngoài tương ứng ở từng bên.        <BR>- Từ mỗi phân ly ngoài, chia thành 2 đường f 89x3,5 dẫn hơi vào khoang kín của bao hơi. <BR>- Khoang nước của mỗi xyclon ngoài được nối với khoang nước của bao hơi bằng 2 đường ống f 89x3,5.<BR>- Hỗn hợp hơi nước từ 4 ống góp trên còn lại của 2  dàn trái, phải và của dàn trước và sau đều đi vào các xyclon trong bao hơi.</P>

<P>6. ống nước xuống.<BR>Gồm 26 ống nối với 12 ống góp dưới như sau:<BR>- Hai ống góp giữa của dàn trước và sau mỗi ống góp có 3 ống nước xuống.<BR>- 10 ống góp còn lại mỗi ống góp có 2 ống nước xuống.   </P>

<P>7. Dàn ống pheston.   <BR> Dàn ống sinh hơi phía sau lò khi lên đến độ cao 19,4 m được uốn 1 góc 30o và xếp thành 4 hàng có chiều dài và số ống như sau:<BR> - Hàng 1 có 22 ống, chiều dài mỗi ống 5,8 m.     <BR> - Hàng 2 có 23 ống, chiều dài mỗi óng 5,7 m.<BR> - Hàng 3 có 23 ống, chiều dài mỗi ống 5,4 m.<BR> - Hàng 4 có 23 ống, chiều dài mỗi ống 5,4 m.<BR>Tổng diện tích hấp thụ nhiệt:  F = 95,5m2.<BR>Nhiệt độ khói vào:                  q =1107oC.<BR>Nhiệt độ khói ra:                     q/ =1036oC</P>

<P>8-  Đai đốt cháy.<BR>- Diện tích: F = 82 m2.<BR>- Trên mặt ống sinh hơi về phía buồng lửa có hàn những gai thép để đắp quặng Crôm tạo thành vành đai đốt để đốt những than antraxit không khói khó cháy, duy trì nhiệt độ buồng lửa cao và ổn định trong quá trình vận hành.  <BR>- ống sinh hơi ở vùng đai đốt bằng thép CT.20, F 60x4. </P>

<P>9. Bộ đốt và các loại bộ đốt đang sử dụng. <BR> Hiện nay đang sử dụng 3 loại bộ đốt.<BR> + Bộ đốt kiểu dẹt, bố trí 4 góc lò.<BR> Mỗi bộ đốt có:<BR>- Hai vòi phun hỗn hợp than và gió cấp 1.<BR>- Hai miệng phun gió cấp 2 giữa và trên có điều chỉnh độ nghiêng xuống 5o và 10o.<BR>-1 miệng gió cấp 2 dưới không có điều chỉnh góc độ, trong có vòi phun dầu.<BR>-1 miệng gió cấp 3 trên cùng có điều chỉnh góc độ ± 15o. <BR>Đường kính vòng lửa tượng ở trung tâm buồng lửa: F 0,8 m      <BR>+ Bộ đốt kiểu dẹt, bố trí bốn góc lò. Có cánh điều chỉnh phân dòng đậm nhạt ở ống vào vòi phun than bột. (HBB)<BR>Mỗi bộ đốt có:<BR>- Hai vòi phun hỗn hợp than và gió cấp 1.<BR>- Hai miệng phun gió cấp 2 giữa và trên có điều chỉnh độ nghiêng xuống 5o và 10o.<BR>- 1 miệng gió cấp 2 dưới không có điều chỉnh góc độ, trong có vòi phun dầu.<BR>- 1 miệng gió cấp 3 trên cùng có điều chỉnh góc độ ± 15o. <BR>Đường kính vòng lửa tượng ở trung tâm buồng lửa: F 0,8 m      <BR>+ Bốn bộ đốt than bột dạng UD bố trí 4 góc lò.<BR>- Mỗi bộ đốt đặt 2 bộ phân ly cho 2 ống hỗn hợp than gió cấp 1 tương ứng tạo thành 4 dòng ( 2 dòng đậm, 2 dòng nhạt) phun vào lò theo phương tiếp tuyến với cột lửa.<BR>-Tất cả các vòi phun và 11 cửa phân phối gió cấp 2 (4 cửa gió cấp 2   X Q ) được đặt trúc xuống 10o  so với phương nằm ngang.<BR>- Cụm gió cấp 2 dưới trong có lắp vòi phun dầu.<BR>- 1 miệng gió cấp 3 trên cùng đặt nằm ngang không có điều chỉnh góc độ.<BR>10. Khung, tường lò và phễu xỉ:</P>

<P>III. Đặc tính kỹ thuật thiết bị phần đuôi lò.</P>

<P>1. Các bộ quá nhiệt.<BR>Kiểu hỗn hợp hình xoắn gia nhiệt bề mặt; gồm 2 cấp:</P>

<P>a. Bộ quá nhiệt cấp 1.<BR> Số lượng ống: 130 ống F 38x3,5; thép CT.20 đặt thành 4 hàng xếp so le và song song với nhau nối từ bao hơi ra.<BR>Phấn đầu hành trình dòng hơi đi ngược chiều đường khói, phần cuối dòng hơi đi cùng chiều đường khói rồi đi vào ống góp cấp 1.   <BR>  + Chế độ làm việc:<BR> - Nhiệt độ khói vào:    q' = 1036oC<BR> - Nhiệt độ khói ra:     q" = 843 oC<BR> - Tốc độ trung bình của khói:   Wk = 7,6 m/s<BR> - Nhiệt độ hơi vào     t'= 255 oC<BR>- Nhiệt độ hơi ra     t" = 352 oC<BR> - áp lực hơi công tác:     P = 41 KG/ cm2<BR> - Tốc độ dòng hơi đi trong ống:    w = 25,1 m/s<BR> - áp lực nước thí nghiệm:   Ps = 62 KG/ cm2<BR> - Diện tích chịu nhiệt:    FQn1 = 296,4 m2<BR> - Hệ số hiệu dụng mặt chịu nhiệt:  0,9<BR> - Tổng trọng lượng:    G = 858,2 kg</P>

<P> b. Bộ quá nhiệt cấp 2.<BR>Lưu trình:<BR>- Từ ống góp dẫn ra bộ quá nhiệt cấp 1 gồm 8 đường ống thép CT20   f108x4 chéo nhau đi vào 2 bộ giảm ôn. <BR>- Từ 2 bộ giảm ôn đi về ống góp trung gian, dòng hơi đi ngược chiều dòng khói: Mỗi bộ giảm ôn có 3 hàng mỗi hàng ống có 21 ống. Tổng số ống từ 2 bộ giảm ôn vào ống góp trung gian là 126 ống.  <BR>- Từ ống góp trung gian đến ống góp bộ quá nhiệt cấp 2 có3 hàng ống, mỗi hàng 40 ống, dòng hơi đi cùng chiều dòng khói. Tổng số bằng120 ống.<BR> + Chế độ làm việc:<BR>- Nhiệt độ khói vào:    q' = 843 oC<BR> - Nhiệt độ khói ra:     q" = 645 oC<BR> - Tốc độ trung bình của khói:   Wk = 9,8 m<BR> - Nhiệt độ hơi vào:     t' = 352 oC<BR>- Nhiệt độ hơi ra:         t" = 450 oC<BR> - Tốc độ bình quân của hơi:       w = 25,2m/s<BR> - áp lực nước thí nghiệm:    Ps = 59 KG/ cm2<BR> - Diện tích chịu nhiệt:    FQn2 = 617 m2<BR> - Hệ số hiệu dụng mặt chịu nhiệt:  0,9<BR> - Tổng trọng lượng:    G = 2645,68 kg</P>

<P>2. Bộ giảm ôn.<BR>Kiểu gia nhiệt bề mặt (nước đi trong ống hơi đi ngoài ống)<BR> - Số lượng 1 lò 2 bộ.<BR>- Phạm vi điều chỉnh nhiệt độ hơi :   Dt = 25 oC<BR>- Nguồn nước làm lạnh lò nước cấp:  tnc = 172 oC<BR> - Số ống nước làm bằng thép: 28 ống F18x3mm<BR>- Nhiệt độ hơi công tác:    tm = 352 oC<BR>- áp lực hơi công tác:    Pm = 42 Kg/ cm2<BR> - Thân bộ giảm ôn:     F377x25mm<BR> - ống góp nước vào, ra:     F133x6mm<BR>- áp lực thí nghiệm :    Ps = 73,5 Kg/ cm2</P>

<P>3. Bộ hâm nước.<BR> - Kiểu sôi hình xoắn, đặt xen kẽ với bộ sấy không khí.<BR> - Tỷ suất sôi:     1,33%<BR> - Số cấp:       2 cấp.<BR> - Số ống: 69 ống thép CT20   F32x3<BR> - Tổng bề mặt chịu nhiệt:    F = 1226 m2</P>

<P> a. Bộ hâm nước cấp 1.<BR> - Nhiệt độ nước cấp vào:    t'nc = 185oC<BR> - Nhiệt độ nước cấp ra:     t"nc = 206oC<BR> - Nhiệt độ khói vào:    q' = 322oC<BR>- Nhiệt độ khói ra:      q" = 253oC<BR> - Tốc độ trung bình của khói:   W = 6,2m/s<BR> - Tổng bề mặt chịu nhiệt:    Fhn1 = 848 m2<BR>b. Bộ hâm nước cấp 2.<BR>- Nhiệt độ nước cấp vào:     t'nc = 206oC<BR> - Nhiệt độ nước cấp ra:     t"nc = 255oC<BR> - Nhiệt độ khói vào:     q' = 645oC<BR>- Nhiệt độ khói ra:      q" = 467oC<BR> - Tốc độ trung bình của khói:   W = 8,7 m/s<BR> - Tổng bề mặt chịu nhiệt:    Fhn2 = 471 m2</P>

<P>4. Bộ sấy không khí.<BR>Kiểu ống  (xếp từng khối)<BR> - Số cấp: 2 cấp.<BR> - Số ống: 6488 ống/1 bộ, thép CT20          F40x1,5mm<BR> - Tổng diện tích bề mặt chịu nhiệt:  F = 8000m2</P>

<P> a. Bộ sấy không khí cấp 1<BR> - Nhiệt độ không khí lạnh vào:    t' = 30oC<BR> - Nhiệt độ không khí ra:    t" = 182oC<BR> - Nhiệt độ khói vào:     q' = 253oC<BR>- Nhiệt độ khói ra:      q" = 137oC<BR> - Tốc độ trung bình của khói:   W = 9,1 m/s</P>

<P>b. Bộ sấy không khí cấp 2<BR>- Nhiệt độ không khí vào:    t' = 182oC   <BR> - Nhiệt độ không khí ra:     t" = 375oC<BR> - Nhiệt độ khói vào:     q' = 467oC<BR>- Nhiệt độ khói ra:      q" = 322oC<BR> - Tốc độ trung bình của khói:   W = 12,5 m/s</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><BR>Chương 2</P>

<P> đặc tính kỹ thuật Các thiết bị phụ và thiết bị dùng chung</P>

<P>hệ thống chế biến và cung cấp than bột</P>

<P>Máy nghiền than:<BR> - Kiểu thùng nghiền WBM: 250/390<BR> - Năng suất nghiền:    Q = 10,4 t/h<BR> - Hệ số khả năng nghiền:    K ℓo = 1,07<BR>- Trọng lượng bi Æ40 ¸ 60 mm:   Gbi = 25 tấn<BR> - Nhiệt độ cho phép sau thùng nghiền:  t2  = 80¸120 oC<BR> - Mỗi lò  2 máy nghiền.<BR> - Thông số các động cơ điện: <BR> - Điện thế:      U = 6000 v<BR> - Cường độ dòng điện:    I = 46,4 A<BR> - Công suất:      N = 350 kW<BR> - Tốc độ quay:     n = 735 v/phút<BR>   + Bộ giảm tốc.<BR>Phần nối với thùng nghiền:<BR> - Bánh răng lớn:     Z = 194 răng<BR> - Bánh răng nhỏ:     Z = 24 răng<BR> - Tỉ số truyền:     i = 1/8,08<BR>Phần nối với động cơ<BR> - Bánh răng lớn:     Z = 153 răng<BR> - Bánh răng nhỏ:     Z = 34 răng<BR>- Tỉ số truyền động:    i = 1/4,5<BR> - Tốc độ quay thùng nghiền:   n = 20,2 v/phút</P>

<P>2. Quạt tải than bột: Mỗi lò 2 cái<BR>  + Quạt tải kiểu: 7-29-12-N016<BR> - Năng suất:      Q = 27000 m3/h<BR> - Cột áp:      H = 1060 mm <BR>- Tốc độ quay:     N = 1450 v/phút<BR>- Nhiệt độ gió nóng cho phép vào quạt: t1 = 120oC<BR>+ Thông số các động cơ điện.<BR>- Công suất:      N = 115 kW<BR>- Điện thế:      U = 380 v<BR>- Cường độ dòng điện:    I = 295 A<BR> - Tốc độ quay:     n = 1480 v/phút</P>

<P>3. Máy cấp than nguyên và kho than nguyên:<BR> - Kiểu chấn động điện từ  92<BR>- Năng suất:      Q = 0¸20 t/h<BR> - Độ ẩm toàn phần của than:    W = 8 % <BR>    Bộ chấn động điện từ.<BR> - Điện thế xoay chiều:    U = 220v<BR>- Cường độ dòng điện:    I = 1,8A<BR> - Tần số dòng điện:    f = 50hz<BR> - Trị số điều chỉnh cộng hưởng:   K = 1,3mm<BR> - Số lần chấn động:     n = 3000 lần/phút<BR>Mỗi lò 2 máy. <BR>Phễu nạp than nguyên kiểu kín <BR>Kho than nguyên (mỗi lò 2 cái ) dung tích 1 cái:     V = 105 m3  </P>

<P>Hệ thống dầu bôi trơn máy nghiền:<BR>    Bơm dầu kiểu: KCB - 55.<BR> - Lưu lượng:      Q = 3 m3/h<BR> - áp suất làm việc:     P = 0,33 MPa<BR> - Tốc độ vòng quay:    n = 1400 v/phút<BR>          -  Công suất:      N = 1,5 kW<BR>       Động cơ điện kiểu Y90L - 4TH<BR> - Công suất điện:     N = 1,5 kW<BR> - Điện thế:      U = 380 V<BR> - Tốc độ quay:     n = 1400v/phút<BR>- Cường độ dòng điện:    I = 3,7 A<BR>+ Bể dầu máy nghiền.<BR> - Dung tích bể dầu trên:    Vtr = 0,8 m3<BR> - Dung tích bể dầu dưới:    Vd = 2,5 m3</P>

<P> 5. Phân ly than thô.<BR> Kiểu cánh tĩnh, hai cấp phân ly.<BR> Đường kính  nón ngoài: F 2800/1582 mm.<BR> Đường kính nón trong: F 1932/220 mm.<BR> Số lượng cánh tĩnh:  20 cánh<BR> Góc độ điều chỉnh: 0 ¸ 90o.</P>

<P>6. Phân ly than mịn và kho than bột.<BR> Kiểu HG-XFY<BR> - Đường kính:      F1050mm<BR> - Mỗi lò có 4 phân ly than mịn<BR> - Kho than bột: Mỗi lò 1 cái, dung tích:  V = 110 m3</P>

<P>7. Băng chuyền than xoắn ốc.<BR>  Toàn nhà máy có 1 Băng chuyền kiểu GX phân làm 2 đoạn. <BR> -Băng chuyền A: Đoạn lò 1 và 2 dài 30 m<BR> -Băng chuyền B: Đoạn lò 3 và 4 dài 30 m. <BR> -Hộp giảm tốc kiểu: NE - 32 - 35 - 160 - B<BR>- Công suất:                                                      N = 14,2 kW<BR>- Tố truyền:          i = 1450/25<BR>- Tốc độ quay của băng:     n = 58 v/phút          <BR> Động cơ điện ký hiệu: 3K12 - M4<BR> - Công suất:       N = 7,5 kw<BR> - Điện thế:       U = 380 v<BR> - Tốc độ quay:       n = 1450 V/phút<BR> - Cường độ dòng điện:     I = 15 A</P>

<P>Các máy cấp than bột:<BR>     Kiểu tròn ký hiệu: GF - 6<BR>- Năng suất:        Q = 2¸6 t/h<BR> - Độ ẩm còn trong than bột:    W = 0,5%<BR> - Độ mịn than bột:      R90 = 4¸7%<BR>     Động cơ điện ký hiệu: Y90L - 4T<BR> - Công suất:       N = 1,5kW<BR>- Điện áp:       U = 380 V<BR>- Cường độ dòng điện:     I = 3,7 A<BR> - Tốc độ quay:      n = 1400 v/phút<BR> - Mỗi lò 8 máy cấp than bột.</P>

<P>II. hệ thống các quạt gió, quạt khói</P>

<P>Các quạt gió: Mỗi lò có 2 quạt gió<BR>- Kiểu G4-73-11-N014D<BR>- Năng suất:       Q = 113000 m3/h<BR>- Cột áp:       H = 641mm<BR>- Tốc độ quay:      n = 1450 v/phút<BR>- Công suất:       N = 260 kW<BR>    Thông số các động cơ điện.<BR>- Công suất:       N = 260 kw<BR>- Điện thế:       U = 6000 V<BR>- Cường độ dòng điện:     I = 30,4 A<BR>- Tốc độ quay:       n = 1470 v/phút</P>

<P>2-Các quạt khói:  Mỗi lò 2 quạt khói<BR>     KiểuY4-73-11ND-18D<BR>- Năng suất:        Q = 159000 m3/h  - Cột áp:        H = 287 mm<BR>- Công suất:       N = 185 kW<BR>- Tốc độ quay:      n = 970 v/phút<BR>     Thông số các động cơ điện <BR> - Công suất:       N = 185 kW<BR> - Điện áp:        U = 380 V<BR> - Cường độ dòng điện:      I = 365 A<BR> - Tốc độ quay:       n = 987 v/phút</P>

<P> </P>

<P><BR>III. Bộ khử bụi và các máy xả tro rung phễu</P>

<P>1. Bản thể bộ khử bụi tĩnh điện.<BR>Ký hiệu: BE - 70 - 3/17/405/10115/3x8 - G<BR>  - Tiết diện hữu ích:                F = 70 m2   <BR> - Kích thước đường khói vào và ra:   2700 x 2700 mm<BR>-Số trường khử bằng tĩnh điện:     3 trường<BR> - Kênh khói đi:                 17 kênh<BR> - Cực dương:       (18 x 2) 3<BR>          - Cực âm:        (17 x 2) 3<BR>- Mỗi trường 1 máy biến thế chỉnh lưu ký hiệu: GGA JO2h-0,6/72 kV<BR> - Điện áp vào/ra:                              380 V(AC)/ 72000 V (DC) <BR> - Dòng điện vào/ra:                                      163 A(AC)/ 0,6 A(DC)<BR> - Công suất tiêu thụ:           N = 104,19 kW<BR> - Hiệu suất khử  bụi:                                        h = 99,21 %<BR> Mỗi lò 1 bộ khử bụi tĩnh điện.</P>

<P> 2. Các thiết bị phần thải tro của  bộ khử bụi<BR>- Búa gõ: 63 cái<BR>- Phễu thu tro: 6 cái<BR>- Máy xả tro: 6 cái<BR>- Máy rung phễu: 6 cái<BR>- Hộp thu tro: 6 cái</P>

<P> a. Máy xả tro:<BR>+ Động cơ ký hiệu: Y90L - 6<BR>- Công suất:       N = 1,1 kW<BR>- Điện áp:        U = 380 V<BR>- Cường độ dòng điện:      I = 3,2 A<BR>- Tốc độ quay:       n = 910 v/phút<BR>- Trọng lượng:       G = 26 kg<BR>+ Hộp giảm tốc<BR>Ký hiêu: YTC - 170<BR>- Tỷ số truyền:       i = 29,35<BR>- Tốc độ quay:      n = 31 v/phút<BR>- Năng suất xả:       Q = 25 m3/h<BR>- Trọng lượng:       G = 55 kg</P>

<P> b. Máy rung phễu:<BR> - Ký hiệu. JZO - 2.5 - 2<BR>          - Công suất:        N = 0,25 kW<BR> - Điện áp:        U = 380 V<BR> - Cường độ dòng điện:      I = 0,79 A<BR> - Tốc độ quay:       n = 3000 v/phút<BR> - Lực rung:        F = 2500 N</P>

<P>IV. Các thiết bị dùng chung</P>

<P>1 - Thiết bị Trạm thải xỉ:<BR>Bơm thải xỉ: ( 3 bơm )<BR>      Bơm: Ký hiệu 6-PH<BR>Công suất:      N = 115kW<BR>Lưu lượng:      Q = 400 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 47 m<BR>Tốc độ quay:      n = 1470 v/phút<BR>      Thông số các động cơ điện.  <BR>Công suất:      N = 115 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I =  212 A<BR>Tốc độ quay:      n = 1480 v/phút</P>

<P>b. Máy nghiền xỉ: ( 2 cái )<BR>      -   Ký hiệu: DSZ - 60<BR>-   Năng suất nghiền xỉ ướt:    Q = 12 ¸ 60 T/h<BR>          -   Tốc độ quay:      n = 61 v/p ?<BR>          -   Công suất:      N = 22 kW<BR>    Hộp giảm tốc. Ký hiệu  XWD9 - 17 - 22  <BR>    Động cơ điện. Ký hiệu Y20L2 - 6 - TH            <BR>Công suất:      N = 22 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 44,6 A<BR>Tốc độ quay:      n = 970 v/phút</P>

<P> c. Bơm chèn trục: ( 2 cái )<BR>    Bơm ký hiệu: 75 TSWA - 7<BR>Lưu lượng:      Q = 36 m3 /h<BR>Cột áp:       H =  80 m<BR>Tốc độ quay:      n = 1450 v/phút<BR>Công suất:      N = 15 kW<BR>    Động cơ điện: ký hiệu: Y160L- 4 - TH   2 cái<BR>Công suất:      N = 15 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 33,3 A<BR>Tốc độ quay:      n = 1460 v/phút</P>

<P> d. Bơm chống ngập 1:<BR>Ký hiệu 2-5-PWA<BR>Lưu lượng:      Q = 80 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 18 m<BR>Tốc độ quay:      n = 2940 v/phút<BR>Công suất:      N = 11,5 kW<BR>Động cơ điện ký hiệu:  J03-112-L4 <BR>Công suất:      N = 11,5  kw<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I =  23 A<BR>Tốc độ quay:      n = 2950 v/phút</P>

<P> đ. Bơm chống ngập 2: (1 cái)<BR>    Bơm ký hiệu: <BR>Lưu lượng:      Q =  m3 /h<BR>Cột áp:       H =   m<BR>Tốc độ quay:      n =  v/p<BR>Công suất:      N = kW<BR>   Động cơ điện ký hiệu: 4AM - 132 - M4 - T2  <BR>Công suất:      N = 11 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 22  A<BR>Tốc độ quay:      n = 1450 v/phút</P>

<P> e. Bơm thải tro trạm xỉ:(1 cái)<BR> Bơm ký hiệu:<BR>  - Lưu lượng:                Q = 150 m3<BR>- Cột áp:       H = 35 m<BR>- Công suất:       N = 40 kW<BR>- Tốc độ quay:      n = 1470 v/phút<BR>Động cơ ký hiệu: ?</P>

<P> f. Bơm xăng: ...</P>

<P>g. ejector ( 2 cái )<BR> <BR>Cột áp miệng bộ khuyếch tán:     m 9,3    <BR>Công suất bộ phun;                      m3/h 30,3    <BR>Lượng nước phun;                        m3/h 25,2    <BR>Đường kính vòi phun;                  mm 18    <BR>Cột áp  vòi phun;                          m 60  </P>

<P>2.Thiết bị Trạm bơm và các bể nước đọng, nước công nghiệp:</P>

<P>Bơm tống xỉ: (3 cái)<BR>+ Bơm tống A, B ký hiệu: DK400-11A    <BR>Lưu lượng:      Q = 368 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 91,5 m<BR>Công suất:      N = 131 kW<BR>Tốc độ quay:      n = 1480 v/phút<BR>      + Động cơ điện:<BR>Công suất:      N = 225 kw<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 399 A<BR>Tốc độ quay:      n = 1480 v/phút<BR>    +  Bơm tống C ký hiệu: 8HS - 6<BR>Lưu lượng:      Q = 234 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 93,5 m<BR>Tốc độ quay:      n = 2900 v/p<BR>          -    Công suất:      N = 110 kW<BR>     Động cơ điện ký hiệu:  Y345 S - 2THW  <BR>Công suất:      N = 110 kw<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 203 A<BR>Tốc độ quay:      n = 2950 v/phút</P>

<P>Bơm công nghiệp: (2 cái)<BR> Bơm ký hiệu: IS - 100 - 65 - 200<BR>Lưu lượng:      Q = 90 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 43  m<BR>Tốc độ quay:      n = 2900 v/phút<BR>Công suất:      N = 22 kW<BR>Động cơ điện ký hiệu: Y180 M - 2 - TH<BR>Công suất:      N = 22 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 42,2 A<BR>Tốc độ quay:      n = 2950 v/phút</P>

<P>Bơm khử bụi: (2 cái)<BR> Bơm ký hiệu: 4 BA - 8<BR>Lưu lượng:      Q = 90 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 54,2 m<BR>Tốc độ quay:      n = 2900 v/phút<BR>Công suất:      N = 30 kW<BR>Động cơ điện ký hiệu: J02 - 72 - 2TH<BR>Công suất:      N = 30 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 55  A<BR>Tốc độ quay:      n = 2940 v/phút</P>

<P>Bơm nước đọng: (2 cái)<BR>+ Bơm A ký hiệu: ISR80 - 65 - 160<BR>Lưu lượng:      Q = 30 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 32  m<BR>Tốc độ quay:      n = 2900 v/phút<BR>Công suất:      N = 7,5 kW<BR>Động cơ điện ký hiệu: Y132S2 - 2 - TH<BR>Công suất:      N = 7,5 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 15 A<BR>Tốc độ quay:      n = 2930 v/phút<BR>       + Bơm B ký hiệu: 3LT6A<BR>Lưu lượng:      Q = 45 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 40  m<BR>Tốc độ quay:      n = 2900 v/phút<BR>Công suất:      N = 9 kW<BR>Động cơ điện Việt nam - Hunggari<BR>Công suất:      N = 10 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 19,3 A<BR>Tốc độ quay:      n = 2930 v/phút</P>

<P>Bể nước đọng, bể nước công nghiệp và các bình dãn nở:<BR> + Bình dãn nở xả định kỳ:     1bình<BR>  Ký hiệu: DB - 75<BR>  Dung tích:         V = 7,5 m3<BR>+Bình dãn nở nước đọng kiểu nằm:            1 bình<BR> Dung tích:          V = 0,75 m3 <BR>+ Bể nước đọng:        2 bể<BR> Dung tích 1 bể:        V = 30 m3<BR> + Bể nước công nghiệp:       1 bể<BR>  Dung tích:         V = 40 m3</P>

<P>3. Thiết bị Trạm thải tro:</P>

<P>Bơm thải tro: (3 cái)<BR>   Bơm ký hiệu: 6/4D - AH<BR>Lưu lượng:      Q = 230 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 40 m<BR>Tốc độ quay:      n = 1430 v/phút<BR>Công suất:      N = 55 kW<BR>    Động cơ điện ký hiệu: Y 250 M - 4<BR>Công suất:      N = 55 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 102,5 A<BR>Tốc độ quay:      n = 1480 v/phút</P>

<P>Bơm chèn trục: (2 cái)<BR> Bơm ký hiệu: DA1 - 100 x 4<BR>Lưu lượng:      Q = 54 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 70,4 m<BR>Tốc độ quay:      n = 2950 v/phút<BR>Công suất:      N = 14,4 kW<BR>Động cơ điện ký hiệu: Y 160L - 2 - W<BR>Công suất:      N = 18,5 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 35,5 A<BR>Tốc độ quay:      n = 2950 v/phút</P>

<P>Bơm nước đọng: (1 cái)<BR> Bơm ký hiệu: S100 - 30 - 180<BR>Lưu lượng:      Q = 50 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 60  m<BR>Tốc độ quay:      n = 1450 v/phút<BR>Công suất:      N = 2,2 kW<BR>Động cơ điện ký hiệu: Y100 - L - 4<BR>Công suất:      N = 2,2 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I =   5  A<BR>Tốc độ quay:      n = 1450  v/phút</P>

<P>d. ejectơr ( 1 cái )<BR> <BR>Cột áp miệng bộ khuyếch tán:  m 9,3    <BR>Công suất bộ phun; m3/h 30,3    <BR>Lượng nước phun; m3/h 25,2    <BR>Đường kính vòi phun; mm 18    <BR>Cột áp  vòi phun; m 60  </P>

<P><BR>4. Thiết bị Trạm Dầu đốt- Cứu hoả- Sinh hoạt:</P>

<P>Bơm dầu đốt: (3 cái)<BR>Ký hiệu: CBGF - 1050<BR>áp suất làm việc:     P = 12,5 MPa<BR>-    Năng suất:      Q = 4,32 m3/h<BR> -   Tốc độ quay:      n = 1440 v/phút<BR> -  Công suất:       N = 7 kW<BR>     Động cơ điện kiểu: Y132S - 4 - TH<BR>Công suất:      N = 5,5 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I =   11,6  A<BR>Tốc độ quay:      n = 1440  v/phút</P>

<P><BR> d. Bể dầu, Bộ sấy dầu, Lưới lọc dầu và hệ thống hơi sấy dầu.<BR>  + Téc dầu:        3 Téc<BR>  Dung tích 1 téc:      V » 25 m3<BR>  +Bể dầu DE:       1 bể<BR>  Dung tích:       V =5,5 m3 <BR>   +. Bộ sấy dầu cấp 1.     3 Bộ<BR>   +. Bộ sấy dầu cấp 2.     2 Bộ</P>

<P>   +. Lưới lọc dầu thô:               2 cái<BR>    Số lỗ:       n = <BR>   + Đường hơi sấy dầu:<BR>Trích đường hơi xả cao áp sau van HX5, HX7ab của các máy.</P>

<P>đ. Bơm cứu hoả: (2 cái)<BR>    Bơm ký hiệu: XA8026 - 275<BR>Lưu lượng:      Q = 162 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 88  m<BR>Công suất:      N = 75 kW<BR>Tốc độ quay:      n = 3000v/phút ?<BR>     Động cơ điện kiểu: FBFC<BR>Công suất:      N = 80,2 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 143 A<BR>Tốc độ quay:      n = 3000 v/phút ?</P>

<P> e. Bơm cứu hoả bù: (2 cái)<BR>   Bơm ký hiệu: 4WZ3213 - 47.5<BR>Lưu lượng:      Q = 3,6 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 100 m<BR>Công suất:      N = 7,5 kW<BR>Tốc độ quay:      n = 1500v/phút<BR>     Động cơ điện kiểu: FBFC<BR>Công suất:      N = 8,6  kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 15,6 A<BR>Tốc độ quay:      n = 1500 v/phút</P>

<P> g. Bơm sinh hoạt: (3 cái)<BR>    Bơm A,B ký hiệu: ?<BR>Lưu lượng:      Q = 250 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 54 m<BR>Công suất:      N = 90kW<BR>Tốc độ quay:      n = 1500 v/phút<BR>     Động cơ điện kiểu: 4AM250 - M4T2<BR>Công suất:      N = 90 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 165A<BR>Tốc độ quay:      n = 1480 v/phút<BR>   Bơm C Ký hiệu: 4 BA - 8<BR>Lưu lượng:      Q = 90 m3 /h<BR>Cột áp:       H = 54,2 m</P>

<P><BR>Tốc độ quay:      n = 2900 v/phút<BR>Công suất:      N = 30 kW<BR>Động cơ điện ký hiệu: J02 - 72 - 2TH<BR>Công suất:      N = 30 kW<BR>Điện thế:       U = 380 V<BR>Cường độ dòng điện:     I = 55  A<BR>-   Tốc độ quay:      n = 2940 v/phút<BR></P>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro