nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

câu 12: hãy làm rõ tư tưởng HCM về một nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta phải làm gì để thực hiện điều đó?

                                                           Bài làm.

                  Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền vì dân là lợi ích và quyền lực thuộc về nhân dân do Đảng lãnh đạo. Đây là căn cứ để phân biệt bản chất nhà nước của ta với các kiểu nhà nước khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân bầu ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Theo đó, "tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân".

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định rằng, nhà nước ta là nhà nước dân chủ vì nhân dân có quyền kiểm soát và tham gia quản lý nhà nước. Nhà nước là cơ quan công quyền được nhân dân ủy quyền thay mặt cho dân quản lý xã hội, lo cho dân chứ không phải "đè đầu, cưỡi cổ dân", phải lấy việc đưa lại quyền lợi cho nhân dân làm mục tiêu hoạt động của mình. Tất cả mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Chính phủ đều chỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Đồng thời phải làm cho bộ máy nhà nước thật sự trong sạch, chống đặc quyền, đặc lợi.

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng, một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ. Muốn thực hành được tiết kiệm phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Nhiều lần trong các sinh hoạt chính trị và huấn thị, giáo dục cán bộ, công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa cần kiệm liêm chính và chỉ ra rằng: Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. Tham ô là trộm cắp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ... Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ, cũng là đồng minh của thực dân, phong kiến. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính, là hành động xấu xa nhất của con người. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà. Do vậy cần thường xuyên giáo dục cho cán bộ, công chức ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, chống "nhũng lạm". Bởi lẽ "những người trong các công sở đều có ít nhiều quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân" . Vậy nên phải thường xuyên cải cách, kiện toàn bộ máy nhà nước, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc yêu cầu cán bộ, công chức phải thực hiện thật tốt chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân chúng.

Thực hiện chữ Liêm hiện nay đang là yêu cầu bức xúc để làm trong sạch bộ máy nhà nước và chống tham ô, lãng phí của công. Trước hết cần giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức viên chức thấm nhuần và thực hiện chữ Liêm theo tư tưởng và tấm gương của Bác.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền và những hoạt động thực tiễn của Người điều nổi bật lên là lòng nhân ái và tình người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đó là pháp trị, là nhà nước pháp quyền. Đồng thời Người còn chủ trương đức trị, thực hành dân chủ rộng rãi, ra sức bảo vệ quyền tự do dân chủ cho nhân dân, lấy đức để giáo dục và cảm hóa con người, yêu thương, quý trọng nhân dân. Người yêu cầu các cấp chính quyền thật sự thấm nhuần tính chất nhà nước của dân, do dân, vì dân mà phát huy cao độ dân chủ để động viên tất cả sức dân cho cách mạng, đưa kháng chiến đến thắng lợi và kiến quốc thành công.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Nhiệm vụ của chính quyền là phục vụ nhân dân, tổ chức, giáo dục và động viên nhân dân xây dựng đời sống mới, nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thật sự tham gia quản lý công việc nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề ở đời và làm người: Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền thể hiện nhất quán sự kết hợp giữa dân chủ và pháp luật. Dân chủ phát triển đi liền với pháp luật nghiêm minh. Và bao trùm lên tất cả đều vì con người, do con người và cho con người, bảo đảm quyền con người gắn liền với trách nghiệm, nghĩa vụ của mỗi người. Có thể thấy rất rõ, đó là sự kết hợp hài hòa, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã kế thừa những tinh hoa của nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc.

                                                    (nhiệm vụ)

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn hiện nay là chăm lo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự vì dân, do dân và của dân.

Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn của sự phát triển. Để lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức, nguy cơ, nâng cao tầm trí tuệ. Đối mới mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp uỷ đảng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh".

Đầu tiên đó phải là nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. Bởi lẽ Đảng ta là Đảng cầm quyền. Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hòa trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước và thế giới đặt ra, nhằm lãnh đạo toàn dân thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xx hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Muốn đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách sao cho phù hợp thì Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ, nắm chắc yêu cầu thực tiễn, tình hình trong nước và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trong hoạch định đường lối phải tránh bảo thủ, trì trệ, đồng thời phải trách hấp tấp, vội vàng, làm tốt công tác sự báo, chú ý đến những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời nghiên cứu, tổng kết, bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng.

Đồng thời, cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức và tài, đầy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, năng động, dám nghĩ, dám làm... không chỉ là sự quan tâm, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến thành bại của cả sự nghiệp cách mạng.

Tính chất then chốt của nhiệm vụ xây dựng Đảng còn thể hiện thông qua việc kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực khác ở trong Đảng và ngoài xã hội. Những tiêu cực trong xã hội đã xâm nhập vào cơ thể Đảng, vào bộ máy Nhà nước, thách thức nghiêm trọng uy tín của Đảng, Nhà nước trong nhân dân, ảnh hưởng đến việc cầm quyền của Đảng, sự tồn vong của chế độ và con đường phát triển của đất nước. Do vậy, toàn Đảng và mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần có nhận thức đúng đắn tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh về nhiệm vụ xây dựng Đảng, để tham gia đấu tranh khắc phục tình trạn trên, xây dựng Đảng ta thực sự "là đạo đức, là văn minh".

Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọngd dể đưa đừng lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Đó cũng chính là yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc". Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là đặt trọng tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa ở Việt Nam xác định Hiến pháp và pháp luật là quyền lực tối tượng, điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Trong điều kiện đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có vai trò rất quan trọng, thể hiện năng lực cầm quyền của Đảng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro