nha nuoc van lang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

.nguyên nhân xuất hiện nhà nước Văn Lang

- Tiền đề về kinh tế:

Đến giai đoạn cách đây hơn 2000 năm, nền kinh tế nhiều ngành nghề đã phát triển. Công cụ bằn đá dần thay thế bằng đồng, bắt đầu xuất hiện công cụ bằng sắt. Phát triển nhiều loại cây, chủ yếu là nghế trồng lúa nước. Chăn nuôi, nghề thủ công (dệt, luyện kim) cũng phát triển mạnh.

Xã hội có sự phân công lao động, nhiều ngành nghề hình thành và phát triển mạnh.

Sự phát triển của sản xuất làm sản phẩm dư thừa xuất hiện ngày càng nhiều. Những sản phẩm dư thừa bị một số người chiến đoạt thành của riêng, bắt đầu hình thành giai cấp và tư hữu tư liệu sản xuất.

-Tiền đề về xã hội:

Nhà nước Văn Lang ra đời trong tình hình xã hội phân hóa giai cấp chưa thật sâu sắc. Xã hội dần chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, 1 vợ 1 chồng.

Xã hội xuất hiện những gia đình nhỏ lẻ, phá vỡ chế độ quần thôn trong đời sống thị tộc và dần trở thành tế bào của xã hội. Để tồn tại được, các gia đình nhỏ phải liên kết, hỗ trợ lẫn nhau thành mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Sự liên kết này hình thành tổ chức xã hội mới được gọi là công xã nông thôn, làng xã.

Trong xã hội xuất hiện 3 tầng lớp: quý tộc, bình dân(chiếm đa số), nô lệ(nô lệ gia đình).

-Nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi:

Nhu cầu trị thủy và làm các công trình thủy lợi là một đòi hỏi tất yếu. Vì Như vậy cần có sự liên kết giữa nhiều người để làm các công trình thủy lợi.

-Nhu cầu chống giặc ngoại xâm:

Lãnh thổ Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi, vì vậy nó luôn là tâm điểm để nhiều thế lực nhòm ngó, xâm lược. Bên cạnh đó, lãnh thổ nước ta nằm ngay sát phía nam Trung Quốc, một quốc gia luôn có tư tưởng bành trướng. Vì vậy, từ xa xưa, con người sống trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay luôn phải đối diện với nhiều cuộc chiến xâm lược. Nhu cầu chống quân xâm lược cũng đòi hỏi phải tập trung, liên kết mọi người với nhau và hơn thế, nó còn đòi hỏi phải có sự tổ chức,lãnh đạo mọi người.

Như vậy nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chống giặc ngoại xâm đã đòi hỏi mọi người phải liên kết lại với nhau và hình thành các tổ chức quản lý để thực hiên những nhu cầu thiết thực ấy. Ban đầu các tổ chức này chỉ thực hiện những công việc trị thủy, thủy lợi và chống ngoại xâm, nhưng về sau này kiêm dần việc quản lý các vấn đề khác của đời sống, trở thành một tổ chức quản lý chuyên nghiệp tách ra khỏi xã hội. Khi ấy, Nhà nước Văn Lang ra đời. Nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai, đánh dấu giai đoạn quá độ từ xã hội nguyên thủy tiến lên một xã hội có nhà nước, nên chưa có được đâỳ đủ những chức năng của Nhà nước như quan niệm chung hiện nay.

Nhà nước văn lang (và âu lạc )tuy mang tính sơ khai,nhưng có vai trò rất quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro