1 phần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi thì nghĩ vấn đề ko phải nằm ở chỗ thay viền như thế nào, có phong thủy hay ko. Mà vấn đề chính nó nằm ở cụm từ " 7 tỷ", " nhà thiết kế logo nổi tiếng của Nhật", " 3 năm nghiên cứu và thiết kế". Đó là 1 nước đi rất tốt. Là một chiến lược marketing toàn diện. Không cần phải tốn nhiều tiền để PR. Ko cần tốn nhiều bút mực của các báo giới. Mà vẫn có thể khiến cộng đồng công nghệ xôn xao trong mấy ngày gần đây.
Trước khi thiết kế thì tập đoàn tung tin với báo giới sẽ thiết kế lại logo với giá 7 tỉ ( 2 triệu NDT) và thuê nhà thiết kế nổi tiếng của Nhật- Kenya Hara. Lúc đó cộng đồng sẽ cảm thấy tò mò xem với giá 7 tỉ thì logo sẽ rực rỡ như thế nào. Sau đó, khi logo được tung ra. Ng ta lại cảm thấy hụt hẫng vì nó quá bình thường. Chỉ thay đổi mỗi cái viền. Ng ta bắt đầu chê bai nó. Ng này nói với ng kia. Ng chỉ nghe mà ko biết lại tò mò và lên mạng search tin tức. Vậy là tập đoàn đã tự PR cho mình theo hiệu ứng lan truyền.
Đó là 1 trong những hiệu ứng tâm lý học trong ngành marketing. Bạn cũng biết trong những ngày gần đây. Các page, các hội nhóm, những tờ báo, những trang báo mạng đều nói về vấn đề logo bằng những cái title có thể gây ấn tượng và tò mò cho người đọc. Ví dụ: " pha đổi logo đi vào lòng đất", " Trông thì đơn giản nhưng tốn tới 7 tỉ đồng", vân vân và mây mây...😁
Vô hình chung, Xiaomi đã đc PR miễn phí mà ko tốn tới 1 đồng.😏
Nếu có thể, bạn cũng nên tìm hiểu về thương hiệu Apple với logo táo khuyết. Logo táo khuyết đã được tạo ra theo nguyên lý tỉ lệ vàng hình chữ nhật và dãy số nguyên Fibonacci. Trong đó, nguyên lý tỷ lệ vàng hình chữ nhật áp dụng để phân chia kích cỡ tổng thể của trái táo. Từng chi tiết bên trong, 2 đầu trái táo, chỗ bị khuyết đều nghiêm ngặt tuân thủ theo dãy số nguyên Fibonacci.
Thế nên, bạn thấy nó không đẹp, không có nghĩa là nó không có giá trị. Có lẽ, nó còn nhiều điều mà mình chưa biết hết ý nghĩa. Cả 1 tập đoàn chứ đâu phải 1 vài người

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro