Nhân Quả báo ứng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lời giới thiệu

Khi nhìn cuộc đời này,ta thấy có những người giàu sang hiển vinh, đồng thời cũng có những kẻ nghèo đói tội lỗi.Ta tưởng đó là những chuyện ngẫu nhiên.Nhưng kỳ thực không ngẫu nhiên chút nào mà là do định luật nhân quả rất chặt chẽ chi phối. Định luật nhân quả là quy luật tự nhiên của vạn pháp diễn tiến từ quá khứ đến hiện tại,và từ hiện tại tiếp tục diễn tiến mãi đến vị lai vô tận.Theo luật nhân quả,hễ làm lành thì hưởng phúc,làm ác thì chiêu hoạ.Thế nên,cổ đức dạy: "Tích thiện giả thiên báo chi dĩ phúc,tích bất thiện giả thiên báo chi dĩ họa (Người chứa điều lành thì trời sẽ đáp lại bằng phúc đức,người chứa điều dữ thì trời sẽ trả lại bằng tai hoạ), hay "Họa phúc vô môn,duy nhân tự triệu;thiện ác hữu báo,như ảnh tuỳ hình" (hoạ phúc không có tiêu chí nhất định,chỉ do người ta vời lấy mà thôi;việc thiện hay việc ác đêù có quả báo như bóng theo hình).

Tập sách này nguyên là trước tác của ông Trương Á,người đời Tấn (265-420) Trung Quốc với tựa đề là Thái Thượng Cảm Ứng.Vì cuốn sách có tác dụng giáo dục khá hữu hiệu nên được những bậc ưu thời mẫn thế đời sau tiếp tục hoàn thiện dần dần và đổi tên là Âm Chất Quả Báo (Nhân quả báo ứng) cho đến cận đại.Và gần đây,nó được một nhà văn Trung Quốc soạn lại bằng bạch thoại.

Thấy nội dung sách có nhiều giá trị giáo dục thiết thực,lại mang tính hướng thượng tốt đẹp nên Đại Đức Thích Minh Đức đã chuyển ngữ sang Tiếng Việt. Ý nghĩa những câu chuyện trong sách hàm súc,thú vị,trình bày vấn đề thấu tình đạt lý,làm sáng tỏ lẽ nhân quả báo ứng,lại được dịch giả dùng ngọn bút trong sáng và lưu loát diễn đạt,khiến người đọc khi đã cầm sách lên xem thì khó nỗi buông tay.

Thiết nghĩ,khi một văn hoá phẩm tốt ra đời sẽ làm giàu thêm kho tàng kiến thức của nhân loại,huống gì đây là một tác phẩm bổ ích,có tính giáo dục đạo đức truyền thống,cần cho những ai muốn tu dưỡng bản thân hầu làm thăng hoa phẩm chất,nên tôi viết đôi dòng để giới thiệu độc giả bốn phương,hy vọng người đọc có thêm niềm vui trong những phút giây tiếp xuc với chân lý mà tiền nhân muốn nhắn nhủ.

Thiền viện Vạn Hạnh

Mùa an cư Bính Tuất,PL.2550

Tỳ kheo Thích Phước Sơn

(Phó viện trưởng Viện

Nghiên cứu Phật học Việt Nam)

Lời Tựa

Nhân Quả báo ứng

"Tiểu thuyết không hề đọc

Tâm thích sách Khổng Mạnh,

Dưỡng tâm nương vào đó,

Lập chí quên thời gian".

Từ lâu,tôi đã ngưỡng mộ học thuyết Khổng Mạnh,thuở nhỏ cũng từng nhiều năm theo học Thi,Thư,Lễ,Nhạc,thật đã lấy những đức hạnh,luân thường đạo lý của Nho gia làm tông chỉ,tiến thân cũng lấy "đức luân" của Nho gia làm nền tảng cho mọi tri thức.Từ việc tu dưỡng lý nhân quả "Gia đình tích thiện tất được an vui,gia đình tích ác tất gặp tai ương". đến sự dùng trí tuệ hiểu được "phước hoạ vô môn,chỉ do người tạo",cho đến cái đạo "Trung thứ" "kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" và cuối cùng là cái đức chí thành chí thiện của việc thực hiện "Cách,Trí,Thành,Chính,Tu,Tề,Trị,Bình".Lúc bấy giờ,tâm tánh cũng được khai mở,kiến thức cũng có một đôi phần hiểu biết,tuy chưa đạt được đến khả năng "Tri thiên mệnh" nhưng cũng có thể khai sáng được một phần trong đó,biết được sự hưng vương,hưng nghiệp cũng dễ như nhìn vật nắm trong tay vậy.Trọng tâm của Nho giáo chính là lấy "đức luân" làm gốc.Nếu nói đến niềm tin một cách thâm sâu vào đó,thì cũng chính là sự thâm tín vào nhân quả,không bị mù mờ về nhân quả,hay nói khác đi đó chính là lý nhân quả.Như thế,công việc cấp thiết chính là thực hiện đạo lý nhân quả một cách đầy đủ thì mới làm cho lòng người trở thành chân chánh và đó cũng là con đường duy nhất để gìn giữ thuần phong mỹ tục của người xưa.

Gần đây,nghe truyền những chuyện đau lòng như: con hại cha mẹ,cốt nhục tương tàn...Nghe rồi thật không ai không khỏi xót xa cho tình trạng đạo đức nhân luân hiện tại.Tôi thường suy nghĩ mà lo cho bản thân và cho cả mọi người,quả báo thiện ác không hề sai chạy.Chúng ta là hạng phàm phu,thấy mà không biết,rồi tạo các nghiệp,phải thọ quả báo,chìm trong đau khổ,oán trời trách người, đến khi hối hận thì đã không kịp.Mỗi lần nghĩ đến những điều như thế,trong lòng không sao trnáh khỏi đau xót.

Năm mới,ngẫu nhiên đọc được cuốn sách "Âm Chất Quả Báo",trong lòng liền thấy vui lên,bởi vì trong đó ghi rõ tường tận những việc về nhân quả nghiệp báo,những lời khuyên dạy chỉ rõ thiện ác chánh tà,dẫn dắt mọi người theo về nẻo chánh,giúp đời bớt khổ thêm vui... Nội dung đơn giản dễ hiểu,khế hợp với mọi tầng lớp,lợi ích thật không thể nói hết được.Nhân thấy vì lợi ích chung nên tôi mạo muội đem cải biên thành văn bạch thoại,với mong muốn mọi người nam phụ lão ấu ai cũng có thể đọc và hiểu được, để cùng nhau phát khởi thiện căn,chuyển hốa nhân tâm, đồng tin nhân quả,vãn hồi kiếp vận,cùng hưởng thái bình, đó chính là sở nguyện chân thành của kẻ hèn này vậy.

Mùa đông năm 1998

Kẻ tàm quý bất huệ kính ghi

Vài nét

Về sách nhân quả báo ứng

Tập "Văn xưong Đế Quân Thái Thượng Cảm Ứng" là một cuốn "Thiện thư" lưu truyền từ rất xa xưa,về sau có người nương theo nguyên tác,thêm bớt một vài nơi rồi đổi tên thành "Âm Chất Quả Báo",từ đó càng ngày càng được phổ biến rộng rãi.Năm 270 Dương Lịch,vào triều nhà Tấn ở Trung Quốc,tỉnh Tứ Xuyên có vị Đại sĩ tên là Trương Á viết ra cuốn sách Thái thượng cảm ứng để khuyến dạy người đời,thế là cuốn sách được lưư truyền từ đó. Đến đời nhà Đường,Hy Tông Hoàng đế đã từng sắc phong Trương Á là Tấn Vương,dân gian thì lại tôn xưng là Văn Xương Đế Quân, đền thờ đầu tiên của Văn Xương Đế Quân là ở thành đô tỉnh Tứ Xuyên.Cuốn "Thiện thư" này được lưu truyền liên tục trong các triều đại từ Tấn,Ngụy,Tề,Lương, Đường,Tống,Nguyên,Minh,Thanh.Cảm tạ thiện tâm chư vị nhân sĩ của các triều đại đã ấn tống phổ biên sách này,bởi vì nhờ đó mà cuốn sách còn được lưu truyền đến ngày nay.Trên đây là thuật lại lịch sử của cuốn sách,qua đó cũng có thể nhận thâý được giá trị cảu nó như thế nào.Biết bao các bậc hiền nhân quân tử của các thời đại đẫ dùng sách này giáo dục con em bỏ các làm lành,dân gian thì đa phần ấn tống sách này và dùng nó làm vật truyền gia,thật đúng là mọi người tích thiện con cháu hiền lương.Bậc làm cha mẹ ai cũng kỳ vọng con mình trở thành chí sĩ hiền nhân,cuốn sách "Thiện thư" này có thể làm cho con cái tu dưỡng nhân cách bỏ ác làm lành,công hiệu còn hơn cả vạn lời giáo huấn của cha mẹ.Sách này lưu truyền đã hơn một ngàn bày trăm năm,nay vì muốn cho nó được tiếp tục lưu truyền hậu thế,nên kính cẩn đề xướng ấn tặng,kính mong chư vị thiện hữu tri thức niệm tình chỉ giáo.

Quan tốt được phong Văn Xương Đế Quân

Vào thời nhà Tấn, ở Trung Quốc có một vị Đại quan tên là Trương Á,người tỉnh Triết Giang.Nhân vì vào thời xưa giáo dục chưa được phổ cập cho nên ông ta nghĩ rằng việc dạy người học chữ,khuyên người hành thiện là công việc có ý nghĩa nhất.Vì thế bèn xin từ quan,trước hết ông về Tứ Xuyên dạy người biết chữ, đọc sách. Để công việc được thực hiện rộng rãi khứap nơi,ngoài việc hằng nagỳ khuyên người làm thiện, ông còn viết rất nhiều sách chỉ bày phương cách hành thiện lưu truyền hậu thế.Sau khi ông qua đời,rất nhiều học trò đã thọ ân dạy bảo của ông bèn đóng góp công của kiến tạo toà miếu để ghi nhớ công ơn của ông.Về sau,Hy Tông hoàng đế của nhà Đường trong khi chạy nạn đến TỨ Xuyên thì gặp nguy hiểm,nghe nói đã được Trương Á hiển linh phò giúp hoàng đế bình yên vô sự.Nhân đó,sau khi trở về triều,Hy Tông hoàng đế sắc phong Trương Á là Tấn Vương,Văn Xương Quân.Từ đó về sau,mọi người đều gọi Trương Á là Văn Xương Đế Quân.

Trương Á dạy người biết chữ đọc sách,hiểu được phương cách làm người công đức rất lớn.Trời cao cảm đến tấm lòng của người thì hành việc thiện,nhân đó mà được mọi người tôn thờ,danh lưu vạn thế.Như thế có thể biết được trời cao nào cso tiếc lẫn một ai,chỉ cần vun bồi cội đức sẽ có hậu báo,mong mọi người hãy cố gắng tu tạo phước thiện cho cuộc đời tươi đẹp hơn.

Làm quan thương dân công đức lớn nhất.

Đời nhà Tần,có một vị đại thần tên là Lâm Hạo,người tỉnh Phúc Kiến.Có lần ông ta phụng mạng đến Thiểm Tây xem xét tiến độ công trình nạo vét lòng sông. Đến nơi,tận mắt nhìn thấy mấy vạn dân phu ngày đêm vét đất, đói rét cực khổ vì thế người chết thây phơi rất nhiều.Tần thuỷ Hoàng được người Trung Quốc gọi là bạo quân,thế nhưng Lâm Hạo vẫn không sợ chết. ông vì thương xót bá tnáh cho nên dũng cảm đến xin hoàng đế cho phép dân phu được luân phiên nghỉ phép,và cho phái lương y đến trị bệnh cho họ.Thế nhưng,Tần Thuỷ Hoàng không những không chuẩn y lời thỉnh cầu mà suýt chút nữa trị tội ông ta.Lâm Hao thân làm quan phụ mẫu,tận mắt thấy cảnh cực khổ của bá tánh mà bản thân phải đành thúc thủ,không cách gì giúp được nên buồn rầu sanh bệnh mà chết.Sau khi chết rồi,thần hồn đi đến minh phủ.Diêm La Vương nói với ông ta rằng: "Ông vì lòng từ bi cứu cả vạn người,nên được phước báo sống thêm năm mươi năm nữa".Nói xong,liến sai tiểu quỷ đưa Lâm Hạo trở lại trần gian.Lâm Hạo chết rồi sống lại,bèn xin cáo lão hồi hương,sống đời an bình đến già mới chết.

Lâm Hạo thương dân,lo cho dân,vì thế không sợ thân mình bị tội,vẫn dũng cảm dâng lời tâu lên vua,thật việc làm khiến cho thần kinh quỷ sợ,công đức rất lớn,và cũng nhân đó thọ thêm được năm mươi năm.Người làm việc thiện tuy số đã hết nhưng nhờ vun tạo phước đức cho nên thọ mạng dài thêm,chỉ trong một niệm mà chuyển đoản mệnh trở thành trường mệnh.Như thế,có thể thấy được hoạ hay phứoc đều do con người tự tạo.

Ngược đãi công dịch

Ác báo nhãn tiền

Đời Lương Võ Đế,có vị huyện trưỏng tên là Trương Huyền.Bình nhật, ông ta rất thích tỏ rõ uy quyền,tuỳ ý đánh giết phu dịch. Ông ta thường đi thuyền tuần hành,mỗi lần như vậy chỉ cần thuyền lớn đi chậm, ông ta liền cho rằng phu thuyền không gắng sức,chỉ những việc nhỏ như thế nhưng ông ta cũng lấy cớ đó đánh chết phu thuyền ném xác xuống sông,rất nhiều phu thuyền chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt mà bị chết oan.Về sau,có một lần ,Trương Huyền đang bị bệnh cảm mà lại đi thuyền ở trên sông,rồi còn ra lệnh chuẩn bị rượu thịt bày tiệc uống rượu.Trong lúc thuyền đang đi,rượu thịt cũng đã bày ra,bỗng nhiên thấy một con quỷ tóc tai bờm xờm,máu me đầy mặ ở dưới sông vọt lên,nhanh như chớp chụp lấy Trương Huyền ném xuống sông nhận nước đến chết.Mọi người trên thuyền thấy sự việc xảy ra trước mắt ai cũng nói đó là quả báo của việc ngược đãi phu dịch hàng ngày của ông ta.

Không có gió làm sao có sóng,không gây nhân làm sao gặt quả,kẻ làm quan mà không biết thương yêu kẻ dưới,lại còn bạo ngược kết oán,lẽ đương nhiên phải chịu ác báo.Kính mong những người làm quan thời nay hãy nhìn đây mà tự răn mình.

Thương yêu thuộc hạ

Tất có thiện báo

Đời nhà Minh,có vị đại quan tên là Hạ Nguyên Cát.Có lần, ông ta nhìn thấy người quan viên do bất cẩn đem nghiên mực đỏ nhầm lên trên thánh chỉ của Hoàng đế,người đó sợ tội nên muốn tự sát.Hạ Nguyên Cát liền nói với người đó

rằng: "Đừng sợ,ta sẽ có biện pháp giúp anh!".Nagỳ hôm sau,Hạ Nguyên Cát quỳ xuống tâu với Hoàng thượng: "Thánh chỉ bị hạ thần vô ý làm đổ mực lên trên,tội của hạ thần đáng chết xin Hoàng thượng hạ lệnh xử tội!".Hoàng thượng cười nói: "Ta phạt ngươi chép lại một cái Thánh chỉ".Về sau,Hoàng thượng biêts được sự tình,biết ông là người nhân nghĩa liền phong cho Hạ Nguyên Cát làm Hữu thừa tướng.

Người có lòng tốt tất có thiện báo.Làm người bề trên nếu như có thể thương yêu thuộc hạ,tuỳ theo chức phận cảu mình mà khéo léo sử dụng phương tiện khoan dung những lỗi lầm của người,nhất định sẽ được mọi người kính phục,mọi việc hung đều được biến thành cát.Kính mong người đời hãy lấy đây làm gương.

Hung bạo thành tánh

Chết không yên ổn

Đời nhà Hán,tỉnh Thiểm Tây,huyện Đồng Xuyên có một huyện trưởng tên là Truơng Tư Hòa. Ông ta tính tình hung bạo,phương pháp quản lý địa phương là:nếu như người phạm tội nhẹ thì đem ra đánh,người phạm tội nặng thì chém đầu.VÌ thế,toàn dân trong huyện ngày đêm đều sống trong lo sợ,ai cũng nói ông ta là Hoạt Diêm Vương.Trưong Tư Hòa có một đứa con trai,nói ra thì cũng kỳ quái.Khi mới sinh ra đã bị câm, điếc lại thêm hai bàn tay không có một ngón.Về sau,Trương Tư Hòa bị một bệnh lạ không có danh y nào chữa khỏi.Chỉ thấy ông ta suốt ngày thất thẩn ngồi dưới đất mà nói những lời không đâu vào đâu,có lúc thì nói có những oan hồn ngày đêm đến tìm ông ta đòi mạng,không lâu sau ông ta bệnh nặng rồi chết.Sau đó,nghe nói vợ con ông ta cũng lưu lạc đất khách quê người rồi bị chết vì đói.

Quả báo theo ta như bóng theo hình,khiến cho người đời không thể không tin nhân quả.Mọi người nên hãy biết rằng nhân quả tuần hoàn mảy may không sai!.

Được của đem trả

Cứu hai mạng người

Đời nhà Minh, ở Tô Châu có một người tên là La Luân đi lên Nam Kinh dự thi.Anh ta cuỡi ngựa,người thư đồng theo sau.Lúc đang đi trên đường,thư đồng mỉm cười nói: "Hôm qua thật là vận may của mình, ở tại khe nước trước của ngôi nhà kia mình nhặt được một chiếc trâm vàng".La Luân sau khi hỏi rõ sự tình lập tức cầm cây trâm vàng hpi ngựa trở lại,khi đến nơi thì trời đã tối,chọt nghe bên trong cánh cửa ngôi nhà đó có tiếng khóc của người vang lên,tiếng của một a hoàn nói: "Tôi không ăn trộm,tôi sẽ nhảy xuống giếng để chứng minh sự trong sạch của mình".Tiếng cảu nữ chủ nhân thì nói: "Tôi không có ngoại tình,tôi sẽ treo cổ để chứng minh".Rồi lại có tiếng cảu một người đàn ông vừa đánh vừa chửi... La Luân gõ cửa kêu lớn,chủ nhà liền ra mở cửa,LA Luân kể rõ tường tận việc thư đồng nhặt được cây trâm,chủ nhà lúc đó mới giật mình vỡ lẽ,than rằng: "Đa tạ công tử đén kịp,nên đã cứu được tính mạng của vợ tôi cùng với a hoàn!".Nguyên là cây trâm bị bỏ quên ở trên bồn nước rơi xuống,theo rnãh nước trôi ra bên ngoài,bị thư đồng nhặt được đem đi mới tạo ra cảnh ngộ nhận kinh thiên động địa như trên.Sau đó,La Luân đến Nam Kinh ứng thí và đỗ Trạng Nguyên.

Trẩ lại một chiếc trâm,cứu được hai mạng người, âm đức thật to lớn,phước báo cũng vô cùng.Nguyện những người làm việc thiện hãy cố gắng lên.

Hại người hại mình

Người của đều mất

Đời nhà Minh,vào khoảng niên hiệu Chánh đức, đảo Sùng Minh ở tỉnh Giang Tô,bốn bể đều bị nước bao quanh.Vương Đại là một thuyền phu trên đảo.Có một năm,nhằm vào tháng Bảy,bất ngờ có bão ập đến.Gió to sóng lớn,những cư dân ở miền duyên hải bị nước cuốn trôi và chết rất nhiều,khắp nơi trên sông trôi nổi rất nhiều tài sản của người.Vương Đại chèo thuyền ra sông,vớt lấy các loại tài sản đó,có người kêu cứu ông ta cũng không thèm để ý.Lúc đó,Vương Đại thấy một người con gái đang bị trôi ở trên sông,trong tay ôm một chiếc rương màu đỏ.Vương Đại thấy của liền khởi tham chèo thuyền áp sat đến người con gái đưa tay đoạt lấy chiếc rương và đẩy nàng ta chìm xuống giòng nước chết đuối... Vương Đại mở chiếc rương ra nhìn thấy bên trong là tờ giấy đính hôn của bản thân,lúc ấy mới biết người con gái đó chính là vợ chưa cưói của mình.Từ đó,Vương Đại âu sầu thọ bệnh mà chết.

Vương Đại tham lam tài vật thấy chết không cứu,vì thế mà mất vợ chưa cưới,một mình thọ bệnh chết chẳng có ai bên cạnh.Thật đúng là: "Lưới trời lồng lộng,thưa mà khó lọt".Kẻ gieo gió phải gặt bão!

Làm thiện giúp người

Con cháu đều tốt

Đời nhà Minh,tỉnh Phúc Kiến,huyện Diên Bình có một thương nhân họ Chúc tên Nhiễm,là người từ ái.Trải qua nhiều năm buôn bán phát tài,thấy người nghèo khó luôn luôn tận lực giúp đỡ,gặp năm mất mùa đói kém thì thường bố thí cứu tế khắp nơi.Con trai ông ta lên kinh ứng thí, đêm xuống ngủ trong quán trọ,mọi người xung quanh đều mộng thấy anh ta thi đỗ Trạng Nguyên.Quả nhiên,về sau con ông thi đỗ Trạng Nguyên,mọi người đều nói: "Thiện tâm tất có thiện báo".

Chúc Nhiễm làm thiện vun bồi cội đức,phước báo lưu đến cháu con.Nhìn đây,chúng ta cũng biết hành thiện tất có phước báo,không hề sai chạy!

Lòng tham quá nặng

Trời cao không tha

Đời nhà Nguyên ở tỉnh Tứ Xuyên,liên tục nhiều năm hạn hán kéo dài,vì thế giá lương thực tăng lên rất nhanh.Lúc bấy giờ,có một người buôn lương thực tên là La Mật thấy tình hình như thế,không những không xuất lương thực ra bán cứu giúp dân đói khổ mà lại còn tích trữ hơn năm ngàn đấu thóc,nhất quyết không bán,khiến cho giá lương thực đã cao lại càng cao hơn.Kết quả vào một ngày kia,bỗng nhiên trời nổi một trận cuồng phong,mưa to gió lớn không những làm cho cây cối bật gốc nghiêng ngả mà còn thổi bay mái kho thóc của La Mật,bốn bức tường cũng bị đổ lúa tràn ra khắp nơi.Những người dân đói khổ thấy thế liền tranh nhau đến lấy,chỉ một lát sau năm ngàn đấu thóc không còn một hạt.Nguyên là gian thương La Mật trong lòng muốn đợi giá thóc lên tột cao mới bán,thế nhưng người tính không bằng trời tính,rốt cuộc chỉ còn hai bàn tay trắng.

Có thể thấy rằng,giàu mà bất nhân trời cao không dung,người cũng không tha.Vô đức tất phải tán gia bại sản,hữu đức tất có phước báo lâu bền, điều này thật không bao giờ thay đổi!

Cứu trẻ mồ côi

Công đức vô lượng

Vào đời nhà Thanh, ở Dương Châu có người tên Thái Liễn,tấm lòng thương người,thường hay nuôi dưỡng cô nhi. Ông ta xây nhà trẻ mồ côi và thường tìm những trẻ mồ côi không nơi nương tựa,và những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi đem về nuôi dưỡng. Ông ta thuê những phụ nữ nghèo thay mình nuôi dưỡng những đứa trẻ này,hằng tháng đều trả công cho họ.Phàm những phụ nữ không có con cái thì cho nhận những đứa trẻ từ ba tuổi trở lên về làm con nuôi.Thái Liễn bán hết gia sản để làm việc thiện,nếu có người nào tự nguyện phụ giúp ít nhiều công của, ông ta cũng đều vui vẻ để họ tham gia.Việc làm của Thái Liễn đã cứu rất nhiều trẻ mồ côi và những trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, đồng thời cũng giúp được rất nhiều gia đình nghèo khổ. Đất Giang Nam có rất nhiều nhân sĩ địa phương,tất cả đều đến kết giao với Thái Liễn và cùng nhau thành lập nhà nuôi trẻ mồ côi,chuyên làm việc thiện.

Một niệm nhân từ mà được mọi người ủng hộ,phước đức vô lượng. Đó cũng là tấm gương hành thiện cho hậu nhân noi theo!

Đoạt tài sản người

Chết không yên ổn

Ở tỉnh Hà Nam,huyện Tín Dương có người tên là Lưu Quân Tường.Trong lúc lâm bệnh sắp chết,liên gọi em mình là Lưu Quân Kỳ đến nói: "Vợ anh chẳng may mất sớm,con còn nhỏ dại,mong em hãy tạm thay anh giữu gìn gia tài và nuôi dạy nó,anh có làm quỷ cũng không quên ơn!".Nào ngờ,sau đó Quân Kỳ khôg nghĩ đến lời ký thác của anh mà đem đứa cháu còn nhỏ dại của mình bỏ ở huyện khác rồi độc chiếm gia tài.Năm năm sau,có người tên là Trương Thiện Tường làm công,ban đêm chợt thấy Lưu Quân Tường ở trước mặt mình đưa một lá thư nhờ giao lại cho Lưu Quân Kỳ,Trương Thiện Tường gặp ma thất kinh hôn mê té nằm xuống đất,tỉnh dật thấy có phong thư trên tay liền đem đến giao cho Lưư Quân Kỳ.Kết quả ba ngày sau thì thấy Lưu Quân Kỳ luôn miệng lớn tiếng kêu la: "Đại ca tha mạng!Dại ca tha mạng!" rồi đâm đầu vào tường vỡ óc mà chết.Mọi ngừoi xung quanh đều biết đó chính là quả báo của kẻ tham tài quên nghĩa phụ lời uỷ thác,không nghĩ đến tình huynh đệ.Thật là tấm gương soi cho những kẻ bất nhân bất nghĩa.

Người biết nhẫn nhục

Tất được trường thọ

Ở tỉnh Giang Tô,huyện Hoài An có một người họ Cường tên Phú,tính tình hoà nhã,tấm lòng nhân hậu.Có một năm,vào đêm trừ tịch, ở ngoài cửa có một người lớn tiếng nhục mạ anh ta,mọi người trong nhà đều tức giận định mở cửa ra đánh người đó.Cường Phú nói: "Sắp sang năm mới,người ta vui mừng uống rượu say rồi nhục mạ người khác đó là việc bình thường,không cần phải hơn thua với họ làm gì!".Nhưng mọi người trong nhà vẫn tức giận bất bình. Đêm hôm đó,Cường Phú nằm mộng thấy một vị thần nói với anh ta: "Người trong đêm trừ tịch có thể nhẫn nhịn những việc mà người khác không thể nhẫn được,việc làm như thế công đức rất lớn,rồi đây ngươi sẽ được phước báo trường thọ!".Do đó,Cường Phú thường hành nhẫn nhục,mọi việc đều khiêm cung nhường nhịn,luôn luôn tự cho mình thua kém người,thế nhưng thực tế thì việc làm của anh ta lúc nào cũng được thuận lợi.Về sau quả nhiên Cường Phú có được con cháu đầy nhà,phúc thọ miên trường.Thật đúng là phước báo của sự nhẫn nhục.

Làm quan hung hãn

Tưyệt tử tuyệt tôn

Đời nhà Minh,vào khoảng niên hiệu Vạn Lịch, ở tỉnh Giang Tô,huyện Cao Bưu có Từ huyện trưởng là một người hà khắc ác độc.CHỉ vì quan hình cảnh Vương Nghĩa không bắt được bọn cường đạo mà bị Từ huyện trưởng đánh 300 trượng,kết quả Vương Nghĩa bị chết.Nghe tin đó,mẹ của Vương Nghĩa tức giận chết theo,vợ của Vương Nghĩa treo cổ tự vẫn,con cảu Vương Nghĩa còn nhỏ tha hương lưu lạc.Sự việc xảy ra chưa được bao lâu thì đứa con trai độc nhất của TỪ huyện trưởng đột nhiên bị bệnh,nó thường kinh sợ hét lên nói: "Những con quỷ đó lại đến rồi,chúng nó đến đòi mạng tôi,tôi phải đền mạng cho chúng!".Nói xong khí tuyệt mà chết.Mọi người đều nói đó là nhân quả báo ứng.

Tục ngữ nói: "Làm quan cần phải tích đức tu nhân".Nếu như người làm quan không biết thì ân bố đức tức là đã phụ sự tin tưởng của bá tánh,nếu như còn cậy thế hiếp người,coi thường nhân mạng thì chính là kết báo oan khiên,cuói cùng phải chịu cảnh tuyệt tử tuyệt tôn gia đình tan nát.

Kính mong những người làm quan cẩn thận luôn luôn soi xét lấy mình!

Bán ruộng cứu người

Làm đến thượng thư

Đời nhà Minh, ở tỉnh Triết Giang,huyện Lâm Hải có vị Tú Tài tên là ưng Chí Nhân.Vào một đêm kia,trong khi đang đọc sách,chợt nghe bên ngoài cửa sổ có tiếng hai ma nữ nói chuyện với nhau.Một con trong đó nói: "Nàng dâu của nhà họ Chu ở phía trước đường nhân vì người chồng đi xa đã năm năm không thấy trở về,nên cha mẹ chồng buộc cô tái giá,vì bị ép buộc nên sau mười ngày cô ta sẽ tự vẫn mà chết,lúc đó tôi có thể đầu thai được rồi". Ưng tú tài không phải là người mê tín,nhưng cũng âm thầm điều tra và biết được thật sự có việc đó.Vì thế,anh ta liền đem ruộng của mình bán được mười lượng bạc,xong rồi viết một phong thư gửi đến nhà họ Chu.Vợ chồng họ Chu thấy thư và tiền con mình gửi về nên không ép nàng dâu tái giá nữa.Hơn một năm sau,quả nhiên người con tria nhà họ Chu trở về. Ưng tú tài tấm lòng nhân hậu,cứu một mạng người về sau làm quan đến chức thượng thư .

Kính mong thế nhân đừng cho rằng đạo trời không cso công bằng,như ưng tú tài một niệm phát khởi thiện tâm cứu một mạng người mà phước báo được làm đến chức thượng thư.Thế nên,mọi người nếu như siêng làm việc thiện,tu nhân tích đứuc thì phước báo sé không bao giờ cùng!

Làm thiện tham danh

Minh vương không tha

Ở Thượng hải có người tên Châu Tử Doãn.Thường ngày,rất thích khởi xướng việc thiện và lại đam mê danh dự.Phàm có việc thiện nào anh ta cũng đều tìm cách đoạt được danh hiệu là người khởi xướng,vì thế mọi người thích kết giao với anh ta.Nhưng về sau,Châu Tử Doãn bỗng nhiên bị bệnh bạo tửu,hai má bị sưng đỏ lên trông rất đáng sợ.Mọi người thấy tình trạng như thế đều thi nhau bàn luận vì sao người làm việc thiện mà lại bị quả báo như vậy? Lúc này,chọt thấy Châu Tử Doãn đã chết rồi bỗng nhiên sống lại. Ông ta nói với mọi người rằng: "Kỳ thật,bình nhật tôi làm việc thiện đều là muốn chút hư danh,hoàn toàn không có lòng thành.Nhân đó,Diêm Vương trách tôi giả mạo thiện nhân,tâm tham danh lợi nên ra lệnh Ngưu Đầu Mã Diện tát tôi rất nhiều làm cho hai gò má sưng lên đau không chịu nổi,lại còn phạt tôi trở lại trần gian công khia nhận tội như thế mới có thể khỏi tội đoạ địa ngục.Kính khuyên mọi người âm tào đại phủ thật cso Diêm La Điện".Nói xong rồi chết.

Làm việc bất thiện ở chốn trần gian có thể qua mắt mọi người,thế nhưng làm sao tránh được nhân quả nghiệp báo, đó chính là hữu danh vô thực.Những kẻ ngụy thiện tham danh làm sao tránh khỏi ác báo!

Thấy của không tham

Được làm sơn thần

Đời nhà Tống, ở tỉnh Hà Nam,huyện Lạc Dương có một vị tú tài tên là trưogn Hiếu Cơ.Nhạc phụ của anh ta trước khi lâm chung,gọi anh ta lại và nói: "Đứa con trai độc nhất cảu ta đã bị thất lạc từ lâu.Sau khi ta chết,tài sản này sẽ thuộc về con".Nhưng Trương tú tài thấy của không tham.Anh ta đi khắp nơi,treo giải thưởng tìm người.Ba năm sau, ở một huyện kia,anh ta tìm được người con trai thất lạc của nhạc phụ.Trương Hiếu Cơ về sau già và qua đời.Có người họ Lý là đồng hương cảu ông ta làm nghề đốn củi, đêm đến bị lạc đường ở trên núi cao.Họ Lý bỗng thấy rất nhiều người đang hầu một vị quan lớn,họ Lý nhìn kỹ thì thấy đó là Truơng Hiếu Cơ.Trương Hiếu Cơ nói: "Trời cao cảm niệm tấm lòng của ta thấy lưọi không tham nên phong cho ta làm chủ ở núi này.Ta đến đây để đưa ông xuống núi".Họ Lý đi xuống chân núi thì không còn thấy dấu vết của Trưong Hiếu Cơ đâu nữa.

Đọc sách Thánh Hiền nhũng điều mà sách dạy là gì? ĐÓ chính là "Khắc kỉ vị nhân,tinh thành tiếp vật".Trương Hiếu Cơ khắc niệm không tham,trời cao cảm đến phước làm sơn thần.Hàng hậu bối chúng ta há không cố gắng tu sửa tâm mình hay sao?

Ngoài thiện trong ác

Chết chẳng yên ổn

Ngô Tế Hữu ngwfoi huyện Cối Kê,tỉnh Triết Giang.Bình thường,thái độ rất là nghiêm cẩn,mọi người đều cho anh ta là một bậc chánh nhân quân tử.Nhưng anh ta một đời khốn khổ, đên lúc già lại càng khốn khổ hơn.Anh ta từng nói với một vị đạo sĩ rằng: "Tôi một đời không làm điều chi lầm lỗi,thế mà ông trời ăn ở không cân,khiến tôi trọn cả cuộc đời phải khổ như thế này".Vị Đạo sĩ nói: "Ông một đời bên ngoài giả dnah người thiện,còn trong tâm thì lại hiểm ác.Người tuy không biết nhưng trời đã hay,rồi đây tội báo tìm đến ông phải lãnh thọ.Nếu như bây giờ ông biết hối cải, âm thầm hành thiện thì có thể chuyển hoạ thành phước".Ngô Tế Hữu không nghe lời khuyên cảu vị Đạo sĩ,vẫn cứ giả trang là người quân tử, âm thầm làm việc bất nghĩa.Cuối cùng bị người khám phả, ai ai cũng biết ông ta là nguỵ quân tử,và đều tìm cách xa lánh.Ngô Tế Hữu rốt cuộc ôm hận mà chết.

Kính mong thế nhân,chớ nên dụng tâm lừa dối.Hãy nên biết rằng đạo trời công bằng,nhân quả phân minh,chớ nên cho rằng họa phước mù mờ,nhân quả khó tin rồi âm thầm làm những việc bất nghĩa,giả danh hành thiện để cuối cùng phải thọ quả báo đau khổ!

Giúp người đoàn tụ

Con cháu hưng thạnh

Đời nhà Thanh,có một thương nhân tên là Bằng Nghĩa, đã năm mươi tuổi mà chưa có được mụn con,nhân đó bèn mua một đứa con của một người nghèo khổ với giá rất cao(ngày xưa,những gia đình cùng khổ vì để giải quyết vấn đề khó khăn kinh tế gia đình,thường tự bán mình hoặc gia nhân trong nhà đi làm nô bộc cho người.Nhưng hiện nay,tình hình kinh tế ngày càng khá giả hơn,vả lại pháp luật cũng cấm việc mua bán nhân khẩu).Sau đó,Bằng Nghĩa mua được một người thiếu nữ. Ông ta hỏi thiếu nữ rằng: "Vì sao cha mẹ ngươi lại bán ngươi đi?".Thiếu nữ trả lời: "Cha tôi vận lương bị đạo tặc cướp,nên phải bán tôi để lấy tiền trả lại cho quan mới được miễn tội".Bằng Nghĩa tâm thiện,vàư nghe câu chuyện này trong lòng khồng nỡ nhìn thấy cảnh gia đình người khác ly tán,cho nên ngay lúc đó,lấy biên bản khế ước bán thân của thiếu nữ đốt đi và trả tự do cho người thiếu nữ.Mấy năm sau,vợ của Bằng Nghĩa sinh được một người con trai.Những người hàng xóm đều nằm mộng thẩy Trạng nguyên vào nhà Bằng Nghĩa. Đứa con này quả nhiên về sau thi đỗ Trạng Nguyên.Thật là thiện hữu thiện báo!

Bằng Nghĩa làm cho nhà người cốt nhục đoàn viên, đức dầy trời cảm,cừa nhà hưng thạnh,con cái vinh hoa.Như vậy,có thể thấy được trời cao có mắt,nhân quả tuần hoàn,những người có công tu tạo phước đức sẽ gặp quả báo tốt đẹp.

Tâm nhiều vọng tưởng

Tất nhiên sinh bệnh

Đời nhà Thanh,có Quách Tử Nguyên là một vị đại quan. ÔNg ta không được Hoàng thượng trọng dụng cho nên phiền não,lâu ngày thành bệnh. Ông ta đến thăm một vị cao Tăng và thỉnh cầu chỉ dạy cho ông ta thoát khỏi bến mê.Vị cao Tăng nói: "Ông tuy học rộng,thông cả thi thư,nhưng mà vọng tưởng quá nhiều sinh ra phiền não.Ví như hoài niệm những sự vinh nhục của mấy mươi năm qua, đó là vọng tưởng quá khứ; việc đến trước mắt ông lại do dự không có quyết định, đó là vọng tưởng hiện tại;nghĩ đến phú quý công danh,con cháu hưng vượng ở tương lai, đó là vọng tưởng vị lai.Xem ra ông từ sáng đến tối,sống trong vọng tưởng,không có lúc nào nghĩ đến điều thiện,vì thế mà toàn thân đều bệnh.Nếu như ông có thể buông bỏ tất cả,thì tự nhiên thân thể sẽ được khoẻ mạnh sống lâu".Sau khi nghe lời vị cao Tăng khai thị.Quách Tử Nguyên cảm thây hổ thẹn cáo từ ra về.Sau đó nghe theo lời dạy, ông buông bỏ vọng tưởng,quả nhiên hết bệnh>Cáo lão từ quan,từ đó tự tại tiêu dao sống đời an nhàn thanh thản.

Chỉ cần một niệm sai khác thì cảnh giới thiên đường, địa ngục đã hiện ở trong ta.Nếu như giữ lòng thanh tịnh, ít muốn biết đủ thì chính đó là cảnh giới thiên đường,còn cái vui nào có thể so sánh được?

Cứu người từ tội

Con cháu hưởng đức

Đời nhà Tống,tỉnh Sơn Đông,huyện Bồng Lai có vị huyện trưởng tên là Mã Mặc. Ông ta nhìn thấy những tù phạm bị giam cầm ở Sa Môn Hoang Đảo thường vì lương thực của quan thiếu thốn nên bị chết đói rất nhiều.Mã huyện trưởng trong lòng bất nhẫn,liên đi khuyến hoá các vị nhân sĩ địa phương mỗi người một ít làm quỹ mua lương thực cứu tế tù phạm,từ đó phạm nhân không còn bị chết đối nữa.Mã huyện trưởng tuy là người thiện lươnưg nhưng đã năm mươi tuổi mà chưa có con nên cũng thường ưu tư về vấn đề này.Vào một đêm kai,trong giấc mộng,.thấy một vị thiên thần dẫn đến hai vị tiểu đồng và nói: "Trời cao đã cảm tấm lòng cứu người vô số của ông,nên cho hai vị tiên đồng một nam một nữ đầu thai làm con của ông!". Tỉnh dậy,biết là giấc mộng nhưng cũng không dám kể cho ai.Về sau,quả nhiên vợ của Mã huyện trưởng sinh hạ được một trai một gái. Ông ta thành tâm cảm tạ trời đất.

Mã huyện trưởng nhân làm quan thanh liêm nên về sau được thăng làm quan lớn. Ông ta làm quan thanh liêm kại thích hành thiện,yêu dân,thưong kẻ từ tội nên thường hay cứu giúp.Tấm lòng chí thành cảm đến trời cao,nên có được hai người con một trai một gái,thoả được tấm lòng mong muốn lâu nay.Và từ đó, ông càng gia tâm hành thiện.Thật đáng kính thay!

Ám sát người tốt

Quỷ thần không dung

Đời nhà Minh,quan Giám sát Ngự sử Lưu Khí Chi là một người công minh chánh trực,thường hay hạc tội những quan lớn có hành vi không tốt ở trong triều đình.Vì thế,rát nhiều người oán ghét ông ta.Về sau, ông bị cừu nhân hãm hại và bi sung vào quân lính đưa ra ở đảo Hải Nam tỉnh Quảng Đông.Lúc bầy giờ,gặp tên cừu nhân là Lâm Cường cũng được phái ra làm quan ở đảo Hải Nam,nhân đó Lâm Cường quyết định đến đảo Hải Nam sẽ giết Lưu Khí Chi để báo thù.Thế nhưng,nào ngờ Lâm Cường vừa đến nhậm chức,ngay đêm hôm đó nằm mộng thấy một ác quỷ đến đánh ông ta,sáng hôm sau,thổ huyết mà chết,Lưu Khí Chi nhờ đó mà thoát khỏi nạn.

Người có tâm chân chánh thì thiện khí ngưng tụ,trời cao phò giúp,cho nên có thể biến ngay thành an.Kẻ ác tâm,tất ác khí theo,nhất định tà yêu sẽ đến,phải gặp tai ương, điều này không bao giờ thay đổi.Xin mọi người ở đời đừng bao giờ dụng tâm hại người.

Giải oan cho người

Công đức vô lượng

Đời nhà Hán,huyện trưởng huyện Đông Hải,họ Vu tên Công.Lúc bấy giờ,cso một nàng dâu hiền bị vu oan là đã giết chết cha mẹ chồng,vì thế nàng ta phẫn hận treo cổ tự sát.Kể từ đó,bổn hyện liên tục ba năm bị hạn hán,dân trong huyện đều nói: "Trới cao tức giận phạt dân trong huyện".Về sau,triều đình phía quan đén tra xét lại,Vu Công đã giải oan cho người dâu hiền và trả lại sự trong sạch cho nàng ta.Sau đó,trời đổ mưa lớn suốt mấy ngày,toàn dân trong huyện đều đua nhau ra đồng cảy ruộng giảo cấy. Năm đó,toàn huyện đều được bội thu.Người dân trong huyện gọi Vu Công là Vu Thanh Thiên.Vu Thanh Thiên làm rất nhiều việc thiện,tuy không nối cho ai biết thế nhưng trời cao có mắt.Về sau,con trai Vu Công là Vu Định Quốc lám đến chức Thừa tưóng.Cháu nội là Vu Vĩnh Lữ làm đến chức NGự sử đại Phu.Mọi người đều nói: "Vu Công tâm thiện mới có phước báo như thế".

Đức của người có thể cảm đến trời cao mà giải được đại hạn.Vu Công thật là một vị Bồ tát.Nhìn vào phước báo của Vu Công,chúng ta có thể biết được nhân quả rất công bằng,trời cao không bao giờ thiên vị.

Làm quan cuồng sát

Tất phải vong thân

Cuối đời nhà Minh,thời Hồ Bắc,Gia Ngư huyện phủ bị mười mấy tên cường đạo đến cướp.Trong số cường đạo có một tên râu dài dùng một chiếc khăn che phủ toàn mặt nên bị huyện trưởng là Mã Bính Nhiên nhớ kỹ.Do vì huyện phủ bị cướp nên huyện trưởng cảm thấy bẽ mặt,vì thế Mã huyện trưởng liên tục hạ lệnh truy nã cường đạo.Có một lần, Mã huyện trưởng đi tuần tra trên sông thấy một chiêc thuyền dân,chở mười mấy người,trên đó có một người râu dài,Mã huyện trưởng không chịu tra xét kỹ càng mà cho rằng chính mười mấy người này là bọn cường đạo sát nhân phóng hỏa,liền hạ lệnh bắt tất cả chém đầu thị chúng.Về sau,huyện trưởng được thăng quan.Trong lúc đi thuyền đến nơi nhậm chức,bỗng có một chiếc thuyền đi tới gần thuyền huyện trưởng,trên thuyền có một người với bộ râu dài chỉ mặt huyện trưởng mà nói: "Tên hôn quan giết người vô cớ,ta đây mới chính là tên cường đạo có bộ râu dài".Nói xong liền rút dao chém chết Mã huyện trưởng.

Làm quan mà không minh xét kỹ càng,xem mạng người như cỏ rác nhất định phải gặp oan đối, đến lúc nhân duyên hội đủ nhât định quả báo hiện tiền ,những việc đã làm tự mình phải nhận chịu.Kính mong những người làm quan hãy lấy câu chuyện trên đây để tự răn mình!

Chuyên làm việc thiện

Con cháu giàu sang

Đời nhà Thanh,cso một vị tiên sinh tên là Đậu Ngu Quán, đã ba mươi lăm tuổi mà không có một mụn con.Một hôm,Tổ phụ của anh ta thác mộng nói: "Con cần phải nỗ lực hành thiện,tương lai không những trường thọ mà còn sinh đwocj năm đứa con trai giàu sang vinh hiển".Từ đó, Đậu tiên sinh nhiều năm chuyên tâm hành thiện,quả nhiên sau đó sinh hạ liên tiếp năm người con trai.Về sau,Tổ phụ lại thác mộng bảo: "Con cần phải chuyên tâm hành thiện hưon nữa để vun bồi gốc đức cho con cháu".Thế là Đậu tiên sinh ra sức làm thiện, đem gia sản phân tán cứu người nghèo khổ,quảng hành thiên đức.Về sau người con lớn làm đến chức Lễ Bộ thượng thư,người thứ hai làm Lễ Bộ Thị Lang,người thứ ba làm Công Bộ Thị Lang,người thứ tư làm Gián Nghị Đại Phu,người con út làm Khỏi Cư Lang,có tám người cháu nội đều làm quan,vinh hoa phú quý.Con cháu cảu Đậu Ngu Quân tất cả đều làm quan,nhưng bản thân ông ta vẫn không ngừng chuyên tâm làm việc thiện nghĩa, đến năm tám mươi hai tuổi thì an nhiên tạ thế.

Tục ngữ nói: "Thiện là gôc của truyền gia". Đậu ông tích đức sâu dầy, được phước báo lớn vì thế con cháu đều làm quan vinh hoa phú quý,còn bản thân thì trường thọ,chết được an lành,thật khiến cho người đời càng tin sâu vào lý nhân quả vậy.

Hà khắc người nghèo

Hoạ đến con cháu

Vào đời nhà Thanh, ở tỉnh Qnảng Đông,huyện Mậu Danh có một vị trưởng tên là Đinh Tông Thần,tính tình hà khắc,khinh bần hại phú.Thấy người nghèo khổ thì lại khinh bạc,thấy người giàu sang thì lại tìm cách chiếm đoạt tài sản của họ,thấy người kiện tụng thì tìm cách nhận của hối lộ.Từ trước tới giờ,chưa từng làm được một việc thiện nào cả. Ông ta lấy vợ sinh được năm người con thì cả năm người con đều bị tàn phế.Một đứa điếc,một đứa què.một đứa đui,một đứa tê liệt còn một đứa thì hai bàn chân không có một ngón nào cả.Bà con thân bằng cũng dần đân xa lánh ông ta.Về sau, Đinh Tông Thần vì có hành động bất lương nên bị bãi chức.Mây năm sau,gia sản tiêu tán không người giúp đỡ, đến nỗi cả nhà dều đi ăn xin,lưu lạc khắp nơi,cuối cùng chết trong đói khổ.

Lòng người dễ gạt,thiên lý khó lường,hà khắc hại người,phước đâu mà hưởng.Cái gương cảu họ Đinh kía chứng minh cái lẽ tuần hoàn nhân quả, đồng thời cũng làm gương cho hậu thế tự soi mình.

Thiện tâm cứu sinh

Tất có thiện báo

Đời nhà Tống,có một người tên là Tống Giao. Ạnh ta muốn lên kinh ứng thí,nhưng có một người xem tướng nói rằng: "Trên đầu của anh có tướng nghèo hền,con đường công danh mịt mù vô vọng".Tống Giao nghe nói cũng vì thế mà bỏ ý chí của mình,về nhà siêng năng dùi mài kinh sử,năm năm sau thi đỗ Trạng nguyên.Thế là anh ta liền đi tìm người xem tướng năm xưa để nói cho ông biết là ông đã nói sai.Thế nhưng,khi người xem tướng vừa thấy anh ta thì liền hỏi rằng: "Lần này anh đến đây,tướng xấu cuả anh đã mất,so với lần trước hoàn toàn khác nhau,không biết mấy năm gần đây anh có làm việc thiện gì không?".Tống Giao nói: "Năm trước sau một cơn mưa lớn,tôi có cứu một đàn kiến đang bị nước cuốn".Người xem tướng nghe xong,mỉm cười nói: "Chúc mừng anh!Tướng xấu ngày trước bây giờ biến thành tướng đại phú đại quý, anh sắp được làm quan lớn.Sinh mạng con kiến cũng như sinh mạng con người,công đức anh cứu đàn kiến đã làm cho tướng xấu biến thành tướng tốt.Chúc anh gặp được nhiều điều may mắn!".Tống Giao về sau quả nhiên làm đến đại quan.

Tục ngữ nói: "Đức lớn cảm đến trời cao".Tống Giao một niệm từ tâm cứu sinh hơn vạn,việc làm tuy nhỏ nhưng công đức rất lớn, âm đức quỷ thần cũng sợ,cũng nhờ phước báo thi đỗ Trạng Nguyên,tướng xấu tiêu mất.Do đó,có thể biết được trong cõi trời đất mênh mông,phúc hoạ đều do con người tự tạo.

Sát hại sinh linh

Họa đến con cháu

Ở Triết Giang,Hàng Châu có một phụ nữu tính tình hung hãn.Bà ta rất sạch sẽ,phàm trong nhà có chuột hay côn trùng bà đều tìm cách giết sạch,vì thế trong nhà ngoài viện,tất cả giun dế,sâu bọ,kiến chuột đều bị bà ta giết chết không chừa một con.Bà ta sát hại vô số sinh mạng như vậy,thế nhưng trong lòng lại thấy vui sướng.Sau khi lấy chồng,sinh hạ một đứa con trai toàn thân đều bị những cái mụt nhỏ,rtong những cái mụt đó có một thứ nước vàng liên tục rỉ ra,tất cả danh y đều chịu bó tay không chữa lành được.Thứ bệnh này làm phát sinh vô số ruồi nhặn,người phụ nữu suốt ngày vùă phải lo bắt ruồi nhặn vừa buồn vì bệnh của con.Không lâu sau đứa bé qua đời,bà ta cũng bất ngờ bị mắc bệnh phong.Có người nói đso là quả báo nhãn tiền do sự giết hại quá nhiều sinh mạng côn trùng của bà ta.

Người phụ nữ kia giết hại côn trùng lâu ngày thành tính,không có từ tâm nên không biết rằng các loài động vật dù lớn hay nhỏ cũng đều yêu mến thân mạng cảu mình giống như bà ta yêu thương con của mình vậy.Những người hiểu biết ai cũng nói rằng bà ta vì nghiệp sát quá nặng nên phải bị tuyệt tự nên sinh con ra thì mắc chứng bệnh nan y,chưa được mấy tuổi lại phải lìa đời, đó là kết quả trước mắt của những hành động do chính bản thân tạo ra vậy.Người đời ai cũng yêu thương con cái cẩu mình,từ đó mà suy mọi loài cũng đều như vậy.Thế thì tại sao lại không biết yêu thươgn vạn laọi như yêu con mình?Nguyện cho mọi người hãy thương yêu nhau,thương yêu đến cả vạn laòi, đừng có đan tâm giết hại loài nào, được như thế thì hạnh phúc lắm thay.

Giết độc cứu người

Khong bị phạm tội

Có một thiếu niên người nước Sở,tên là Tôn Thúc Ngao.Trên đường đi,thấy một con rắn hai đầu,anh ta nghe mọi người nói con rắn này là điềm kông lành,hễ ai gặp nó thì một trăm ngày sau sẽ chết.VÌ muốn mọi người sau này không còn thấy con rắn này nữa,Tôn Thúc Ngao bèn giết con rắn rồi đem chôn.Sau khỉ trở về nhà,anh ta cứ suốt nagỳ lo sầu,mẫu thân của anh ta thấy vậy bèn hỏi nguyên do,anh ta trả lời: "Hôm này con đã giết một con rắn hai đầu,trong lòng cứ nghĩ đến việc sau khi con chết rồi lấy ai là người chăm sóc mẹ,nhân đó mà ưu sầu không biết phải làm thế nào cho tốt".Người mẹ nói với anh ta: "Con giết rắn độc hại người,chính là vì ngwofi trừ hại, đó là một việc làm tốt,con còn đem rắn chôn cất đề nó khỏi bị phới thây, đó cũng là một việc thiện nghĩa,lòng con vì người trừ hại nhất định con sẽ không bị chết thảm".Qua một trăm ngày sau,Tôn THÚc Ngao quả nhiên không chết.Sau này,Tôn Thúc Ngao làm đến chức Tể Tướng,chuyên lo việc chính sự của nước Sở,làm cho nước SỞ ngày càng giàu mạnh.Ngàoi ra, ông ta còn là một người con chí hiếu,mọi người ai cũng xưng tán.

Kính mong thế nhân hãy nhớ: "HIếu là khởi đầu trăm hạnh,thiện là nguồn gốc của trăm phước".HIếu dưỡng mẹ cha,siêng tu phước thiện thì cảm đến thiên địa, động cả quỷ thần.Tôn Thúc Ngao chí hiếu,hành thiện nên được phước báo là lẽ tất nhiên vậy!

Hại người

Chính là hại mình

Đời nhà Hán,tỉnh Quảng Tây,trong vùng núi huyện Tây Nam cso một sơn phụ chuyên dùng độc hại người.Bà ta đêm rất nhiều loại trùng độc nhốt chung vào một cái chum, độc trùng sát hại lẫn nhau,những con còn lại là những con tối độc.Nếu ai bất hạnh bị vướng phẩn của những con độc trùng này thì nhất định sẽ chết.CÒn như muốn được toàn mạng thì phải ở lại nơi đây và thường phải ăn độc vật.Cứ như thế,bà ta đã nuôi dưỡng độc trùng hơn hai mươi năm,hại chết rất nhiều người qua lại.Người dân trong thôn vừa sợ lại vừa hận bà ta.Có một hôm,bỗng nhiên sơn phụ tựu mình biến thành một con độc trùng rất lớn,mình rắn đầu người,dân chúng thấy thế vô cùng sợ hãi bèn phóng hoả thiêu đốt ngôi nhà của bà ta,kết quả sơn phụ bị lửa thiêu chết.

Tâm địa quảng đại

Phước báo dầy sâu

Đời nhà Tống, ở Tô Châu,có người tên là Phạm Trọng Yêm.Anh ta là người tài cao chí lớn,thường lấy việc thiên hạ làm việc của mình.Nhà cửa anh ta rất lớn,có nhiều phòng ốc.Một hôm,có vị thầy phong thuỷ nói với anh rằng: "Chỗ đất nhà anh phong thuỷ rất tốt,con cháu nhiều đời sẽ làm quan lớn".Phạm Trọng Yêm nói: "Chỉ có con cháu nhà tôi làm quan thì thật không tốt,nếu như mọi nhà ở đất Tô Châu này đều xuất cao quan,như thế mới là tốt".Thế rồi họ Phạm xin Hoàng thượng đem nhà cửa phòng ốc của mình làm thành một ngôi trường công lập của huyện...Về sau,từ ngôi trường này xuất hiện rất nhiều nhân tài, đều làm quan lớn.

Phạm Trọng Yêm tâm địa lương thiện,lấy việc phú quý của mọi người làm niềm vui cho mình,suốt cả cuộc đời chuyên tâm làm việc thiện,là tấm gương sáng soi thiên cổ.

Phạm Trọng Yêm an vui giữ đạo,tích đức tu nhân,làm việc lợi người,thường lo trước cái lo của thiên hạ,vui sau cái vui của mọi người, đức cảm trời cao, đất Tô Châu địa linh nhân kiệt vĩnh xuất cao quan,tất cả đều nhờ ân của ông ta vậy.

Cưỡng chiếm mộ người

Tuyệt tự cháu con

Đời nhà Đường,tỉnh Phúc Kiến,huyện Kiến Âu cso một kẻ lưu manh tên là Lâm Đạt. Ông ta nghe nói mộ phần cảu Tổ tiên phú ông Trần Tiên Nhân phong thuỷ rất tốt.Thế là ông ta liến cưỡng chiếm mộ phần của Trần Gia rồi cải táng mộ của cha mình lên đó,trong tâm cho rằng từ nay về sau con cháu của mình sẽ được phú quý.Tối hôm đó,phụ thân của ông ta thác mộng nói rằng: "Người vì ta mà chiếm đoạt mộ phần Tổ tiên người khác,Diêm Vương nổi giận phạt ta đoạ xuống mười tám tầng địa ngục,rồi ngươi cũng bị tuyệt tử tuyệt tôn,còn bản thân ngươi chết không yên ổn".Lâm đạt không tin lời mộng,nhưng việc đó cũng khiến ông ta lo sợ.Sau đó không lâu,con trai Lâm Đạt ẩu đả với người,bị người dánh chết,con gái ở nhà thắt cổ tự vẫn,còn vợ của ông tự nhiên cũng thắt cổ tự vẫn ngay trên cây trước mộ đó.Mọi người đều nói đó là nhân quả báo ứng.

Tục ngữ có nói: "Địa lý tức là thiên lý,những người bất thuận thiên lý,tuy là cát địa nhưng khi mai táng cũng trở thành hung địa".Lâm Đạt thường làm những việc tổn nhân lợi kỷ,lại còn cưỡng chiếm phần mộ Tổ tiên người khác.Làm việc bất nhân thất đức như vậy,thử hỏi có đất nào tốt để trở thành phước địa?.

Làm việc lợi người

Tử tôn phú quý

Đời nhà Đường,tỉnh Triết Giang,huyện Kiến Đức có vị phủ nha ty sử họ Thường tên Lộ.Ông ta siêng năng hành thiện cứu người giúp đời,xử án công minh,đối với phạm nhân thường hay toàn tâm cứu trợ khiến cho nhiều người nhân đó mà được bảo toàn tính mạng.Vào một đêm kia,huyện trưởng thấy trong nhà dân phát lửa,hồng quang đầy trời.Sau đó,điều tra mới biết là vợ của Thương Lộ trong khi sinh con thì có hồng quang xuất hiện chiếu sáng khắp cả bầu trời.Huyện trưởng thân hành đến thăm,vừa thấy đứa bé bỗng nhiên ông ta giật mình và nói với Thương Lộ: "Đứa bé này có tướng đại phú,đại quý.Hai vị cố gắng nuôi dạy cho tốt!".Về sau,quả nhiên đứa bé đó thi đỗ Tam Khoa trạng nguyên,làm đến chức Nhất Phẩm Đại Thần.Vợ chồng Thương Lộ cũng được vinh hoa.

Trong chốn công môn mà lại thích việc tu tạo phước thiện,Thương Lộ thanh liêm,thương dân yêu nước,làm thiện không biết mỏi mệt,đức cảm trời cao,phước đến con cháu,cửa nhà rạng rỡ,phước thọ miên trường.Kính mong thế nhân thấy người làm thiện,hãy tự nghĩ rằng mình chưa bằng được,và nên cố gắng chuyên tâm hành thiện nhất định sẽ gặp phước báo,như thế há không dám tin sao!

Tâm địa hà khắc

Quả báo không tốt

Đời nhà Tấn,có vị đại quan thanh liêm tên Từ Thủ Liêm.Ông ta sống khắc khổ cần kiệm.Năm 60 tuổi mới có được một đứa con trai,nhưng không lâu sau đứa côn bị bệnh đậu mùa mà chết.Đêm đêm,ông ta cầu nguyện sinh lại được một đứa con trai khác.Thần thác mộng bảo: "Ngươi tự mình thủ chí thanh liêm,chỉ biết danh dự bản thân không chịu cứu người cấp nạn,thường thường tự kỷ tỵ hiềm,trong cương vị của mình có những lúc những việc đáng làm lại không làm khiến cho nhiều người nhân đó mà bị hại,trong lòng ngươi chỉ biết lo cho bản thân không chịu cứu giúp người khác,vì thế cho nên phải chịu quả báo tuyệt tự".Từ đó,Từ Thủ Liêm hối hận,tự mình một đời sai lầm,chỉ biết danh dự bản thân mà không cứu giúp người khác,thế nhưng hối hận thì cũng đã muộn.

Phàm người ở đời,chỉ biết cái thiện của mình mà không biết những sai lầm của chính bản thân,nhưng thiện ác như bóng theo hình.Người tự hà khắc với bản thân mình thì rốt cục không có phước báo,trừ khi thay đổi bản thân cần tu thiện nghiệp hành việc lợi nhân,mới có khả năng chuyển hoạ thành phước.

Cứu người nghèo khổ

Hưởng phước an vui

Đời nhà Thanh,tỉnh Giang Tô,huyện Nghi Hưng có một người giàu cso tên là Ngô Nghi Tam,đã lớn tuổi nhưng không có con nối dõi.Một ngày kia,bỗng có một vị Hoà thượng đến khuyên ông ta:"Chỉ cần ông làm nhiều việc thiện nhất định sẽ được con cháu đầy nhà".Từ đó,họ Ngô bắt đầu âm thầm hành thiện,siêng tu phước đức.Ông ta không chỉ lập nơi cứu tế những người nghèo khổ ở những cửa thành mà còn xây dựng những tiệm thuốc và mời những danh y để trị bệnh cứu giúp những người nghèo khổ,rồi còn thiết lập nghĩa trang thí tặng quan tài giúp người mai táng.Phàm gặp những người nghèo khổ đều đem tiền bạc cứu giúp,bạn bẻ khó khăn ông ta cũng thường âm thầm giúp đỡ,mở trường dạy học miễn học phí...không từ một việc thiện nào mà không làm.Về sau,liên tiếp sinh được ba người con trai,cả ba lớn lên đều làm quan trong triều đình.

Làm người có ai có thể thuần thiện mà không phạm lỗi?Ngày xưa,Văn Xương Đế Quân có công hành thiện mà vẫn còn lỗi,nhưng công nhiều hơn lỗi,công nhiều tứuc là thiện,lỗi nhiều tức là ác.Chỉ có tấm lòng chân thành thì cảm thấu được tất cả,điều này thì không phải ai cũng hiểu được.Ngô Nghi Tam chuyên làm việc thiện,về sau sinh được ba người con trai,đây thật là phước báo của sự hành thiện,khiến cho gia đình chúa con hưng thạnh,tông môn phú quý vinh hoa,thật đáng làm gương cho người đời vậy!

Trộm danh làm thiện

Tất gặp quả báo

Đời nhà Minh,tỉnh Tứ Xuyên,huyện Thành Đô có Vương Đại Phú là người thường tham danh đoạt lợi.Những việc thiện lớn nhỏ ở Thành Đô,ông ta đều âm thầm tìm đủ mọi cách chiếm đoạt danh hiệu mình là người khởi xướng,vì thế mọi người đều lầm tưởng là thật và gọi ông ta là Đại Thiện Nhân.Ông ta không có con nối dõi nên đến miếu Thành Hoàng cầu Thần.Thần Hoàng thác mộng nói với ông ta: "Ông tuy ngoài mặt hành thiện nhưng tâm lại ác,bên ngoài thì làm người khởi xướng việc thiện nhưng bên trong lại âm thầm chiếm đoạt việc thiện của người.Ngươi đã trộm dùng hai chữ Thiện Nhân,tội này rất lớn.Loại người ác tâm như ngươi đương nhiên không con nối dõi".Vương Đại Phú tỉnh dậy than rằng:"Trời cao có mắt,ta thật sai lầm!"

Tục ngữ nói:"Ngươi làm thiện,tuy phước chưa đến nhưng hoạ đã xa,người làm ác,tuy hoạ chưa đến nhưng phước đã xa".Thiên đạo vô tư,quyết không bao giờ có việc người làm ác mà không thọ tai ương,lý này không bao giờ thay đổi.Vương Đại Phú tham danh đoạt lợi,phước báo toàn không,đời sau tuyệt tự.Như thế,há có thể nói rằng trộm danh của người làm thiện mà lại có phước báo sao?

Cứu một con chim

Hưởng phước ba đời

Đời nhà Nguyên,ở tỉnh Sơn Đông,huyện Thái Sơn có một đứa bé tên là Dương Bảo,thấy một con chim Hoàng Tước bị thương rơi xuống đất,chú bé liền nhặt lên đem về nhà chăm sóc cẩn thận.Một thời gian sau,vết thương của chim lành hẳn,chú bé liền thả cho chim bay đi.Một đêm kia,trong giấc mộng,Dương Bảo thấy một Hoàng Y Tiên Đồng đến bái tạ anh ta và tự xưng là Sứ giả của Tây Thiên Vương Mẫu trên đường đi đến Bồng Lai gặp nạn may nhờ anh ta ra ơn cứu giúp,sau này anh ta sẽ được làm đến chức Tam Công,nói xong rồi đi.Năm Dương Bảo sáu mươi tuổi,con trai ông ta là Dương Chánh,cháu nội là Dương Bình,chắt nội là Dương Tứ đều được Hoàng thượng phong làm công thần.Dương Bảo nhớ lại câu chuyện nagỳ xưa bèn đốt hương bái tạ thiên ân.

Những người hành thiện,gia đình tất có phước báo.Dương Bảo từ nhỏ đã biết hành thiện vun bồi cội phúc,gốc đức ngày càng sâu dầy.Trời cao không hề thiên vị,chỉ do đức người vun bồi mà nên.Lời nói này chẳng hề sai lầm vậy

Tàn hại sinh linh

Người mất nhà cháy

Ở tỉnh Triết Giang,huyện Vũ Khương có người trồng dâu nuôi tằm teen là Từ Kỷ.Gặp lúc lá dâu giá cao,ông ta liền giết tằm mà bán lá dâu,gặp lúc lá dâu gái hạ thì ông ta đem lá nuôi tằm mà không bán.Vì thế,thường giết cả trăm ngàn tằm con.Ông ta cho rằng những sanh mạng tằm con không có gì quan trọng.Có một năm,lá dâu rất rẻ nhưng lá tơ tằm lại rất cao,vì thế ông ta nuôi tằm rất nhiều.Kết quả có một việc lạ phát sinh,đó là toàn bộ kén tằm đều kết chung với nhau tạo thành một cái mâm kỳ lạ rất lớn.Vợ chồng con cái ông ta đều thấy lạ nên cung vây quanh cái mâm để xem,bất ngờ cái mâm bằng kén tằm bỗng nhiên phát hoả,lửa cháy dữ dội phát ra bốn phía nhanh không thể tưởng,thiêu cháy toàn bộ phòng ốc nhà cửa và mọi người cũng bị lửa thiêu chết.

Vô số con tằm nhả tơ mới kết được thành vải.Từ Kỷ giết bao sanh mạng của những con tằm mà không hề thương xót,kết quả phải chịu quả báo khốc liệt.Thế nên,làm người sống trong cuộc đời,hãy nhớ: "Từ bi thương vật đừng nên giết,uống nước nhớ nguồn chớ quên ân".

Làm thiện lợi người

Không kể lớn nhỏ

Đời nhà Thanh,tỉnh Giang Tô,Thái thú Trấn Giang Phủ Cát Phồn là một vị đại thiện nhân.Một hôm,trên đường Cát Thấi Thú đang đi,có một thị dân tên là Bạch Thanh Như liền chặn ngang quỳ xuống đất và xin Cát Thái Thú chỉ cho anh ta phương cách làm thiện.Cát Thái Thú liền xuống ngựa nói: "Tôi làm việc thiện lợi người mỗi ngày có bốn,năm việc hoặc có lúc mười,hai mươi việc.Ví như thấy người đói thì đem cơm cho,thấy người khát thì đem nước cấp,thấy trẻ trèo cây bị ngã thì bồng đem vào xoa bóp an ủi,gặp đá trên đường thì lượm vất đi...Không luận việc nhỏ hay việc lớn,thấy được đều lam fkhông bỏ.Việc thiện thì vốn không có lớn nhỏ,mọi người ai ai cũng đều có thể làm được".Bạch Thanh Như bèn y theo lời nói của Cát Thái Thú,siêng năng hành thiện.Về sau,họ Bạch cũng được làm quan.

Có thể nói,Trong cõi trời đất mênh mông,nhân quả phân minh,sao có thể nói là không có họa phước?Tục ngữ có nói: "Khoa danh nhờ đức hạnh,phước hoạ rất công bằng".Câu nói này thật không phải là hư dối vậy!

Hại người

Chính là hại mình

Đời Nhà Tống,tỉnh Sơn Tây,phủ Đại Đồng,có một vị mã sai họ Ngô tên Nhân Hưng.Ông ta làm nghề truyền tống công văn qua lịa giữa các huyện.Có một lần,trên đường đi qua Sóc Huyện,thấy mã trạm của huyện phục dịch không tốt liền sanh tức giận.Trước khi đi,ông ta nhổ một ít cỏ dại bỏ vào trong giếng nước (nước trong giếng nhân đó mà bị ô nhiễm không thể uống được).Tháng Bảy nâm sau,ông ta lại đi qua Huyện Sóc (nguyên mã trạm của Hang Sóc vì nước giếng bị ô nhiễm không thể uống được nên đã dời đi nơi khác),gặp lúc khát nước,ông ta liền múc nước giếng lên uống.Nhưng vì không biết nước giếng đã bị ô nhiễm,trong đó sinh ra rất nhiều vi khuẩn không thể uống được nên ông ta liền uống mấy ngụm.Thế rồi,trên môi bỗng nhiên bị đen lịa,toàn thân hôn mê nằm lăn ra đất,vì không có người cứu chữa cho nên ông bị nhiễm nắng mà chết.Thật là hại người trở lại hại mình.

Tâm làm chủ.Tâm thiện tức mạng thiện,tâm ác tức mạng ác.Muốn biết những điều cát hung,hoạ phước thì nên tự hỏi tâm mình.Ngô Nhân Hưng tâm khởi niệm ác,chiêu cảm ác báo.

Thế nhân thường cho thiên đạo mang mang,thiện ác không cùng.Thành thật mà nói,đó là thấy mà không biết,chỉ là lời nói của những kẻ thiếu hiểu biết.Thật ra,trời đất tuy mênh mông nhưng nhân quả nghiệp báo không bao giờ sai lạc!

Một vị quan tốt

Thường hành thập thiện

Đời nhà Minh,có một vị quan tốt tên là Dương Tuần,suốt mấy mươi năm ông ta thường làm mười việc thiện lớn:

1.Người có oan khuất nhất định giải oan.

2.Thâu nhặt những con chim nhỏ bị người bỏ rơi đem về nuôi dưỡng.

3.Thường đem lúa gạo phụ cấp cho những người già yếu nghèo khổ.

4.Phát thuốc miễn phí.

5.Giúp đữo quan tài cho những người nghèo khổ khi chết.

6.Giúp đỡ áo quần,vải vóc cho những người phụ nữ nghèo khi lập gia đình.

7.Tự mình giữ giới bất sát và thường phóng sinh.

8.Gặp năm mất mùa đói kém,liền xuất tiên của mua lúa gạo cứu tế mọi người.

9.Tu sửa cầu cống,đường sá,khaiuang sơn đạo.

10.Thường hay cung cấp lộ phí cho những người nghèo khổ không đồng quê hương.

Dương Tuần thi hành việc thiện càng ngày càng nhiềub.Nếu như một ngày không làm việc thiện trong lòng cảm thấy không yên.Việc làm cảu ông cảm hoá con cháu nhận thức được ích lợi của "Thiện Thư".Về sau,con cháu thi đỗ Trạng Nguyên.

Kính mong thế nhân nên làm, việc thiện để tạo phước,chớ đừng làm ác ham lợi trước mắt.Nhân quả báo ứng mảy may không mất,cẩn thận đừng để một đời trôi qua vô ích.Nếu được như thế thì thật hạnh phúc lắm thay!

Chê người hành thiện

Đoạ làm thân chó

Ở tỉnh An Trưng,huyện Hào Châu,có người dân tên là Tô Lan Đình,là con trai độc nhất cho nên được cha mẹ yêu thương hết mực,khiến cho anh ta trở thành bất hảo,thích những việc xấu,ghét những việc tốt.Anh ta thấy người làm thiện thì lại nói lời hư ngụy,giả tạo,còn thấy Thiện Thư thì lại cho là những lời quỷ thần lừa dối người đời,thấy người niệm Phật tu hành thì lại cho là mê tín.Năm 30 tuổi,cha mẹ qua đời,nhưng anh ra vẫn là kẻ siêng ăn nhác làm,tuy cuộc sống vô cùng cực khổ nhưng vẫn thích đi chọc giận người già trẻ nít.

Vào một ngày kia,bỗng nhiên anh ta bị một căn bệnh lạ.Thân thể nhỏ lại,càng ngày càng nhỏ.Mọi người đều cho là truyện kỳ quái.Chỉ thấy toàn thân anh ta bỗng nhiên lông vàng mọc ra giống như một con người chó.Sau đó,vào một đêm kia,anh ta trút bỏ toàn bộ y phục,anừm lăn ra đất cất tiếng sủa một trận thật lớn,xong rồi hướng vào núi cahỵ mất.Từ đó về sau,mọi người không ai còn thấy anh ta.

Cổ nhân có dạy: "Thiện là gốc của phước".Làm người lấy ít nói làm quý,nói nhiều ắt phải sai lầm.Như kẻ họ Tô kia,hành vi bất lương,lại thường chê bai những người làm thiện,bị thọ khẩu nghiệp,phải chịu quả báo.Kính mong những kẻ thường chê bai những người làm thiện tu nhân,hãy nhìn đây mà tự răn mình.

Làm thiện trời người

Quỷ thần đều biết

Tỉnh Giang Tô,huyện Thường Thục có vợ chồng Từ Nhân Hoà,ngoài việc ăn chay niệm Phật,hằng ngày còn chuyên đi làm việc thiện,suốt mười mấy năm đều làm như vậy.Vào một đêm kia,nghe ngoài cửa có tiếng quỷ nói rằng: "Con cháu Từ Gia sẽ làm Cử Nhân".Quả nhiên năm đó,con trai ông ta thi đỗ Cử Nhân.Nhân đó,vợ chồng Từ Nhân càng thêm thành tâm hành thiện,tích đức.Qua hơn nửa năm,bỗng nghe ngoài cửa có tiếng quỷ nói rưàng: "Từ Gia Cử nhân sẽ đỗ TIến Sĩ làm đến đại quan".Năm sau,con trai Từu Gia lên kinh ứng thí,qủa nhiên đỗ trúng TIến Sĩ.Lại hơn hai năm sau,con trai ông ta làm đến chức Lưỡng Triết Tuần Vũ.Vì thế,hai vỢ chồng biết được,chỉ cần thành tâm làm thiện,quỷ thần đều hay.

Trong cõi U mInh,có rất nhiều việc phi thường mà chúng ta không thể lường được,chỉ dựa vào khoa học thì không thể chứng minh.Thế nhưng,cái lý của việc gặt phước tránh hoạ chính là chuyên tâm hành thiện,làm cho phước đức ngày càng dầy thêm,tai hoạ ngày càng tiêu mất,và phước lộc tuỳ tâm sở hiện.Đức tính thuần thiện có thể cảm đến trời đất quỷ thần.Nguyện xon mọi người hãy nên cố gắng hành thiện đừng có lãng quên.

Ghét người làm thiện

Quả báo trước mắt

Sơn Đông Huyện Giao có một người phụ nữ rất là xinh đẹp,bà ta chỉ thích nói chuyện của người để gây sự bất bình.Bà ta chuyên đi đào bới chuyện thị phi,nói xấu mọi người.Nhân đó,những người hàng xóm đều bị bà ta nói xấu, chửi bới không ai sống được yên ổn.Có một số người thậm chí vì những lời nói của bà ta mà xảy ra ẩu đả với nhau.Ngoài ra,bà ta cũng rất ghét Hoà thượng,Ni cô.Hễ gặp những người xuất gia,bà ta liền lớn tiếng tháo mạ.Có người chuyên làm việc thiện cũng bị bà ta nói xấu đó là giả mạo hành thiện.

Bình thường bà ta rất thích ăn cá còn sống để bồi bổ cơ thể.Có một hôm,mua được một con cá chép rất lớn.Lúc đang làm thịt,con cá đau quá vùng vẫy,cái đuôi quẫy trúng hai mắt bà ta,Chưa được mấy ngày đôi mắt sưng đỏ và sinh ra giòi,làm cho bà ta vô cùng đau đớn.Những con giòi lại ăn vào trong não,bà ta đau đớn kịch liệt nằm lăn dưới đất rên la thống thiết mà chết.Những người hàng xóm thấy bà ta như vậy cũng than giúp mẫy câu.

Không tích thiện thì không thành đức,không tích ác thì không bị hoạ sát thân.Trồng nhân gì gặt quả đó,tất cả đều do tâm tạo nên.Câu chuyện trên đây làm cho chúng ta thường cảnh tỉnh siêng năng,cố gắng hướng thiện chớ đừng ôm lòng bỏn xẻn đố kỵ,tranh đua ganh ghét,nghiệp ác hiện tiền,dù người tha thứ trời cũng không dung.

Dạy người theo thiện

Đức để cháu con

Đời nhà Hán,cso vị đại quan tên là Trần Thật,tuổi già cáo lão hồi hương.Ông ta là một người chánh trực,thích làm việc thiện,gặp việc đều khuyên mọi người hành thiện.Vào một đêm kia,trong nhà ông bắt được một tên đạo tặc.Trong khi mọi người định đánh tên trộm,ông liền ngăn lại và nói: "Làm người sống ở trên đời cũng khó tránh khỏi nghèo khó nhất thời,nhân vì quá nghèo mới đi ăn trộm.Nếu như cải tà quy chánh đó là bậc thiện nhân".Nói xong ông ta lấy một số tiền bạc vật dụng tặng cho tên trộm và bảo anh ta hãy nên tự sửa lấy mình.Tên trộm cảm động,khấn đầu cảm tạ mà đi.VIệc này truyền ra bên ngàoi làm cho vùng ấy từ đó về sau không có một ai làm nghề ăn trộm,mọi người đều nỗ lực hướng thiện.Trần Thật thọ hơn 90 tuổi,sau khi chết,mọi người đi đến phúng điếu thăm viếng có hơn ba vạn.Con cháu đời sau đều làm quan lớn.Mọi người đương thời,ai cũng thương mến,kính tiếc ông ta.

Người nhân nghĩa ai cũng có lòng trắc ẩn,thấy danh thấy lợi như hạt sương mai.Trần Thật siêng năng hành thiện giúp đỡ mọi người,không vì tên trộm mà sinh tức giận.Ngược lại,chính tấm lòng nhân hậu của ông đã khiến mọi người quay về lẽ thiện,sống đời tốt hơn.Chính nhờ đso mà phước bào không cùng,bản thân,con cháu đều là những bậc chí sĩ hiền nhân.Thấy chuyện trên đây,há mọi người không biết chuyên cần làm việc thiện hay sao?

Gian trá cơ trí

Tất thất nhân tâm

Đời nhà Tống,Có một vị đại quan họ Đinh tên Vị.Ông ta là người gian trá mà lại kiêu ngạo,lời nói thường hay cố chấp cho mình là đúng,khiến cho mọi người ai cũng oán ghét.Ông ta cho rằng làm quan lớn thì phải khiến người kinh sợ,nếu không thì khó thành việc lớn.Nhân đó,bá quan văn võ trong triều ai cũng lánh xa ông ta.Có một hôm,Hoàmg thượng hỏi ông ta một chuyện,ông ta nói một hồi lâu mà vẫn không có kết luận,Hoàng thượng cả giận liền phái ông ta đi làm quan ở đảo Hải Nam.Huyện Phủ đảo Hải Nam từ trên xuống dưới mọi người ai ai cũng đều không muốn nói chuuyện với ông ta,vì thế ông ta vô cùng đau khổ.Một ngày kia,lúc ông ta đi ra ngoài thành,bỗng gặp hai kẻ cướp.Ông ta nói: "Ta là Đinh Vị,các ngươi không được vô lễ!".Hai tên đạo tặc nói: "Thì ra ngươi là một tên quan thối tha đó sao?". Và đánh ông ta một trận thừa sống thiếu chết.Kết quả toàn thân ông ta đều bị thương tích.

Cơ trí có thể lừa được người nhưng không thể lừa được trời,mưu người tuy xảo nhưng không thể thoát được quả báo.Cho nên,bậc quân tử chánh đại quang minh không việc gì là không cho mọi người biết.Vì thế,mọi người cũng không tiếc lòng kết giao với người quân tử,đó chính là được nhân hoà đức cảm,phước báo không đợi cũng tự tìm đến.Vậy thì cần gì phải lao tâm khổ trí cơ xảo gian trá

Không giết loạn người

Tất có hậu báo

Đời nhà Tống,Đại tướng quân Tào Khâm là một người nhân hậu đạo đức.Ông ta lãnh binh đi đánh thường rất ít khi giết người.Nhân ở Toại Châu có quân phản loạn,triều đình đã cử nhiều đạo quân đi dẹp loạn nhưng vẫn không dẹp được.Tào tướng quân được cử dẫn quân phá thành,ông hạ lệnh cho quân lính không được vô cớ giết người,nhờ đó mà bá tnáh trong thành không bị tổn thương.Ông phá được thành Kim Lăng,tiến quân vào thành mà không giết một người,bá tnáh đều hoan hô ủng hộ.Ông có bốn người con:TàoVỹ,Tào Tông,Tào Xán đều làm quan ở tỉnh,người con út là Tào Phi được phong vương tước.Hoàng hậu Quang Hiến cảu triều Tống cũng là cháu gái của Tào Đại Tướng quân.Nhân đó,người đời sau đều nói Tào Gia được quang vinh đến ba đời như thế đều do nhân quả báo ứng.

Phước điền chính tại tâm sinh,trồng nhân gì,gặt được quả đó.Đạo trời tức là đạo nhân,tu đức gì thì sẽ được hưởng phước đó.Thiên lý ngời ngời mảy may xưa nay không sai,phước hoạ vô môn chỉ do người tự tạo.Quán sat như vậy thật làm cho những người hành thiện,nguyenẹ tâm kiên cố,tâm càng chí thành.

Làm quan hung ác

Diêm vương không tha

Đời nhà Thanh,quan tuần án của hai tỉnh Sơn Đông,Hà Nam Thi Tư Nhân tính tình hung ác,ông ta giết người vô số nên mọi người gọi ông ta là Hoạt Diêm Vương(Diêm Vương sống).Về sau,ông ta bất ngờ bị bệnh,chết bất đắc kỳ,âm hồn đoạ xuống Diêm Phủ.Diêm Vương nói: "Nhờ có lòng tốt người đã thoát kiếp súc sinh,thọ làm thân người.Thế nhưng khi mới làm người,người lại hung ác như cũ,giết người vô số.Ngỳa nay,người phải bị đoạ xuống địa ngục!".Thi Tư Nhân kêu lớn: "Diêm Vương khai ân,tôi cũng từng mở kho phát lương cứu người vô số,xin đem công chuộc tội mà tha thứ cho!".Diêm Vương nói: "Công đó không thể cứu được tội sát nhân,hiện đang có hàng ngàn âm hồn đanh chờ đợi người đền mạng.Nghiệp người đã tạo chính người phải tự thọ quả báo súc sinh!".Thế là Thi Tư Nhân lại bị sinh làm con chó.

Có người chí nhân một niệm chân thành hướng tới điều thiện thì trong âm thầm phước báo đã tự đến,còn người chỉ vì một niệm khởi lên ác tâm thì đã bị trời cao quở trách,ác báo hiện ra.Sự thật tuy chưa đến ngay nhưng hoạ phúc đều cso cảm ứng.Nói tóm lại "Thiện ác phúc hoạ đều do một niệm khởi tâm mà thôi!".Xưa nay,kẻ nào làm quan mà hung ác thì chỉ có tổn dân hại mạng,đức tàn phước tận,chết thọ ác báo không ngày ra khỏi.Nguyện những kẻ làm quan hãy lấy đây làm gương.

Trung thành không đổi

Tất có hậu phước

Đời nhà Đường,có một vị quan viên tên là Thái ĐÌnh NGọc rất mực trung nghĩa.Có một năm,loạn quân tạo phản,Thía Đình Ngọc bị loạn quân bắt đi.Thủ lãnh của đám loạn quân buộc ông ta quy thuận,nếu không thì sẽ chém đầu.Thái ĐÌnh Ngọc nói: "Ngươi không giết ta thì được lưu danh thiên cổ;còn nếu người giết ta thì ta sẽ được tiếng thơm ngàn đời.Giết hay không giết đều do ngươi quyết định".Tên thủ lãnh không biết phải xử lý thế nào nên tạm thời đem Thái Đình Ngọc giam lại.Sau đó,triều đình dẹp được loạn quân.Thái Đình Ngọc được trở về triều.Hoàng thượng nghĩ đến tấm lòng trung nghĩa,thấy chết không sợ của ông ta nên liền phong cho thăng một lần ba cấp,làm đến Nhất Phẩm Đại Thần.VÌ thế,mọi người đều gọi Thái ĐÌnh NGọc là quan "Nhất Phẩm Đại Thần Không Sợ Chết".

Bậc quân tử tu thân dưỡng chí,an thủ chính đạo,nghĩ đến điều nghĩa,thế lực lợi danh không thể lay dộng,thế nên trời cao cảm đức,phước thọ tự nhiên.Câu chuyện của Thái Đình Ngọc trên đây chính là minh chứng cho cái lý này vậy.Thời nay,nhân tâm đạo đức con người ngày càng suy giảm,cho nên những tấm gương trung nghĩa nhân hậu,cần phải càng được nêu cao,chỉ có như thế thì những quan niệm về đạo lý luân thường mới được sáng tỏ

Tần Cối gian độc

Vĩnh đoạ địa ngục

Đời nhà Tống,Thừa tướng Tần Cối tư thông với giặc,sử dụng liên tục mười hai đạo kim bài triệu Đại tướng Nhạc Phi hồi triều.Nhạc Phi trên đường trở về đã bị Tần Cối hại chết.Quân Kim nhân đó liền cử đại binh tấn công tiêu diệt Tống Triều.Tần Cối cùng vợ là Vương Thị ở dưới cánh cửa sổ phía Đông nhà mình bí mật bàn mưu sát hại Nhạc Phi,và định kế phản quốc cũng tại nơi này nên sau này thường có từ "Đông Song Sự" là chỉ việc đó.Về sau,trên lưng Tần Cối bỗng dưng mọc lên một cái mụn nhọt thật lớn,đau đớn vô cùng,sau đso thì chết.Âm hồn lập tức đoạ xuống địa ngục,Vương Thị về sau cũng bị chết thảm,cũng đoạ địa ngục,hai người gặp nhau.Tần Cối than rằng: "Chuyện ở "Đông Song",người tính không bằng trời tính.Nhạc Phi tướng quân danh lưu muôn thuở còn ngươi với ta tiếng xấu lưu truyền".Cả hai vĩnh viễn quỳ trước thần tượng Nhạc Phi tướng quân,thật vô cùng hối hận trước việc làm ngày trước,Tần Cối đã sớm bị tuyệt tự tuyệt tôn.Miếu thừo Nhạc Phi ở Hàng Châu có hai tượng sắt của vợ chồng Tần Cối quỳ ở phía trước chịu lời phỉ nhổ cảu thế nhân,đên nay vẫn còn.

Tần Cối bàn mưu ở "Đông Song" không thể nói là không bí mật,việc thông gian với địch không thể nói là không chu toàn,thế nhưng xảo kế thì kết xảo nhân.xảo nhân thì thọ ác báo.Há có thể cho rằng việc mình làm thần không hay,quỷ không biết sao?Rõ ràng trước mắt,Tần Cối khi còn sống thọ bệnh đên nỗi chết thảm,tuyệt tự tuyệt tôn,khi chết phải đoạ địa ngục,đên nay vẫn còn chưa thoát khỏi khổ.Tích ác đầy trời,thần nhân đều hận,thân chết danh tan,thật là thậm ngu.Vậy nên mọi người hãy cẩn thận trong mọi suy nghĩ,hành vi lời nói của bản thân.

Đi xin nuôi cha mẹ

Trời cao cảm đến

Ở huyện Vũ Tiến,tỉnh Giang Tô có một thiếu niên làm nghề ăn xin tên là Dương Nhất.Anh ta sống với cha mẹ gìà trong một túp lều cỏ.Dương Nhất người nghèo nhưng chí không nghèo,thờ phụng song thân hết mực hiếu thuận.Mỗi ngày đi xin được thức ăn về,anh ta đem lên hầu cha mẹ dùng trước.Nếu như bữa nào xin được thức uống cùng đồ ăn ngon,thì trong lúc cha mẹ đang ăn uống.Dương Nhất lại vừa mua vừa hát,mục đich để làm cho cha mẹ vơi sầu mà vui lên.Có người xuất tiền cứu giúp nhưng Dương không nhận,có người thuê anh đi làm xa nhưng anh không đi.Anh ta nói rằng cha mẹ già yếu,anh ta không thể đi xa.Đến khí song thân qua đời,anh ta tựu làm quan tài mai táng song thân,ngày đêm canh giữ bên mộ phần cha mẹ,đi xin đựoc thức ăn gì cũng dâng lên cúng cha mẹ trước tiên.Dương Nhất cày đất hoang ở gần bên mộ phần của song thân thì gặp được một cái chum,bên trong có năm trăm lượng bạc,phía trên có một mảnh giấy hồng ghi dòng chữ "Trời tặng người con hiếu".Cho dù bỗng nhiên có tiền,nhưng Dương Nhất vẫn làm nhà bên phần mộ của song thân để ngày đêm thờ vọng.

Hiếu là việc thiện đứng đầu trong tất cả việc thiện.Đức của sự hiếu thuận rất lớn,cảm cả thiên địa.Hiếu thuận thì trời đát giúp đỡ,quỷ thần kính trọn,mọi người xưng tán.VÌ thế,hiếu thuận cha mẹ,sống đời nhân hậu chính alf những điều kienẹ để mình tu tâm dưỡng tánh,vun trồng gốc đức.Các bậc chánh nhân quân tử thửu hỏi có ai không vui khi làm những việc đó?

Tâm hận cha mẹ

Dỉêm Vương biết ngay

Vào đời nhà Minh,ở Hà Nam Trịnh huyện,có một vị thư sinh tên là Trương Nghĩa.Anh ta suốt đời cẩn thận,từ trước đến gìờ không làm một việc bất thiện nào cả và tự nghĩ rằng mình một đời không có lỗi lầm.Đến khi tuổi già,Trịnh Nghĩa qua đời,thần thức xuống gặp Diêm Vương,Diêm Vương nói: "Ngươi ở trần gian,không làm điều gì lầm lỗi,thế nhưng cái tội ngỗ nghịch bất hiếu thì không thể mất được.Người hãy tự xem cuốn sổ ghi chép tội phước này đây!".Trương Nghĩa liền cầm sổ xem qua một lượt thì thấy trong sổ ghi rằng:Lúc còn thiếu thời,phụ thân bảo anh ta đi cắt cỏ,anh ta đã tức giận trừng mắt nhìn lại cha mình.Trương Nghĩa chợt nhớ lại ngày xưa thật có việc đó.Diêm Vương nói: "Làm việc bất hiếu không luận là lớn hay nhỏ cũng đều không mất,tội ngươi sẽ bị đầu thai làm súc sinh!".Người đời nên nhớ kỹ,cái tội bất hiếu trời đất không dung.

Đạo lý nhân quả báo ứng xưa nay không hề thay đổi,nhưng tuỳ theo sự hiểu biết,kiến nthức của mỗi người rồi tin hay không mà thôi.Người có kiến thức sâu rộng,tin vào nhân quả thì không bao giờ dám làm những chuyện bất thiện.THế gian bách hạnh,hiếu hạnh đứng đầu.Người viết lại câu chuyện này tin tưởng một cách chắc chắn rưàng:Những kẻ bất hiếu thì thiện bất lập,đức bất thành,chưảng khác gì nấu cát mà mong thành cơm là điều không bao giờ có.

Kính mong mọi người hãy thường nghĩ đến điều "hiếu thân hiển thân",đừng để đên lúc nào đó mới thốt lên "Tử dục dướng nhi thân bất tại" (Con muốn nuôi cha mẹ nhưng cha mẹ không còn),mà hãy báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống,được như vậy thì thật là hạnh phúc lắm thay.

Huynh đệ tình thâm

Xả mạng cứu trợ

Vào mùa Hạ niên hiệu Hàm Ninh đời Tấn Võ Đế,bỗng nhiên xảy ra bệnh dịch tả,người chết vô số,làm cho người dân bỏ xứ ra đi không ngớt.Lúc bấy giờ,có ba huynh đệ nhà họ Canh,người anh cả bị bệnh dịch tả mà chết,xác mới liệm vào quan tài thì người thứ hai cũng nhiễm bệnh nằm liệt trên giường,chỉ có người em út là chưa bị bệnh.Lúc đó mọi người đều đã bỏ đi lánh nạn hết cả,chỉ còn lại một mình người em út không đi,anh ta lo chăm sóc thuốc thang cơm nước cho người anh thứ hai của mình.Rất nhiều người đều bảo anh ta hãy đi,nếu không,ở lại sẽ bị lây bệnh mà chết.Thế nhưng,anh ta vẫn nhất quyết ở lại để chăm sóc anh mình.Sau hơn mười mấy ngày tận tình chăm sóc cộng thêm cơn đại dịch cũng đã giảm,người anh cũng đã qua cơn thập tử nhất sinh.Việc làm của người em khiến cho nhân dân toàn huyện ai cũng khen ngợi.Từ đó về sau,ngwofi dân toàn huyện đều tôn kính và lấy đó làm gương để dạy con cháu.

Hành thiện thì được phước,hành bất thiện thì gặp tai ương.Tâm khởi thiện niệm,thiện tuy chưa làm nhưng những việc cát tường đã theo đó mà đến.Canh Tam không sợ dịch bệnh,trọng nghĩa chăm sóc anh mình,thủ túc tình thâm,thật là người có tấm lòng chí thiện!

Xem lại ngày nay,lòng người khó lường,toàn thấy anh em,ruột thịt tình thâm chỉ vì danh lợi tiền tài mà hại lẫn nhau dẫn đên nghĩa tình đoạn tận,thật đáng hổ thẹn!.

Không kính huynh trưởng

Bị thành hoàng đánh

Ở huyện Lâm ĐỒng,tỉnh Hà Nam cso hai anh em nhà họ Ân tên là Ân Phú và ÂN THương.Vì người anh giàu cso,người em thì nghèo nên thường đến người anh xin tiền.Thế như lúc nào người anhh không cho người em lại chửi người anh là giàu mà bất nhân.Một ngày kia,Ân Thương đi ra ngôi miếu Thành Hoàng chơi rồi ngủ ở đó.Vị thần của Thành Hoàng loêfn gọi quỷ vô thường đến đánh anh ta 100 roi,đánh đến lúc cái môg sưng đỏ lên đau đớn không thể chịu nổi.Thần Thành Hoàng nói: "Ngươi là một kẻ súc sinh!Lần sau mà còn mạ lỵ tôn trưởng thì ta sẽ cho đánh hai trăm roi!".Ân Thương sau đó về nhà kể lại câu chuỵen cho anh của mình nghe và tựu phát thệ từ nay không dám tháo mạ anh trai.Từ đó về sau,cải tà quy chánh.

Người biết tri túc tuy nghèo àm giàu,người không biết tri túc tuy giàu mà nghèo.Kẻ ham muốn nhiều thì cầu lợi nhiều,tăng trưởng tội ác,khổ não cnàg nhiều;người ít ham muốn thường được an lạc tự tại.NHững ai đang còn quá nhiều ham muốn thì hãy nên mau mau tu cải bản thân,chỉ cần khởi lên một niệm thiện tâm thì đã có thể chuyển hoạ thành phúc!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro