Nghiệp báo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THẾ NÀO GỌI LÀ "NGHIỆP"?
Nghiệp ở chỗ nào vậy? Chúng ta không nhìn thấy, không nghe được, cũng không sờ được. Phật nói với chúng ta, nghiệp ở ngay trong A Lại Da Thức. Lời nói này người thông thường không dễ hiểu, cái gì gọi là A Lại Da Thức? Chúng ta dùng lời hiện tại mà nói, nghiệp ở ngay trong ấn tượng của bạn, thí dụ ngày trước bạn làm tất cả nghiệp thiện ác, hiện tại bạn vừa nghĩ lại thì có thể nhớ ra được.
Vì sao bạn có thể nhớ đến sự việc của ngày hôm qua, sự việc của ngày hôm kia, sự việc của năm trước, thậm chí sự việc của mấy mươi năm trước, vì sao bạn có thể nhớ ra được? Chắc chắn có một nơi giúp bạn lưu giữ những án kiện đó, nơi lưu giữ những án kiện này trong nhà Phật gọi là A Lại Da Thức. A Lại Da Thức là nơi lưu lại tất cả những gì bạn làm và khi bạn chết đi và luân hồi đầu thai trở lại thì những gì ở các tiền kiếp vẫn không hề mất đi, nó đi theo bạn trả nợ hay đòi nợ cho những gì bạn làm mãi như thế đó.
"A Lại Da" là tiếng Ấn Độ, dịch thành ý Trung văn là "tàng thức", kho tàng, kho tư liệu. Từng li từng tí gì của bạn, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, đều được cất chứa trong kho tư liệu này, không hề sót lọt 1 ly. Con người chúng ta chết rồi không mang theo bất cứ thứ gì, nhưng nghiệp có thể mang theo (đi theo ta), vì sao vậy?
Thứ hữu hình thì không thể mang đi nhưng "nghiệp" là vô hình, nó sẽ đi theo bạn. Chúng ta nghĩ đến sự việc này thì thật là đáng sợ, thế gian không có bất cứ thứ gì đáng được quan tâm, chỉ có việc này chân thật đáng được chúng ta quan tâm!
Khi tư tưởng của chúng ta bất thiện, lời nói bất thiện, hành vi bất thiện thì trong A Lại Da Thức vĩnh viễn sẽ không mất đi, bạn nghĩ xem thứ này có phiền phức hay không? Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta nhất định không tạo ác nghiệp mà chỉ tạo thiện nghiêp.

Hãy Nhớ lấy: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo...!
Và hãy làm những việc tốt lành và xa lách cái xấu, cái ác để cuộc sống luôn luôn an vui và hạnh phúc các bạn nhé..!

NHÂN QUẢ VAY TRẢ, ĐẦU THAI ĐÒI NỢ.
Chúng ta trong vô lượng kiếp vì phiền não tham sân si mà kết oán với biết bao chúng sinh. Nếu ngay đây chẳng sớm buông phiền muộn tu theo Phật pháp, xuất ly lục đạo thì cứ ở trong sinh tử thanh trừng đòi nợ nhau mãi thôi, cảnh oan oan tương báo này biết bao giờ mới dứt?

Thân Khoa Trường là một cán bộ lão thành trong ngành công an. Ông hành sự rất nghiêm cẩn, không mảy may cẩu thả sơ sót. Mấy lần phá trọng án, ông đều lập công lớn. Nhưng sự nghiệp thành đạt lẫy lừng bao nhiêu cũng chẳng đem lại niềm vui cho ông bởi vì phiền muộn trong gia đình cao ngút, dẫy đầy không ngừng hành hạ ông.

Ông Thân có hai cậu con trai. Đứa đầu không uống rượu thì thôi, hễ uống vào là đánh người, quậy ầm ĩ trong nhà cho đến gà chó cũng chẳng yên. Còn cậu út thì luôn vòi vĩnh tiền cha mẹ, lắm lúc xin đến một vài triệu. Số tiền này cậu đều đổ hết vào cá độ, hễ đánh bạc thua thì lại về nhà xin tiền cha mẹ đi đánh tiếp.

Nỗi khổ này khiến hai ông bà ngày nào cũng rửa mặt bằng nước mắt. Ông Thân trong lòng khổ hết chỗ nói, sống không bằng chết. Để nội tâm được an ủi, hai vợ chồng xin nhận nuôi một đứa con gái, hi vọng về già có được chút ấm lòng.

Hai người nghĩ mãi vẫn không hiểu vì sao họ sinh toàn con đại bất hiếu? Cứ luôn gây khổ cho cha mẹ như thế!
Ngồi đối diện với hai vợ chồng già, nhìn họ nước mắt đầm đìa, tôi thấm thía "báo ứng thiện ác quả thật như bóng theo hình". Chính những hạt giống oan nghiệt trong quá khứ họ đã gieo, giờ đây đang đơm hoa kết trái đem đến thống khổ khôn tả.

Vì tình cờ họ gặp được một nhà thôi miên về soi tiền kiếp về quá khứ, họ mới biết quá khứ của họ đã tự mình gieo nhân và bây giờ phải gặt quả, qua quá trình thôi miên cho thấy, vào thời cổ đại ở một tiền kiếp của họ, có một người nghèo rớt mồng tơi, bơ vơ không chỗ nương tựa, bị bệnh nằm ven đường rên rỉ, không ai giúp đỡ, xem như chỉ có nước chờ chết.
Bỗng có một phụ nữ đi ngang qua thấy cảnh người nghèo này liền khởi tâm xót thương, bèn cho mượn phân nửa gia sản - là tiền dành dụm của mình. Người nghèo này sau khi vay được tiền, cảm động hết mức, liền thề rằng: "Sau này khi được giàu có nhất định tôi sẽ hoàn trả hậu hĩnh lại cho ân nhân và tận sức báo đáp ân cứu mạng".

Nhờ số tiền này làm vốn mưu sinh nên người nghèo nọ đã vượt qua cơn khó khăn. Y cưới vợ sinh con, dần dần khá giả sung túc nhưng lại quên luôn nữ ân nhân kia.
Còn vị nữ ân nhân nọ do xuất tiền giúp cho gã nghèo, sau khi về nhà bị gia đình trách móc hoài nghi đủ điều, suốt đời sống trong buồn rầu khốn khổ. Nữ ân nhân đời đó nay chính là cậu con trai út nhà ông.
Còn gã nghèo sau khi giàu có rồi, có một ngày nọ hắn ta cùng vợ ra ngoài mua đồ. Vừa đi tới bờ sông thì thấy một ông già đang trợt chân té xuống nước. Hai vợ chồng này chẳng những không thèm cứu mà còn đứng trơ mắt ngó, mặc cho lão già chết chìm. Sau đó, họ còn chiếm đoạt hành lý của lão về làm của riêng. Lão già chết chìm thuở xưa nay chính là cậu con trai trưởng nhà họ.
Hai vợ chồng gã nghèo thời ấy, đời này chính là hai vợ chồng họ Thân. Trong quá khứ do họ đã vay nợ, đoạt của nên đời này họ phải đền gấp bội. Hai cậu con trai chính là oan gia đến đòi nợ!
Kể xong, tôi cảnh báo:

- Nếu như hai ông bà không sám hối tu hành, làm nhiều đại công đức thì tương lai sẽ bị hai đứa con trai hành cho đến chết!
Lão Thân sau khi biết được nguyên nhân tiền kiếp thì kinh hoảng vạn phần, liền phát nguyện sẽ siêng năng sám hối, bước vào con đường tu hành theo Phật pháp.
Hi vọng Phật lực gia trì giúp ông giải hết oan trái, để họ có thể sống an ổn trong tuổi già.
Chúng ta đã hiểu rõ Nhân Quả thì không nên hành động cẩu thả. Phải luôn cảnh tỉnh mình giờ giờ khắc khắc sống thuần khiết trong sạch, không ỷ vào may rủi. Bởi Nhân Quả Báo Ứng không mảy may sai chạy. (Trích Báo Ứng Hiện Đời - Cư sĩ Quả Hồng)

BA MỸ NHÂN
Vợ chồng Quan giáo sư hiện nay 55 tuổi, sinh được ba cô con gái dung nhan mỹ lệ, tuổi tác khá cách nhau: 25, 23, 20. Mặc dù là những tiểu thư lá ngọc cành vàng kiều diễm, nhưng các cô vẫn chưa có đối tượng cầu hôn. Vợ chồng giáo sư hết sức khổ tâm.
Trong khi đó có nhiều thanh niên vừa thoáng nhìn qua các cô thì đã nghiêng ngửa hồn phách, ra công theo đuổi. Nhưng một khi phát hiện các mỹ nhân này không thể nghe hay nói năng gì thì họ lập tức thối lui, bỏ đi.
Vợ chồng Quan giáo sự thuộc hàng thượng lưu trí thức, xưa nay không hề tin vào thuyết nhân quả. Nhưng cứ lần lượt sinh hạ liên tiếp ba cô gái câm điết, (và 2 vợ chồng và trong dòng họ không có người mang gen câm - điết) quả thật tinh thần họ bị đả kích nghiêm trọng muốn suy sụp. Họ ngơ ngác bàng hoàng, vạn phần thống khổ, nỗi buồn làm mặt họ già đi. Hai người tuy có học thức cao và giàu sang, nhưng không thể nào đem lại hạnh phúc cho con mình. Sự khiếm khuyết của ba mỹ nữ này, khiến cho người ta cảm thấy kinh sợ, ưu tư thắc mắc nhưng không thể giúp gì.
Thường có câu: "Thanh niên ưa bàn học vấn, trung niên bàn về số mệnh, lão niên bàn về tôn giáo". Vợ chồng Quan giáo sư hiện đang bước vào tuổi lão niên, song tinh thần họ trường kỳ thống khổ mà không thuốc men nào có thể trị lành. Vì vậy đối với tôn giáo, dần dần họ phát sinh hứng thú muốn tìm hiểu.
Cuối tuần, nhờ một người bạn khuyến khích, họ bèn đến một ngôi chùa ven đô nghe cao tăng thuyết pháp. Hòa thượng nói:
- "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", quy luật nhân quả tồn tại rất khách quan và không do Đức Phật quy định hay sáng tạo ra. Đức Phật chỉ là công bố, nói rõ cho chúng sanh biết mà cảnh giác thôi. Bất kể bạn có tin hay không tin thì đời sống tất cả chúng ta đều nằm trong Nhân Quả. Vì vậy, mỗi cá nhân chúng ta cần có trách nhiệm đối với hành vi thiện ác của bản thân mình. Mỗi người chính là kẻ sáng tạo vận mệnh của mình. Nếu như tự mình làm ác, thì bạn sẽ gặp quả báo rất thống khổ".
Đề tài buổi sáng hôm ấy giống như được nêu lên để Quan tiên sinh chiêm nghiệm và trực diện với nội tâm sâu thẳm. Ông bỗng hồi tưởng lại chuyện đã qua từ 25 năm về trước.
"Hồi đó, vợ chồng Quan giáo sư vừa mới kết hôn được hai tháng. Một lần Anh lái chiếc xe hơi đắt tiền sang trọng chở vợ đến miền duyên hải có phong cảnh nên thơ hữu tình, cùng nhau du lịch.
Có lần, họ đến miền bắc Thái Lan, tham gia hội yến, xe hơi dừng trước khoảng sân rộng của một ngôi chùa. Anh Quan vừa mở cửa xe, thì lập tức có một đám trẻ hành khất lang thang chạy tới chen lấn, kéo tay họ xin tiền.
Giáo sư Quan rất ghét những kẻ ăn xin, không những tự mình không cho mà anh còn nói với mọi người:
- Không nên cho chúng tiền, như vậy sẽ tập cho chúng quen thói bất lương, chẳng chịu làm việc đàng hoàng mà cứ ngồi không hưởng thụ, tạo ra tệ nạn cho xã hội...
Đám trẻ lang thang nghe nói vậy bèn bỏ đi. Vợ chồng giáo sư Quan tham dự hội yến vừa xong, lúc quay về chỗ đậu xe thì phát hiện chiếc xe đời mới sang trọng yêu quý bị rạch một đường sâu, kéo dài từ đầu xe đến đuôi xe. Thế là Quan tiên sinh đùng đùng nổi giận, anh thầm nghĩ nhất định là do đám trẻ đường phố ban nãy làm. Anh giương mắt nhìn tứ phía, thấy ở dưới gốc cây xoài gần đó, tụ tập 4-5 đứa trẻ độ 13-14 tuổi. Anh liền xông tới, không cần hỏi rõ trắng đen, phải trái, anh giáng cho mỗi đứa một bạt tai. Sau đó anh lớn tiếng bắt chúng phải khai ra ai đã rạch chiếc xe quý giá của anh, anh dọa nếu không đứa nào nói sẽ đưa chúng đến sở cảnh sát. Đám trẻ sợ quá, trong đám có một đứa lớn tuổi nhất, nó chỉ ra phía xa xa (chỗ có một đứa trẻ hành khất ăn mặc lam lũ đang hướng về một người ngoại quốc xin tiền), bảo đó chính là thủ phạm.
Giáo sư Quan đang nộ khí xung thiên liền bùng nổ chạy qua chỗ đứa trẻ đường phố nọ, còn đám trẻ kia thì nhân cơ hội này mạnh đứa nào đứa nấy bỏ chạy thoát thân.
Quan tiên sinh hung bạo tát vào hai má đứa bé, hung hang thẩm vấn nó vì sao dám rạch xe anh? Hỏi một hồi mới phát hiện ra một điều: Té ra nó là đứa trẻ câm. Thằng bé không ngừng khoa tay múa chân, mắt rung rung lệ tỏ vẻ khiếp hãi, ánh nhìn rất đáng thương. Quan giáo sư không hiểu được ngôn ngữ ra dấu của nó, cho là chính nó vì không được cho tiền mà thằng nhỏ này ôm hận chơi xấu. Vì vậy anh phẫn nộ tung chân phải ra đá mạnh vào ngực thằng bé "huỵch'' một tiếng, nó ngã chổng gọng, đưa hai chân lên trời, tiếp theo là "ọc" một tiếng, máu tươi từ miệng nó tuôn ra. Người xung quanh vội chạy tới can ngăn, kéo giáo sư ra và mang đứa trẻ câm đi để nó không phải bị đòn nữa.
Đứa bé câm đi rồi, nhưng nó vẫn quay đầu nhìn trừng trừng về phía giáo sư, nhãn quang nó đầy căm hận. Sau đó đứa trẻ này đã náu thân trong chùa, nó phát bệnh nặng được mấy năm thì tàn phế. Mọi người đều biết đứa bé câm bản tính thiện lương, chiếc xe hơi không phải do nó rạch, Quan giáo sư đã đánh oan cho nó.
Cuối năm đó, chị Quan hạ sinh một bé gái, mày thanh mắt sáng. Đến ba tuổi vẫn chưa nói được. Tiếp đến chị lại sinh một thiên kim thứ hai, ba tuổi cũng không thể nói. Sau chót, chị sinh bé gái thứ ba, vừa sinh là vội mời bác sĩ đến kiểm tra: lại là một cô nương câm nữa! Chị Quan sợ tương lai nếu sinh tiếp thì đứa thứ tư, thứ năm vẫn là con gái câm, nên đã nhờ bác sĩ mổ triệt sản luôn".
Bây giờ, mỗi lần Giáo sư Quan nhìn ba đứa con gái câm, là nhớ ngay cú đá khốc liệt mình dành cho thằng bé câm ngày xưa. Ông không quên được cảnh miệng nó ọc máu tươi và ánh nhìn oán hận khủng khiếp. Đến nay nhớ lại, ông vẫn thấy ớn lạnh. Ông đã hiểu ra và không thể không tin đạo lý báo ứng nhân quả mà thiên lý luôn tuần hoàn báo ứng công bằng, đó là quy luật tự nhiên. Đối với hành vi hung tàn 25 năm về trước, bây giờ ông có hối hận thì cũng đã muộn màng.
Từ đó, mỗi cuối tuần, vợ chồng ông Quan đều đến chùa nghe cao tăng giảng kinh và sám hối tội lỗi của mình trước Phật. Họ phát tâm tu thiện tích đức . Đúng như tục ngữ có nói: "Đời người đến 50, mới nhìn ra lỗi lầm 49 năm".
(Diệu Âm Lệ Hiếu - Báo ứng hiện đời)

Chú Thích: Luật nhân quả: Ai làm nấy chịu
Nhiều người thắc mắc cho rằng cha mẹ làm ác thì có lý nào con cháu phải hứng chịu những hành động ác đó? Như vậy há chẳng phải luật Nhân Quả không công bằng hay sao? Kỳ thật, cái gọi là "tai họa cho con cháu" cũng chỉ là một câu nói theo thói quen, tập quán, chỉ là một hiện tưởng ngoài mặt, chứ phía sau nó còn ẩn chứa một đạo lý rất sâu.
Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: "Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được". Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, "tự làm tự chịu" là nguyên lý về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay. Sở dĩ có hiện tượng "tai họa cho con cháu", nguyên nhân chính là do "Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại".
Cái gọi là "cùng nghiệp đi với nhau" là chỉ cho những người trong đời quá khứ đã tạo các nghiệp thiện, ác giống nhau, cho nên mới có xu hướng làm quyến thuộc họ hàng với nhau. Ví dụ đời trước có hai người cùng khuyên mọi người tu bố thí, nên đời này làm cha con lẫn nhau, người cha kiếm ra thật nhiều tiền, người con sinh trong gia đình ấy, cùng nhau hưởng phước báo giàu sang.
Cái gọi là "cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau" là chỉ cho tất cả cộng đồng cùng tham gia trong đời trước, là những người cùng tạo nghiệp thiện hoặc ác, cho nên có xu hướng làm quyến thuộc họ hàng với nhau. Ví dụ trong đời trước, hai cha con cùng nhau đi ăn trộm, đời này quả báo người cha phải đi ăn xin, người con sinh làm con của người ăn xin đó, cho nên hai người phải chịu quả báo bần cùng, đói rách.
Cái gọi là "quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại" : Vốn ác báo đó đến đời sau mới chịu, nhưng do trong cuộc sống gặp được những duyên thích hợp, làm cho ác báo đó sớm thành thục. Vì thế đời này phải chịu luôn ác báo; có người đáng lẽ phải đến tuổi già mới thọ ác báo nhưng cũng do duyên mà phải thọ ác báo ngay khi tuổi còn trẻ. Là do duyên đã chín muồi.
Rất nhiều bằng chứng sống trong xã hội, người tạo nghiệp sát nhưng chưa thấy họ chịu ác báo, là do phước báo của họ chưa hết, với lại duyên chưa đủ để ác báo thành thục. Lúc này , sẽ xảy ra những khả năng:
* Sau khi những người làm ông bà cha mẹ tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu...đây là quả báo của việc sát sinh do chính những đứa con đó đã tạo trong kiếp trước của nó. Bởi vì do "cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau". Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau mới xuất hiện, nhưng do nó có cùng nghiệp giống với những người sẽ làm cha mẹ ông bà nó nên nó đầu thai vào làm con cái hay cháu. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của bản thân nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay cho tổ tiên, cha mẹ. Còn cha mẹ ông bà nó tạo nghiệp sát sinh thì có thể sẽ tự chịu trong kiếp này hoặc kiếp sau.
* Sau khi sinh con cháu rồi chúng ta mới tạo ác nghiệp: Nếu nó là đứa phước mỏng, vả lại đời trước nó đã tạo nghiệp sát sinh, mà bây giờ chúng ta lại tạo nghiệp ác, khiến cho quả báo sát sinh của con cháu chúng ta đến sớm hơn; đáng lẽ với việc ác đó đời sau nó mới thọ ác báo, nhưng gặp duyên sát sinh của cha mẹ, do vậy mà ngay đời này nó phải hứng chịu ác báo nhiều bệnh tật, chết yểu hay gặp chuyện bất trắc.
Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là "quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại" mà thôi, nhưng chính vẫn là "tự làm, tự chịu", điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

Chuyện thực việc thực:
Chúng tôi bị câu chuyện cô làm chấn động, tâm linh bị đả kích mãnh liệt. Vì những kiến thức đã biết về lục đạo luân hồi, về nhân quả báo ứng trước đây, thảy đều chỉ đọc trong sách nên cảm thấy cách mình rất xa. Nhưng câu chuyện thật do vị sư nữ vừa kể ra đây, lại xảy rất gần trong thế kỷ 21 này. Thời gian, địa điểm, người thật việc thật rõ ràng bày ra trước mắt, sao có thể khiến cho người ta không kinh hồn bạt vía được chứ?

Mùa thu năm 2003, một ngày trời trong đẹp, gió thổi hiu hiu. Tôi và người bạn già đi đến chùa Bàn Long nổi danh ở huyện Nguyên Thị, tỉnh Hà Bắc. Thắp hương lễ Phật xong, chúng tôi đi dạo nhìn ngắm cảnh trong chùa. Lúc này có một sư nữ mặt tươi tắn, mỉm cười đón tiếp chúng tôi, trông cô rất hòa nhã, thân thiện. Bạn già tôi bước lên trước chào hỏi:

- Thưa Sư phụ, chúng tôi là cư sĩ ở xa đến thăm chùa, có thể thể trò chuyện cùng sư được không ạ?

Cô vội đáp: - A Di Đà Phật. Dạ được ạ!

Tôi lên tiếng: - Thưa cô, trông cô còn rất trẻ, vì sao lại muốn xuất gia?

Thế là vị sư nữ đem câu chuyện có thật đáng sợ do đích thân cô chứng kiến, kể cho chúng tôi nghe.

"Tôi sinh ra trong một gia đình cán bộ quyền thế tại thành phố X thuộc miền đông bắc, cảnh nhà sinh hoạt rất sung túc, dư dật. Từ nhỏ, tôi chỉ cắp sách đi học cho đến tốt nghiệp Đại Học Tài Chính. Tốt nghiệp rồi thì làm ở cơ quan hơn mười năm, sau này chuyển qua công tác tại ngân hàng. Chồng tôi thì làm việc trong cơ quan chính phủ, con trai đang học Cao trung.

Tôi luôn cảm thấy đời sống mình rất hạnh phúc. Tôi có cha mẹ thân thuộc yêu thương, gia đình êm ấm, trong nhà không có gì phải sầu lo. Mọi việc đều hết sức thuận lợi. Nhưng ba năm trước, tôi gặp một đại biến cố, khiến cuộc đời tôi thay đổi lớn, rẽ sang một hướng khác.

Ba năm trước, tôi làm việc ở ngân hàng đồng thời kiêm luôn chức "Nhân viên tài vụ công ty địa ốc".

Ngài Tổng giám đốc Công ty Địa ốc 46 tuổi, niên phú lực cường. Quá khứ ông làm ở Công ty lương thực, sau chuyển qua kinh doanh địa ốc. Ông giàu vô kể, sở hữu ức vạn tài sản, làm ăn bề thế, rất có thực lực.

Năm đó ông chơi cổ phiếu bị thua đậm. Hôm đó chỉ trong vòng mười lăm phút mà phải đền hơn 470 vạn. Ông bị đả kích quá lớn nên xuất huyết não mà chết.

Sau khi ông chết rồi, thần thức cứ một bề đeo theo tôi. Lúc sống ông cao 1m84, vậy mà giờ nhìn thấy ông xuất hiện chỉ cao khoảng 1m (Trong kinh Phật nói, người chết rồi mang thân trung ấm giống hình hài lúc còn sống nhưng chỉ cao bằng đứa con nít cỡ 8-9 tuổi. Điều này ứng hợp với những gì cô đã trông thấy). Sắc da ông như màu đất, hình mạo giống hệt lúc sống. Vừa nhìn là biết ngay ông Tổng, khi đó bất kể tôi đi đâu, ông đều theo đến đó. Tôi không thể nhắm mắt, vì hễ vừa nhắm thì nhức đầu không chịu nổi, mà dù nhắm mắt vẫn thấy ông.

Người nhà cho là tôi bất bình thường, nên mới cử người theo canh chừng tôi suốt ngày. Mà tình huống tôi nhìn thấy, bọn họ không ai thấy. Nên dù tôi có nói, có diễn tả cảnh mình thấy cũng chẳng ai tin. Tôi muốn trốn ông Tổng cũng trốn không xong. Tôi đáp phi cơ đến Bắc Kinh hay đi Thanh Đảo thì ông cũng đeo theo. Cảnh tượng này hành hạ tôi suốt 100 ngày.

Đáng sợ hơn nữa là, từ sau khi ông chết đi, cứ 7 ngày là tròn một tuần. Mỗi khi qua một thất, trước mắt tôi lần lượt hiện từng cảnh giới nơi địa ngục, chỗ mà ông bị thọ khổ, thấy ông bị hành phạt thê thảm, đáng sợ.

Tuần thất đầu tiên, tôi nhìn thấy mấy vị ngục tốt đến kéo lôi hai tay ông nhét vào lò thiêu nướng. Chỉ nghe tiếng ông kêu la thảm thiết, khi tay ông được rút ra rồi, nó cong vẹo đỏ bỏng như sắt nung lửa vậy, người cũng co rúm quắt queo.

Đến tuần thứ 2, hiện trước mắt tôi là địa ngục thiêu chân. Tuần thất thứ 3, tôi thấy ông chân trần leo lên núi đao, máu tuôn dầm dề. Tiếp theo tuần thứ 5, 6, 7 lại thấy ông bị phanh thây, mổ bụng, móc mắt, cưa chân..v.v..thật là thê thảm và kinh khủng đến mức không dám nhìn. Tôi cũng nghe ông lớn tiếng kêu rên, van xin tôi cứu ông với. Nhưng lúc này tôi chưa biết gì Phật pháp, đâu biết làm thế nào để cứu ông.

Trong suốt 100 ngày, cuối cùng thắng cảnh hiện, tôi bỗng thấy Bồ-tát Quán Thế Âm đứng trên đóa sen màu hồng, mặc y phục trắng, tướng mạo trang nghiêm thù thắng không gì sánh. Tôi ngắm nhìn thần thái thanh tịnh của Bồ-tát Quán Thế Âm, choáng ngợp vì ánh sáng rực rỡ trước mắt, thân tâm lập tức cảm thấy thanh lương, tinh thần sảng khoái vạn bội.

Chỉ nghe Bồ-tát Quán Thế âm tha thiết bảo:

- Con phải niệm Phật nhé!

Rồi Ngài phe phẩy tay áo, trong chớp mắt đã biến mất.

Tôi vội kêu lên, lay tỉnh người bạn cùng phòng, kể cho cô nghe về cảnh mình thấy Quán Thế Âm Bồ-tát. Thế là chúng tôi cùng đi mua hương, lư và tượng Quán Thế âm.

Lúc tôi thắp cây hương đầu tiên, thì nhìn Bồ-tát trong chớp mắt hợp thành nhất thể với tượng Ngài, rồi nghe Ngài dạy:

- Hãy đến Bảo Hoa Tự đi!

Bảo Hoa Tự ở Liêu Ninh, tỉnh Đại Liên. Tôi và cô bạn liền đến Bảo Hoa Tự.

Dường như sư trong chùa biết trước chúng tôi sẽ đến, vì vừa gặp tôi, sư liền bảo:
- Ta đợi con lâu lắm rồi!

Sư còn nói:

- Con cần phải xuất gia!

Đến ngày 19 tháng 6, sư làm lễ cầu siêu cho ông Tổng. Khi đó, tôi cảm thấy đại địa chấn động, thấy ông Tổng từ trong địa ngục được cứu thoát. Còn thấy từ trong địa ngục đưa ra vô số cánh tay, giống như kêu cứu vậy. Siêu độ xong, sư bảo tôi:
- Ông Tổng đã được cứu khỏi địa ngục, đầu thai vào cõi súc sinh rồi.

Một năm sau, cũng nhằm ngày 19 tháng 6, tôi đang đi trên đường lân cận thì tình cờ gặp một con lừa. Vừa nhìn thấy tôi nó không chịu đi, kêu thì nó chảy nước mắt, tôi không hiểu vì sao lại có chuyện này. Về đến chùa thỉnh giáo sư phụ, Ngài nói:
- Con lừa này chính là tổng giám đốc của các con đó.

Thế là thân thích, bằng hữu vội đi khắp nơi tìm con lừa, nhưng không tìm được.
Lại một năm trôi qua, hôm đó là ngày 28 tháng 4, con lừa bị sút dây trói chạy đến cổng chùa, mặc cho người lôi kéo hay đánh đuổi, nó đều không chịu đi.

Lúc đó, sư trụ trì đang tọa thiền, nhưng Ngài vẫn bảo tôi:

- Bên ngoài có con lừa tìm cô đó!

Tôi vội chạy ra ngoài cổng, con lừa vừa nhìn thấy tôi vội vàng chạy đến, kêu lên và chảy nước mắt.

Tôi bảo nó:

- Ngươi là Tổng giám đốc X. phải không? Nếu phải thì gật đầu nha.

Nó nghe và hiểu lời tôi nói, liền gật gật đầu. Sau đó tôi bảo:

- Ta quy y cho ngươi, hãy lắng nghe nhé.

Tôi liền làm theo cách thức sư phụ dạy, quy y Tam bảo cho con lừa. Làm lễ xong tôi nói:

- Bây giờ hãy dẫn ta đến nhà chủ của mi!

Lừa gật đầu. Nó đi trước, tôi theo sau, nhìn nó đi trên đường giống hệt ông Tổng lúc còn sống vậy.

Về đến nơi, con lừa nó nhìn tôi rồi nhìn ông chủ ngầm ý như bảo tôi đây là chủ nó.
Tôi hỏi ông ta con lừa sinh lúc nào? Khi ông nói đến ngày, tháng, năm...tính ra đúng hợp với thời gian siêu độ ông tổng. Ngay đó tôi tin chắc đây là ông Tổng từ địa ngục thoát ra sinh vào loài súc trong nhân gian.


Sau đó, người nhà ông Tổng đến chuộc con lừa, đem nó vào chùa phóng sinh.
Sự việc này đã làm chấn động tâm tư rất nhiều người. Nguyên là công ty thiếu ngân hàng số tiền cực lớn (khoảng bảy ngàn vạn), nhưng ông Tổng lúc còn sống đã có ý không muốn trả. Cho nên từ khi xảy ra sự việc "kinh thiên động địa" này làm cho tất cả những người ở Công ty được tận mắt chứng kiến cả rồi thì ông Phó tổng giám đốc liền tự động hướng ngân hàng đền trả toàn bộ số nợ. Thanh toán xong rồi, công ty này vẫn còn tiền dư.

Thân nhân, bằng hữu và các đồng nghiệp của tôi sau sự cố đó đa số đều quy y Phật môn. Do tôi đích thân trải qua sự kiện này, vô cùng tin sâu lục đạo luân hồi là có thật không dối, thầm hiểu Luật Nhân Quả báo ứng không sai mảy may.

Vì sao ông Tổng đọa địa ngục, nếm đủ hình phạt khổ đau? Tất nhiên là do những nhân gieo không lành, nhưng đó là chuyện riêng của bản thân ông, tôi không muốn khơi lên làm gì nữa. Điều quan trọng là chuyện của ông đã khiến cho nhiều người thức tỉnh, cảnh giác, biết tự chấn chỉnh và tu sửa thân tâm cẩn mật hơn.

Cho dù hiện tại quý vị giàu sang, sở hữu ức vạn tài sản đi chăng nữa thì một khi chết đi rồi chẳng mang theo được một xu! Đúng như cổ nhân thường dạy: "Vạn thứ chẳng mang theo được, chỉ có nghiệp đeo theo mình!"...

Tôi từ nhỏ vốn sinh trong gia đình giàu sang, lại là gia đình có địa vị quyền thế. Tính ra số loài vật từ bay trên trời, đi dưới đất, bơi trong nước....không con gì mà tôi chưa ăn qua. Nghiệp ác đã tạo cố nhiên rất sâu nặng. Tôi thầm nghĩ: "Tương lai nếu như tôi và cha mẹ, thân quyến...bị đọa địa ngục, thì ai sẽ cứu chúng tôi ra đây? Thế là tôi hạ quyết tâm, phải xuất gia tu hành, nguyện tu cho đến khi chứng đạo vô thượng"....

Cô kể xong câu chuyện, vẫn còn rất cảm xúc, bùi ngùi thở dài.

Chúng tôi bị câu chuyên cô làm chấn động, tâm linh bị đả kích mãnh liệt. Vì những kiến thức đã biết về lục đạo luân hồi, về nhân quả báo ứng trước đây, thảy đều chỉ đọc trong sách nên cảm thấy cách mình rất xa. Nhưng câu chuyện thật do vị sư nữ vừa kể ra đây, lại xảy rất gần trong thế kỷ 21 này. Thời gian, địa điểm, người thật việc thật rõ ràng bày ra trước mắt, sao có thể khiến cho người ta không kinh hồn bạt vía được chứ?

(Diệu Âm Lệ Hiếu trích từ quyển Báo ứng hiện đời – Tác giả: Quả Khanh. Dịch giả: Hạnh Đoan)
Vườn hoa Phật Giáo

***
***SỰ LƠ ĐỄNH & THỜI KHẮC CHIẾU MỆNH***

Hôm nay, nhân có thiện tín tham cứu về vần đề (thác oan hay định số) trong nhiều vụ tai nạn bất ngờ, thương tâm!

Việc một người chết đi không thể căn định vào sự việc dẫn đến cái chết để gọi là (oan thác hay định nghiệp) cho đặng, mà để có thể nói rõ căn nguyên thật không phải dễ dàng gì.
Cho dù có nói đặng cũng khó giúp người đời mê chấp tin nghe, thấu triệt! Bởi với cách nhìn của họ luôn luôn không tin người thân của mình chết là do mãn nghiệp một kiếp, họ luôn tâm niệm rằng (lẽ ra họ không chết như vậy)! Đó âu cũng vì lòng trắc ẩn ưu bi, quyến luyến mà tựu thành vậy.
Cho nên hôm nay thầy xin nói rõ thêm một phần nhỏ của vấn đề này, dù rằng sự khái luận của thầy chỉ có thể chia sẻ những điều vô giới, nhưng nếu có ích hữu cho sự tín niệm của mọi người về sự hiện tồn của các cõi giới tâm linh, từ đó sanh lòng khởi thiện, biết sợ ác, tạo phúc cho mình thì cũng đặng định phân.

Trước nhất, thầy xin nói về thời khắc (mãn nghiệp).
Trong đời một người, có không chỉ một lần tận duyên mãn nghiệp chiếu kiến. Có những người hụt chết ba bận, năm bận...v..v và có khi là cả chục bận, nhưng sau cơn hoạn nạn đó lại sống được tới tận tuổi già? Lại có người chỉ mới một lần hội duyên mãn nghiệp thì đã tận số rồi!
Vậy thì (tới số hay tận số) là gì?! Vì sao có thể tránh được? Và biểu hiện nào để nhận biết là sắp tới định duyên kia???

Tới số hay tận số chính là thời khắc mà tận duyên mãn nghiệp của một kiếp! Tức là nếu hôm nay 7h sáng ta vẫn đi làm như thường nhật, vẫn đi trên con đường cũ, thì thuận duyên mãn nghiệp của ta đã tới. Ta sẽ gặp một người mà trong kiếp quá khứ ta đã vô tình làm hại mạng sống của người ta, lần này thì là ta hoàn lại sanh mạng ấy bằng một vụ tai nạn vô ý!

Đó là thời khắc mãn nghiệp!
Nhưng hôm nay ta lại không đi con đường cũ, vì phải đưa một bà lão đi nhờ sang một con đường khác, vậy là tận duyên mãn nghiệp lại bị chệch đi, việc hoàn mãn cho định số ấy đã bị mất, cuộc đời còn lại của ta sẽ còn được kéo dài đến khi một hội duyên mãn nghiệp kế tiếp!

Vậy mới thấy rằng: làm một việc thiện nhỏ, lại có giá trị lớn, gieo một công đức mọn, có thể cứu được cả mạng mình! Nhưng người đời bị chấp mê che mờ nhãn tuệ, họ chỉ nhìn thấy điều bất tiện nhỏ nhoi mà không thể thấu tường căn nguyên của nhân quả.
Và như vậy, nếu người nào trong đời quá khứ tạo nhiều ác nghiệp, thì tất nhiên đời này lại gặp nhiều tận duyên mãn nghiệp khác nhau, hơn gấp nhiều lần so với người đã gieo tạo phúc lành trong đời quá khứ.
Hiện tại là tương lai của ta, quá khứ là hiện tại diễn ra với ta. Đó là lẽ thường của tạo hóa! Không thể trách oán, ưu phiền!

Vậy làm sao biết ta sắp gặp tận duyên mãn nghiệp?!

Có trăm ngàn cảm ứng khác nhau của người đời trước một sự tận duyên mãn nghiệp, nhưng có một điều phổ chúng nhất, đó chính là sự LƠ ĐỄNH bất chợt của thần thức!

Loại trừ các nguyên nhân về bệnh tật hay tánh khí, hay tâm sự tình cảm. Nếu một người hằng ngày vẫn luôn minh tường, thông tuệ nhưng đột nhiên hôm nay không rõ nguyên do lại lơ đễnh, hay chợt quên những việc, những điều mà bình thường không hề có, và sự lơ đễnh ấy diễn ra hơn một lần, với khoảng cách thời gian càng gần, thì đó chính là thời khắc tận duyên mãn nghiệp sắp ứng.
Vì sao lại có việc ấy?!
Hôm nay, lẽ ra thầy chỉ luận nói đến đây thôi, nhưng chỉ e người đời sau khi nghe vẫn còn hoài nghi lẽ ấy mà không biết sợ ác, làm thiện nên thầy phải nói tận tường thêm dù rằng ất có điều thiên quy phân định!
Sự lơ đễnh mà ta nhận biết được, đó chính là một phong ấn được gieo lên thần hồn của ta rồi đó!
Khi thời khắc tận duyên mãn nghiệp sắp đến thì Phong ấn ấy tự được kết lại (phong ấn là cách thầy gọi việc tụ ấn vô thường hay còn gọi là ấn sanh tử mà người đời hay nói về việc bắt hồn của Hắc Bạch Vô Thường hay Ngưu đầu Mã Diện).

Vì Phong ấn tụ lại cho nên che khuất một phần hồn phách.
Khi ta lơ đễnh nhiều người nói ta như người mất hồn, cái này không phải là (như) đâu, mà là mất thật!
Phong ấn tụ lại sẽ che đi một hồn, ba vía.
Một hồn bị che là phần Thần Hồn, nơi tàng trữ huân tập các nghiệp để tạo điều kiện cho tận duyên mãn nghiệp ứng chuyển.
Vì nếu không che đi thì có trăm ngàn vạn căn duyên khác nữa kéo đến sẽ làm cho tận duyên không được thành thục, thì làm sao trả tận nghiệp chướng? Và vì phong ấn tụ lại cho nên ba phần vía bị che đi, mà như trong các bài trước kia thầy đã từng giải nói (vía là nơi lưu giữ trí tuệ, kiến thức) cho nên ta bị mất đi trí nhớ đột ngột, sanh ra lơ đễnh không nhận thức trước được hiện tại cuả mình trong một vài khoảnh khắc.

Vì cái sự Phong ấn này, mà trong Tiên Gia - Đạo Giáo hay có việc người ta nhìn ấn đường có màu đen mà biết sắp gặp nạn hại thân là vậy.
Hàng thầy bà gian trá chỉ biết bắt chước, nói hùa lừa gạt thế gian chứ làm sao hiểu được căn nguyên tam giới?!

Vậy thì làm gì để tránh được tận duyên?
Muốn không gặp thì đừng tạo, đã tạo tất phải gặp mà thôi!
Nhưng mà nếu ta đã biết tin, biết sửa thì sẽ có chuyển biến hiện tiền.
Ngay giờ phút này đây, hãy siêng năng hành thiện, tránh tạo điều ác, để mà diệt tận các tận duyên, có trăm ngàn tận duyên với một người, nhưng một kiếp người (không quá ác, không quá thiện trong các kiếp quá khứ) thì tận duyên chỉ đến một hoặc hai lần mà thôi.
Còn người cực ác trong quá khứ thì tận duyên có đến mấy chục, một trăm, tránh được cái này, cái khác lại tới mà thôi!
Ví như có kẻ tà ác kiếp trước giết hại hàng trăm mạng người, thì kiếp này cái duyên (hay khoa học hiện đời còn gọi là cái xác suất gặp lại một trong số ấy tất gấp nhiều lần người khác), đó là lẽ đương nhiên.

Khi này đã nên hành thiện, nhưng khi tận duyên đã đến vẫn còn cơ hội cho ta hành thiện, tức là khi Phong ấn đã tụ, sự lơ đễnh đã sanh ra, thì mau mau gạt bỏ mọi công việc, toan tính trong đời, mang lòng chí thành, tâm chí tín mà trợ sanh, thí pháp, tạo phúc, trồng thiện, công đức đó sẽ là thần lực vô ngại để xóa dần tụ ấn của bản thân.

Hy vọng sự sẻ chia này không chỉ là giúp cho người đời thấu rõ căn nguyên nhân quả, sự vận hành các quy luật trong cõi giới tâm linh, mà còn là một lời Phản Tỉnh cho tất cả mọi người, đừng đợi thuyền chìm mới tát nước! Hãy tát khi thuyền đang nặng dần!
Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro