Tranh luận về luật nhân quả

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có 2 anh chàng cùng tranh luận về luật nhân quả báo ứng.
một người nói: trên đời này luật nhân quả là có thật.
và người kia nói: trên đời này không có luật nhân quả báo ứng nào hết.
Nếu bạn nói luật nhân quả có thật và người khác nói không có luật nhân quả nào hết và muốn bạn chứng minh thì bạn làm thế nào?
Hãy cùng đọc câu chuyện sau nhé..!
Có 2 anh chàng kia cãi nhau. Một anh nói là 4 lần 7 là 28. Một anh nói 4 lần 7 là 29. Bất phân thắng bại. Cái đem lên quan xử. Quan cho anh 4x7=29 về, còn giữ anh 4x7=28 lại, quánh mấy roi mới thả. Anh này ức lắm, vì mình đúng mà sao lại bị quánh. Cái ông quan mới nói, nó ngu nó mới nói 4x7=29. Thả nó về xã hội. Trước sau gì cũng có người quánh nó. Hoặc ngu quá thì nó sẽ tự chết, không cần trừng trị. Còn lỗi của mày là đi cãi với cái đứa ấy về 1 cái chân lý rành rành. Nên mày mới có tội.

CÓ NGƯỜI NÓI: LÀM ÁC HƯỞNG PHÚC, LÀM LÀNH MANG HỌA!
XIN HỎI NGƯỜI ĐÃ HIỂU THẤU NHÂN QUẢ CHƯA?
Đời Minh, ở Dương Châu có nhà giàu có, mở một cửa hàng ở phía nam. Đến lúc sắp chết, gọi đưa con trai duy nhất đến trao cho một cái cân mà nói: "Đây là vật đã giúp ta dựng nên gia nghiệp." Đứa con hỏi vì sao, ông đáp: "Đòn cân này làm bằng gỗ mun bên trong có 2 khoang rỗng, có giấu thủy ngân. Khi cân bán ra thì trước đã nghiêng cho thủy ngân chạy về đầu cân, người ta thấy tưởng rằng vật đã đủ nặng, không biết rằng thật ra còn nhẹ. Khi cân mua vào thì trước đã nghiêng cho thủy ngân chạy về đuôi cân, người ta thấy tưởng rằng vật cân còn nhẹ, nhưng không biết rằng thật ra đã nặng. Ta nhờ đó mà giàu có."
Đứa con nghe như vậy thì trong lòng kinh sợ nhưng không dám nói ra.
Người cha chết rồi, đứa con lập tức mang cái cân ấy ra thiêu hủy không muốn theo nghề gian lận của cha. Khi đốt thấy trong đám khói bay lên có vật gì hình giống như rồng, như rắn. Đứa con trai này cũng có 2 người con trai . Chẳng bao lâu sau, có 2 người con trai đều chết cả. Khi ấy liền than thở rằng đạo trời thật không công bằng, nhân quả đảo điên trái ngược. Một hôm, nằm mộng thấy mình đi đến một nơi, có quan phủ ngồi trên án đường, dạy rằng: "Cha của ngươi vốn số mạng giàu có, thật chẳng cần phải dùng đến cái cân gian lận. Nhưng vì ông ta có tâm bất chính, chẳng giữ lẽ công bằng, nên Ngọc Đế có lệnh sai hai vì tinh tú là Phá tinh với Háo tinh xuống trần, đầu thai vào nhà để hủy hoại gia nghiệp nhà ngươi. Sau khi gia nghiệp đã suy sụp rồi, ắt phải chịu thêm hỏa hoạn. (còn cha người bây giời đang dưới địa ngục để trả nghiêp) Nay xét thấy ngươi có thể sửa được lỗi lầm của cha ngày trước, buôn bán giữ được lẽ công bằng, nên Ngọc Đế đặc biệt cho triệu hồi Phá tinh với Háo tinh về, sắp tới sẽ cho ngươi được có con ngoan hiền, ngày sau được vẻ vang vinh hiển. Ngươi nên cố sức làm điều thiện, chớ nên oán thán lẽ trời."
Người kia tỉnh dậy hiểu ra mọi sự, từ đó càng kiên trì làm thêm rất nhiều việc thiện. Sau quả nhiên ông sinh được 2 người con, đều đỗ tiến sĩ.
Lời bàn: ai đang kiếm tiền bất thiện xin hãy quay đầu.
Theo đúng lý thì những chuyện tốt xấu, lành dữ xảy ra với người đời đều có nguyên nhân tiềm ẩn, chỉ là người phàm mắt thịt không có khả năng thấy biết mà thôi. Nhưng luật nhân quả báo ứng, dù một mảy may cũng không sai lệch

Luật nhân quả: Ai làm nấy chịu
Nhiều người thắc mắc cho rằng cha mẹ làm ác thì có lý nào con cháu phải hứng chịu những hành động ác đó? Như vậy há chẳng phải luật Nhân Quả không công bằng hay sao? Kỳ thật, cái gọi là "tai họa cho con cháu" cũng chỉ là một câu nói theo thói quen, tập quán, chỉ là một hiện tưởng ngoài mặt, chứ phía sau nó còn ẩn chứa một đạo lý rất sâu.
Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: "Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được". Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, "tự làm tự chịu" là nguyên lý về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay. Sở dĩ có hiện tượng "tai họa cho con cháu", nguyên nhân chính là do "Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại".
Cái gọi là "cùng nghiệp đi với nhau" là chỉ cho những người trong đời quá khứ đã tạo các nghiệp thiện, ác giống nhau, cho nên mới có xu hướng làm quyến thuộc họ hàng với nhau. Ví dụ đời trước có hai người cùng khuyên mọi người tu bố thí, nên đời này làm cha con lẫn nhau, người cha kiếm ra thật nhiều tiền, người con sinh trong gia đình ấy, cùng nhau hưởng phước báo giàu sang.
Cái gọi là "cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau" là chỉ cho tất cả cộng đồng cùng tham gia trong đời trước, là những người cùng tạo nghiệp thiện hoặc ác, cho nên có xu hướng làm quyến thuộc họ hàng với nhau. Ví dụ trong đời trước, hai cha con cùng nhau đi ăn trộm, đời này quả báo người cha phải đi ăn xin, người con sinh làm con của người ăn xin đó, cho nên hai người phải chịu quả báo bần cùng, đói rách.
Cái gọi là "quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại" : Vốn ác báo đó đến đời sau mới chịu, nhưng do trong cuộc sống gặp được những duyên thích hợp, làm cho ác báo đó sớm thành thục. Vì thế đời này phải chịu luôn ác báo; có người đáng lẽ phải đến tuổi già mới thọ ác báo nhưng cũng do duyên mà phải thọ ác báo ngay khi tuổi còn trẻ. Là do duyên đã chín muồi.
Rất nhiều bằng chứng sống trong xã hội, người tạo nghiệp sát nhưng chưa thấy họ chịu ác báo, là do phước báo của họ chưa hết, với lại duyên chưa đủ để ác báo thành thục. Lúc này , sẽ xảy ra những khả năng:
* Sau khi những người làm ông bà cha mẹ tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu...đây là quả báo của việc sát sinh do chính những đứa con đó đã tạo trong kiếp trước của nó. Bởi vì do "cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau". Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau mới xuất hiện, nhưng do nó có cùng nghiệp giống với những người sẽ làm cha mẹ ông bà nó nên nó đầu thai vào làm con cái hay cháu. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của bản thân nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay cho tổ tiên, cha mẹ. Còn cha mẹ ông bà nó tạo nghiệp sát sinh thì có thể sẽ tự chịu trong kiếp này hoặc kiếp sau.
* Sau khi sinh con cháu rồi chúng ta mới tạo ác nghiệp: Nếu nó là đứa phước mỏng, vả lại đời trước nó đã tạo nghiệp sát sinh, mà bây giờ chúng ta lại tạo nghiệp ác, khiến cho quả báo sát sinh của con cháu chúng ta đến sớm hơn; đáng lẽ với việc ác đó đời sau nó mới thọ ác báo, nhưng gặp duyên sát sinh của cha mẹ, do vậy mà ngay đời này nó phải hứng chịu ác báo nhiều bệnh tật, chết yểu hay gặp chuyện bất trắc.
Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là "quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại" mà thôi, nhưng chính vẫn là "tự làm, tự chịu", điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

THẾ NÀO GỌI LÀ "NGHIỆP"?
Nghiệp ở chỗ nào vậy? Chúng ta không nhìn thấy, không nghe được, cũng không sờ được. Phật nói với chúng ta, nghiệp ở ngay trong A Lại Da Thức. Lời nói này người thông thường không dễ hiểu, cái gì gọi là A Lại Da Thức? Chúng ta dùng lời hiện tại mà nói, nghiệp ở ngay trong ấn tượng của bạn, thí dụ ngày trước bạn làm tất cả nghiệp thiện ác, hiện tại bạn vừa nghĩ lại thì có thể nhớ ra được.
Vì sao bạn có thể nhớ đến sự việc của ngày hôm qua, sự việc của ngày hôm kia, sự việc của năm trước, thậm chí sự việc của mấy mươi năm trước, vì sao bạn có thể nhớ ra được? Chắc chắn có một nơi giúp bạn lưu giữ những án kiện đó, nơi lưu giữ những án kiện này trong nhà Phật gọi là A Lại Da Thức.
"A Lại Da" là tiếng Ấn Độ, dịch thành ý Trung văn là "tàng thức", kho tàng, kho tư liệu. Từng li từng tí gì của bạn, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, đều được cất chứa trong kho tư liệu này, không hề sót lọt. Con người chúng ta chết rồi không mang theo bất cứ thứ gì, nhưng nghiệp có thể mang theo (đi theo ta), vì sao vậy?
Thứ hữu hình thì không thể mang đi nhưng "nghiệp" là vô hình, nó sẽ đi theo bạn. Chúng ta nghĩ đến sự việc này thì thật là đáng sợ, thế gian không có bất cứ thứ gì đáng được quan tâm, chỉ có việc này chân thật đáng được chúng ta quan tâm!
Khi tư tưởng của chúng ta bất thiện, lời nói bất thiện, hành vi bất thiện thì trong A Lại Da Thức vĩnh viễn sẽ không mất đi, bạn nghĩ xem thứ này có phiền phức hay không? Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta nhất định không tạo ác nghiệp.

Trích từ PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro