nhận thức công tác TTĐN, nội dung công tác

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Nhận thức về công tác thông tin đối ngoại ở Bộ Ngoại giao

- Bộ Ngoại giao vừa là cơ quan tham mưu, vừa là bộ máy triển khai nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đối ngoại.

- Điều quan trọng hàng đầu: bám sát nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn để định hướng công tác thông tin đối ngoại, tìm hiểu mối quan tâm và ý đồ của các đối tượng. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, phóng viên nước ngoài…

-          Do công tác thông tin đối ngoại liên quan đến tất cả các ngành và lĩnh vực như chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học… nên cần quán triệt các nhận thức sau: Thông tin đối ngoại là chức năng nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành; cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành về hình thức, nội dung, phương pháp và hình thức tuyên truyền; thông tin đối ngoại cần được quản lý một cách thống nhất.

- Công việc xử lý thông tin theo chiều từ nước ngoài: Theo dõi đánh giá dư luận quốc tế ở từng thời kỳ để có biện pháp đối phó hợp lý; dự báo chiều hướng phát triển của dư luận và các vấn đề ta quan tâm; tranh thủ dư luận quốc tế và phóng viên nước ngoài thương trú ở Việt Nam.

- Thuận lợi của ngành ngoại giao là thường xuyên tiếp xúc với thực tế quốc tế, có điều kiện nắm bắt chính xác những vấn đề mà dư luận quan tâm. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu của thông tin đối ngoại ngày một nâng cao, phức tạp hơn. Do đó, cần dành cho công tác thông tin đối ngoại các hỗ trợ về vật chất và nhân lực.

2. Nội dung của công tác thông tin đối ngoại ở Bộ Ngoại giao

a. Tuyên truyền đường lối, chính sách và các thành tựu của nước ta

- Làm rõ chủ trương đổi mới toàn diện, chiến lược CNH – HĐH, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN…

- Quảng bá các thành tựu trên mọi mặt đời sống, mô hình phát triển và các bước đi cụ thể, làm rõ quyết tâm chính trị của Việt Nam.

- Làm rõ đường lối, chính sách để thu hút đầu tư, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính với các đối tác nước ngoài; hạn chế hành động của những lực lượng thù địch lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam.

b. Tuyên truyền chính sách đối ngoại

- Góp phần triển khai chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, muốn làm bạn với tất cả các nước và phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

- Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Các công việc chính: làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; khai thác tối đa viện trợ nước ngoài, đặc biệt là viện trợ không hoàn lại; thu thập, thẩm tra thông tin của các đối tác nước ngoài; tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động…

- Thông tin tuyên truyền phục vụ hoạt động ngoại giao: cung cấp thông tin về các hoạt động ngoại giao cho báo chí và công chúng; chuẩn bị dư luận, tránh những bất ngờ không cần thiết trong phản ứng của dư luận; vận động dư luận ủng hộ chính sách của ta hoặc ít nhất là không đồng tình với những luận điểm xuyên tạc, hành động thù địch; đấu tranh với dư luận khi có sai lệch về thông tin, đánh giá, nhận định.

c. Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa

- Hiện nay văn hóa là một mảng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa dẫn đến sự đồng nhất, mai một văn hóa dân tộc, các quốc gia ngày càng chú trọng đến việc gìn giữ phát triển văn hóa.

- Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, đa dạng phong phú, nhiều truyền thống tồn tại qua nhiều thế hệ: yêu nước, nhân đạo, hòa hiếu… Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Thông tin văn hóa đối ngoại cần làm thế giới hiểu rõ: Nền văn hóa Việt Nam lâu đời mang bản sắc và cốt cách của người Việt Nam, có giao lưu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa khác; tính đa dạng và phong phú với hơn 50 dân tộc; gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước…

è Xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với mọi đối tác không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chế độ chính trị xã hội; tạo ra hình ảnh đẹp đẽ trong mắt nhân dân các nước, từ đó thúc đẩy quan hệ giao lưu.

d. Thông tin tuyên truyền quốc tế trong nước

- Người dân muốn biết, hiểu đường lối đối ngoại để tham gia vào việc hoạch định, triển khai chính sách, phục vụ quyền lợi quốc gia và lợi ích toàn dân.

- Người dân muốn được thông tin về quốc tế, nhất là trong thời kì giao lưu quốc tế phát triển như hiện nay.

- Nội dung: Tuyên truyền đường lối quốc tế của Đảng và Nhà nước; nêu rõ và giải thích quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế mà nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cung cấp thông tin về các nước, các vấn đề trên thế giới, đánh giá xu thế phát triển của thế giới…

- Mục đích: Đáp ứng nhu cầu thông tin quốc tế về mọi mặt của nhân dân; phổ biến quan điểm chính thống về một số vấn đề quốc tế, tránh xuất hiện những lệch lạc trong quan điểm và nhận thức của một số người; củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân nước ta và quốc tế.

è Nội dung của thông tin đối ngoại là rất phong phú, đa dạng. Tùy theo địa bàn, đối tượng và yêu cầu của thời điểm để xác định trọng tâm thích hợp. Nội dung thông tin đối ngoại phải cân đối giữa yếu tố ‘dân tộc’ (để tuyên truyền ngoài nước) với thông tin ‘quốc tế’ để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân trong nước.

Slide 1: Bộ Ngoại giao vừa là cơ quan tham mưu, vừa là bộ máy triển khai nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đối ngoại.

Slide 2: Điều quan trọng hàng đầu: bám sát nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn để định hướng công tác thông tin đối ngoại, tìm hiểu mối quan tâm và ý đồ của các đối tượng. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, phóng viên nước ngoài… Do công tác thông tin đối ngoại liên quan đến tất cả các ngành và lĩnh vực như chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học… nên cần quán triệt các nhận thức sau: Thông tin đối ngoại là chức năng nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành; cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành về hình thức, nội dung, phương pháp và hình thức tuyên truyền; thông tin đối ngoại cần được quản lý một cách thống nhất.

Slide 3:

Slide 4: Thuận lợi của ngành ngoại giao là thường xuyên tiếp xúc với thực tế quốc tế, có điều kiện nắm bắt chính xác những vấn đề mà dư luận quan tâm. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu của thông tin đối ngoại ngày một nâng cao, phức tạp hơn. Do đó, cần dành cho công tác thông tin đối ngoại các hỗ trợ về vật chất và nhân lực.

Slide 7: Làm rõ chủ trương đổi mới toàn diện, chiến lược CNH – HĐH, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN…

Slide 8: Quảng bá các thành tựu trên mọi mặt đời sống, mô hình phát triển và các bước đi cụ thể, làm rõ quyết tâm chính trị của Việt Nam.

Slide 9: Làm rõ đường lối, chính sách để thu hút đầu tư, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính với các đối tác nước ngoài; hạn chế hành động của những lực lượng thù địch lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam.

Slide 10: Góp phần triển khai chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, muốn làm bạn với tất cả các nước và phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Slide 11: Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Các công việc chính: làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; khai thác tối đa viện trợ nước ngoài, đặc biệt là viện trợ không hoàn lại; thu thập, thẩm tra thông tin của các đối tác nước ngoài; tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động…

Slide 12: Thông tin tuyên truyền phục vụ hoạt động ngoại giao: cung cấp thông tin về các hoạt động ngoại giao cho báo chí và công chúng; chuẩn bị dư luận, tránh những bất ngờ không cần thiết trong phản ứng của dư luận; vận động dư luận ủng hộ chính sách của ta hoặc ít nhất là không đồng tình với những luận điểm xuyên tạc, hành động thù địch; đấu tranh với dư luận khi có sai lệch về thông tin, đánh giá, nhận định.

Slide 13: Hiện nay văn hóa là một mảng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa dẫn đến sự đồng nhất, mai một văn hóa dân tộc, các quốc gia ngày càng chú trọng đến việc gìn giữ phát triển văn hóa. Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, đa dạng phong phú, nhiều truyền thống tồn tại qua nhiều thế hệ: yêu nước, nhân đạo, hòa hiếu… Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Slide 14:

Slide 15:

Slide 16: Thông tin tuyên truyền quốc tế trong nước cũng là một mảng không thể thiếu trong thông tin đối ngoại. Người dân muốn biết, hiểu đường lối đối ngoại để tham gia vào việc hoạch định, triển khai chính sách, phục vụ quyền lợi quốc gia và lợi ích toàn dân. Người dân muốn được thông tin về quốc tế, nhất là trong thời kì giao lưu quốc tế phát triển như hiện nay.

Slide 17:

Slide 18:

Slide 19: Nội dung của thông tin đối ngoại là rất phong phú, đa dạng. Tùy theo địa bàn, đối tượng và yêu cầu của thời điểm để xác định trọng tâm thích hợp. Nội dung thông tin đối ngoại phải cân đối giữa yếu tố ‘dân tộc’ (để tuyên truyền ngoài nước) với thông tin ‘quốc tế’ để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân trong nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro