nhan to anh huong toi lai suat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

3.5.1.Mức cung cầu tiền tệ

-Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Các nhà

kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: M1 là tổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu

thông bên ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa

rộng hơn (M2) bao gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí,

tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc.

Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành cho Chính phủ, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ

là điều cần thiết để tiền có giá trị.

-Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức để làm phương tiện giao dịch, trao

đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ…

Đường thẳng đứng S biểu thị ngân hàng trung ương giữ cung cấp tiền tệ ở một lượng định

trước gọi là M. Đường cong về mức cung tiền tệ được vẽ thẳng đứng vì việc cung cấp tiền tệ

được định ra ở M cho mọi lãi suất.

Công chúng (các gia đình và các hàng kinh doanh) muốn giữ lượng tiền M1 khác nhau ở

những mức lãi suất khác nhau, lãi suất thấp thì số tiền dôi ra lớn hơn.

Giao điểm giữa cung và cầu trên đồ thị xác định lãi suất cân bằng. Đây là mức lãi suất ở điểmsố lượng tiền do ngân hàng trung ương đề ra làm mục tiêu phù hợp với số tiền mà công chúngmuốn nắm giữ.

Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất.

*Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: khi ngân hàng trung ương muốn kiềm chế

lạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụ của nó (thay đổi

tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chíết khấu, giảm hạn mức tín dụng). Mức cung tiền tệ

sẽ giảm đi, đường S dịch chuyển sang trái thành S’, lãi suất tăng. Trên đồ thị lãi suất chuyển

từ i sang iA.

Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các giađình cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ, đường D dịch chuyển về bên trái tạothành D’. Giao điểm giữa D’ và S’ là A’ với mức lãi suất cân bằng mới i’A.

*Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: khi ngân hàng trung ương lo sợ sắp có suythoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chínhsách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên dồi dào hơn, lãi suất trên đồthị chuyển từ I sang iB. Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trở nên có lợi hơn, sốtiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua

nhiều hàng hơn…Vón đầu tư tăng, tổng mức cầu tăng lên, dịch đường D sang phải tạo ra

thăng bằng mới trên thị trường.

Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tìen tệ (không phải do sự thay đổi trong mức giá

cả, tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây ra) cũng ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng.

Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa quan trọngđối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Khi nào thì ngân hàng trung ương bơm tiền ralưu thông, khi nào thì hút tiền từ lưu thông về để điều chỉnh lãi suất thị trường một cách hợplý, trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm lạm phát.

3.5.2.Lạm phát

Chúng ta hãy sử dụng cung cầu quỹ với lãi suất để giải thích sự biến động của lạm phát ảnh

hưởng đến lãi suất như thế nào.

Trước tiên hãy giả định, với mức giá cả ổn định và dự tính lạm phát trong tương lai là khôngđáng kể, cung quỹ cho vay được biểu hiện bằng So và cầu quỹ cho vay được biểu hiện bằngDo và lãi suất io.

Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích

làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu

được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy những người có khả năng

cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn

đến cung quỹ cho vay giảm, đường So chuyển về bên trái thành S1 lãi suất tăng.

Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô

về cầu quỹ cho vay .Bởi với lãi xuất danh nghĩa cho trước , khi lạm phát dự tính tăng lên , chi

phí thưc của việc vay tiền giảm xuống , kích thích người ta đi vay hơn là cho vay.Người đi

vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên,

đường Do dich chuyển sang phải tạo thành D1. Do cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng.

Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất

tăng từ io đến i1.

Theo Friedman, ông cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ

cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tệ là cực kỳ cao.

Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong

việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó, có một chính

sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, nhà nước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo

cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nước tung vàng, ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát.

Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến chống lạm phát nhất định sẽ thất bại nếu

chúng ta muốn hạ thấp lãi suất.

3.5.3.Sự ổn định của nền kinh tế

-Ảnh hưởng đến cung tiền vay: khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải tăng lên, công

chúng chỉ muốn giữ một số tiền nhất định đủ cho nhu cầu sử dụng, họ muốn đầu tư vào

những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao: đầu tư vào các trái khoán công ty. Bởi vì khi

nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro trái khoán giảm, trái

khoán trở thành một tài sản hấp dẫn hơn, vì vậy cung tiền vay tăng lên, đường cung dịch

chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng giảm.

-Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất là trong giai đoạnphát đạt của một chu kỳ kinh doanh, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dưnợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư được trông đợi là sinh lời. Cầu tiền vay tăng lên, đườngcầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng tăng lên.

Khi đường cung và đường cầu tiền vay tăng lên và dịch chuyển về bên phải, sẽ đạt được một

điểm cân bằng mới về bên phải. Tuy nhiên nếu đường cung dịch chuyển nhiều hơn đường

cầu thì lãi suất cân bằng mới có xu hướng giảm xuống, ngược lại, nếu đường cầu dịch chuyển

nhiều hơn thì lãi suất cân bằng mới tăng lên.

Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, nhà nước nên sử dụng các công cụ lãi

suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc

biệt từ các nguồn vốn trên thị trường trái khoán.

3.5.4.Các chính sách của Nhà nước

Mục tiêu của nền kinh tế phát triển là:

-Tạo ra sản lượng cao, tăng nhanh tổng sản phẩm quốc dân

-Đạt tỷ lệ người có công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thất.

-Đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do hoạt động.

Để đạt được mục tiêu trên, Nhà nước phải sử dụng các công cụ bằng các chính sách có thể

điều chỉnh tốc độ và phương hướng của hoạt động kinh tế.

Quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước đều tác động lãi suất cân bằng trên thị

trườn

Ngân hàng mở lối cạnh tranh huy động vốn

Khó sử dụng công cụ lãi suất, nhiều ngân hàng mở các chương trình ưu đãi mới để cạnh tranh huy động vốn. Ranh giới giữa việc tạo thêm lợi ích cho người gửi tiền với sự bó buộc của cơ chế trần lãi suất là mong manh.

Đầu giờ sáng nay (6/7), cán bộ một ngân hàng thương mại nhắn tin tới phóng viên về cơ chế huy động mới mà họ vừa áp dụng. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm tại đây nếu giới thiệu thêm khách hàng khác gửi tiền, không giới hạn số tiền, sẽ được thưởng ngay bằng tiền mặt.

Cơ chế thưởng không công bố cụ thể, nhưng đủ để kích thích khách hàng tìm kiếm và giới thiệu bạn bè, người thân cùng gửi tiền tại ngân hàng này. Bên cạnh đó, họ còn có cơ hội nhận được phần thưởng khác nữa là chuyến du lịch tương đương 15 triệu đồng.

Đây là cơ chế không mới, nhưng vẫn được xem là hữu dụng khi việc cạnh tranh một cách công khai và trực tiếp bằng lãi suất đã hết cửa. Dù sao, trần lãi suất huy động cả VND và USD hiện vẫn có hiệu lực, ngay cả khi các cơ quan chức năng đã lần lượt thừa nhận thực tế lãi suất huy động đã vượt trần.

Tương tự, tại một ngân hàng thương mại khác, chính sách đặt ra là mỗi cán bộ nhân viên có trách nhiệm tìm kiếm và giới thiệu khách hàng gửi tiền cho ngân hàng mình. Kết quả thành công được tính theo các thang điểm và tổng kết các kỳ sẽ có các mức thưởng hấp dẫn, các mức cao nhất có thể đến cả tỷ đồng.

Trong khi đó, đầu tuần này thị trường lại tiếp tục đón nhận thêm một thành viên đẩy mạnh cơ chế ưu đãi thu hút tiền gửi từ các dòng vốn chuyển đổi.

Theo thông báo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), từ 4/7 này, khách hàng bán lại USD và vàng để lấy VND gửi lại SCB kỳ hạn từ 1 tháng sẽ được ưu đãi lớn về giá bán.

Cụ thể, đối với khách hàng bán vàng, SCB sẽ mua với giá cao hơn từ 0,2% đến 0,6% so với giá mua niêm yết tại thời điểm thực hiện giao dịch; đối với khách hàng bán USD, SCB sẽ mua với giá cao hơn từ 0,1% đến 0,3% so với giá mua niêm yết tại thời điểm thực hiện giao dịch. Ngoài ra, 2.000 lượt khách hàng đầu tiên tham gia chương trình còn được tặng một phần quà có giá trị lên đến 0,20% số tiền USD mà họ bán.

Trước đó, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã triển khai cơ chế tương tự để có thể thu hút người vốn từ chuyển đổi, nhưng SCB có cơ chế ưu đãi mạnh hơn, đặc biệt là việc tặng 0,20% giá trị số tiền USD khách hàng bán lại…

Về mục đích chung, việc các nhà băng mua vàng, USD giá cao hơn niêm yết, hay chính sách tặng tiền cho người gửi giới thiệu người mới, là nhằm tăng cường năng lực huy động, nhất là với dòng vốn dịch chuyển theo cơ chế “siết” của Ngân hàng Nhà nước. Những giải pháp này được đưa ra khi công cụ cạnh tranh trực tiếp và phổ biến nhất là lãi suất đã bị khống chế bởi cơ chế trần.

Tuy nhiên, việc thưởng thêm, cộng thêm, mua giá cao hơn niêm yết… đó nằm ở ranh giới mong manh giữa việc tăng lợi ích của khách hàng với việc xác định có gián tiếp “lách” trần lãi suất hay không (?).

Dù thế nào, phía sau những diễn biến đó cho thấy cạnh tranh huy động vốn hiện vẫn căng thẳng. Thế nhưng lượng vốn chảy vào ngân hàng vẫn rất chậm. Từ đầu năm đến 20/6, tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng chỉ được 2,88%, trong khi cùng kỳ năm 2010 ghi nhận mức tăng tới gần 11%.

Cạnh tranh huy động vốn vẫn còn căng, có thể dự tính lãi suất huy động vẫn khó giảm trong ngắn hạn. Đây cũng là một trong những trở ngại khiến lãi suất cho vay đầu ra khó hạ nhiệt một cách nhanh chóng, ngoại trừ có tác động mạnh và cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro