Hoạn Thư người phụ nữ chuẩn mực của xã hội phong kiến

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Theo chúng ta đã được đọc về nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều của đại thi hào  Nguyễn Du, Hoạn tiểu thư được đánh giá là người xinh đẹp nhưng lai được biết đến nhiều nhất là người có tính ghen tuông.
Khi nói đến Hoạn Thư không ít ý kiến coi đây là nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác, một con người có tính ghen tuông cay nghiệt… Đã bao thế kỷ nay, Hoạn Thư đã trở thành biểu tượng của sự ghen tuông tàn nhẫn, độc ác, nham hiểm của đàn bà.
Nhưng bản thân tôi lại cảm thấy Hoạn Thư của Nguyễn Du không sai một tí nào, bởi cô ấy là con gái của một gia đình gia giáo thuộc hàng trâm anh thế phiệt.
          Vốn dòng họ Hoạn danh gia
      Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư.
Có lẽ vì thế mà nàng đã có cách ứng xử khôn khéo mà một phu nhân danh gia nên có.

Thúc sinh là người hời trong cuộc hôn nhân này bởi được làm rễ nhà quan Lại bộ, còn có người nâng khăn sửa túi,nết na. Dù đi xa hằng năm vẫn không bị dỗi hờn. Rõ ràng ta thấy Hoạn Thư là người phụ nữ đức hạnh theo tiêu chuẩn lễ giáo xưa.Nàng chăm lo nhà cửa chờ chồng đi xa.

Nhưng chàng Thúc sinh trăng hoa háo sắc vẫn không bị giữ chân bởi những ưu thế hiếm có đó.Hoạn Thư đương nhiên biết được chồng mình trăng hoa bên ngoài nhưng vẫn cam lòng chờ đợi. Nhưng khi nghe tin Thúc sinh cưới Kiều 
làm vợ bé thì lòng nàng nặng trĩu. Câu " từ nghe vườn mới thêm hoa" tuy hay nhưng như sát muối vào lòng người trong  cuộc.Nhưng nàng vẫn không dại
"chi mà rước tiếng ghen vào mình" bởi lễ giáo nhà nho cho phép trai năm thê bảy thiếp chỉ cần báo một tiếng cho chính thất,ngoài ra Hoạn Thư không ghen vì nàng còn nhược điểm chưa sinh được con để nối dõi tông đường.

Khi Thúc Sinh trở về Hoạn Thư vẫn bình tĩnh, không đả động đến việc đó.Phải chăng nàng đang đợi Thúc sinh nói trước.

________
hết phần 1

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tho