nhan vat lich su 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ý nghĩa tên gọi địa danh Bến Tre

--------------------------------------------------------------------------------

BẾN TRE

Địa danh Bến Tre (được cấu thành theo cách: địa thế tự nhiên + tên loài cây) có nghĩa là một bến có nhiều tre mọc, giống như Bến Giá, Bến Tranh, Bến Lứt.... Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đặt dinh tham biện (inspection) đầu tiên bên bờ con rạch cùng tên (6-1867). Năm 1871, khi có quyết định của chính quyền thực dân (5-6-1871) rút bớt số sở tham biện từ 25 xuống còn 18, thì sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 2-9-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 1-1-1900. Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh (province), tỉnh Bến Tre chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay cho đến CMT8-1945 thì đổi tên thành thị xã Bến Tre.

Thực dân Pháp sau khi thiết lập được bộ máy thống trị trên đất Bến Tre, thì cũng bắt đầu kiến thiết các công sở, mở mang đường phố, bến, chợ... ở nơi tỉnh lỵ như: Nhà bưu điện (1872), dinh tham biện (1876), khu nhà giam (1882), ngân khố (1885), trường tiểu học (1887), nhà lồng chợ (1892), bệnh xá (1889). Một số cơ sở giải trí, phục vụ cho sinh hoạt binh lính, công chức cũng lần lượt được xây dựng tiếp vào đầu thế kỷ XX.

Theo bản đồ tỉnh lỵ Bến Tre do Le Bras đo đạc năm 1906, được Thống đốc Nam Kỳ Boyer phê chuẩn năm 1919, thì tỉnh lỵ được thiết kế cho quy mô ban đầu khoảng 10.000 dân

Tỉnh Bến Tre trồng nhiều dừa nhất cả nước, mía và nghêu và là địa danh nghèo nhất Nam Bộ, nhưng có phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh vào đầu thế kỷ 19 của ông Phan Tôn và Phan Liên (các con của cụ Phan Thanh Gỉản). nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đánh Pháp ở Gia Định về ẩn cư ở Ba tri. Phong trào Đồng Khởi Chống Mỹ nổ ra ở Mỏ Cày. là quê hương của Phan Thị Hồng Châu; Lê Chính, Hùynh Tấn Phát, Nguyễn Thành Chung, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Thị Định....

Tỉnh Bến Tre có từ thời Pháp. Nguyên là đất kh'mer, gọi là Srok-Tre (sóc tre), tên chữ Hán là Trúc Giang.

Địa danh Bến Tre có từ xưa, khi vùng đất này là thủy Chân Lạp ( Campuchia) đến thời thuộc Pháp và đến ngày này. Chứ kg phải như mọi ng nghĩ, tại sao nên đây trồng dừa nhiều nhất nước mà kg gọi là bến dừa mà bến tre. có thể ngày xưa vùng đất này còn hoang sơ nhiều tre-sậy, mọc dọc 2 bên bờ sông nên người kh'mer lấy tên là (Sóc Tre), sau này đọc lại là Bến Tre.

Địa danh Đồng Nai có tên gọi là động - thực vật

Không ảnh Đồng Nai

Mỗi vùng, mỗi tỉnh thành của đất nước ta đều có hệ thống địa danh riêng. Xét từ góc độ ngôn ngữ, những địa danh ấy được tạo nên từ nhiều phương thức khác nhau.

Trước thế kỷ 17, Đồng Nai là một vùng đất hoang vu, nhiều rừng rậm. Dần dần, người Việt đến đây khai hoang, mở đất. Để tồn tại, họ đã phải tập làm quen, thích nghi với môi trường sống của vùng đất mới, tìm cách chống chọi với thiên nhiên, với khí hậu và cả thú dữ. Chính vì vậy, có khá nhiều địa danh chỉ địa hình ở Đồng Nai mang tên các con vật hoặc cây cỏ do con người "coi mặt đặt tên" cũng là điều dễ hiểu. Chẳng hạn về thực vật thì có hoa mai, hoa bằng lăng, hoa giấy, cây xoài, cây quýt...; hay những con vật như cọp, ngựa, cá sấu, dê, heo... Đây được xem là một phương thức giữ vai trò chủ đạo để tạo ra phần lớn địa danh ở tỉnh Đồng Nai: phương thức tự tạo.

Mùa xuân, trăm hoa đua nở, vạn vật sinh sôi. Hòa trong không khí của dịp Tết Canh Dần, chúng tôi xin giới thiệu những địa danh mang tên cây cỏ, tên cầm thú đã và đang tồn tại trên địa bàn tỉnh.

1. Những địa danh mang tên động vật

Những địa danh có tên các con vật trên cạn như: suối Cọp, đập Suối Dê Chạy (Vĩnh Cửu), suối Sóc (Cẩm Mỹ), suối Chồn (thị xã Long Khánh), bàu Ngựa (Định Quán), đập Suối Heo (Xuân Lộc), ấp Bến Cò (Nhơn Trạch), sông Rết (Trảng Bom)... Địa danh có tên các con vật dưới nước như: rạch Cá, lòng tắt Cua (Nhơn Trạch), bàu Sấu (Tân Phú)... Các con vật bay được thì có tắt Le Le (Nhơn Trạch), đảo Ó (Vĩnh Cửu), cầu Vạc (Long Thành), ấp Bàu Chim (Tân Phú)...

Như vậy, có khá nhiều động vật quen thuộc và phổ biến trong dân gian, gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người tồn tại trong địa danh ở Đồng Nai. Bên cạnh đó, qua những địa danh này, ta còn biết được một số loại động vật trước đây xuất hiện nhiều ở địa bàn nào đó nhưng ngày nay chúng có thể không còn, hoặc có thể còn nhưng rất hiếm. Chẳng hạn như: suối Cọp, bàu Ngựa, bàu Sấu, hay nhiều địa danh mang tên con Nai như phường Hố Nai, Nhà Nai, Hang Nai, sông Đồng Nai...

Dưới đây là cách giải thích của một số địa danh mang tên động vật ở Đồng Nai, được trích lọc từ nguồn tài liệu sưu tầm và tài liệu do chúng tôi tự tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu và đi thực tế.

Hang Bạch Hổ (Định Quán) nằm dưới cụm núi Đá Voi. Tích truyền rằng, xưa kia, khi rừng rậm còn nhiều, có một cặp hổ trắng về ẩn tại núi Đá Voi. Điều kỳ lạ là cặp chúa sơn lâm này không bắt người ăn thịt mà thường xuống nghe kinh Phật ở chùa Thiện Chơn. Sau này rừng bị phá dần, lại thêm chiến tranh, cặp hổ bỏ đi. Nhân dân cho là Hổ thần nên đặt tên hang là Bạch Hổ [1].

Hang Dơi (thị xã Long Khánh)mang tên như vậy vì trong hang có cả ngàn con dơi trú ngụ. Người dân địa phương cho biết có lẽ đây là hệ quả của miệng núi lửa ngày xưa, nên để lại những hang động sâu thăm thẳm. Một câu chuyện được truyền miệng là trước đây, có một anh thanh niên cầm đèn pin đi vào trong hang để thám hiểm hang dơi này. Nhưng anh đi mãi mà không thấy về, sau lần đó dân làng Bàu Sen không còn ai muốn thám hiểm hang dơi này nữa.

Cá trong làng cổ Bến Cá (Vĩnh Cửu) là ở miền Tây, có hai loại nổi tiếng là cá bay và cá linh. Ngoài ra còn có hàng chục loại cá nước ngọt sinh sống ở miền sông này. Một số địa danh khác cùng loại như ấp Bàu Cá (Xuân Lộc), rạch Cá (Nhơn Trạch)...

Nhiều địa danh mang tên động vật không phản ánh sự tồn tại của động vật có trên địa bàn mà là do con người liên tưởng đến hình dáng của động vật đó. Ví dụ, nhánh sông trông như cựa con gà gọi là sông Cựa Gà Lầy (Nhơn Trạch). Núi Con Rắn ở xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, vì đường đi quanh núi ngoằn ngoèo như con rắn nên mới gọi tên như trên.

Hàn Heo là một địa danh cũ của tỉnh Đồng Nai. Hàn là chỗ chắn ngang sông rạch, làm cản trở lưu thông. Vật chắn ngang có thể là đá hay lòng cầu hay cây (nhân tạo) (nhiều người viết lầm thành "hàng"). Cái tên Hàn Heo ra đời là do giữa lòng sông, đá nổi lên hình con heo lớn nằm phủ phục. Tục truyền lúc heo nằm xuôi thì nước êm và khi heo nằm ngang thì nước đổ mạnh, tiếng vang dội đến xa [4].

Tâm lý kiêng kỵ, tránh nói đến những điều phạm thượng, thiêng liêng cũng được biểu hiện qua cách đặt địa danh. Khi vùng Đồng Nai còn hoang sơ, con người đến khai phá đã gặp nhiều thú dữ đe dọa cuộc sống của họ, đặc biệt là cọp, sấu và voi. Một mặt, con người tiêu diệt chúng, mặt khác lại "sợ" chúng vì vậy họ xem những con vật ấy là những con vật linh thiêng, có tính thần thánh, ma quái, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Người dân tin rằng dùng một cái tên khác để gọi tên những con vật hung dữ như vậy sẽ giúp họ có cuộc sống tốt hơn, tránh những điều rủi ro. Một số địa danh minh họa cho điều này đó là núi Bồ (Định Quán), núi Tượng (Tân Phú), trong đó các từ Bồ, Tượng dùng để chỉ con voi. Trong rạch Ông Kèo (Nhơn Trạch), từ Kèo nghĩa là chuyên kèo (lôi) người đi ghe xuồng té xuống sông để ăn thịt. Người ta dùng từ Ông đi trước để thể hiện thái độ kiêng dè, đề cao đối với một con vật to lớn, hung dữ như cọp và cá sấu ở chốn sơn lâm và vùng sông nước [6].

Về tín ngưỡng, bốn con vật Long, Lân, Quy, Phụng vốn là những con vật linh thiêng trong thần thoại Trung Quốc với những đặc tính xuất chúng. Long (rồng) thường được mượn danh dùng cho các bậc đế vương, tượng trưng cho uy quyền. Lân vốn là kỳ lân, thú cùng loại với sư tử, hình thù cổ quái bởi sừng đuôi trâu, chân ngựa nhưng tính tình rất hiền, không ăn sinh vật, khi xuất hiện là báo điềm lành. Vì vậy, đây là con vật đại diện cho sự thanh bình. Quy (rùa) là loài sinh vật có thể nhịn ăn mà vẫn sống, cho nên nó đại diện cho tướng quý, sống thọ. Phụng (phượng hoàng) là loài chim quý, lông đuôi dài, khi xòe lên, ửng hoa sao ngũ sắc, đại diện cho hạnh phúc lứa đôi. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm này của nước bạn.

Tác giả Lương Văn Lựu đã ghi rõ về vùng đất thiêng Đồng Nai - vùng đất tứ linh, có ẩn hình bốn con vật nêu trên như sau: Dưới thời các chúa Nguyễn, có danh xưng Phước Long giang (sông Đồng Nai ngày nay) nghĩa là con sông rồng đem phước quả vào vùng đất Biên Hòa. Bên cạnh đó còn có núi Bửu Long (nghĩa là rồng quý), hồ Long Ẩn... Hay cái tên xưa Lân Thành nay thuộc phường Tân Tiến (Biên Hòa), do thế đất nên được đặt ra, do Lân mà thành. Đảo Qui Dự (còn gọi là cù lao Rùa, nay thuộc tỉnh Bình Dương), nguyên là một gò đất nổi, trên có huyền vũ gồm một rừng cổ thụ, mà ngọn cây họp thành hai chòm như hai cái vung úp, cái lớn cao, cái nhỏ thấp, gần nhau, ở xa trông rõ là hình con linh qui khổng lồ, có đủ mai và quay đầu về hướng tây bắc nằm trên sông Phước Long. Trên quốc lộ 15, dẫn đi Vũng Tàu, ranh giới hai xã Tam Phước và Phước Tân, có một chiếc cầu, sử ghi là Phụng Kiều. Vùng đất thiêng chiến khu Đ theo tương truyền là một "Phượng trì", vì vùng ao to rộng này, xưa có chim phượng đến tắm, rỉa lông. Do đó, dân địa phương đặt là Bàu Phụng (không phải Bà Phụng) [4].

2. Những địa danh mang tên thực vật

Việc dùng tên cây cỏ để đặt địa danh ở Đồng Nai cũng là một hiện tượng phổ biến. Lý do là cây cỏ rất gần gũi, gắn bó với nơi ăn chốn ở, nơi sinh ra và lớn lên của con người. Con người tri giác và đặt tên. Có thể kể ra hàng loạt tên như: suối Xoài, suối Quýt, suối Nho, suối Cây Đa (Cẩm Mỹ), suối Cây Sung, thác Bàng (Vĩnh Cửu), ấp Cây Điệp, suối Tre, sông Trầu (Trảng Bom), ấp Phượng Vỹ (Xuân Lộc), ấp Bến Sắn, rạch Tràm (Nhơn Trạch), chợ Cây Me, cầu Suối Bí (Thống Nhất)... Ngoài những tên cây phổ biến như đã kể trên, còn có những loại cây vốn là đặc sản của địa phương Đồng Nai như suối Săng Máu (Biên Hòa), suối Muồng, đồi Củ Chụp, ấp Cây Cầy (Vĩnh Cửu), ấp Cây Điều, huyện Trảng Bom, xã Cây Gáo, cầu Chôm Chôm (Trảng Bom), sông Buông, rạch Chiếc (Long Thành), núi Mây Tào, suối Su, ấp Trảng Táo (Xuân Lộc), ngã ba Vườn Mít (Biên Hòa)...

a. Đầu tiên là những cách đặt tên dân gian, rất gần gũi và dễ hiểu đối với người dân. Chẳng hạn, rạch Lá (Nhơn Trạch) mang tên như vậy là do ở đây có nhiều lá dừa nước. Gọi là thác Mai (ĐQ) vì vào thời gian trước, khi nơi đây còn hoang sơ, mùa xuân đến, xung quanh thác, ngoài hoa bằng lăng còn có rất nhiều mai rừng khoe sắc. Những loại mai cổ thụ quý hiếm có gốc rễ rất to, nở hoa vàng rực cả đoạn thác. Hiện nay thác vẫn còn mai nhưng số lượng đã giảm nhiều, nhất là mai rừng.

Hàng Gòn là một xã thuộc thị xã Long Khánh có nghĩa là hàng cây gòn. Gòn là loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, quả hình thoi chứa nhiều sợi bông, dùng để nhồi vào nệm, gối.

Khu du lịch Bò Cạp Vàng (Phước Khánh - NT) được ông Nguyễn Văn Sửu - một nhà giáo về hưu - thành lập tự phát vào năm 1992. Tên khu du lịch được đặt vì tại nơi đây có trồng nhiều cây bò cạp vào khoảng tháng 3, 4 hàng năm trổ hoa vàng rực cả một vùng. Đây là thứ cây tạp, bông giống như bông điệp, trái tròn dài, người ta dùng nó để ăn trầu, vỏ nó dùng làm thuốc chống rét.

Cây gáo có tên khoa học là sarcocephalus cordatus, cây thân gỗ hay mọc hoang ở khe suối, chân đồi. Hoa màu vàng hoặc trắng vàng, phiến lá có dạng hình trái xoan, cành tập trung ở phần ngọn, quả có vị chua. Huyện Trảng Bom có xã Cây Gáo, chợ Cây Gáo.

Cây chàm có danh pháp khoa học Indigofera tinctoria, là dạng cây bụi cao khoảng 0,5-2 mét. Nó có thể là cây một năm, hai năm hay lâu năm, phụ thuộc vào khí hậu nơi nó sinh sống. Nó có các lá kép lông chim lẻ với 7-15 lá chét tròn màu lục nhạt và chùm hoa màu hồng hay tím. Lá hoặc thân cây chàm được chế biến làm thuốc nhuộm màu chàm. Cuốn Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 1, có ghi lại địa danh này như sau: Cây Chàm đã sống từ mấy ngàn năm trước, to và cao nhất ở phía Tây Bắc trường Nữ tiểu học, bị trốc gốc sau trận giông ngày 24/7/1950, đường Nguyễn Hữu Cảnh [4]. Biên Hòa có đường Cây Chàm, chợ Cây Chàm.

Cù Lao Giấy là một khu du lịch thuộc xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Đây là vùng sông nước miệt vườn với cây cối xanh tươi. Địa danh này ra đời là do tại khu vực này trồng nhiều bông giấy và có cả nhà máy sản xuất giấy.

Bàu Sen thuộc địa phận ấp 4, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Đây là tên một khu đồng trũng, rộng khoảng 3-4 hecta, quanh năm ngập nước, có nhiều sen mọc chen với cỏ lác.

b. Địa danh mang tên thực vật có nguồn gốc không thuần Việt được thể hiện rõ nhất ở một số địa danh như rạch Chiếc (Phước Tân - Long Thành), có gốc Khmer, dạng gốc là Prêk Cèk (theo Trương Vĩnh Ký), nghĩa là dòng sông nhỏ có mọc nhiều cây chiếc - một thứ cây thấp, lá lớn, thường mọc ở vùng nước lợ, lá vị chát, có thể ăn như rau.

Cao su có gốc tiếng Pháp là caoutchouc. Đây là loại cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, họ thầu dầu, thân thẳng đứng, có nhiều mạch mủ trong lớp vỏ lụa, lá kép lông chim có 3 lá chét. Cây có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, từ cuối thế kỷ XIX, được phát triển mạnh sang Đông Nam Á và Châu Phi nhiệt đới, trở thành cây công nghiệp quan trọng, trồng nhiều nơi để lấy mủ chế biến cao su [7]. Ví dụ: nông trường Cao Su Cẩm Mỹ (CM), nông trường Cao Su Ông Quế (CM)...

c. Cũng có một vài cái tên hơi khó hiểu và gây nhiều tranh cãi, chẳng hạn Dầu Giây, Bằng Lăng.

Bằng Lăng là một địa danh xưa của tỉnh Đồng Nai. Nhiều người đọc và viết chệch thành Bàn Lân, Bàn Lăng, Bàng Lăng. Cái tên này có hai cách lý giải:

Thứ nhất, nhiều người cho rằng Bằng Lăng là tên một loại cây to, hoa màu tím hồng, gỗ nâu vàng. Đây là loài cây bản địa, mọc rất nhiều trước đây trong vùng Đồng Nai và Gia Định.

Thứ hai, Bằng Lăng là tên loại cây blaang (bonrbax malabarium) của người Mạ - một loại cây gạo, gọi là cây gạo Malaba Ấn Độ. Loại cây này "đốn từ trong rừng đem về trồng ở buôn làng để làm cọc hiến sinh (người ta buộc con trâu để giết tế lễ vào đó); cây cọc này sẽ đâm rễ xanh tươi trở lại và đây là di tích chỉ báo sự chiếm ngụ của con người trên vùng đất đã bị bỏ đi. Loại gạo mọc ở núi cao và cao nguyên thường nhỏ thấp ở mức trung bình; ngược lại, cây gạo mọc ở bờ sông, triền đất thung lũng phù sa ở miền hạ lại đạt đến kích thước cao lớn, nổi bật trên tầng cây rừng xanh thẩm quanh nó" [2].

Ngã ba Dầu Giây, thuộc huyện Trảng Bom. Có người cho rằng sỡ dĩ khu vực này có tên là "Dầu Giây" vì trước kia ở đây có nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt, rồi do phát âm sai nên "Dây" đọc thành "Giây".

Một cách lý giải khác về địa danh này là vào năm 1954 một số giáo dân theo hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm di cư vào khu vực miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này, họ đem theo mình những tập tục, thói quen trồng cây trầu tại khu mình sống. Vì thế ở đây xuất hiện rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh không nói được âm "tr" nên họ đọc thành "d, gi", do vậy trầu dây đọc thành Dầu Giây.

Sông Lá Buông thuộc xã Phước Tân, Long Thành. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi là Bối Diệp Giang (sông Lá Buông), tục gọi rạch Lá Buông, ở đấy có nhiều cư dân sinh sống bằng cách lấy lá buông dệt buồm, đan tấm, đánh dây, chặt tàu đem bán sinh nhai, nên mới gọi tên như thế [3].

Trong Tự vị tiếng Việt miền Nam, Vương Hồng Sển giải thích: có hai loại lá khác nhau là lá buôn (bối diệp) và lá buông (bồng diệp). Theo Huỳnh Tịnh Của và Lê Ngọc Trụ, thì lá buôn (không g) dùng dệt buồm. Lá tốt dùng chép kinh, gọi kinh lá bối: bối Diệp Kinh, lá buôn là bối diệp. Trương Vĩnh Ký ghi: sông hay rạch Lá Buôn là Bối Diệp giang. Còn theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì: bồng diệp, lá nó dài, dùng lợp nhà, nhưng không dùng chép kinh. Bồng: tốt, dài, tên cỏ (bồng xá, bồng hộ). Ông Trương Vĩnh Ký viết: sông hay rạch Lá Buông (có g) là Bồng Giang (Kompong Lén), vẫn khác với sông hay rạch Lá Buôn (không g) là kompong cre (c.v. chré) [5].

Vậy thì, lá buông mà Trịnh Hoài Đức đã viết ở trên thực ra là lá buôn (bối diệp).

Còn rất nhiều cây cỏ, động vật được nhắc đến trong địa danh ở Đồng Nai. Điểm sơ qua một vài cái tên cũng đủ thấy sự phong phú, đa dạng về hệ thống động thực vật của tỉnh nhà.

(Theo NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH ĐỒNG NAI, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của tác giả, bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm TP HCM, tháng 11/2009)

Nguồn gốc một số địa danh Nam Bộ

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hoá đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hoá một cách tài tình.

Cần Thơ: Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ". Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa.Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "kìntho", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "lò tho". Từ quan điểm vững chắc rằng "lò tho" là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hoá tiếng Khmer "kìntho",người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "kìntho".

Thành phố Cần Thơ

Mỹ Tho: Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho", không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock Mỳ Xó" (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

Nhà thờ Chánh Tòa - Mỹ Tho

Sóc Trăng Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer "Srock Khléang". Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.

Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt).Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

Sóc Trăng

Bãi Xàu Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer "bai xao" có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

Kế Sách Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Củu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer "k'sach".

Một số địa danh khác Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hoá của "k'ran", tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn. Trà Vinh xuất phát từ "prha trapenh" có nghĩa là ao linh thiêng. Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer "Prek Trakum", là sông rau muống (trakum là rau muống). Sa Đéc xuất phát từ "Phsar Dek", phsar là chợ, dek là sắt. Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer "srala",là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo. Cà Mau là sự Việt hoá của tiếng Khmer "Tưck Khmau", có nghĩa là nước đen.

Một số địa danh khác:

Thủ Đức Ai chẳng một lần nghe nói đến nem Thủ Đức. Người ta nhắc đến cái địa danh Thủ Đức, Xuân Trường như là một nơi danh thắng để giai nhân, tài tử, tao nhân mặc khách đến đây thưởng thức phong quang. Theo lời truyền khẩu của các vị bô lão ở địa phương : Khi xưa, có vị thủ đồn đầu tiên ở nơi này tên là Đức. Đến sau, ông Tạ Dương Minh đứng ra qui dân lập chợ buôn bán, nhớ đến công vị thủ đồn tên Đức, nên lấy tên và chức tước của ông mà đặt cho chợ, gọi là chợ Thủ Đức nay đã thành danh.

Gò Vấp Gò Vấp là tên một quận của tỉnh Gia Định. Gọi là Gò Vấp có ý nghĩa gì ? Chúng tôi đã dụng công ra tìm những sử sách và hỏi thăm các vị bô lão, nhưng chẳng tìm hiểu được gì đích xác. Tuy nhiên, theo truyền thuyết, cũng có thể tin được, địa danh mang tên Gò Vấp, vì lúc trước nơi ấy là một ngọn đồi trồng cây Vấp (theo tiếng Chàm gọi là Krai, tiếng Việt là Vấp hay Lùn). Thứ cây Vấp là thứ cây mà dân Chàm coi như thần mộc, yểm hộ cho dân tộc Chàm.

Đồng Tháp Mười Chú thích năm 1970. Theo tôi, thuyết dưới đây của ông Lê Hương có phần đáng tin hơn cả. Trong bài Địa danh, di tích, thắng cảnh trong vùng người Việt gốc Miên, tập san Sử Địa số 14, 15 năm 1969, ông viết: "Tháp mười là một trong những ngôi tháp làm bằng đá do vua Jayavarman VII xây cất khắp lãnh thổ để thờ vị thần Bà La Môn Lockecvera là vị thần chuyên trị bệnh cho nhân loại. Bên cạnh tháp có những căn nhà sàn gỗ lợp bằng đá mỏng,bằng ngói hay bằng lá thốt nốt để người bịnh nằm dưỡng bệnh do nhân viên y tế hoàng triều coi sóc. Những ngôi tháp được xây dựng dọc theo các con đường lớn trong nước mà ngôi nằm trong đồng Tháp Mười, tính từ địa điểm xuất phát, đứng vào hàng thứ muời.Thời gian trôi qua, tàn phá tất cả các công trình kiến trúc của cổ nhân, dãy nhà gỗ tiêu tan, chỉ còn một tượng sư tử đá và một linh phù (linga) cũng bằng đá, dưới bệ có khắc chữ Bắc Phạn (sanscrit) ghi tên Tháp thứ mười. Trong năm 1932, nhà khảo cổ Pháp Parmentier đã đi vào Đồng Tháp bằng ghe và xuồng để đọc những chữ khắc vào đó và phát giác ra ngôi tháp..."

Bến Tre Trường hợp hình thành tên gọi Bến Tre thật đặc biệt, vì đó là sự gán ghép giữa tiếng Khmer và tiếng Việt.Xưa kia người Khmer gọi nơi đó là Srok Treay - srok là xứ,treay là cá. Sau người Việt thay chỗ người Khmer đến sinh sống làm chủ chốn đó, biến chữ srok thành Bến nhưng chữ treay không dịch là cá mà phát âm theo tiếng Khmer thành Tre. Quả tình nơi đó không có tre mà thật nhiều tôm cá.

Bến Nghé theo Trịnh Hoài Đức là cái bến uống nước của trâu con,do một tên rất cũ là Kompong Krabey ( bến trâu) đã được Việt hóa.Nhưng ông Đốc phủ Trần Quang Tuất (1765-1825) cho rằng nơi đây có lắm con cá sấu chúng thườn kêu nghé nên gọi là Bến Nghé-Trịnh hoài Đức dịch là" Ngưu-tân"Bến Nghé là cái bến sông Saigon có tên là sông Bến Nghé,cũng có tên là Tân Bình Giang hay là Đức Giang lấy nguồn ở Ban Bót(theo gia-định thống chí) .Còn cái rạch Bến nghé nối dài bởi kinh Tàu -hủ(Arroyo chinois) ngày xưa có tên là Bình Dương và chỗ nó chảy ra giáp sông Bến Nghé gọi là Vàm Bến Nghé.Bến Nghé tức là Saigon và khi ta nói Đồng Nai-Bến Nghé tức là nói đến Nam Bộ vậy.

Phía đông Saigon có một cái kênh gọi là rạch Thị Nghè hay là rạch Bà Nghè.Bà tên là Nguyễn Thị Canh,con gái thống suất Nguyễn Cửu Văn tức Văn Trường Hầu,đẹp duyên với một ông nghè.Để cho chồng bà tiện đường qua rạch hàng ngày vào làm trong thành,bà cho dựng một chiếc cầu mà dân sự có thể dùng được.Để tỏ lòng nhớ ơn một bậc nữ lưu,họ đã gọi cầu ấy là cầu Bà Nghè.Đến khi Tây đến đánh thành Saigon,pháo hạm Avalanche tiến vào rạch này đầu tiên nên họ mới gọi là Arroyo de l'Avalanche.

Trên rạch Bến Nghé hồi xưa có nhiều chiếc cầu ván dựng tạm cho người qua lại.Chiếc cầu nổi tiếng hơn cả là cầu Ông Lãnh,được xây nhờ công ông Lãnh binh,thời tả quân Lê Văn Duyệt.Còn những chiếc cầu khác là Cầu Muối,Cầu Khóm (thơm), Cầu Kho và Cầu học(giếng học).

(Theo các tác giả Hồ Đình Vũ, Huỳnh Minh, Vương Hồng Sển và Nguyễn Hiến Lê)

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường cổ nhất

Trường Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.

Nhà máy điện xưa nhất

Nhà máy điện Chợ Quán xây dựng năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW. Máy phát điện chính công suất 1000A/h. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lưới điện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy toạ lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5.

Bệnh viện cổ nhất

Bệnh viện Chợ Quán xây dựng năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 giao cho Quân đội gọi là Viện bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn Việt có 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh.

Nhà hát cổ nhất

Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-TP.HCM toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu.

Khách sạn cổ nhất

Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, xây dựng năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày giải phóng miền Nam đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạn được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental có diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế góp phần cho ngành du lịch TP.HCM ngày càng phát triển.

Nhà thờ cổ nhất

Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 xây dựng từ năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại TP.HCM và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ Quận 5

Ngôi đình cổ nhất

Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông-thôn khởi nguyên của Gò Vấp-sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành "Thủy tổ khai hoang" trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp.

Nhà văn hóa cổ nhất

Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ chiếm đóng, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định trao toàn bộ cơ ngơi này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để cải tạo xây dựng thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của TP.HCM.

Công viên lâu đời nhất

Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki... Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn... Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được cải tạo, mở rộng và nhập thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.

Ngôi nhà xưa nhất

Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại TP.HCM nằm trong khuôn viên Toà Tổng Giám Mục TP.HCM-180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá Đa Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây dựng bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá Đa Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trỗ công phu hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Đá Ba Lộc, một bên là "Tứ Kỳ Thịnh Hy", một bên là "Thần Chi Cách Tư". Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống- bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch.

Ngôi chùa cổ nhất

Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP. HCM nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ "long ẩn vân" dùng trang trí. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.

Đường sắt đầu tiên ở thành phố

Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đừơng sắt Sài Gòn-Mỹ Tho dài 71km, xây dựng năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi-Huỳnh Thúc Kháng-Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đướng sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hoà Hưng. Trên nền Ga Sài Gòn cũ ngày 8/8/1998, khởi công xây dựng Trung Tâm Văn Hoá Thương Mại Sài Gòn.

Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp

Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hoá phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán-Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn "Giáo trình lịch sử An Nam" đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời.

Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên

Tờ "Gia Định Báo" là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869.

Tờ báo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam

Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ "Nữ Giới Chung" nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công nông thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tính dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc "Nữ quyền". Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nôi trợ phải am hiểu "tình trong thế ngoài". Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng "Nữ Giới Chung" cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.

Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên

"Đại Nam Quốc Âm Tự Vị" là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ Latinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ.

Người kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên

Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, ông giỏi chữ Nho, thông hiểu Ngũ Kinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao lô (số 4 Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây dựng theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được xây dựng từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gôtic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây dựng này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao Lô vẫn giữ được đường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp.

Người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ địa lý và đồ họa Sài Gòn theo phương pháp phương Tây

Ông Trần Văn Học, sinh quán ở Bình Dương, giỏi Quốc ngữ, Latinh và tiếng Tây Dương, được giới thiệu làm thông ngôn cho Nguyễn Ánh. Ông phụ trách việc dịch sách kỹ thuật phương Tây, đồng thời kiêm việc chế tạo hỏa xa, địa lôi và các loại binh khí. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Bát Quái. Trần Văn Học phụ trách "phác họa đường xá và phân khu phố phường". Ông rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ và kỹ thuật bản đồ như: tỉ lệ, trắc địa, và vẽ gần như chính xác các thành trì và công trình. Ông được coi người đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định theo phương pháp phương Tây.

Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Miền Nam.

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU :: Phòng Thơ-Nhạc-Tán gẫu Tâm tình

Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share • Actions

Actions

Xem bài mới từ lần truy cập trước

Xem bài của bạn

Xem bài chưa có ai trả lời

Topic(s) being watched

--------------------------------------------------------------------------------

Add to your favourites

Send to a friend

Copy BBCode URL

Print this page

Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Miền Nam.

by huynhminhthanh on 22/2/2010, 01:07

Xin giới thiệu cùng các bạn bài viết của một người bạn về "Nguồn gốc một số địa danh miền Nam",theo tôi rất đáng để chúng mình tham khảo tìm hiểu thêm về quê hương!

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Hồ Đình Vũ.

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.

Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

Phần 1

Tên do địa hình, địa thế

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:

"Gió đưa gió đẩy,

về rẫy ăn còng,

về bưng ăn cá,

về giồng ăn dưa..."

Giồng

là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: "trên đất giồng mình trồng khoai lang..."

Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).

Lại nhắc đến một câu hát khác:

"Ai dzìa Giồng Dứa qua truông

Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em..."

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Luơng đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

Truông

là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.

"Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"

Tại sao lại có câu ca dao này?

Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Phá

là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy,sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh ThừaThiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

Bàu

là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

Đầm

chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng vẫn dòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà mau có Đầm Dơi,Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

Bưng

từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng... mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.

"...về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa".

Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

Láng

chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hoà (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

Trảng

chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hoà có Trảng Bom, Trảng Táo.

Đồng

khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hoà, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

Hố

chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hoà có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Re: Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Miền Nam.

by huynhminhthanh on 22/2/2010, 07:48

Phần 2

Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hoá đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hoá một cách tài tình.

Cần Thơ

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn

Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ". Cần Thơ

không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa.Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "kìntho", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "lò tho". Từ quan điểm vững chắc rằng "lò tho" là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hoá tiếng Khmer "kìntho",người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "kìntho".

Mỹ Tho

Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho", không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock Mỳ Xó" (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

Sóc Trăng

Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer "Srock Khléang". Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt).Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

Bãi Xàu

Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán,

cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển

nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer "bai xao" có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

Kế Sách

Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Củu Long),

phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer "k'sach".

Một số địa danh khác

Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hoá của "k'ran", tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.

Trà Vinh xuất phát từ "prha trapenh" có nghĩa là ao linh thiêng.

Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer "Prek Trakum", là sông rau muống (trakum là rau muống).

Sa Đéc xuất phát từ "Phsar Dek", phsar là chợ, dek là sắt.

Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer "srala",là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.

Cà Mau là sự Việt hoá của tiếng Khmer "Tưck Khmau", có nghĩa là nước đen.

Phần 3

Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

Chợ

Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức.Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau;

- Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.

- Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa.

- Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

Xóm

là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí.

Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình...

Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị.

Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm luới hay làm bủa để nuôi tằm).

Thủ

là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên "thủ" đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như:Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An),Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Bến

ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam...

Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức.Bến Gỗ ở Biên Hoà.

Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như:

Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

Một số trường hợp khác

Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch...thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngả Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ...Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai.

"Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về."

Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản "thủ" ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

Kết

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thuỷ đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán...chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn. Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cũ ở nơi đó để gọi khu đó,như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).

Hồ Đình Vũ

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Re: Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Miền Nam.

by huynhminhthanh on 24/2/2010, 20:24

Phần trên đã nói tới nhiều địa danh của miền Nam, bây giờ là phần bổ túc.Gặp đâu ghi đó. Có những địa danh có thể đã được đề cập ở phần trên nhưng cũng vẫn ghi lại, vì tôi mới đọc được trong những cuốn sách khác.

Thủ Đức

Ai chẳng một lần nghe nói đến nem Thủ Đức. Người ta nhắc đến cái địa danh Thủ Đức, Xuân Trường như là một nơi danh thắng để giai nhân, tài tử, tao nhân mặc khách đến đây thưởng thức phong quang.

Theo lời truyền khẩu của các vị bô lão ở địa phương : Khi xưa, có vị thủ đồn đầu tiên ở nơi này tên là Đức. Đến sau, ông Tạ Dương Minh đứng ra qui dân lập chợ buôn bán, nhớ đến công vị thủ đồn tên Đức, nên lấy tên và chức tước của ông mà đặt cho chợ, gọi là chợ Thủ Đức nay đã thành danh.

(trích trong cuốn Gia Định Xưa của Huỳnh Minh)

Gò Vấp

Gò Vấp là tên một quận của tỉnh Gia Định. Gọi là Gò Vấp có ý nghĩa gì ? Chúng tôi đã dụng công ra tìm những sử sách và hỏi thăm các vị bô lão, nhưng chẳng tìm hiểu được gì đích xác.

Tuy nhiên, theo truyền thuyết, cũng có thể tin được, địa danh mang tên Gò Vấp, vì lúc trước nơi ấy là một ngọn đồi trồng cây Vấp (theo tiếng Chàm gọi là Krai, tiếng Việt là Vấp hay Lùn). Thứ cây Vấp là thứ cây mà dân Chàm coi như thần mộc, yểm hộ cho dân tộc Chàm.

(trích trong cuốn Gia Định Xưa của Huỳnh Minh)

Cây Vấp (tên khoa học là Mesua Ferrea L.)

Đồng Ông Cộ

Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên "Đồng Ông Cộ" nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà được truyền tụng mãi đến ngày nay.

Ở miền Nam chúng ta, địa phương nào cũng có nhiều huyền thoại, giai thoại truyền khẩu trong dân gian, lâu ngày trở thành một địa danh.

Chúng tôi, người tình nguyện vạch bóng thời gian,ghi lại những sự việc xảy ra từng vùng,từng địa phương, để hiến quí bạn đọc hiểu rõ nguồn gốc từ thuở xa xưa nơi địa phương chính mình. Theo một vài vị bô lão cố cựu sinh quán tại Gia Định, thuật lại sự tích "Đồng ông Cộ" cho chúng tôi biết như sau.

Đất Gia Định ngày xưa rộng lớn hoang vu, dân chúng ở rải rác từng nhóm theo ruộng gò nổng, rừng chòi dày đặc,đường sá chưa được khai mở, lối đi vất vả khổ cực.

Khu đất "Đồng ông Cộ" này ngày xưa thuộc vùng sát cận trung tâm tỉnh Gia Định. Nó ăn từ chợ (ngã ba trong) dài tới cầu Hang; vòng ra đường Nguyễn Văn Học, phía bên này cầu Bình Lợi nó ăn sâu luôn phía trong có hơn 10 cây số, rồi vòng ra khu Hàng Xanh phía lò heo cũ Gia Định chạy dài tới ngã năm Bình Hoà.

Toàn thể khu vực rộng lớn như vậy,thuở xưa không có lấy một con lộ cái quan nào để dân chúng xê dịch. Dân cư trong vùng, sinh sống về nghề ruộng nương, rẫy bái, làm nghề hạ bạc (đánh cá) dọc theo sông cầu Bình Lợi, cầy Băng Ky bây giờ. Những khoảng đất không được khai phá thì toàn là rừng chồi cây lùm mọc rậm rạp.

Về sau, Tây lấy Gia Định rồi thì mở mang quốc lộ đi Thủ Đức và khu sát rìa quốc lộ, ăn sâu vô hằng 5-7 cây số (từ phía Gia Định lên nằm bên tay mặt),được Tây khai phá làm rừng cao su. Toàn thể một khu đồng ruộng mênh mông như vậy, hơn phân nửa đất đai toàn là rừng rậm, dân cư lại ít nên không có nhiều đường mòn để

xê dịch. Dân chúng di chuyển bằng ngựa cũng không tiện chớ đừng nói chi đến dùng xe bò hoặc xe trâu. Đây khác hơn mọi nơi là chỗ đó!

Mỗi khi dân cư trong vùng này muốn ra tỉnh, lúc đó là thành Gia Định, có việc cần kíp, hoặc rước thày trị bệnh, hoặc tải hàng rẫy, gạo thóc ra chợ bán,hoặc mua đổi các thứ cần thiết đem về dùng.... thật là muôn vạn khó khăn. Chỉ có những trai tráng khoẻ mạnh mới có thể di chuyển nổi hằng mấy chục cây số đường lồi lõm không khác lên thác xuống ghềnh, khu đất này lại nhiều chỗ dốc lên, dốc xuống, đồi nổng..v.v.. Rất ít chỗ được khai phá, thành giồng như xuyên rừng vậy. Mà hễ mỗi lần đi như vậy thì ruộng nương, rẫy bái ở nhà lại không ai khai phá, làm lụng sản xuất. Lại mỗi lần đi ra thành thì lại mất ít nhất 2 ngày - 1 ngày đi, 1 ngày về mua bán, đổi chác.

Một ngày, bỗng dưng người ta thấy trước cổng nhà của một ông Phú Hộ với nhà ngói 3 gian, 2 chái, 1 dãy nhà bếp, nền đúc cao treo tấm bảng lớn đề mấy chữ :

"Đảm nhận 'Cộ' người và hàng hoá đi khắp nơi".

Đồng thời với tấm bảng treo lên, ông Phú Hộ trong vùng gọi là ông Ba Phú Hộ truyền thâu dụng tất cả thanh niên vạm vỡ trong toàn khu, hay bất cứ nơi nào,muốn có chuyện làm, ngoài nghề ruộng rẫy.

"Cộ người và hàng" !

Đó là một lối tải người và hàng hoá giản tiện hơn cả võng hay kiệu.

Ông Ba Phú Hộ bèn cho dân đan những tấm vạc bằng tre, hai đầu có 4 lóng tre ló ra giống như cái băng ca nhà thương khiêng bệnh, để người đầu trước người đầu gác lên hai vai, khách thì ngồi ở vạc tre khúc giữa thòng chân lủng lẳng để người "Cộ" đi.Hàng hoá thì lại để ở khoảng giữa, thay vì tấm vạc tre đương thì nó là một miếng ván dày để có thể chất nhiều đồ mà không bị oằn chính giữa.

Người sử dụng muốn mướn chỉ cần cho ông Ba Phú Hộ hay trước, cho biết nhà rồi thì sáng sớm, khi gà vừa gáy là có dân phu mang "Cộ" đến tận nhà mà rước người, hoặc "Cộ" hàng đi ra thành Gia Định.Từ đó, dân cư bắt đầu xê dịch dễ dàng, không nhọc mệt, bận tâm, hay tốn hao người mỗi khi tải hàng đi ra thành.

Rồi thì, thời gian trôi qua, địa danh xuất hiện theo miệng người cư ngụ trong vùng. Khi hỏi:

- Ở đâu ?

Bèn đáp:

- Ở trong đồng ông Ba "Cộ" !

Ông Ba "Cộ" đây có nghĩa là ông Ba Phú Hộ"Cộ" người và hàng hoá.

Dần dần, hàng trăm năm sau vùng này được mở mang, nhưng là một vùng rộng lớn, dân chúng quy tụ về càng ngày càng đông lại không có địa danh, nên người ta nhớ ơn ông Ba "Cộ" lập thành vùng này thành địa danh gọi là "Đồng ông Cộ" cho đến ngày nay.

___________________________________________________________________________________

Cộ

- danh từ: xe quệt. (td. trâu kéo cộ, một cộ lúa)

- động từ: kéo đi, mang chở, khuân lấy (td.

cộ lúa từ đồng về nhà)

ăn. (td. nồi cơm lớn quá mức tụi tôi đâu

có cộ nổi)

đảm đương (td. nhiều việc quá liệu

mình có cộ nổi khổng)

(Theo cuốn Tự Điển Phương Ngữ Nam Bộ.)

(Xe quệt, là loại xe dùng trâu hoặc bò để lết trên mặt đất. Khung xe bằng tre đặt trên 2 cây trượt. Đầu 2 cây trượt được gông vào càng xe. Người ta dùng dây chão buộc càng xe vào vai của trâu hoặc bò. Đây là phương tiện vận chuyển đường dài chủ yếu dùng trong mùa vụ nông nghiệp, thích ứng với địa hình phức tạp.)

Xe-cộ là danh từ kép, trong trường này, chữ cộ phải là danh từ để đứng chung với chữ xe. Cái xe và cái cộ cùng là danh từ chỉ một vật dùng để chuyển tải (người hoặc hàng hoá).

Giống như danh từ kép chợ-búa, chợ và búa là hai danh từ đồng nghĩa, nhưng chữ búa là từ cổ đã biến mất không ai dùng nữa, chỉ còn tồn tại trong từ kép chợ-búa.

(trích trong cuốn Gia Định Xưa của Huỳnh Minh)

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Re: Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Miền Nam.

by huynhminhthanh on 26/2/2010, 23:38

Đồng Tháp Mười

Chú thích năm 1970. Theo tôi, thuyết dưới đây của ông Lê Hương có phần đáng tin hơn cả. Trong bài Địa danh, di tích, thắng cảnh trong vùng người Việt gốc Miên, tập san Sử Địa số 14, 15 năm 1969, ông viết: "Tháp mười là một trong những ngôi tháp làm bằng đá do vua Jayavarman VII xây cất khắp lãnh thổ để thờ vị thần Bà La Môn Lockecvera là vị thần chuyên trị bệnh cho nhân loại. Bên cạnh tháp có những căn nhà sàn gỗ lợp bằng đá mỏng,bằng ngói hay bằng lá thốt nốt để người bịnh nằm dưỡng bệnh do nhân viên y tế hoàng triều coi sóc. Những ngôi tháp được xây dựng dọc theo các con đường lớn trong nước mà ngôi nằm trong đồng Tháp Mười, tính từ địa điểm xuất phát, đứng vào hàng thứ muời.

Thời gian trôi qua, tàn phá tất cả các công trình kiến trúc của cổ nhân, dãy nhà gỗ tiêu tan, chỉ còn một tượng sư tử đá và một linh phù (linga) cũng bằng đá, dưới bệ có khắc chữ Bắc Phạn (sanscrit) ghi tên Tháp thứ mười. Trong năm 1932, nhà khảo cổ Pháp Parmentier đã đi vào Đồng Tháp bằng ghe và xuồng để đọc những chữ khắc vào đó và phát giác ra ngôi tháp..."

(tríchtrong cuốn Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Muời của Nguyễn Hiến Lê)

Bến Tre

Trường hợp hình thành tên gọi Bến Tre thật đặc biệt, vì đó là sự gán ghép giữa tiếng Khmer và tiếng Việt.Xưa

kia người Khmer gọi nơi đó là Srok Treay - srok là xứ,treay là cá. Sau người Việt thay chỗ người Khmer đến sinh sống làm chủ chốn đó, biến chữ srok thành Bến nhưng chữ treay không dịch là cá mà phát âm theo tiếng Khmer thành Tre. Quả tình nơi đó không có tre mà thật nhiều tôm cá.

(theo ông Vương Hồng Sển)

Hồ Đình Vũ

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Địa danh Saigon - Chợlớn

by huynhminhthanh on 2/3/2010, 16:57

(trích Sông núi miền Nam)

Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ,người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16 , 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.

Người ta cũng gọi xứ này là Đồng Nai ( đồng có nhiều nai),Lộc Dã,Lộc Đồng (cùng một nghĩa) hoặc Nông Nại,là nơi mà người Việt mình đặt chân lần đầu tiên năm 1623.Sử chép rằng Chúa Sãi Vương Nguyễn phúc Nguyên (1613-1635),đã gả Công chúa Ngọc Vạn,lệnh ái thứ 2,cho vua Cao Miên Chei Chetta II (1618-1626) từ Xiêm trở về lên ngôi báu và đóng đô tại Oulong.Nhờ sự giao hiếu ấy vua Cao Miên mới cho phép người Việt di dân vào Nam Bộ.Chúng ta đã đặt đầu cầu tại Mô Xoài(gò trồng xoài),gần Bà Rịa đúng vào năm 1623( Theo Claude Madrolle -Indochine du Sud,Paris 1926).

Cũng trong năm này một phái đoàn ngoại giao đã được cử sang Oulong để thương thuyết sự nhượng lại Sở Thuế quan Saigon.Về sau đến đời vua Réam Thip Dei Chan(1642-1659),em vua trước,vị hoàng hậu Việt Nam nói trên đã xin vua Cao Miên cho phép người Việt được quyền khai thác xứ Biên Hòa năm 1638.

Sở dĩ vua Cao Miên đã giao hảo với nước ta và tự ý nhân nhượng một phần nào,là vì muốn cậy thế lực của triều đình Huế để chế ngự ảnh hưởng của người Xiêm.Như vậy chúng ta đã đến sinh cơ,lập nghiệp,khai khẩn đất đai Nam Bộ là do sự thỏa thuận hoàn toàn của đôi bên,chứ tuyệt nhiên không phải là một sự xâm nhập.Lại nữa nhờ uy thế của chúng ta mà Cao Miên đã đối phó hiệu quả với những tham vọng của nước Xiêm và bảo toàn được nền độc lập của mình.

Nói tóm lại sự hiện diện của chúng ta từ hơn 800 năm nay tại Nam bộ rất là hợp tình,hợp lý và hợp pháp.Nói một cách khác công cuộc Nam tiến của tổ tiên ta là một sự kiện lịch sử bất di bất dịch,nó hiển nhiên cũng như cuộc Tây tiến của người Âu Châu tại Mỹ Quốc và cuộc Đông tiến của người Anh tai Úc Châu.

Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên hòa ( hòa bình ở biên cương),một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653.Khoảng đất này xưa được gọi là Đông phố đúng ra là Giãn phố vì hai chữ Đông và Giãn viết theo chữ Hán hơi giống nhau.Về sau nơi này đã được triều đình Huế giao cho bọn người Trung Hoa gốc Quảng Tây di cư theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình đến khai khẩn và lập nghiệp năm 1679 tại Cù lao Phố,sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ.

Miền trên Biên hòa thì có Hố Nai (hố sập nai),Trảng Bom( trảng là một đồi bằng phẳng và rộng rải có trồng nhiều cây chum-bao hom đọc trạnh thành bom,sinh ra một thứ dầu gọi là chaulmougra,dùng để trị phong hủi.

Phía dưới là nhà thương điên Nguyễn Văn Hoài ,một nhà bác học đã quả quyết với chúng tôi rằng trong một đời người,số giờ mà chúng ta điên cuồng cộng lại ít nhất cũng được vài năm!

Biên Hòa là quê hương của Đỗ Thành Nhân ,một trong Gia định Tam hùng.Hai người kia là Võ Tánh quê ở Gò Công và Nguyễn Huỳnh Đức quê ở Tân An.

Biên hòa là xứ bưởi bòng ngon ngọt có tiếng nên mới có câu ca dao :

Thủy để ngư,thiên biên nhạn

Cao khả xạ hề,đê khả điếu,

Chỉ kích nhơn tâm bất khả phòng

E sau lòng lại đổi lòng,

Nhiều tay tham bưởi chê bòng lắm anh

Chúng ta đi ngang qua trước ngọn núi Châu Thới ,cao 65m trên có ngôi chùa Hội sơn,được trùng tu vào đầu thế kỷ thứ 19,nhờ công đức sư Khải Long:

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,

Nghiêng chùa Châu Thới mới sai lời nguyền !

Rồi đến Thủ Đức với những hồ bơi nước suối,và những gói nem ngon lành.Thủ nhắc lại ngày xưa có những chức quan văn như thủ bạ,thủ hô lo về việc thuế má và nhơn thế bộ.Do đó mà có những địa danh như Thủ Thiêm,Thủ Thừa,Thủ Ngữ v.v.. để nhắc lại tên mấy ông thủ bạ và thủ hộ ngày trước.Miền Thủ Đức lại nhắc cho ta hai câu đối " tréo dò" "

Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ

Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ

Có lẽ vì năm canh thức đủ mà có kẻ than thân trách phận tự mình sánh với cái nem Thủ Đức lột trần :

Người ta năm chị bảy em

Tôi đây như thể chiếc nem lột trần

Phía tay mặt là Gò Vấp,xưa kia là một ngọn đồi trồng cây vấp.Thứ cây này xưa kia được coi như thần mộc,yểm hộ cho dân tộc Chàm.Dã sử thuật lại rằng vào đời vua Chiêm cuối cùng là Pô Romé (1627-1651),vua này muốn vừa ý một ái phi người Việt đã ra lệnh đốn cây Kraik ( vấp) cổ thụ rợp bóng nơi vườn ngự uyển.Hơn

một trăm thị vệ lực lưỡng không sao hạ nổi vì vết rìu mỗi lần bổ xong thì khép lại ngay.Nhà vua tức giận cầm lấy rìu hạ xuống một nhát,tức thời một tiếng rên rỉ vang lên và cây gục xuống giữa một vũng máu.Và cũng từ đó vận khí nước Chiêm suy dần cho đến ngày tàn tạ.

Bây giờ ta vào thành phốSaigon,nơi mà 300 năm về trước(1674)tiền đạo quân ta lần đầu tiên đã đặt chân tới,mang theo khẩu hiệu :" Tĩnh vi nông,động vi binh".Quân ta không phải tư động mà đến,chính là do lời yêu cầu khẩn thiết của nhà đương cuộc hồi bấy giờ.

Họ khai khẩn đất đai với sức dẻo dai sẵn có,đào sông ngòi trong vùng đất thấp và đây đó khắp nơi,xây dựng thành trì kiên cố.

Một trong những công tác quân sự ấy do tướng Nguyễn Đức Đàm xây năm 1772,rồi đến thành trì Phan An xây năm 1790,kế đến là thành Gia Định xây năm 1836.Những thành ấy xây đắp với mấy vạn nhân công và bao nhiêu tài trí như đã ghi trong câu ngạn ngữ :

Dân đất Bắc

Đắp thành Nam:

Đông đã là đông!

Sầu Tây vòi vọi!

Chúng ta đang ở trung tâm thành phố Saigon ( Sài là củi,gòn là bông gòn)chuyển sang chữ nho thành Sài-côn là củi gòn,vì chữ nôm gòn viết là Côn,như Ông Trịnh Hoài Đức (1765-1825) đã ghi trong tác phẩn Gia Định Thống Chí mà hiện nay chúng còn một bản dịch ra pháp văn của ông Gabriel Aubaret.

Theo một số người khác thì Saigon có lẽ do chữ Đê Ngạn đọc thành Tai Ngon hay Thay gon theo giọng Quảng Đông hay Tingan theo giọng Triều Châu,dùng để chỉ thành phố do người Tàu lập nên năm 1778 sau khi họ phải rời bỏ Biên hòa vì chiến sự giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn,để nhờ sự bảo hộ của quân đội chúa Nguyễn đóng tại Bến Nghé.

Nguyên ủy xa hơn cả có lẽ là sự chuyển âm của một danh xưng tối cổ Preikor,có nghĩa là rừng gòn,một loại cây hiện nay còn trồng ở Thủ Đô.

Theo Ông Verdeille thì Saigon có thể là hai chữ nho :Tây Cống đọc chạnh ra,tên này ám chỉ rằng thành phố là phần đất xưa kia đã được các vị vua phía Tây cống hiến cho ta.Ta nên lưu ý rằng tên Siagon chỉ được dùng trong các văn kiện của Pháp kể từ 1784 trở đi mà thôi

Còn danh xưng của Chợ-lớn mà người Tây đọc liền lại là Cholon,nó chỉ ngôi chợ xưa kia nằm trên địa điểm hiện tại của Sở Bưu điện Chợ-lớn kéo dài tới tận Đại Thế Giới cũ.Chợ này lập song song với chợ nhỏ hiện nay còn tồn tại với tên chợ Thiếc ở phía trường đua Phú Thọ.Về sau Chợ-lớn được dời tới Chợ-lớn mới do nhà đại phú Quách Đàm xây tặng,tượng họ Quách vẫn còn ở giữa đỉnh chợ Bình Tây

Sự biến đổi địa âm dạng của địa danh Saigon đã tùy sự hiện diện liên tiếp của những người quốc tịch khác nhau như Preikor (rừng gòn),Tai- Ngon hay Thầy gòn của người Trung Hoa mà ta đọc là Đê-ngan,người phương tây dùng chữ la mã ghi là Saigon từ năm 1784.

Hồi xưa tên Saigon chỉ áp dụng cho khu vực Chợ -lớn hiện thời,còn chính Saigon bây giờ thì khi ấy là Bến Nghé (theo Trịnh Hoài Đức,theo các nhà hàng hải Âu Mỹ ,theo bản đồ do ông Trần Văn Học vẽ ngày mùng 4 tháng chạp năm Gia-long thứ 14( 1815) ghi trên vùng Chợ-lớn hiện tại chỗ nhà thương Chợ-Rẫy ba chữ Saigon xứ,khoảng gần Cây Mai và Phước Lâm )Khu Saigon cao ,nằm phía Đồn Đất tức là cái đồn thâu hẹp năm 1836 sau khi Lê Văn Khôi nổi loạn,chắc đã có người ở từ thời thượng cổ,chứng cớ là những khí giới và đồ dùng bằng đá mài tìm thấy khi đào móng nhà thờ Đức Bà.Khu thấp thường gọi là Bến Nghé hay bến Thành.

Bến Thành là cái tên ở gần hào thành Gia-Định,nguyên trước có cái rạch nối liền hào thành với sông Bến-Nghé và có cái chợ gọi là chợ Bền Thành.Cái rạch ấy về sau lấp đi thành Đại lộ Nguyễn Huệ và đến bây giờ có câu ca dao như sau :

Chợ Bền Thành đèn xanh đèn đỏ,

Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu;

Lấy em anh đâu kể sang giàu,

Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em!

Bến Nghé theo Trịnh Hoài Đức là cái bến uống nước của trâu con,do một tên rất cũ là Kompong Krabey ( bến trâu) đã được Việt hóa.Nhưng ông Đốc phủ Trần Quang Tuất (1765-1825) cho rằng nơi đây có lắm con cá sấu chúng thườn kêu nghé nên gọi là Bến Nghé-Trịnh hoài Đức dịch là" Ngưu-tân"Bến Nghé là cái bến sông Saigon có tên là sông Bến Nghé,cũng có tên là Tân Bình Giang hay là Đức Giang lấy nguồn ở Ban Bót(theo gia-định thống chí) .Còn cái rạch Bến nghé nối dài bởi kinh Tàu -hủ(Arroyo chinois) ngày xưa có tên là Bình Dương và chỗ nó chảy ra giáp sông Bến Nghé gọi là Vàm Bến Nghé.Bến Nghé tức là Saigon và khi ta nói Đồng Nai-Bến Nghé tức là nói đến Nam Bộ vậy.

Phía đông Saigon có một cái kênh gọi là rạch Thị Nghè hay là rạch Bà Nghè.Bà tên là Nguyễn Thị Canh,con gái thống suất Nguyễn Cửu Văn tức Văn Trường Hầu,đẹp duyên với một ông nghè.Để cho chồng bà tiện đường qua rạch hàng ngày vào làm trong thành,bà cho dựng một chiếc cầu mà dân sự có thể dùng được.Để tỏ lòng nhớ ơn một bậc nữ lưu,họ đã gọi cầu ấy là cầu Bà Nghè.Đến khi Tây đến đánh thành Saigon,pháo hạm Avalanche tiến vào rạch này đầu tiên nên họ mới gọi là Arroyo de l'Avalanche.

Trên rạch Bến Nghé hồi xưa có nhiều chiếc cầu ván dựng tạm cho người qua lại.Chiếc cầu nổi tiếng hơn cả là cầu Ông Lãnh,được xây nhờ công ông Lãnh binh,thời tả quân Lê Văn Duyệt.Còn những chiếc cầu khác là Cầu Muối,Cầu Khóm (thơm),Cầu Kho và Cầu học(giếng học).Về các công sự thì có :

Chợ Bến Thành (mới) xây năm 1914 trùng tu năm 1950

Nhà thờ Đức Bà khởi công năm 1877,hoàn thành năm 1883

Sở Bưu Điện và Tòa án cất năm 1883

Dinh Norodom khởi công ngày chủ nhật 23-2-1868 với sự tham dự dông đảo của dân chúng.Thủy sư Đô Đốc De La Grandìère với sự hiện diện của kiến trúc sư Hermitte từ HongKong tới,đã đặt viên đá đầu tiên vuông vức mỗi bề nửa mét,trong đó đựng một hộp chì chứa nhũng đồng tiền vàng và bạc dập hình vua Napoléon III.Đức Giám mục Miche,cai quản địa phận,với một số đông con chiên,đã ban phép lành và đọc một diễn văn lời lẽ cao quý đã làm cử tọa đặc biệt chú ý.Công cuộc xây cất trên một khoảng đất rộng 14 mẫu tây đã phải dùng tới hai triệu viên gạch,và cái móng dày tới 3,5m tốn mất 2.436 thước khối đá xanh Biên Hòa.Công tác đã hoàn thành năm 1875 và người đầu tiên đến ở trong dinh đó là Thủy sư Đô Đốc Roze.Sau 84 năm Pháp thuộc,ngày 7-9-1954 Đại tướng Ely,Cao ủy Pháp đã trả dinh thự này cho Chính phủ Việt Nam thời bấy giờ.

Tòa Đô Sảnh (1901-1908) trên có một gác chuông do họa sĩ Ruffier trang trí mặt tiền

Viện Bảo Tàng Quốc Gia xây năm 1927,khánh thành ngày 1-1-1929 ,bị vụ nổ nhà thuốc súng làm hư hại ngày 8-3-1946 và được hoàn lại chính phủ Việt Nam ngày 19-9-1951 thu thập tới 4.000 cổ vật đã kê thành mục lục và trình bày trong 14 gian phòng.

Vườn Cầm Thảo (Sở Thú)tương tự với rừng Vincennes ở Pháp,được lập năm 1864.Sau khi đã san bằng,việc đứa thú tới nhốt nơi đó hoàn tất năm 1865.Ngày 28-3-1865 nhà thực vật học Pierre đảm nhiệm việc điều khiển vườn Cầm Thảo Saigon và ngày nay nhiều giống cây ở xứ ta còn mang tên nhà bác học ấy.

Đây đó ta còn gặp một số địa danh nguồn gốc Tây Phương như : Ba-Son (Arsenal) trong có một bến sửa tàu(bassin de radoub) xây bằng ximăng cốt sắt từ năm 1858,và bến tàu nổi được hạ thủy tháng giêng năm 1866.Chữ Ba-Son do chữ Bassin mà ra.

Vườn Bờ Rô(do chữ Jardin des Beaux Jeux)hay là vườn Ông Thượng,xưa kia là hoa viên của Tổng Trấn Lê Văn Duyệt,nay là vườn Tao Đàn.

Dakao là biến danh của Đất Mộ(đất của lăng)

Lăng-tô là biến danh của Tân thuận,tên một làng mà dân Saigon thường đến hóng mát(pointe des flaneurs).

Bây giờ chúng ta rời Saigon xuống đò Thủ-Thiêm qua bên kia sông xem địa phận mà chính phủ đang trù định một chương trình kiến thiết rộng lớn,để biến nơi này thành một khu vực nguy nga tráng lệ.

Con đò Thủ-Thiêm ngày xưa đã hấp dẫn một số đông những chàng trai trẻ :

Bắp non mà nướng lửa lò,

Đố ai ve được con đò Thủ-Thiêm.

nhưng một ngày kia chàng trai phải ra đi trong khói lửa chiến tranh,đến khi trở về thì than ôi :

Ngày đi trăm hoa hẹn hò,

Ngày về vắng bóng con đò Thủ-Thiêm!

Từ Thủ-Thiêm chúng ta thẳng tiến đến một nơi gọi là Nhà Bè hay là Ngã Ba Sông Nhà Bè,nơi mà con sông Đồng Nai gặp con sông Saigon cũng gọi là sông Bến Nghé.Ngày xưa ở chỗ ấy ông Thủ khoa Hườn có lập nhà bè để bố thí lúa gạo cho những kẻ lỡ đường và ngày nay còn vọng lại mấy câu hò tình tứ của cô lái miền quê:

Nhà Bè nước chảy chia hai:

Ai về Gia định Đồng Nai thì về!

Rời Nhà Bè ,chúng ta trở lại Saigon để đi về miền Bà Chiểu,một vùng ngoại ô trù mật ở phía đông ,chúng ta phải đi qua một cái cầu gọi là Cầu Bông,vì xưa kia ở gần đó Tả Quân Lê Văn Duyệt có lập vườn hoa rất ngoạn mục.Bà Chiểu tỉnh lỵ Gia định,nổi tiếng về lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832),một vĩ nhân được người Việt và người Tàu tôn thờ như một vị thần thánh.

Theo Trương Vĩnh Ký thì Bà Chiểu là một trong 5 bà vợ của ông Lãnh Binh đã xây cái cầu ông Lãnh.Theo phương pháp kinh tế tự túc mà các cụ ngày xưa thường áp dụng,ông đã lập ra 5 cái chợ,giao cho mỗi bà cai quản một cái : Bà Rịa (Phước Lễ),Bà Chỉểu (Gia-Định),Bà Hom (Phước Lâm),Bà Quẹo (phía Quán Tre) và Bà Điểm (phía Thụân Kiều).Riêng chợ Bà Điểm gần làng Tân thới quê hương của Cụ Đồ Chiểu,tác giả Lục Vân Tiên,thi phẩm đầu giường của đồng bào Nam bộ là nơi bán trầu ngon có tiếng ở Miền Nam.Món trầu là đầu câu chuyện,cho nên bao nhiêu chuyện,hay dở gì cũng do miếng trầu trao cho nhau mà sinh ra cả :

Trồng trầu trồng lộn dây tiêu

Con theo hát bội mẹ liều con hư!

Từ Bà Chiểu chúng ta trở lại Saigon để rẽ về Phú Nhuận ,qua Cầu Kiệu hay là Cầu Xóm Kiệu là nơi xưa kia trồng rất nhiều hành kiệu.Phú-Nhuận(giàu sang và thuần nhã) là nơi còn nhiều cổ tích như: Lăng Đô-đốc Võ Di Nguy,mất tại cửa bể Thị Nại năm 1801.Lăng Trương Tấn Bửu và lăng Võ quốc Công tức là hậu quân Vũ Tính,nơi đây vua Gia-Long có cho trồng 4 cây thông đưa từ Huế vào để tỏ lòng mến tiếc.Võ Tánh là một trong Gia-Định tam hùng mà dân chúng nhắc tới trong những điệu hò giao duyên.Theo thường lệ :

Người con gái lên tiếng trước :

Nghe anh làu thông lịch sử,

Em xin hỏi thử đất Nam-Trung :

Hỏi ai Gia-Định tam hùng,

Mà ai trọn nghĩa thủy chung một lòng ?

Người con trai liền đáp lại :

Ông Tánh,Ông Nhân cùng Ông Huỳnh Đức,

Ba Ông hết sức phò nước một lòng

Nổi danh Gia-Định tam hùng:

Trọn nghĩa thủy chung có Ông Võ Tánh,

Tài cao sức mạnh,trọn nghĩa quyên sinh,

Bước lên lầu bát giác thiêu mình như không!

Vìa phía Tân Sơn hòa có Lăng Cha Cả là một cổ tích kiến trúc Việt Nam xưa nhất ở vùng Saigon.Nơi đây mai táng Đức Giám Mục Bá-Đa-Lộc,mất tại cửa Thị Nại năm 1799.

Rời khỏi ngoại ô Saigon chúng ta thuê một chiếc thuyền con về vùng Lái-Thiêu (tức là ông Lái gốm họ Huỳnh đã thiêu nhà vì say rượu) để thăm vườn trái :

Ghe anh Nhỏ mũi tráng lường

Ở trên Gia-Định xuống vườn thăm em.

Nơi đây quy tụ rất nhiều trái ngon đặc biệt như : dâu da,thơm,bòn bon,mít tố nữ,măng cụt và nhất là sầu

riêng (Durion) là giống cây từ Mã-Lai đưa vào Cây Sầu riêng thân cao lá ít,trái có gai bén nhọn kinh khủng,cho nên trời chỉ cho phép nó rụng khi đêm khuya thanh vắng mà thôi!Đồng bào Nam-bộ liệt nó vào hàng đầu trong các loài trái,vì nó có đủ năm mùi hương vị đặc biệt như quả lê Trung hoa.Những người xa lạ phải chịu nhẫn nại một thời gian mới thông cảm và khi đã thông cảm rồi thì thèm muốn như mê say,chỉ trừ anh học trò thi rớt:

Có anh thi rớt trở về

Bà con đón hỏi nhiều bề khó khăn

Sầu riêng anh chẳng buồn ăn,

Bòn bon,tố nữ anh quăng cùng đường!

Tại vùng Lái Thiêu,có một ngôi nhà thờ cổ kính xây từ thế kỷ XVIII trên ngọn đồi xinh tươi,chung quanh có nhiều lò gốm,lò sành và một trường dạy học cho trẻ em câm điếc với một phương pháp riêng biệt.

Đến Búng chúng ta không quên đi thăm chùa Phước Long ở vùng An-Sơn,có ông huề thượng thâm nho,thường ra nhiều câu đối bí hiểm cho những khách nhàn du :

Rượu áp sanh(absinthe) say chí tử

Có người đã đối lại như sau :

Bóng măng cụt mát nằm dài

Trong chùa ông huề thượng có ghi hai câu :

Cúng bình hoa,tụng pháp hoa,hoa khai kiến Phật.

Dâng nải quả,tu chánh quả,quả mãn thông Thần

(sưu tầm bài viết của ông Tân Việt Điêu trong Văn hóa nguyệt san số 33 năm 1958)

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Tên gọi Saigon từ đâu?

by huynhminhthanh on 7/3/2010, 22:03

Đây là một đề tài được các nhà nghiên cứu, học giả, Tây lẫn Ta, tốn rất nhiều thì giờ và công sức.

Cho đến nay thì có khoảng 5 giả thuyết về xuất xứ của chữ Sài Gòn, trong đó có 3 thuộc loại quan trọng hơn. Xin ghi lại 3 thuyết quan trọng hơn dưới đây:

Sài Gòn từ Thầy Ngòn (Đề Ngạn), Xi- Coón (Tây Cống):

Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 tay thực dân Pháp là Aubaret và Francis Garnier ( người bị giặc Cờ Đen phục kích chết ).Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine và Garnier,Cholen, thì người Tàu ở miền Nam, sau khi bị Tây Sơn tàn sát, đã lập nên thành phố Chợ Lớn vào năm 1778 và đặt tên cho thành phố đó là Tai-ngon hay Ti-ngan.Sau dó, người Việt bắt chước gọi theo và phát âm thành Sài Gòn.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì Thầy Ngòn, Xi Coón, rất giống Sài Gòn! Tuy nhiên, theo lịch sử thì không phải.

Tại sao? Vì lịch sử chứng minh rằng Saigon có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc trại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coọn.

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống Suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vở "Luỹ Sài Gòn"(theo Hán-Việt viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn xuất hiện trong tài liệu sử sách Việt Nam . Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".

Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh Saigon! Thì làm gì phải đợi đến 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cổng.

Sài Gòn từ Củi Gòn, Cây Gòn, Prey Kor.

Thuyết này được Petrus Trương Vĩnh Ký đưa ra dựa theo sự "nghe nói" như sau:

"Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ; Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn .Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận".

Pétrus-Trương Vĩnh Ký- Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon , Imprimerie Coloniale 1885.

Không biết tại sao mà sau này Louis Malleret và Vương Hồng Sển lại quả quyết thuyết này là "của" Trương Vĩnh Ký , mặc dù ngay sau đoạn này, TVK lại viết tiếp "Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó".

Tương tự, có nhiều thuyết phụ theo nói rằng Sàigòn từ "Cây Gòn" (Kai Gon) hay "Rừng Gòn" (Prey Kor) mà ra.

Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn.

Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng Sàigòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả nhà bác học Trương Vĩnh Ký . Ngay vào thời của Trương Vĩnh Ký (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó Sàigòn không có phát triển hay thay đổi gì cho lắm. Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở Sàigòn.

Sài Gòn từ Prei Nokor

Đây là thuyết mà thoạt đầu khó có thể chấp nhận nhứt (về ngữ âm), nhưng hiện nay được coi như là "most likely".

Chính Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này Trong Tiểu Giáo Trình Địa Lý Nam Kỳ, ông đã công bố 1 danh sách đôi chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokọr

Trước nhất, theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623,một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (Saigon) và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế.

Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi Rai Gon Thong (Sài Gòn Thượng) và Rai Gon Hạ (Sài Gòn Hạ).

Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng",Prei hay Brai là rừng, Nokor hay Nagara là thị trấn. Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế như đã nói ở trên.

Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành RAI, thành"Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "Gòn".

Từ Prei Nokor ...mà thành SàiGòn thì thật là ...dễ sợ !

Còn sở dĩ có Saigon viết dính nhau là do các giáo sĩ Tây phương đã bỏ mất dấu và gắn liền nhau khi in. Sau khi chiếm nước ta, để khỏi đọc "sai" ra "sê" theo giọng Pháp nên Saigon được viết với hai dấu chấm trên chữ i.

Saigon ...muôn thuở là Sàigòn !

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Ca dao - Tục ngữ Sài Gòn

by huynhminhthanh on 10/3/2010, 07:15

Saigon là Hòn ngọc Viễn Đông, là một thành phố lớn nhất Việt Nam. Những nơi như Saigon được mệnh danh là Kẻ Chợ, đã là Kẻ Chợ ắt có chợ, mà phải là ngôi chợ lớn, khách Lục tỉnh lên thăm Saigon, ra vào chợ Saigon hẳn không quên. Chợ Saigon được đồng bào Hậu Giang so sánh với ngôi chợ tỉnh nhà:

Chợ Saigon cẩn đá,

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng.

Giã em xứ sở vuông tròn,

Anh về xứ sở không còn ra vô.

Người con gái ở đô thành tiêm nhiễm nếp sống Tây phương, chàng trai xa nàng khỏi sao thắc mắc, lo nàng ở lại chẳng vuông tròn nên phải ra vô, nàng vuông tròn chàng yên tâm về xứ sở.

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Saigon xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

Saigon và Mỹ Tho, hai nơi cách nhau trên sáu chục cây số, nay tuy thật gần những xưa thật xa,vì phương tiện di chuyển đâu có dồi dào như nay, chàng và nàng dù đã yêu nhau, nhưng mỗi lúc tới thăm đâu có dễ dàng, đôi bên cùng bận làm ăn buôn bán, nàng ở chợ Saigon, chàng ở chợ Mỹ Tho. Nhớ nhung nhau, chỉ biết tin thư thăm hỏi, lấy giấy thay lời. Chàng yêu nàng vì duyên, vì tình, tình yêu chân thật, đâu thấy nàng giàu mà ham hoặc thấy nàng nghèo mà chê.

Chợ Saigon đèn xanh, đèn đỏ,

Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu.

Lấy anh em đâu kể sang giàu,

Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em.

Chợ Saigon với những hàng quảng cáo đèn màu xanh đỏ, chàng trai quê lên nhầm lẫn đó là đèn tàu. Sự lầm lẫn thị giác này có thể có được, nhưng lầm về yêu đương, chàng đâu có lầm. Chàng lấy nàng đâu có kể sang giàu, vì tiền tài bao nhiêu cũng có thể hết, duy tình nghĩa mới bền lâu, như người xưa đã nói:

Theo vàng bỏ ngãi ai hơi,

Vàng thời đã hết, ngãi tôi vẫn còn.

Chính vì nghĩa mới bền lâu, nên khi xa người nghĩa, người con trai đứng ngồi không yên:

Chim quyên xuống đất tha mồi,

Tôi xa người nghĩa đứng ngồi không yên!

Giấy tây bán mấy,

Mua lấy tờ nguyên,

Làm thơ hỏi bạn tình duyên chuyện gì?

Mến thương nàng, đem nàng so sánh với các nàng Lục tỉnh, cô gái Saigon thật hơn:

Nội trong lục tỉnh Nam kỳ,

Mấy ai được nết nhu mì như em.

Hai hàng lụy ngọc ướt nhèm,

Làm sao cho đặng anh với em giao hòa.

Sự ước vọng, lòng mong mỏi của chàng là được cùng nàng giao hòa!

Chợ Saigon ngày nay ta vẫn gọi là chợ Bến Thành, nhưng Bến Thành trước đây là bến tàu và hàng ngày thường 10 giờ thì tàu đến bến này:

Mười giờ tàu lại Bến Thành,

Súp lê còi thổi bộ hành lao xao.

Sao lại mệnh danh Bến Thành? Phải chăng đây là bến của đô thành Saigon hay của Gia Định thành? Còn khách bộ hành lao xao vì muốn ngắm tàu Tây.

Anh ngồi quạt quán Bến Thành,

Nghe em có chốn anh đành quăng om!

Anh ngồi quạt quán Bà Hom,

Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.

Chàng trai ngồi quạt quán ở Bến Thành với bình trà Huế, được tin người mình thương đã có nơi chốn, chàng tỏ buồn rầu quẳng cả bình trà đi! Kể cũng đáng buồn, tưởng được cùng người thương thưởng thức bình trà (om) ngon, ngờ đâu nàng là hoa có chủ, chàng đành ôm hận, trút mối giận vào om, cái bình trà vô tội.

Nhắc đến Bến Thành, quên sao được thành Tây:

Dân đất Bắc,

Đắp thành Tây.

Đông thật là đông,

Sầu Nam vời vợi.

Câu này gồm đủ đông, tây, nam, bắc! Dân đất Bắc phải chăng những người dân miền Bắc bị đưa vào Nam làm dân phu,đắp thành cho người Tây? Số dân phu ắt nhiều lắm, Đông thật là đông. Sự đông đúc này quả là một mối sầu vời vợi cho nước Nam, cho dân Nam! Nước mất nhà tan, thân làm nô lệ, phải đi đắp thành cực khổ cho Tây để chúng dựa vào thành trì đô hộ đồng bào mình. Người miền Bắc bị đi dân phu hằng than thở:

Nhà tan nước mất ai ơi,

Cái thân nô lệ sống đời cu ly!

Người dân than thân như vậy, nhưng vẫn có bọn mũ cao áo dài hà hiếp dân để nịnh bợ quân thù! Thật đau đớn nhưng những kẻ mãi quốc cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà, có bao giờ chúng nghĩ đến Sầu Nam vời vợi. Và

trong khi sống đời cu ly đi đắp thành Tây, đã biết bao nhiêu người bỏ thây cùng công việc, ngày xưa đâu đã có máy móc, kỹ thuật xây dựng đắp hoàn toàn công ở sức người.

Đắp thành Tây rồi xây soái phủ cho Tây, người dân Nam trong cảnh căm hờn muốn nói không ra, đành gởi tâm tình vào ca dao tục ngữ:

Trên thượng thơ bán giấy

Dưới Thủ Ngữ treo cờ.

Kìa Ba còn đứng trơ vơ!

Nào khi núp bụi, núp bờ,

Mũi Di đánh dạo bây giờ bỏ em.

Thượng thơ, xưa chính là soái phủ miền Nam ở góc đường Tự Do và Gia Long ngày nay. Nơi ấy có bán ấn chỉ cho dân, trong Nam quen gọi là bán giấy. Thủ Ngữ là nơi thủy quân Pháp đóng,cọ dựng cột cờ. Con người ái quốc trông hai nơi này căm gan sôi ruột! Ai đã khéo đạt ra cau ca dao trên để kích thích lòng căm hờn của người dan Việt, đã nhắc đến tượng Gambotta ở vườn Tao Đàn, gọi một cách nhục nhã là Ba Tượng một người Pháp gọi là Ba,ai là dân Việt ắt thấy nhục vong quốc này. Nếu câu ca dao chỉ có ba dòng đầu có thể gợi sự

nghi ngờ của người Pháp, bởi vậy phải thêm hai hàng sau gắn vào, mượn lời tình nhân oán trách tình nhân che dấu ý kín của câu hát. Tuy đây là lời tình nhân oán trách tình nhân, nhưng cũng là lời đồng chí oán trách đồng chí, đã cùng nhau núp bụi ngồi bờ, đã cùng nhau đánh dạo ở mũi Di, vậy mà quên nhau, về đầu thú người Pháp để cầu công danh phú quý.

Pháp chiếm Việt Nam, một mặt dân Việt Nam căm hờn, một mặt một số cô gái Việt Nam kém ý thức, vì hoàn cảnh đã sánh duyên với Pháp trở thành me Tây. Lính Pháp lấy me trong thời gian ở đất Việt, rồi anh lính trở về Pháp, cô me Tây ở lại nước Việt lại lấy chồng, đậng một anh lính khác, chẳng khác chi các nàng Giao chỉ sau này trong thập niên 60 cho đến năm 1975 sánh duyên cùng các chú lính Mẽo:

Saigon mũi đõ,

Gia Đinh súp lê.

Giã hiền thê ở lại lấy chồng,

Thuyền anh ra cửa bể như rồng lên mây.

Thuyền,tàu Saigon hồi đó sơn mũi đỏ để phân biệt với thuyền tàu lục tỉnh, như vậy thực dân tiện bề kiểm soát.

Thuyền anh ra cửa bể như rồng lên mây, câu này muốn nói khi anh lính Tây đã ra cửa bể rồi, anh tha hồ được tự do, đến bến mới anh tha hồ kết duyên cùng người mới.

Về các cuộc hôn nhân Việt Pháp, lúc tiễn đưa, chúng tôi đã từng nhắc tới một câu trong ca dao hôn nhân dị chủng, xin phép được nhắc lại như sau:

Còi súp lê một anh còn than thở,

Còi súp lê hai anh nức nở vắn dài.

Còi súp lê ba, tàu ra biển Bắc,

Nước mắt anh nhỏ ra, anh rút mù xoa anh chậm,

Tình nghĩa vợ chồng ngàn dặm không quên.

Cuộc tiễn đưa ắt phải xảy ra tại bến tàu Saigon, và có anh chàng Tây đã thút thít vì phải xa vợ, anh bảo rằng ngàn dặm không quên, có thật hay chăng anh ra cửa bể như rồng lên mây? Sao có sự mâu thuẫn giữa hai câu thơ trên, hay ý tại ngôn ngoại, chỉ có sự mâu thuẫn trên hình thức, còn thực ra thì ngàn dặm có đời nào mà không quên đối với những lứa đôi dị chủng, nhất là trong cuộc chắp nối giang hồ.

Saigon nơi có đô hội lớn, phố xá rộng rãi, cây cao và rậm mát:

Đường Saigon cây to bóng mát,

Đường Chợ Lớn hạt cát nhỏ dễ đi.

Đường Saigon có đúng cây to bóng mát, còn đường Chợ Lớn có lẽ trước đây với đất phù sa của đồng bằng Cửu Long, cát nhỏ dễ đi chăng!Dưới thời Pháp thuộc, đường Saigon cũng như đường Chợ Lớn đều đã rải đá và sau này tráng nhựa... Ngày nay, với thời gian đường đã hư hỏng dù rải đá hay tráng nhựa, mà chính quyền có ít chú ý tới sửa chữa, nên có thể có người than:

Đường Saigon ổ gà đi xóc,

Đường Chợ Lớn đi xóc ổ gà.

Ca dao Saigon có những câu rất ngộ nghĩnh, nhắc tới địa danh một cách khéo léo:

Chị Hươu đi chợ Đồng Nai,

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

Trong bài này chúng ta bắt gặp bốn con vật ăn cỏ là Hươu, Nai, Nghé, Bò với hai địa danh là Đồng Nai, Bến Nghé.

Dưới đây là câu ca dao nhắc tới các chợ khác ngoài chợ Bến Thành:

Mẹ đi chợ Quán, chợ Cầu,

Mua cau chợ Vải, mua trầu chợ Dinh.

Sáng mai đi chợ Gò Vấp,

Anh mua một xấp vải đem về.

Cho con hai nó cắt, con ba nó may,

Con tư nó đột, con năm nó viền.

Con sáu đơm nút, con bảy vắt khuy;

Anh bước ra đi,

Con tám núi, con chín trì,

Ớ em mười ơi!

Sao em để vậy còn gì áo anh?

Ca dao Saigon hẳn phải còn nhiều, biết tới đâu xin tỏ tường tới đó, những điều chưa biết xin nhờ sự chỉ giáo của người biết.

(Trích tác phẩm "Hương Nước Hồn Quê" - Toan Ánh )

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Tứ Đại Hào Phú đất SaiGon xưa.

by huynhminhthanh on 11/3/2010, 22:06

Đất Sài Gòn - Gia Định ngày xưa xuất hiện những tay giàu có nổi tiếng cho đến ngày nay vẫn được truyền tụng về những huyền thoại " giàu nức đố đổ vách " của thời đầu thế kỷ 20 . Đứng đầu trong số đó có lẽ phải nhắc tới Tứ Đại Hào Phú, giàu nhất Sài Gòn (gần như giàu nhất cả Nam Kỳ). Bốn người này được dân gian nhắc tới trong câu:

Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa.

1. Nhất Sỹ ( hay Huyện Sỹ )

Tên thật là Lê Phát Đạt, sinh quán tại Cầu Kho, Sài Gòn, là ông ngoại của bà Nguyễn Hữu Thị Lan chính là Nam Phương Hoàng Hâu. Thuở nhỏ ông tên là Sĩ, sau theo học trường dòng nên đổi tên thành Đạt. Trở về sau khi đi du học, ông lại lấy tên cũ của mình, từ đó người ta quen gọi là ông Sĩ.

Khi ra trường, ông làm thông ngôn (interpreter) rồi lên làm tham biện, sau đó là chức Huyện hàm. Vốn là công chức mẫn cán, có tài, ông được ưu tiên mua đất đai giá rẻ và muốn mua bao nhiêu cũng có. Huyện Sĩ đã đầu tư lớn đất đai ở Sài Gòn, Tân An... Một thời gian sau mật độ dân cư đông lên, đất đai trổ nên quý giá, mua một bán trăm. Với đầu óc thông minh, Huyện Sỹ đã khiến tài sản của mình tăng lên thật nahnh chóng và trở thành đại phú hào ở Sài Gòn.

Ngôi Thánh đường còn lưu dất tích đến ngày nay: nhà thờ Huyện Sĩ ( hay còn gọi là Nhà Thờ Chợ Đũi ) góc Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng ngày nay chính do ông xây dựng vào năm 1902 do cha Bouttier thiết kế . (phần sau nhà thờ là mộ phần ông bà Huyện Sỹ )

2. Nhì Phương ( hay Tổng Đốc Phương )

Tên đầy đủ là Đỗ Hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, là tổng đốc Sài Gòn. Thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon. Tên ông được đặt cho một con đường ở Sài Gòn, nay là đường Châu Văn Liêm. Đây là một tay Việt gian, song xét về tài sản thì xứng đáng trong nhóm cự phú đứng đầu Sài Gòn.

Tài sản của Tổng đốc Phương tương truyền do bà vợ giỏi kinh doanh cộng với thế lực của chồng đã làm đủ việc để làm giàu,từ phân phối hàng hóa dịch vụ cho đến bất động sản. Người Pháp cũng muốn trả ơn sự "tận tuỵ" của Phương Tổng đốc mà giành cho gia đình này nhiều đặc quyền đặc lợi.

3. Tam Xường ( hay Bá Hộ Xường )

Tên thật là Lý Tường Quan, người Minh Hương. Giỏi tiếng Pháp, thông thuộc ngôn ngữ Hoa Việt, Lý Tường Quan làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, được yêu mến và trọng dụng bởi sự thông minh, đắc dụng.

Đến năm 30 tuổi ông từ bỏ địa vị mà nhiều người mơ cũng không có được để bước vào lĩnh vực kinh doanh. Ông tập trung vào lĩnh vực kinh doanh lương thực dịch vụ, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Không lâu, bá hộ Xường đã trở thành "trùm" về lương thực thực phẩm và công nghệ thời ấy. Dinh thự riêng của ông tọa lạc tại đường Gaudot (Hải Thương lãn Ông ngày nay) nguy nga bề thế, nhiều người nể vì. (Đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay cũng là đường tập trung nhiều đại gia sản xuất lớn).

4. Tứ Hỏa ( hay Chú Hỏa )

Tên đầy đủ là Hui Bon Hoa, hay người ta thường gọi thân mật là chú Hỏa. Ông là người có nhiều huyền thoại nhất trong tứ đại hào phú Sài Gòn xưa. Đi lên bằng hai bàn tay trắng (làm nghề bán ve chai, đồ phế liệu), nhiều người đã thêu dệt những câu chuyện như nhặt được vàng trong đống đồng nát, an táng mộ cha đúng long mạch hay bí mật mang vàng bạc từ Trung Quốc sang...

Song cuộc đời chú Hỏa là chuỗi ngày cần cù làm việc để làm giàu. Sau mấy chục năm đi thu mua ve chai (Thầu ve chai không phải là công việc thấp kém mang ít tiền như nhiều người nghĩ. Hiện Sài Gòn có những công ty thu mua giấy, sắt, dầu nhớt vụn và hàng tỷ thứ lung tung khác thải ra từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn, kiếm bộn tiền), kiếm được số vốn kha khá, chú Hỏa nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Sài Gòn bây giờ bước từ thưở sơ khai sang thời buôn bán thịnh vượng, tụ hội dân tứ xứ nên đất đai luôn là điểm nóng. Trong vòng mười năm, tài sản chú Hỏa trở nên khổng lồ. Trước thế chiến thứ nhất, gia sản của chú Hỏa đã ngót nghét 20,000 căn nhà phố ở khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, thành lập công ty "Hui Bon Hoa và các con".

Ngày nay, hầu hết con cháu chú Hỏa đều đã sống ở nước ngoài. Dấu tích xưa chỉ còn tòa dinh thự đồ sộ nằm ở khu tứ giác Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm -Calmette - Nguyễn Thái Bình (Quận Nhất ngày nay). Ít người biết Trung tâm cấp cứu Sài Gòn trên đường Lê Lợi cũng là một công trình chú Hỏa dựng nên để tặng

cho thành phố.

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài Gòn

by huynhminhthanh on 16/3/2010, 11:01

Đầu tiên được nói đến Bà Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận 1 sát bên Sở thú Sài Gòn. Trong Gia Định phú do Phan Văn Thị sáng tác có câu ví ngộ nghĩnh.

Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải,

Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt, lá chàm rai.

Tôi chịu thua, tìm cả trong tự điển cây "chàm rai" là cây gì, mà lá nó xanh dữ vậy.

Nội ô Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh còn có một bà cũng nổi tiếng đó là Bà Chiểu, nằm trên địa bàn phường 1, 2 và 14 thuộc quận Bình Thạnh. Khu vực này có cái chợ cùng tên Bà Chiểu tấp nập ngày đêm, chủ yếu là bán lẻ. Có câu ca dao, nghe cũng vui tai:

Xe mui chiều thả chung quanh

Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi.

Có lẽ nổi tiếng nhất trong các bà là Bà Điểm. Tương truyền bà Điểm là một chủ quán nước chè vùng Tân Thới Nhứt, Hóc Môn, có 18 thôn vườn trầu, nơi đây Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định từng hoạt động (khoảng năm 1861).

Nói cho ngay, người Sài Gòn xưa hay đặt cho con rạch, chiếc cầu, một địa danh,một con đường, con hẻm một cái tên (hoặc bà hoặc ông) trước là dễ nhớ, sau là ghi lại công tích của người đó góp cho dân trong vùng; thứ nữa nhìn hình vóc của khu vực đó mà đặt.

Thí dụ: Bà Quẹo, là khu vực gồm các phường 13, 14 quận Tân Bình. Ai đi trên đường Cách mạng Tháng Tám nối liền đường Trường-Chinh lên Tây Ninh, vọt thẳng biên giới với Cam-pu-chia, có một ngã ba, nếu nhà ở hướng lộ 14 thì quẹo trái (rẽ) vào.

Hay Bà Đô, là con rạch ở phường 1, quận 5, thông từ các ao, đầm ra rạch Bến Nghé, nay bị lấp rồi. Bà Đô còn là tên chiếc cầu ở đầu đường Hàm Tử bắc qua rạch Bà Đô (còn gọi là Thị Đô). Dân chèo ghe ở Sài Gòn hồi trước, qua đây hay hát:

Kể từ chợ Sỏi trở vô

Xóm Lá là chợ, Thị Đô là cầu.

Hay như Bà Thuông, tên chiếc cầu trên kênh Tàu Hũ, từ đầu đường Tản Đà đến đầu đường Phú Định. Trong Gia Định phú có câu ví rất hay:

Giếng Bà Nhuận rạch cam tuyền, trai gái nhảy thỏa tình khát vọng Cầu Bà Thuông đường quan lộ gần xa đều phỉ chí quy lai.

Tên cầu, tên rạch, tên khu vực nào đó có từ Bà rất nhiều. Như: rạch Bà Bướm có tên từ 1902 ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 chảy vào sông Sài Gòn, nay nằm trong khu chế xuất Tân Thuận. Sông Bà Cả Bảy chảy qua hai xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi dài 15 km từ ranh giới với Tây Ninh đến

sông Láng Thé. Bà Hom vừa là khu vực phường 13, 14, quận 6 giáp ranh với Tân Bình và Bình Chánh, vừa là chiếc kênh ở xã Tân Tạo. Bà Tàng, vừa là các rạch ở phường 7, quận 8, cũng là tên chiếc cầu bắc qua rạch Lào trên đường Phạm Thế Hiển. Rồi Bà Tà, Bà Lài, Bà Hồng, Bà Lát, Bà Nghiêm, Bà Chủ, Bà Tàng, Bà

Thiên, Bà Tiếng, Bà Xếp... cũng là cầu, là rạch, là tên riêng vùng đất. Như tên Bà Khắc là chiếc cầu xưa ở vùng Cầu Kho quận 1. Khắc trong tiếng Nam Bộ còn gọi là Khấc, để cầu khỏi trơn trợt.

Trong bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh có câu:

Trên cây Da Còm, nỡ để ông già gùi đội

Dưới đường Cầu Khắc, chi cho con trẻ lạc loài.

Chiếc cầu Bà Khắc (hay Khấc) này thời nay không còn nữa.

Nhiều tên đường cũng tên bà, như đường Bà Huyện Thanh Quan trên địa bàn phường 6, 7, 9 quận 3, hồi Pháp có tên là Rue Nouvelle, đến năm 1920 đổi thành Pierre Fladin. Năm 1955 mới có tên Bà Huyện Thanh Quan đến ngày nay.

Bà Ký là đường trên địa bàn phường 9, quận 6. Bà Lài là đường nối từ đường Phạm Văn Chí với Lò Gốm, nay tên đường mới là Đặng Thái Thân. Bà Lê Chân ở Tân Định. Năm 1906 có tên là Frostin. Đến 19-10-1955 đổi lại thành đường Bà Lê Chân. Bà Triệu nằm sau Bệnh viện Chợ Rẫy, thời Pháp có tên là Merlande. Năm 1955 mới đổi thành Bà Triệu... Chắc là còn nhiều "bà" nữa mà người viết chưa có vinh hạnh làm quen xin mọi người tìm thêm nữa.

Cũng lạ, khi đặt tên cho cái rạch, con sông, chiếc cầu, hay địa danh một vùng đất gắn với một bà nào đó, thì có cả ca dao, câu hát, câu ví dí dỏm. Nhưng, với cánh đàn ông thì thiệt là khô khan, chả thơ phú, câu vè, câu đố nào. Dù sao, có bà thì phải có ông, bởi thiếu ông nghe như trống trải trong lòng vậy.

Ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, địa danh mang tên năm ông sau đây, cứ nhắc tới thì cả nam, phụ, lão, ấu ai cũng rành.

Đầu sổ là Ông Lãnh. Gắn liền với Ông Lãnh là chiếc cầu. Dạ, Cầu Ông Lãnh, rồi chợ Cầu Ông Lãnh, và phường Cầu Ông Lãnh (Nói nhỏ: chỗ này hồi trước bụi đời dữ lắm nghen, nay thì đỡ nhiều rồi). Đúng là có cầu, có chợ, có phường 100%, nhưng thử hỏi cắc cớ: vậy Ông Lãnh là ai vậy, thưa bà con, thì nghe chừng ngắc ngứ lắm!Có giả thuyết cầu này do ông Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798 - 1866) đóng quân ở đồn Cây Mai, Thủ Thiêm và tại đình Nhơn Hòa, quận 1 gần chiếc cầu. Vả lại,năm 1885, Trương Vĩnh Ký có viết rằng chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh binh Thăng này, chớ không phải ai khác. Cũng có người bảo, cầu này ở cạnh một ông lãnh sự, nên đặt chết tên luôn. Nghe chừng chuyện này không thuyết phục mấy.

Hai là Ông Thượng. Người Sài Gòn trọng tuổi một chút nghe đến vườn Ông Thượng thì biết ngay là Công viên văn hóa Tao Đàn thuộc quận 1 bây giờ. Chớ hỏi bọn trẻ,chưa chắc hiểu vườn Ông Thượng ở đâu. Vả lại, Ông Thượng là tên dân gian gọi tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 19. Nghe nói, vườn Ông Thượng hồi đó hay có gánh hát đến biểu diễn, cả cải lương lẫn hát bội, và Nguyễn Đình Chiểu hồi nhỏ cũng hay đến đây coi tuồng hát bội.

Ba là Ông Tố. Giồng Ông Tố là vùng đất thuộc quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, hồi năm nẳm, ở vùng này còn nhiều cọp beo và nhiều ve lắm, nên có câu:

Coi cọp, xuống Thị Nghè

Ăn ve, lên Ông Tố.

Ve mà nướng lên ăn cũng thơm như cào cào, châu chấu vậy. Không rõ ông Trương Vĩnh Tố có làm quan chức gì, chỉ biết ông ở gần đấy và khu đất cao (gọi là giồng)có lẽ là của ông chăng?

Bốn là Ông Tạ. Là chợ mang tên một thầy thuốc nam nổi tiếng Trần Văn Bỉ (còn gọi là Tạ Thủ). Chợ Ông Tạ còn là vùng đất thuộc các phường 3, 4, 5, 7 của quận Tân Bình. Nói thêm: Dân ghiền thịt chó nghe đến chợ Ông Tạ là gợi ngay đến các hàng thịt chó nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám treo lủng lẳng cả chục con thui vàng rực, coi bắt mắt lắm.

Năm là Ông Thìn. Cầu Ông Thìn bắc qua sông Cần Giuộc, nối hai xã Đa Phước và Quy Đức, huyện Bình Chánh trên tỉnh lộ 50. Dân gian truyền rằng Ông Thìn là tên người lái đò đưa khách sang sông. Cầu Ông Thìn được bắc dã chiến năm 1925, nay đã nâng thành cầu đúc dài 162 m.

Có cái tên ông rất nổi tiếng ở Sài Gòn này. Đó là Lăng Ông (dân thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu). Đây là lăng của Tả quân Lê Văn Duyệt, được xây trên khuôn viên khá rộng 18.500 m2. Nghe rằng tác giả công trình này về sau xây lăng Tự Đức ở Huế. Ngày 16-11-1988,Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Lăng Ông là di tích kiến trúc nghệ thuật. ở lăng có bốn cột gỗ chạm rồng rất đẹp ở chánh điện. Cổng tam quan có cây thốt nốt

tạo vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch.

Ở Sài Gòn, còn có Chùa Ông là chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường) tại xã Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức.

Tên đường chỉ duy nhất có Ông ích Khiêm. Gắn với tên ông còn có rạch, cầu Ông Buông ở quận 6 (dài độ 2.800 m từ ngả ba rạch bến Trâu và Tân Hóa tới rạch Lò Gốm);rạch Ông Cái ở quận 2, rạch Ông Cốm, Ông Đồ ở Tân Túc, Bình Chánh, rạch Ông Điền từ đất Cần Giuộc đổ vào sông Nhà Bè, rạch Ông Đội ở quận 7, rạch Ông Mưu ở Bình Chánh; rạch Ông Nghĩa ở xã An Thới Đông, Cần Giờ từ rừng lá đến sông Lòng Tàu.

Có cầu Ông Lớn bắc qua kinh Tàu Hủ; cầu Ông Nhiêu, cầu Ông Thìn, cầu Ông Tiều...Rồi đập Ông Hiền ở xã Bình Hưng dài đến ba cây số.

Quả tình, gắn với tên ông thì còn nhiều lắm, nhưng xin tạm dừng ở đây.

Nguyễn Trí Đức

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Nhà thờ THỦ ĐỨC-Thánh đường trên 100 tuổi.

by huynhminhthanh on 18/3/2010, 22:07

Từ chợ Thủ Đức, lên một con dốc thoai thoải, bên trái đường là một ngôi thánh đường màu hồng đậm nằm lọt trong rừng cây xanh um tùm, đó là nhà thờ Thủ Đức có trên trăm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguy nga ban đầu.

[justify]Tương truyền, giáo dân vùngphụ cận Thủ Đức rất sùng đạo nhưng trong vùng không có nhà thờ. Mỗi chủ nhật,người dân phải cùng nhau đến nhà thờ Lái Thiêu để dự lễ. Khi đó vùng Thủ Đứcbây giờ đang là rừng rậm, cọp beo rất nhiều, việc đi lại hết sức khó khăn, nguyhiểm. Năm 1880, linh mục Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ Phong Phú - ThủĐức. Ông là một kiến trúc sư có tài và nhà thờ Thủ Đức hiện nay là một trongnhững công trình kiến trúc do ông thiết kế.

[/justify]

Nhà thờ Thủ Đức được xây dựng theo kiến trúc Gothique. Nhìn từ ngoài vào, tất cả các cửa chính và cửa sổ của nhà thờ đều có hình vòm nhọn, tạo cho công trình vẻ cao ráo, nhẹ nhàng. Hai hàng cột chính trong thánh đường không cầu kỳ như kiến trúc Roman nhưng vẫn đẹp nhờ những đường nét trang trí thanh thoát phần đỉnh cột. Vòm trần nhà thờ có hình nhiều quả trám chụm lại, tạo cảm giác thánh đường rộng và cao vút. Các cửa sổ nằm sát mái gắn kính màu sáng có hình hoa hồng, vừa là nơi lấy ánh sáng vừa là điểm nhấn trang trí. Suốt chiều dài tường hai bên nhà thờ trang trí rất nhiều tượng gỗ diễn tả các tích trong kinh thánh.Phong cách kiến trúc Gothique khiến nhà thờ Thủ Đức mang đậm vẻ thâm nghiêm nhưng hết sức lộng lẫy và gần gũi. Năm 1931, nhà thờ được mở rộng ra hai bên.Năm 1935, nhà thờ một lần nữa được nới rộng thêm và có hình dáng như hiện nay.Điều đáng nói là tất cả các phần nới thêm không hề phá vỡ kiến trúc vốn có của ngôi thánh đường mà còn khiến nó đẹp và bề thế hơn. Nhà thờ Thủ Đức có khuôn viên rất rộng, khoảng trên sáu ngàn mét vuông. Khu vườn quanh nhà thờ còn nhiều cây cổ thụ tuổi ngót nghét bằng tuổi ngôi thánh đường. Khu rừng cây tạo cho nhà thờ một không gian thoáng mát, màu sơn hồng đậm của thánh đường được màu xanh mát của cây lá tôn lên càng nổi bật.

Được biết, ngoài nhà thờ Thủ Đức, linh mục Boutier còn là người vẽ thiết kế nhà thờ Huyện Sĩ ở TPHCM. Hai ngôi thánh đường có chung kiến trúc Gothique nhưng mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng.

Nhà thờ Huyện Sĩ.

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Thủ Dầu Một

by huynhminhthanh on 31/3/2010, 11:04

Thủ Dầu Một là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn khoảng 20 km về phía bắc.Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành.

Nguồn gốc tên gọi

Có hai giả thuyết:

1. Trong thế kỷ 17-18, vùng Bình Dương-Lái Thiêu là nơi định cư của nhiều dân triều Minh chạy trốn triều Thanh,phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi vùng đất nầy là Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây có tên địa phương là Thù du mộc .Dân Bình Dương gọi hai loài thực vật, một cây ngắn ngày là bụp giấm (Hibiscuss abdarffa) và cây thầu dầu (Ricinus communis) bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.

2. Có giải thích khác là nơi có cây Dầu Một, là "cây dầu đứng một mình ở đầu con đường". Không hợp cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là: ngã ba, ngã tư Cây Dầu,nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu.

Bụp giấm.

Thầu Dầu

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa

by huynhminhthanh on 27/4/2010, 05:38

Đêm rằm mười sáu trăng treo

Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao)

Năm xưa, có bao chàng trai người Minh Hương bỏ tiền ra mua cho được chiếc giường lèo (giường bằng gổ, có chạm trỗ) với ước mong cưới được những cô con gái Việt hương sắc ở Lái Thiêu ? Không ai biết. Có điều tôi biết chắc là người Sài Gòn xưa mong cuối tuần đi Lái Thiêu đổi gió và ăn trái cây, nhứt là cứ độ từ tháng 5 đến tháng 8, là mùa trái cây ở Lái Thiêu chín rộ.

Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Đất Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Phần với đồng bằng sông Cửu Long nên thế đất bằng phẳng hơi dốc, có độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn trái. Và Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây trải rộng trên diện tích 1,250 ha.

Thuở trước, Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một. Đến tháng 12 năm 1899 tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Đến tháng 10 năm 1956 tỉnh Bình Dương được thành lập, bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một và một phần tỉnh Bình Long, có 5 quận, tỉnh lỵ là Phú Cường. Người Bình Dương trong lịch sử của mình đã làm nên di sản văn hóa miệt vườn "đặc trưng miền Đông" và làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ, đồ gốm và tranh sơn mài, tiếng tăm vang lừng cả nước cho tới ngày nay.

Lái Thiêu cách Sài Gòn khoảng 20 km, thuở xưa là nơi nghỉ cuối tuần tuyệt diệu "dành riêng" cho người Sài Gòn. Lái Thiêu còn nổi tiếng là điểm hò hẹn của các lứa tuổi... Lái Thiệu tuyệt vời như thế nhưng hồi đó đâu phải người Sài Gòn nào cũng biết thưởng thức Lái Thiêu đâu!

Qua khỏi cầu Bình Triệu, theo Quốc lộ 13 đi khoảng 20 phút chúng ta sẽ đi vào Lái Thiêu, một vùng đất vườn cây xanh tốt, mát lạnh (trung bình 26 độ, mùa tết 24 độ C), không khí trong lành. Vào trong làng, sâu vào là những nhà vườn, nơi đây có sông có rạch đưa nước len lỏi vào từng góc vườn, có những con đường đất đỏ quanh co theo các lùm cây rợp bóng trái trĩu trên đầu...

Người Sài Gòn đến Lái Thiêu một phần vì tiếng đồn "Sầu riêng Lái Thiêu".

Quả không sai! Nói đến Lái Thiêu không thể không nhắc cái tên "Sầu riêng Lái Thiêu". Trái sầu riêng ở đây được liệt vào hàng ngon, bổ nhứt và đắt giá nhứt. Sầu riêng trồng được ở Lục Tỉnh nhưng trái không ngon bằng sầu riêng trồng ở Lái Thiêu.

Người Pháp gọi trái sầu riêng là Durian, hay Durion. Người Việt mình gọi là sầu riêng, và phải chăng tiếng "sầu riêng" do ta đọc trại từ tiếng "Djoerian" của người Malaysia mà ra chăng? Trái sầu riêng không giống trái mít như có người lầm tưởng!

Cây sầu riêng có tên khoa học là Durio Zibethinus, hay Durio Capparis thuộc họ thảo mộc Malvacées hay Bombacacerae, cùng họ với cây gòn- gạo, cây bông vải. Bổ tách trái sầu riêng ra, bên trong có nhiều múi như trái gòn, trái bông vải.

Cây sầu riêng nguyên thủy mọc ở rừng Malaysia, người ở đây gọi là cây Djoerian. Người Tàu sang Malaysia buôn bán, họ mang hột về trồng tại Ấn Độ, Thái Lan, Cambodia. Đến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, có một số cố đạo truyền giáo Gia Tô theo vô xứ Lái Thiêu, và những nhà truyền giáo nầy đã mang nhiều giống cây trái lạ từ các xứ khác vào đây, trong đó có cây sầu riêng.Người Lái Thiêu kể lại, vào năm 1890 có cố đạo người Pháp tên là Cernot đem hột sầu riêng từ xứ Nam Dương về trồng ở họ đạo Tân Quy. Có lẽ đây là cây sầu riêng đầu tiên của Lái Thiêu?

Cây sầu riêng cao lớn tới 20m. Lá hình bầu hơi dài, hoa mọc ở nhánh, trái to, vỏ có gai rất nhọn. Trái cho nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 5 hột như hột mít. Hột có bao bọc một lớp cơm mềm, màu trắng vàng óng như màu mỡ gà, giống như múi mít mật, mít ráo.

Sầu riêng chín có mùi rất đặc biệt, gọi là mùi sầu riêng. Mùi xuất phát từ lớp cơm sầu riêng, bay xuyên qua vỏ tỏa ra ngoài. Mùi sầu riêng mạnh hơn mùi mít, người thích thì khen là thơm, ai không ưa thì cho là mùi "khó chịu". Nói gì thì nói là hễ đã "chịu ăn" sầu riêng rồi thì thấy nó ngon-bùi-béo-thơm và ghiền luôn ...

Cây sầu riêng trổ bông ba đợt trong một năm, cho 60 đến 90 trái. Từ khi trổ bông đến khi trái đậu là 20 đến 25 ngày, và từ ngày trổ bông đến ngày kết trái và chín là 5 tháng. Mùa sầu riêng từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch. Sầu riêng khi "chín mùi" thì tự nhiên ban đêm rụng xuống gốc. Chủ vườn không ai để trái chín mùi cả, mà cắt sầu riêng trước khi chín, nhiều khi trái đem đi bán hãy còn xanh là vậy.

Mua sầu riêng phải là "người chuyên môn" mới biết trái sầu riêng nào ngon. Sầu riêng chín già bao giờ cũng ngon hơn trái non đem "dú ép" cho chín giả. Trái già nhìn vỏ có màu vàng đậm, gai nở cách xa nhau, gay to và đều. Trái vỏ còn xanh thì phần nhiều ruột chưa chín hết, cơm mỏng và không mềm. Cho nên khi mua,có người đòi người bán khoét một lỗ - gọi là thử: coi màu sắc, coi cơm cứng hay mềm, nếm ngọt lạt ... Vây mà nhiều lúc vẫn bị lầm!

Có người cho rằng sầu riêng ăn rất bổ, giúp nhuận tràng, ăn vô thấy hết mệt nhọc.Những người mà da khô hay nứt nẻ, có gai, nhất là phụ nữ, ăn nhiều sầu riêng sẽ làm cho da nhẵn mịn. Ngày xưa phụ nữ ở Malaysia thường lấy cơm của trái sầu riêng và mỡ của trái bơ làm thuốc xoa bóp cho da trở nên mịn, đẹp, chắc và bóng mịn.

Măng cụt Lái Thiêu cũng là trái cây níu kéo người Sài Gòn.

Măng cụt loại trái cây được xem là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới, trái có hình dáng đẹp dễ thương và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Trái măng cụt chín có màu tím sẫm nhìn bắt mắt, bổ ra bên trong màu trắng tinh gợi cảm, hương thơm dịu mát quyến rủ, và bạn có thể ăn no mà không sợ đầy bụng.

Măng cụt Lái Thiêu trồng theo kỷ thuật cách 6-7m/cây theo hình vuông, tàn cây không được giáp nhau nên phải tỉa cành sau mỗi vụ thu hoạch. Măng cụt được trồng từ hột cũng có đặc tính giống như cây mẹ, độ 8 - 10 tuổi mới cho trái. Cây măng cụt trổ bông thay lá vào tháng 2, tháng 3. Mùa trái chín từ tháng 5 đến tháng 7.

Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới thì măng cụt (Garania Mangostana Linn) là 1 trong 10 "siêu trái cây", vì măng cụt là sự kết hợp hoàn hảo về nhiều mặt như:hương vị thơm ngon đặc sắc, hình dáng và màu sắc đẹp mắt, giàu dưỡng chất, có khả năng chống oxy hóa và giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh tật. Vỏ măng cụt được xắt lát, sấy khô, rồi nghiền thành bột trị bệnh kiết lỵ.

Măng cụt không chỉ có ở Lái Thiêu miền Đông, mà còn được trồng vùng Lục Tỉnh như Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, và trong đó Bến Tre măng cụt trồng xen trong vườn dừa lão. Hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 4,500 ha đất trồng măng cụt, chiếm 77% diện tích cả nước vì ở Bến Tre cây măng cụt phát triển rất tốt.

Giai thoại kể rằng vào đầu thế kỷ 17, Lái Thiêu bấy giờ còn là một vùng đất hoang với bạt ngàn rừng rậm. Trong số những người Minh Hương đầu tiên đến lập nghiệp ở Lái Thiêu, có gia đình của một người đàn ông họ Lục làm nghề gốm. Con trai của ông là Lục Thành Tài đã đem lòng yêu một cô gái người Việt, nhà ở bên kia sông Rạch Tra. Hàng ngày, cô gái thường chèo ghe, chở mắm, khô đến bán cho lò gốm.Gia đình hai bên biết được, đều ngăn cấm nhưng hai người vẫn quyết tâm tìm đến nhau. Cuối cùng, mối tình của họ đã phải kết thúc bằng hai cái chết bi thương.Sau đó, trên mộ hai người mọc lên một loài cây lạ, trái của nó có vỏ ngoài xù xì, gai góc nhưng bên trong thì thơm ngon đến lạ lùng. Người dân địa phương đã đặt tên cây là sầu riêng để tưởng nhớ tới mối tình chung thuỷ của đôi trai gái và Lái Thiêu cũng nổi danh về trái cây từ đó.

Cây sầu riêng cao trên 20m, trái nặng từ 2 - 5kg, khi chín tự rụng xuống. Điều kỳ lạ là trái sầu riêng chỉ rụng vào ban đêm nên không hề có trường hợp rơi vào đầu người. Người cho đó là do sự linh nghiệm của chàng trai Minh Hương và cô gái Lái Thiêu.

***

Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây trái. Lái Thiêu xưa là nơi hò hẹn của người Sài Gòn. Lái Thiêu là nơi người Sài Gòn cuối tuần đi đổi gió.

Lái Thiêu giờ đây ngày nào cũng phải đón khách, và đang chịu sự hủy hoại môi trường!

Lái Thiêu của người Sài Gòn xưa giờ đây phải chăng chỉ còn là kỹ niệm để nhớ để thương? Tiếc thay!

Tác giả: Nam Sơn Trần Văn Chi

huynhminhthanh

Members

Tổng số bài gửi: 649

Age: 56

Reputation: -1

Registration date: 26/02/2008

Địa danh An Giang

Hứa Kim Oanh, ĐH Sư Phạm tp.HCM (8/2011)

Địa danh vùng đất An Giang có từ khi nào và thay đổi bao nhiêu lần qua thời gian? Những ai người An Giang có bao nhiêu người biết đến, những ai từng đến An Giang có khi nào hỏi đến? Tên gọi nào cũng có gốc tích của nó và tên gọi vùng đất An Giang này có nhiều điều đáng nói đến.

Với tên gọi ban đầu có gốc từ tiếng Khmer - Tầm Phong Long, trước khi thuộc về Việt đây là vùng đất của nước Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Tầm Phong Long, theo giải thích của Vương Hồng Sển, âm/Tầm Phong Long/xuất phát từ "Kompong Luông" của tiếng Khmer, có nghĩa là bến, vũng, sông của vua. Theo giải thích này thì đây là vùng đất của vua Chân Lạp, vùng đất của vua vì nơi đây khá rộng lớn, địa thế tốt và khá hiểm yếu.

Vùng đất Tầm Phong Long thuộc về Việt năm 1757 do vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất trả ơn cho việc được chúa Nguyễn giúp đỡ khi đất nước Chân Lạp nổi lên các cuộc biến loạn. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và chia vùng đất này thành 3 đạo : đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến (hay cù lao Giêng) trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên Hậu Giang, lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chặn giữ những nơi yếu hại ở địa đầu.

Vùng đất Tầm Phong Long rộng lớn trước kia được chia cắt là cơ sở định hình cho 3 tỉnh Tây Nam Kỳ của Nam Kỳ lục tỉnh.

Địa danh ban đầu là đạo Châu Đốc, tên gọi Châu Đốc có trước vì thế đến ngày nay nhiều người quen thuộc tên Châu Đốc hơn An Giang. Vậy nếu ai nói biết Châu Đốc mà không biết An Giang thì cũng không phải chuyện gì đáng kể lắm.

Đạo Châu Đốc được đổi tên thành Châu Đốc Tân Cương năm 1808 để thấy tầm quan trọng của vùng đất này, nơi biên cương mới của nhà Nguyễn.

Tên gọi vùng đất này được thay đổi lần nữa, địa danh An Giang chính thức ra đời năm 1832, do vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính, chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh. Tỉnh An Giang trong Nam Kỳ Lục tỉnh khá rộng lớn, phía bắc từ thượng nguồn sông Tiền cho đến phía nam sông cái biển Đông (bao gồm tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng ngày nay), phía tây giáp phủ Nam Vang (trước là Cao Miên nay là Campuchia) từ cửa sông Tiền đến sông Hậu và tiếp giáp sông Cái Bồn (Kiên Giang).

Tên gọi An Giang có thể giải nghĩa là dòng sông an lành, để định cư lâu dài khi mà vua Minh Mạng thực hiện chính sách di dân khẩn hoang lập làng, khuyến khích các cư dân vào vùng đất này khai phá.

Sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh, Pháp thay đổi địa giới hành chính, năm 1899, Nam kỳ từ 6 tỉnh tách thành 19 tỉnh. Tỉnh An Giang được tách thành 5 tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng. Địa danh An Giang không còn trên bản đồ, 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc là định hình cho tỉnh An Giang ngày nay.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, hình thành Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, bên cạnh tên gọi theo địa giới hành chính của Pháp thì nơi này có tên gọi mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, phân chia theo sông Tiền và sông Hậu.

Trong 2 năm 1950 - 1951, tên gọi Long Châu Tiền và Long Châu Hậu lại đổi tên thành Long Châu Hà (sáp nhập Long Châu Hậu và Hà Tiên) và Long Châu Sa (sáp nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền).

Từ năm 1945 đến 1954, có 2 cách phân chia địa giới và đặt địa danh cho vùng đất này, một theo Pháp, một theo Ủy ban kháng chiến. Người dân thuộc khu vực kháng chiến thì quen thuộc với Long Châu Tiền (hoặc Long Châu Hà), Long Châu Hậu (hoặc Long Châu Sa), có khi họ nhầm lẫn tên gọi mới và cũ. Người dân thuộc khu vực của Pháp vẫn dung tên gọi tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Đến nay thì tên gọi Long Châu Tiền hoặc Long Châu Hà rất ít người nhớ đến, có khi nghe đến thấy là lạ.

Dưới thời chính quyền Sài Gòn, năm 1956, tên gọi An Giang được sử dụng lại, tỉnh An Giang bao gồm tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc (theo địa giới của Pháp đến 1954). Sau đó, từ năm 1964 đến năm 1975, tách thành tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang.

Theo Xứ ủy Nam kỳ, năm 1954, lập lại tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thay tỉnh Long Châu Hà và tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1957, hợp nhất tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Sau đó lại tách ra vào năm 1971, tỉnh An Giang tách thành tỉnh An Giang và tỉnh Châu Hà (địa giới Châu Đốc). Đến 1974, lần nữa bỏ địa danh An Giang quay lại với địa danh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Sự thay đổi địa danh này làm cho sự phân chia ranh giới khá phức tạp.

Đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, tên gọi An Giang được chính thức sử dụng lại cho đến ngày nay, địa giới An Giang ngày nay cũng được hình thành, bao gồm Long Xuyên và Châu Đốc.

Như vậy, địa danh An Giang được đặt tên cho vùng đất này từ năm 1832, trở thành 1 trong 6 tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ, vùng đất có những dòng sông hiền hòa và an lành, vì thế qua nhiều lần tách nhập địa giới và thay đổi tên gọi nhưng cuối cùng An Giang vẫn là tên gọi được gắn liền đến ngày nay. Có lẽ địa danh phản ánh đúng thực cuộc sống an bình của cư dân trên những dòng sông.

vì ngày xưa hành chính chủ yếu dùng chữ hán mà thảnh ra quan địa phương đọc theo địa danh trong tiếng dân tộc bản địa nhưng ký âm lại bằng chữ Hán gửi ra kinh đô chắc ng ở kinh đô đọc lại theo tiếng Hán dựa trên chữ đó nên mới trại theo lối Hán Việt khuyết điểm của chữ Hán chắc là dzậy sau này chuyển sang chữ quốc ngữ nên các địa danh mới khai phá sau thời Pháp thuộc hình như vẫn ký âm đúng theo tiếng của dân bản địa ví dzụ Pleiku, Kon Tum chẳng hạn

__________________

Welcome to Nha Trang

Vote for Nha Trang skyline

bạn nào thấy nói chuyện với mình mà ko được đáp lại trong nhiều lần thì tự hiểu là mình đã cho các bạn vào Ignore List roài nha, mình rất mong các bạn cũng làm như thế với mình. Chúng ta ko hợp khẩu thôi, mình ko có ác cảm gì với bạn cả. Làm ơn đừng đi theo chửi mắng vì như thế mình cũng ko thấy đâu cho dù bạn có nhờ người khác quote lại mình cũng ko đọc, như vậy chỉ làm mình và người khác thiếu tôn trọng bạn hơn thôi

HarryPham

View Public Profile

Find More Posts by HarryPham

October 24th, 2011, 07:08 PM #63

HarryPham

Chủ tịch hiệp hội SSC-KH

Join Date: Mar 2010

Location: Nha trang

Posts: 23,482 mà ngày nay hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đều thế đa phần địa danh đều lấy tên theo tiếng dân tộc một cách gần như nguyên gốc có lẻ trừ Lâm Đồng vì ngày xưa nơi đây đc quy hoạch dành riêng cho giới "quý tộc", đến thời VNCH khi Pháp đi thì nơi đây vẫn là địa điểm vui chơi và sinh sống của giời "tinh hoa", "phú quý" nên sinh nhiều "chữ nghĩa" thành ra tất nhiển họ hỏng lấy tên địa danh của người Thương vốn bị coi là mọi rợ roài thành ra số tên tiếng Việt của LĐ có vẻ nhiều hơn các tỉnh TN khác

__________________

Welcome to Nha Trang

Vote for Nha Trang skyline

bạn nào thấy nói chuyện với mình mà ko được đáp lại trong nhiều lần thì tự hiểu là mình đã cho các bạn vào Ignore List roài nha, mình rất mong các bạn cũng làm như thế với mình. Chúng ta ko hợp khẩu thôi, mình ko có ác cảm gì với bạn cả. Làm ơn đừng đi theo chửi mắng vì như thế mình cũng ko thấy đâu cho dù bạn có nhờ người khác quote lại mình cũng ko đọc, như vậy chỉ làm mình và người khác thiếu tôn trọng bạn hơn thôi

HarryPham

View Public Profile

Find More Posts by HarryPham

October 24th, 2011, 07:15 PM #64

anhcanem8897

Registered User

Join Date: Aug 2010

Posts: 9,962 Quote:

Originally Posted by Saigoneseguy

Cổ Cò: Koh Kor

Giống như nhiều địa danh khác ở ĐBSCL:

Rạch Giá: Reachea

Cà Mau: Toek Khmau

Trà Vinh: Trapeang

Gò Công: Kaoh Koung

Bà Rịa: Barea

Thủ Dầu Một: Tuol Tam Mot

Bạc Liêu: Poi Ti Leu

Sa Đéc: Psar Dek

Cái nguồn gốc của Rạch Giá có nhiều tranh cãi. Người thì nói có thể do phiên âm tiếng Khơ me mà ra. (Krâmuon Sar), có nghĩa là xứ sáp trắng, vì đất U Minh - Rạch Giá xưa nổi tiếng về nghề sáp, làm đèn cầy (nến), có thể tên Rạch Giá có nguồn (Krâmuon Sar) - Ra Muôn Sa?

Reachea ko phải là tên địa danh, mà là là tên của 1 vương triều bị lật đổ năm 1710.

http://motgoctroi.com/Dulich/BaNgayOSiemReap-2of2.pdf

Nhưng đúng 1 điều là, trong sử thời Nguyễn, đã có chép về địa danh Giá Khê, tên dân gian là Rạch Giá. Khê là dòng chảy nhỏ, là con rạch, Giá là cây giá (cùng họ với cây đước). Ý nói về 1 con rạch (giờ đã bị lấp), đoạn chảy ra cửa biển mọc đầy giá.

Dân số Rạch Giá năm 1965 là 306.401 người.

anhcanem8897

View Public Profile

Find More Posts by anhcanem8897

October 24th, 2011, 07:22 PM #65

anhcanem8897

Registered User

Join Date: Aug 2010

Posts: 9,962 Xem thêm:

Tiếng Việt Gốc Khmer Trong Ngôn Ngữ Bình Dân Ở Miền Tây Nam Bộ - Nhìn Từ Góc Độ Ca Dao

2.2.1. Những từ chỉ địa danh

Trong số 13 tỉnh thành ở vùng đất Chín Rồng thì có đến hơn nửa trong số các danh từ riêng ấy hoặc là có từ gốc Khmer hoặc còn tồn nghi về gốc Khmer của nó. Có thể kể như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, ...

Từ vùng đất mũi còn vang vọng lời ca :

Cà Mau khỉ khọt trên bưng

Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um

Cà Mau là từ Việt hoá của tiếng Khmer là Tuk Khmau, nghĩa là nước đen mà thành. Nguyên cớ là vùng rừng U Minh gồm Cán Gáo, Tân Bằng, Trèm Trẹm, Cái Tàu và phía bên hữu ngạn sông Ông Đốc, ..., nước ngập quanh năm, nước tích tụ lâu ngày chảy ngang qua rừng đầy lá mục của dừa nước, tràm, gừa ráng, choại, dớn, lát, sậy, năn, cỏ nước mặn, ... nên nước màu vàng đậm như nước trà, nhiều khi đen, có mùi hôi và vị phèn chua, mặn, ...

Về đất Ba Xuyên nghe câu hát :

Chợ Sóc Trăng chà gạo lộn trấu càng,

Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói dịu dàng,

Chớ không phải anh vì bạc vì vàng mà thương.

Theo Lê Hương thì Sóc Trăng là do tiếng Khmer đọc trại ra từ chữ Srok Tréang có nghĩa là bãi sậy vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu. Ông còn nêu truyền thuyết khác, theo đó thì đất này (tại ấp Sóc Vồ ngày nay) vào thời Nguyễn, giặc Xà Na Téa và Xà Na Tua dùng làm kho chứa bạc, kho chứa vũ khí, kho chứa lương thực chống lại triều đình. Do đó Sóc Trăng là do chữ Srok Kh'leang đọc trại mà ra.

Vương Hồng Sển lại cho rằng : Theo quyển Petit Cours de Géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vĩnh Ký thì Sốc Trăng (Sóc Trăng) là tên dân gian của Nguyệt Giang tỉnh (tỉnh Sông Trăng). Tên này có nguồn gốc Khmer là Péam prêk sròk khlẵn (di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac). Péam là vàm, prêk là sông, sròk là sốc, khlẵn (kh'leang) là kho bạc. Nguyên đời vua Cơ Me (Khmer) có đặt một kho chứa bạc nơi đây. Đến đời vua Minh Mạng, đổi tên chữ ra Nguyệt Giang tỉnh vì triều đình đã ép chữ sốc biến ra chữ sông, chữ kh'leang ra trăng và đổi thành nguyệt. Nhà học giả này còn khẳng định Sóc phải viết có dấu ô, tức Sốc mới đúng!

Qua cầu Rạch Miễu đến quê hương Đồng Khởi, xứ dừa :

Bến Tre nhiều gái má hồng

Không tin thì xuống Mỹ Lồng mà coi

Theo cụ Vương Hồng Sển thì Bến Tre vốn là xứ sinh sản và sản xuất nhiều cá tôm, cho nên xưa, người Khmer gọi là Srok treay (đọc là sốc tre), nhưng sau này người Khmer gọi theo người Kinh là bến có nhiều tre để phân biệt với địa danh Cần Thơ, cũng có nhiều tre, người Khmer gọi tre là rusei, nên có hai địa danh rành rẽ: prêk rusei (sông tre): chỉ Cần Thơ/ prêk kompong rusei để chỉ Bến Tre. Hội nghiên cứu cổ học Đông Dương, năm 1903 ấn hành quyển khảo cứu đặc biệt (monographia) về tỉnh Bến Tre trong đó có đoạn (lược dịch): Bến Tre xưa, người Khmer gọi là sốc tre ... vì trong xứ trên các giồng có tre mọc đầy. Cụ Sển cho biết thêm "theo tôi (tức Vương Hồng Sển) đây là dịch sai hai chữ Bến Tre. Tre đây là treay của Khmer, phải dịch là cá (...). Lẽ đáng gọi Bến Tre là Ngư Tân, hoặc Bến Cá: srok kompong treay".

Mỹ Lồng là địa danh nổi tiếng với nghề làm bánh tráng ở đây (Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc). Mỹ Lồng có nguồn gốc từ chữ Srok Mi Lôn = xứ, xóm của nàng tên Lôn.

Ngược lên vùng Bảy Núi, có câu:

Anh về xứ Chắc Cà Đao

Bỏ em ở lại như dao cắt lòng

Chắc Cà Đao: Tên một con rạch và cũng là tên một chợ nhỏ (nay là thị trấn An Châu) gần thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Học giả Vương Hồng Sển, ghi lại hai giải thích là:

Theo ông Nguyễn văn Đính, thì địa danh Chắc Cà Đao có thể do chữ Khmer chắp kdam (bắt cua) mà ra vì vùng nầy xưa kia có nhiều cua. Theo nhà văn Sơn Nam, Chắc Cà Đao do chữ Prek Pedao; Prek = rạch; pédao = loại dây mây; rạch có nhiều dây mây.

Và ông nghĩ rằng giả thuyết của Nguyễn văn Đính hợp lý hơn.

Trở lại Tiền Giang khảo chứng từ Mỹ Tho:

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ nhu

Chín trăng em đợi mười thu em chờ

Người Khmer thời trước gọi vùng đất Mỹ Tho là srock mé sa, mi so (di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac). Nghĩa là xứ (srock) có nàng con gái (mé) có nước da trắng (sa, so). Khi sang Việt ngữ, dân gian gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ srock,chỉ còn giữ lại mi so và biến âm sang mà thôi.

Vượt cầu Cần Thơ về lại Phong Điền:

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng Phong Điền

Anh có thương em thì cho bạc cho tiền

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê

Vương Hồng Sển khẳng định chắc chắn rằng Cái Răng là vùng kênh rạch ngày trước có nhiều ghe của người Khmer chở cà ràn đi bán. Cà ràn là lò bằng đất nung, có hai phần, phía trước rộng là chỗ chứa củi đang chụm, vừa là nơi chứa tro và than đỏ để làm thành cái bếp nướng (nướng kẹp tre), và phần lò lửa, trên miệng có gắn 3 cái chấu (ông táo) để bắc nồi ơ. Cà ràn thông dụng trong vùng Tân Châu, Châu Đốc..., ở nhà sàn, đáy của cà ràng giữ vai trò bảo vệ cái sàn chống hỏa hoạn. Tương tự, cà ràng cũng rất được dân chài lưới, hoặc những ghe có người sống như nhà lưu động ưa dùng vì tiện lợi. Chính từ cà ràn được các bản đồ thời Pháp phiên âm thanh caran và biến âm dần thành Cái Răng như ngày nay.

Vàm có nguồn gốc từ tiếng Khmer: péam = cửa sông, nơi một con sông nhỏ (rạch) chảy vào con sông lớn. Ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ có nhiều sông rạch, do đó có rất nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ vàm như Vàm Cống (thuộc Gò Công), Vàm Nước Trong (Kiến Hòa), Vàm Sông Thượng (Cần Thơ), Vàm Nao (An Giang), Vàm Tấn ở Sóc Trăng

Anh qua Vàm Tấn anh đến Cù Lao

Cho anh xin chút má đào của em

Trương Vĩnh Ký có nói chữ péam trong tiếng Khmer có nghĩa là vàm thì theo ông Vương Hồng Sển, dẫn theo La Cochichine et ses habitants của Baurac, trang 362 thuật lại rằng trào đàng cựu, cho đến lối 1858, vàm Đại Ngãi còn được gọi là Vàm Tấn (péam senn), là một bến nước quan trọng tiếp đủ các thuyền đi biển đủ hạng từ trung Quốc, Tân Gia Ba, Xiêm La, Cam Bốt.... tụ tập rất náo nhiệt để trao đổi, mua chác lúa gạo, tơ lụa, hàng vải, cá mắm, mắm muối, đồ gốm, chén bát, sừng trâu, ngà voi, lông chim, sáp, mật ong.... Đại Ngãi là từ Hán Việt của địa danh này.

Ở một câu ca khác:

Nước Ba Thắc chảy cắt như dao

Con cá đao bổ nhào vô lưới

Biết chừng nào anh mới cưới đặng em

Theo di cảo của Trương Vĩnh Ký, Ba Thắc là Păm prek Bàsàk. Đây là tên gọi tiếng Khmer của một vị thần hay còn gọi là nặc tà, ông tà của người Khmer, có miếu thờ ở Bãi Xàu cũ. Đại danh Ba Thắc bên Campuchia cũng có. Tương truyền ông Ba Thắc là một vị hoàng tử người Lào đến sống vùng đất trên đường đi Tham Đôn, Mỹ Xuyên ngày nay. Khi ông chết người dân quanh vùng lập miếu thờ. Lúc đầu miếu được cất theo kiến trúc Khmer bằng cây nhưng về sau, năm 1927, ông Lê Văn Quạnh và một số thân hào trong vùng đã cất lại miếu theo kiến trúc Trung Hoa dạng bán cổ bán kim và đề là Ba Thắc Cổ miếu. Di tích này đến nay vẫn còn.

Còn rất nhiều địa danh trong các câu ca dao miệt này, nhưng do khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ liệt kê những địa danh ấy và nguồn gốc Khmer để tham khảo: Bạc Liêu có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Pooeu, nghĩa là cây lầm vồ (cây bồ đề - cây linh thiêng của đồng bào Khmer bởi họ cho rằng dưới gốc cây này Đức Thích Ca hoá Phật), người Triều Châu là chuyển âm thành Pô Léo có nghĩa lính Lèo, lính Lào, (Ai Lao) ; Vĩnh Long ( đất này người cố cựu còn gọi là đất Vãng gần với Vũng. Từ địa danh Vũng Luông - Kompong Luông; biến dần ra Vũng Luông, rồi Vãng Luông. Tên Vĩnh Long có từ năm 1832 khi vua Minh Mạng đổi ra Hán tự); Đồng Tháp Mười (tiếng Khmer là Thnor Mo Roy nghĩa là đường lộ (thnor), số 100 (mo roy), Đồng Tháp Mười còn có tên khác nữa là Présah Préam Loveng); tiếng Việt gọi Đồng Tháp Mười tức chỉ vùng đồng có cái tháp mười tầng, hiện tháp đã không còn, chỉ còn lại vết tích của nền đất và trong ký ức của những lão nông tri điền; Châu Đốc (người Khmer gọi là srôk (xóm, xứ) méât (miệng mồm) cruk (heo): xứ miệng heo); Kế Sách, một huyện của Sóc Trăng, nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Củu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer: k'sach; Sa Đéc, thị xã của tỉnh Đồng Tháp xuất phát từ Phsar Dek, phsar là chợ, dek là sắt); Trà Vang hoặc Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer: Préah trapéang, và gắn liền với sự tích: không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị sư cả đầu tiên. Trapéang được Việt hóa thành âm Trà Bang, rồi Trà Vang, sau bị nói trại thành Trà Vinh. Ở vùng Ngã Năm (Sóc Trăng) đi Long Mỹ (Hậu Giang) cũng có địa Trà Ban (trapéang: ao vũng) cùng nét nghĩa và nguồn gốc vừa phân tích, ...

http://nguyentrungtruc.edu.vn/forum/...1%BB%99-Ca-Dao

anhcanem8897

View Public Profile

Find More Posts by anhcanem8897

October 24th, 2011, 08:06 PM #66

Saigoneseguy

Vivat capitalismus

Join Date: Mar 2005

Location: Saigon

Posts: 6,997 rất hay, cảm ơn anhcanem. Có một số từ Khmer trở thành từ tiếng Việt luôn như bưng (boeng, nghĩa là hồ), trái măng cụt (Mkhout), trái cóc (Kok), sầu riêng (Thourean).

__________________

' ' Sài Gòn không bao giờ ngủ - Vì tiền không bao giờ đủ '

Saigoneseguy

View Public Profile

Find More Posts by Saigoneseguy

October 25th, 2011, 02:52 AM #67

letrung

Registered User

Join Date: May 2010

Location: Hà Nội

Posts: 10,866 Quote:

Originally Posted by HarryPham

mà ngày nay hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đều thế đa phần địa danh đều lấy tên theo tiếng dân tộc một cách gần như nguyên gốc có lẻ trừ Lâm Đồng vì ngày xưa nơi đây đc quy hoạch dành riêng cho giới "quý tộc", đến thời VNCH khi Pháp đi thì nơi đây vẫn là địa điểm vui chơi và sinh sống của giời "tinh hoa", "phú quý" nên sinh nhiều "chữ nghĩa" thành ra tất nhiển họ hỏng lấy tên địa danh của người Thương vốn bị coi là mọi rợ roài thành ra số tên tiếng Việt của LĐ có vẻ nhiều hơn các tỉnh TN khác

Lâm Đồng có nhiều người đồng bằng sông Hồng vào định cư nên họ đặt theo các tên miền Bắc có âm Hán Việt.

__________________

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

letrung

View Public Profile

Find More Posts by letrung

October 25th, 2011, 02:55 AM #68

letrung

Registered User

Join Date: May 2010

Location: Hà Nội

Posts: 10,866 Tư liệu của bạn anhcanem rất hay, miền Nam bộ đúng là có nhiều cái tên thật khó hiểu nghĩa, cũng không đoán được đó là từ thuần Việt hay là từ lai Chăm, Khmer... nữa

__________________

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

letrung

View Public Profile

Find More Posts by letrung

October 25th, 2011, 03:25 AM #69

anhcanem8897

Registered User

Join Date: Aug 2010

Posts: 9,962 Ở miền Tây vẫn gọi cái lò củi là cái Cà Ràng. Ko ngờ Cái Răng - Cần Thơ có dính dáng tới tên gọi vật dụng này. Dòng sông có nhiều ghe chở cà ràng đi bán, thành ra tên gọi là Cái Răng. Hay.

anhcanem8897

View Public Profile

Find More Posts by anhcanem8897

October 25th, 2011, 06:20 AM #70

letrung

Registered User

Join Date: May 2010

Location: Hà Nội

Posts: 10,866 Ờ, ở ĐBSH mà đặt tên Cái Răng là có vấn đề đó, mà ở ĐBSCL lại là chuyện rất bình thường

__________________

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

letrung

View Public Profile

Find More Posts by letrung

October 25th, 2011, 06:31 AM #71

huevietnam

Hue city - Truly Vietnam

Join Date: Jun 2009

Location: Hue city

Posts: 32,387 Địa danh Lăng Cô ở Huế nghe nói ngày xưa tên là Làng Cò, chiều về có nhìu cò bay đậu đầy đầm Lập An. Sau Pháp tới thích cảnh đẹp ở đây nên hỏi dân sở tại vùng này tên gì, dân kêu Làng Cò, Pháp đọc Langco langco, sau trại ra Lăng Cô, dù nơi đây chả có cái Lăng của Cô nào cả.

__________________

Hue:Tourist| Heritage| Festival| Projects & Skyline|Street Life

Vote 4 Hue:TuCamThanh|Tomb Of KhaiDinh|Tomb of TuDuc| MinhMang's tomb| ThienMu pagoda|Redeemer Church| TruongTien bridge

mail to: [email protected]

huevietnam

View Public Profile

Find More Posts by huevietnam

October 25th, 2011, 08:25 AM #72

thantoanthang

Tiến sỹ tào lao học

Join Date: Dec 2010

Location: Nha Trang

Posts: 13,647 Quote:

Originally Posted by huevietnam

Địa danh Lăng Cô ở Huế nghe nói ngày xưa tên là Làng Cò, chiều về có nhìu cò bay đậu đầy đầm Lập An. Sau Pháp tới thích cảnh đẹp ở đây nên hỏi dân sở tại vùng này tên gì, dân kêu Làng Cò, Pháp đọc Langco langco, sau trại ra Lăng Cô, dù nơi đây chả có cái Lăng của Cô nào cả.

Sao giống sự tích vui về cái tên Nha Trang zậy nè Thông dịch viên nói là Nhà Trắng, người Pháp ghi lại là Nha Trang

__________________

Welcome to Nha Trang

Nhiếp ảnh gia không chuyên nhưng nhiều chuyện có thừa @@

Obama kill Osama cũng chỉ vì.......Ozawa ^^

thantoanthang

View Public Profile

Find More Posts by thantoanthang

October 25th, 2011, 08:37 AM #73

Devilivedevil

Registered User

Join Date: Aug 2010

Location: Cantho

Posts: 938 Del

--------------------------------------------------------------------------------

Last edited by Devilivedevil; December 10th, 2011 at 06:07 PM.

Devilivedevil

View Public Profile

Find More Posts by Devilivedevil

October 25th, 2011, 08:39 AM #74

HarryPham

Chủ tịch hiệp hội SSC-KH

Join Date: Mar 2010

Location: Nha trang

Posts: 23,482 trong tiếng Hán chữ Nha Trang đc ghi là "芽庄"

chữ "芽" tui tra từ điển có nghĩa là chồi non

còn "庄" tức là Trang trại hoặc là họ Trang ví dụ Trang Tử chẳng hạn

P.S chắc cái này là ký âm hoàn toàn chớ hỏng có ghi nghĩa

__________________

Welcome to Nha Trang

Vote for Nha Trang skyline

bạn nào thấy nói chuyện với mình mà ko được đáp lại trong nhiều lần thì tự hiểu là mình đã cho các bạn vào Ignore List roài nha, mình rất mong các bạn cũng làm như thế với mình. Chúng ta ko hợp khẩu thôi, mình ko có ác cảm gì với bạn cả. Làm ơn đừng đi theo chửi mắng vì như thế mình cũng ko thấy đâu cho dù bạn có nhờ người khác quote lại mình cũng ko đọc, như vậy chỉ làm mình và người khác thiếu tôn trọng bạn hơn thôi

HarryPham

View Public Profile

Find More Posts by HarryPham

October 25th, 2011, 08:44 AM #75

Hina

Registered User

Join Date: Mar 2011

Location: HCMC

Posts: 223 Quote:

Originally Posted by Saigoneseguy

Các làng quê ở miền Bắc thường có hai tên: một tên thuần Việt (được gọi là tên tục/ tên Nôm) và tên Hán Việt (tên chữ). Tên tục thì gọi là làng còn tên chữ thường gọi là thôn (như bên TQ).

Thế mới biết các cụ hồi xưa vẫn có tư tưởng thần phục TQ tới mức độ nào.

Bạn phán liều quá đấy!

VN bị Trung Hoa cai trị cả gần ngàn năm. Với tư tưởng khai hoá, ban phước thì chuyện nó đặt tên cho nhiều địa danh ở VN là quá rõ ràng.

VN trong thời gian dài không có hoặc không còn chữ viết của riêng mình. Các chính quyền phong kiến đã học tập và sao chép khá nhiều thứ trong việc cai trị dân chúng, quản lí đất nước. Chữ Hán là một công cụ rất quan trọng. Hơn nữa, hơn 90% dân chúng mù chữ. Thế nên, những thứ gì, người nào dính dáng đến "chữ" thì được cho là sang trọng, hiểu biết, tầng lớp trên; còn những thứ gì, người nào không biết đến nó thì được cho là nghèo hèn, tầm thường. Âm hưởng đó vẫn ít nhiều cho tới ngày nay ở một số người.

Rất nhiều từ địa danh (tên đất) bằng tiếng Nôm đã có mặt trước khi tiếng Hán xâm nhập, vay mượn, có khi là rất rất lâu. Trong hoàn cảnh chịu o ép, bị hạ thấp và làm phai mờ, mất dạng, triền miên lâu dài như vậy mà cha ông ta vẫn giữ được nhiều tên Nôm như vậy thì thật là đáng quý, đáng trân trọng biết bao!

Mỗi một tên đều có một ý nghĩa và mang theo mình nó cả một lịch sử cho dù tên đó nôm na, dân gian, tục tĩu. Con cháu các cụ ngày nay rất giỏi tiếng Tây, tiếng Tàu. Nhưng lắm khi chẳng thể hiểu được những gì các cụ để lại thì... cảm thấy thật băn khoăn, bứt rứt!

Anh em đã thử nghe một số địa danh ở Hà Nội và tpHCM chưa?

- Hồ Gươm, Hồ Tây, Ba Đình, Đống Đa, Chèm, Bưởi, Cầu Giấy, Gióng, Láng, Voi Phục, Sở, Vọng, Dịch, Một Cột...

- Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai, Từ Liêm, Kim Ngưu, Thái Hà, Nhật Tân, Yên Phụ...

- Thị Nghè, Bà Chiểu, Xóm Chiếu, Lò Gốm, Ruột Ngựa, Tàu Hủ, Bến Nghé, Cầu Bông, Cầu Kho...

- Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Châu, Tân Phú, Phú Nhuận, Phú Mỹ, Bình Phước, Bình Lợi, Bình Triệu...

Tiếng Việt luôn phát triển, mở rộng vốn từ rất quan trọng, mượn từ là cần thiết. Ta mượn và tạo ra 10 từ Hán-Việt mới, mượn 5 từ gốc Tây (như tiếng Anh) mới mà chỉ sáng tạo ra được 1-2 từ gốc Việt mới thì kể ra cũng đáng suy ngẫm thật! Cái bản chất, gốc gác của ta càng ngày càng bị lép vế, thu hẹp (% từ gốc Việt càng ngày càng giảm), không thể "sánh vai" với những từ mượn gốc khác được hay sao!

Hina

View Public Profile

Find More Posts by Hina

October 25th, 2011, 09:46 AM #76

huevietnam

Hue city - Truly Vietnam

Join Date: Jun 2009

Location: Hue city

Posts: 32,387 Quote:

Originally Posted by Hina

Tiếng Việt luôn phát triển, mở rộng vốn từ rất quan trọng, mượn từ là cần thiết. Ta mượn và tạo ra 10 từ Hán-Việt mới, mượn 5 từ gốc Tây (như tiếng Anh) mới mà chỉ sáng tạo ra được 1-2 từ gốc Việt mới thì kể ra cũng đáng suy ngẫm thật! Cái bản chất, gốc gác của ta càng ngày càng bị lép vế, thu hẹp (% từ gốc Việt càng ngày càng giảm), không thể "sánh vai" với những từ mượn gốc khác được hay sao!

Cái này không có gì lạ, vì từ gốc Việt (Thuần Việt) thường là những từ đơn âm tiết, là lớp từ cơ bản trong tiếng Việt, chỉ những hành động, sự vật...cơ bản nhất của con người, và lớp từ này hầu như không thay đổi qua cả ngàn năm. Nếu người Việt ngày nay không còn muốn dùng lớp từ này mà thích dùng lớp từ vay mượn, ví dụ không nói "ăn" mà nói "thực", "eat" (Bạn đã thực chưa? Bạn eat món gì?...) thì lúc đó mới có thể nói tiếng Việt lâm nguy.

Từ ngữ vay mượn chúng ta có thể mượn rất nhiều để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp cấp bách trong cuộc sống hàng ngày, nhưng tuổi thọ của chúng không bền, không có gì phải lo lắng cho sự xâm nhập của lớp từ này cả.

__________________

Hue:Tourist| Heritage| Festival| Projects & Skyline|Street Life

Vote 4 Hue:TuCamThanh|Tomb Of KhaiDinh|Tomb of TuDuc| MinhMang's tomb| ThienMu pagoda|Redeemer Church| TruongTien bridge

mail to: [email protected]

huevietnam

View Public Profile

Find More Posts by huevietnam

October 25th, 2011, 10:39 AM #77

letrung

Registered User

Join Date: May 2010

Location: Hà Nội

Posts: 10,866 Có bác nào để ý không, ngôn ngữ chúng ta sử dụng hồi còn nhỏ khác nhiều so với ngày nay (biến đổi) có nhiều từ bây giờ chúng ta không bao giờ nói lại nữa

__________________

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

letrung

View Public Profile

Find More Posts by letrung

October 25th, 2011, 11:44 AM #78

anhcanem8897

Registered User

Join Date: Aug 2010

Posts: 9,962 Sự tích CẦU XẺO BƯỚM

Nghe bà con ta ở Kiên Giang truyền miệng lại là Hồi xửa hồi xưa gia đình nọ có người cha già sống với cô con gái đã tới tuổi cập kê, 2 cha con sống bên này cầu là xóm nghèo, hok có thú vui chơi bởi vậy cô gái hay trốn cha bam đêm qua kia cầu đi chơi suốt đêm. Con gái mới nhớn mà.

Khuyên hoài mà hok nghe, một hôm, người cha quá tức giận nên mới phán rằng: " Mày mà còn sang đấy chơi nữa là tao sẽ xẻo bướm mày"

Thế là cô con gái sợ quá nên trốn biệt sang bên kia cầu vui chơi rồi ở lại đó luôn, chẳng dám trở về nữa...mặc dù người cha ngày đêm trông ngóng để rồi sau đó chết dần mòn trong mong đợi con mình quay về...

Từ đó dân chúng đặt cây cầu này là Cầu Xẻo Bướm. Tui bảo đảm là mí cô mà đi ngang đó lần đầu cũng hết hồn âm thầm kiểm tra lại coi còn hay mất cho coi. Hehehhe.

http://forum.vietyo.com/topic/vi-sao...buom-7312.html

anhcanem8897

View Public Profile

Find More Posts by anhcanem8897

October 25th, 2011, 11:51 AM #79

anhcanem8897

Registered User

Join Date: Aug 2010

Posts: 9,962 Tìm hiểu thêm về cầu Xẻo Bướm và cầu Cu - An Biên - Kiên Giang

Sự tích cầu Xẻo Bướm và Cầu Cu Đi qua Xẻo Bướm tới cầu Cu thiên hạ ai ai cũng gật gù. Địa danh nơi đâu nghe sao lạ ? Cớ sao Xẻo Bướm với Cầu Cu ? Thuở xa xưa tại một làng quê nọ Có hai người thắm thiết yêu nhau. Họ thề nguyền đính ước trầu cau. Sang xuân mới cùng nhau xây tổ ấm Nàng Xưởm Béo, chàng tên gọi Cù Câu.. Một sáng sớm họ cùng nhau lên rẫy. Qua con suối trượt chân nàng vùng vẫy. Nhưng than ôi! Con nước quá vô tình. Quá đau đớn chàng Cù Câu sầu muộn Ngồi bên bờ than khóc suốt đêm thâu. Rồi một ngày người ta thấy Cù Câu. Thân gầy rộc chết gục bên bờ suối. Thương đôi trẻ yêu nhau đắm đuối Trên con suối có Xẻo Bướm ,Cầu Cu Hai cây cầu nơi hai người bị chết, dân đặt tên để tưởng mối duyên tình!

http://nguyenchaumai.blogspot.com/20...-khe-buom.html

anhcanem8897

View Public Profile

Find More Posts by anhcanem8897

October 25th, 2011, 11:57 AM #80

sumo7979

sumo.vn

Join Date: Aug 2011

Posts: 1,030 Quote:

Originally Posted by letrung

Có bác nào để ý không, ngôn ngữ chúng ta sử dụng hồi còn nhỏ khác nhiều so với ngày nay (biến đổi) có nhiều từ bây giờ chúng ta không bao giờ nói lại nữa

Chuyện này bình thường thôi,1000 năm sau con cháu chúng ta không đọc nổi những từ chúng ta đang gõ trên bàn phím này đâu,Trung Quốc khai quật lăng Tào Tháo chỉ có những nhà ngôn ngữ học mới dịch được những văn tự trên đó.

Nguồn gốc tên gọi "Hải Phòng"

Trong cuộc thi "Bảy sắc cầu vồng" của một quận được phát trên truyền hình Hải Phòng, ban tổ chức cuộc thi đưa ra một câu hỏi tìm hiểu lịch sử thành phố: "Em hãy cho biết nguồn gốc của tên gọi Hải Phòng"? Chuyên gia lịch sử của một đội tuyển bật nhanh dậy trả lời tự tin và lưu loát rằng: Đó là tên gọi rút gọn trong cụm từ "Hải tần phòng thủ" - một chức tước (?) của nữ tướng Lê Chân ở thế kỷ I.

Câu trả lời này được ban tổ chức cuộc thi cho điểm tối đa nên đã gây không ít thắc mắc và tranh luận trong giới sử học, giới nghiên cứu thành phố sau đó. Vậy tên Hải Phòng được bắt nguồn từ đâu ?

Nhóm tác giả sách "Tự điển bách khoa địa danh Hải Phòng" (xuất bản năm 1998) cho rằng: "Nguồn gốc tên gọi Hải Phòng được nghiên cứu từ lâu, nhất là cuối những năm 80. Đã có nhiều giả thiết về nguồn gốc địa danh "Hải Phòng".

1- Cho đó là tên gọi rút ngắn trong cụm từ "Hải tần phòng thủ", chức (?) của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ I.

2- Hải Phòng là tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: "Hải-Dương thương chính quan phòng ..."

3- Hải Phòng bắt nguồn từ ty sở nha Hải Phòng hoặc đồn Hải Phòng lập từ đời Tự Đức. Các luận cứ chính: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn".

"Hải Phòng" vốn là tên một đồn binh bên bờ sông Cấm. Việc dùng tên gọi "Hải Phòng" mà không dùng tên Ninh Hải có thể do lúc đầu người Pháp chỉ được đóng quân ở đồn Hải Phòng mà không được đóng quân ở đồn Ninh Hải. Vì vậy họ quen dùng tên "Hải Phòng", tên gọi này phát âm dễ hơn tên Ninh Hải (đối với người Pháp)...".

Chúng tôi thiên về kiến giải cho rằng nguồn gốc tên tỉnh (sau là thành phố) Hải Phòng có mạch nguồn là tên đồn Hải Phòng ở bến Ninh Hải được hình thành trên vùng đất đai thuộc làng Cấm (Gia Viên), làng Vẻn (An Biên) huyện An Dương cổ xưa. Bởi lẽ, nếu nói rằng tên Hải Phòng có nguồn cội từ cụm từ "Hải tần phòng thủ" thời bà Lê Chân, thì sao trong suốt 19 thế kỷ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta lại không thấy xuất lộ một chút gì về bóng dáng của địa danh này trong thư tịch cổ.

Còn cho địa danh Hải Phòng là bắt nguồn từ tên gọi của một cơ quan được đặt từ đời Tự Đức trên đất Hải Dương: "Hải Dương thương chính quan phòng" (hay "Hải Dương quan phòng", "Hải Dương phòng khẩn quan phòng" - những tên được khắc trong con dấu của nha phòng khẩn ở Hải Dương). Như chúng ta đã biết, triều đình nhà Nguyễn đã cho đặt nha Hải Phòng ở nhiều địa phương ven biển hoặc có đường biên giới giáp nước ngoài với chức năng là cơ quan bảo vệ, canh phòng chủ quyền đất nước.

Qua tài liệu nghiên cứu, có thể khẳng định: Địa danh "cảng Ninh Hải" đã được dùng trong các văn kiện ngoại giao dưới thời Nguyễn. Trong mục 11 của bản Hoà ước do đại diện Nhà nước Cộng hoà Pháp và triều đình Huế ký ngày 15/3/1874 có đoạn ghi: "Chính phủ An Nam cam kết mở cửa thông thương các cảng Thị Nại ở tỉnh Bình Định, Ninh Hải (Hải Phòng) ở tỉnh Hải Dương, thành phố Hà Nội và cho đi qua sông Nhị Hà từ biển cho tới Vân Nam".

Như vậy là năm 1874, bến Ninh Hải bên bờ sông Cấm đã được gọi là cảng. Trong văn bản của bản Hoà ước này cũng đã xuất hiện từ "Hải Phòng" đặt trong ngoặc đơn cạnh địa danh "Ninh Hải" với tư cách đồng nghĩa với từ Ninh Hải.

Bản phụ lục của Hoà ước 1874 có đoạn ghi: " ở Ninh Hải, viên lãnh sự và tuỳ tùng tiếp tục đóng ở đồn chừng nào họ thấy cần để bảo đảm an toàn cho việc buôn bán. Ông ta mai sau ở trên một khoảng đất 5 mẫu sẽ được nhượng địa".

Vậy đồn này là đồn gì? Sách "Viễn Đông" của Paul-Bonnetain ghi lại hiệp định ký năm 1874 có đoạn viết: "Lính Pháp sẽ rời khỏi thành Hà Nội rút về Cửa Cấm ở trong đồn Hải Phòng".

Đặc biệt trong cuốn: "Nguồn gốc của vấn đề Bắc Kỳ" do Jean Dupuis xuất bản năm 1896 có đoạn mô tả về đồn Hải Phòng như sau:

"Ngày 15 (tháng 11 - 1872), chúng tôi đổ bộ ở quãng trên, đối diện với vị trí hiện nay của Hải Phòng. Hải Phòng hồi đó chỉ là bãi lầy bùn, khi thuỷ triều lên thì bị ngập. Chúng tôi đổ bộ ngay trước mặt một cái đồn đắp bằng đất dựng ở ngã ba sông Tam Bạc và Cửa Cấm, có nhiệm vụ bảo vệ lối ra vào ở cửa biển này ...".

Theo chúng tôi, tên Hải Phòng ngày nay vốn có nguồn gốc từ tên của một thành đồn được gọi là Hải Phòng làm nhiệm vụ bảo vệ canh phòng cửa biển do triều đình phong kiến nhà Nguyễn xây dựng trên đất làng Cấm (Gia Viên), rồi sau thuộc phạm vi cảng Ninh Hải. Tên gọi này có trước khi người Pháp đặt chân đến. Địa danh Hải Phòng dần thay thế tên gọi Ninh Hải có lẽ do lúc đầu người Pháp chỉ được phép đóng quân ở đồn Hải Phòng nên họ quen dùng từ Hải Phòng mà thôi.

lịch sử: yws nghĩa tên gọi các địa danh Bắc Bộ

( Bài viết chia sẻ trên hệ thống website của AnhSaoKhuya.Net )

Ô Quan Chưởng xưa

Người ta thường nói Hà Nội có năm cửa ô. Đó là các cửa còn lưu lại địa danh như ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng.

Nhưng thực ra tài liệu xưa cho biết vào giữa thế kỷ XVIII, Hà Nội vẫn còn mười sáu cửa ô. Còn hiện nay thì chỉ còn duy nhất một cửa ô Quan Chưởng là còn lưu lại dấu tích.

Trong kế hoạch xây dựng biểu tượng kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, có người đưa ra ý kiến nên xây dựng một cửa ô phía nam thành phố, nhưng không biết đấy có phải là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội không. Trong khi chờ đợi chúng ta hãy xem lại cửa ô xưa.

Vào triều vua Lê Hiến Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng, Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đấy là những cổng nằm trên La Thành, một thành đất bao quanh thành phố, không có hình dáng nhất định mà phụ thuộc vào địa hình, vì mục đích của thành này ngoài việc bảo vệ an ninh cho thành phố, còn có tác dụng phòng lụt khi nước sông Hồng lên cao.

Trong tập Ký sự lên kinh, thầy thuốc nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã mô tả một cửa ô khi ông đi qua vào khoảng năm 1781 như sau: "Đi qua cửa Vũ Quan vào thành. Chỉ thấy một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài là hàng rào tre kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc." Tính đường đi của tác giả thì cửa ô này có thể là ô Chợ Dừa ngày nay. Và đây cũng là đoạn văn duy nhất mô tả một cái cửa ô thời cổ, mỗi cửa ô đều lấy tên theo địa phương có cửa ô đó.

Đến thế kỷ XX thì trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, với câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu khi nói về ngôi sao vàng "năm cánh xòe trên năm cửa ô". Nhưng trên thực tế chỉ còn tồn tại duy nhất một cửa ô là ô Thanh Hà, còn gọi là ô Quan Chưởng.

Các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như ô Chợ Dừa là tên gọi một cái chợ phía tây-nam thành phố, ô Cầu Giấy còn biết được vì là tên gọi của cái cầu gạch bắc qua sông Tô Lịch... chứ không còn một kiến trúc nào có thể gợi lại vết tích xưa.

Thậm chí còn có một cửa ô thứ sáu chỉ còn tên gọi trong ký ức chứ không ai biết nằm ở chỗ nào như ô Đồng Lầm, nay thuộc khu vực Kim Liên phía nam thành phố.

Theo tài liệu trên tạp chí Xưa & Nay (số 76, tháng 6-2000) thì sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp cho phá hết các cửa ô cùng với một phần các con đê để mở rộng thành phố, cũng như cho triệt hạ thành cổ Hà Nội.

Nhưng riêng ô Thanh Hà, nhờ có sự đấu tranh kiên trì của nhân dân và của ông cai tổng tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu (1845-1916), người làng Khúc Thủy (Hà Đông), nên chủ trương đó không thực hiện được. Vì ông Cai tổng cùng với dân chúng nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ô nên cuối cùng người Pháp phải nhượng bộ. Nhờ vậy mà đến nay thành phố còn lưu lại được một vết tích quí của kiến trúc xưa.

Còn tại sao ô Thanh Hà lại đổi thành ô Quan Chưởng? Cũng theo những điều còn ghi lại trong gia phả của họ Đào thì năm 1873, có một viên quan Chưởng cơ người Bắc Ninh nổi dậy đánh Pháp, chẳng may bị bắt ở Gia Lâm, quân Pháp giải về Hà Nội chém đầu và đem bêu đầu bên bờ sông Cái phía trước cửa ô Thanh Hà, giao cho Cai tổng Đồng Xuân canh giữ.

Ngay đêm đầu tiên, ông Cai tổng nghe tiếng chó sủa ngoài sông vọng về, cho tuần đinh ra tra xét thì thấy có hai chiếc đò cứ lởn vởn ở khúc sông gần chỗ bêu đầu quan Chưởng cơ. Sợ có người đến lấy đầu của quan Chưởng cơ, ông Cai tổng bèn cho đem thủ cấp vào treo trong cửa ô Thanh Hà.

Hôm sau người nhà quan Chưởng cơ đến thương lượng, xin ông Cai tổng cho chuộc lại thủ cấp. Biết đây là một nghĩa cử phải làm, nhưng để khỏi mang tội với quan trên, ông Cai tổng bèn lên bẩm báo với quan Đốc lý thành phố, xin cho đem thủ cấp trôi sông để giữ vệ sinh trong khu dân cư, và được chấp thuận.

Đêm hôm đó ông Cai tổng trao trả thủ cấp cho gia đình quan Chưởng cơ, rồi sáng sớm hôm sau sai tuần đinh tin cẩn lấy một hòn đất to bọc vải cho vào một cái rọ đem ra giữa sông. Trước khi ném cái rọ xuống sông phải hô to cho mọi người trong bờ nghe rõ: "Theo lệnh quan trên, thủ cấp này phải trầm hà!"

Câu chuyện quan Chưởng cơ bị bêu đầu được lan truyền trong tổng Đồng Xuân, từ đấy ai đi qua cửa ô cũng gọi là ô Quan Chưởng, dần dần về sau cái tên cũ ô Thanh Hà không được nhắc đến nữa.

Ô Quan Chưởng ngày nay

Ngày nay, ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, không những là vết tích của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà còn là bằng chứng tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân trong vùng.

Ngày nay, đi qua đây, có mấy ai biết đến câu chuyện xảy ra cách đây tuy không xa lắm, nhưng đang dần đi vào quên lãng? Đi đến đây ta chỉ thấy một nơi tập kết các xe chở hàng của một trung tâm buôn bán sầm uất, khách qua đường không có chỗ dừng chân.

Điều duy nhất còn an ủi chúng ta là ngay tại góc phố nhìn ra cửa ô, còn có hàng bún ốc nổi tiếng của bà Xuân, mà du khách có thể ngồi lại để thưởng thức một món ăn truyền thống của Hà Nội.

Trong khi chờ đợi, nhìn bàn tay thoăn thoắt của bà chủ quán vừa gắp bún, vừa khều ốc, cầm chiếc gáo nhỏ múc nước giấm bỗng, du khách có thể lặng lẽ quan sát từng viên gạch vồ trên tường thành, nơi đã chứng kiến biết bao biến thiên của đất Hà thành.

--------------------------

Xuất xứ tên gọi Hạ Long

Từ trước thế kỷ thứ XIX, tên vịnh Hạ Long chưa được ghi chép trong những thư tịch cổ nước ta, mà vùng biển này được biết đến với những tên An Bang, Lục Thủy, Vân Đồn... Đến cuối thế kỷ XIX, tên vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên các bản đồ hàng hải của Pháp. Trên tờ "Tin tức Hải Phòng" xuất bản bằng tiếng Pháp đã đưa tin: "Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long". Câu chuyện được tóm tắt như sau: Năm 1898, viên thiếu úy Lagơrêdin, thuyền trưởng tàu Avalăngsơ đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần trên Vịnh Hạ Long. Không chỉ riêng viên thiếu úy mà có rất nhiều thủy thủ khác trên tàu cùng chứng kiến. Người Châu Âu liên tưởng, con vật này giống như con rồng châu Á. Cũng vì sự xuất hiện của con vật kì lạ ấy mà vùng này được gọi là vịnh Hạ Long.

[Link bị ẩn => ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN]

Vịnh Hạ Long

Cũng có một giả thiết khác về tên gọi này, đó là theo một huyền thoại xưa cho rằng tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Chuyện kể: "Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu ngọc. Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn lại liền đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, thấy cảnh hạ giới thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau. Rồng mẹ và rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới. Chỗ rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi rồng con xuống chầu bên rồng mẹ là Bãi Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vỹ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay)."

Như vậy, những giả thiết về tên gọi vịnh Hạ Long vẫn được hiểu theo các truyền thuyết và chuyện kể được lưu truyền trong dân gian. Song qua những chuyện kể dân gian đó, chúng ta lại thêm yêu và tự hào về một di sản thiên nhiên đã được thế giới công nhận.

Sa Pa

Sa pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.

Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.

Lịch sử Sa Pa

Trước kia, Sa Pa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.

__________________

Cao Bằng: tỉnh ở cực Bắc Việt Nam, Bắc và Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Nam giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Cạn và Thái Nguyên, Tây giáp tỉnh Hà Giang, chiều dài nhất theo hướng Đông Tây 115km từ huyện Hạ Lang đến huyện Bảo Lạc. Diện tích 8.445km2. Địa thế cao ở phía Tây Bắc và Bắc có các đỉnh 1805m ở phía Tây Bảo Lạc, hang Pắc Bon1157m, núi Pya ya (1980m), thấp dần về phía Đông, đỉnh 676m ở Nước Hai, đỉnh Bokim (828m) phía Đông thị xã Cao Bằng, đỉnh 582m ở phía Nam sông Qu‎ Xuân (Quây Sơn). Sông Gâm chảy ở góc Tây Bắc, sông Bằng Giang ở góc Đông Bắc, có các phụ lưu là sông Tsélao, sông Hiến chảy vào sông Bằng Giang ở góc Đông Bắc ở thị xã Cao Bằng, sông Bác Vọng nhập vào sông Bằng ở Thủy Khẩu, sông Quy' Xuân chảy xuống sông Tả Giang ở Quảng Tây. Dân số năm 1991 là 565.967 người thuộc 5 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Mèo (H'mông) và Dao. Tỉnh Cao Bằng gồm 1 thị xã, tỉnh lị Cao Bằng và các huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hòa An. Năm 1976 tỉnh Cao Bằng hợp nhất với tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng. Hai năm sau lại tách ra thành 2 tỉnh riêng. Tỉnh Cao Bằng sản xuất ngựa tốt Nước Hai, cây trẩu và hạt dẻ và đồ bàn ghế bằng mây tre. Tỉnh lị Cao Bằng được nối liền với Hà Nội và TP. Thái Nguyên bằng quốc lộ 3 với thị xã Lạng Sơn bằng quốc lộ 4, lại có đường ô tô đi Trà Lĩnh và Trùng Khánh. Nhà Sơn Tây kị húy tên vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình, đổi Cao Bình làm Cao Bằng. Năm 1808 đổi phủ Cao Bằng là phủ Trùng Khánh, thuộc trấn Cao Bằng. Hồi thuộc Pháp, Cao Bằng gồm 1 phủ Hòa An và 7 châu: Hà Quảng (Sóc Giang), Thạch An (Đồng Khê), Nguyên Bình, Phục Hòa( Tà Lùng), Quảng Uyên, Thượng Lang (Trùng Khánh), Hạ Lang. Đồng chí Hoàng Đình Rong tên thật là Vũ Văn Đức thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Cao Bằng năm 1940. Di tích và điểm du lịch: thác Bản Giốc, thác Đầu Đẳng, động Pông, hang Pác Bó, Nà Mạ (quê hương Kin Đồng), khu rừng Trần Hưng Đạo, các địa điểm Phai Khát, Na Ngần.

+ Thị xã tỉnh lị Cao Bằng ở độ cao 150m, ở chỗ ngã ba sông Bằng, sông Hiến và sông Trà Lĩnh, cách đèo Mục Mã 22km, Quảng Uyên 37km, Nguyên Bình 43km, Tĩnh Túc 53km, Bắc Cạn 80km, Thái Nguyên 237km, Hà Nội qua Bắc Cạn 272km, qua Đồng Đăng 286km, Lạng Sơn 132km, có cầu Nà Tràn 2 nhịp dài 56m nối liền thị xã với khu phía Tây nhà máy cơ khí Cao Bằng.

--------------------------

Bắc Ninh: tỉnh ở phía Đông Bắc thành Hà Nội, đời Lê là trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi là trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi là tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895 Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành 2 tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lục Nam (sau 1963 đổi thành tỉnh Bắc Giang), sau hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, nay lại tách ra 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Tỉnh Bắc Ninh hồi Minh Mạng gồm phủ Từ Sơn (huyện Đông Ngàn do phủ kiêm lí), huyện Tiêu Du, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong; phủ Thuận An, sau đổi thành Thuận Thành (huyện Siêu Loại do phủ kiêm lí, Gia Lâm, Gia Bình Văn Giang, Lạng Tài); phủ Thiên Phúc (huyện Thiên Phúc do phủ kiêm lí, Hiệp Hòa, Việt Yên, Kim Hoa); phủ Lạng Giang (huyện Phương Nhãn do phủ kiêm lí, huyện Yên Dũng, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn). Tỉnh Bắc Ninh phía Tây có sông Hồng ngăn cách với tỉnh Hà Nội, khoảng giữa có sông Cầu Chảy đến Phả Lại thì gặp sông Đuống và sông Thương. Vùng Lạng Giang, núi non hiểm trở, còn vùng Bắc Ninh thì ruộng đồng bằng phẳng, xanh tốt, thỉnh thoảng có những đồi núi thấp có tên tuổi gắn liền với lịch sử như núi Sóc Sơn, núi Tiên Du, núi Vũ Ninh, núi Thiên Thai. Bắc Ninh xưa có tiếng là đất văn vật nhất của cả nước, có Lê Văn Thịnh đỗ Trạng nguyên đầu tiên về đời Ly', Nguyễn Quan Quang Trạng nguyên đầu tiên về đời Trần, số Trạng nguyên và Ts. nhiều nhất so với các tỉnh khác. Nằm trên con đường xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc, đồng thời cũng là con đường của các sứ bộ ta sang Trung Quốc và sứ bộ Trung Quốc sang ta, Bắc Ninh còn là địa bàn của cuộc kháng chiến chống vua quan, chống ngoại xâm, chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, ngoài ra còn có hoạt động chống Pháp của nhiều nhà yêu nước Đốc Quế, Đốc Sung, Đốc Mỹ, Lãnh Điềm, Hai Tước, Đốc Tác, Quản Kỳ, Đội Văn, Lãnh Giới, Lãnh Giám, Lãnh Thiết, Cai Bình, Cai Biên, Đề Hoàng, Đề Năm, Đề Kiều, Bắc Ninh là quê hương của Nguyễn Án, Trần Danh Án, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Cao, Nguyễn Đăng Cảo, Phạm Huy Cơ, Nguyễn Văn Cừ, Đào Cử, Nguyễn Tự Cường, Đặng Công Chất, Trần Quang Châu, Phó Đức Chính, Lê Duy Đản, Nguyễn Cư Đạo, Nguyễn Tư Giản, Trương Hát, Trương Hống, Đặng Thị Huệ, Đàm Nhuận Huy, Sư Huyền Quang, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Bá Kỳ, Hoàng Sĩ Khải, Trần Danh Lâm, Đàm Văn Lễ, Ngô Luân, Lê Tuấn Mậu, Cao Bá Nhạ, Lê Quỳnh, Nguyễn Quyền, Hoàn Công Phu, Nguyễn Quan Quang, Cao Bá Quát, Nguyễn Đăng Sớ, Nguyễn Mậu Tài, Dương Trọng Tế, Ngô Thầm, Nguyễn Miễn Thiệu, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thủ Tiệp, Hứa Tam Tĩnh, Ngô Sách Tuấn, Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Nghêu Tư, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Miễn Thiệu, Nguyễn Nhân Thiếp, Lê Văn Thịnh, Nguyễn Thực, Phạm Văn Tráng, Ly' Công Uẩn, sư Vạn Hạnh, Hội Lim, hát quan họ. Nhà thờ đạo Thiên Chúa ở Bắc Ninh do các cố dòng Đominicain người Tây Ban Nha phụ trách.

+ Tỉnh lị Bắc Ninh, trướcở xã Đáp Cầu bên sông Cầu, đến đời Gia Long dời về chỗ ở hiện nay, thuộc địa phận 3 xã Đỗ Xá (huyện Võ Giàng), Khúc Toại (Yên Phong) và Hòa Đình (Tiên Du). Thành hình lục giác, chu vi 532 trượng 3 thước, cao 9 thước, hào rộng 4 trượng, 6 thước, đắp đất năm 1804, xây năm 1824, trước bằng đá ong, sau bằng gạch, mở 4 cửa, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Cột cờ cao gần bằng cột cờ Hà Nội, ở trong cửa Tiền. Thị xã Bắc Ninh năm 1973 dân số 10.000 người. Cách Đáp Cầu 4km, Bắc Giang 20km, Hà Nội 31km, Thái Nguyên 53km, Lạng Sơn 123km, Hải Phòng 190km theo quốc lộ 18.

+ Phố cũ thời thuộc Pháp ở quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Nay là phố Trần Nhật Duật.

-------------------------

Bát Xát: ngòi, phụ lưu sông Hồng, còn có tên là Nậm Phát, chảy qua Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa, nay là huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.

+Đại lí hành chính hồi thuộc Pháp, sau là huyện của tỉnh Lào Cai, Đông Bắc giáp sông Hồng ngăn cách với tỉnh Vân Nam, Tây Bắc giáp sông Nậm Mặt, Tây Nam giáp dãy núi Hoàng Liên Sơn ngăn cách với huyện Phong Thổ, Nam giáp huyện Sapa. Đỉnh cao 1026m ở phía Bắc Trình Tường, đỉnh 2880m ở giữa huyện, nơi tập trung các núi nhỏ chảy ra sông Hồng: sông Tac Ho và sông Ngòi Phát. Huyện lị là Bát Xát trên sông Hồng, có đường ô tô nối liền với huyện lị Phong Thổ ở phía Tây ( qua đèo Mây) và với thỉ xã Lào Cai ở phía Đông Nam cách 19km. Huyện Bát Xát có mỏ đất hiếm mới phát hiện (1991), huyện trồng nhiều cây thảo quả.

-----------

Bãi Sậy: bãi Lớn ở phường Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, bên sông Hồng, xưa đê bị vỡ nhiều lần, đất trở thành hoang vu, lau sậy mọc lên rập rạp. Nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật hoạt động chống Pháp ở đấy từ 1885 đến 1889. Đạo quân sự do Pháp đặt ra gồm các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, lị sở ở Bần Yên Nhân (Mỹ Hào) trấn áp cuộc khởi nghĩa trên.

Bài Thơ: còn gọi là núi Truyền Đăng, ở gần bến tàu Hòn Gai, sát biển, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Năm 1462 vua Lê Thánh Tông đi tuần ở vùng biển này có cho khắc bài thơ lên núi ấy, sau chúa Trịnh Cương có làm thơ họa lại. Năm 1930, công nhân mỏ treo cờ búa liềm trên núi này.

Bạch Vân: am của Nguyễn Bỉnh Khiêm xây ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương, nay thuộc TP. Hải Dương, nơi lui tới của các nhà thơ, nhà văn Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ ...

-------------

Bạch Hạc: làng ở tỉnh Bạch Hà, huyện Lương Sơn, phường Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây, sau thuộc tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chỗ sông Lô hợp với sông Thao, ga xe lửa trên đường Hà Nội-Lào Cai ở km 69, cách trung tâm Việt Trì 4km về phía Đông Nam.

+ Huyện đặt từ đời Lê Quang Thuận, thuộc phủ Tam Đái, tr. Sơn Tây, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, hồi trước có cây chiên đàn, chim hạc trắng đậu trên cấy ấy nên gọi tên thế. Huyện do phủ Tam Đái kiêm lí. Khi Lạc Long Quân nối nghiệp Kinh Dương Vương, bèn dời đô từ Hồng Lĩnh về vùng Bạch Hạc. Huyện Bạch Hạc từ đời Lê về trước có 20 người đỗ đại khoa, huyện sản xuất nhiều bông. Thông Thánh Quán ở thị xã Bạch Hạc, th. Việt Trì dựng vào khoảng niên hiệu Vĩnh Tuy đời Đường.

------------

Tên Gọi Bạch Mai: làng ở huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hai Bà, TP. Hà Nội. Trước tên là Hồng Mai, vì kị húy chữ lót của nhà Nguyễn, nên đổi là Hoàng Mai. Năm 1916 Pháp xử bắn chiến sĩ cách mạng Trần Hữu Lực ở đây. Ngày 19/1/1949 ta tập kích sân bay Bạch Mai của Pháp. Bệnh viện Cống Vọng, Pháp xây dựng từ năm 1911, nay là bệnh viện Bạch Mai.

-----------

Tên Gọi Bạch Mã: đền do Cao Biền dựng năm 867 ở thành Đại La, sau Lý Thái Tổ lấy địa điểm ấy đắp núi Nùng và cho dựng lại đền khác ở chỗ sông Lô Tịch đổ ra sông Hồng, ở phủ Hà Khẩu, huyện Vĩnh Thuận ở cửa Đông thành Hà Nội, nay ở nhà số 3 phố Hàng Buồm. Đền thờ thần Long Đỗ, Bạch Mã Đại Vương, tục truyền thần Bạch Mã rất thiêng. Cao Biền trấn yểm không được, nên phải lập đền thờ.

+ Đền có tiếng đẹp và linh thiêng ở làng Bạch Đường (Bạch Ngọc), huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn, nay là huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Xây dựng về đời Ly' lúc Ly' Nhật Quang làm trấn thủ Nghệ An và đóng lị ở xã này. Một trong 4 đền có tiếng ở Nghệ An là đền Cờn (Phương Cần), đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng.

+ Đền ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thờ Phan Đà, tương truyền là tướng của Lê Lợi.

+ Núi cao 1450m trong dãy Hải Vân ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp tỉnh Quảng Nam, cách huyện lị Phú Lộc 19km về phía Bắc Mỏ Vàng. Nơi nghỉ mát có 2 thác nước: Đỗ Quyên rộng 20m cao 30m và thác Bạc rộng 4m cao 10m. Rừng quốc gia thành lập năm 1991, rộng 22.030 ha, có các động vật: voi, voọc chà và, trĩ đuôi dài tới 2m.

-----------

Bạch Hạc: làng ở tỉnh Bạch Hà, huyện Lương Sơn, phường Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây, sau thuộc tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chỗ sông Lô hợp với sông Thao, ga xe lửa trên đường Hà Nội-Lào Cai ở km 69, cách trung tâm Việt Trì 4km về phía Đông Nam.

+ Huyện đặt từ đời Lê Quang Thuận, thuộc phủ Tam Đái, tr. Sơn Tây, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, hồi trước có cây chiên đàn, chim hạc trắng đậu trên cấy ấy nên gọi tên thế. Huyện do phủ Tam Đái kiêm lí. Khi Lạc Long Quân nối nghiệp Kinh Dương Vương, bèn dời đô từ Hồng Lĩnh về vùng Bạch Hạc. Huyện Bạch Hạc từ đời Lê về trước có 20 người đỗ đại khoa, huyện sản xuất nhiều bông. Thông Thánh Quán ở thị xã Bạch Hạc, th. Việt Trì dựng vào khoảng niên hiệu Vĩnh Tuy đời Đường.

-----------------------

Bạch Đằng: khúc song dài hơn 20km ở tỉnh Hải Dương cũ, từ Do Nghi đến Phả Lễ, trên tiếp với sông Giá và sông Đá Bạch, dưới thông với sông Nam Triệu, ở phía Đông huyện Thủy Nguyên, nay phân giới hạn giữa huyện Thủy Nguyên và huyện Hải An, TP. Hải Phòng với huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Có nhiều chi lưu: sông khoai, sông Điền Công, sông Giá Đước, sông Thái, sông Chanh tạo ra nhiều ngã 3 phức tạp, rối rắm. Trong lịch sử còn có tên nữa là sông Vân Cừ, sông Rừng (có bến phà Rừng). Tháng 11-938 Ngô Quyền dùng cọc lim vót nhọn bí mật cắp xuống sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán. Năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn lại dung chiến thuật trên đánh quân Nguyên.

+ Nhà máy đóng tàu ở trên sông Tam Bạc ở TP. Hải Phòng.

-------------------------

Ba Vì: núi ở huyện Bất Đạt, tỉnh Sơn Tây, nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, gần sông Đà, gồm 3 ngọn núi: núi Ông (Ao Vua), núi Bà (Ngọc Hoa 1120m), núi Chẹ (Tản viên 1220m) đỉnh cao nhất 1287m, ngọn giữa có hình thắt cổ bồng, trên tỏa ra như cái tán (Tản Viên) ngày đêm mây phủ. Núi cao nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Núi Ba Vì cách Sơn Tây 19km về phía tây. Ly Nhân Tông xây tháp 12 tầng ở núi này. Nơi nghỉ mát, vườn quốc gia Ba Vì.

+ Huyện thành lập do sự hơp nhất hai huyện Bất Đạt và Tùng Thiện, nay thuộc tỉnh Hà Tây. ĐB giáp s. Hồng ngăn cách với huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Đ và ĐN giáp huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Thạch Thất, N giáp huyện Kỳ Sơn và Lương Sơn, nay thuộc tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình. T giáp với sông Đà ngăn cách với huyện Thanh Thủy ( sau là huyện Tam Thanh), tỉnh Phú Thọ. Huyện lấy tên núi Ba Vì ở phía TN huyện Đường quốc lộ 11A( nay đổi là đường 32) nối liền Hà Nội-Phú Thọ đi qua huyện lị Ba Vì (ở huyện lị Quảng Oai cũ) giữa đường từ thị xã Sơn Tây đi tới bến phà Trung Hà, có đường rẽ lên núi Ba Vì. Huyện Ba Vì gắn liền với sự tích Sơn Tinh và Thủy Tinh và cuộc khởi nghĩa của Quận Cồ và Đốc Ngữ. Di tích chùa Mía, chùa Thông, quê Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Cận, Trần Tuân.

-----------

Ba Đình: Tên gọi chung ba thành là: Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê, trước cùng một xã chung nhau một ngôi đình ở Mỹ Khê, ( thờ Phan Thị Thuấn) thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách h.lị Nga Sơn 4km về phía TB, cách TX. Thanh Hóa 40km về phía Bắc, bên cạnh con sông Đào Cầu Chàm nối liền sông Hoạt Giang với song Đại Lai (s.Mã). Nghĩa quân Cần Vương Phạm Bành, Đinh Công Tráng chống Pháp ở đây năm 1886-1887.

+ Quảng trường ở cạnh Phủ Chủ Tịch và chùa Một Cột. Trước kia là quảng trường Puginier hồi thuộc Pháp. Ngày 2/9/1945, cụ Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại đây.

+ Khu phố, sau là quận của TP. Hà Nội gồm 15 tiểu khu (nay là phường) từ nửa phía Tây Hồ Tây trở xuống, phía Đông giáp với sông Hồng từ Yên Phụ đến bãi Phúc Xá, đường xe lửa đầu cầu đến cuối đường Nguyễn Thái Học, đường Giảng Võ, khu tập thể Thành Công, đê La Thành đến Cầu Giấy. dọc song Tô Lịch đến chợ Bưởi lên Trích Sài gặp Hồ Tây. Một nửa phần đất về phía T là đất 13 trại xưa do dân l. Lệ Mật về đời Ly đến khai phá. Phần đất phía Đ là thành trì Hà Nội xưa. Nay gồm doanh trại bộ đội và Bộ Quốc Phòng. Đường phố chính là đại lộ Hùng Vương chạy trước mặt lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ Tịch, đường Điện Biên từ quảng trường Ba Đình qua trụ sở bộ Ngoại giao, cột cờ Hà Nội đến giáp đường xe lửa. Di tích: nhà ở Hồ Chủ Tịch, chùa Một Cột, n. Nùng, cột cờ Hà Nội, cửa Bắc, quán Trấn Võ, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, đền Đống Cổ. Các cơ quan : Phủ Chủ Tịch, Phủ Thủ Tướng, bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc phòng, Hội trường Ba Đình và sứ quán một số nước.

---------------------

Điện Biên là tên gọi do vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841 với ý nghĩa "Điện" là vững chải, "Biên" là biên giới, biên ải - là vùng biên vững chắc. Trước đây vùng đất này mang tên là Mường Thanh, nghĩa là xứ trời, đất tổ của người Thái.

Hố bom trên đồi A1

Nhiều thế kỷ trước cho đến bây giờ Điện Biên vẫn là địa bàn cư trú của người Thái. Trước kia dù là một phần lãnh thổ của Việt Nam nhưng người Thái có chính quyền riêng do các tù trưởng - vua Thái đứng đầu. Họ dựng nên chính quyền cai quản cả một vùng rộng lớn, và cũng là vách chắn quân xâm lược phương Bắc hữu hiệu cho kinh đô Thăng Long. Vào thế kỷ XVIII, Điện Biên trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất nổi tiếng chống lại sự lũng đoạn của nhà Trịnh mà nay còn dấu tích thành Bản Phủ và thành Tam Vạn.

[Link bị ẩn => ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN]

Vào năm 1954, Điện Biên lại lần nữa vang danh thế giới sau trận chiến giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ này còn được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây.

Ngày nay Điện Biên được xếp là đô thị loại ba của Việt Nam, không ngừng phát triển mọi mặt mặt về kinh tế, xã hội cũng như mãi là vùng biên vững chắc ở phía Bắc Việt Nam

Nguồn : http://anhsaokhuya.net/diendan/showthread.php?t=3969#ixzz1oiDeo1DA

Các tên gọi của thành phố Đà Nẵng

Từ thế kỷ XV, mảnh đất này đã nằm trong lãnh thổ của quốc gia Đại Việt, thuộc đạo Hóa Châu được lập ra từ thời Trần Anh Tông và đến thời Lê Thánh Tông (từ 1466) thì thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa. Theo sách "Ô Châu cận lục" (của Dương Văn An soạn năm 1533" thì địa danh Đà Nẵng lần đầu tiên xuất hiện khi sách nhắc đến "một ngôi đền ở cửa biển Đà Nẵng" thờ một nhân vật từ thời Lê Thánh Tông.

Địa danh Đà Nẵng có thể được giải thích theo ngôn ngữ Chăm có nghĩa là "sông lớn" hay "cửa sông cái". Quả thật nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm yếu này, địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVI trở đi (như "An Nam hình thắng đồ", "An Nam thông quốc toàn đồ").

Còn có một tên khác khá phổ biến về vùng đất này, đặt biệt là trong dân gian, đó là tên gọi gắn liền với con sông Hàn. Trên bản đồ vẽ vào thế kỷ XVII đã thấy ghi địa danh này. Địa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được người Âu Châu nhắc đến rất sớm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và vào dịp lễ Pâques năm ấy, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng đã được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân. Địa danh Kean bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời, những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ chợ...); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn.

Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, nó tồn tại suốt trong thời gian là nhượng địa của Pháp, và trở thành địa danh hành chính chính thức trước đó cũng như cho đến nay nhiều người Châu Âu vẫn còn quen gọi, đó là Tourane. Trong các bản đồ, sách vở, ghi chép của người Âu từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII... chúng ta đã thấy nhắc đến những địa danh như: Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron và Tourane.

Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là "Cảng con hến" hoặc "Cảng núi nhỏ mà hiểm"; đều có thể giải thích là do hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.

Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng ("Tai nghe súng nổ cái đùng, Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua !" - ca dao); còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên, nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra vào năm 1916.

Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay.

Hoán dụ có quan hệ đến địa danh

Lê Trung Hoa

"Hoán dụ là hiện tượng chuyển hoá về tên gọi - tên của một đối tượng này được dùng để gọi vật kia - dựa trên quy luật liên tưởng tiếp cận" [1, 52]. Nói một cách dễ hiểu hoán dụ là lấy tên sự vật này để gọi sự vật khác căn cứ vào sự gần nhau giữa chúng.

Trong lĩnh vực địa danh, hoán dụ được sử dụng tương đối phổ biến. Chúng tôi thấy có thể xếp hiện tượng này vào sáu kiểu sau đây.

1.Lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể:

Hoa Kỳ là một ngữ Hán Việt, có nghĩa là "cờ bông". Sở dĩ người ta lấy từ tổ này để miêu tả cờ nước Mỹ vì trên lá cờ có 50 ngôi sao, tượng trưng cho 50 tiểu bang của nước Mỹ, giống những đoá hoa. Lấy đặc điểm của lá cờ một nước để chỉ nước ấy là một kiểu hoán dụ.

2.Lấy tên dân tộc để làm địa danh:

Lào là tên của một dân tộc. Tên dân tộc này biến thành tên một quốc gia châu Á ở phía tây bắc nước ta.

Paris vốn là tên của một dân tộc ngày xưa sống trên vùng lãnh thổ nay là thủ đô của nước Pháp. Vì thế, người Pháp lấy tên dân tộc này làm tên thủ đô của nước họ.

Drai hoặc Jrai trong tiếng Gia Rai là "thác nước" [8] vì tổ tiên dân tộc này thường sinh sống cạnh các thác nước - để có nước sinh hoạt - nên người ta lấy từ chỉ thác nước thành tên dân tộc (Gia Rai) rồi thành tên địa phương (tỉnh Gia Lai) [5].

Bà Nà cũng gọi là Ba Na [6] là tên dân tộc cư trú ở vùng này. Về sau, Bà Nà trở thành địa danh ở tỉnh Quảng Nam [4, 2007, 174].

3. Lấy địa danh làm tên người:

Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) được gọi là Trạng Bùng vì ông sinh ra và lớn lên tại làng Phùng Xá (tên nôm là làng Bùng), huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (mới nhập vào thủ đô Hà Nội năm 2008).

Người Việt gọi Nguyễn Đức Huyên (thế kỷ 18) - một thầy địa lý nổi tiếng - là ông Tả Ao vì ông sống tại làng Tả Ao, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ vì ông đỗ đầu ba kỳ thi (hương, hội, đình) và sinh sống ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nho học lâu đời.

Còn Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Đức Nhuận (1900 - 1968) là hai nhà thơ, nhà báo lấy hai địa danh ở quê hương mình ghép lại thành bút danh: Tản Đà là tên núi Tản (Viên), sông Đà (tỉnh HàTây) ghép lại. Còn Bút Trà là tên núi Bút, sông Trà (Quảng Ngãi) kết hợp mà thành.

Ông Lâm Tấn Phác (1906 - 1969) lấy bút danh Đông Hồ, vốn là tên một trong mười thắng cảnh của tỉnh Hà Tiên xưa, nay thuộc tỉnh Kiên Giang, nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

Trương Khương Trình lấy bút danh Kiên Giang, tên một tỉnh ở Nam Bộ, nơi ông đã sinh ra và lớn lên.

Nguyễn Thành Út (1919 - 2001) lấy nghệ danh là Út Trà Ôn, tức là ông lấy tên chính kết hợp với tên huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, quê hương của ông. Nghệ danh Năm Sa Đéc cũng có cách kết hợp tương tự.

Riêng Tô Văn Tuấn (1914 - 1987) [9, 319] lấy bút danh là Bình Nguyên Lộc. Tên này là tên dịch và ghép lại: Quê ông ở tỉnh Đồng Nai, ông dịch Đồng là Bình Nguyên; Nai là Lộc.

Sau cùng, Hoa Hạ, theo truyền thuyết, là tên nước Trung Quốc có từ nhà Chu, do ban đầu tộc Hán (tộc đa số của Trung Hoa) tụ tập ở bờ sông Hạ Thuỷ, mà khu vực trung tâm của họ là chân núi Hoa Sơn (thuộc tỉnh Thiểm Tây). Vậy Hoa Hạ là do ghép hai chữ đầu của Hoa Sơn và Hạ Thuỷ, nơi xuất phát của dân tộc Hán. Rồi một nghệ sĩ Việt Nam lấy nghệ danh là Hoa Hạ, ý muốn nói mình vốn là người Việt gốc Hoa [4, 2005, 281].

Ngoài ra, vào buổi đầu thời kháng chiến chống Pháp, một số văn nghệ sĩ cách mạng muốn thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập cho dân tộc và đất nước, dùng những địa danh đã làm vẻ vang lịch sử để đặt thành tên gọi của mình, như Lưu Chi Lăng, Trần Bạch Đằng (theo lời ông, ban đầu ông tự đặt Trận Bạch Đằng, sau sửa thành Trần Bạch Đằng cho hợp với tên người) ,...

4. Lấy nơi xuất phát chỉ đối tượng:

Sở dĩ người Trung Quốc gọi nước của người Nhật là Nhật Bản - nghĩa là "cái gốc của mặt trời" - vì nước này ở nơi mà người Trung Hoa thấy mặt trời mọc lên.

Còn người Việt chúng ta gọi người Pháp là Tây vì họ đến từ phương Tây.

Và chúng ta gọi người Hoa là người Tàu vì chủ yếu trước đây họ sang nước ta bằng tàu thuỷ, rồi từ tàu lên giao dịch người Việt.

5.Lấy địa danh làm tên sản phẩm:

Làng Giai ở xã Minh Lăng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nổi tiếng là nơi sản xuất một loại gàu bền và chắc. Tên làng đã biến thành tên sản phẩm: gàu Giai, và dần dần trở thành danh từ chung: gàu giai [6, 428] để phân biệt với gàu sòng.

Trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798) có câu thơ nói về sự chết mòn chết héo của cung nữ vì thương nhớ gia đình, quê hương:

-Giết nhau chẳng phải lưu cầu

Giết nhau bằng cái ưu sầu, độc chưa!

Lưu Cầu vốn là tên một quần đảo ở phía nam Nhật Bản, sản xuất được một thứ dao rất sắc và nổi tiếng, được người xưa dùng để hộ thân hoặc để đánh giặc. Vậy lưu cầu vốn là tên quần đảo, trở thành tên con dao, một sản phẩm được sản xuất ở quần đảo.

Sau cùng là tắc ráng. Đây là một loại xuồng nhỏ, có tốc độ cao hơn các loại thuyền ghe khác. Nguỵên năm 1957, ông Dương Văn Năm là người đầu tiên sản xuất loại thuyền này. Vì xuồng chạy nhanh, đoạt giải nhất trong nhiều cuộc đua ghe ở địa phương nên người Nam Bộ đã lấy tên nơi sản xuất để đặt tên cho chiếc xuồng này.

Tắt Ráng là một địa danh ở thị xã Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), vốn chỉ một cái tắt (dòng nước để đi tắt cho ngắn lộ trình), hai bên bờ có nhiều cỏ ráng (một loại cỏ cao độ hai mét, thường dùng làm chổi). Sở dĩ Tắt Ráng biến thành tắc ráng vì người Nam Bộ nói và viết lẫn lộn hai vần ăt và ăc [5].

6.Lấy tên người làm tên đất:

Đây là hiện tượng phổ biến nhất. Hàng trăm tên người biến thành tên đất vì sự gắn bó của người đó với địa phương mang tên của họ.

Tên huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng bắt nguồn từ tên người. Ông Đỗ Công Tường sống vào đầu thế kỷ 19, làm chức câu đương, có tên thường gọi là Lãnh. Nên người đương thời thường gọi ông là Câu Lãnh. Ông có công khai phá vùng này và nổi tiếng nhân hậu. Ông lấy đất của mình để lập chợ nên chợ mang tên Câu Lãnh. Dần dần tên chợ bị nói chệch thành Cao Lãnh, vì hai vần ao và âu có quan hệ chuyển đổi: tậu (ruộng) - tạo (ruộng), đào (hát) - (cô) đầu, bảo (cử) - bầu (cử),...

Bà Lê Thị Nữ là tu sĩ Phật giáo, sống vào thời kỳ trước thế kỷ 19. Người ta thường gọi bà là Thị Vãi. Bà tu ở một ngọn núi ở vùng Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau người địa phương lấy tên gọi bà để gọi hòn núi nơi bà tu hành là Thị Vãi, bị nói và viết chệch thành Thị Vải [7, 14].

Còn giồng Ông Tố ở thành phố Hồ Chí Minh bắt nguồn thành tên gọi ông Trương Vĩnh Tố, một người có công khẩn hoang ở vùng này. Mộ ông ở gần chợ Bình Trưng, phường Bình Trưng Tây, quận 2 [2].

Ở phường 6, quận 8, có địa danh Ký Thủ Ôn. Đây vốn là tên họ một người Hoa, sinh quán ở Chợ Lớn, tham gia kháng chiến chống Pháp, sau năm 1954, ông được lệnh về giả vờ cộng tác với chế độ Ngô Đình Diệm, được chính quyền Sài Gòn cho làm đồn trưởng một cái đồn ở quận 8. Sau đó, ông bị quân Bình Xuyên giết chết năm 1955. Chính quyền Sài Gòn lấy tên ông đặt thành tên đồn nơi ông đóng giữ và về sau trở thành tên vùng [2].

Sau cùng là địa danh Ông Tạ. Ông tên thật là Trần Văn Bỉ (1918 - 1983), pháp danh Thích Thiện Thới, hiệu là Tạ Thủ (nghĩa là "cánh tay nâng đỡ người bệnh") - nên người địa phương thường gọi là Ông Tạ - một danh y tại vùng này [2].

Xin nêu thêm một số địa danh tiêu biểu khác ở thành phố Hồ Chí Minh.

Sở dĩ thành phố Sài Gòn mang tên Hồ Chí Minh vì ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã từ nơi đây ra đi tìm đường cứu nước.

Còn đường Bạch Đằng với đường Cường Để nhập lại vào năm 1980 và mang tên Tôn Đức Thắng vì đường này chạy qua xưởng Ba Son, nơi mà chàng công nhân ái quốc họ Tôn (1888 - 1980) đã làm việc ở đây và tham gia phong trào chống Pháp trong thời gian 1910 - 1919.

Con đường bắt đầu từ cầu Công Lý đến đường Hoàng Văn Thụ mang tên Nguyễn Văn Trỗi vì tại chiếc cầu đầu đường này, người thanh niên yêu nước xứ Quảng (1940 - 1964) đã đặt mìn định ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mac Namara, khi đi xe qua, ngày 9 - 5 - 1964, nhưng không thành và anh đã hi sinh.

Như vậy, hoán dụ là một hiện tượng khá đa dạng, làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú. Đi sâu vào hiện tượng này, chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện được nhiều điều lý thú hơn.

Lịch sử tên gọi Sài Gòn (st)

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH SÀI GÒN

Bình-nguyên Lộc

Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành "Hòn Ngọc Viễn Đông" (La perle de l'Extrêm Orient), một cái tên đã được thông dụng từ lâu nhưng họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa.

Vì thiếu tài liệu, tôi không thể trích dẫn tên của nhà học giả tiên phong đó, chỉ biết đại khái các điều sau đây. Ông ấy cho rằng Sài Gòn, người Cao Miên, chủ đất cũ của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor. Prây là Rừng, Nokor là Quốc gia. Có thể Sài Gòn do âm của Prây Nokor mà ra chăng? Đây chưa hẳn là giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành Gòn lắm.

Riêng tôi thì tôi thấy giả thuyết này không đứng vững. Tôi biết cơ cấu của ngôn ngữ Cao Miên (tức Cam Bu Chia), nó không có khác cơ cấu Việt Ngữ, trừ một chi tiết nhỏ. Ta nói "ba con cá" thì họ nói cá ba con. Theo cơ cấu đó thì "Quốc Gia rừng" phải là "Nokor Prây", chớ không thể là Prây Nokor được. Mặt khác, người Chàm gọi Sài Gòn của ta là Prây Kor, chớ không hề là Prây Nokor. Prây Kor, cũng cứ là tiếng Cao Miên mà người chàm vay mượn, có nghĩa là Rừng Bò. Có lẽ xưa kia ở đó người ta nuôi bò nhiều, trong rừng, hoặc là ở đó nhiều bò rừng.

Một ông Tây thứ nhì, cũng biết cơ cấu ngôn ngữ Cam Bu Chia như tôi, xác nhận rằng địa danh phải là Prây Ko, hoặc Prây Kor, chớ không thế nào mà là Prây Nokor được hết. Rừng quốc gia là cái gì? Người Cao Miên xưa đâu có biết khoanh rừng để tạo ra những cái National Forest như người Mỹ ngày nay. Nhưng cũng có đưa vào thuyết một điều mới lạ. Ông ấy cho là Ko, hoặc Kor, không phải chỉ có nghĩa là Bò, mà là có nghĩa là cây gòn, một thứ cây có công dụng y hệt như cây gạo của Bắc Việt.

Cambuchia: Ko(r); Lào: Gòn; Phù Nam: Gòn; Nam Kỳ xưa nay: Gòn.

Và ông ấy kết luận rằng Sài Gòn do Prây Kor biến ra. Prây biến ra Sài thì có thế chấp nhận được, nhưng Kor, sao không biến ra Cò, mà biến ra Gòn. Dịch chăng? Khó lòng mà có lý. Nếu dịch, thì dịch cả hai từ, chớ sao lại chỉ lấy âm từ thứ nhứt thôi, còn từ thứ nhì thì lại dịch?

Thế nên thuở ấy các nhà học giả ta mới xía vào, cho rằng xưa kia ta chặt cây gòn ở đó để làm củi chụm, mà Củi thì chữ nho là Sài. Thuyết của ta là cố gắng giúp cho thuyết thứ nhì của Tây có lý mà thôi, tức ta dịch cả hai từ, từ đầu Rừng, gượng gọi củi dịch ra chữ nho là Sài, còn từ sau Kor thì dịch ra tiếng Phù Nam là Gòn mà Nam Kỳ vay mượn.

Thiên hạ làm thinh sau thuyết của ta, vì không ai biết phải giải thích cách nào cho ổn hơn hai ông Tây và vài ông Việt nói trên. Nhưng nửa thể kỷ sau, sau năm 1954, thì có Vương Hồng Sển lên tiếng, không phải bằng một bài báo, mà bằng một quyển sách, quyển "Sài Gòn năm xưa". Cụ Vương bác bỏ ba thuyết không vững trên kia. Theo cụ thì mọi việc xảy ra như sau, và có lấy tài liệu ở bộ sử địa Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức:

Trịnh Hoài Đức viết rằng sau khi Tây Sơn tàn phá thành phố lớn Nông Nại Đại Phố, ở Biên Hòa, thì người Tàu sống sót, trong đó có họ Trịnh, người Tàu lai, chỉ mới lên tám, chạy xuống phía dưới để lập ra một thành phố khác, nay truy ra là thành phố ấy là vùng Chợ Lớn ngày nay. Đa số người Tàu sống sót là người Quảng Đông. Họ đặt tên thành phố mới ấy là Đề Ngạn Thành. Đề Ngạn có nghĩa là "Nắm (vững) bờ sông". Sông ở đây, chỉ là sông con, trỏ tả ngạn của con rạch Cầu ông Lãnh, đoạn nằm ở đại lộ Đồng Khánh ngày nay. Người Quảng Đông phát âm Đề Ngạn là Thầy Ngồl, và Thầy Ngồl bị Việt Hoá ra là Sài Gòn.

Đây là thuyết hữu lý nhất, so với ba thuyết trên, nhưng mà rồi lại sai, khi ta nghiền ngẫm sâu vấn đề. Những gì mà cụ Vương Hồng Sển nói ra đều đúng cả, chớ không phài là nói liều, bằng chứng là mãi cho đến ngày nay, người Tàu vẫn tiếp tục gọi Chợ Lớn là Thầy Ngồl, viết ra chữ là Đề Ngạn.

Nhưng tại sao rồi thì địa danh Sài Gòn, đáng lý gì chỉ trỏ Chợ Lớn thôi, mà lại trỏ Sài Gòn chớ không trỏ Chợ Lớn bao giờ? Đồng hóa chăng vì hai thành phố đó chỉ là một? Không, không có vấn đề đồng hóa. Dưới đây là những gì mà kẻ viết bài nầy đã thấy vào năm 1928. Xin nhắc lại vài chi tiết về đời sống cá nhân riêng tư của người viết bài.

Cha mẹ tôi làm nghề buôn gỗ. Thể nên từ năm lên bảy (1920) tôi đã được dịp theo cha mẹ để đi chơi Sài Gòn. Nhưng chưa biêt rõ Sài Gòn đâu. Mãi cho đển năm 1928 tôi mới rời làng, sống hẳn ở Sài Gòn để theo học Trung học (Làng của tôi là làng huyện lỵ nhưng dưới thời Pháp thuộc, trong làng chưa có trường trung học như dưới thời ông Ngô Đình Diệm).

Vào năm 1928 thì tôi đã lớn xác và biết thật rõ về Sài Gòn. Sài Gòn và Chợ Lớn là hai thành phố khác nhau, cách biệt nhau bằng một vùng đất gần như là hoang vu, bề rộng của vùng đất hoang ấy ước đến sáu miles chớ Không phải ít. Sài Gòn chỉ tiến đến cái nơi mà nay là rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Đại lộ Trần Hưng Đạo đã có rồi, tên cũ là đại lộ Galliéni. Có đường xe điện nối liền hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn. Từ rạp Nguyễn Văn Hảo (thuở ấy chưa xây cât) đi mãi cho tới chợ Hòa Bình (thuở ấy cũng chưa xây cất) là đồng không mông quạnh, thỉnh thoảng mới thấy một nhà gạch nằm giữa đồng. Trường Trương Vĩnh Ký mà tôi theo học, cũng cho nằm giữa đồng trống minh mông.

Thế thì làm sao mà có sự đồng hóa hai thành phố làm một trước năm đó được, vì trước năm đó hằng trăm năm, Sài Gòn đã được gọi là Sài Gòn rồi, mà khoảng cách thì lại còn xa hơn là vào năm 1928 nữa.

Đành là không thể biết sự thật, và tạm chấp nhận thuyết Vương Hồng Sển vậy.

Sau khi sách của cụ Vương Hồng Sển ra mắt độc giả thì một quyền sách khác được xuất bản, đó là quyền "Lịch sử xứ Đàng Trong" mà tên của tác giả tôi đã quên mất, nhưng còn nhớ khá nhiều những chương sách đó. Tác giả của quyển sử này bác bỏ thuyết Vương Hồng Sển bằng luận cứ sau đây, mà tôi chỉ nhớ đại khái thôi, và đây là nhắc lại chớ không phải là trích sách: "Có người cho rằng địa danh Sài Gòn là do địa danh Đề Ngạn, đọc theo Tàu là Thầy Ngồi biến ra. Nhưng tôi chỉ tin theo tài liệu Cổ thôi là sử Trào Nguyễn, sử này viết tên của Sài Gòn là Sài Côn vậy Sài Gòn do Sài Côn mà ra."

Thuyết này quá yếu về các điểm sau đây:

A) Nhưng còn Sài Côn thì do cái gì mà ra chớ? Sài Côn, chữ nho có nghĩa là Cây gậy bằng củi? Sao vua chúa ta lại đặt tên một thành phố kỳ khôi đến thế chớ ?

B) Sử trào Nguyễn viết dưới thời Tự Đức, trong khi đó thì danh xưng Sài Gòn đã cò rồi hằng trăm năm trước Tự Đức. Thế sao dùng Sài Côn thời Tự Đức để làm căn bản được? Còn Sài Gòn đã có rồi trước Tự Đức thì do cái gì mà ra? Ta nên nhớ rằng vua Tự Đức là một ông vua Việt Nam mê Tàu nhất nước. Ông vua ấykhông bao giờ cho quan của ông đặt tên một thành phố là "cây gậy bằng củi" đâu, trừ phi tên đó là tên phiên âm mà ông vua ấy đành phải chấp nhận.

Thế thì Sài Côn chỉ là phiên âm của Sài Gòn, chớ không phải Sài Gòn là phiên âm của Sài Côn. Vã lại Sài Côn đã có âm Hoa Việt là âm rất quen tai với dân ta, thì dân ta mắc chứng gì mà lại đi phiên âm Sài Côn ra là Sài Gòn?

***

Ta đành chịu bí (chỉ tạm chịu bí thôi) và còn một điều khó hiểu nữa: Người Tàu gọi Sài Gòn của ta là Xi Cống viết ra chữ thì là Tây Cống. Tây Cống do cái gì mà ra đây? Có phải Sài Gòn bị Hoa hóa thành Xi Cống không? Nhứt định là không, vì Tàu Quảng Đông vẫn có âm Sài, họ không mắc chứng gì biến Sài ra là Xi. Nếu họ không có âm Gòn thì họ cũng gọi Sài Gòn là Sài Cống, mà không bao giờ là Xi Cống cả đâu.

Tôi tạm dẹp vụ Sài Gòn lại để làm việc khác nhưng không phải là đầu hàng vĩnh viễn. Sang tới đất Huê Kỳ này thì sự thật mới chịu lòi ra, mà lại lòi nhờ sự hiểu biết của người Hoa Kỳ này thì thật là oái oăm không thể tưởng được. Số là tôi có một người láng giềng, một vị bác sĩ y khoa trước kia ở Sài Gòn, sang đây ông ấy giúp cho tiểu bang Cali tiếp coi về Á Đông sự vụ. Ông ấy góp nhặt tất cả những gì mà người Mỹ viết về Á Đông, để nghiên cứu thêm, vì ông ấy thấy rằng người Mỹ biết nhiều hơn ông ấy, nhưng ông ấy chỉ nghiên cứu lịch sử, chủng tộc học, phong tục học, tôn giáo thôi mà bỏ sót ngôn ngữ học. Chính tôi, khách láng giềng, hưởng được các sách ngôn ngữ học mà ông ấy không dùng tới.

Trong một quyển sách nhỏ, nhan là "Cantonese Speaking Students" do California State Department of Education xuất bản, soạn giả cho biết rằng trong tỉnh Quảng Đông có đến sáu phương âm khác nhau. Mỗi phương âm ăn khớp vào với một vùng đất của tỉnh ấy, và có một vùng đất kia tên là Sài Gọng (có G cuối). Sách nói trên là sách tiếng Anh, nhưng có chua chữ Tàu. Sài Gọng được chua là Tây Giang. Tây Giang là một con sông khá lớn bắt nguồn từ xứ ta, nhưng chảy lên Quảng Đông để rồi đổ ra biển, cũng trong tỉnh Quảng Đông.

Tôi có kiểm soát lại sách đó, và thấy rằng tác giả có sai ở một điểm. Trong sách có nói đến phương âm Màn, Màn là Mân-Việt đó, và chắc chắn là sách ấy trỏ bảy phủ Triều Châu. Xin nhắc rằng nước Mân-Việt thời Tần Thủy Hoàng gồm bảy nhóm Mã Lai tất cả, gọi là Thất Mân, nhưng về sau nhà nước Tàu lại đặt một trong bảy nhóm ấy là nhóm Triều Châu, vào tỉnh Quảng Đông (sáu nhóm kia là Phúc Kiến) mà như thế thì âm Mân không phải là một phương ngữ Quảng Đông, mà là một ngôn ngữ riêng biệt.

Quan Thoại: Xữa là Ăn; Quảng Đông: Xực là Ăn; Phúc Kiến: Lim là Ăn; Triều Châu: Cha là Ăn.

(Chỉ có Quảng Đông là nói Ăn bằng tiếng Tàu, các nhóm Tàu Hoa Nam khác nói Ăn bằng tiếng Mã Lại). Nhưng điểm sai của quyển sách đó, không liên hệ đến việc tìm tòi của ta nên tôi chỉ nói qua vậy thôi, và trái lại muốn khen tác giả sách ấy là người biết nhiều, vì chỉ sai có một điểm nhỏ trong một quyển sách. Như vậy là giỏi lắm rồi.

Cái điều mà ta cần biết là đã được biết, đó là nguồn gốc của địa danh Sài Gòn (không G cuối) Sài Gòn do Sài Gòng mà ra, và đó là tiếng Tàu, không bị Việt hóa theo cái lối chữ nho, mặc dầu văn tự đã bị đọc sai ra là Tây Giang.

Thế nên tôi xin trình ra một thuyết mới, mặc dầu sự phát hiện địa danh Sài Gòng (tên tàu) cũng đã khá rõ ý nghĩa rồi, khá rõ đối với một số người, nhưng còn chưa rõ đối với đa số. Trước hết xin bác bỏ thuyết Vương Hồng Sển, không, theo luận cứ của quyển "Lịch Sử Đàng Trong", mà theo luận cứ khác. Thầy có thể biến thành Sài, nhưng Ngồl biến thành Gòn thật khả nghi, mặc dầu cha tôi, mẹ tôi đều gọi Sài Gòn là Thầy Gòn, có thể xem đó là cái móc không gian giữa Thầy Ngồl và Sài Gòn. Nhưng cũng không chắc chắn lắm về vụ âm trung gian đâu. Cha mẹ tôi buôn bán với Chợ Lớn chớ không với Sài Gòn vì thuở ẩy người mình chưa lập vựa gỗ quí tại Sài Gòn như từ sau này, tại đường Hồng Thập Tự, có thể sau hai vị sanh thành ra tôi đã lấy âm Thầy của Thầy Ngồl, nhập lại với Gòn của Sài Gòn cũng nên.

Ta có thể nghĩ rằng Trịnh Hoài Đức không biết hết sự thật. Trịnh Hoài đức đã thú nhận rằng ông chạy về vùng dưới sau khi Tây Sơn tàn phá vùng Biên Hòa. Nhưng rồi ông không sống với người Tàu, mà theo mẹ, vốn là người Việt sống riêng ở làng Hòa Hưng (vùng khám Chí Hòa nay) và học với thầy Việt là cụ Võ Trường Toản, nhờ thế mà về sau họ Trịnh mới thi hội đỗ đạt và làm quan ở Huế, chớ học với thầy Tàu thì không sao mà đỗ được, cho dầu ông thầy ấy là Khổng Tử đi nữa, vì các cuộc thi của ta có cách thức khác Tàu, chỉ giống Tàu ở điểm thi cử văn chương nhiều hơn là thi cử thực tiễn. Năm chạy loạn, họ Trịnh chỉ mới lên tám, chưa biết gì cho thật rõ lắm. Ngày nay, đi từ khám Chí Hòa vào chợ Lớn, chỉ tốn có một cuốc tắc xi, nhưng vào năm Trịnh Hoài Đức - năm 1775 - thì hoàn toàn không phải như vậy.

Chắc bạn đọc ai cũng biết chợ Trương Minh Giảng, một vùng thương mãi trù mật. Ấy thế mà vào năm 1941 tôi tên đó chơi, để hóng mát thì nơi đó đồng không mông quạnh. Tôi hỏi một ông cụ nông dân ở đó về đời của ông cụ, ông cụ kể rõ một việc, trong đó có chi tiết sau đây. Từ bé đến lớn, ông cụ chưa hề đi Sài Gòn hay đi Chợ Lớn, vì cái lẽ giản dị là con đường Trương Minh Giảng với cây cầu Trương Minh Giảng chỉ mới có từ cuối năm 1938. Trước đó. không đi đâu được hết. Hòa Hưng còn xa hơn chợ Trương Minh Giảng nữa, thì có thể chú bé Trịnh Hoà Đức chẳng biết gì về Đề Ngạn đâu.

Thuyết của tôi là như thế nầy. Cái tên đầu tiên mà người Tàu đặt ra cho cái thành phố mà nay ta gọi Chợ Lớn, không phải là Đề Ngạn mà là Sài Gòng. Tại sao họ lại đặt như vậy? Là tại họ là người Quảng Đông gốc Sài Gòng (bên Tàu). Lối đặt tên đó giúp cho họ nhớ quê hương của họ. Ta lại không đặt tên cho khu Bolsa là tiểu Sài Gòn hay sao? Và đặt như thế, có phải chăng để mà nhớ Sài Gòn của ta hay sao chớ ?

Và Đề Ngạn, chỉ là tên thứ nhì do người Quảng Đông đến sau, họ không có gốc Sài Gòng (bên Tàu) nên họ thấy Sài Gòn vô nghĩa, họ phải đặt tên lại vậy. Và họ rất có lý mà đặt tên lại, vì bấy giờ thành phố đó đã phồn thịnh phần nào rồi nên mới mang tên là "Nắm Vững Bờ Sông" chớ thuở mới lập, nó chỉ là vài trăm nếp nhà lá, có nắm vững gì đâu mà đặt là Thầy Ngồl.

Vậy địa danh đầu, bị bỏ mấy chục năm, không dùng tới, đến khi Trịnh Hoài Đức lớn lên thì ông chỉ còn biết Thầy Ngồl (Đề Ngạn) thôi nên không hề nói đến Sài Gòn bao giờ.

Sau đó non một trăm năm thì Pháp chiếm cái nơi mà nay là Sài Gòn, nhưng thuở ấy được gọi là Gia Định kinh, vì Nguyễn Ánh không chắc mình sẽ lấy lại được Huế, nên xây thành ở đó và xem nơi đó là Kinh Đô của miền Nam, và miền Nam thuở ấy mang tên là xứ Gia Định. Thế rồi người Tàu ở Thầy Ngồl tràn ra đó để hợp tác với Pháp và Pháp đang cần người mà dân ta thì bỏ đi (xin xem tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu, và các bạn sẽ thấy là dân ta bỏ Gia Định Kinh mà đi nhiều lắm). Người Tàu tràn ra đó, họ có tật đặt tên, bất kể tên của người bổn xứ. Sáng tác thì mất công lắm nên họ cứ lấy tên đầu tiên của Thầy Ngồl là Sài Gòng để gán cho thành phố thứ nhì mà họ tràn tới đông đảo và cũng thành công về sanh kế.

Tới đây thì ta cứ tưởng mọi việc đều xuôi chèo mát mái, vì thuyết này có vẻ ổn hơn thuyết Vương Hồng Sển.

Còn rắc rối ở cái điểm. Thế rồi tại sao Sài Gòn của ta không được Tàu Chợ Lớn gọi là Sài Gòng, mà sao lại gọi là Xi Cống ?

Quá dễ hiểu. Khi Tàu ở Thầy Ngồl thành công rồi thì đồng bào của họ hay tin nên lại sang đây từng đợt, mà các đợt sau không đọc Tây Giang là Sài Gòng mà đọc khác, như quyển sách Hoa Kỳ đã cho ta biết khi nãy là ở tỉnh Quảng Đông có sáu phương âm (mà chúng tôi vừa loại bớt một). Họ đọc Tây Giang như sau:

a/ Sài Gòn; b/ Tsi Kiang; c/ Tsi Kang; d/ Xi Cống.

Ấy có thể nhóm sang đây đông đảo là cái nhóm đọc hai chữ Tây Giang là Xi Cống.

Nhưng vẫn chưa hết phiền đâu. Nay họ không còn viết ra chữ là Tây Giang nữa, mà là Tây Cống. Tại sao lại thế? Cũng dễ hiểu thôi. Cống là từ đồng âm dị nghĩa củ họ. Cống là sông, mà cống cũng lại trỏ nhiều thứ khác nữa. Đối với người đến sau, không có gốc ở Tây Giang. thì nói về Cống tức là Sông là chuyện vô lý, nhưng nói đến những Cống khác thì hay. Chẳng hạn, đất đó là đất mà người Tây Phương "cống" cho họ để họ nhờ đó mà làm giàu. (Thật ra thì chữ Cống về sau cũng chẳng phải là Cống sứ đâu, và nếu không có biến cố 1975, có thể Cống sẽ bị viết khác nữa, vì có rất nhiều Cống).

Tôi không còn gì dể nói về Sài Gòn nữa, nên xin phép bạn đọc viểt lạc đề vài câu. Trong quyển sách "Thời Đại Hùng Vương" của Hà nội (đây là sách hợp soạn), một tác giả đã viết đại khái: Chữ Giang của Tàu là vay mượn của dân phương Nam (ý tác giả muốn trỏ Đông Nam Á, bằng chứng là họ viết bằng chữ Công với bộ Thủy. Công có nghĩa là Sông). Tác giả ấy không hề cho biết Công là danh từ của dân tộc nào. Tôi xin trình ra danh từ của các dân tộc lớn ở Đông Nam Á thử xem sao:

lndonesia: Kali; Phù Nam: Ka-i; Nam Kỳ xưa nay: Cái (sông thật nhỏ trong Cái Mơn, Cái Thia, Cái Nhum, Cái Tàu vv... )

Mã Lai: Sungai; Việt Nam: Sông; Cam Bu Chia: Stưng; Lào: Nặm (sông nhỏ); Lào: Thađai (sông lớn, tức sông Cửu Long Gíang); Thái: Maê (sông nhỏ); Thái: Mê (sông lớn. tức sông Mênam): Chàm: Krong; lndonesia (riêng đảo Sumata): Kroeneng; Phù Nam: Bassac (sông lớn có bùn phù sa)

Chẳng thấy dân tộc nào có danh từ Công hay Kông mang nghĩa là sông. Các dân tộc nhỏ như Mạ, Sơ Đăng, Bà Na thì dùng danh từ Nước để trỏ Sông, mà cả dân tộc Lào, dã dựng nước rồi, cũng làm như thế, vì trong Lào Ngữ Nặm có nghĩa là Nước. Tác giả của quyển "Thời đại Hùng vương" có thể cải: "công" do Cống của Quảng Đông mà ra. Nói như thế thì có lý đó. Nhưng than ôi, khi đưa ra cái thuyết Công là Sông, thì tác giả ấy chưa biết rằng người Quảng Đông đã dọc Giang là Cống. Đó là điều mà tôi mới ra hôm nay, lần thứ nhất, trên quả địa cầu. Và sự thật thì Công trong tên con Sông Mê Kông, không hề có nghĩa là Sông đâu. Chính Mê mới là sông, đó là tiếng Thái, còn Kông là To, Lớn. Mà tác giả thì lại nghĩ đến MêKông .

Bình-nguyên Lộc

06. Thay đổi do Việt hóa: Những địa danh Việt cổ hoặc bằng các ngôn ngữ dân tộc anh em, để dễ sử dụng, người Việt đã Việt hóa hoàn toàn. Klu là địa danh cổ biến thành dạng hiện đại - Cổ Loa - cho mọi người dễ dùng. Blao (Lâm Đồng) là tiếng dân tộc thiểu số phải biến thành Bảo Lộc mới thông dụng. (Hồ) Lak biến thành Lạc Thiện (Đắc Lắc). Cam Ly là thác nước ở thành phố Đà Lạt. Cam Ly gốc Cơ Ho Kamlê, vốn là tên người.

07. Thay đổi do "Tây hóa": Khi người phương Tây đến nước ta, họ đã nói và viết theo ngữ âm và chữ viết tiếng mẹ đẻ, làm nhiều địa danh Việt Nam bị sai lệch. Từ Làng Cò thành Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế); Hoài Phố thành Faifo (Quảng Nam); Mỹ Lại thành Mỹ Lai (Quảng Ngãi); (đảo) Nam Dư thành Nam Du (Kiên Giang); Đất Hộ thành Đa Kao, Chí Hòa thành Kí Hòa, Kỳ Hòa (TP.HCM), v.v...

Lời kết: Những thay đổi về địa danh Việt Nam còn có những lý do khác tạo ra như: hiện tượng rút gọn, biến âm, in ấn... Theo PGS.TS Lê Trung Hoa có ít nhất 10 nguyên nhân trong cũng như ngoài ngôn ngữ đã có ảnh hưởng đến cấu trúc của địa danh. Việc biến đổi này có tính liên tục và đa dạng. Vì thế, chúng ta phải lưu ý, khi đi tìm từ nguyên của địa danh. Khi biết được dạng gốc (hay lịch sử) của địa danh ta sẽ càng thấy yêu thêm những địa danh của quê hương, xứ sở đất nước mình đang sống!

(Nguồn: Tạp chí "Hồn Việt", số 46, tháng 5/2011; Bản đồ minh họa trong bài lấy từ Internet)

36 kế của người Tàu

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường, nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậy. Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như: - Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch. Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng) Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim) Kế "Nhất tiễn song điêu" là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim. Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết) Kế "Minh tri cố muội" là biết thật rõ chuyện đấy nhưng làm ra vẻ không biết gì. Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế "Minh tri cố muội" vậỵ.

5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng) Kế "Du long chuyển phượng" là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó nhưng làm cho nó trở thành phượng. Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là "Treo đầu dê, bán thịt chó".

6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp) "Mỹ nhân kế" là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được. Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp. Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân. Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.

7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động) Kế "Sấn hỏa đả kiếp" là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn. Có hai loại "Sấn hỏa đả kiếp": Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp. Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta. Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta. Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có. Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ. Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước. Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở. Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần. Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu. "Sấn hỏa đả kiếp" đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.

8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có) Kế "Vô trung sinh hữu" là từ không mà tạo thành có. Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ "chọc trời khuấy nước". Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi. Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương) "Tiên phát chế nhân" là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng. Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất. Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp. Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậỵ.

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ) Kế "Đả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) Kế "Tá đao sát nhân" là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng". (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng). Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.

12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta) Kế "Di thể giá họa" là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa. Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là "giết người không thấy máu".

13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc) "Khích tướng kế" là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình. Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ". Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận. Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân. Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta. Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ. Tuân Tử bảo rằng: "Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác". Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: "Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh". (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu). Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến. - Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện. - Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói. - Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người. - Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc. Mục đích của thuyết có năm điều: - Làm cho người hiểu rõ. - Làm cho người tin tưởng. - Làm cho người đồng tình. - Làm cho người phục. - Làm cho người theo. Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.

14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn) Kế "Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù. Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó. Kế "Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực. Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt. Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí. Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến) Kế "Ám độ trần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua. Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau. Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương. Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như "Tôn Tử Binh Pháp" viết: "Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định. Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.

16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ) Kế "Phản khách vi chủ" là đổi địa vị khách thành địa vị chủ. "Phản khách vi chủ" là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp. "Phản khách vi chủ" là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác) "Kim thiền thoát xác" là con ve sầu vàng lột xác. Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác. Kế "Kim thiền thoát xác" có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành) "Không thành kế" là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ. Kế này có hai loại: - Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát. - Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt. "Không thành kế" thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc) "Cầm tặc cầm vương" là dẹp giặc phải bắt chúa giặc. Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như "Điệu hổ ly sơn", "Mỹ nhân kế" hay "Man thiên quá hải" đều có thể dùng cho kế "Cầm tặc cầm vương". Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau. Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế. "Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc" là vậy. Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.

20. Ban trư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ) Kế "Ban chư ngật hổ" là giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Lão Tử nói: "Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về", cũng như câu "đại trí nhược ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ. Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét. - Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật. - Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý. - Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết. - Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ. - Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe. - Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường. Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế "Ban chư ngật hổ" vậy.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu) "Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình. Kế "Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế "Ban chư ngật hổ". Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt. Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa. Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần. Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái. Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau) "Liên hoàn kế" là nối liền với nhau thành một dây xích. "Liên hoàn kế" còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng "Liên hoàn kế". Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra. Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Tuy vậy, vẫn phải phân biệt "Mỹ nhân kế" với "Liên hoàn kế". Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) Kế "Dĩ dật đãi lao" là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Kế này viết ở trong thiên "Quân Tranh" của bộ "Tôn Tử Binh Pháp": "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt" nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích. Tôn Tử gọi thế là: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời". Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể. Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn. Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích. Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ. Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy. Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược "Dĩ dật đãi lao".

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe) "Chỉ tang mạ hòe" là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng) "Lạc tỉnh hạ thạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng. Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt. Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạ thạch" là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta. Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạ thạch" nhất. Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình... Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: "Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?" (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố. Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạ thạch" hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế) "Hư trương thanh thế" là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ. Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào. Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.

27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi) Kế "Phủ để trừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào). Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt. Chỗ diệu dụng kế "Phủ để trừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết. Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế "Phủ để trừu tân" lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ. Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng! Ở chiến trường, kế "Phủ để trừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ) "Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ. Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt. "Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.

29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại) "Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch. Tôn Tử nói: "Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp".

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào) "Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào. Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về) "Thuận thủ khiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về. Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra) "Dục cầm cố tung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra. Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó. Kế "Dục cầm cố tung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin) "Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc) "Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy. Dân gian thường nói "thả con tép bắt con tôm" cũng là kế này.

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) "Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác để hồn về. Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình. Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.

36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân) "Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân. Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là "kế chạy"? Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài. Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng. "Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng. Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế". Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì "tẩu" không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!

P1: Nguồn gốc họ người Việt

Họ các triều đại: Ða số người Việt mang một họ trong số 16 dòng họ đã từng cai trị lẫy lừng trong lịch sử. Theo thứ tự niên đại, đó là những họ Thục, Trưng, Triệu, Mai, Khúc, Lý, Phùng, Kiều, Ngô, Ðinh, Lê, Trần, Hồ, Mạc, Trịnh và Nguyễn. Hoặc họ là con cháu thật sự của những dòng họ kể trên, hoặc họ xử dụng như mượn họ hoặc bị bắt buộc mang những họ đó nhưng khác họ thật.

Có gia đình tự ý đổi lấy họ đương triều để chứng tỏ sự trung thành. Có người do nhà vua ban cho như Nguyễn Trãi có lúc đổi tên là Lê Trãi theo họ nhà vua. Một số khác bị bắt buộc phải đổi họ của triều đại vừa bị lật đổ để lấy họ đương triều để chứng giám lòng trung thành với triều đại mới. Trong nhiều trường hợp, triều đình bó buộc dân gian bỏ họ gốc để lấy quốc tính để tránh những nhóm phản động có ý lật đổ triều đình hay làm loạn đưa người họ triều triều đại vừa bị lật đổ vào cho có lý do chính trị (ý trời, "thuận thiên"). Nhà Nguyễn thời Gia Long và MInh Mạng đã bắt những người họ Lê đổi họ thành Nguyễn chỉ vì thời đó những kẻ cầm đầu những phong trào phản động mang họ Lê: Lệ

Riêng họ Nguyễn, còn là họ triều đại quân chủ cuối cùng, có thêm một lý do khác khiến họ này trở nên thông dụng nhưng lại khó hiểu dưới mắt người Tây phương. Ðời Trần Thái-Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý là họ dòng vua vừa bị hoán vị, lẩn dân gian, phải đổi làm họ Nguyễn; tuy nhiên ý đồ thật sự là khai tử dòng vua Lý để sẽ không còn ai nhớ đến dòng họ Lý nữa.

Ngoài ra, có người cải đổi tên họ vì trốn sưu thuế, trốn lính hoặc bất đắc dĩ phải đổi lấy họ đương triều vì ông cha bị tội hình như "tru di tam tộc" - cũng là lý do tại sao ngày xưa khi đi thí phải khai họ ba đời. Có người đổi họ vì một lý do riêng tư khác. Như Hàn Thuyên vốn họ Nguyễn, được vua Trần ban cho họ Hàn vì ông làm bài văn ném xuống sông khiến cá sấu bỏ đi, như chuyện Hàn Dũ bên Trung Hoa trước đó. Và vì Hàn Thuyên hay làm thơ phú bằng quốc âm nên về sau các nhà văn học sử có khi gọi thơ văn chữ Nôm là thơ văn "Hàn luật". Hoặc như Hồ Quý Ly tổ tiên gốc người Chiết Giang (Trung Hoa) sang nước ta định cư, đến tổ tiên đời thứ tư là Hồ Liêm làm con nuôi nhà họ Lê nên đổi lấy họ Lê. Nhưng khi Hồ Quý Ly dấy nghiệp, ông lấy lại họ Hồ và đặt cả quốc hiệu là Ðại ngờ u vì ông nhận làn dòng dõi nhà ngờ u.

Hoặc vì kiên tên húy của vua chúa, nhiều người phải đổi họ, như ông trạng Hoàng Nghĩa Phú (1511), tổ tiên vì kiêng tên vua Lý mà đổi ra họ Trịnh, rồi lại phải đổi ra họ Trần; đến đời Trần Khắc Minh mới đổi lấy lại họ Hoàng. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ vốn họ Hồ và dòng dõi Hồ Quý Ly, sau lấy họ mẹ là Nguyễn. Cùng trường hợp với Nguyễn Quang Bích là cháu đời thứ hai của Ngô Quyền.

Hoàng-tộc (patriline) nhà Nguyễn:

Chúng tôi mở dấu ngoặc bàn về họ gia đình vua nhà Nguyễn (1802-1945) vì các họ thuộc về gia đình này không khỏi gây thắc mắc cho nhiều người, nhất là đối với người nước ngoài, như làm sao họ có thể hiểu cha họ Bửu mà con họ Vĩnh. Dòng chúa Nguyễn đến đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) mới dùng chữ lót "phúc". Con cháu gia đình họ Nguyễn này, từ đời Minh Mạng (1820-1841) trở đi, đã phân biệt nhau theo dòng và thế hệ bằng nhiều "họ mới" khác nhau. Theo thứ tự, con cháu cùng một đời mang cùng một họ riêng nhưng luôn hiểu ngầm là họ Nguyễn. Cứ mỗi "họ mới" là một đời, bắt ngờ uồn từ bài Ðế-hệ thi của vua Minh Mạng, dùng cho "chánh hệ" (primary royal branch) tức dòng vua Gia Long:

Miên Hồng (Hường) Ưng Bửu Vĩnh

Bảo Quý Ðịnh Long Trường

Hiền Năng Khang Kế Thuật

Thế Thoại Quốc Gia Xương

Thí dụ: Miên Tông (Thiệu Trị), Miên Thẩm Tùng Thiện Vương, Miên Trinh Tuy Lý Vương

Hồng Nhậm (Tự Ðức), Hồng Bảo (nổi loạn năm 1848), Hồng Dật (Hiệp Hòa)

Ưng Trình, Ưng Quả, Ưng Kỳ, Ưng Lịch (Hàm Nghi), Ưng Thuyên Bửu Ðảo (Khải Ðịnh), Bửu Lân (Thành Thái), Bửu Lộc, Bửu Hội Vĩnh San (Duy Tân), Vĩnh Thụy (Bảo Ðại), Vĩnh Lộc Bảo Long, Bảo Quốc, v.v.

Như sẽ trình bày trong phần tiếp về chữ lót, cách định họ trước này bị ảnh hưởng người nhà Thanh (Mãn Châu) lúc đó đang cai trị Trung Hoa. Vua Minh Mệnh là vị vua nhà Nguyễn chịu nhiều ảnh hưởng của Trung quốc. Theo phong cách của những người trong giới vua chúa và quan lại nhà Thanh, một ông tổ dụng công nghĩ ra đặt saûn chữ lót cho nhiều thế hệ nối tiếp, có khi cho là do thần truyền mộng. Ðó là nguồn gốc của nguyên tắc "hệ thi" có thể dùng cho nhiều đời liên tiếp.

Tuy nhiên các họ từ bài "đế-hệ thi" nói trên chỉ được dùng cho hậu duệ dòng vua Minh Mạng, vì ngoài "dế-hệ thi" vua còn làm mười bài "phiên-hệ thi" nhắm cho mười ông hoàng anh em của vua. Tưởng cũng cần biết, vua Gia Long có cả thảy 13 hoàng nam; vua Minh Mạng tên Nguyễn-Phúc Ðãm là hoàng tử thứ tư và trưởng nam là hoàng tử Cảnh đã qua đời lúc trẻ tuổi. Sau khi phổ biến 10 bài "phiên-hệ thi" thì Quang-Oai Công, ông hoàng thứ 10 cũng chết trẻ, còn một số ông hoàng khác cũng tuyệt tự sớm hoặc từ đời thứ hai. Ðó là lý do tại sao đến nay trong thực tế chỉ có bốn bài "phiên-hệ thi" được dùng cho hậu duệ bốn ông hoàng kể sau:

- AnhÐuệ Hoàng Thái-tử (Nguyễn-Phúc Cảnh, hoàng trưởng-tử của vua Gia Long):

Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng

Liên Huy Phát Bội Hương

Linh Nghi Hàm Tấn Thuận

Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang

Hoàng-tử Cảnh mất khi 22 tuổi, ông có hai con trai: Mỹ Ðường bị chú là Minh Mạng kết tội và giáng làm dân đinh, con cháu chỉ được phụ chép vào sau tôn-phả, và người con thứ hai Mỹ Thùy mất sớm. Kỳ-Ngoại Hầu Cường Ðể và các con ông là Tráng Cử, Tráng Liệt, Tráng Ðinh thuộc nhánh (phòng) này.

- Kiến-An Vương (hoàng tử thứ năm):

-

Lương Kiến Ninh Hòa Thuật

Du Hành Suất Nghĩa Phương

Dưỡng Dĩ Tương Thức Hảo

Cao Túc Thể Vi Tường

Kiến-An quận-công Lương Viên cũng như ông Hòa Giai và con Thuật Hanh, Thuật Hy thuộc phòng này.

- Ðịnh-Viễn Quận-vương (hoàng tử thứ sáu):

Tĩnh Hoài Chiêm Viễn Ái

Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha

Nghiêm Khắc Do Trung Ðạt

Liên Trung Tập Bát Da

Ông Tĩnh Cơ cũng như Chiêm Nguyên và các con Viễn Ngô, Viễn Cẩm, Viễn Tống hay ông Chiêm Tân và con Viễn Bào đều thuộc nhánh này.

- Từ-Sơn Công (hoàng tử thứ mười ba):

Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm

Phu Văn Ái Diệu Dương

Bách Chi Quân Phụ Dực

Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương

Từ Ðàn, Thể Ngô cũng như giáo sư Dương Kỵ và con là Quỳnh Trân, ông Dương Thanh và con Quỳnh Nam đều là hậu duệ con trai út của vua Gia Long.

Các bài "phiên-hệ thi" và "đế-hệ thi" đồng thời là những bài thơ chữ Hán đúng niêm luật và có ý nghĩa; tài của "tác giả" là ở đó, không một chữ trùng điệp. Ở mười một bài tứ tuyệt! Người ta vẫn tương truyền là "ngự chế" do thần mộng! Các bài này năm 1823, được vua Minh Mạng ra lệnh cho khắc lên một cuốn sách kim-loa.i ("kim sách") bằng vàng ròng cho bài "đế-hệ thi" và muời cuốn bằng bạc ("ngân sách") cho mười bài "phiên-hệ thi". Các kim và ngân sách này được bảo trì kỹ lưỡng cho đến thời Tự Ðức thì phần lớn phải nấu ra kim loại để trả nợ chiến phí bốn triệu đồng cho Pháp và Tây-ban-nha theo hiệp ước Nhâm-tuất (1962). Không ai biết sự thật ra sao vì đến ngày Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn thoái vị, các sách kim loại này đã biến mất!

Vua Minh Mạng cũng quyết định rằng hậu duệ của Triệu-tổ Tịnh Hoàng-đế Nguyễn Kim mà không phải là hậu duệ ngành vua Gia Long, tức hoàng tộc "tiền hệ", thì chỉ dùng họ "Tôn-thất". Riêng về nữ giới hậu duệ của vua Minh Mạng thì dùng các cách gọi sau đây, thay đổi theo thứ tự thế hệ:

o Công-chúa : chị em vua Minh Mạng

o Công-nữ : con của vua

o Công tôn-nữ: cháu của vua

o Công-tằng tôn-nữ : chắt của vua

o Công-huyền tôn-nữ: chít của vua

o Lai-huyền tôn-nữ : con của chít của vua MM.

Người trong hoàng tộc thuộc "đế-hệ thi" thường không để "Nguyễn-phúc" hay "Tôn-thất" phía trước họ mới như Bảo Long, Bửu Dưỡng, Ưng Quả,... trong khi những người thuộc "phiên-hệ thi" thì lại hay dùng "Tôn-thất" trước họ mới như Tôn-thất Viễn-Bào, Tôn-thất Dương Kỵ,...

Nói chung, các "họ mới" này giúp đoán biết người nào thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn và là hậu duệ của ngành Gia Long, Minh Mạng hay Nguyễn Kim. Tuy nhiên, các "họ" này không thật là "họ" theo nguyên nghĩa, do đo chúng tôi sẽ không ghi vào danh sách các họ ở cuối bài. Riêng con cháu dòng nhà Lê cũng có một hệ thống tên lót "Cam, Hồng, Phước" để phân biệt thế hệ, tuy nhiên chúng tôi chưa tìm được tài liệu (*) để có thể xác nhận.

Họ dân gian:

Trong số "trăm họ" hiện được dùng, có chừng 30 họ là gốc Việt hoàn toàn, lúc đầu vốn là họ bộ tộc. Chúng tôi nói "họ" Việt mà không nói "người" Việt vì đến nay, mấy ai có thể chứng minh là thuần "len" hay "máu" Việt.

Ngược dòng lịch sử, Việt tộc xuất phát từ đồng bằng phía Nam sông Dương-tử bên Tàu. Bị người Hán xâm chiếm, tổ tiên ta đã phải thiên cư xuống phía Nam và lập quốc ở vùng đồng bằng sống Hồng, Bắc Việt. vào khoảng thế kỷ thứ IV trước Công-nguyên. Từ năm 1069, người Việt nam tiến chiếm toàn thể nước Chiêm-Thành năm 1693 và chiếm đóng phần đồng bằng phía đông Cam-Bốt tức Thủy Chân-Lạp năm 1759. Cuộc Nam tiến đã dừng lại khi người Pháp chiếm đóng và thành lập Ðông dương thuộc địa. Phần khác, nước ta từng bị nhà Hán và các triều đại Trung quốc sau đó đô hộ cả ngàn năm, một số quân lính sang đất Giao Chỉ rồi ở lại lập gia đình sanh con đẻ cháu. Mặt khác nữa, nước ta đã từng đón nhận nhiều người Hoa đến tị nạn hoặc di trú. Ðáng kể nhất là quần thần nhà Minh tới định cư ở Nam Việt ta sau khi bị người Mãn Châu (Thanh) xâm chiếm nước họ.

Ðó là lý do lịch sử của một số họ Việt gốc Hoa như Khổng, Lưu, Trương, Mai, Lâm, Lữ, Nhan, Sử, Tăng, Trịnh, Vương, v.v. hoặc gốc Miên như Thạch, Sơn, Danh, Kim, Lâm là năm họ nhà Nguyễn đã ban cho, hoặc gốc Chàm như Chế, Chiêm, v.v. hoặc họ của đồng bào thiểu số (trong nước hiện gọi là "dân tộc") như Linh, Giáp, Ma, Ðèo, Kha, Diêu, Vi, Quách, Nông, Chữ, Ngân, Ông, Trà, Lang, Lục, sầm, v.v.

Ý-NGHĨA HỌ NGƯỜI VIỆT:

Tất cả họ Việt Nam đều có một ý nghĩa ngữ nguyên. Trong số "trăm họ", có những họ xưa tới ba bốn ngàn năm, vào thời đại mà mỗi bộ tộc có một tượng vật riêng, hoặc cây cỏ hoặc cầm thú. Sau đó những tên biểu hiệu tượng vật đó được một số gia tộc dùng làm họ, thí dụ họ Âu. Một số khác biểu tượng nghề nghiệp như họ Ðào (thợ gốm), hoặc cách sinh sống của bộ tộc, như họ Trần. Một số biểu tượng nơi bắt gốc bộ tộc hoặc gia đình. Họ lúc đầu là họ bộ tộc, đó là lý do người Anh và Pháp gọi là "patronym(e)" để phân biệt với "nom de famille / family name".

Lúc đầu được ghi chép bằng chữ Hán, sau thêm chữ Nôm rồi "quốc ngữ" hóa, họ người Việt theo dòng lịch sử bị nhiều ảnh hưởng, đã biến đổi hoặc hiểu sai lạc, khiến cho người thời nay khó hiểu được ý nghĩa sơ nguyên của họ. Cùng một phát âm như của ngày hôm nay, chưa chắc một chữ đã gợi lên cùng một ý nghĩa, như các họ Ðinh hiện được hiểu là "công dân", "người". Quách nghĩa là vật chắc chắn, có sức đối kháng mà cũng có nghĩa là "lớp thành ngoài". Họ Lê vốn nghĩa là "dân chúng" nói chung.

Vì những lý do đã nêu, các họ được ghi chép lại, được hiểu là phải viết như một danh từ chung, nhưng không nên hiểu là có cùng một ý nghĩa như danh từ đó. Cũng như người Pháp có các họ Boucher, Boulanger ... có thể từ nguyên gốc để chỉ những nghề của tổ tiên họ. Các chữ không nhất thiết phải gợi lên hành động, trạng thái hoặc đối tượng của danh từ, nhất là từ khi có chữ quốc ngữ la-tinh, các chữ gợi hình ít hơn và cũng dễ gây hiểu lầm hơn. Tên họ ghi chép trong các từ điển hiện nay nên được xem như không có ý nghĩa chắc chắn, vì thế ta không thể khẳng định họ viết như thế phải nghĩa là thế này hoặc họ đó tương đương với danh từ chung diển tả sự vật hoặc hành động.

P.2: Yếu tố tạo thành tên họ người Việt

Ðặt tên cho con hoặc để gọi một người nào, người Việt vẫn dùng một họ đơn hoặc kép, một chữ lót hoặc tên đệm biểu chỉ tính giống hoặc chữ lót chung và một tên (gọi) đơn hoặc kép. Cách dùng này có từ thời lập quốc, ít ra là từ khi có sách sử và thư tịch.

Tuy nhiên ngày xưa và nhất là ở một số tỉnh miền Trung, người đàn ông thường có tên họ đơn giản chỉ gồm hai thành tố mà thôi, tên và họ : Trần Ðiền, Bùi Kỷ, Nguyễn Du, Võ Hồng, ... Ở trên chúng tôi đã trình bày về lai lịch và các loại họ đơn và kép. Trong phần này chúng tôi nói đến các yếu tố chính gồm tên lót và tên gọi cũng như những loại tên khác người Việt vẫn dùng để cá nhân hoặc độc đáo hoá chính mình.

1. CHỮ LÓT :

"Chữ lót" hay "tên đệm" trong tiếng Anh thường gọi là "middle name" nhưng đúng ra phải là "padding/qualifying name". Tiếng Pháp có thể là "nom interme'diaire" hay "mot intercalaire". Chữ lót đã được xử dụng từ thời lập quốc xa xưa : ngư phủ Chử Cù Vân trong huyền thoại Chử Ðồng-tử và công chúa Tiên Dung thời vua Hùng (2 tới 3 ngàn năm trước Công-nguyên), anh bà Triệu Ẩu (248) tên gọi là Triệu Quốc Ðạt.

Chữ lót hoặc tên đệm thường được xử dụng nhất là "văn" và "thị" phân biệt phái nam với phái nữ. "Văn" nghĩa là "người có học", "nhà nho". "Thị" có nghĩa là "đàn bà". Có thuyết lịch sử cho rằng "thị" phát sinh ra gốc họ hàng (thị tộc), có ý ám chỉ nhờ người đàn bà mà tộc họ được tồn tại và kéo dài. Theo một số nhà ngữ học, "văn" và "thị" có nghĩa là "con trai của...", "con gái của..." và là dấu vết ảnh hưởng văn hóa Mã Lai. Cách phân biệt nam nữ tiện lợi và dễ hiểu này không còn được người thời nay yêu chuộng lắm, vì người ta cho là thiếu cá tính. Do đó người Việt nay có khuynh hướng chọn những chữ lót khác, hay, đẹp và được chủ quan xem là thích hợp hơn với từng cá nhân.

Sự thay đổi này có thể có nhiều mục đích: làm rõ nghĩa tên gọi, tạo một âm hưởng dễ nghe, hoặc tạo giây liên lạc họ hàng. Ngoài "văn" và "thị", những tên lót chung thường thấy dùng là: phúc, đình, ngọc, bá, thúc, cao, công, huy, như, tường, anh, đức, sĩ, viết, quang, ...

Một loại chữ lót thứ ba dùng để chỉ thứ tự con cái cùng một gia đình và chỉ dùng cho con trai: "Mạnh" cho con cả, "Trọng" cho thứ nam và "Quý" cho con trai thứ ba trở đi. Mạnh, Trọng, Quý vốn gốc chỉ ba tháng của một mùa theo âm lịch. Cách dùng này đã thành thông thường dù nguyên gốc, "Mạnh" dùng cho con cả dòng thứ trong khi "Bá" mới là con cả dòng trưởng. Tuy nhiên Bá, Trọng, Quý còn có những nghĩa khác tùy tên gọi đi sau chứ không nhất thiết thuộc vào ý nói trên. Thí dụ Bá Tòng, Trọng Kiều (cầu nặng), Quý Châu. "Giáp" và "nguyên" cũng thuộc loại chữ lót này, dùng để chỉ con trai đầu lòng, thí dụ : Lê Giáp Hải, Vũ Nguyên Khang.

Loại chữ lót thứ tư dùng để phân biệt các ngành cùng một gia đình gốc mà ra. "Bá", "Thúc" thường được dùng trong loại này. "Bá" dùng đặt cho con nhà bác hoặc dòng trưởng, "Thúc" con nhà chú hoặc dòng thứ. Ngoài ra, cũng cùng một mục đích kể trên, một số gia đình dùng những chữ lót khác như "Vi, Thời", "Xuân, Vũ" : Ngô Vi Thụ, Ngô Thời Nhậm và Ðặng Xuân Quang, Ðặng Vũ Biền.

Một số gia đình khác, thường thuộc giới quan cách, sáng chế chữ lót để phân biệt thế hệ: tất cả con cái một thế hệ sẽ mang cùng một chữ lót. Chế độ đặt tên này rất bành trướng bên Trung-Hoa trong giới quan lại, bắt chước người Mãn Châu tức nhà Thanh lúc bấy giờ. Một ông tổ dụng công đặt chữ lót cho nhiều đời nối tiếp, theo nguyên tắc "hệ thi" chúng tôi đã trình bày ở phần trên, khiến con cháu dù tẩu tán lập nghiệp phương xa cứ nhìn chữ lót là nhận được họ hàng và biết thuộc thế hệ thứ mấy để tiện bề xưng hô. Thường những chữ lót định trước này được ghi trong gia phả để con cháu đời sau biết mà theo, dưới hình thức những câu thơ 4 hoặc 5, 7 chữ. Theo thứ tự, những chữ này trở nên tên đệm. Và đến thế hệ cuối cùng, phải nghĩ ra những tên đệm khác !

Ở Việt Nam có họ Dương Khuê (Hà Ðông) đã phỏng theo cách này. Ông đã đặt một bài hệ thi gồm 16 chữ, mỗi thế hệ cứ dựa vào đó mà đặt tên lót: Dương Tự Quán, Dương Tự Ðề > Dương Thiệu Tống, Dương Thiệu Tước > Dương Hồng Tuân, Dương Hồng Phong > Dương Vân Hán, v.v.

Về phần phái nữ, ngoài chữ lót thông dụng "thị" còn thấy dùng những tên lót khác như "Nữ" và "Diệu", chữ lót sau thường dùng ở Huế : Lê thị Diệu Trang, ... Ở thời hiện đại, tên phụ nữ thường mất hẳn chữ lót "thị" và nhiều chữ lót khác được dùng như : ngọc, thanh, mỹ, thu, tuyết, v.v. dù các chữ lót này không hẳn chỉ dùng cho phái nữ. Nữ có thể là Vũ Ngọc Lan, Trương Thu Thủy, Nguyễn Mỹ Dung, ... trong khi Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thành Công, ... rõ là nam giới !

2. Tên Gọi (Danh) :

Tên gọi còn được gọi là "tên đẻ", đặt khi mới sinh và "tên bộ", tên ghi ở sổ Bộ. Tên, người Pháp gọi là "prénom" và người Anh, Mỹ gọi là "first name" (hay "personal name") vì đặt trước họ, trong khi người Việt cũng như nhiều dân tộc Á đông khác, tên được đặt sau họ. Một lý do là truyền thống tôn kính gia tộc họ hàng trên trước cá nhân.

Tên thường được chọn một cách tự do hơn. Một cách tổng quát, người nhà quê và bình dân chỉ lựa một tên (đơn, tức độc văn danh), người giàu hoặc có học hoặc tự cho sang trọng hoặc học làm sang, thì có khuynh hướng đặt tên kép (song văn thanh). Ý nghĩa tên gọi trong trường hợp sau cùng này nằm trong cả hai hoặc ba yếu tố tạo nên tên gọi. Tên gọi kép thường dễ tìm thấy trong các từ điển, thí dụ : Hào-Kiệt, Tuấn-Kiệt, Anh-Hùng, AnhÐũng, Bạt-Tu.y, Kỷ-Cương, An-Khang, Chi-Lan, Diễm-Kiều, Ðoan-Trang, Tinh-Hoa, v.v.. Cùng trường hợp với một số chữ lót như "ngọc, thanh, ...", nhiều tên gọi có thể dùng cho cả nam lẫn nữ vì nói chung toàn bộ tên họ của một người thường mới cho biết người đó là nam hay nữ : Hiền, Tuyền, Kim, Hoàng, Nhân, v.v.

Trên lý thuyết, mỗi người có một tên gọi khác nhau. Khác, vì tùy theo tín ngưỡng hoặc tư tưởng người ta muốn gán cho tên gọi, hoặc tùy theo tính tình và trí tưởng tưỡng của người đặt tên. Mỗi người có thể đặt tên cho con cháu hoặc đổi tên mình theo ý muốn, cả những tên kỳ dị hay đặc thù không giống ai. Tên đơn giản thường thấy ở giới bình dân hoặc ở thôn quê như: Ổi, Mít, Từ Vi Phạmo, Bướm, Tí, Hĩm, Cu, ... Nhà nào sanh con khó nuôi hoặc hay bị bệnh tật sài đẹn thường đặt cho con những tên xấu xí để "quỷ thần" tha như Vẹo, Ðủi, Ðen, ... Có người không dám đặt tên con quá hay sợ bị quở hay chê cười. Thời xưa, các cụ còn phải tham khảo các bậc túc nho hoặc biết chữ và tỏ ra thận trọng trong việc đặt tên cho con cháu.

Tuy nhiên, theo thói tục, việc đặt tên thường được căn cứ theo truyền thống và tín ngưỡng, nhất là trên ngờ uồn gốc và quyền lực có thể có của tên gọi. Tên gọi còn có thể diễn tả những ước ao hoặc lý tưởng đặt cho đứa trẻ mới chào đời như một thông điệp nhờ đứa trẻ tinh khiết làm người đưa tin hoặc báo tin cho đời. Từ khi hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi chẳng hạn, nhiều người đặt tên cho con là Nam Quân, Phục Quốc, Hồi Hương,... cũng trong ý nghĩa đó. Nhà nhân chủng học Claude Le'vi-Strauss trong La pensée sauvage (1962) đã đề cao tầm quan trọng của ý nghĩa tiềm ẩn của tên gọi (4).

Ở hải ngoại, người Việt khi đổi quốc tịch có khuynh hướng đổi tên hoặc thêm tên gọi tiếng bản xứ, đã làm mất hẳn hay giảm đi yếu tố duy nhất và độc đáo của tên gọi. Dĩ nhiên có những tên gọi đẹp và đầy ý nghĩa trong tiếng Việt đã trở nên ... khó nghe khi phát âm theo tiếng bản xứ như Côn, Công, Dung, Dũng, Phúc, Quy, ...

Tóm một chữ, tên gọi có quan hệ đến tương lai của đứa trẻ và mọi người nói chung sẽ cùng mang tên gọi suốt đời.

Một cách cụ thể, tên gọi có thể là tên sông hồ, núi non, hoa quả, cây cỏ (Tùng, Bách, Mai, Trúc, Lan, Hòe, Quế,...), màu sắc, chim chóc hoặc cầm thú (Long, Lân, Quy, Phượng, Loan, Yến,...), bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Ðông), tháng, năm (Tí, Sửu, Dần. Mão, Mẹo, Thìn, Tỵ,...), ngọc quý (Pha, Châu, Ngọc, Quỳnh,...), tên thuộc về loại kim (Cương, Chung, Liệu,...), loại đá (Thạch, Bích, Thạc, Nha, Sa, ...), phúc đức, phẩm hạnh hoặc hình dung tốt đẹp (Phúc, Lộc, Khang, Ninh, Thạnh, Vĩnh, Trường, ...). Nhiều người thông hiểu chữ Hán có khuynh hướng lấy từ kinh sách, châm ngôn, điển tích hoặc đặt tên theo bộ chữ Hán. Học giả Phạm Quỳnh, tên Quỳnh thuộc bộ Ngọc, nên đã đặt tên con theo cùng bộ Ngọc : Khuê, Dao, ... Người ta cũng lấy địa danh, chổ ở, nơi sanh quán hay nguyên quán hoặc tên các nhân vật tiểu thuyết (nhưng tránh lấy tên các nhân vật lịch sử). Cũng vì lý do tôn trọng tổ tiên, mọi người đều tránh lấy tên ông bà cha mẹ đặt cho con cháu, khác với người Tây phương. Cuốn gia phả là cẩm nang để con cháu tránh đặt trùng tên gọi với ông bà tổ tiên.

Về cách đặt tên trong một gia đình, có người đặt tên con cái theo vần hoặc lấy cùng một chữ cái, hoặc tất cả tên gọi các con tạo thành một ý hoặc dùng tất cả tên một loại mà đặt cho con: thí dụ tên bốn mùa, tên các phẩm hạnh (Hạnh, Nhân, Trí, Tín,..; Phước, Lộc Thọ,..) tên ngũ hành hay ngũ tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh), tứ duy (Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ), tứ đức (Hiếu, Ðễ, Trung, Tín cho con trai; Công, Dung, Ngôn, Hạnh cho con gái), tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng). Trở ngại là khi con sanh ra nhiều hay ít hơn bộ chữ. Và cách đặt tên này chỉ dễ dàng trong xã hội xưa "tam thê bảy thiếp" và sanh con còn là "bổn phận" của phụ nữ như ghi trong luật Hồng Ðức và Gia Long cũng như đàn ông tuyệt tự còn là lỗi lớn với ông bà tổ tiên. Ðời nay, người phụ nữ bình quyền, ly dị đã thành thói thường, tình gia tộc ngày càng suy yếu thì cách đặt tên này ngày càng khó thực hiện.

Một khuynh hướng đặt tên khác cũng nên ghi nhận dù không thật sự phổ biến, đo là cách đặt một tên gọi cho tất cả con trai hoặc gái, chữ lót sẽ làm phần việc phân biệt mỗi đứa con. Con gái : Hồng Ly, Mai Ly, Trúc Ly; con trai : Anh Khoa, Tuấn Khoa, v.v.

Ngoài tên bộ là tên gọi chính thức trên giấy tờ hộ tịch, người ta có thể có thêm tên tục (vulgar name), tên cúng cơm, tên thân mật, tên lịch sự, do chính mình hoặc do người ngoài đặt cho mình. Trước khi có tên bộ thường đã có tên tục (domestic name) để gọi trong nhà; nhất là thời xưa chỉ khi đến tuổi đi học, cha mẹ mới làm giấy tờ hộ tịch cho con, lúc đó mới chọn tên đẹp đẽ cho con - đứa trẻ lúc đó sẽ có hai tên gọi, tên tục đã có và tên gọi ở trường (name at school). Các tên tục thường nghe : Cu Tí, Cu Nhớn, Cu Tẹo, Ðĩ Lớn, Ðĩ Con, Ðĩ Út,... Trong Nam người ta còn gọi con theo thứ tự: Hai, Ba, Tư,.. Tên bộ có thể thay đổi. Cụ Nguyễn Khuyến vốn tên Nguyễn Thắng vì rớt thi Hội năm 1865 đã xin đổi thành Khuyến. Nhà thơ sông Vị Trần Tế Xương từng đổi hai lần nhưng chỉ đổi tên lót, từ Cao thành Tế và cuối cùng là Kế.

3. Các tên khác :

Ngoài tên ra, người Việt có bút hiệu, bí danh khi cần và theo truyền thống Nho giáo và Trung-Hoa, ta còn có tên tự, tên hiệu, tên tước, tên thụy và tên đạo..

Tên tự là tên chữ, thường phải đi đôi với tên gọi (Danh) và theo kinh sách, thường là một câu chữ Nho có ý hay nghĩa lạ, như Tố-Như Nguyễn Du, Sĩ-Tải Trương Vĩnh Ký, Lệ-Thần Trần Trọng Kim, Ưu-Thiên Bùi Kỷ, Sở-Cuồng Lê Dư, Ứng-Hoè Nguyễn Văn Tố, Quán-Chi Ðào Trinh Nhất, ...

Khác với tên tự, tên hiệu và bút hiệu không theo nguyên tắc đi với tên gọi mà tự do lựa chọn, tùy sở thích. Tên hiệu (symbolic name) do chính đương sự hoặc cha mẹ đặt cho, thường có ngụ ý hoài bảo, chí khí như Sào-Nam Phan Bội Châu, Ức-Trai Nguyễn Trãi, Bạch-Vân Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiên-Ðiền Nguyễn Du, Hạo-Nhiên Nghiêm Toản, hoặc nói lên gốc gác, liên hệ như Tản-Ðà Nguyễn Khắc Hiếu, Lương-Ðường Phạm Quỳnh, ....

Bút hiệu (nom de plume, penname) là tên hiệu của người cầm bút, tự do đặt và có thể thay đổi nhiều lần hoặc dùng nhiều bút hiệu một lúc. Bút hiệu thường gồm hai chữ hoặc hơn và có thể mang hình thức của tên thật như Hồ Biểu Chánh (Hồ Văn Trung), Hoàng Cầm (Bùi Tằng Việt), Thẩm Thệ Hà (Tạ Thành Kỉnh), Cung Trầm Tưởng (Cung Thúc Cần), Dương Nghiễm Mậu (Phí IÙch Nghiễm), Lý Hoàng Phong (Ðoàn Tường), Tô Kiều Ngân (Lê Mộng Ngân), Nguyễn Kiên-Trung (Nguyễn Mạnh Côn), Hà Thượng Nhân (Phạm Xuân Ninh), Mai Trung Tĩnh (Nguyễn Thiệu Hùng), Vương Ðức Lệ (Lê Ðức Vượng), Trần Thy Nhã-Ca (Trần Thị Thu-Vân), Trần Tuệ-Mai (Trần Thị Gia-Minh), Hoàng Hương Trang (Hoàng Thị Diệm Phương), Lê Xuyên (Lê Bình Tăng), Tô Thùy Yên (Ðinh Thành Tiên), Chu Vương Miện (Nguyễn Văn Thưởng), Phạm Thiên Thư (Phạm Kim Long), Trần Dạ Từ (Lê Hà Vĩnh), Võ Phiến (Ðoàn Thế Nhơn), Trần Hoài Thư (Trần Quý Sách), Vũ Hạnh (Nguyễn Ðức Dũng), v.v.. Bút hiệu có thể là tên địa lý như sinh quán, trường hợp của Tô Hoài, Thanh Châu, Sa-Giang Trần Tuấn Kiệt, Kiên Giang Hà Huy Hà, có khi do đảo lộn tên thật như Biển Ngũ Nhy (Nguyễn Bính, thân phụ nhà văn An Khê), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Thế-Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), J. Lebai (Lê Bái), có khi có thể chỉ là tên những người thân yêu như Mai Thảo, Thế Uyên, Thanh Tâm Tuyền, thậm chí có khi do tình cờ như Tam IÙch trước đã hay ký mật hiệu XXX. Nhiều nhà văn không hề dùng bút hiệu như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Mộng Giác. Có nhà ký tên thật nhưng lược tên gọi như Nguyễn Bính (Thuyết), Phạm Duy (Cẩn), hay lược họ như Nguyên Hồng (Nguyễn), Hữu Loan (Nguyễn), Huy Cận (Cù), Xuân Diệu (Ngô), Nhật Tiến (Bùi), Túy Hồng (Nguyễn Thị). Có người lại chỉ nỗi tiếng với tên thật như Hồ Hữu Tường, Võ Hồng, Nguyễn Ngọc Ngạn, v.v.

Riêng "biệt danh" hay "sước hiệu" (surnom, deuxième prénom, sobriquet ; nickname) thường do người khác đặt cho, gán cho và thường có ý trêu chọc hoặc miêu tả ác ý diện mạo hoặc tật xấu của người đó. Nhà văn Nguyễn Tuân có sước hiệu là "Tuân mũi to", Phạm Quỳnh "kính trắng tiên sinh", một cựu tổng thống miền Nam "tổng lì", v.v.

"Tên tước" hay "tước hiệu" thường được phong cho, chỉ thấy ở giới quý tộc, quan lại: Ôn-Như hầu Nguyễn Gia Thiều, Tùng-Thiện vương Miên Thẩm, v.v.

Bí danh thường được những người làm chính trị, cách mạng và cả công an, quân đội sử dụng để bảo mật. Bí danh khác với tên "cách mạng" như của một số đảng viên cộng sản ở Việt Nam, trong thực tế là một cách đổi tên, muốn dâng hiến cho công tác hay chối bỏ quá khứ, gia đình: Lê Ðức Thọ, Mai Chí Thọ, Xuân Thủy, Trường Chinh, v.v.

Trong các tên khác có "tên thụy" tức tên hèm (posthumous name). Khác với "tên cúng cơm" là tên vốn có của một người khi mới sanh hay lúc nhỏ, tên hèm là tên tự chọn khi tuổi già để dùng vào việc cúng giỗ và thờ phượng, ý là người chết sẽ biết tên mà về. Nếu không kịp tự chọn, người nhà tìm đặt cho người vừa chết để con cháu khấn vái, cúng giỗ. Tên thụy còn là tên ghi vào sớ hoặc do nhà vua truy tặng để tưởng nhớ công đức người chết. Tục lệ đặt tên thụy khởi từ đời Tây Chu bên Trung-quốc : đình thần căn cứ vào sự nghiệp hoặc hành vi, đức độ của nhà vua lúc còn sống mà đặt tên thụy cho vua. Lúc đầu thường dùng một trong bốn chữ Văn, Vũ, U và Lệ nhưng về sau chỉ dùng Vũ và Văn là hai chữ để khen. Sau lại đổi thành "miếu hiệu" như vua Gia Long có miếu hiệu Thế-tổ Cao Hoàng-đế, Tự Ðức được tặng là Dực-tôn Anh Hoàng-đế, v.v.

Riêng "tên húy" tức tên phải kiêng tránh, thường là tên thành hoàng của làng xã hoặc tên của vua chúa và hoàng gia cũng như miếu hiệu, hoặc tên của quan lớn sở tại. Người dân giả lỡ trùng tên phải đổi hay đọc trại ra hay lệch đi. Phan Huy Chú vốn tên tục là Hiệu vì kiêng húy đã phải đổi thành Chú. Ðời vua Minh Mạng thứ 13 (1832) còn đặt ra lệ hễ các quan cùng tỉnh trùng tên thì người kém phẩm trật phải đổi tên. Ðó là lý do Cảnh đọc thành Kiểng, Thái thành Thới, Hòa thành Huề, Anh thành Yêng, v.v. Hay tìm tiếng giống nghĩa mà thay vào : Riêu thay Canh, Tập thay Học, v.v. Ngày xưa đi thi mà không biết để tránh tên húy là phạm trường qui, bị hỏng thi đã đành, có khi còn bị tù tội.

Cuối cùng là "tên đạo" : nếu theo đạo Phật là "pháp danh" (Buddhist religious name), là những tên đặt khi quy y; nếu theo Thiên Chúa giáo, có "tên thánh" (nom de baptême, patron-saint's name) khi rửa tội, thí dụ Pétrus Ký tức Trương Vĩnh Ký. Có ngộ nhận cho rằng tên thánh là lai căng mất gốc. Thật ra tên thánh là tên chỉ dùng trong phạm vi tôn giáo, cũng như phápđanh của người theo đạo Phật, còn thì người theo đạo Thiên Chúa hay Cơ Ðốc vẫn mang tên họ như bất cứ người theo đạo nào khác. Ngộ nhận này đã dần mất sau biến cố 30-4-1975 khi người Việt vì nhu cầu hội nhập ở nước ngoài, đã lấy cả tên gọi của người bản xứ.

Các Dòng Họ Việt Nam

Họ người Việt gồm các họ của người thuộc dân tộc Việt. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc lẫn các nước vùng Ấn Độ hay dân tộc Chàm, cho nên họ người Việt cũng vậy. Nhưng đa số họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác. Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều đại trong lịch sử nước này.

Phần lớn các họ phổ biến ở Việt Nam gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Việt là họ Nguyễn, theo một thống kê năm 2005 thì họ này chiếm tới khoảng 38% dân số Việt Nam. Đây là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng, triều nhà Nguyễn. Các họ phổ biến khác như họ Trần, họ Lê, họ Lý cũng là họ của các hoàng tộc Việt Nam, đó là nhà Trần, nhà Tiền Lê - Hậu Lê và nhà Lý.

Sau đây là danh sách 14 họ phổ biến của người Việt, 14 họ này chiếm khoảng 90% dân số Việt Nam:

Họ Tỷ lệ

Nguyễn 38,4%

Trần 11%

Lê 9,5%

Phạm 7,1%

Hoàng/Huỳnh 5,1%

Phan 4,5%

Vũ/Võ 3,9%

Đặng 2,1%

Bùi 2%

Đỗ 1,4%

Hồ 1,3%

Ngô 1,3%

Dương 1%

Lý 0,5%

Khoảng 10% dân số Việt Nam còn lại có các họ sau:

Khoảng 10% dân số Việt Nam còn lại có thể có các họ sau:

Họ người Việt Họ người Việt Họ người Việt Họ người Việt Họ người Việt Họ người Việt

An Ánh Ân Âu Ấu Bá

Bạc Bạch Bàng Bành Bảo/Bửu Bế

Bồ Biện Cái Cao Cấn Châu

Chu Chung Cù Ca Cam Cát

Cầm Chế Chiêm Chương Chử Cung

Cự Dã Danh Doãn Dư Đàm

Đan/Đơn Đào Đậu Điền Đinh Đoàn

Đồng Đổng Đường Giả Giang Giáp

Hà Hạ Hàn Hình Hoa Hồng

Hứa Khâu/Khưu Khổng Khu Khuất Khúc

Kiều Kim La Lạc Lại Lâm

Liễu Lục Lư/Lô Lữ/Lã Lương Lưu

Ma Mã Mạc Mai Nhâm/Nhậm/Nhiệm Nghiêm

Ngụy Nhữ Nông Ông Phi Phí

Phó Phùng Phương Quản Quách Tạ

Tào Tăng Thạch Thái Thân Thập

Thế Thi Thôi Tiêu Tòng Tôn

Tông Tống Trà Triệu Trịnh Trình

Trưng Trương Từ Uông Văn Vi

Viên Vương Xa Yên

Theo Wikipedia

Họ và tên người Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội (Social Sciences Publishing House)

Cổng thông tin kết nối "Các Dòng Họ Việt Nam" | Chương

TIẾT D: NGUỒN GỐC TÊN HỌ VIỆT NAM

Không có sử liệu nào nói về nguồn gốc tên họ tại Việt Nam. Do vậy, ta phải nghiên cứu các vấn đề: (1)người Việt có tên họ từ bao giờ, (2) sự du nhập tên họ người Tàu vào xã hội Việt Nam, (3) tên họ do người Việt tự đặt, (4) người Việt bị bắt buộc hay bắt chước nhận tên họ, (5) sơ lược nguồn gốc những tên họ phổ biến nhất Việt Nam.

1. Người Việt Có Tên Họ Tự Bao Giờ: Trong phần nghiên cứu về đế hiệu Hùng Vương ở chương một, chúng tôi đã đưa ra quan điểm cho rằng đế hiệu Hùng Vương là do người sau đặt cho các vị lãnh đạo ban đầu của nước ta, nên không thể nói Việt Nam đã có tên họ từ thời Hùng Vương, tức cách đây hơn 5000 năm. Giai đoạn này, dân ta chưa có ý niệm về dòng họ theo lối phụ hệ như kiểu Trung Quốc. Đến thời Thục Phán và Triệu Đà (257-111 TCN), ta không thể nói Việt Nam đã có tên họ. Hai ông này là người Trung Quốc vì chống Tần, Hán mà sang nước ta. Đến thời Hai Bà Trưng, xã hội Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ mẫu hệ. Theo các nhà tính danh học, tên họ xuất hiện đồng thời với sự ra đời của chế độ phụ hệ. Chỉ khi xã hội Việt Nam đã tiến hóa, cộng với ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, và có những cuộc hôn nhân dị chủng Hán Việt, thì lúc đó Việt Nam mới chính thức có tên họ và các tên họ này giống với tên họ Trung Quốc. Kết luận này có thể chấp nhận được vì nhiều đồng bào Thượng ở Việt Nam, ít bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, đến giữa thế kỷ 20 vẫn chưa có tên họ. Như vậy, sớm nhất Việt Nam có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên.

Tuy thế, nếu chúng tôi không lầm, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, sớm có hệ thống tên họ theo lối phụ hệ. Mãi đến thế kỷ thứ 10, hệ thống tên họ của Âu Châu mới bắt đầu hình thành, và đến thế kỷ 16 mới hoàn tất. Nhật Bản, theo ông Elsdon C. Smith, mãi đến đời Minh Trị Thiên Hoàng, toàn dân Nhật mới có tên họ. Các dân tộc ở Phi Châu, theo bách khoa từ điển Britannica, mới bắt chước tây phương lấy tên họ từ đầu thế kỷ 20. Năm 1935, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh buộc người dân phải lấy tên họ. Đầu Công Nguyên, người Do Thái chưa có tên họ, chỉ có tên gọi, người ta gọi Chúa Giêsu, bà Maria, thánh Phaolô. Mãi đến đầu thế kỷ thứ 19, dân Do Thái mới có tên họ. Nhiều tên họ mà dân tộc này chọn là các từ ngữ liên quan đến các chức tư tế của Do Thái Giáo như Cantor, Canterini, Kantorowicz, nghĩa là các thày cả hạ phẩm (lower priest), các tên Kohn, Cohen, Cahen, Kaan, Kahane nghĩa là thày cả thượng phẩm (highest priest).

2. Việc Du Nhập Tên Họ Người Tàu Vào Việt Nam: Tên họ tại Việt Nam xuất phát từ hai nguồn chính: một là các tên họ Trung Quốc, hai là tên họ do người Việt Nam tự đặt. Về các tên họ Trung Quốc mà ta có hiện nay được du nhập vào Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử sau:

a. Thời bị đô hộ: Trong hơn 1000 năm Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, sử cũ cho chúng ta nhiều bằng chứng những người Tàu như quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, nho sĩ, tội nhân bị đi đầy, dân nghèo, đã sang nước ta. Họ và gia thuộc đã ở lại, thông hôn với người Việt và biến thành người bản xứ. Chính những lớp người này đã đem đến đa số họ mà người Việt Nam có hiện nay. Xin trích ba ví dụ điển hình để chứng minh:

Lý Bôn, còn gọi là Lý Bí, là dòng dõi người Tàu. Ông tổ bảy đời di cư sang Giao Châu lánh nạn từ cuối thời Tần, Hán. Hồ Quý Ly, nguyên dòng dõi người Chiết Giang, có ông tổ là Hồ Hưng Dật, di cư sang nước ta đời Ngũ Quý (907-959) ở làng Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu, Thanh Hóa. Về sự lai giống bố Tàu mẹ Việt, theo ông Vũ Hiệp, thủy tổ dòng họ Vũ tại Việt Nam là ông tổ Vũ Hồn giữ chức Kinh Lược Sứ vào năm 841. Ông có mẹ người Việt tên là Nguyễn Thị Đức và cha là ông Vũ Huy người Phúc Kiến, Trung Quốc.

b. Người Minh Hương: Người Minh Hương sang nước ta vào thế kỷ 17 và 18. Nhóm người này tập trung nhiều ở miền Trung và Nam Việt Nam nên đã đem một số tên họ Tàu vào Việt Nam. Những nhân vật lịch sử như Trịnh Hoài Đức, Mạc Thiên Tích, nhà thơ Quách Tấn đều là người Minh Hương. Năm 1965, ở Chợ Lớn có 80 tỷ phú gốc Hoa được gọi là các "vua". Các ông "vua" này có tên họ mà ta thường thấy trong xã hội Việt Nam như: Lâm Huệ Hồ hoạt động trong ngành tín dụng, Lý Long Thân: dệt, Mã Hí: mễ cốc, Trần Thành: bột ngọt, Đào Mậu: ngân hàng, Trương Vĩnh Niên: phim ảnh, Trần Thoại Hà: trà, Lai Kim Dung: gạo, Vương Đạo Nghĩa: kem đánh răng, Lý Sen: sắt thép, Lưu Kiệt: nông cơ, v.v...

3. Tên Họ Do Người Việt Nam Tự Đặt: Đối với các tên họ do người Việt Nam tự đặt, sử liệu cho thấy một số họ được vua chúa Việt Nam đặt cho các sắc dân thiểu số trong thời gian gần đây. Giáo sư Hà Mai Phương trích sử liệu trong Đại Nam Thực Lục cho biết, thời Hậu Lê, các viên quan người thiểu số ở 9 châu thuộc vùng Thanh Hóa, Nghệ An được vua ban tên họ. Tuy nhiên, sử không cho biết các tên họ này là gì.

Theo Đại Nam Thực Lục, năm 1826, vua Minh Mạng cho các quan đang cai trị Cao Miên được phép đặt lại địa danh và đổi tên người Cao Miên sang chữ Hán để dễ đọc.

Năm 1827, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, vua Minh Mạng ban cho các sắc tộc thiểu số vùng này các tên họ: Cốc, Đồng, Hướng, Kheo hay Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết.

Đến năm 1832, theo Đại Nam Thực Lục, vua Minh Mạng lại ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh, Nghệ An những tên họ: Cáo, Cát, Cầm, Cần, Cổ, Chuyên, Dụ, Đa, Định, Đôn, Hào, Hảo, Hâm, Kiện, Kiệu, Khả, Khâm, Lang, Lương, Mỹ, Nham, Sầm, Sơn, Tạo, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Trình, Triển, Uất.

Thổ tù thuộc Trấn Man, Thanh Hóa được các họ: Bảo, Cam, Cảm, Cát, Đạo, Huy.

Năm 1834, các người thiểu số Mường và Lào ở Thanh Hóa được vua Minh Mạng ban các tên họ: Hảo, Lâm, Lĩnh, Phàn, Sơn, Thạch, Vạn.

Sang năm 1835, vua Minh Mệnh cho phép các quan được dùng tên xã thôn để đặt tên họ cho dân chúng huyện Kiên Giang và Hà Châu tỉnh Hà Tiên để tiện việc thu thuế và kiểm soát an ninh.

Năm 1837, theo Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, vua Minh Mệnh ban cho dân thiểu số ở Tây Ninh các họ: Dương, Đào, Hạnh, Lý, Mã, Ngưu, Tượng.

Năm 1838, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Biên Hòa, vua Minh Mệnh ban cho thổ dân huyện Long Khánh, các họ: Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng.

Năm 1839, thổ dân huyện Phước Bình, phủ Phước Long được ban các họ: Hồng, Lâm, Mã, Ngưu, Nhạn, Sơn.

Năm 1841, vua Thiệu Trị ban họ Cửu cho quốc trưởng Ma Thái nước Hoả Xá ở Phú Yên.

Đối với người Chàm, vào năm 1837, vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt người Chàm phải ăn mặc theo người Việt và thay đổi tên họ thành họ Lưu, Hàn, Đàng, Nguyễn, Trương, Châu, Phú, Dương.

Ngoài ra, còn thấy họ cũ sinh ra họ mới như họ của ông tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc (924-979) ở Thanh Hóa sinh ra họ mới là Nguyễn Hựu, Nguyễn Phúc, Tôn Thất,

Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ v..v...

Còn một số họ nữa do các tù trưởng bộ lạc thiểu số đặt cho dân chúng bộ tộc và các họ này thường là từ Nôm, hoặc là tiếng sắc tộc, chỉ phổ biến ở một vùng nhất định. Ví dụ họ Ðèo, Lò, Teo, Vù là các họ của các sắc dân thiểu số ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hay các họ H'mok, Dham Niê của đồng bào Thượng miền cao nguyên Trung Phần.

Tóm lại, tên họ người Việt Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công Nguyên và bắt nguồn từ tên họ của người Trung Quốc và các tên họ do người Việt Nam tự đặt. Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là người Việt Nam có tên họ giống Tàu là vì bị bắt buộc hay bắt chước?

4. Người Việt Bắt Chước Hay Bị Bắt Buộc Nhận Tên Họ: Về vấn đề này, các học giả chia làm hai phái. Ông Nguyễn Bạt Tụy cho rằng người Việt bắt chước người Tàu. Ông Nguyễn Đổng Chi, thuộc Ủy Ban Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội đồng quan điểm với lập trường trên. Ông viết:

Câu văn người sinh ra mới biết dòng giống và họ trong Hậu Hán Thư, cho thấy cho đến tận đầu Công Nguyên, người Việt Nam mới biết nắm lấy cái then chốt để phát triển quan hệ thân tộc phụ hệ, tức cái tên để chỉ dòng họ. Trước đó, có lẽ cha ông chúng ta cũng như đồng bào thượng gần đây chỉ có cái tên để chỉ cá nhân, chứ chưa có tên để chỉ tính hay thị như người Tàu.

Trái lại, ông Bình Nguyên Lộc lại cho rằng người Việt có lẽ bị bắt ép. Ông viết: Họ của ta nay hoàn toàn là họ của Trung Quốc, nhưng không biết đã tự ý theo phong tục của họ về phương diện lấy họ, hay bị ép buộc? Có lẽ bị bắt ép, nhưng chắc không phải vì nỗ lực đồng hóa, mà vì muốn tiện lợi việc kiểm tra dân số mà Mã Viện đã thực hiện sau khi diệt hai Bà Trưng.

Cùng một quan điểm như trên, Giáo sư Vũ Hiệp viết: Trong chính sách đồng hóa dân ta, các viên quan cai trị thâm độc như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đã cố tình khai hóa dân bản xứ Giao Chỉ rất có hệ thống. Họ bắt dân ta lúc đó phải theo lối sống, phong tục của Trung Quốc, cũng như bắt học chữ Nho...Tất nhiên, họ cũng bắt buộc dân ta phải có những tộc danh (tên dòng họ) theo kiểu Hán Tộc.

Còn Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy viết: Về mặt phong tục, người Việt đã từ chế độ mẫu hệ bước sang chế độ phụ hệ. Cùng với việc làm lễ cưới hỏi theo lối Trung Quốc, Người Việt đã có họ và theo họ của cha. Hầu hết các họ mà người Việt Nam còn dùng đến ngày nay, đều là những họ của người Trung Quốc, nhưng đọc trại theo tiếng Hán Việt.

Kết luận của các tác giả trên đây không thấy nói đã dựa vào một sử liệu nào, nên vấn đề bắt chước hay bị bắt buộc cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, các tác giả đều đồng ý là họ Việt giống họ Tàu, chỉ khác là phát âm theo giọng Hán Việt. Nhận định này thiết tưởng quá tổng quát, cần bổ túc, vì có một số họ là từ Nôm, một thứ tiếng thuần túy của người Việt mà người Tàu không có. Hơn nữa, một số họ mới được đặt ra dưới thời Minh Mạng cũng là từ Hán Việt, nhưng không vì thế mà kết luận đó là họ Tàu.

Ngày mai: Sơ lược nguồn gốc các tên họ phổ biến nhất Việt Nam.

Nguyễn Long Thao

VietCatholic News (Thứ Tư 22/12/2004)

Không phải bất cứ tên họ nào của người Việt cũng là họ của Tàu. Tuy nhiên, đa số tên họ mà người Việt có, đều là họ của người Tàu. Ðiều đó không có nghĩa ta là Tàu, mà chỉ có nghĩa ta đã bắt chước hay bị bắt buộc nhận tên họ của Tàu, vì ảnh hưởng văn hóa, vì các cuộc hôn nhân dị chủng. Sau đây là nguồn gốc các tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam.

ÂU => Theo sách Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, Vô Cương chắt đời thứ 7 của Câu Tiễn được ban cho đất ở núi Âu Dư Sơn để cai trị. Do vậy, một số cháu chắt Vô Cương đã nhận họ Âu và chọn đất Bình Dương, tỉnh Thiểm Tây để cư ngụ, một số khác nhận họ kép Âu Dương vì ở đó có ngọn núi Âu Dương. Dòng họ Âu Dương cư ngụ tại 2 tỉnh Giang Tô và Sơn Đông.

BÙI => Theo sách Thông Chí Thị Tộc Lược, ông Bá Khôi, thời vua Đại Vũ nhà Hạ, được ban cho đất ở làng Bùi. Con cháu ông Bá Khôi nhận tên làng Bùi làm tên họ. Dòng họ Bùi ban đầu cư ngụ tại tỉnh Hà Đông, phía đông sông Hoàng Hà.

CAO => Theo Quảng Vận, đời Chu, con cháu của Kỷ Thái Công được ban cho nước Cao để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên nước Cao làm tên họ. Dòng họ Cao ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.

CHU => Thời xưa, nước Tàu có nước nhỏ gọi là Chu, do Thái Vương cai trị. Con là Văn Vương nối nghiệp, nhận tên Chu làm tên họ nên gọi là Chu Văn Vương. Ban đầu, dòng họ Chu cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan dần sang Hà Nam.

CUNG => Theo sách Tính Thị Khảo Lược do Trần Đình Vi viết vào đời nhà Thanh, Huy là con thứ 5 của Hoàng Đế đã sáng chế ra cây cung nên được ban cho đất Trương để cai trị. Con cháu đã nhận chữ Cung và Trương làm tên họ. Theo sách Vạn Tính Thống Phổ, Thúc Cung làm quan đại phu nước Lỗ ở tỉnh Sơn Đông. Cháu chắt đã nhận chữ Cung làm tên họ. Gia tộc họ Cung phát triển ở vùng Sơn Tây. Vào thời Nam Bắc Triều, nhiều họ Cung đổi sang họ Trương để tránh bị bạc đãi.

QUAN => Theo sách Cổ Kim Tính Thị Biện Chứng, họ Quan do tên chức quan canh gác cung điện nhà Chu. Quan Chí Cơ, giữ chức Đại Phu nước Ngu, là người đầu tiên nhận họ Quan. Dòng họ Quan tập trung nhiều ở tỉnh Sơn Tây là nơi ngày xưa có nước Ngu.

DOÃN => Ban đầu từ Doãn để chỉ bộ lạc cổ gọi là rợ Nhung. Khi người Nhung cư ngụ trong lãnh thổ Hán, bị đồng hóa thì người Nhung đã nhận tên bộ tộc Doãn làm tên họ.

DƯ => Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo, viết vào đời Đường (618-907), người sáng lập họ Dư là Do Dư làm quan đời nhà Tần. Con cháu nhận tên ông làm tên họ. Trong Hán văn, hình dạng chữ Dư và chữ Xa rất giống nhau nên vào đời nhà Đường, vì viết lầm họ Dư ra họ Xa, nên từ đó nước Tàu có thêm họ Xa.

DƯƠNG => Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Dương là chi nhánh của họ kép Dương Thiệt, và bắt đầu xuất hiện thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Dòng tộc họ Dương ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây, sau di chuyển qua Thái Sơn tỉnh Sơn Đông.

ĐÀO => Họ Đào bắt nguồn từ chức quan gọi là Đào Chính. Đào Chính là chức quan trông coi việc chế tạo đồ gốm cho cung điện nhà Chu. Người đầu tiên giữ chức quan Đào Chính là ông Ngu, con cháu ông lấy từ Đào làm tên họ. Trong Hán tự, đào có nghĩa là đồ gốm.

ĐẶNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn. Đặng là tên nước. Cuối đời Thương, con cháu của Kim Thiên Thị được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã nhận tên Đặng làm tên họ. Dòng họ Đặng cư ngụ tại Hà Nam là nơi xưa kia có nước Đặng.

ĐINH =>Họ Đinh rất phổ biến tại Trung Quốc, theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược được viết vào đời Tống (960-1279), họ Đinh là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Vào đời nhà Chu, hậu duệ của Hoàng Đế nhận chữ Đinh làm tên họ. Dòng tộc Đinh ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.

ĐOÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Đoàn là tên của giống dân du mục mà người Hán gọi là rợ Hồ. Khi họ định cư tại đất Hán vào đời hậu Chu (947-950), họ nhận tên Đoàn làm tên họ. Theo sách Sử Ký Ngụy Thế Gia, họ Đoàn là chi nhánh của họ kép Đoàn Can. Đoàn Can là tên ấp nằm trong nước Ngụy và ông tổ của dòng họ này là Đoàn Can Mộc. Dòng họ Đoàn và Đoàn Can ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây và Hồ Bắc là nơi xưa kia có nước Ngụy.

ĐỖ, PHẠM => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở Sơn Tây và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ. Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội được ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây.

GIANG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thôn tính, cháu chắt Bá Khôi đã chọn tên Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang.

GIÁP => Theo Phong Tục Thông, họ Giáp bắt nguồn từ họ kép Giáp Phụ và Giáp Phụ là tên nước.

HÀ/HÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hà có từ đời nhà Tần, là chi nhánh của họ Hàn, thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người lập nên họ Hà là Hàn An, sống ở nước Hàn nay ở tỉnh Sơn Tây. Khi Tần Thủy Hoàng chiếm nước Hàn, Hàn An trốn sang Giang Tô và đổi thành họ Hà. Dòng họ Hà sinh sống dọc theo sông Dương Tử và sông Hoài chảy qua hai tỉnh Giang Tô và An Huy.

HOÀNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Hoàng là tên đất. Chu Vũ Vương cho con cháu Lục Chung đất Hoàng ở Hà Nam để cai trị. Nước Hoàng bị nước Sở Chiếm, con cháu Lục Chung nhận từ Hoàng làm tên họ để tưởng nhớ nước Hoàng.

HỒ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hồ thuộc dòng dõi Đế Thuấn, và người lập nên họ Hồ là Hồ Công Mãn. Họ Hồ là chi nhánh của họ Trần. Hồ Công Mãn được Chu Vũ Vương ban cho đất Trần để cai trị. Khi Hồ Công Mãn chết, con cháu lấy họ Hồ để tưởng nhớ người sáng lập nước Trần. Dòng họ Hồ cư ngụ tại Hồ Bắc.

KHỔNG => Họ Khổng thuộc dòng dõi Hoàng Đế, theo Quảng Vận, họ Khổng là chi nhánh của họ Tử. Con của Đế Cốc đã nhận chữ Tử làm tên họ. Đến đời vua Thành Thang (1766-1753 TCN), một người chắt Đế Cốc được giữ chức Thái Ất. Do vậy, con cháu đã phối hợp chữ Tử và Ất, tạo thành chữ Khổng để làm tên họ. Người đầu tiên nhận họ Khổng là Khổng Phú Gia.

KHUẤT => Theo Thượng Hữu Lục và Vạn Tính Thống Phổ, Khuất là tên đất gọi là Khuất Ấp. Con của Chu Vũ Vương được ban cho Khuất Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận địa danh Khuất làm tên họ. Dòng họ Khuất ban đầu cư ngụ tại Hà Nam.

KHÚC => Theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Khúc thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Con của Mục Hầu nước Tấn được ban cho đất gọi là Khúc Ốc. Do vậy, con cháu đã nhận họ Khúc. Dòng họ Khúc cư ngụ tại Thiểm Tây là nơi xưa kia có đất Khúc.

KIỀU => Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.

LẠI => Theo Tính Thị Khảo Lược, Lại là tên nước thời Xuân Thu. Người nước Lại lấy tên nước làm tên họ. Dòng dõi họ Lại đầu tiên cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.

LÂM => Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, họ Lâm là chi nhánh họ Tử thuộc dòng dõi vua Thành Thang. Người đầu tiên nhận họ Lâm là Tỷ Can. Tỷ Can bị Trụ Vương giết, con Tỷ Can trốn vào rừng. Về sau Chu Vũ Vương ban cho con Tỷ Can đất Bá Lăng, nay ở Hà Bắc và ban cho tên họ Lâm. Dòng họ Lâm ban đầu cư ngụ tại Hà Bắc, sau lan sang Sơn Đông và Hà Nam.

LÊ => Có 2 tài liệu nói về họ Lê. Theo sách Phong Tục Thông, dưới triều vua Thiếu Hạo (2598-2513 TCN), có nhóm quan gồm 9 người gọi là Cửu Lê. Con cháu các quan này đã nhận chữ Lê làm tên họ. Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, Lê là tên nước đời nhà Thương. Khi nhà Thương bị diệt, nước Lê thuộc nhà Chu. Con cháu Đường Đế Nghiêu được phong tước Lê Hầu. Do vậy con cháu đã lấy tên tước Lê làm tên họ. Dòng họ Lê ban đầu cư ngụ tại Sơn Đông là nơi khi xưa có nước Lê.

LƯU => Họ Lưu thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Theo sách Thông Chí Tính Tộc Lược, cháu chắt của Đường Đế Nghiêu được ban cho đất Lưu, nay ở tỉnh Hà Bắc để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên đất Lưu làm tên họ. Nhưng theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, Lưu là tên huyện. Một người cháu chắt Chu Văn Vương làm quan đại phu, được ban cho đất Lưu Ấp. Con cháu đã nhận tên đất Lưu làm tên họ.

LƯƠNG=> Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Lương thuộc thị tộc Doanh. Con của Tần Trọng được ban cho đất Hạ Dương và được phong tước Lương Bá. Cháu chắt Lương Bá nhận tên Lương làm tên họ. Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế ra nhiều sắc lệnh cải cách xã hội Tàu, trong đó có lệnh bắt đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan thành họ Lương.

LÝ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Lý (nghĩa: cây mận) là chi nhánh của họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Cả hai họ này có ông tổ chung là Chuyên Húc. Cửu Dao là cháu Chuyên Húc giữ chức Lý Quan tức quan án nên Cửu Dao đổi sang họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Đến đời Thương, Lý Trưng phạm tội bị Trụ Vương đuổi khỏi nước và chết, con là Lý Lợi Trinh sống sót nhờ ăn trái cây gọi là Mộc Tử. Để ghi nhớ sự kiện này, ông ghép chữ Mộc và chữ Tử thành chữ Lý( nghĩa: cây mận) để làm tên họ. Dòng họ Lý cư ngụ tại Hà Bắc.

MA => Có 2 tài liệu nói về họ Ma. Theo sách Phong Tục Thông, thì Ma Anh làm quan đại phu nước Tề, con cháu nhận tên Ma làm tên họ. Theo sách Tính Thị Khảo Lược, quan đại phu nước Sở được ban cho đất Ma gọi là Ma Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận chữ Ma làm tên họ. Dòng họ Ma cư ngụ tại Hà Bắc là nơi xưa kia có nước Ma.

MÃ => Họ Mã rất phổ thông tại Trung Quốc và đặc biệt đa số người họ Mã theo Hồi Giáo. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Mã là chi nhánh của họ Doanh, thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Người sáng lập dòng họ Mã là Triệu Xa. Triệu Xa giữ chức Mã Phục Quân là chức quan trông coi việc thuần thục ngựa cho kỵ binh thời Chiến Quốc. Con cháu Triệu Xa đã nhận tên chức quan Mã làm tên họ. Dòng họ Mã cư ngụ tại vùng Thiểm Tây.

MẠC => Theo Tính Thị Khảo Lược, Mạc là tên thành. Vua Chuyên Húc xây Mạc Thành. Cư dân trong Mạc Thành đã lấy chữ Mạc làm tên họ. Dòng họ Mạc cư ngụ nhiều tại Hà Bắc là nơi xưa kia đã xây Mạc Thành. Thuyết thứ hai cho rằng, họ Mạc là do tên chức vụ công quyền: chức Mạc Ngao. Khuất Nguyên của nước Sở giữ chức vụ này nên con cháu đã lấy chữ Mạc làm tên họ.

MAI => Theo Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, họ Mai là chi nhánh của họ Tử. Mai là tên đất. Vào đờI nhà Thương, người anh của Thái Đinh được ban cho đất Mai và được phong tước Mai Bá. Con cháu đã nhận tên đất Mai làm tên họ. Dòng họ Mai cư ngụ tại Hà Nam.

NGHIÊM => Họ Nghiêm xuất phát từ họ Trang, thuộc dòng tộc Trang Vương nước Sở. Theo Nguyên Hà Tính Toản, khi Trang Vương mất, con cháu đã nhận tên Trang làm tên họ. Theo Tính Thị Khảo Lược, vì tránh tên húy của Hán Minh Đế nên ông Trang Quang đã đổi sang họ Nghiêm. Từ đó nảy sinh dòng họ Nghiêm. Dòng họ này phát triển mạnh tại tỉnh Chiết Giang.

NGÔ => Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc, phía nam sông Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh thổ của nước Ngô. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngô đã nhận tên Ngô làm tên họ. Dòng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngô. Sau này, người họ Ngô cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông.

NGUYỄN => Theo hai tài liệu Nguyên Hà Tính Toản và Vạn Tính Thống Phổ, đời nhà Thương có nước Nguyễn. Cư dân nước này nhận tên Nguyễn làm tên họ. Nhiều người dòng họ Nguyễn cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam.

NÔNG => Theo Vạn Tính Thống Phổ, họ Nông bắt nguồn từ Thần Nông Thị. Vua Thần Nông dậy dân làm ruộng nên dân chúng nhận tên Nông làm tên họ.

ÔNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Tính Thị Khảo Lược, họ Ông thuộc dòng Chu Văn Vương. Con Chu Văn Vương là Chu Chiêu Vương được ban cho đất Ông để cai tri. Con cháu đã nhận tên họ Ông. Tại đất Ông có ngọn núi tên là Ông Sơ Dòng họ Ông cư ngụ tại Chiết Giang.

PHẠM Xem họ ĐỖ.

PHAN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dòng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tôn đã nhận tên Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết Giang.

PHÓ => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, người sáng lập dòng họ Phó là quan Thừa Tướng của vua Vũ Tính nhà Thương. Ông cư ngụ tại đất Phó Nghiễm, nay là tỉnh Sơn Tây. Con cháu đã nhận tên Phó làm tên họ. Dòng họ Phó cư ngụ tại Hà Bắc và Sơn Đông.

PHÙNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây.

QUÁCH => Theo Tính Thị Khảo Lược, họ Quách có từ đời nhà Hạ. Thời nhà Hạ dân chúng sống trong khu vực có tường lũy bao quanh gọi là Quách. Dân chúng lấy tên Quách làm tên họ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Quách là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Con thứ tư của Chu Văn Vương được ban cho đất Quách để cai trị nên con cháu nhận tên Quách làm tên họ. Dòng họ Quách phát triển mạnh tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây là nơi xưa kia có nước Quách.

SƠN => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo và Thông Chí Thị Tộc Lược, Sơn là tên một chức quan đời nhà Chu gọi là Sơn Sư. Quan Sơn Sư trông coi việc thu thuế lâm và ngư nghiệp. Con cháu nhận tên chức quan Sơn làm tên họ.

TẠ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tạ là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Viêm Đế. Tạ là tên nước. Thân Bá là anh em rể của Chu Tuyên Vương được ban cho đất Tạ nên con cháu Thân Bá đã nhận tên Tạ làm tên họ. Đất Tạ nay ở tỉnh Sơn Đông.

TĂNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tăng là chi nhánh của họ Từ, thuộc dòng dõi vua Đại Vũ đời nhà Hạ. Khi Thiếu Khang hồi phục nhà Hạ, ông ban đất Khoái cho con út của ông là Khúc Liệt để lập nên nước Khoái. Nước Khoái bị diệt, họ hàng chạy sang nước Lỗ và để tưởng nhớ nước Khoái, con cháu đã lấy chữ Khoái nhưng bỏ bớt ngữ căn Ấp để thành chữ Tăng làm tên họ. Dòng họ Tăng phát triển mạnh tại Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông.

THÁI => Theo Tính Thị Tầm Nguyên, họ Thái là do họ kép Thái Thúc mà ra. Họ Thái Thúc là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người lập ra họ Thái Thúc là Thái Thúc Nghĩa. Con cháu đã nhận Thái Thúc làm tên họ. Họ Thái Thúc ban đầu ở Hà Nam, Hà Bắc, sau phát triển ở Sơn Đông.

THÂN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Thân là chi nhánh họ Khương, thuộc dòng tộc Viêm Đế. Thân Lã được ban cho đất Thân để cai trị và được tước Thân Bá. Cháu chắt Thân Lã đã nhận địa danh Thân làm tên họ.

TÔ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tô thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Đời nhà Hạ, Côn Ngô được ban cho đất Tô Thành nên con cháu đã lấy họ Tô. Đầu tiên, họ Tô cư ngụ tại Hà Nam. Sang đời Chu, họ rời về Cam Túc.

TÔN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tôn bắt nguồn từ tên chức quan gọi là Tôn Bá. Chức quan này trông coi việc tế tự trong triều đình nhà Chu. Con cháu đã nhận tên chức quan làm tên họ. Họ Tôn cư ngụ tại phía đông sông Dương Tử, trong vùng gọi là Hà Đông.

TỐNG => Theo Vạn Tính Thế Phổ, họ Tống là chi nhánh của họ Tử và Tống là địa danh nước Tống. Chu Vũ Vương ban đất Tống cho Vi Tử Khải là con út của Đế Ất. Nước Tống bị nước Sở chiếm. Dân nước Tống nhận tên Tống làm tên họ. Họ Tống cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.

TRẦN => Theo Thông Chí Thị Tộc Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trần là do tên nước Trần. Chu Vũ Vương cho Quỳ Mãn hay còn gọi là Hồ Công Mãn đất Trần nay ở tỉnh Hà Nam để cai trị. Mười thế hệ sau, cháu chắt Hồ Công Mãn bỏ đất Trần đi nơi khác để tránh binh biến. Để tưởng nhớ đất cũ, họ đã nhận tên nước Trần làm tên họ. Dòng dõi họ Trần cư ngụ nhiều tại tỉnh Hà Nam và Sơn Đông.

TRIỆU => Theo sách Bách Gia Tính xuất bản thời Bắc Tống, họ Triệu được con cháu đặt ra để tưởng nhớ vị sáng lập triều đại Bắc Tống là Triệu Khuông Dận. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản, Triệu là tên vùng đất gọi là Triệu Thành. Đời nhà Chu, Tạo Phủ được ban cho đất Triệu Thành nên đã nhận chữ Triệu làm tên họ. Dòng họ Triệu cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây

TRỊNH => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Trịnh là tên nước. Đời vua Chu Tuyên Vương, Chu Hữu được ban cho đất Trịnh. Con cháu nhận tên Trịnh làm họ. Dòng họ Trịnh cư ngụ tại huyện Trịnh tỉnh Hà Nam.

TRƯƠNG => Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.

TỪ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, ông tổ họ Từ là Bá Khôi. Bá Khôi là quan đại thần của Đế Thuấn. Vua Đại Vũ nhà Hạ ban nước Từ cho con cháu Bá Khôi cai trị. Nước Từ bị nước Sở chiếm nên cháu chắt Bá Khôi đã nhận tên Từ làm tên họ để tưởng nhớ quê hương cũ. Dòng họ Từ cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.

VĂN => Theo Phong Tục Thông, họ Văn thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Sau khi Chu Văn Vương chết, con cháu đã nhận chữ Văn làm tên họ.

VŨ/VÕ => Có 2 tài liệu về họ Vũ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Vũ là chi nhánh của họ Cơ và người sáng lập dòng họ này là Cơ Vũ, con của Chu Bình Vương. Theo Phong Tục Thống, họ Vũ thuộc dòng dõi Tống Vũ Công thời Xuân Thu. Con cháu đã nhận tên Vũ làm họ để tưởng nhớ ông tổ Tống Vũ Công. Dòng họ Vũ cư ngụ tại Thái Nguyên, Sơn Tây và Giang Tô.

VU => Họ Vương rất phổ thông tại Trung Quốc là chi nhánh của nhiều họ trước đây là vua hay hoàng đế Trung Quốc. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Vương là chi nhánh của dòng tộc Chu Văn Vương. Vương Đạo là con cháu danh tiếng nhất của dòng họ này. Tài liệu khác cho rằng họ Vương thuộc dòng họ Đế Thuấn. Dòng họ Vương lan tràn khắp nước Tàu như Sơn Đông, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô.

Viết bởi vipboys lúc 07:38 | Mục:

Nguồn gốc các dòng họ Việt Nam P1,họ Nguyễn

Thứ Năm, 29/09/2011, 02:27 CH | Lượt xem: 1271

Nguyễn (chữ Hán: 阮) Là tên họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Trung Quốc dù ít phổ biến hơn. Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn. Nhiều triều vua của Việt Nam mang họ này, như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Độ phổ biến

Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này.Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7, là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất. Tại Pháp, họ này đứng thứ 54. Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000, nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990, và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 62[8] và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc.

Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện mang nhiều người đến với họ Nguyễn.

Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn.

Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu của họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc. Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt.

Một số nhân vật nổi tiếng

Nguyễn Bặc: Công thần khai quốc nhà Đinh

Nguyễn Hiền: Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam

Nguyễn Cảnh Chân: danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần

Nguyễn Cảnh Dị: danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần, con trai của Nguyễn Cảnh Chân

Nguyễn Trãi: Công thần khai quốc nhà Hậu Lê

Nguyễn Xí: Công thần khai quốc nhà Hậu Lê

Nguyễn Trực: Lưỡng quốc trạng nguyên

Nguyễn Nghiêu Tư: Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Quang Bật: Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Giản Thanh: Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Đức Lượng: Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Thiến, Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Kim, Công thần nhà Hậu Lê, cha của chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Ngoài.

Nguyễn Quyện, danh tướng nhà Mạc

Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn đầu tiên

Nguyễn Hy Quang, danh thần nhà Hậu Lê

Nguyễn Kỳ, Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Lượng Thái, Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Xuân Chính, Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Quốc Trinh, Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Đăng Đạo, Trạng nguyên Việt Nam

Nguyễn Hữu Nghiêm, Thám hoa, danh thần nhà Hậu Lê

Nguyễn Hữu Dật

Nguyễn Hữu Cảnh, quan của chúa Nguyễn, có công mở cõi miền Đông Nam Bộ, lập phủ Gia Định(Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguyễn Huệ-Nguyễn Nhạc-Nguyễn Lữ (là 3 anh em nhà Tây Sơn)

Nguyễn Ánh tức vua Gia Long của nhà Nguyễn

Minh Mạng tức Nguyễn Phúc Đảm, là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn

Nguyễn Du

Nguyễn Văn Thoại

Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Khuyến

Nguyễn Sinh Sắc thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Hồ Chí Minh)

Nguyễn Khắc Hiếu

Nguyễn Thái Học

Nguyễn Văn Thiệu: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

Nguyễn Cao Kỳ: Phó Tổng thống, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.

Nguyễn Văn Cừ: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.

Nguyễn Đức Cảnh: thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên

Nguyễn Xiển: Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam

Nguyễn Văn Linh: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Lương Bằng: Phó Chủ tịch nước Việt Nam

Nguyễn Sơn: Lưỡng quốc tướng quân

Nguyễn Chí Thanh: tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nguyễn Hữu Thọ: Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

Nguyễn Duy Cống tức Đỗ Mười: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn An:Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam.

Nguyễn Minh Triết: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Nguyễn Tấn Dũng: Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam

Nguyễn Phú Trọng: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Nguyễn Lân: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam.

Văn Cao tức Nguyễn Văn Cao: nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam

Nguyễn Đình Chiểu: nhà thơ, nhà văn hóa trung đại

Tô Hoài : Tên khai sinh là Nguyễn Sen

Nguyễn Đình Thi: là một nhà văn và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.

Hoài Thanh và Hoài Chân: tức Nguyễn Đức Nguyên và Nguyễn Đức Phiên

Tố Hữu: tên thật là Nguyễn Kim Thành

Theo lichsuvn.info

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro