nhân vật mị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I . ĐẶT VẤN ĐỀ .

Trước cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí . Sau cách mạng tháng Tám và đi theo kháng chiến, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng của mình bằng tập Truyện Tây Bắc . Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc . Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể . Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi . Đặc biệt truyện đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của họ .

II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .

“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi ” .

Vợ chồng A Phủ mở đầu như thế , một sự mở đầu xứng đáng với giọng kể chuyện đẹp như ru . Thế giới Tây Bắc đã được mở ra xa xăm kì diệu, trên cả ý nghĩa và nhạc điệu và lời văn . Một thế giới không phải cổ tích mà như thoảng hương ca dao cổ tích, một thế giới hứa hẹn rất nhiều sức gợi cảm, qua một bức chân dung thiếu phụ buồn .

Mị là một người con gái đẹp, một vẻ đẹp mang tính thuần nhất với vẻ đẹp trong văn chương . Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, không có đàn tì bà, không có nguyệt cầm thì cô giỏi sáo và giỏi “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo” . Mà tài năng âm nhạc, cũng theo truyền thống thường hé mở một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương . Quả thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thah hò hẹn của người yêu .

Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời có thể nói là bạc mệnh . Để cứu nạn cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí . 

Tô Hoài đã không quên diễn tả nỗi cực nhọc về thể xác của người con gái ấy, con người với danh nghĩa là con dâu , nhưng thực chất chính là tôi tớ . Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa, “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm” .

Song nhà văn xem ra vẫn thông cảm nhiều hơn với nỗi đau khổ về tinh thần . Chính cảm xúc về nỗi đau thinh thần ấy đã giúp ông sáng tạo ra những ngôn từ, những hình ảnh khó quên : Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lạng câm , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” . Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng . Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô . Rõ ràng tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống . Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống .

Mị đã tùng muốn chết mà không được chết , vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha . Nhưng dến lúc có thể chết đi, vì cha Mị không còn nữa thì Mị lại buông trôi , kéo dài mãi sự tồn taịi vật vờ . Chính lúc này cô gái còn đáng thương hơn . Bởi muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống . Còn khi đã không thiết chết , nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước… cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi .

Như vậy sức sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Không phải thế, bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia dang còn một con người . Khát vọng hnạh phúc có thể bị vùi lấp , bị lãng quyên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan . Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên từ lớp tro tàn . Và nó, cái khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu .

Có thể nói cuộc nổi loạn lần thứ nhất trong tâm hồn Mị là đoạn văn thử thách thực sự ngòi bút của Tô Hoài . Làm sao có thể cắt nghĩa được vì lí do gì mà cô Mị của ngày xưa, cô Mị đầy xuân tình xuân sắc lại bỗng dưng thức dậy trong người đàn bà âm thầm, chịu đựng mỏi mòn đúng vào, và chỉ đúng vào cái đêm tình mùa xuân ấy ? Làm sao con người đã chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong gian buồng kín mít chỉ có cái lỗ vuông nhỏ mờ mờ trăng trắng kia suốt từng ấy năm trời, vào đúng đêm ấy lại muốn vùng lên, nảy sinh ý định đi chơi xuân ? Nguyên do là bởi đất trời ? Quả thực bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người, ngất ngây tâm hồn tuổi trẻ . Song gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, hay sự biến đổi màu sắc kì ảo của các lòa hoa đẹp chưa hẳn đã đủ để làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ . Cần phải có những tác nhân khác nữa, mạnh mẽ hơn, có sức lôi cuốc Mị ra khỏi hiện tại để Mị trở về với chính mình của xa xưa : phơi phới , trẻ trung, yêu đời .

Tác nhân ấy, theo Tô Hoài trước hết phải là hơi rượu . Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát , “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi . Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ . Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng , người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi …), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mị vẫn còn trẻ . Mị muốn đi chơi . Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết . Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” .

Nhưng tác nhân có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với những khát khao hạnh phúc yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ . Tiếng sáo lúc đầu đã có tình cảm lắm, nhưng còn vọng lại từ xa, mãi từ ngoài đầu núi, và Mị vẫn còn đủ tỉnh táo để để nhẩm theo lời hát . ít lâu sau, tai Mị lại vẳng tiếng sáo , nhưng không còn vẳng từ ngoài đầu núi xa nữa mà là tiếng sáo gọi bạ đầu làng . Rồi đến lúc tiếng sáo không chỉ là gọi bạn. Nó gọi bạn yêu . Và nó “lửng lơ bay ngoài đường” , như tình ai không thể tan, như lòng ai đợi chờ, hờn trách . Để rồi cuối cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ .

Tô Hoài đã đặt Mị trong sự tương giao giữa một bên là sức sống tiềm tàng với một bên là cảm thức về thân phận . Cho nên trong thời khắc âý, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn . Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng , ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng . Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi .

Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần , cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác : “Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi” . Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du : quấn lại tóc , với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo . Tất cả những việc đó , Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi “.

Rồi cái gì đến đã đến . A Sử trói Mị vào cột, rồi lẳng lặng khoác thêm vòng bác đi chơi , bỏ mặc Mị trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân . Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du . Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được . Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy . Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ , gãi chân . Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng hơn trước .

Nhưng có lẽ sức sống của Mị bùng lên mạnh mẽ nhất là lúc Mị cởi trói cho A Phủ . Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi . Những va chạm mang đầy tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở gạt nợ trong nhà thống lí . Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng : bị trói đứng . Và chính hoàn cảnh bi thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị . Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế giới nội tâm của cô . Mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt : “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi” . Câu văn như một minh chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị . Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt :“Đêm ấy A Phủ khóc . Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xạm đen” . Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước . Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ . Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực . Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được . A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình .

Và đã nhớ lại mình, biết nhận ra mình cũng từng có những đau khổ, mới có thể thấy có người nào đó cũng khổ giống mình . Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ . Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình : “Mình là đàn bà … chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết ” . Mị cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ . Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật , một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận .

Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị , A Phủ với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như Mị , như A Phủ . 

III .KẾT THÚC VẤN ĐỀ .

Vợ chồng A Phủ là bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép đối với những thế lực phong kiến , thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi . Đồng thời nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc , sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động . Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ . Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ .

Phân tích Hình ảnh Mỵ

2.1.Mỵ và cuộc sống làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pha tra

a.Mỵ -Hình ảnh cô gái Mèo hoàn thiện

Mỵ xuất hiện trong lời kể về thời qúa khứ của cô là cô gái Mèo hoàn thiện, bông hoa ban thuần khiết của núi rừng Tây Bắc. Xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng Mỵ được thiên phú hình dáng và nhiều tư chất tốt đẹp. Mỵ không chỉ đẹp mà trong cô còn ẩn tàng sự yêu đời, ham sống, say sưa với mối tình đầu. Những ngày tháng tuỏi trẻ của cô trôi đi êm đềm đến trong tình thương của bố, trong âm thanh tuổi trẻ và sắc màu đêm hội đất mièn tây. Mỗi ngày sống, trái tim cô như tràn căng hồi hộp sung sưởng chờ nghe âm thanh tiếng sáo quen thuộc của người yêu.

Mỵ đồng thời là cô gái chăm làm, một dứa con hiếu thảo, biết xa lánh cái ác và biết trân trọng nâng niu tình yêu của mình, giàu lòng tự trọng. Sức trẻ và sự thánh thiện dồn tụ trong Mỵ, và với nó Mỵ hy vọng đứng vững giữa cuộc đời với khát khao tự do làm chủ cuộc sống. Mỵ tâm sự với cha mình " con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm ngô để trả nợ cho bố".

Nhưng số phận  "những bông hoa" xinh đẹp và đầy sức sống ấy, ở thời điểm lịch sử này đến chung chịu số phận đau thương - đó là một tất yếu. Tô Hoài đã nhận rõ được cái lo gic nghiệt ngã này và “nàng Kiều” đất miền tây cũng không thoát khổi nỗi đa đoan đoạn trường.

b. Mỵ - Hình ảnh người đàn bà nô lệ

Cái đau đớn của số phận Mỵ bắt đầu từ một thứ tội truyền kiếp mãn tính của người nghèo, đó là không tiền của tất yếu sẽ trở thành nô lệ. Bố Mỵ vay tiền của Pá tra  - số nợ lãi đến khi mẹ cô chết mà bố vẫn không trả hết. Mỵ đã trở thành vật thế gán nợ và thành nô lệ trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế.  Và cũng bắt đầu bằng một nguyên nhân đau đớn bi phẫn, đó là “lỗi” của người xinh đẹp với phẩm hạnh trắng trong! Mỵ trở thành cô con dâu gạt nợ, một thứ “hàng hóa” trao đổi.

Phản ứng của Mỵ những ngày đầu là mấy tháng ròng, đêm nào Mỵ cũng khóc và định tự tử. Đây là phản ứng tự nhiên của cô gái trẻ yêu đời bỗng nhiên bị tước đoạt hết tự do; đồng thời cũng là phản kháng quyết liệt của con người ham sống muốn kiếm tìm một cuộc sống cho ra sống. Cuộc sống với tất cả tự nhiên của kiếp người chứ không phải vật vờ tồn tại trú ngụ cái rỗng không trong thể xác.

Tuy nhiên phản kháng của Mỵ bị chặn đứng, Tô Hoài thêm một lần cho thấy bản lĩnh khai thác các mối liên hệ chi phối nội tâm con người. Kiều hơn một làn quên sinh tránh ô nhục - thoát kiếp đoạn trường. Và nếu Kiều chết, sẽ không còn sự vương vấn nào về món tiền “ba trăm lạng”. Nhưng ở đây, Mỵ xót xa hơn, Mỵ chết - món nợ vẫn còn; và đương nhiên, cha cô phải là người gánh chịu tủi hờn đến hết kiếp. Và  bi kịch xuất hiện, muốn chết mà không thể chết, đây cũng chính là nguyên nhân ý thức cam chịụ xuất hiện trong Mỵ.

Những năm tháng sống Pha Tra là chuỗi ngày địa ngục, Mỵ xuất hiện trong không gian ấy như một cái bóng, suốt ngày cúi mặt im lặng. Đó vẫn chưa phải nỗi đau đớn thật sự, Nhà văn đã tìm ra sự thê thảm của nhân vật, đó là ý chí của Mỵ bị mài mòn. Trong đầu Mỵ, những suy nghĩ khát vọng, âm thanh sắc màu thời xưa cũ đã mờ chìm; thay vào đó là cái phải nhớ, quanh quẩn lặp đi lặp lại tẻ ngắt như một vòng tròn nặng nề không lối thoát: " Mỵ cúi mặt không nghĩ nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mắt … con ngưạ, con trâu làm còn có lúc nghỉ ..đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu làm việc cả đêm cả ngày".

Cùng với công việc nặng nhọc triền miên là sự hành hạ trực tiếp của cha con Thống lý trên thân xác, bản thân Mỵ bị đánh, trói và từng chứng kiến không biết bao nhiêu người bị hành hạ đến chết. Ý chí của Mỵ dần bị đè bẹp dưới sức mạnh tàn bạo thời trung cổ, mà hệ quả của nó là làm cho nỗi cay đắng đen tối luôn đọng lại đặc quánh trong Mỵ , cô tự rút ra kết luận:  mình không bằng con ngựa. Và rồi hành động của cô tê liệt : lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

Tuy nhiên nỗi đau khổ tinh thần mới là  thật sự  là nỗi đau tê tái, nó biến Mỵ thực sự trở thành “con vật”mang tên người. Mất tình yêu đầu là nỗi đau tinh thàn quá khứ, nhưng đau hơn, xót hơn là Mỵ không được phép nghĩ về nó; bởi mỗi ý nghĩ về tình xưa ở nơi cô đồng nghĩa với sự phạm tội ghê gớm. Chúa đất miền núi  và tập tục cúng ma do chúng lập nên, đã ràng buộc mội cô gái có chồng và  Mỵ sống song tồn với một ý nghĩ : Mình đã " trình ma" Thống lý thì chỉ có còn cách chết rũ xương ở đây. Tô Hoài đã sắc sảo nhìn thấy việc tập tục mê tín thần quyền bắt tay với giai cấp thống trị tạo ra một thứ "thuốc phiện tinh thần"  trói chặt đời Mỵ, nô dịch tinh thần cô.

Mỵ bị cấm đoán trong việc hoà nhập cộng đồng. A sử trói Mỵ , dùng bạo lực  quyết liệt tách Mỵ ra khỏi thế giới con người . Vì vậy, bên trong thể xác tơi tả của Mỵ là tâm hồn cô đơn trống rỗng, nếu còn một mảnh nhỏ cũng bị cào nhàu nát. Thể xác ấy, tâm hồn ấy bị giam hãm trong không gian chật hẹp tù đọng, làm cho nỗi đau thêm chồng chất, sự bất lực đến cực cùng. Tô Hoài xây dựng đoạn truyện đầy ản dụ về căn buồng của Mỵ , và với nó, nhà văn giúp người đọc hình dung được nỗi đau tột cùng của kiếp người nô lệ.

Trong không gian oi ngạt ấy, thời gian như ngưng đọng. Trước mát Mỵ chỉ là sắc màu hoàng hôn dài đằng đẵng buồn tẻ, tê tái.  Mỵ thực sự không còn sống nữa mà chỉ còn là một sinh thể tồn tại chậm chạp bước về cõi chết. Cách áp chế ấy của gia đình thống lý Patra, đã tạo ra những hệ quả ghê ghớm, nó đập vỡ biến dạng tâm hồn vốn trong như pha lê của cô gái trẻ trung yêu đời là Mỵ.

Phần đầu truyện Mỵ chỉ chỉ nói một câu duy nhất còn lại là im lặng khuất phục, nhưng Mỵ cũng đã nuôi ý định tự vẫn. Còn bây giờ, Mỵ không buồn nghĩ đến cái chết nữa. Đây là một tình tiết khám phá xuất sắc về nội tâm nhân vật của nhà văn; bởi khi con người nghĩ về cái chết, tức là còn tha thiết sống cuộc sống, muốn tìm cuộc sống tốt hơn và phủ nhận thực tại. Nhưng khi không  buồn nghĩ đến cái chết thì đã là sự buông thả số phận cho định mệnh mà không còn ý niệm về sự tồn tại của mình. Lo gic phát triển tâm lý ở Mỵ đã đến cái đỉnh bi kịch ấy. Với cô,  thời gian  không còn ý nghiã, không còn gợi cảm xúc và hình ảnh cuộc sống chỉ còn là màn sương mờ đục. không quá khứ hiện tại. Nhưng ghê gớm hơn cả là sự tàn bạo đã làm cho Mỵ mất mát điều lớn nhất đó là : đánh mất tình đồng loại.Cô gái có trái tim nhạy cảm ngày xưa bây giờ hóa đá, chính bởi vậy ,trước cái chết đang ập xuóng đầu Aphủ mà Mỵ vẫn bình thản, đó là thái độ tàn nhẫn không thể có ở con người.

Toàn bộ những tình tiết truyện đen tối, vây bủa Mỵ, có sức gợi rất mạnh về bối cảnh xã hội phong kiến và thần quyền miền núi. Đó là bản cảo trạng  về sự tước đoạt quyền sống của những con người lương thiện vô tội đến triệt để mà Mỵ là nhân chứng. Tội phạm tạo lên bi kịch đó là cha ccon Thống lí và xã hội miền núi đen tối một thời. Và hình ảnh Mỵ cũng trở thành hình ảnh khái quát cho những thân phận nghèo hèn nô lệ nơi miền đất núi rừng âm u tù hãm. Con đường mà họ đi chỉ là hành trình dưới roi vọt cường quyền, trong cái nhà tù oi ngạt khổng lồ là xã hội phong kiến miền núi.

2.2. Hình ảnh Mỵ với sức sống tiểm ẩn và sự trỗi dậy mãnh liệt

Khi đọc Chí Phèo, người đọc đã chứng kiến một Chí Phèo từ người biến thành “ con quỷ dữ làng Vũ Đại”, thế nhưng chỉ một bát cháo hành của Thị Nở, một hòn than nhân tính nhỏ trong cái đống tro tàn Chí Phèo bỗng bốc cháy một khát vọng làm người lương thiện. Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài cũng đã tìm được hòn than nhân tính ấy. Bởi thế,  Mỵ cô gái hồn nhiên tươi trẻ với bao khát vọng đã bị áp chế của thế giới bạo tàn làm cho gục ngã và biến đổi  chỉ còn là chiếc bóng đã hồi sinh.

 a.Sức sống tiềm tàng mãnh liệt

Phát hiện của Tô Hoài là tìm thấy một sự thật  nhân văn, đó là, song tồn với cuộc sống đen tối còn có một cuộc sống khác tiềm ản trong Mỵ. Nhà văn đã đi sâu vào tận cùng cuộc sống nội tâm nhân vật, phát hiện khơi gợi nó và ông đã tìm thấy nơi ấy vẫn nén chứa một tiềm năng ham sống khát khao hạnh phúc.

Phản ánh sức trỗi dậy của Mỵ, Tô Hoài xây dựng một hoàn cảnh điển hình làm bối cảnh hồi sinh của tâm hồn cô gái Mèo nô lệ. Đây là một dụng công tinh tế, nhờ nó mà trước hết bản năng con người tự nhiên được trỗi dậy. Thiên nhiên chuyển mùa và những vang động của cuộc sống đã tác động vào tận cùng ngõ sâu góc khuất của tâm hồn bị băng giá đóng cứng lại và hơi ấm của nó đã làm cho sự băng giá ấy rã dần. Hình ảnh mùa xuân về trên vùng núi cao, trong chuyện thật tươi đẹp với sắc màu sinh động: " váy hoa đem phơi trên đá xoè ra như những con bướm sặc sỡ, hoa thuóc phiện nở trắng đồi màu đỏ hoa, đỏ thẫm rồi sang màu tím man mác". Bên sắc màu là âm thanh, là tiếng cuộc sống rộn rã; tiếng trẻ cười chơi quay và tiếng sáo gọi bạn tình…Nhà văn dường như đã đến “gõ cửa” tâm hồn nhân vật tái hiện cái khoảnh  khắc ngày chuẩn bị đón xuân, tạo vật và con người bừng tỉnh . Hoàn cảnh ấy tác động vào tâm hồn Mỵ. Trong thế giới thâm cung lạnh lẽo u ám ấy, dù không nhìn thấy sắc màu, nhưng âm thanh tiếng sáo lay động Mỵ làm cho cô bừng thức. Chi  tiết tiếng sáo được chọn làm đối tượng tác động lay thức Mỵ là sự tinh tế của ngòi bút Tô Hoài, bởi chỉ có âm thanh mới thực sự xuyên được những bức tường dày, những cánh cửa khép, để rồi tưới lên, thúc gọi trái tim cô quạnh héo úa làm cho nó hồi sinh. Và cũng bởi tiếng sáo ấy gắn liền thời quá khứ mộng mơ của Mỵ mà sự thăng hoa nhất ngọt ngào nhất là tiếng gọi của mối tình đầu.

Chính nhờ nó, niềm u mê tăm tối, nỗi lung linh hồn Mỵ lạc lối  đã được đánh thức.Mỵ vươt ra khỏi tâm trạng thờ ơ của mình bấy lâu nay, tâm hồn cô trở về với đời sống thực tiến , trong óc cô tái hiện kỷ niệm đẹp của một thời con gái: uống rượu chơi xuân, nhịp sáo tình yêu dìu dặt… Mỵ đã vượt tình trạng “sống thực vật”, phí thời gian và bắt đầu sống với những niềm vui chỉ trong chốc lát. Trong khoảng sống trở lại ấy lần đầu tiên Mỵ có hành động , phản ứng đầu tiên là ý nghĩ muốn chết "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mỵ sẽ ăn cho chết ngay". Phản ứng ấy khẳng định rằng, Mỵ đã thực sự sồng lại, lý trí sáng suốt đã phân tích cho Mỵ hiểu rằng hoàn cảnh sống thực tại  là vô cùng đau xót tủi hờn.

Nhưng tiếng sáo ( trong hoàn cảnh điển hình được xây dựng ) vẫn thôi thúc quyến rũ " tiếng sáo gọi bạn tình vẫn lơ lửng bay ngoài đường" tác động vào con người hồi sinh của Mỵ, và mạnh hơn, nó xâm nhập vào trong tâm hồn và lý trí của cô tồn taị và sống trong đó, thôi thúc day dứt " trong đầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo". Tiếng sáo khơi gợi sức sống như những đợt sóng ào ạt, những sục sôi trong miền khuất lấp đã trỗi dậy thành hành động: “ Mỵ đến góc nhà lấy ống mỡ xoắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng". Xây dựng nhiều hình ảnh trong đoạn truyện này, nhà văn đã biểu đạt được hành động thức tỉnh của nhân vật. Mỵ thắp đèn lên soi rọi vào chính cõi u mê của mình,  thoát  khỏi đêm tối triền miên của quá khứ, thay đổi cái không gian lúc nào cũng bàng bạc như hoàng hôn mà Mỵ lâu nay vẫn tồn tại. Mỵ đã tự hành động như một con người tự do, tự đi theo tiếng gọi của lòng mình: quấn lại tóc, rút váy hoa … sửa soạn chơi tết . Đoạn truyện toát lên một tinh thần nhân văn cao đẹp, Tô Hoài đã gửi đến thông điệp, con người dù cùng cực và bị nhấn chìm trong đen tối đến mấy, thì trước sau vẫn là con người. Vấn đề đặt ra là cái gì, bối cảnh nào sẽ nâng họ dậy và đỡ họ trở lại với nhịp cuộc đời.

Giữa lúc lòng ham sống vừa xuất hiện, thì Asử đến cùng với những sợi dây trói. Động tác trói vợ của Asử rất thản nhiên, rành rẽ. Một hành động trong bối cảnh cụ thể của truyện, gợi cảm nhận sự tàn ác đến lạnh lùng của thế giới bạo tàn không còn lương tri. Nhưng cái chính là cái tàn nhẫn ấy càng làm khát vọng của con người trở lên mãnh liệt, một khi họ đã vượt qua cái chết, sự quằn quại đau đớn và đã hồi sinh. Mỵ bị trói, nhưng tiết tấu của cuộc sống vẫn gọi thiết tha " tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi, những đám chơi … Mỵ vùng bước đi". Đoạn văn đã miêu tả thành công cuộc giằng xé quyết liệt giữa khao khát hạnh phúc cháy bỏng và thực tại tàn nhẫn lạnh lùng. Xét phương diện tinh thần thì Mỵ đã thắng; khát vọng của Mỵ trào ra khỏi, “Bung phá” những sợi dây trói khắc nghiệt vô tình. Tuy nhiên khát vọng ấy thực tế vẫn bị đè bẹp, lằn dây trói cứa vào làn da thịt, làm Mỵ tỉnh lại, giấc mộng tan biến thay vào đó là ý nghĩ cay đắng " Mỵ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”; và như vây cuộc vùng dậy làn thứ nhất của Mỵ thất bại, sự quẫy đạp  vươn dậy không đủ sức mạnh dể thay đổi số phận.

b.Hành động tự giải phóng

Đột biến lớn nhất làm thay đổi kiếp sống của Mỵ là đêm Mỵ quyết định cứu Aphủ. Khởi đầu là tâm trang lạnh lùng thản nhiên của Mỵ khi nhìn Aphủ bị trói đứng " Mỵ thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu Aphủ là cái xác  chêt đứng đấy cũng thế thôi". Tâm hồn vốn nhân hậu đã rơi vào vô cảm, nhưng nước mát Aphủ đã đánh thức trái tim Mỵ. Thoát ra khỏi vô cảm, My sống dậy bằng những hồi ức run rẩy nơi trái tim đầy thương tích của chính cô: Mỵ nhớ lại Asử trói Mỵ; Cảm giác thương thân làm tăng thêm xúc cảm thương người để rồi bật lên tiếng kêu " trờì ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết ".  Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm trời trong cái thế giới nhà Thống lý, Mỵ mới bật kêu được thành tiếng con người. Mỵ đã thực sự sống lại hoàn toàn, với ý nghĩa là con người đầy đủ nhân cách; và do vậy đến đây, lòng thương người đã trở thành sức mạnh lấn át nỗi thương thân. Lòng nhân hậu trong Mỵ đã hồi sinh, và chính nó trở thành động lực giúp Mỵ chiến thắng nỗi sợ, thúc đẩy cô có hành động cứu người: Mỵ rút dao cắt dây cứu Aphủ . Hành động xong, nỗi sợ xuất hiện nhưng bản năng tự vệ tích cực đã kích thích hành động tiếp theo Mỵ chạy theo Aphủ, với lời giải thích ngắn gọn " ở đây thì chết mất". Mỵ đã trở về là Mỵ tư cách là con người và trưởng thành về nhận thức, cô thấy rõ được bộ mặt của thế giới bạo tàn, kiên quyết từ bỏ nó.  Hành động chạy trốn của Mỵ là hành động chạy theo khát vọng tự do mà bấy lâu bị nén chặt. Mỵ tự thoát ra khỏi bóng đêm để đến với ánh sáng; tự đập vỡ  không gian oi ngạt cầm tù mở ra cuộc đời mới cho chính bản thân mình, mặc dù ở thời điểm này, hành động ấy vẫn là tự phát

3. Đánh giá chung. 

Nhân vật trung tâm Mỵ được xây dựng thành công và là hình ảnh văn học đặc sắc. Trang viết về Mỵ ở phần đầu truyện đầy ấn tượng, trong đó có những đoạn viết thăng hoa. Tài năng độc đáo của Tô Hoài là xây dựng lên những nghịch cảnh diễn biến tinh vi trong con người Mỵ. Một cô gái xinh đẹp nhưng gánh chịu số phận đa đoan, một nội tâm đầy mâu thuẫn. Các tình tiết viết về Mỵ hầu hết là đối thoại nội tâm, hay nói cách khác Mỵ hiện lên troing truyện bằng những tình tiết thoát ra từ miêu tả nội tâm. Những cuộc đối thoại nội tâm đã dẫn đến kết cục bất ngờ nhưng hoàn toàn hợp lý và lo gic.

Hành động cứu Aphủ là hành động táo bạo có ý nghiã quyết định đời Mỵ và mở ra cuộc sống mới. Ở đó, Mỵ và Aphủ thành vợ thành chồng, cùng đội du kích đánh giặc bảo vệ bản làng ở miền đất mới Phiềng xa. Hành động ấy khẳng định cuộc sống vốn tiềm tàng và phong phú, những đau khổ và khát vọng tự do đều tồn tại trong Mỵ từ trước, vấn đề đặt ra là cái gì khơi gợi cho sự tích cực trỗi dậy chiến thắng. Hành động giải phóng (Cứu A Phủ và cứu mình) là hành đông tự phát, và nó trở thành phát trỉiển tự giác ở đoạn sau của tác phẩm. Nhưng Tô Hoài đã tạo ra được cái khác biệt giữa nhân vật Mỵ với các nhân vật: Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay Vũ Nương (Người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)… ở chỗ bông hoa xứ Mèo không tìm đến một thế giới ảo tưởng, hoặc một vòng vây đen tối bi kịch mới, mà là khát vọng vùng lên tìm một con đường sống với sự đổi thay và tự do triệt để.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro