nhancau3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3: Khía cạnh quản lý mạng theo mô hình OSI (kiến trúc, chức năng).

            Các khía cạnh quản lý của mô hình OSI được chỉ ra gồm: thông tin, tổ chức, chức năng và truyền thông.

·        Khía cạnh thông tin của mô hình quản lý hệ thống chỉ ra phương pháp trao đổi thông tin và phương pháp truy nhập tài nguyên quản lý của các lớp. Đối tượng bị quản lý được thể hiện qua các đặc tính nguyên thủy của đối tượng và hành vi của đối tượng. Các đối tượng bị quản lý được định nghĩa như là các thực thể lớp, các đấu nối, các thiết bị phần cứng. Hệ thống quản lý sẽ chỉ xem xét tới các đặc tính của đối tượng quản lý để thực hiện chức năng quản lý hệ thống.

·        Mô hình quản lý theo OSI được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, 1 khối quản lý có thể quản lý và điều hành 1 số đại diện quản lý (agent). Môi trường quản lý quản lý OSI có thể phân vùng quản lý theo chưc năng, vị trí địa lý hoặc công nghệ mạng. Vì vậy, các nhà quản trị mạng có thể hoàn toàn đưa ra các cấu hình khác nhau trong cách thức quản lý của họ.

·        Khía cạnh truyền thông trong mô hình quản lý OSI được định nghĩa trong chuẩn giao thức dịch vụ thông tin quản lý chung CMIS (Common Management Information Services). CMIS định nghĩa các dịch vụ cơ bản như: khôi phục thông tin quản lý, thay đổi đặc tính của đối tượng bị quản lý, xóa bỏ và tạo ra các đối tượng quản lý mới, báo cáo các sự kiện trong quá trình quản lý.

Hình 3.1: Mô hình hệ thống quản lý theo OSI

Các yêu cầu cơ bản trong khía cạnh truyền thông  gồm: độ khả dụng, khả năng hoạt động liên kết, khả năng di chuyển và khả năng phân tích.

-   Độ khả dụng thể hiện khả năng dễ dàng  cài đặt, vận hành và bảo dưỡng của một hệ thống quản lý. Nó cũng bao hàm độ ổn định và hiệu năng.

-   Khả năng hoạt động liên kết thể hiện khả năng trao đổi thông tin quản lý một cách thông suốt giữa cơ sở quản lý với các agent bị quản lý hat giữa các hệ thống quản lý ngang hàng.

-   Khả năng di chuyển diễn tả sự ổn định của cơ sở quản lý hay các ứng dụng của các hệ thống quản lý khi bị thay đổi môi trường.

-   Khả năng phân cấp là khă năng đáp ứng khi hệ thống nâng cấp, mở rộng phạm vi quản lý, biến động của người sử dụng, các chức năng quản lý mà không thay đổi toàn bộ thiết kế ban đầu.

·        Khía cạnh chức năng của mô hình quản lý được chia thành 5 vùng gồm có: quản lý cấu hình, quản lý hiệu năng, quản lý lỗi, qlý bảo mật và qlý tài khoản. Kiến trúc quản lý theo OSI được thể hiện ở hình dưới đây

Hình 3.2: Các khối chức năng của kiến trúc quản lý theo OSI

-   Quản lý cấu hình gồm các tiến trình xác định và xử lý các tham số thay đổi của các thiết bị và phương tiện truyền thông nhằm duy trì hoạt động chức năng của mạng. Các hệ thống quản lý thông qua giao thức điều khiển quản lý để đưa ra các lệnh tới các thiết bị quản lý.

-   Quản lý lỗi là tiến trình phát hiện lỗi, xác định lỗi, cách ly lỗi và sửa lỗi. Bước quan trọng nhất trong quản lý lỗi là phát hiện các điều kiện bất bình thường của các thiết bị. Phát hiện lỗi có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp gồm việc đặt ngưỡng cho các kiểu cảnh báo khác nhau hoặc từ các thông tin từ phía người sử dụng dịch vụ. Bước cuối cùng có thể liên quan tới tiến trình thay đổi các tham số cho phù hợp trong quản lý cấu hình.

-   Quản lý hiệu năng gồm 1 số tác vụ yêu cầu đánh giá mức sử dụng của các thiết bị mạng và phương tiện truyền dẫn, đặt vào các tham số phù hợp với yêu cầu thiết kế. Sử dụng các thông tin giám sát thiết bị hoặc thông qua cơ sở dữ liệu trong quá trình thống kế. Qlý hiệu năng liên quan mật thiết với quá trình quy hoạch mạng.

-   Quản lý bảo mật mô tả 1 tập các tác vụ nhằm đảm bảo nhận thức người sử dụng và thiết bị, nén dữ liệu, phân bổ khóa bảo mật, duy trì và giám sát bản ghi bảo mật, phát hiện và ngăn chặn các xâm phạm không cho phép.

-   Quản lý tài khoản liên quan tới quá trình cước và hóa đơn sử dụng dịch vụ, quản lý tài khoản cung cấp phương pháp tính phù hợp các yêu cầu của người sử dụng và hiện trạng mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro