NHAT BAN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giới thiệu về đất nước Nhật bản

Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hòn đảo, nằm ở Đông á, có diện tích là 337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới. Dân số Nhật Bản khoảng 130 triêu người, đứng thứ 10 trên thế giới. Ba phần tư diện tích Nhật Bản là núi; đồng bằng và thung lũng chiếm phần diện tích còn lại. Nhật Bản có nhiều đảo phân bố dọc theo chiều dài hơn 3000km từ bắc xuống nam. Bốn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Đất nước Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông với khí hậu thay đổi, khí hậu cận nhiệt đới ở phía Nam đến khí hậu lạnh ở phía Bắc. Về mùa Đông ở Nhật Bản, nhiệt độ ở nhiều vùng xuống dưới 0oC.

Đồng tiền quốc gia của Nhật Bản là Yên; 1 USD tương đương 95 Yên Nhật.

Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển.

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.

Tính đến hết tháng 10 năm 2008, đã có trên 35.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản.

Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt trên hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản, trừ Hokkaido, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi và Hiroshima. Số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm. Hiện nay, ta có khoảng 20.000 lao động và tu nghiệp sinh đang làm việc và tu nghiệp tại Nhật Bản.

Hiện có 89 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng.

Trợ cấp tu nghiệp bình quân của Tu nghiệp sinh tại Nhật Bản tương đương 600 – 700 USD/tháng. Thu nhập trong giai đoạn thực tập kỹ thuật đạt khoảng 900 USD – 1.100 USD/tháng.

Hiện nay, tại Nhật Bản có Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam trực thuộc Cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Những sửa đổi của Luật liên quan đến chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh/thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản

Ngày 4/3/2010, tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và ông Kensuke Tsuzuki, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách đối ngoại Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) đã ký lại Bản Ghi nhớ về Chương trình hợp tác phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang Nhật Bản để phù hợp với những nội dung sửa đổi của pháp luật Nhật Bản đối với chế độ thực tập sinh kỹ năng nước ngoài ở Nhật Bản.

Ngày 5/3/2010, Đoàn công tác của JITCO phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức Hội thảo với các doanh nghiệp đang phái cử tu nghiệp sinh/thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản để thông báo tới các doanh nghiệp quy định của cơ quan hữu quan Nhật Bản hướng dẫn việc thực hiện các nội dung sửa đổi của Luật Quản lý Xuất nhập cảnh và Công nhận tỵ nạn. Những nội dung sửa đổi chính của Luật liên quan đến chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh/thực tập sinh nước ngoài là:

- Xác lập tư cách lưu trú mới là "thực tập kỹ năng" cho lao động nước ngoài đến Nhật Bản tham gia Chương trình thực tập kỹ thuật. Theo đó, lao động nước ngoài tham gia Chương trình này nhập cảnh Nhật Bản có tư cách lưu trú là "thực tập kỹ năng" với thời gian không quá 3 năm và được gọi là thực tập sinh. Chương trình thực tập kỹ năng này được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn thực tập kỹ năng I, năm thứ nhất

+ Giai đoạn thực tập kỹ năng II, gồm năm thứ hai và năm thứ ba

Giai đoạn thực tập kỹ năng I có thời gian là 1 năm. Hết 1 năm, thực tập sinh phải tham gia kỳ kiểm tra để đánh giá về tay nghề, trình độ ... để chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng II.

- Bổ sung biện pháp xử lý là trục xuất đối với các trường hợp thực tập sinh vi phạm quy định của Chương trình như: làm giả hồ sơ, giấy chứng nhận...

- Nâng cao vai trò và việc quản lý, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo của tổ chức tiếp nhận đầu mối đối với xí nghiệp tiếp nhận trực thuộc; minh bạch các khoản thu và việc sử dụng nguồn thu của các tổ chức tiếp nhận đầu mối; tăng cường quản lý, giám sát và xử lý đối với tổ chức tiếp nhận có hành vi vi phạm quy định; kiểm soát và khống chế việc thu tiền bảo lãnh từ tu nghiệp sinh nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp phái cử và đối sách xử lý đối với việc thu tiền bảo lãnh với mức quá cao bằng cách dừng, không cho tiếp nhận tu nghiệp sinh từ những doanh nghiệp phái cử đó, kiểm tra, xác nhận nội dung hợp đồng phái cử ký giữa thực tập sinh với tổ chức phái cử ...

- Bổ sung ngành nghề và loại hình công việc được tiến hành thực tập kỹ năng là làm đồ giấy - làm thùng carton với 04 loại hình công việc: đột lỗ trên thùng carton in sẵn, làm thùng giấy đã in sẵn, dán thùng giấy, làm thùng carton.Như vậy, theo chương trình tu nghiệp sửa đổi, tổng số ngành nghề và loại hình công việc được tiến hành thực tập kỹ năng là 64 ngành nghề và 120 loại hình công việc (trước đó là 63 ngành nghề và 116 loại hình công việc).

Luật quản lý Xuất nhập cảnh và Công nhận tỵ nạn và những nội dung sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2010.

ĐÀO TẠO Thực tập sinh (TTS):

TTS do Công ty Virasimex phái cử được đào tạo tại Trung tâm tiếng Nhật Đông Đô, số 6 ngõ 1008 đường Láng, từ 4- 6 tháng trước khi xuất cảnh. Tại đây, TTS được học tiếng Nhật, văn hoá, phong tục tập quán Nhật Bản, các qui tắc làm việc, an toàn giao thông, an toàn lao động...

Trung tâm tiếng Nhật Đông Đô có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có sự tham gia giảng dạy của giáo viên người Nhật với mục đích TTS quen được với ngôn ngữ, cách làm việc, sinh hoạt của Nhật Bản để khi bước vào thực tế không bỡ ngỡ.

TTS do Công ty Virasimex phái cử sang Nhật Bản làm việc đến nay được đánh giá cao về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu, nhanh chóng thích ứng với môI trường làm việc và được phía Nhật Bản khen ngợi.

QUI TRÌNH PHÁI CỬ:

1. Tuyển chọn ứng viên thực tập kỹ năng

2. Tập trung ứng viên để phổ biến về điều kiện hợp đồng. Sàng lọc ứng viên đáp ứng yêu cầu đối tác.

3. Đào tạo tiếng Nhật, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để ứng viên đạt kết quả tốt khi tuyển chọn.

4. Tổ chức thi tuyển: Đại diện các nhà máy, công ty tiếp nhận của Nhật Bản sang trực tiếp phỏng vấn lựa chọn TTS.

5. Thông báo TTS trúng tuyển.

6. Đào tạo TTS trước khi xuất cảnh tại Trung tâm tiếng Nhật Đông Đô (4- 6 tháng)/Tiến hành làm các thủ tục giấy tờ cho TTS.

7. TTS kết thúc khoá học & xuất cảnh.

8. Trở về Việt Nam, làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro