Chương 1.3 : Tập tành viết đề cương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương là cái khung của một bộ tiểu thuyết, là hướng phát triển của tình tiết. Bạn có thể viết nên những tác phẩm hay mà không cần viết đề cương. Nhưng những tác phẩm có đề cương sẽ dễ là một tác phẩm xuất sắc hơn. Vì vậy, bạn nên viết đề cương trước khi bắt tay vào viết tiểu thuyết để tránh những vấn đề không hay như bế tắc giữa chừng hay là loạn logic truyện...

Có rất nhiều cách viết đề cương và mỗi người lựa chọn cách viết khác nhau, hãy lựa chọn cách viết thuận tiện cho mình. Các tác giả có kinh nghiệm có thể sắp xếp đề cương theo thói quen riêng mình. Nhưng những người mới viết thường cảm thấy rất khó bắt đầu. Sau đây xin được giới thiệu một phương pháp viết đề cương cho những cây bút mới.

Trước tiên hãy xây dựng một cốt truyện trong đầu bạn, sau đó hãy liệt kê ra những tuyến nhân vật quan trọng.

Cốt truyện: Cốt truyện là nội dung tóm tắt ngắn gọn về câu chuyện. Hầu hết các tiểu thuyết mạng đều sử dụng nhân vật chính để thúc đẩy mạch truyện, chủ yếu là viết về những điều mà nhân vật chính mắt thấy tai nghe. Nói một cách dễ hiểu, là nhân vật chính của bạn sẽ làm gì? Chỉ khi xác định rõ mục tiêu mới có thể quyết định được nhân vật chính ấy sẽ đi hoàn thành mục tiêu ấy bằng cách nào. Điều này có thể làm cho cốt truyện chặt chẽ, trôi chảy hơn nhiều.

Nhân vật: Những nhân vật thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm phải được xây dựng rõ ràng. Xây dựng nhân vật có thể bao gồm tuổi tác, tính cách, kinh nghiệm sống, hoặc cũng có thể viết về đặc điểm riêng của nhân vật, khiến nhân vật trở nên hoàn chỉnh và sống động hơn: Ví dụ như câu nói cửa miệng, đồ trang sức mà nhân vật mang theo, những động tác quen thuộc... Nhân vật chính, nhân vật phụ, mối quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật phụ, đặc điểm tính cách hay hoàn cảnh xuất thân của từng nhân vật... Mâu thuẫn giữa các nhân vật triển khai theo mối quan hệ của nhân vật, hành động nhân vật triển khai theo tính cách, như vậy mới không đi chệch hướng.

Đây chính là kết cấu của một đề cương đơn giản nhất. Ngoài ra, còn có thể thêm thắt bối cảnh thời đại, bối cảnh xã hội của câu chuyện. Loại đề cương này tương đối đơn giản, để phục vụ cho chính tác giả. Nếu như phải viết một đề cương cho ban biên tập xem thì còn phải thêm vào một vài yếu tố như đề tài, mạch truyện, kết cấu chính vân vân. Bởi thế, dưới đây xin phép được giới thiệu về kết cấu cơ bản của một cuốn tiểu thuyết.

Một bộ tiểu thuyết hay, phải có nội dung thăng trầm hấp dẫn, chứ không phẳng lặng như dòng nước lững lờ trôi. Một yếu tố quan trọng trong đề cương chính là kết cấu của tiểu thuyết. Kết cấu có thể chia thành các thành phần: mâu thuẫn, phát triển, cao trào nhỏ, bước đệm và cao trào lớn.

"Mâu thuẫn" ở đây không chỉ là sự xung đột phát sinh giữa các nhân vật, mà là trong cốt truyện phải thu hút được người đọc ngay từ tình tiết đầu tiên, cũng có thể là sự xung đột đấu tranh hay cũng có thể là một cuộc gặp gỡ bất ngờ lãng mạn. Tình tiết câu chuyện quá nhàm chán chắc chắn sẽ không thể có được hiệu quả như ý muốn. Bởi vậy, đừng nên mở đầu quá dài dòng, lan man. Nếu ngay từ phần mở đầu đã để mất đi một lượng lớn độc giả thì thành tích của truyện sẽ không thể tốt được.

Chẳng hạn, mở đầu truyện viết về nữ chính đang tìm việc, nếu tìm được ngay thì khiến độc giả cảm thấy hơi khô khan. Nhưng nếu ta viết trong quá trình tìm việc, nữ chính bị nữ phụ chế giễu hãm hại, nhưng bằng chính sự thông minh nhanh trí của mình, nữ chính đã vượt qua được cuộc phỏng vấn. Như vậy, câu truyện sẽ càng thu hút độc giả hơn.

"Phát triển" được hiểu là bước đệm cho cao trào câu truyện. Nó giống như lò xo vậy, ấn càng mạnh thì sức bật càng cao. Tiểu thuyết cũng vậy, sự nguy hiểm mà nhân vật chính gặp phải càng lớn bao nhiêu thì khi nhân vật thành công, độc giả sẽ sung sướng bấy nhiêu. Bước đệm phát triển này càng cẩn thận thì khi câu truyện phát triển đến cao trào sẽ khơi gợi được nhiều cảm xúc của độc giả.

Cao trào nhỏ sẽ khiến độc giả có được sự thỏa mãn ban đầu, ví dụ như nữ chính lần đầu hò hẹn với nam chính, người mình thầm yêu trộm nhớ, nữ chính từ trước đến giờ luôn bị ức hiếp, bắt nạt thì nay đã bắt đầu phản kháng...

Sau cao trào nhỏ ấy, thông thường sẽ cài cắm những tình tiết mở cho phần sau, khiến độc giả tò mò muốn biết câu chuyện sắp diễn ra, tránh tình huống độc giả bỏ luôn phần sau khi đã thỏa mãn vì biết hết được cao trào lớn.

Ý nghĩa của cao trào lớn rất dễ hiểu. So với cao trào nhỏ, thì cao trào lớn có khả năng khơi gợi nhiều cảm xúc của độc giả hơn. Ví dụ, nữ chính và nam chính bắt đầu quan hệ yêu đương, phe phản diện luôn bắt nạt nữ chính bị trả thù và không có cơ hội ngẩng mặt lên.

Cuốn tiểu thuyết có kết cấu hoàn chỉnh, tiết tấu cô đọng kín kẽ, cốt truyện hoàn chỉnh, trôi chảy sẽ luôn giữ được độc giả. Vì vậy khi suy nghĩ và xây dựng tình tiết truyện trong đề cương, tốt nhất nên làm rõ kết cấu cơ bản của tiểu thuyết.

Ngoài những điểm nêu trên, nếu bạn chọn thể loại giả tưởng, thì bạn còn cần phải suy nghĩ xây dựng thật tốt thế giới quan của câu chuyện, nghĩa là cần phải thiết lập mọi hệ thống như: hệ thống sức mạnh, kỹ năng, phương thức sống, chủng người... Thủ pháp thiết lập này đại bộ phận giống nhau, biện pháp đặc sắc không làm tăng thêm tỉ lệ thành công, thế nhưng vẫn phải kiên trì thực hiện để tránh những sơ hở về logic trong quá trình sáng tác.

đề cương là hướng phát triển của cả câu chuyện. Ngoài đề cương ra, còn có đề cương chi tiết. đề cương chi tiết là mạch truyện của từng chương, hoặc của cả mấy chục ngàn chữ, nó chi tiết hơn đề cương thông thường rất nhiều.

Mỗi người có thói quen viết đề cương chi tiết khác nhau, có người liệt kê ra hướng phát triển câu chuyện từng chương, có người liệt kê hướng phát triển của cả một giai đoạn. Hai cách này đều được, nhưng trong quá trình đó, chúng ta cần phải ghi nhớ cốt truyện phải thật cô đọng, lôgic phải thật chặt chẽ; phải viết theo đúng kết cấu của tiểu thuyết: mâu thuẫn, phát triển, cao trào nhỏ, bước đệm, cao trào lớn. Như vậy mới tránh được một kết thúc dang dở và sự mâu thuẫn hay xung đột tình tiết trong tiểu thuyết.

Đương nhiên, nếu đã viết xong đề cương mà lại có thêm ý tưởng mới, bạn hoàn toàn có thể sửa đề cương. Thế nhưng trong quá trình sửa chữa, cần phải kiểm tra sau khi sửa xong logic câu chuyện có được chặt chẽ không.

Luyện tập sau khóa học

Chương

Bài số 1

Công đoạn chuẩn bị trước khi viết tiểu thuyết

Bài số 2

Tác giả mới nên chọn đề tài thế nào

Bài số 3

Cách viết đề cương cơ bản

Bài số 4

Trong đầu có sẵn ý tưởng, nhưng viết không ra, phải làm sao?

Bài số 5

Những lỗi sai thường gặp của tác giả mới, bạn mắc những lỗi nào?

0 bình luận

Hot

Mới nhất

Dữ liệu trống
Viết gì đó

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro