nhiemvubaoduongmsg3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

III.2 Nhiệm vụ bảo dưỡng MSG-3

•         Ra đời năm 1980: Nhiệm vụ bảo dưỡng (Maintenance task)

•         Là hệ quả của logic định hướng theo nhiệm vụ bảo dưỡng MSG-3

•         Các mục tiêu mà MSG-3 trình bày là nhằm ngăn ngừa sự tiến triển xấu đi của độ an toàn và độ tin cậy vốn có của thiết bị

•         Logic MSG-3 cung cấp các định nghĩa:

–       Nhiệm vụ bảo dưỡng (maintenance taskcard- MC): Các hành động hoặc tập hợp các hành động cần thiết để đạt được một kết quả mong muốn, cho phép duy trì (maintain) và khôi phục (restore) đối tượng bảo dưỡng về trạng thái có thể phục vụ

–        Bôi trơn và phục vụ (Lubrication & Servicing – LU/SV): Bất cứ hành động bôi trơn hay phục vụ nào nhằm duy trì các năng lực của đối tượng bảo dưỡng theo thiết kế vốn có

–       Kiểm tra hoạt động ( Operational check – OP): Hành động nhằm xác định rằng một đối tượng nào đó đang thực hiện các mục đích đã định của nó. Nhiệm vụ này không đòi hỏi phải đạt được một thông số vật lý/ định lượng hoặc dung sai nào.

–       Kiểm tra bằng mắt (Visual check – VC): Hành động quan sát nhằm xác định rằng một đối tượng nào đó đang thực hiện các mục đích đã định của nó

–       Thanh tra (Inspection – IN): Kiểm tra một đối tượng bằng cách so sánh với một thông số cụ thể

–       Kiểm tra chức năng ( Function check – FC): Hành động kiểm tra nhằm xác định liệu một hoặc một số các chức năng của đối tượng bảo dưỡng có đáp ứng các thông số vật lý /định lượng cụ thể hay không.

–       Phục hồi ( Restoration – RS): Hoạt động bảo dưỡng nhằm đưa trả đối tượng bảo dưỡng về thông số vật lý/định lượng nào đó

–       Tháo bỏ ( Discard – DS): Hoạt động tháo bỏ đối tượng khỏi vị trí phục vụ tại một giới hạn tuổi thọ định trước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro