🍃LỜI XIN LỖI THẬT SỰ RẤT ĐAU ĐỚN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Anh Han Ki Ju! Nếu thấy có lỗi thì hãy xin lỗi.Không có cách nào để vừa xin lỗi vừa giữ được lòng tự trọng của mình đâu."

(Trích phim 'Chuyện tình Paris')

Có lần đang ngồi xem phim truyền hình, đến cảnh phim này, dạ dày tôi chợt nhói lên.Nó gợi lại trong tôi ký ước về những lần cãi vã, xung đột với người khác mà không chịu chìa tay ra hoà giải đúng lúc, chỉ khăng khăng giữ lại lòng tự trọng của mình.

Thời vẫn còn làm báo, vì một vài chuyện vặt vãnh mà mối quan hệ với tôi cùng một người đồng nghiệp đàn anh trở nên xa cách. Trước khi giận dỗi nhau, tôi và người đàn anh đó đã từng khá thân thiết. Thế nhưng có lẽ vì lòng tự trọng mà cả tôi và người ấy được không ai chịu nhận lỗi sai về mình.

Thế rồi một ngày nọ vô tình gặp nhau trong một phòng họp báo, anh ấy đưa cho tôi một quả táo đỏ rồi vội vã chạy đi mất.

Lúc đó, khuôn mặt anh cũng đỏ lựng lên chẳng khác gì quả táo tôi cầm trên tay. Tôi ngắm nhìn quả táo một hồi lâu, phân vân xem có nên ăn hay không, rồi đưa lên miệng ngoạm một miếng thật to. Vị ngọt mát lành lan đầy khuôn miệng.

Vừa ăn táo tôi vừa bồi hồi nghĩ ngợi. Tại sao tự nhiên anh ấy lại đưa cho tôi trái táo này? À, hóa ra ẩn ý của anh ấy lại vô cùng đơn giản. Anh ấy muốn xin lỗi tôi. Nhưng viên ngại ngùng nên chỉ có thể đưa cho tôi một quả táo thay lời xin lỗi. (1)

1) Trong tiếng Hàn, từ quả táo có phát âm giống với từ xin lỗi. (ND)

Tôi chợt nhớ đến một kỷ niệm cũ. Vài tháng trước tôi tạt qua trung tâm thương mại gần nhà để tìm mua cà phê dạng viên nén. Trong cửa hàng có một cậu bé đang chạy loạn với tốc độ chẳng kém gì Usain Bolt (2). "Ngã đấy", "Không được chạy như thế trong này đâu" - những giọng nói lo lắng vang lên khắp nơi.

2) Usain Bolt: Vận động viên điền kinh người Jamaica đang giữ kỷ lục thế vận hội và thế giới ở nhiều nội dung khác nhau.

Dư cảm xấu chẳng mấy khi sai. Cậu bé đột ngọt 500 và một vị khách nam có ngoài 20 tuổi Yến ly cà phê trên tay anh ta sóng ra ngoài. Thật may vì anh ta không bị bỏng. Nhưng vấn đề sau đó mới bắt đầu.

Mẹ đứa trẻ nít nhìn anh thanh niên với mắt tỏ ý hỏi 'Không sao chứ gì?', Thế rồi đến rồi bước đi mà không nói một câu xin lỗi. Thay đồ của anh thanh niên lúc này không khác gì Yoo Ah In trong phim Vereran khi nói câu "thật hết chỗ nói". Anh ta cao giọng. "Này chị. Chị phải ngân không cho con chị chạy nhảy ở nơi công cộng chứ!"

Nhưng vô ích. Người phụ nữ không buồn để tâm đến sự phản kháng của anh thanh niên thăm chí còn lớn tiếng vặt lại.

"Cậu bảo sao? Con tôi vốn là đứa trẻ ngoan ngoãn. Cậu cứ thử đẻ con ra mà xem!"

Hừm, phải nói sao nhỉ? Mẹ đứa trẻ dường như đang cố gắng chứng tỏ quan niệm thường thấy trong xã hội, rằng cứ ai to mồm là người ấy thắng. Mặt chị Thanh Nhân những chỉ thẳng tay vào mặt người đối diện mà mặc sức gào lên. Ngôn ngữ và hành động quả là ăn khớp với nhau.

Nhìn bọn nó cãi vã qua lại một hồi cho tôi nhớ đến show "Happy Family" một thoief nổi tiếng trên sóng truyền hình. Lúc này cậu thanh niên và ba mẹ trông giống hệt như đang tái hiện lại phần tiếng 'thét trong im lặng' một một trong chương trình happy family má đó một người chơi với nhìn khẩu hình của người kia và nói lại đúng những gì người kia đang nói.

Thật là cay đắng. Không biết từ bao giờ có người đã đánh mất cảm giác xấu hổ.

Càng ngày tôi càng nhìn thấy nhiều hơn những người va phải người khác trong tàu điện ngầm nhưng vẫn lặng lặng đi qua, hoặc những người đang ngồi trên xe buýt hay tàu hỏa mà cứ vô tư nói chuyện điện thoại với âm lượng khủng khiếp suốt cả tiếng đồng hồ. Liệu có phải họ coi người ngồi bên cạnh mình như người vô hình? Hay cảm giác xấu hổ đã trở thành điều gì đó quá xa xỉ?

Còn cảm giác xấu hổ tức là còn biết hổ thẹn với những việc mình làm. Những người không bao giờ biết đến cảm giác khó thiện ấy là những người vô cùng ích kỉ.

Đương nhiên xin lỗi là việc khó, khó ngang với hái sao trên trời. Thậm chí còn có cả một bài hát nói về điều này được trình bày với giọng ca Elton John.

"Có lẽ lời xin lỗi là lời khó nói nhất trên đời này - Sorry seems to be the hardest word."

Xin lỗi là gì nhỉ? Rốt cuộc đó là thứ gì mà khiến con người ta càng lớn tuổi lại càng cảm thấy khó khăn? Tại sao chúng ta luôn tự động có người nói ra câu 'xin lỗi' trước là người thua cuộc?

Từ 'Apology' có nghĩa là xin lỗi được bắt nguồn từ chữ 'apologia' trong tiếng Hi lạp với ý nghĩa 'thoát ra khỏi sự sai trái'. Như vậy xin lỗi cũng đồng nghĩa với thắng lợi mà chỉ người có dũng khí ý chí tự tay xử lý những việc rối rắm mới có thể đạt được.

Trong tiếng Hán, từ xin lỗi được phát âm là 'xá quá'. Phân tích từ này ta mới thấy ý nghĩa của nó càng rõ ràng hơn. Chữ xá trong 'xá quá' vốn mang nghĩa 'miễn' hay 'kết thúc', chữ quá là những lỗi lầm đã qua. Như vậy 'xá quá' tức là kết thúc những chuyện đã qua đưa tình hình theo một hướng mới.

Cũng như người ta vẫn thường thích ăn những trái táo ngọt ngào, lời xin lỗi cũng phải mang trong mình sự chân thành nhất định.

Có một từ khiến sự chân thành trong lời xin lỗi vì giảm sút đáng kể. Đó chính là chữ 'nhưng'. Chữ 'nhưng' bao hàm ý nghĩa 'đây không phải là trách nhiệm của riêng tôi mà còn có cả trách nhiệm của anh nữa'. Đó là lời xin lỗi miễn cưỡng, là lời biện minh để lảng tránh trách nhiệm.

Một khi đã bị chữ 'nhưng' xen vào đầu chân thành của lời xin lỗi sẽ hoàn toàn bốc hơi không còn dấu tích.

Có lần tôi đã chăm chú quan sát thái độ của người đang chân thành xin lỗi. Trong người này có vẻ gì đó như đang cố dùng hết sức lực vào việc mình đang làm. Mỗi lần hít thở, đôi môi lại luôn lên bần bật. Tại sao lại thế? Dường như lời xin lỗi của quan hệ về nguồn gốc với từ 'sorry' trong tiếng anh.

Từ 'sorry' mang nghĩa là xin lỗi trong tiếng anh có nguồn gốc từ chữ 'sore', nghĩa là 'nỗi đau', 'tổn thương'. Có lẽ vì vậy mà khi một lời xin lỗi chân thành được nói ra, người nghe sẽ hiểu rằng đối phương muốn nói việc làm cho bạn đau khiến tôi cũng rất đau'.

Lời xin lỗi thật sự,

Là một nỗi đau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro