Nhớ nhiều hơn thế này

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tớ từng thấy ai đó ví nỗi nhớ như cơn lũ, ùa về bất chợt và liên tục, vậy nên nỗi nhớ của tớ với văn học trong sách giáo khoa lớp 12 cũng vậy. Không tuần tự theo thứ tự bài, tuôn từ dòng thơ này, chảy vào lời văn khác.

"Nhà ai pha luông mưa xa khơi" bật lên từ tiếng thơ Quang Dũng trong khúc hát hoài niệm "Tây Tiến". Câu thơ như lắng đọng mọi thứ lại, đem về cảm giác yên bình, nhẹ nhàng. Nó giống như khi ở thành phố, cậu mệt mỏi, cậu đóng cửa sổ lại, đóng luôn cả tiếng huyên náo ngoài đường. Lúc này, không gian chỉ còn vương lại một vài tiếng gì đó nho nhỏ và cảm giác bồng bềnh bấy giờ chính là cảm giác của câu thơ ấy. Nhẹ như một thứ gì đó trôi lững lờ trên trời, có thể là mây thu Hà Nội, và cũng có hơi chút... nhớ nhà. Rồi sau đó, không hiểu sao những hình ảnh nét chữ mà tớ cảm nhận về bức chân dung người lính Tây Tiến ở khổ thứ ba len lỏi qua khe nứt nào đó cứ thế tràn về.

Nỗi nhớ về những ngày tiếp tục trau chuốt cách viết, tớ cần phải viết đúng trọng tâm, viết hay, viết đủ và không nên để cảm xúc lất át hoàn toàn, nếu không thì đoạn văn cảm nhận của tớ về một chi tiết nào đó sẽ dài lê thê và vòng vo mất.

Nhắc đến dài, lại nhớ về Đà giang và Hương giang, hai con sông đã làm tớ suýt khóc vì hơi khó để học. Ban đầu, tớ nghĩ rằng, chỉ khi sông Đà sống với hình dáng của một dòng chảy trữ tình thì khi đó tớ mới cảm nhận được sức mạnh ngôn từ của cụ Nguyễn. Nhưng không, ngay cả khi Đà giang sống nhiệt huyết với vẻ đẹp hung bạo, văn chương Nguyễn Tuân cũng thực sự rất đỉnh. Tớ nhớ về lúc khi học cảnh người lái đò tiến vào thác đá, cô tớ dặn rằng nên dùng sức mạnh tưởng tượng mới có thể cảm nhận được. Nhưng phải viết đi viết lại cùng với việc nghe lại giọng văn hùng hồn của cô nhiều lần, thì tớ mới có thể vẽ được cảnh thác đá gầm thét ghê tợn như tiếng đội quân hùng hổ tiến vào chinh chiến ở mấy phim cổ tranh dựng cảnh chiến trường một cách hoành tráng. Trong đầu tớ vẫn còn nét trạm khắc mạnh mẽ của từng con sóng, bọt sóng,...

Ui nhớ quá đi mất!!!

À còn dòng Hương giang của Hoàng Phủ Ngọc Tường nữa. Ôi tớ nhớ mãi những dòng văn mà ông miêu tả cách con sông sắp rời khỏi Huế, vấn vương nỗi nhớ, giăng mắc hoài niệm. Ai bảo chỉ có những con chữ về tình thì mới "tình" chứ! Tớ nhớ cảnh rời đi ấy, tớ có viết rằng, điệu slow của Hương giang như một điệu nhảy của người con gái sắp chia xa, nên nàng đã đặt trọn tình cảm vào bước nhảy trên nền nhạc chỉ dành riêng cho Huế, thướng tha và uyển chuyển dưới ánh trăng Huế,... Thật ra đến đoạn này, có lúc tớ cảm nhận khác cơ nhưng có lẽ đây là suy nghĩ mà tớ nhớ mãi... Ui tớ nhớ lắm, tớ nhớ cảnh này lắm luôn, nhớ ánh đèn hội hoa đăng cực kì, bồng bềnh trên sông Hương mà sông Hương là mái tóc dài, thật giống với mái tóc Rapunzel lúc được cài hoa và ngồi dưới ánh đèn quá!

Tớ nhớ cả anh Tràng, nhớ thị, nhớ bà cụ Tứ ("Vợ Nhặt"-Kim Lân) nữa. Khi học đến tác phẩm này, tớ không tưởng tượng cả gương mặt anh Tràng như thế nào mặc dù dòng văn có miêu tả anh xấu xí, khờ khạo. Tớ nhìn anh bằng một dánh người bình thường, quần áo chắp vá cùng với nụ cười trên khuôn mặt. Anh cho tớ thấy sự tinh tế vô cùng, không chỉ là sự tinh tế của người con trai dành cho người con gái, đó là sự tinh tế mà ngay cả tớ cũng thiếu nữa. Anh bộc lộ sự quan tâm tới người khác từ những cái nhỏ nhất, và thị cũng vậy. Ngoài ra, trong hoàn cảnh cái đói dường như tước gần hết sinh khí, sinh lực của thị, thị vẫn tìm cách để sống, phải sống tới cùng. Thật ra lúc học văn, cô có đưa nhận xét như trên về hành động của thị, tớ cũng có thắc mắc tại sao lại bảo thị có nghị lực sống nhỉ? Nhưng rồi tớ đọc lại mấy dòng miêu tả nạn đói của Kim Lân lúc đầu, tớ mới nhận ra nghị lực sống của thị lớn như thế nào! Nếu là tớ trong hoàn cảnh chết đói cùng cực như vậy, thì tớ đã mặc xác bản thân mà nằm đâu đó chờ cơn lũ ấy cuốn mình theo. Còn thị lại chọn cách bơi ngược dòng. Và bà cụ Tứ thì đối với chúng ta luôn được các cô khuyên rằng nên liên hệ với người làng bà hàng chài. Ôi tớ chỉ nhớ mãi giọng văn tha thiết như sắp khóc, như xúc động của cô tớ khi nói về hai người phụ nữ ấy: "Cả đời họ có bao giờ khóc cho mình đâu, cả đời họ chỉ khóc cho con mà thôi." Cô giảng bằng sự thổn thức, cô cảm nhận hai người không đơn giản là giảng bài cho học sinh, cô không cần nhìn vào tài liệu... Hình ảnh những nét mặt co lại theo cảm xúc, càng về cuối, giọng nói cô giãn chậm ra và trĩu nặng ở những tiếng cuối cùng...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#văn12