Nhóm ngành khoa học công nghệ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Công nghệ thực phẩm

- Trong quá trình học tập, sinh viên được học các môn chuyên ngành như: Công nghệ chế biến rau quả; Công nghệ sản xuất dầu mỡ; Công nghệ vi sinh thực phẩm; Công nghệ chế biến đồ uống; Công nghệ chế biến thịt cá, trứng, sữa; Công nghệ sản xuất bánh kẹo; Công nghệ chế biến thức ăn công cộng...

- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm... Ngành này đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.

- Các ngành học tương tự: Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, Chế biến nông sản thực phẩm

Công nghệ sinh học

- Là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các qui trình công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động vật và thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học. Tùy trường, danh hiệu tốt nghiệp ngành CNSH có thể là kỹ sư hoặc cử nhân. Kỹ sư ngành CNSH được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học và kiến thức sâu về kỹ thuật công nghiệp, có khả năng vận hành sản xuất, chọn lọc và phát triển CNSH theo qui mô công nghiệp. Cử nhân ngành CNSH được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học, chú trọng các qui luật sinh học và các kỹ năng có thể được khai thác để tạo ra công nghệ và sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống, chú trọng tính liên ngành, đặc biệt trang bị các kiến thức và kỹ năng về sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật tế bào, kỹ thuật lên men, công nghệ enzym...

- Kỹ sư/cử nhân ngành CNSH có thể làm việc ở các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, văcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh...); nông - lâm - ngư (giống, bệnh, chất lượng), công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học, thuốc, chế biến); tin - sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein...); thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm)...

Công nghệ hóa học

- Kỹ sư ngành Công nghệ hóa học và hóa sinh được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm. Cụ thể, SV có khả năng sử dụng các thiết bị, điều khiển các thông số quá trình của thiết bị cũng như nhà máy liên quan đến công nghiệp hóa học, thực phẩm, dược phẩm. Có khả năng thiết kế và quản lý các quá trình, thiết bị hay nhà máy để có thể sản xuất ra sản phẩm một cách kinh tế và an toàn.

- Tốt nghiệp ngành này có thể nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghiệp như thuỷ tinh, đồ gốm, kim loại, hóa chất, nhựa. Trong lĩnh vực thực phẩm, nghiên cứu các kỹ thuật thiết kế, hoạt động và kiểm soát quá trình của các phản ứng sinh học như sự lên men hay dưới sự xúc tác của enzyme liên quan đến công nghệ hóa sinh; nghiên cứu áp dụng các công nghệ hóa học và hóa sinh trong lĩnh vực nông nghiệp để tiến tới các công nghệ sản xuất sạch hơn.

- Các ngành học tương tự: Công nghệ hóa thực phẩm

Công nghệ môi trường

- Chương trình trang bị cho sinh viên các kiến thức rộng về các chuyên môn trong lĩnh vực môi trường thông qua đào tạo lý thuyết, chú trọng đào tạo thực hành các lãnh vực hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công-nông nghiệp, độc học môi trường, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong môi trường.

- Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các viện, trường, các sở ban ngành, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở công nghiệp, Sở Thủy sản, UBND các huyện thị, các công ty như cấp thóat nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia trong các chương trình, đề án về môi trường.

- Các ngàh học tương tự: Kỹ thuật môi trường

Chế biến thủy sản

- Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành ở lĩnh vực chế biến thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kỹ sư chế biến thủy sản nắm vững qui trình công nghệ chế biến từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng Hướng nghiên cứu của ngành học này: ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm thủy sản. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu nguyên vật liệu mới dùng trong chế tạo bao bì và đóng gói sản phẩm thịt, thủy hải sản.

- Kỹ sư chế biến thủy sản có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại,... các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN & PTNT, Sở thủy sản, công ty nuôi thủy sản,...)

Công nghệ sau thu hoạch

- Sinh viên được trang bị các kiến thức lý thuyết và thực hành các khâu kiểm tra, bào quản và chế biến nông hải sản thực phẩm đạt chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đào tạo những kỹ sư nắm vững lý thuyết và thực hành các khâu giám định và kiểm tra chất lượng nông hải sản thực phẩm sau thu hoạch, bảo quản tồn trữ lâu bền, chống thất thoát và chế biến làm đa dạng hoá sản phẩm...

- Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng để làm việc tại các cơ sở sau: các công ty xí nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm (LTTP); các công ty và trạm, cửa khẩu kiểm tra xuất nhập khẩu LTTP, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, các kho, tổng kho bảo quản LTTP; các phòng kiểm nghiệm phân tích vi sinh, độc tố LTTP của các Viện nghiên cứu, các công ty trạm trại có liên quan; các Sở Nông nghiệp, Công nghiêp, các cơ sở bảo quản và chế biến nông hải sản, thực phẩm.

Bảo quản chế biến nông sản & vi sinh thực phẩm

- Ngoài kiến thức và kỹ năng chung về bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, chuyên ngành cung cấp cho người học hiểu biết về ảnh hưởng bất lợi và ứng dụng của vi sinh vật trong lĩnh vực chế biến và bảo quản cũng như những kỹ thuật để kiểm sóat và kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm nhằm bảo đảm an tòan vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Kỹ sư tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến nông sản thực phẩm hoặc công tác tại các Viện hay các trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng, về vi sinh thực phẩm, các trung tâm tư vấn về sức khỏe công đồng ...hoặc tham gia trong công tác kiểm tra thẩm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công nghệ vật liệu

- Ngoài khối kiến thức đại cương. SV ngành này được trang bị kiến thức về nhiệt học, lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, cấu trúc và tính chất vật liệu, phương pháp chế tạo gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể. Ngành công nghệ vật liệu có các chuyên ngành: vật liệu kim loại - hợp kim, vật liệu Silicat, vật liệu Polymer. Kỹ sư ngành công nghệ vật liệu có thể nghiên cứu cải tiến và chuyển giao công nghệ, vận hành dây chuyển sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên nhiều loại vật liệu khác nhau.

- Kỹ sư ngành Công nghệ vật liệu có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm...), vật liệu silicate (xi măng, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite...), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc có thể công tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.

- Các ngành học tương tự: Khoa học vật liệu, Khoa học và công nghệ vật liệu

Công nghệ tự động

- Ngành công nghệ tự động đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật để thiết kế quy trình công nghệ, tổ chức, quản lý quá trình gia công tự động trong công nghiệp (CIM/CAD/CAM/CNC). SV tốt nghiệp ngành này có khả năng vận hành sản xuất và xử lý sự cố các thiết bị và hệ thống tự động trong các xí nghiệp sản xuất, trung tâm điều hành, dịch vụ, kinh doanh, thiết bị sản xuất tự động. Đồng thời, kỹ sư công nghệ tự động có khả năng cải tiến và cập nhật hóa công nghệ tự động và biết sáng tạo ra việc làm cho cá nhân và tập thể.

- Kỹ sư ngành Công nghệ tự động có thể tìm việc làm tại các cơ sở sản xuất dịch vụ, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ điều khiển tự động...

Công nghệ dệt may

- Chương trình đào tạo ngành này cung cấp các kiến thức chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực dệt may trên cơ sở liên ngành bao gồm cơ khí, hóa học và quản lý công nghiệp. Một số môn học chuyên ngành như: vật liệu dệt, kỹ thuật chế biến sợi hóa học, công nghệ và thiết bị kéo sợi, công nghệ và thiết bị dệt thoi, công nghệ và thiết bị dệt kim, công nghệ và thiết bị nhuộm và hoàn tất vải, công nghệ và thiết bị may và thiết kế thời trang...

- SV tốt nghiệp có khả năng thiết kế mặt hàng sản xuất điều hành tốt dây chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy; tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị; nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt may...

- Các ngành học tương tự:

Công nghệ giấy và bột giấy

- Đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng về nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy; các quá trình công nghệ sản xuất giấy các loại; các thiết bị và an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy, quản lý và điều hành quá trình sản xuất giấy và bột giấy; nghiên cứu ứng dụng công nghệ hóa học trong việc sản xuất giấy - bột giấy.

- Kỹ sư ngành công nghệ sản xuất giấy và bột giấy có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất giấy - bột giấy; các cơ sở bảo quản nguyên liệu và sơ chế giấy, các công ty, xí nghiệp nguyên liệu giấy, các xí nghiệp sản xuất ván sợi, các Viện hoặc Trung tâm Nghiên cứu chuyên ngành giấy, sợi, bột giấy, ...

Công nghệ thông tin

- Trang bị các kiến thức về Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng. Trong quá trình học tập sinh viên được đào tạo khá toàn diện về lý thuyết lẫn thực hành. SV có thể chọn một trong các hướng chuyên môn chính: kỹ thuật máy tính, hệ thống thống tin quản lý, kỹ thuật hệ thống, phần mềm ứng dụng, công nghệ phần mềm và lập trình mạng

- Khi ra trường, các kỹ sư có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính cả về phần cứng lẫn phần mềm, chế tạo các sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống truyền thông, hệ thống điều khiển... Kỹ sư ngành CNTT có thể làm việc tại các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến CNTT.

- Các ngành học tương tự: Khoa học máy tính, Tin học

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro