Nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nông học

- Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng...

- Kỹ sư nông học có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)...

- Các ngành học tương tự: Kỹ thuật nông nghiệp

Trồng trọt

- Đào tạo kỹ sư nông nghiệp có kiến thức chuyên sâu về ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng), đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh...)...

- Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, chi cục Bảo vệ thực vật; các viện nghiên cứu: Viện Lúa, Viện Cây ăn quả, các trường đai học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; các công ty sản xuất kinh doanh nông dược, phân bón, giống cây trồng.

Bảo vệ thực vật

- Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

- SV ngành này được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước...

Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên

- Mục tiêu của ngành học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thiết kế, thi công cũng như quản lý cảnh quan môi trường, hoa viên; xây dựng mảng xanh đô thị tại các thành phố lớn; thiết kế cảnh quan và hoa viên cho các khu đô thị, chung cư mới. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các hoa cảnh & cây kiểng đặc chủng có giá trị kinh tế cao.

- Kỹ sư ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên có cơ hội phát triển ngành nghề tại cơ quan tư vấn, nghiên cứu, sản xuất liên quan đến ngành học: văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở Xây dựng, các Công ty công viên cây xanh, Công ty công trình đô thị, Công ty du lịch sinh thái; các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các cơ sở khuyến xanh của tư nhân, quốc doanh, các công ty du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử, thảo cầm viên v..v. .

Chăn nuôi

- Đào tạo khả năng: tổ chức SX, nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào SX, hiểu biết nhất định về phòng bệnh gia súc, gia cầm; khả năng nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa, khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm,trâu bò sữa,...); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.

- Sau khi tốt nghiệp, có thể công tác tại các cơ quan TW(như Viện Chăn nuôi,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp...) hoặc địa phương (như các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông,...), các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên,... hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo

Các ngành học tương tự: Chăn nuôi và Thú y

Phát triển nông thôn và khuyến nông

- Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình phát triển, các chương trình khuyến nông với mục đích nâng cao đời sống ở nông thôn, giảm bớt cách biệt giàu nghèo trong các tầng lớp cư dân. SV tốt nghiệp có khả năng: đánh giá phân tích những khó khăn về kỹ thuật, kinh tế xã hội mà người dân ở nông thôn đang gặp phải.

- Kỹ sư ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông có thể làm việc tại các cấp chính quyền địa phương hoặc các cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành nông lâm ngư nghiệp.

Lâm nghiệp

- Đào tạo kỹ sư có hiểu biết, kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 chuyên ngành: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, ...); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).

- Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

Chế biến lâm sản

- Ngành Chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Sức bền vật liệu - Cơ học - Nhiệt kỹ thuật - Điện kỹ thuật - Hình họa và Vẽ kỹ thuật - Cơ lưu chất - Lâm nghiệp - Khoa học gỗ... đồng thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nguyên lý cắt gọt - Keo dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và Chính sách lâm nghiệp - Sử dụng máy chế biến - Công nghệ xẻ - Hóa chất phủ - Công nghệ ván nhân tạo - Khai thác lâm sản - Công nghệ sợi giấy - Lâm sản ngoài gỗ ... để khi ra trường sinh viên có được khả năng làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản...

- Sinh viên học ngành Chế biến lâm sản khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới...; TCT Lâm nghiệp Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam... và các công ty, đơn vị thành viên trên toàn quốc: Cty Lâm sản, Cty Chế biến lâm sản xuất khẩu, Cty Lâm đặc sản xuất khẩu, CTy Thương mại lâm sản, Cty Xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ....; Giảng dạy ở các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Chế biến Lâm sản.

Quản lý tài nguyên rừng

- Đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng. Sinh viên được trang bị kiến thức về sinh thái môi trường, hệ sinh thái rừng, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng và môi trường cùng với kiến thức về kinh tế - xã hội và pháp luật có liên quan, về sinh thái nhân văn để làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau. Sinh viên có được kỹ năng tổ chức và thực hiện những chương trình điều tra, phân tích đánh giá, thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

Nuôi trồng thủy sản

- Trang bị cho SV khả năng: thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống, ...

- Kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông- lâm-ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản.

Ngư y

- Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sinh viên có thể chọn lựa một trong các chuyên ngành: Nuôi trồng hoặc Bệnh học Thủy sản. Hướng về bệnh học thủy sản (ngư y) bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về căn bệnh (phân lập, định danh, phân loại...); khảo sát các biến đổi bệnh lý lâm sàng; nghiên cứu về dịch tể học thủy sản và các biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến bệnh thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên động vật thủy sản; xây dựng các pháp luật liên quan đến kiểm soát bệnh học thủy sản, kiểm nghiệm các sản phẩm động vật có nguồn gốc từ thủy sản v.v.

- Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông- lâm-ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố.

- Các ngành học tương tự: Bệnh học thủy sản

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro