nhom3(nghia vu)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 19.

Khái niệm nghĩa vụ . Nghĩa vụ tự nhiên, tính nhân thân trong quan hệ nghĩa vụ. Thay đổi chủ thể, trong quan hệ nghĩa vụ. Chuyển quyền yêu cầu , chuyển nghĩa vụ , nghĩa vụ với nhiều trái chủ và thụ trái ( nghĩa vụ liên đới, nghĩa vụ theo phần ).

Khái niệm nghĩa vụ:

Vào thời kỳ đầu thì những QPPL chưa hình thành nhưng người ta đã biết đến một dạng : TN: người nào xâm phạm đến người khác thì phải chịu TN. Người La mã áp dụng nguyên tắc" máu trả máu" tức là nghĩa vụ thể hiện dưới sự trả thù nhằm vào nhân thân con nợ. Sau này , Xh phát triển, chủ nợ nhận ra mình ko bao giờ lấy lại đc thiệt hại của mình dẫn tới xác lập thỏa thuận con nợ sẽ phải gánh chịu 1 dạng trách nhiệm tương xứng.

KN: Trong chế định của hoàng đế Justinian " nghĩa vụ là những rang buộc pháp lí và theo đó chúng ta buộc phải làm một việc gì đó phù hợp với pháp luật nhà nước chúng ta".

Nghĩa vụ tự nhiên.: là 1 dạng nghĩa vụ không bị cưỡng chế thi hành thông qua phương thức kiện. Về mặt pháp lí , NV tự nhiên vẫn có ‎ nghĩa là căn cứ phát sinh quyền của chủ nợ đối với tài sản thu nhận được do con nợ thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ vẫn được coi là hợp pháp .

Tính nhân thân trong QHNV.

Vào thời kì đầu QHNV mang tính nhân thân 1 cách tuyệt đối là QH chỉ rang buộc giữa chủ nợ và con nợ mà thôi không có liên quan tới bất cứ ai cả. Dẫn đến những hệ lụy: QHNV không đc chuyển giao, không tất cả những dạng đại diện xác lập giao dịch, không có dạng hợp đồng vì lợi ích người thứ 3. Điều này rất bất hợp lí không tạo đk cho người ta vay nợ.

Cùng với sự phát triển kinh tế và các QH thương mại, tính nhân thân trong nghĩa vụ dần dần thay đổi . Đồng nghĩa với việc xuất hiện thay đổi chủ thể trong QH nghĩa vụ.

Thay đổi chủ thể trong QHNV: tức là thay đổi chủ nợ và con nợ.

+ NV có thể được chuyển giao khi 1 trong 2 chủ thể chết đi. Nhu cầu chuyển giao QHNV này phải nảy sinh khi các chủ thể còn sống với lập luận rằng : người thừa kế là người kế tục nhân thân của người chết thì nó sẽ thụ trái với nguyên tắc nhân thân.

Chính bởi vậy nên người thừa kế phải tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ mà người chủ để lại.

Hình thành nên các dạng thay đổi chủ thể trong QH nghĩa vụ khi chủ thể còn sống.

Thay đổi chủ nợ: ( chuyển quyền yêu cầu) : con nợ phải được thông báo . Quá trình này được thực hiện thông qua ủy quyền , chủ nợ ủy quyền cho người thứ 3 thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với con nợ dựa tren sự tin tưởng. Chủ nợ phải chịu trách nhiệm về hiệu lực của quyền yêu cầu đối với người thứ 3 nhưng ko phải chịu TN về việc con nợ có thực hiện đc nghĩa vụ hay ko.

Thay đổi con nợ.( chuyển nghĩa vụ) vì nhân thân của con nợ rất quan trọng đối với chủ nợ nen chuyển nghĩa vụ phải đc sự đồng ‎ ý của chủ nợ.

Nghĩa vụ đối với nhiều trái chủ và thụ trái.

+ Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ nhiều người trong đó mỗi chủ nợ đều có quyền yêu cầu mỗi con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với mình và ngược lại. Nghĩa vụ liên đới đc thể hiện dưới các dạng:

.Liên đới chủ động (nhiều chủ nợ) :một trong số các chủ nợ có quyền yêu cầu với con nợ hoặc con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với 1 chủ nợ.QHNV chấm dứt.

. Liên đới bị động( nhiều con nợ) chủ nợ có quyền yêu cầu 1 trong số các con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với mình, khi con nợ thực hiện đầy QHNV chấm dứt.

. Liên đới hỗn hợp( nhiều chủ nợ, nhiều con nợ) 1 trong số các con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với 1 trong số các chủ nợ.

+ Nghĩa vụ theo phần:Nghĩa vụ bao giờ cũng được phân chia cho các con nợ , chủ nợ chỉ phải gánh vác phần nghĩa vụ của mình , mỗi chủ nợ chỉ có thể đòi con nợ phàn quyền của mình.

Câu 22: nghĩa vụ phát sinh như từ hợp đồng : dùng để chỉ nghĩa vụ phát sinh giữa các bên mà giữa họ k có sự thỏa thuận nhưng vét về tính chất và nội dung của ng.vụ thì hình như giữa các bên có một hợp đồng.

Các loại nghĩa vụ như từ HĐ:

1. Điều hành công việc của người khác không có sự uỷ quyền.

Người thực hiện cv đã tự nguyện th.hiện công việc vì lợi ich của ng khác mà k có sự ủy quyền của ng có công việc dựa trên lập luận: đồ vật tồn tại trg thế giới tn chưa đem lại lịch ich

2. Được lợi về tài sản không có căn cứ từ tài sản của người khác.

Thông thường tài sản của một người được tăng thêm hay nghĩa vụ về tài sản "được giảm" đi phải dựa trên những căn cứ nhất định. Trong trường hợp này họ đã "làm giàu, được lợi" có căn cứ.

Tuy nhiên, nếu tài sản của một người tăng thêm hay nghĩa vụ của họ giảm đi là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tài sản của người khác mà không có căn cứ được gọi là được lợi không có căn cứ. Nó được hiểu như căn cứ phát sinh nghĩa vụ trong những trường hợp giàu lên mà không có căn cứ. Nguyên tắc được áp dụng ở đây là: Không ai được làm giàu bằng sự thiệt hại cho người khác. Các luật gia La Mã cho rằng mọi hành vi chiếm giữ không có căn cứ sẽ làm phát sinh nghĩa vụ như từ hợp đồng giữa người chủ sở hữu và người chiếm giữ. Theo đó người chiếm giữ phải trả lại đồ vật hoặc giá trị tương đương đồ vật nếu đó là đồ vật có thể thay thế được.

Căn cứ vào đối tượng của việc làm giàu các luật gia La Mã phân biệt các hình thức kiện khác nhau: Kiện đòi một khoản tiền; kiện đòi một vật; kiện đòi khoản lợi khác...

a, Condictio indebiti(Trả nhầm một khoản nợ) : Nghĩa vụ phát sinh do sự trả nhầm một khoản nợ mà đáng ra họ không phải trả, người nhận khoản " trả nhầm" phải hoàn trả lại phần đã nhận được. Để thực hiện yêu cầu này cần phải có những tiền đề sau:

+ Đó không phải là nghĩa vụ tự nhiên.

+ Không tồn tại khoản nợ đó

+ Việc trả nợ được thực hiện do nhầm lẫn.

Nếu người trả biết không có nợ thì việc trả nợ đó coi như là ngầm tặng. Nếu người nhận biết điều đó thì người nhận được coi như kẻ cắp.

b, Condictio causa datorum: được xem như phương tiện đòi hoàn trả đồ vật để trao cho ai đó để được hứa sẽ đưa một cái gì hoặc làm một cái gì đó( hành động vô danh trao vật) nhưng người được trao vật lại không đưa hoặc không làm ( không hoàn thành trách nhiệm).Người trao vật được quyền đòi lại đồ vật và những thiệt hại gây ra từ việc đó,ví dụ :

A trao vật cho B

B hứa làm cho A hoặc trao gì đó cho A

B vi phạm

A dùng condictio causa datorum để bảo vệ lợi ích cho mình.

c, Condictio ob turpem vel ob injusta: là hình thức kiện dùng để bảo vệ người đã trao cho ai đó một vật gì đó để người này không thực hiện một việc phạm pháp nhưng lại không thể được.

d, Condictio ob causam finitam: bảo vệ ai đó trao vật cho người khác với mục đích cụ thể nhưng mục đích đó không thành

e, Condictio furtiva: là hình thức kiện để đòi lại tài sản bị đánh cắp.

f, Condictio certae rei: Khiếu nại đòi hoàn trả một đồ vật nhất định.

g, Conditio incerti: Khiếu nại đòi hoàn trả tài sản làm giàu.

h, Condictio sine causa: hình thức khiếu nại đòi hoàn trả những gì bị lấy mất mà không có căn cứ.

3- Communio incidens- Hình thức liên phối ngẫu nhiên

Nó có thể xuất hiện trên cơ sở thừa kế hoặc hợp đồng tặng có điều kiện hay do làm lẫn lộn đồ vật một cách ngẫu nhiên ( confusio và conixtio). Từ thời điểm xác lập một liên phối như thế, giữa các thành viên ngẫu nhiên đã phát sinh những nghĩa vụ nhất định.

Câu 23.

Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL.

Các quan hệ nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL cùng giống với quan hệ nghĩa vụ do VP. Tuy vậy, chúng có sự khác nhau.

+ Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL xuất hiện cho dù không có hậu quả nhưng có mối nguy cơ xuất hiện hậu quả xấu ( đối vật nằm trong tình trạng có thể rơi )

+ Có thể xuất hiện trong TH người thực hiện hành vi không có lỗi.

+ Có thể có nếu người thực hiện không biết đối tượng bị hại là người, động vật, hay đồ vật.

Câu 24

Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL.

Các quan hệ nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL cùng giống với quan hệ nghĩa vụ do VP. Tuy vậy, chúng có sự khác nhau.

+ Nghĩa vụ phát sinh như từ VPPL xuất hiện cho dù không có hậu quả nhưng có mối nguy cơ xuất hiện hậu quả xấu ( đối vật nằm trong tình trạng có thể rơi )

+ Có thể xuất hiện trong TH người thực hiện hành vi không có lỗi.

+ Có thể có nếu người thực hiện không biết đối tượng bị hại là người, động vật, hay đồ vật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#qeqeadrqr