NHTM_C7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 7 : TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

I. Tổng quan về tín dụng NH

1.Khái niệm : Tín dụng NH là việc NH thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản bằng tiền, tìa sản thực hay uy tín với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu ( tái chiết khấu ), cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác.

2.Phân biệt tín dụng và cho vay : Bất kì sự chuyển giao quyền sử dụng tạm thời ( có hoàn trả ) về tài sản đều phản ảnh quan hệ tín dụng., mối quan hệ này được thể hiện dưới hình thức : cho vay, chiết khấu ,bảo lãnh và cho thuê tài chính. Như vậy, nội dung tín dụng rộng hơn nội dung cho vay, nhưng trong hoạt động tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất.

3.Đặc điểm của tín dụng NH

Thứ nhất, tín dụng NH dựa trên cơ sở long tin

Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng có thời hạn. Thời hạn do NH xác định căn cứ vào tính chất thời hạn của nguồn vốn của aNH và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay.

Thứ 3, tín dụng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị cho vay.

Thứ 4, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho NH vì việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không chỉ vào bản thân khách hàng mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của KH như sự biết động giá cả, tỷ giá, lãi suất, thiên tai, lạm phát...

Thứ 5, tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.

4.Vai trò của tín dụng NH

• Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng là luân chuyển vốn từ những người có nguồn vốn thặng dư sang những người thiếu hụt.

Thứ 2, tín dụng NH giúp phân bổ hiệu quả các nguốn lực tài chính trong nền kinh tế.

Thứ 3, thông quan việc đầu tư vốn tín dụng và những ngành nghề, khu vực kinh tế, sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề , lĩnh vực đó, hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý và hiệu quả.

Thứ tư, tín dụng NH góp phần lưu thông hàng hóa , tiền tệ, điều tiết thị trường...

Thứ 5, tín dụng NH mang lại nguồn thu lớn cho NSNN

Thứ 6, là kêng truyền tải vốn tài trợ của NN đến nông nghiệp nông thôn.

• Đối với KH

Thứ nhất, tín dụng NH đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho KH.

Thứ 3, tín dụng NH giúp các nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.

Thứ 3, tín dụng NH rằng buộc trách nhiệm của KH với khoản vay, từ đó buộc KH nỗ lực để đem lại lợi nhuận cho mình, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho NH.

• Đối với NH

Thứ nhất, tín dụng là hoạt động truyền thống, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH.

Thứ 2, thông qua hoạt động tín dụng, NH đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro.

Thứ 3, nhờ tín dụng, NH mở rộng kinh doanh.

5. Phân loại tín dụng

• Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Ngắn hạn : thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của DN, phục vụ nhu cầu cá nhân.

- Trung hạn : từ 15 năm. Sử dụng chủ yếu để mua sắm TSCĐ, cải tiến, đổi mới trang thiết bị, mở rộng sx. Đây là nguồn vốn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thương xuyên của DN

- Dài hạn : trên 5 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu : xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng.

• Căn cứu vào bảo đảm tín dụng

- Tín dụng có bảo đảm : là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ 3.

- Tín dụng ko có bảo đảm : ko có tài sản cẩm cố thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ 3.

• Căn cứ vào mục đích sử dụng

- Tín dụng bất động sản : gồm tín dụng ngắn hạn để xây dựng và mở rộng đất đai; tín dụng dài hạn để mua nhà, đất.

- Tín dụng công thươn nghiệp : cấp cho DN để trang trải các khoản lương, chi phí mua hàng...

- Tín dụng nông nghiệp : cáp cho hoạt động nông nghiệp

- Tín dụng tiêu dùng : cấp cho cá nhân để tiêu dùng.

• Căn cứ vào chủ thể vay vốn

- Tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cho các tổ chức tài chính.

• Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay :

- Tín dụng trả góp : KH hoàn trả vốn gốc và lãi định kỳ thành những khoản bằng nhau.

- Tín dụng trả 1 lần : KH hoàn trả vốn gốc và lãi 1 lần khi đến hạn

- Tín dụng trả theo yêu cầu : KH hoàn trả vốn gôc và lãi bất cứ lúc nào

• Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng

- Tín dụng bằng tiền : hình thái giá trị bằng tiền

- Tín dụng tài sản : hình thái giá trị bằng tài sản ( cho thuê tài chính)

- Tín dụng bằng uy tín : hình thái giá trị bằng uy tín ( bảo lãnh NH)

• Căn cứ vào xuất xứ tín dụng :

- Tín dụng trực tiếp : NH cấp vốn trực tiếp cho KH có nhu cầu, KH trực tiếp hoàn trả nợ vay cho NH

- Tín dụng gián tiếp : thông qua trung gian : tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể

6. Các phương thức cho vay :

- Cho vay từng lần : mỗi lần vay KH và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục và kí hợp đồng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng : Tổ chức tín dụng và KH xác định và thỏa thuận hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo dự án đầu tư : KH vay theo dự án

- Cho vay hợp vốn : một nhóm TCTD cung cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của KH

- Cho vay trả góp : KH xác định và thỏa thuận trả gốc và lãi vay định kỳ.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : TCTD cam kết cho KH vay trong hạn mức tín dụng nhất định, trong 1 thời gian hiệu lực nhất định.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng :

- Cho vay theo hạn mức thấy chi

- Các hình thức khác mà pháp luật không cấm.

7. Kiểm tra tín dụng

• Nguyên lý 1: Tiến hành kiểm tra tất cả các tín dụng theo định kì nhất định

• Nguyên lý 2: Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một các thận trọng và chi tiết đối với các khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng :

- Kế hoạch trả nợ của KH

- Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo tín dụng

- Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng

- Đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo về người vay

- Đánh giá xem khoản tín dụng còn tuân thủ chính sách và tiêu chuẩn cho vay ?

• Nguyên lý 3 : Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn

• Nguyên lý 4 : Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh

• Nguyên lý 5 : tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của NH cí những biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng

II. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

1. Người vay có tín nhiệm?

• Tư cách người vay : các bộ tín dụng cần biếtr õ mục đích tín dụng và thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn của KH. Tinh thần trách nhiệm, thiện chí trả nợ của người vay gọi là "tư cách người vay"

• Năng lực pháp lý của người vay :

- Nếu là cá nhân : phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

- Nếu là tổ chức : được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập.

- Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty.

• Thu nhập của người vay : Người vay có 3 khả năng để tạo ra tiền trả nợ : luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập - bán thanh lý tài sản - phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. NH ưu tiên khả năng 1 vì đây là nguồn thu nhập căn bản để trả nợ

• Bảm đảm tiền vay : cán bộ tín dụng phải chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như : tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản của người vay.

• Các điều kiền : xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi thì ảnh hưởng thế nào đến khoản tín dụng.

• Khả năng kiểm soát khoản vay : NH có kiểm soát được việc khách hàng sử dụng tiền vay ko? Tập trung vào những vấn đề: thay đổi trong luật, quy chế có ảnh hưởng gì đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của NH và các nhà quản lý về chất lượng tín dụng?

2. Hợp đồng tín dụng được ký kết đúng đắn và hợp lệ

Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Nội dung của hợp đồng tín dụng phải đáp ứng được nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. tạo điều kiện thuận lợi cho người vay có khả năng xử lý nghĩa vụ nợ. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay cũng phải được quy định cụ thể và rõ rang trong hợp đồng tín dụng.

3. NH có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm?

• Lý do nhận bảo đảm tín dụng :

- Thứ nhật : nếu người vay ko trả nợ theo quy định, thì NH có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp thu hồi nợ.

- Thứ 2 : nhận đảm bảo tín dụng tạo cho NH lợi thế về tâm lý so với ngươi vay.

NH phải xác định rõ : những tài sản nào là đối tượng có thể gán nợ và có thể bán được, đồng thời phải chứng minh được bằng văn bản cho các chủ nợ khác biết rằng mình là người có quyền hợp pháp định đoạt tài sản nếu người vay ko trả được nợ.

• Biện pháp đảm bảo tín dụng

- Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản bao gồm : cầm cố thế chấp tài sản của KH vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Các loại tài sản thường được dùng làm bảo đảm tiền vay bao gồm : Tài khoản phải thu - Bao thanh toán - Hàng tồn kho - thế chấp bằng tài sản cố định - Cầm cố các động sản lâu bền, có già trị - Thế chấp tài sản cố định - Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3.

- Biện pháp bảo đảm tín dụng trong trường hợp cho vay không có bảm đảm bằng tài sản : TCTD chủ động lựa chọn KH vay ko có bảm đảm bằng tài sản; TCTD nhà nước đượv vay ko có bảo đảm theo chỉ định của Chỉnh phủ; TCTD cá nhân, hooj gia đình nghèo vay có bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

• Nguyên tắc đảm bảo tiền vay :

- TCTD có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay ko có bảo đảm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp TCTD nhà nước vay ko có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của CP thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản vay được CP xử lý.

- KH vay được TCTD lựa chọn cho vay ko có bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, TCTD phát hiện KH vay vi phạm cam kết trong hợp đồng thì TCTD có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi trước hạn.

- TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của PL để thu hồi nợ khi KH vay hoặc bên bảo lãnh ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng với nghĩa vụ trả nợ đã cam kết

- Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu KH vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro