NHTM_C8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG VIII

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản nợ và tài sản có của NHTM

- RRTK bên tài sản nợ phát sinh khi người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức

-RRTK bên tài sản có phát sinh khi ngân hàng cam kết tín dụng cho phép người vay tiền tiến hành rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó

Câu 2: Số dư tiền gửi không kì hạn thường xuyên (core deposit) là gì?

Là phần lớn số dư tiền gửi không kì hạn mà các ngân hàng biết rằng trong điều kiện bình thường người gửi tiền không có nhu cầu rút tiền và ngân hàng sử dụng nó để cung cấp nguồn vốn dài hạn cho ngân hàng

Câu 3: Hai phương án sử dụng để quản lí rủi ro thanh khoản đối với hiệu ứng rút tiền gửi quá mức là gì? Lợi ích và chi phí của từng phương án.

*Phương án 1: Điều chỉnh tài sản có : chuyển một phần tài sản có thành tiền mặt. VD giảm tiền mặt dự trữ, bán chứng khoán..

- Lợi ích : không bị can thiệp từ các yếu tố bên ngoài, không làm thay đổi kết cấu tài sản nợ

- Chi phí :ngân hàng phải duy trì thường xuyên một lượng tiền mặt nhất định, không mang lại thu nhập, lãi suất, nghĩa là chịu chi phí cơ hội giữa tiền mặt và các khoản đầu tư mang lại thu nhập cao hơn

*Phương án 2 : Quản lí tài sản nợ : ngân hàng tiếp cận thị trường tiền tệ để tăng vốn, đáp ứng nhu cầu rút tiền. VD : phát hành kì phiếu ngắn hạn, đi vay trên thị trường liên ngân hàng

- Lợi ích : không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu tài sản có

- Chi phí : ngân hàng phải vay với lãi suất cao để chi áp dụng cho các khoản tiền gửi lãi suất thấp do đó phương pháp này kém hấp dẫn hơn

Câu 4 : Hai phương án ngân hàng có thể sử dụng để quản lí rủi ro thanh khoản khi thực hiện cam kế tín dụng

-Phương án 1 : quản trị tài sản nợ : ngân hàng đi vay trên thị trường tiền tệ để bổ sung cho nhu cầu tín dụng

- Phương án 2 : Điều chỉnh tài sản có : giảm số dự trữ tiền mặt, bán chứng khoán.. để đáp ứng nhu cầu tín dụng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro