nhtư 1-10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Ưu nhược điểm của cs ls cơ bản:

 

Ngày 2/8/2000, theo quyết định 241/2000/QĐ-NHNN, NHNN tức tối đa ko vượt quá mức ls cơ bản cộng biên độ dao động do nhnn công bố. NHNN côhay thế cơ chế trần ls bằng cơ chế điều hành ls cơ bản, các nh tính lãi suất cho vay với đk mng bố ls cơ bản trên cơ sở tham khảo mức ls cho vay tmại đối vs kh tốt nhất của nhóm các TCTD đc lựa chọn theo quyết định của Thống đốc NHNN theo từng thời kỳ.

 

·      Ưu:

 

-       Biên độ trên đc quy định hợp lý để đảm bảo cho các tctd ấn định ls 1 cách linh hoạt, fù hợp vs đk kinh doanh và mức độ rủi ro cụ thể, đồng thời nhnn kiểm soát đc lãi suất cho vay.

 

-       Cơ chế này ko gây biến động làm tăg mặt bằng ls huy động vốn và cho vay của các tctd. Đồng thời tạo khuôn khổ linh hoạt hơn cho các tctd trong việc ấn định lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng đối tg kh, góp phần khuyến khích huy động vốn, mở rộng tín dụng, giải toả vốn ứ đọng, đáp ứng nhu cầu tăng trg ktế.

 

-       Biên độ ls cho vay đc quy định đủ rộng đối với cho vay bằng đồng vn, ko phân biệt đối vs ls áp dụng giữa khu vực thành thị và nthôn, giữa các loại hình tctd (trừ quỹ tín dụng ndân cơ sở) mà chỉ quy định có sự phân giữa ls ngắn hạn và ls trung – dài hạn. biên độ trên bao gồm cẩ các khoản fí liên quan đến khoản vay nhằm tránh việc các tctd lợi dụng thu phí để nâng ls cho vay lên quá mức biên độ cho phép, k còn tình trạng vi phạm về ls cho vay như quy định về trần ls trước đây.

 

·      Nhược:

 

-       Cơ chế này vẫn còn sự can thiệp hành chính của nha nước, thể hiện ở việc khống chế biên độ ls.

 

-       Cơ chế ls có sự kiểm soát bằng công cụ hành chính ko phù hợp với yêu cầu của việc phát huy và khai thác nguồn vốn nội lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nền kinh tế, vì với tư cách là “hàng hoá”, nó phải đc vận hành theo qhệ cung cầu, nếu ls ko phù hợp việc huy động vốn và cho vay sẽ rất khó khăn.

 

Năm 2005, do sức ép của CPI, quá trình hội nhập quốc tế, cs ổn định vĩ mô thúc đẩy tăng trg ktế, NHNN đã 2 lần điều chỉnh ls cơ bản: 7,5 - 7,8 - 8,25. Nhìn chung ls trong năm 2005 tăng nhẹ do đk thị trg, ko xảy ra đột biến, đảm bảo hài hoà các mối qhệ.

 

Năm 2006, giữ nguyên ở mức 8,25% để đảm bảo sự hợp lý giữa ls VND và ls ngoại tệ trong mối qhệ tỷ giá.

 

Năm 2007, vs mục tiêu duy trì mức tăng trg ktế, nhnn vẫn giữ nguyên mức ls cơ bản.

 

Năm 2008. Vào ½, NHNN đã tăng ls huy động lên 8.75%. đến 19/5, tăng lên 12% với quy định các tctd ấn định ls kinh doanh bằng VNĐ đối vs kh ko vượt quá 150% của ls cơ bản. sau đó, đỉnh điểm là vào tháng 6, NHNN nâng ls cơ bản lên 14%, sao đó ls cơ bản đã giảm liên tiếp xuống còn 8,5% vào cuối tháng 12, do cuối năm 2008, lạm phát có xu hướng giảm, cùng vs đó là khủng hoảng toàn cầu, NHNN phải hạ thấp ls xuống.

 

Trong năm 2009, mục tiêu của cs tiền tệ là ngăn chặn suy giảm ktế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh XH. Thực hiện CS tt nới lỏng. những thnags cuối năm khi suy giảm kt đc ngăn chặn, NHNN đã thực hiện CSTT thắt chặt. nhìn chung lscb đc giữ ổn định trong cả năm. ½ điều chỉnh giảm lscb 8,5 – 7%. 1/12. Tăng lscb lên 8%.

 

Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8%  trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.

 

 

 

Câu 2: Ưu nhược điểm của CS LS thoả thuận:

 

Cơ chế ls thoả thuận đc NHNN chuyển đổi từng bước bắt đầu từ 5/2001 áp dụng cho hìnhthức vay ngoại tệ, tiếp theo 5/2002 là áp dụng cho hđộng tín dụng trong nước.

 

·      Ưu:

 

-       Ls trong nền ktế đã trở thành công cụ quan trọng của nhà nc nhằm thực thi CSTT, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

 

-       CS LS đã tiến dần đến tư do hoá ls, cbị cho sự hội nhập về ls với nền kinh tế thế giới.

 

·      Nhược:

 

Thực tế từ khi cơ chế ls thoả thuận được đưa vào thực hiện thì ls vẫn còn thiếu tính thị trường bởi vì:

 

-       4 đại gia NHTM quốc doanh đag chiếm 70% tổng ts của toàn bộ hệ thống NH, trong đó mỗi NHTM quốc doanh đag quản lý khối ts ó15-20%GDP vs các kh chính là các DNNN. Trong khi đó, Cphủ hạn chế việc tiếp cận thị trg NH của các NH liên doanhvà chi nhánh NH nc ngoài ở VN, do vậy các nHTM này dễ dàng chi phối ls thị trg.

 

-       Quá nhiều ưu đãi về lãi suất của CP thông qua con đg cho vay chỉ định làm mất đi tính thị trg của ls.

 

Câu 3: Các tiêu chuẩn để lựa chọn mục tiêu trug gian:

 

a.  Có thể đo lườg đc:

 

-       Việc đo nhanh và đúg 1 biến số của chỉ tiêu trug gian là cần thiết, vì chỉ tiêu trug gian chỉ có ích nếu nó báo hiệu nhanh hơn là mục tiêu khi csách đi “chệch hướg”.

 

-       Ở các nc cnghiệp ptriển, số liệu về tổg lượg tiền tệ fải sau 2 tuần mới có đc, còn sliệu lãi suất thì hầu như có ngay lập tức. Mặt kh, số liệu về 1 biến số mục tiêu như GNP đc thu thập hàng quý và fải 1 thág sau mới có thể sdụg đc. Hơn nữa, sliệu GNP ít cxác hơn sliệu về tổg lượg tiền tệ hoặc lsuất => việc nhằm vào lsuất và tổg lượg tiền tệ làm chỉ tiêm trug gian hơn là nhằm vào 1 mục tiêu như là GNP có thể cug cấp đc õ hơn về tình hình của csách tiền tệ.

 

-       Lsuất có thể đo lườg dễ hơn tổg lượg tiền tệ và do đó có ích hơn với tư cách là chỉ tiêu trug gian. Các số liệu về lsuất k n~ có thể sdụng đc nhanh hơn sliệu về tổg lượg tiền tệ mà còn dễ đo lườg cxác hơn và ít khi bị điều chỉnh. Ngc lại, tổg lượg tiền tệ thì bị điều chỉnh nhiều lần. tuy vậy, lsuất danh nghĩa là 1 thước đo k tốt để đo lườg chi fí vay thực tế, ,chi fí này đc đo lườg 1 cách cxác hơn bằg lsuất thực tế - lsuất đc điều chỉnh theo tỷ lệ lạm fát dự tính (lsuất này rất khó đo lườg do k có ppháp trực tiếp để đo lườg lạm fát dự tính).

 

ðCả lsuất cũg như tổg lượg tiền tệ đều k đáp ứg tính đo lườg đc, nên rất khó lựa chọn cái nào làm chỉ tiêu trug gian tốt hơn.

 

b.Có thể kiểm soát đc:

 

-       NHTƯ fải có khả năg ksoát thực sự 1 biến số nếu biến số đó hđ như 1 chỉ tiêu hữu ích. Nếu NHTƯ k ksoát đc 1 chỉ tiêu trug gian trog khi biết chỉ tiêu mục tiêu bị “chệch hướg”, NHTƯ không có cách nào để đưa nó trở lại đúg quỹ đạo. NHTƯ có rất ít khả năg để ksoát trực tiếp GNP danh nghĩa nên GNP danh nghĩa k giúp nhiều cho NHTƯ có hướg đi để ấn định các côg cụ csách tiền tệ của mình fải như tnào. Trên thực tế, NHTƯ ksoát tổg lượg tiền tệ và lsuất đc nhiều hơn.

 

-       Nghiệp vụ thị tr tự do có thể đc sdụg để ấn định lsuất bằg cách tác độg trực tiếp đến giá cả, giấy tờ có giá. Nhưng nếu nó có thể ấn định trực tiếp lsuất thì lại k thể ksoát đc hoàn toàn cug ứg tiền tệ => có vẻ lsuất đứg trên các tổg lượg tiền tệ về tiêu chuẩn tính có thể ksoát đc, nhưg thực ra NHTƯ k thể ấn định đc lsuất thực tế, vì nó k thể ksoát đc diễn biến dự tính của lạm fát => k thể khẳg định đc lsuất lại đc ưa chuộg hơn tổg lượg tiền tệ hay ngc lại trog việc lựa chọn làm chỉ tiêu trug gian.

 

c.  Khả năg tác độg tính trc đc với mục tiêu:

 

-       Đặc tính mà biến số cần có để làm 1 chỉ tiêu trug gian  hữu ích là nó fải có ảnh hưởg đoán trc đc đối với mục tiêu . Khả năng ảnh hưởg đến các mục tiêu là rất quan trọg đối với tính hữu ích của biến số chỉ tiêu trug gian => mối qhệ cug ứg tiền tệ và lsuất với các mục tiêu cuối cùg là 1 vấn đề đc tranh luận rất n'. có n' chứg cứ nêu lên mối qhệ chặt chẽ giưaũ các mục tiêu đó vs cug ứg tiền tệ hơn là vs lsuất, do đó đưa đến 1 vài sự ủg hộ nào đó đối vs việc dùg các tổg lượg tiền tệ làm chỉ tiêu trug gian.

 

 

 

Câu 4:  Csách qlý ngoại hối: csách qlý ngoại hối có liên quan chặt chẽ đến hđộg kt đối ngoại của quốc gia đó. Csách qlý ngoại hối đc thể hiện là n~ quy định fáp lý, thể chế của chính fủ trog qlý ngoại tệ và các giấy tờ có giá bằg ngoại tệ cũg như các ngoại hối khác. Thực hiện cs qlý ngoại hối nhằm mục tiêu cơ bản là ổn định gtrị đồg tiền quốc gia, thiết lập sự cân bằg trog các cân thanh toán quốc tế và tăg dự trữ ngoại hối.

 

a.      Đối tượg của cs ngoại hối:

 

-       Ng cư trú: là toàn bộ các tổ chức, cá nhân, các doanh ng đc thành lập theo fáp luật hiện hành của mỗi nc, hđộg kdoanh trên pvi lãnh thổ nc đó hoặc đại diện tại nc ngoài, các doanh ng đc thành lập theo luật của nc ngoài đc fép hđộg kdoanh tại nc đó.

 

-       Ng k cư trú: đc hiểu là các tổ chức, cá nhân, doanh ng đc thành lập theo luật ở nc ngoài và hđộg kdoanh tại nc ngoài, các tổ chức, doanh ng đc thành lập theo luật trog nc nhưg lại hđộg ở nc ngoài, các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, các chính fủ khác đặt tại nc đó.

 

b.      Ndug của csách ngoại hối:

 

-       Các quy định đối vs các giao dịch vãg lai: hđộg chuyển ngoại tệ giữa các nc, quyền mua, bán ngoại tệ của các đối tượg là ng cư trú và ng k cư trú bao gồm các tổ chức và cá nhân.

 

-       Các quy định đối vs giao dịch vốn:di chuyển ngoại tệ hình thàh từ các giao dịch vốn giưuã các nc, qlý ay và trả nợ nc ngoài, qlý đầu tư nc ngoài vào các giấy tờ có giá, qlý ngoại hối trog các trườg hợp định cư.

 

-       Các quy định về hđộg ngoại hối của các tổ chức tín dụg: quy địh về cấp giấy fép hđộg ngoại hối, cho vay, thu nợ bằg ngoại tệ trog nc, fát hành giấy tờ có giá bằg ngoại tệ, các quy định về trạg thái ngoại tệ…

 

-       Các quy định qlý vàg tiêu chuẩn quốc tế.

 

-       Các quy định về cơ chế tỷ giá, ng tắc xđịnh tỷ giá và côg bố tỷ giá.

 

Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích các mục tiêu của CSTT? Liên hệ với mục tiêu của CSTT ở Việt Nam hiện nay

 

Phân tích mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Liên hệ Vn

 

Mục tiêu cuối cùng bao gồm: (4)

 

- ổn định giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát lạm phát

 

Lạm phát là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hóa theo thời gian. Lạm phát tác động đến nền kt-xh theo 2 hướng tích cực và tiêu cực:

 

+ Khi lạm phát tăng, nó làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế; làm phân phối lại thu nhập; kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc... gây tình trạng khan hiêm giả tạo; giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hóa tiêu dùng. Do đó đời sống người lao động sẽ khó khăn hơn; gây khó khăn cho hoạt động của NH vì NH sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoặt động của mình.

 

+ Tuy nhiên một tỷ lệ lạm phát vừa phải lại là yếu tố để kích thích kinh tế tăng trưởng. Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết.

 

Do vậy cần chấp nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó.

 

- ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái

 

Một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là XNK. Một tỷ giá hối đoái quá thấp ( đồng bản tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, bất lợi cho XK, điều này có thể  khiến cho khối lượng dự trữ ngoại hối bị xói mòn.

 

Một tỷ giá hối đoái cao có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, bất lợi cho nhập khẩu. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh  cho hàng XK nhưng lại khó khăn cho các DN sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu NK, nhập khẩu công nghệ...

 

Vì vậy cần giữ cho tỷ giá hối đoái không biến động lớn, tránh gây sự bất ổn định trong nền kinh tế, vừa nhằm khuyến khích XK, vừa kiểm soát nhập khẩu.

 

- tăng trưởng kinh tế

 

Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu vĩ mô của bất cứ một quốc gia nào. Mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng dự kiến phù hợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại là thấp hay cao để  sự điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ hướng vào khuyến khích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

 

Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thực hiện CSTT mở rộng tức là tăng khối lượng tiền tệ nhằm làm giảm lãi suất, kích thích đầu tư, mở rộng sx, tăng GDP. Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, tăng sức mua hh trên thị trường, hàng hóa tồn đọng của DN tiêu thụ dc, là tiền đề cho DN gia tăng sx dẫn đến GDP tăng.

 

Để kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thực hiện CSTT thắt chặt, làm giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông, lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư trở nên đắt hơn. Đầu tư giảm khiến GPD giảm. Mặt khác khi giảm khối lượng tiền tệ sẽ làm giảm tổng cầu, giảm sức mua, tăng hàng hóa tồn đọng của DN, DN sẽ ko có dk để mở rộng sx, GDP giảm.

 

- tạo việc làm, giảm thất nghiệp

 

Nơi nào sức lao động là hàng hóa thì nơi đó thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Để đath mục tiêu giảm thất nghiệp, CSTT hướng vào khuyến khích đầu tư, gia tăng sx, tạo việc làm. Mặt khác, khi các hoạt động kinh tế được mở rộng sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định, góp phần ổn định cs cho người dân và tạo thêm việc làm mới.

 

Liên hệ mục tiêu CSTT của VN hiện nay - kiềm chế lạm phát

 

Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009), tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010 .Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức hai con sốNhững tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, một trong 6 biện pháp đó là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Qua đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ; giới hạn việc nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.Từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục giữ ổn định mức trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng là tổ chức và dân cư. Sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn. NHNN sẽ điều hành tỷ giá theo hướng ổn định. Đối với thị trường vàng, NHNN sẽ điều hành theo mục tiêu bình ổn giá vàng trong nước diễn biến phù hợp với giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá. 

 

 

 

Câu 6: Trình bày các mục tiêu điều hành CSTT của NHTW? Liên hệ với mục tiêu của CSTT ở VN hiện nay.

 

            Trả lời: Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo 1 chiều nhất định đến mục tiêu cuối cùng của CSTT (ổn định gt đồng tiền, tăng trg KT, việc làm, tỷ lệ lạm phát)

 

            A - Mục tiêu trung gian: là biến số tiền tệ có tác động trực tiếp đến mục tiêu cuối cùng của CSTT, và chịu tác động gián tiếp bởi sụ can thiệp tiền tệ của NHTW, mạnh nhất là khi NHTƯ thay đổi mục tiêu hoạt động. Các biến số tiền tề thg đc lựa chọn làm mục tiêu trung gian là các khối tiền M1, M2, M3 hoặc ls ngân hàng.

 

             *Các tiêu chuản để lựa chọn mục tiêu trung gian

 

+ Có thể đo lường đc: Việc đo nhanh và đúng 1 biến số của chỉ tiêu trung gian là cần thiết bởi chỉ tiêu trung gian chỉ có ích nếu nó báo hiệu nhanh hơn là mục tiêu khi chính sách đi chệch hướng. VD: tổng lượng tiền tệ hoặc lãi suất có thể đo lường nhanh chóng và chính xác hơn GNP nên thích hợp để làm mục tiêu trung gian hơn.

 

+ Có thể kiểm soát được: NHTW phải có khả năng kiểm soát thực sự 1 biến số, nếu biến số đó họat động như một chỉ tiêu hữu ích. Nếu NHTW ko kiểm soát đc 1 chỉ tiêu trung gian, trong khi biết rằng chỉ tiêu mục tiêu bị chệch hướng thì NHTW cũng ko làm gì đc, bởi vì NHTW ko có cách nào để đưa nó trở lại đúng quỹ đạo. VD: NHTW có rất ít khả năng kiểm soát trực tiếp GNP danh nghĩa cho nên GNP dn ko giúp nhiều cho NHTW có hướng đi để ấn định các công cụ chính sách tiền tệ của mình phải như thế nào. NHTW kiểm soát đc lượng tiền tệ và ls đc nhiều hơn.

 

+ Khả năng tác động tính trc đc đối với mục tiêu: một đặc tình mà một biến số cần phải có để làm 1 chỉ tiêu trung gian hữu ích là nó phải có 1 ảnh hưởng đoán trc đc đối với mục tiêu. Do khả năng ảnh hưởng đến các mục tiêu là rất quan trọng đối với tính hữu ích của biến số chỉ tiêu trung gian, nên mối quan hệ cung ứng tiền tệ và lãi suất với mục tiêu cuối cùng là 1 vấn để tranh luận rất nhiều

 

            B - Mục tiêu hoạt động: mục tiêu hoạt động đc hiểu là các biến số tiền tệ mà NHTW có thể tác động trực tiếp làm thay đổi mục tiêu trung gian và qua thay đổi biên số này, NHTW điều chình đc xu hướng diễn biến của thị trườgn tiền tệ. Mỗi quốc gia khác nhau sự lựa chọn mục tiêu hoạt động sẽ khác nhau: Mỹ chọn MB, Nhật là ls thị trườgn liên NH. Việc lựu chọn mục tiêu hoạt động đc dựa trên cùng 1 tiêu chuẩn như đã dùng để đánh giá mục tiêu trung gian.

 

            C - Liên hệ VN: Ở VN hiện nay, có các biến số M1, M2 và D. Ls ngắn hạn trên thị trg tiền tệ và tỷ giá cũng đc xem là chỉ tiêu trung gian. Tuy nhiên, khi xem mức độ nhạy cảm bởi tác động của mục tiêu hđ thì M2  có độ nhạy cảm cao nhất. Vì vậy, với NHNN VN M2 vẫn đc chọn là mục tiêu trung gian cho điều hành tiền tệ. Đối với mục tiêu hoạt động, NHNN VN chọn là dự trữ của NHTM, tức là biến số MB, vì sự thay đổi của MB có tác động trực tiếp đến cung tiền

 

 

 

Câu 7: Anh (Chị) trình bày nội dung cơ bản của CSTT? Liên hệ với thực tế nội dung CSTT của NHNN VN .

 

A, Các nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ:

 

1. Kiểm soát cung ứng tiền tệ và điều hòa lưu thông tiền tệ: khống chế khối lượng tiền tệ cung ứng trong một thời kì nhất định phải cân đối với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghiệp và vòng quay tiền tệ trong thời kì đó, theo dõi diễn biến của tỷ giá hối đoái, giá cả, hoạt động kinh tế … để điều chỉnh cung ứng tiền kịp thời.

 

K­ct= H/V

 

( Kct: lg tiền cần thiết cho lưu thông, H: tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông, V: tốc độ lưu thông trung bình của tiền tệ)

 

2. Kiểm soát hoạt động tín dụng thông quá các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc, Nvu thị trường mở…, từ khốn lượng tiền tệ có thể cung ứng thêm cho nền kte, NHTW sẽ giành chủ yếu cho hd tín dụng ngắn hạn phù hợp mức tăng trưởng, có tính lạm phát. Hoạt động này chỉ xuất hiện khi nền kinh tế thực sự có nhu cầu . NHTW luôn đóng vai trò là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với hệ thống các NHTM, nhằm kiểm soát chất lượng và số lượng tín dụng,…

 

3. Kiểm soát ngoại hối:

 

Ngoại hối bao gồm ngoại tệ mạnh, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và các công cụ tiền tệ khác

 

Để ổn định giá trị đối ngoại của đồng bản tệ, NHTW thực hiện giao dịch về tài chính-tiền tệ, và chính sách để tác động tới khối lượng tiền tệ ở các phương diện sau:

 

- Xây dựng , quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia đảm bảo khả năng thanh toán

 

-Lập và theo dõi diễn biến cán cân Thanh toán quốc tế

 

- thực hiện nv hối đoái, tham gia thị trường ngoại hối qte

 

- Ổn định tỉ giá hối đoái để kìm giữ lạm phát, ổn định tỷ giá trong nước

 

- quan hệ các NHTW khác, tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế… tìm kiếm ưu đãi, tài trợ, kiều hối

 

4. Chính sách đối với ngân sách nhà nước

 

            CSTT cần kết hợp CS tài khóa, trước hết là chính sách thu, chi của ngân sách:

 

- Trường hợp Ngân sách thăng bằng: 

 

+ CSTT chống suy thoái: chuyển thu nhập tiền tệ bằng cách làm tăng mức tiêu thụ

 

+CSTT chống lạm phát: ngân sách thăng bằng, vẫn có thể tác dụng ngc chiều CSTT , làm tăng vật giá

 

- Trường hợp Ngân sách thiếu hụt:

 

Chính phủ có thể đi vay: dân cư, hệ thống tín dụng và tài chính trong nước, vay NHTW, vay nước ngoài

 

Nếu vay NHTW thì tiền đc phát hành them, tăng khối lượng tiền trong nền kte

 

Nếu vay nước ngoài: kí quỹ số vạy được tại NHTW, tăng khối lượng tiền tệ gây áp lực lạm phát tiềm tàng

 

Nếu vay dân cư và vay thị trường tài chính trong nước: chỉ tác động nhẹ đến việc tăng khối lg tiền tệ, không gây áp lực lạm phát tiềm tàng

 

-à phải phấn đâu Ngân sách thăng bằng

 

 

 

B, Liên hệ thực tế nội dung CSTT của NHNN Việt Nam

 

Các công cụ CSTT đã được sử dụng năm 2010

 

Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng,.

 

* Các công cụ gián tiếp: nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc, để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so với các năm trước.

 

  Công cụ Nghiệp vụ thị trường mở. các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng số vốn dự trữ thanh toán để mua trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước có vốn để đầu tư phát triển, tăng tỷ lệ vốn hóa thị trường vốn và thanh khoản của thị trường tiền tệ.

 

.Chính sách tái chiết khấu (Discount policy)

 

Trong 10 tháng đầu năm 2010, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suất huy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối năm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm).

 

  Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)

 

Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ.

 

=> đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) và nền kinh tế, tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

 

          * Các công cụ trực tiếp

 

 Chính sách tín dụng

 

Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác xã vay vốn từ 50-500 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố tài sản; ban hành cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng cho vay vốn đối với nông nghiệp và nông thôn với lãi suất thấp hơn lĩnh vực khác, thông qua giảm dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn, mở rộng mạng lưới TCTD. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay đối với xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả thiên tai. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 27,65% (giảm dần trong 3 tháng cuối năm); tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn tăng 23,2%, cao hơn năm 2009 (18,8%).

 

Chính sách lãi suất

 

Tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay được giải ngân năm 2009 và các khoản cho vay năm 2010 theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; cuối tháng 12, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất khoảng 95.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ lãi suất lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 8.000 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách 28.000 tỷ đồng.

 

Kiểm soát thị trường vàng

 

Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm. Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường; ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng; phối hợp với các bộ, ngành chống đầu cơ, buôn lậu vàng. Giá vàng trong nước tăng bám sát giá thế giới, hiện tượng tâm lý đám đông và đầu cơ có xu hướng giảm.

 

 

 

Câu 8: Trình bày các công cụ của CSTT

 

6 công cụ: GT 66

 

-          Công cụ tái cấp vốn

 

-          Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

 

-          Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

 

-          Công cụ lãi suất tín dụng

 

-          Công cụ hạn mức tín dụng

 

-          Tỷ giá hổi đoái

 

1.      Công cụ tái cấp vốn

 

Điều 11, Chương 3- Luật NHNN

 

1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

 

2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

 

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

 

b) Chiết khấu giấy tờ có giá;

 

      c) Các hình thức tái cấp vốn khác.

 

Cơ chế tác động:

 

+với công cụ này NHTW sẽ điều chỉnh tăng/ giảm lãi suất tái cấp vốn và LS tái CK tùy thuộc vào mục tiêu của CSTT trong từng thời kì là thắt chặt /mở rộng từ đó làm giảm/ tăng KL tiền cung ứng.

 

+ Thứ hai, bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn sử dụng công cụ hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM.

 

+Ưu điểm:

 

- Thể hiện vai trò NHTW là người cho vay cuối cùng,

 

- Là một trong những cách tạo ra thu nhập của NHTW

 

- NHTW kiểm soát được chất lượng tín dụng của các NHTM

 

- NHTM có được cứu cánh, giúp NHTM có thể điều tiết được lượng vốn khả dụng, đảm bảo khả năng sẵn sàng thanh toán.

 

+ Nhược điểm:

 

- NHTW ở thế bị động, không nắm chắc được kết quả của sự điều tiết

 

- Quyền lực của NHTW và NHTM là ngang nhau , nếu NHTM không thực hiện vay/không vay thì tác động của công cụ là không đạt được mục tiêu đề ra.  

 

2.  Công cụ dự trữ bắt buộc

 

Điều 14, Chương 3- Luật NHNN

 

1. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

 

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

 

3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

 

¡  Cơ chế tác động:

 

- Khi NHTW tăng/giảm tỷ lệ DTBB àhạn chế /làm tăng khả năng cung ứng tín dụng của NHTM.

 

- Khi NHTW tăng/giảm tỷ lệ DTBB à phí tín dụng của NHTM tăng /giảm à lãi suất cho vay tăng/giảm.

 

Ưu điểm:

 

- Là công cụ thể hiện quyền lực mạnh của NHTW

 

- Tạo nên mối quan hệ giữa việc tạo tiền của NHTM và nhu cầu tái cấp vốn tại NHTW.

 

- Tạo sự cạnh tranh giữa các NHTM, tác động của tỷ lệ DTBB khá vô tư đối với các NHTM.

 

- Đảm bảo cho NHTW có được nguồn tài chính để giúp các NHTM tránh được rủi ro do mất khả năng thanh toán.

 

Nhược điểm

 

- Chi phí quản lý lớn

 

- Có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngay của một NHTM nếu nó có mức dự trữ vượt quá tương đối thấp

 

- Nếu sự điều chỉnh diễn ra thường xuyên sẽ gây tình trạng kém ổn định cho các NHTM và việc quản lý khả năng thanh khoản của các NHTM khó khăn hơn.

 

3. công cụ nghiệp vụ thị trường mở

 

Điều 15,Chương 3- Luật NHNN

 

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.

 

2. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

 

¡  "Nghiệp vụ thị trường mở“ Open market operations) là hoạt động NHNN mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường tiền tệ. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung tiền và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

 

¡  Tại Việt Nam, theo nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

 

¡  Cơ chế tác động

 

- Khi bán các loại GTCG ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.

 

- Khi mua các loại GTCG ngắn hạn, NHTW có thể mở rộng tín dụng, tăng khối lượng tiền tệ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanh  toán của các NHTM

 

¡  Kết quả tác động:

 

- Tác động trực tiếp vào dự trữ của hệ thống NHTM: NHTW mua/bán àlàm tăng/giảm dự trữ của NHTM.

 

- Tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường, theo 2 con đường:

 

Việc mua/bán GTCG ngắn hạn của NHTW tác động làm tăng/giảm dự trữ của NHTM àlàm tăng/giảm khả năng cung ứng tín dụng àLS thị trường giảm/tăng.

 

* Việc NHTW mua/bán một loại chứng khoán trên thị trường sẽ làm cho nguồn cung về chứng khoán đó giảm àgiá của chứng khoán tăng à khả năng sinh lời của chứng khoán giảm (LS của chứng khoán đó thấp).Lãi suất lại tác động đến đầu tư, đến cung-cầu vốn, đến khả năng cho vay, khả năng thanh toán của các NHTM,…

 

+ Ưu điểm:

 

- NHTW chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ, từ đó tác động trực tiếp và khả năng cung ứng tín dụng của các TCTD.

 

- Độ linh hoạt và chính xác cao, có thể điều tiết ở bất kỳ mức độ nào

 

- NHTW có thể đảo ngược tình thế dễ dàng

 

- Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém, đơn giản về thủ tục hành chính

 

+ Nhược điểm:

 

- Tác động có thể không như ý muốn khi hoạt động mua GTCG của NHTW nhằm bơm thêm vốn khả dụng cho các NHTM có thể bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc số dư tiền gửi ngân sách ở NHTW tăng lên.

 

- Khả năng phát huy hiệu quả của nghiệp vụ TTM không chỉ phụ thuộc vào NHTW mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và các quyết định của các NHTM

 

 

 

4. công cụ lãi suất tín dụng

 

Điều 12, Chương 3- Luật NHNN

 

1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

 

2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác

 

¡  Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN trong ngắn hạn.

 

¡  Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho VND, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

 

¡  Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở:

 

            - lãi suất thị trường liên ngân hàng;

 

            - lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước;

 

            - lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng; và

 

            - xu hướng biến động cung cầu vốn.

 

Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản. Như vậy lãi suất cơ bản là công cụ rất mạnh tác động trực tiếp đến lãi suất huy động và cho vay của các

 

¡  Cơ chế tác động:

 

- Cơ chế điều hành gián tiếp thông qua cơ chế tái cấp vốn: NHTW công bố các LS tái cấp vốn, LS tái chiết khấu, LS cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và thanh toán bù trừ,..Trên cơ sở đó các TCTD sẽ xác định các lãi suất kinh doanh cụ thể.

 

¡  - Các mức LS thường được công bố:

 

+ Các LS liên quan đến NHTW: LS chiết khấu, LS repo, LS can thiệp, LS tiền gửi Liên bang, LS cho vay qua đêm;

 

+ Các LS của NHTM: khung LS, trần LS, sàn LS cho vay/nhận gửi, biên độ chênh lệch LS

 

+ Các LS thị trường có tính tham khảo: LIBOR, PIBOR, SIBOR, EURIBOR, VNIBOR

 

Ưu điểm:

 

- Đây là công cụ điều tiết có tính gián tiếp tác động đến lượng tiền cung ứng, là công cụ hỗ trợ cho các công cụ trên khi cần thiết.

 

- Góp phần ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát (LS là một loại giá cả), LS có ảnh hưởng đến các loại giá cả hàng hóa khác.

 

Nhược điểm:

 

- Kiểm soát LS của NHTM sẽ triệt tiêu cạnh tranh

 

- Có thể gây tổn hại đến lợi ích của người gửi (quy định LS trần tiền gửi) hoặc người đi vay (bỏ trần LS cho vay)

 

- Có thể làm nảy sinh các kênh tín dụng ngầm (thỏa thuận LS cao) tiềm ẩn các rủi ro cho hoạt động của NHTM, gây thiệt hại cho nhà đầu tư

 

5. công cụ hạn mức tín dụ

 

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW cho phép các NHTM được cấp tín dụng.

 

 Các NHTW buộc các NHTM phải tuân thủ hạn mức được giao.

 

¡  Hạn mức tín dụng của từng NH được xác định căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của NH đó, trong định hướng phát triển kinh tế từng thời kỳ (mức tăng trưởng kinh tế), tỷ lệ LP dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ tiêu về thâm hụt NSNN dự kiến,trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự kiến của toàn bộ nền kinh tế

 

¡  Cơ chế tác động:

 

            - HMTD được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng,à khống chế tổng lượng tiền cung ứng.

 

            - Cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt:NHTW có thể quy định hạn mức chung cho hệ thống NHTM hoặc quy định hạn mức riêng cho từng NHTM.

 

            - NHTM chỉ được cấp tín dụng tối đa cho nền kinh tế không vượt quá hạn mức quy định.

 

¡  + Ưu điểm:

 

- HMTD là công cụ điều tiết có tính trực tiếp tác động đến lượng tiền cung ứng;

 

- Bằng việc quy định HMTD, NHTW có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng;

 

- HMTD thường được sử dụng khi cần ngăn chặn lạm phát, là công cụ hỗ trợ cho các công cụ trên khi các công cụ nói trên chưa phát huy hiệu quả.

 

+ Nhược điểm:

 

- Kiểm soát HMTD có thể tác động làm LS thị trường tăng lên;

 

- HMTD có thể làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM;

 

- Có thể làm nảy sinh cơ chế xin-cho, sự phá rào, lách luật,...

 

6. Công cụ tỉ giá hối đoái

 

Điều 13, Chương 3- Luật NHNN

 

1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

 

2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

 

¡  Tỷ giá hối đoái biểu hiện tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, đồng thời cũng biểu hiện quan hệ cung- cầu ngoại tệ.

 

¡  Mặt khác, tỷ giá cũng là đòn bẩy điều tiết cung- cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đến xuất- nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

 

¡  * Các phương pháp điều hành tỷ giá

 

a- Chính sách hối đoái: là việc NHTW thực hiện nghiệp vụ trực tiếp mua/bán ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá. Cụ thể:

 

+ Khi tỷ giá tăng à NHTW bán ngoại tệ à giảm sức ép tăng cầu ngoại hối àtỷ giá giảm

 

+ Khi tỷ giá giảm à ngược lại

 

b- Lập Quỹ dự trữ bình quân hối đoái: là việc NHTWdự trữ một lượng ngoại hối đủ để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái.

 

c- Phá giá tiền tệ: là việc NHTW chủ động đánh tụt sức mua danh nghĩa của đồng tiền trong nước so với ngoại tệ. Phá giá tiền tệ à tỷ giá tăng

 

d- Nâng giá tiền tệ: ngược với phá giá tiền tệ

 

e- Chính sách lãi suất chiết khấu

 

+Tác dụng

 

- Khuyến khích X.khẩu, hạn chế N.khẩu

 

- Thu hút kiều hối, khuyến khích nhập khẩu vốn

 

- Khuyến khích du lịch vào trong nước

 

+Tác hại:

 

- Phá vỡ tính ổn định trong các hoạt động kinh tế

 

- Diễn biến của các chỉ số k.tế bị méo mó

 

- Niềm tin vào nội tệ bị xói mòn, nảy sinh tâm lý “đô la hóa”, “vàng hóa”

 

- Lạm phát không kiểm soát

 

Chính sách lãi suất chiết khấu

 

 

 

Liên hệ:

 

-          Lãi suất:

 

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, NNNH tiếp tục điều hành Chính sách thắt chặt tiền tệ theo đó ngày 8/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 379/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

 

-          Hạn mức tín dụng:

 

Ngày 24/02/2011 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP theo đó, điều hành và kiểm soát để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 dưới 20%. Theo thống đốc NHNN quí I/2011, tín dụng đối với nền kinh tế tăng trưởng hơn 5%.Có hai lý do khiến tín dụng vẫn tăng mạnh bất chấp chính sách thắt chặt tiền tệ.

 

Thứ nhất, các nhà sản xuất vay vốn để mua nguyên vật liệu và trữ hàng. Điều này giải thích tại sao hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên. Mặt khác, nếu trừ đi lạm phát được dự kiến từ 12-15% trong năm nay, lãi suất thực vay không quá cao, khoảng 8-10%/năm.

 

Thứ hai các khoản vay bất động sản đáo hạn thực trả không nhiều. Các dự án nhà đất ngừng trệ, chủ đầu tư không thể trả nợ ngân hàng. Một số ngân hàng bắt buộc đảo nợ, cho vay lại. Song bài toán đảo nợ bất động sản không thể kéo dài khi NHNN đã hoạch định tín dụng phi sản xuất phải được giảm về ở mức 22% vào ngày 30/6 và 16% vào 31/12/2011. Hiện còn tới 24 tổ chức tín dụng có dư nợ phi sản xuất mà chủ yếu là bất động sản từ 25% trở lên.

 

-          Dự trữ bắt buộc:

 

Ngày 09/4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng từ 4% lên 6%, tiền gửi trên 12 tháng từ 2% lên 4%. Với việc thay đổi tỷ lệ dự trữ này đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế như:

 

(i) ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối. Hiện tại, lãi suất giữa tiền VND và USD chênh lệch khoảng 11%, do vậy đồng USD chỉ hấp dẫn hơn VND khi VND mất giá hơn 11% so với USD trong năm nay. Trong khi đó, kịch bản tiền đồng mất giá hơn 11%, tức là tỷ giá vào cuối năm khoảng 23,300 VND/USD dường như khó xảy ra.

 

(ii) Giảm sự hấp dẫn của đồng ngoại tệ sẽ làm giảm quá trình đầu cơ và nắm giữ ngoại tệ.

 

 (iii) góp phần vào thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

 

(iiii)Giảm đô la hóa Với việc tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ sẽ làm cho lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc dư nợ bằng ngoại tệ sẽ làm giảm đô hóa trong nền kinh tế.

 

-          Tỷ giá

 

-          OMO

 

Các lãi suất hiện tại: ls cơ bản 9%, ls tái chiết khấu 13%, ls tái cấp vốn 15%

 

Câu 9. Anh (Chị) trình bày các nguyên tắc phát hành tiền và các kênh phát hành tiền của NHTW? ? Liên hệ với thực tế phát hành tiền của NHNN VN

 

1.1 phát hành tiền theo nguyên tắc có sự đảm bảo bằng vàng

 

¡  CP quy định việc phát hành tiền phải dưa vào dự trữ vàng. Vàng trở thành hàng hóa bảo đảm cho giá trị của tiền giấy. NHTW cho lưu hành tiền giấy với một khối lượng giá trị tương đương dự trữ vàng.

 

¡   NHTW bảo đảm và cam kết rằng người có tiền giấy có quyền đổi ra vàng bất cứ lúc nào nếu họ muốn.

 

¡  à Tiền giấy được định nghĩa là Giấy Nợ của NHTW, dùng để thay thế cho những đồng tiền vàng hay bạc trong lưu thông trước đây. Tiền giấy lúc này được gọi là tín tệ vì cơ sở để nó được lưu hành đó là lòng tin của nhân dân vào việc tiền giấy có thể đổi ra vàng bất cứ lúc nào.

 

¡  Phát hành tiền theo nguyên tắc bảo đảm bằng vàng có ưu điểm là không xảy ra lạm phát, nhưng  nhược điểm là hạn chế số lượng tiền phát hành, trong khi nhu cầu của nền kinh tế lại cần có nhiều tiền để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa.

 

1.2     Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự đảm bảo bằng giá trị hàng hóa

 

Thực chất nguyên tắc này là việc xác định số lượng tiền cần thiết đưa vào lưu thông. Xuất phát từ chức năng của tiền tệ là phương tiện lưu thông, nên cơ sở của việc phát hành tiền là dựa trên quan hệ lưu thông hàng hóa.

 

 

 

Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông  được xác định dựa trên các yếu tố:

 

¡  - P: Mức giá bình quân của hàng hóa tại thời điểm đang xét trong nền kinh tế

 

¡  - Y: Tổng số lượng các đơn vị hàng hóa,SP, DV do nền kinh tế tạo ra

 

¡  - V: Tốc độ lưu thông trung bình của đồng tiền trong nền kinh tế

 

¡  - M: Khối lượng tiền cần được tạo ra cho nền kinh tế.

 

Các phương trình về

 lượng tiền cung ứng

 

¡  MV = P.Y                                           (1)

 

         P.Y

 

¡  M = ------                                         (2)

 

          V

 

         M          Y

 

¡   L = ------  =  -------                  (3)

 

          P           V

 

Quan điểm của Fisher (2,3)

 

¡  “Nhà nước và NHTW chỉ nên phát hành thêm tiền vào lưu thông khi và chỉ khi có những đơn vị hàng hóa, SP, DV tăng thêm trong nền kinh tế.

 

¡   Ngược lại, nếu số lượng SP được tạo ra ít hơn trước thì phải rút bớt tiền về nếu muốn giữ cho giá cả tiếp tục ổn định”.

 

Cơ sở cho việc phát hành tiền của các quốc gia

 

¡  àViệc xác địnhkhối lượng tiền cần phát hành của NHTW không còn lệ thuộc vào khối lượng vàng dự trữ, mà lệ thuộc vào yêu cầu của nền kinh tế, cụ thể là nguồn bảo đảm cho khối lượng tiền trong lưu thông ở một thời kỳ nhất định là khối lượng hàng hóa và DV được SX ra và đưa vào lưu thông trong thời kỳ đó.

 

tĐể hực hiện nguyên tắc này

 

NHTW xác định khối lượng tiền phát hành tăng thêm hàng năm dựa trên cơ sở các yếu tố:

 

¡   Tốc độ tăng trưởng kinh tế (% GDP tăng thêm),

 

¡   Sự biến động của giá cả (Tỷ lệ % lạm phát dự kiến),

 

¡   Tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính

 

2.      Các kênh phát hành tiền của NHTW

 

2.1. Phát hành tiền qua kênh Chính phủ

 

¡  Nếu CP vay nước ngoài bằng hàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ; những tài sản này đem về nước sẽ được ký quỹ Nếu CP vay tiền của NHTW, NHTW phải tạm ứng cho NSNN hoặc mua trái phiếu của CP

 

tại NHTW để đổi thành nội tệ chi tiêu.

 

2.2. Phát hành tiền qua kênh tín dụng

 

NHTW cho các NHTM vay dưới các hình thức:

 

¡   Thế chấp hoặc ứng trước

 

¡   Cầm cố các chứng từ có giá

 

¡   Tái chiết khấu các thương phiếu và các GTCG

 

Qua đó khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM tăng lên

 

2.3. Phát hành tiền qua kênh Thị trường mở

khi mua các CK ngắn hạn, NHTW bơm tiền vào nền kinh tế

 

2.4. Phát hành tiền qua kênh thị trường vàng và ngoại tệ

 

¡  Khi NHTW mua vàng, ngoại tệ trên thị trường, làm tăng dự trữ ngoại hối và vàng tại NHTW, đồng thời làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông

 

2.5. Phát hành để cân đối Bảng CĐTS

 

¡  Khi có sự gia tăng không chủ động của các khoản mục bên TS Có, NHTW phát hành thêm tiền để tăng TS Nợ nhằm cân đối giữa TS Nợ và TS Có.

 

¡  Vàng và ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước được sử dụng dưới dạng ký quỹ để vay trên NHTW, nên cần bơm tiền vào lưu thông

 

 

 

Liên hệ thực tế.

 

Mục tiêu chính sách tiền tệ nước ta hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự ổn định hệ thống ngân hàng. Từ năm 1990, NHNN đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Trong việc phát hành tiền của NHNN Việt Nam các kênh đã được sử dụng triệt để. Tuy nhiên các kênh phát hành tiền qua kênh Chính phủ được NHNN cố gắng hạn chế nhất có thể, vì nó ảnh hưởng đến việc chi tiêu NSNN cũng như đẩy lạm phát tăng cao khi mà phát hành tiền nhằm bù thâm hụt NSNN, mà chính sách tiền tệ nước ta hướng vào kiểm soát lạm phát. Trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà lạm phát nước ta đang tăng cao, kinh tế gặp nhiều khó khăn, NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các kênh phát hành tiền như qua tín dụng và thị trường mở đang được sử dụng tích cực. Thông qua kênh tín dụng, NHNN đã hạn chế hoạt động vay mượn, chiết khấu … của các NHTM bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng điều kiện được vay và chiết khấu, … Khác so với những nước khác thì thị trường mở ở nước ta chỉ gồm có các TCTD tham gia, sau nhiều năm mở ra thị trường này thì NHNN Việt Nam đã sử dụng khá hiệu quả nhằm điều chỉnh lưu lượng tiền phát hành qua nó, thông qua việc mua bán các tín trái phiếu chỉnh phủ,.. kênh phát hành này đã góp phần giúp NHNN trực tiếp rút tiền mặt ra khỏi thị trường một cách nhanh chóng nhất. Tuy đã có nhiều bước tiến trong phát triển nền kinh tế nhưng nước ta vẫn là một trong những nước có nền kinh tế còn yếu và thường xuyên nhận được nhiều các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài như ODA,.. điều này làm cho kênh phát hành tiền nhằm cân đối của NHNN VN là một kênh phát hành hữu hiệu.

Câu 10: Anh chị hãy trình bày cơ sở phát hành tiền của NHNNVN.

 

 Từ năm 1996 đến nay, NHNN áp dụng phương pháp xác định lượng tiền cung ứng hàng năm gắn liền với một chương trình tiền tệ theo định lượng, tức là thực hiện việc dự báo các chỉ tiêu tiền tệ toàn ngành và bảng cân đối tiền tệ của NHTW. Theo đó, NHNN xác định lượng tiền cần phát hành them theo đúng nguyên lý với 2 bước:

 

Bước 1: dự tính sự biến động tổng lượng tiền cung ứng MS căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiền tệ

 

-          Mức tăng trưởng kinh tế dự tính

 

-          Tỷ lệ lạm phát dự tính

 

-          Sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến

 

-          Các yếu tố khác như sự biến động của tài sản có ngoại tệ ròng và tín dụng trong nước...

 

MS= GDP/v

 

Trong đó: v vòng quay trung bình của tài sản

 

Hoặc : delta MS = tỷ lệ tăng trưởng dự tính x tỷ lệ lạm phát dự tính

 

-          Xác định MS theo dự báo các chỉ tiêu tiền tệ

 

MS= NFA+NDA

 

NFA: tài sản ngoại tệ ròng

 

NDA: là tài sản có trong nước ròng

 

Hoặc : MS = C+D

 

C là tiền mặt ngoài hệ thống ngân hang

 

D là tiền gửi tại các NHTM

 

Để có kết quả dự báo MS được chính xác, cần phải so sánh kết quả của 3 cách tính MS, đồng thời dựa vào diễn biến lịch sử của MS, mục tiêu của chính sách tiền tệ hàng năm để đưa ra quyết định mức tăng MS cho năm kế hoạch. Sau đó tiếp tục điểu chỉnh các chỉ tiêu trên bảng cân đối để đảm bảo MS= NFA+NDA.

 

Bước 2: Xác định lượng tiền trung ương cần tăng them dự kiến

 

 DeltaMB = MB kế hoạch – MB thực tế

 

Mà MB kế hoạch = MS/m trong đó m là hệ số nhân tiền

 

MB thực tế = tiền ngoài NHNN + tiền gửi tại các TCTD tại NHNN

 

Trên cơ sở xác định số lượng tiền cần phát hành, NHNN lập tờ trình, trình chính phủ phê duyệt. Khi kế hoạch phát hành được phê duyệt NHNNVN sẽ thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền mặt đưa vào lưu thông.

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro