nhtư 11-20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11.Trình bày NV phát hành và điều hòa tiền mặt của NHNN VN

ü  Điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN VN: thông qua NV này, tiền mặt được đưa từ nơi thừa sang nơi thiếu trong toàn hệ thống, khắc phục tình trạng mất cân đối cụ bộ, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kt

a)      Cơ sở tổ chức điều hòa tiền mặt: NHNN thực hiện trên cơ sở:

-          Tình hình tiền mặt của các chi nhánh và kho tiền trong hệ thống: các thông tin về số dư quỹ tiền mặt, cơ cấu các loại tiền, chi tiết các loại tiền, tình hình thu chi tiền mặt

-          Định mức ngân quỹ dự trữ phát hành, định mức tồn quỹ NV phát hành. Các định mức này do thống đốc NHNN quy định trên đề nghị của Cục trưởng Cục Nghiệp vụ phát hành và kho quỹ. Việc xd các định mức căn cứ vào tình hình chu chuyển tiền mặt của các chi nhánh, khả năng chứa và độan toàn cả các kho tiền tại SGD và các chi nhánh NHNN

b)      Tổ chức điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN: dựa vào tình hình số liệu tồn quỹ của từng chi nhánh và dự kiến nhu cầu trong thời gian tới

-          Tại NHTW: định kỳ 1-2 ngày hoặc đột xuất, vụ NV phát hành và khi quỹ tiến hành nắm tình hình tiền mặt tại các chi nhánh và kho tiền TW. Đối chiếu số liệu thực tế với định mức đã được phê duyệt, nếu thiếu thì Cục trưởng Cục NV phát hành và kho quỹ sẽ ký kệnh điều chuyển bù đắp thiếu hụt đó. Khi có lệnh điều chuyển, các kho tiền TW thực hiện thủ tục xuất kho tiền để điều chuyển cho các chi nhánh NHNN được tiếp quỹ

-          Tại các chi nhánh NHNN: hàng ngày trưởng phòng các chi nhánh lập tờ trình trình GĐ NHNN phê duyệt mức xuất quỹ dự trữ phát hành, nhập quỹ NV phát hành để đảm bảo đúng định mức đáp ứng cho nhu cầ tiền mặt ở các tổ chức tín dụng và kho bạc NN

ü  Sơ đồ NV phát hành tiền

Câu 12 trinh bày các phương thức trong nghiệp vụ thị trường mở

Liên hệ VN?

TL:

*phương thức TTM:

1, giao dịch song phương là: giao dịch trực tiếp giữa NHTW với 1 hoặc 1 số đối tác được NHTW lựa chọn mà không thong qua đấu thầu. Các giao dịch này thường không được thong báo trước ra công chúng về loại hàng hóa mua bán, về số lượng mua bán cũng như thời gian thực hiện giao dịch. Giao dịch song phương có thể dc thực hiện theo 2 pp:

-NHTW giao dịch trực tiếp vs đối tác dc lựa chọn

-NHTW đóng vai trò như những thành viêntham gia trên thị trường chứng khoán để thực hiện các giao dịch trực tiếp trên thị trường này.

2, giao dịch theo phương thức đấu thầu

Có  2 loại đấu thầu: ĐT klg và ls

+Đấu thầu klg (đấu thầu vs ls cố định)

     NHTW niêm yết trc mức ls. Các tc tham gia đấu thầu chỉ việc đăng kí số tiền trên cso chấp nhận mức ls niêm yết.

     Việc phân phối thầu đối vs 1 phiên  thầu có ls cố định dc tiến hành nsau:trc hết toàn bộ số dki đặt thầu dc cộng lại vs nhau. Nếu tổng số đặt thầu nhỏ hơn số lượng dc phân phối thì toàn bộ các đơn đặt thầu đều dc phân phối . Nếu các đơn đặt thầu lớn hơn số lượng dc phân phối thì các đơn đặt thầu sẽ dc pphoi theo công thức sau:

       Tỷ lệ % phân phối thầu :  K=A/∑ai(i=1,n)     a: số lg đấu thầu dc phân phối, n: tổng số các tổ chức tgia đâu thầu, ai: số lg đặt thầu của tổ chức i, K: tỷ lệ %phân phối thầu

   Số lg trúng thầu của tc i (Ti) dc tính

+ Đấu thầu ls:

    Các tc tgia ĐT tự đăng kí số tiền ứng vs mức ls do chính mình chọn.  Đối vs đấu thầu nhằm cung ứng thêm vốn khả dụng, số lượng đặt thầu dc sắp xếp theo thứ tự ls dự thầu jam dần, và dc phân phối theo các mức ls từ cao xuống thấp. Nghĩa là những số lượng dki thầu ứng vs ls cao sẽ dc ưu tiên phân phối trc cho đến khi số lượng phân phối được sử dụng hết. nếu tại mức ls thấp nhất dc chấp nhận, số lg đki dự thầu lớn hơn số lg phân phối thì tiến hành nsau:

A: số lg giấy tờ có giá cần mua, rs: mức ls thứ s dc dki , a(rs)I số lg tiền mặt đặt thầu vs mức ls rs của tất cả các tc, rm mức ls cuối cùng dc chấp nhận, arm klg dự thầu của các tc tín dụng tại mức ls trúng thầu cuối cùng , aTi klg trúng thầu của tc i

  Đối vs đấu thầu để cung ứng khả năng thanh toán thì r1>=rs>= rm

Tỷ lệ % trúng thầu dc phân phối tại mức ls cuối cùng k(rm)

K(rm)=[A-∑a(rs)(s=1,m-1)]/∑a(rm)

Số lg trúng thầu dc phân phối cho tc i ta

ị mức ls rm : T(rm)i = K(rm)x a(rm)i

tổng số trúng thầu dc phân phối cho tc i là aTi = a(rs) + T(rm)i

*Liên hệ:

+ Phương thức đấu thầu, xét thầu

Bảng  3. Phương thức đấu thầu, xét thầu trên thị trường mở

Năm

Tổng số

Phương thức đấu thầu

Phương thức xét thầu

Lãi suất

khối lượng

Riêng lẻ

Thống nhất

2000*

17

13

4

14

3

2001

48

14

34

12

36

2002

85

68

17

67

18

2003

107

88

19

86

21

2004

123

123

0

83

40

2005

158

158

0

84

74

Tổng số

538

464

74

346

192

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (*) từ 12/7 đến 31/12/2000

Về phương thức giao dịch trên thị trường mở, NHNN chủ yếu sử dụng phương thức đấu thầu lãi suất và phương thức xét thầu riêng lẻ. Phương thức đấu thầu lãi suất đã được NHNN sử dụng trong 86,2% số phiên giao dịch trong 5 năm qua và tới 100% số phiên trong 2 năm gần đây. Điều này xuất phát từ lý do NHNN đang điều hành CSTT theo khối lượng tiền tăng thêm nên nhu cầu giao dịch GCTG của NHNN thường được xác định trước. Ngoài ra, NHNN cũng sử dụng phương thức xét thầu riêng lẻ trong 65,3% số phiên giao dịch. Trong nửa cuối năm 2005, NHNN hầu như chỉ áp dụng phương thức xét thầu thống nhất trong các phiên OMO. 

+ Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở

Nhìn chung, lãi suất OMO khá bám sát các lãi suất khác của NHNN công bố như lãi suất cơ bản, lãi suất TCV và lãi suất chiết khấu. Lãi suất trúng thầu thường nằm giữa mức lãi suất TCV và lãi suất chiết khấu. Lãi suất trúng thầu, trong các phiên đấu thầu lãi suất, thể hiện khá chính xác và phù hợp với diễn biến thị trường.

a. Lãi suất công bố trong phương thấu đấu thầu khối lượng

Trước khi thực hiện các phiên đấu thầu khối lượng, Ban điều hành OMO công bố lãi suất để các thành viên đặt thầu mua bán GTCG. Lãi suất công bố này là lãi suất trúng thầu trong các phiên. Vì vậy, lãi suất trúng thầu trong các phiên đấu thầu khối lượng thường chỉ có một lãi suất nhất định. Tuy nhiên, do lãi suất trúng thầu đã được NHNN xác định nên các thành viên không có sự lựa chọn về lãi suất khi giao dịch với NHNN và lãi suất này chưa phản ánh được nhu cầu về vốn của các thành viên trên thị trường. Đây là một nhược điểm của phương thức đấu thầu khối lượng trong giao dịch thị trường mở. Vì thế, trong 2 năm trở lại đây, NHNN đã không áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng trong các phiên OMO nữa.

b. Lãi suất trúng thầu trong phương thức đấu thầu lãi suất

Trước mỗi phiên đấu thầu, Ban điều hành OMO dự kiến khối lượng GTCG cần giao dịch. Khối lượng giao dịch có thể được NHNN thông báo hoặc không thông báo trước. Đồng thời, căn cứ vào dự báo tình hình vốn khả dụng, NHNN cũng xác định một lãi suất chỉ đạo làm điểm dừng khi giao dịch. Lãi suất này không thông báo cho các thành viên thị trường khác. Trường hợp NHNN mua GTCG, lãi suất chỉ đạo sẽ là lãi suất mua thấp nhất của NHNN và ngược lại. Mục đích của NHNN khi đưa ra lãi suất chỉ đạo là để định hướng lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Trường hợp áp dụng phương thức xét thầu thống nhất, lãi suất trúng thầu chỉ có một mức nhất định. Trường hợp áp dụng phương thức xét thầu riêng lẻ, nhìn chung sẽ có nhiều mức lãi suất trúng thầu. Do lãi suất trúng thầu trong các phiên OMO theo phương thức đấu thầu lãi suất phản ánh chính xác hơn diễn biến của thị trường nên tại Việt Nam, NHNN chủ yếu thực hiện OMO theo phương thức đấu thầu lãi suất, chiếm tới 86,2% tổng số phiên và 100% số phiên trong 2 năm gần đây.

 

Câu 13: Hình thức giao dịch trong nghiệp vụ thị trương mở, lien hệ?

NHTW thường thực hiện nghiệp vụ thị trường mở theo 2 cách chủ yếu: các giao dịch hoàn lại và các giao dịch không hoàn lại. Ngoài ra còn các nghiệp vụ như: phát hành chứng chỉ nợ của NHTW, giao dịch hoán đổi các chứng khoán đến hạn, giao dịch hons đổi ngoại tệ….

+  mua (bán) không hoàn lại (các giao dịch mua dứt bán hẳn)

Các giao dịch không hoàn lại  bao gồm các nghiệp vụ mua, bán chứng khoán của NHTW theo các phương thức mua đứt bán đoạn trên cơ sở giá thị trường. hình thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở hữu đối vs các chứng khoán là đối tượng giao dịch. Vì vậy ảnh hưởng của nó đối vs dự trữ của các ngân hàng là dài hạn.

+ mua (bán) có hoàn lại (giao dịch có kì hạn)

Phương pháp này chủ yếu dc use cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại (Repos). Hợp đồng mua lại dc úe khi NHTW thực hiện 1 giao dịch theo hợp đồng mua lại, có nghĩa là mua chứng khoán từ người môi giới trên thị trường, người đồng ý sẽ mua lại vào 1 ngày xác định trong tương lai. Hợp đồng mua lại đảo ngược dc áp dụng khi NHTW muốn rút bớt klg dự trữ của hệ thống ngân hàng. Để đạt dc mục đích này, NHTW bán chứng khoán cho người giao dịch, người đồng ý sẽ bán lại vào 1 ngày xác định trong tương lai.

Các giao dịch có hoàn lại dc use chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vì những lí do sau:

Thứ nhất: đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng ko dự tính trc đến dự trữ của các ngân hàng

Thứ hai: chi phí giao dịch cho 1 hợp đồng mua lại rẻ hơn so vs các hợp đồng mua đứt bán đoạn

Thứ ba: thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ ko hoàn hảo dẫn đến việc use các giải pháp khắc phục

Thứ tư: làm giảm bớt thời gian thong báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trc các quyêt định hàng ngày của NHTW

*Liên hệ:

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố 9 nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2010, trong đó sẽ tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý. Thứ nhất, điều hành lượng tiền cung ứng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cả năm 2010 tăng khoảng 20 - 25%.

Thứ hai, điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần thông qua các biện pháp: Tăng lượng tiền cung ứng; Ổn định các mức lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất hoán đổi ngoại tệ; Tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý; Tiếp tục cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy các ngân hàng thương mại thực hiện đồng thuận về lãi suất huy động và cho vay theo hướng giảm, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ ba, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô.

Thứ tư, tổ chức triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung cho vay chi phí sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng tăng đủ vốn điều lệ theo quy định vào thời điểm 31/12/2010.

Thứ sáu, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế vĩ mô, dự báo sát tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng; phối hợp với các bộ, ngành để nâng cao chất lượng lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ bảy, tiếp tục triển khai các đề án thành phần thuộc Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010. Xây dựng và hoàn thiện Đề án chi tiết đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015.

Thứ tám, nâng cao chất lượng, tần suất của công tác truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho các thông tin này đến với người dân và doanh nghiệp một cách thường xuyên, kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Thứ 9, tích cực triển khai công tác cải cách hành chính với trọng tâm là hoàn thành giai đoạn 2, giai đoạn 3 của Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bắt đầu từ ngày 12/7/2000, NHNN tiến hành đưa công cụ OMO vào hoạt động. Đây là một bước tiến mới trong điều hành CSTT của NHNN theo hướng từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, để phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển của đất nước. Nó đã mở ra một kênh cung ứng và điều tiết vốn khả dụng của các TCTD cho NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng linh hoạt các loại GTCG của mình. Công cụ OMO liên tục được NHNN cải tiến trong những năm qua và dần trở thành một công cụ CSTT chủ yếu của NHNN.

 

Câu 14 :Anh (Chị) hãy trình bày về các hàng hóa trong nghiệp vụ TTM? Liên hệ với thực tế nghiệp vụ TTM ở Việt Nam

Chủng loại các chứng khoán được giao dịch trong OMO là không giống nhau ở từng nước.Về mặt lý thuyết,OMO không có giới hạn cụ thể về chủng loại cũng như thời hạn các chứng khoán, nhưng chủ yêu gồm:

1.      Tín phiếu kho bạc:

·         là giấy nhận nợ do CP phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính,thời hạn thông thường là < 12 tháng.

·         Là công cụ chủ yếu của OMO vì :

-          Có tính thanh khoản cao

-          Được phát hành định kỳ với klg lớn vì thế đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau.

2.      Chứng chỉ tiền gửi.

·         Là giấy nhận nợ của NH hay các định chế tài chính phi ngân hàng phát hành xác nhận món tiền đã đc gửi trong 1 thời gian và lãi suất xác định.

·         Thường là ngắn hạn

·         Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý của NH( từ quản lý ts nợ sang quản lý ts có vì nó cung cấp 1 hình thức huy động vốn chủ động thay vì phụ thuộc vào người gửi tiền)

3.      Thương phiếu

·         Là chứng chỉ có giá trị ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hay cam kết thanh toán ko đk..được phát hành bởi các DN nhằm huy động vốn ngắn hạn

·         Các yếu tố, đk ,..của thương phiếu đc quy định rõ trong luật và pháp lệnh

·         Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu, có thể là các NHTM hay các định chế phi tài chính.Vì vậy, việc mua bán thương phiếu của NHTW sẽ tác động đến dự trữ của các NH hoặc tiền gửi của các KH tại THTM.

4.      Trái phiếu Chính phủ.

·         Là chứng khoán nợ dài hạn đc nhà nước phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách.

·         Được sử dụng trên OMO mặc dù là dài hạn vì:có tính an toàn, khối lượng phát hành,tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả tín phiếu kho bạc

5.      Trái phiếu chính quyền địa phương.

·         Tương tự như trái phiếu chính phủ nhưng khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan,thường là ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu

·         Đc chính quyền địa phương phát hành để tài trợ cho chi tiêu và thường chỉ có địa phương lớn mới phát hành.

·         Được nhà đầu tư ưu chuộng và các NHTM thường dùng loại chứng khoán này để tái ck tại NHTW.

6.      Các hợp đồng mua lại.

·         Đây là các món vay ngắn hạn trong đó TPKB được dùng làm vật đảm bảo cho tài sản CÓ mà người cho vay nhận đc nếu người đi vay không thanh toán nợ.

Hàng hóa trên OMO càng ngày càng đa dạng vì:

·         Do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt,đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóaà thay đổi cơ cấu hàng hóa trên OMO.

·         Tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống àchủng loại hàng hóa trên thị trường.

Liên hệ  VN:Các loại giấy tờ có giá sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở : (Web của NHNN)

Ngân hàng Nhà nước quy định các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở  gồm:

(1) - Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

(2) - Trái phiếu Chính phủ, bao gồm: Tín phiếu Kho bạc; Trái phiếu Kho bạc; Trái phiếu công trình Trung ương; Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.

(3) - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.

(4) - Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

(5) - Riêng đối với giao dịch mua có kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước chỉ giao dịch đối với: Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

Câu 15: Trình bày về các chủ thể tham gia OMO. Liên hệ Việt Nam:

Về nguyên tắc, OMO ko giới hạn chủ thể tham gia, thường bao gồm:

-          NHTW: tham gia với tư cách là người tổ chức điều hành, đồng thời là người mua hoặc người bán trên thị trường. NHTW là người có quyền quyết định chủng loại, khối lượng hàng hóa, phương thức giao dịch, thời gian tiến hành… mà tất cả các chủ thể khác phải thực hiện

-          Các đối tác của NHTW:

Các NHTM: là chủ thể quan trọng nhất, thông qua OMO có thể tìm kiếm được lợi nhuận cũng như thanh khoản của mình

Các tổ chức tài chính trung gian phi NH

Các hãng kinh doanh, Các cá nhân và hộ gia đình, Các nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Liên hệ Việt Nam: tại Việt Nam, NHNNVN là người đứng ra tổ chức điều hành OMO. Các đối tác của NHNN chỉ bao gồm các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được NHNN cấp giấy công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở thỏa mãn đk:

phải có đủ các điều kiện sau:

Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Có đủ các phương tiện cần thiết để̉ tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm: máy FAX, máy vi tính nối mạng internet;

Có giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở

Câu 16: Trình bày quy trình nghiệp vụ TTM của NHNN Việt Nam?

Quy trình nghiệp vụ TTM gồm 9 bước:

1.Thông báo mua hoặc bán GTCG

Bộ phận đấu thầu SGD NHTW lập thông báo mua hoặc bán GTCG ngắn hạn (theo mẫu) để trình giám đốc các sở giao dịch kí,sau đó thông báo cho các thành viên nghiệp vụ TTM và chi nhánh NHTWbằng truyền mạng máy vi tính (hoặc Fax nếu k truyền dc qua mạng).Thời gian truyền mạng (Fax) theo quy định từ 13h-14h30.

2.Đăng kí lưu giữ GTCG

Để tham gia TTM,các TCTD phải thực hiện việc đăng kí lưu giữ GTCG tại sở giao dịch NHTW hoặc chi nhánh NHTW tỉnh thành phố chậm nhất vào 9h sáng giờ giao dịch.

3.Nộp đơn dự thầu

Sau khi nhận thông báo của bộ phận đấu thầu về GTCG mà NHTW muốn mua hoặc bán,các TCTD xem xét và quyết định mình có tham gia dự thầu hay không.Nếu có thì các TCTD phải lập đơn dự thầu đúng quy định và gửi qua mạng máy tính tới sở giao dịch từ 8h-10h của ngày đấu thầu.

4.Tiếp nhận thông tin về lưu giữ GTCG.

Từ 9-10h sáng của ngày đấu thầu,bộ phận lưu giữ GTCG thuộc SGD và chi nhánh NHTW tỉnh,thành phố truyền qua mạng hoặc fax tới bộ phận đấu thầu,thông báo tình hình lưu giữ GTCG của các TCTD sẽ tham gia đấu thầu.

5.Tổ chức xét thầu

Từ 10h sáng của ngày đấu thầu,SGD NHNN tổ chức xét thầu dưới sự chứng kiến của ban điều hành nghiệp vụ TTM,các bước:

·                     Tổng hợp số liệu

·                     Chọn các đơn dự thầu hợp lệ

·                     Điều chỉnh số liệu dự thầu

·                     Lập bảng tổng hợp dự thầu

·                     Quyết định kết quả dự thầu

·                     Phân bổ thầu

6.Thông báo kết quả đấu thầu

Nôi dung thông báo:

·                     Ngày đấu thầu

·                     Khối lượng trúng thầu

·                     Khối lượng k trúng thầu

·                     Lãi suất trúng thầu

·                     Số tiền thanh toán

·                     Ngày thanh toán

7.Lập và giao,nhận hợp đồng mua bán có kì hạn

Căn cứ vào thông báo kq xét thầu,người bán phải có trách nhiệm lập hợp đồng bán và mua lại (theo mẫu) gửi cho bên mua qua mạng hoặc Fax chậm nhất là 15h của ngày đấu thầu.Khi nhận được bản hợp đồng này,bên mua phải kí tên đóng dấu trên bản hợp đồng và gửi lại cho bên bán trước 15h30 cùng ngày.Bộ phận nghiệp vụ TTM sẽ chuyển bằng Fax bản hợp đồng bán và mua lại cho các bộ phận liên quan của SGD trước 16h30 cùng ngày.

8.Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG

Phụ thuộc vào phương thức mua,bán của phiên giao dịch

-Nếu NHTW bán hẳn GTCG thì TCTD trúng thầu phải chuyển tiền cho NHTW để chuyển quyền sở hữu số GTCG đó.

-Nếu NHTW bán và cam kết mua lại GTCG thì TCTD trúng thầu chuyển tiền mua GTCG cho NHTW để được chuyển quyền sở hữu GTCG đó

-Nếu TCTD trúng thầu mua GTCG không đủ tiền thanh toán,NHTW sẽ trích 1 khoản của TCTD đó tại NHTW chi đủ số tiền thiếu hụt,nếu vẫn không đủ thì phần kết quả trúng thầu tương ứng với số tiền thiếu sẽ bị hủy bỏ và hợp đồng mua,bán phải được lập lại theo số tiền thực tế mà TCTD thanh toán cho NHTW.

-Hợp đồng mua,bán lại có hiệu lực vào ngày thanh toán sau khi bên mua đã thanh toán đủ tiền cho bên bán.

9.Kết thúc hợp đồng giao dịch kì hạn.

-Bên bán trong hợp đồng sẽ chuyển tiền mua lại cho bên mua trong hợp đồng để nhận lại quyền sử dụng GTCG đã bán trước đó.

-Nếu bên bán trong hợp đồng là TCTD đến thời hạn thanh toán mà không thanh toán hoặc thanh toán không đủ tiền thì NHNN sẽ trích tài khoản của TCTD đó tại NHTW để thu hồi.Nếu áp dụng biện pháp trên vẫn không đủ số tiền thanh toán thì NHTW sẽ tạm giữ khối lượng GTCG tương ứng với số tiền thiếu vào tài khoản riêng.Sau 10 ngày,kể từ ngày đến hạn thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn không thanh toán đủ số tiền đó thì NHTW sẽ bán số lượng GTCG đó để thu hồi lại vốn. 

Câu 17.Nguyên tắc ung ứng tín dụng của NHTW Việt Nam?

Trả lời:3 nguyên tắc

1.Căn cứ vào hạn mức tín dụng          (HMTD)

Đây là ngtắc quan trọng nhất.Nguyên tắc này giúp cho NHTW kiểm soát được trực tiếp khả năng mở rộng tiền tệ tối đa của nền kinh tế.Nếu vi phạm nguyên tắc này,lượng tiền cung ứng sẽ tăng lên,NHNN khó thực hiện được mục tiêu kiểm soát tổng lượng tiền cung ứng.

Có 2 loại HMTD: (1)HMTD của NHNN đối với các TCTD và (2)HMTD của các TCTD với nền kinh tế.

Nhìn chung hầu hết các các nước đều thực hiện quản lý HMTD giữa NHNN với các TCTD còn HMTD kia sẽ có thể khác nhau.Thí dụ,NHTW NaUy và NHTW Đan Mạch đã bỏ quản lý HMTD đối với các TCTD từ  năm 1977 nhưng đến năm 1980-1984 lại quản lý trở lại.Với NHTW Pháp,trong một thời gian dài,quản lý hạn mức được sử dụng như một công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ thì đến năm 1987 lại không sử dụng nữa.NHTW Việt Nam năm 1994 áp dụng quản lý cả 2 hạn mức,đến năm 1998 thì bỏ quản lý hạn mức thứ 2,chỉ quản lý hạn mức 1.      

2.Cần chủ động trong quan hệ tín dụng.

NHTW là người có quyền quyết định tăng hay giảm lượng tiền cung ứng.Khi thấy rằng cần tăng mức cung tiền để tăng tổng phương tiện thanh toán,khuyến khích tăng trưởng kinh tế thì NHTW cần phải chủ động trong quan hệ tín dụng để thực hiện ý đồ này chứ không chỉ chờ các NHTM đến vay.Có như vậy NHTW mới có thể kiểm soát được khối lượng tín dụng cũng như về xu thế phát triển để thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ.

3.Thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng.

Vai trò của NHTW là vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống Ngân hàng-tài chính bằng cách thực hiện là người cho vay cuối cùng đối với NHTM.Khi khả năng thanh toán của NHTM bị đe dọa,thì NHTW là vị cứu tinh của họ nhằm tránh cho các NHTM đó đổ vỡ.Một thí dụ luôn dc coi là bài học kinh nghiệm cho hoạt động của NHTW đó là sự sụp đổ hệ thống ngân hàng Mỹ vào thời kì 1930-1933 mà nhiều nhà kinh tế coi đó là sức mạnh điều khiển đằng sau cuộc sụp đổ kinh tế trong thời kì đại suy thoái.

           

Câu 18: Anh (Chị) hãy trình bày các nghiệp vụ tín dụng của NHTW ?

Trả lời: Các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương bao gồm: tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng( nghiệp vụ quan trọng nhất), cấp tín dụng cho ngân sách nhà nước vay, hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh.

1.      Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.

Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW luôn đóng vai trò là chủ nợ, là người cho vay cuối cùng nhằm :

-          Cung ứng vốn kịp thời cho các ngân hàng thương mại, thỏa mãn nhu cầu rút tiền của người rút tiền mà nếu không khắc phục được sẽ dẫn tới khả năng mất thanh toán, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế.

-          Tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương quản lý, điều tiết lượng tiền trong lưu thông. Mặt khác NHTW có thể cung ứng tiền tệ phù hợp với mục tiêu của mình.

Tái cấp vốn là đầu mối phát sinh tiền trung ương,tăng khối lượng tiền tệ, nên NHTW phải cân nhắc, xem xét trên các cơ sở:

-          Chỉ tiêu tín dụng cho nền kinh tế

-          Hạn mức tín dụng đã phân phối cho các ngân hàng nhưng chưa dùng tới.

Hình thức tái cấp vốn: tái chiết khấu, cho vay thế chấp hay cho vay ứng trước, cho vay theo hồ sơ tín dụng, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá…

2.      Cấp tín dụng cho ngân sách nhà nước

Khi chính phủ bị thâm hụt ngân sách,chính phủ có thể vay trong hoặc ngoài nước. Vay trong nước có thể là vay của công chúng thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, và có thể vay của NHTW.

-          NHTW cấp tín dụng ngắn hạn cho chính phủ trong trường hợp thiếu hụt tạm thời ngân sách do chênh lệch thời gian, cơ cấu thu chi

-          NHTW còn cho chính phủ vay dưới hình thức mua trái phiếu chính phủ

Ngoài ra NHTW còn thực hiện vai trò đại lý phát hành trái phiếu cho chính phủ.

3.      Hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh

Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh

Các hình thức bảo lãnh :

-          Bảo lãnh vay vốn

-          Bảo lãnh thanh toán

-          Bảo lãnh dự thầu

-          Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

-          Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm

-          Bảo lãnh hoàn thành sản phẩm

-          Các loại bảo lãnh khác

Tái bảo lãnh vay vốn là cam kết của bên tái bảo lãnh với bên cho vay về việc trả nợ tiền vay đầy đủ, đúng hạn của bên bảo lãnh, trường hợp bên đi vay, bên bảo lãnh không trả đủ nợ khi đến hạn thì bên tái  bảo lãnh sẽ trả nợ thay.

Câu 19: Anh (Chị) hãy trình bày các nghiệp vụ tín dụng của NHTW đối với các TCTD? ( cần nêu rõ điều kiện, phương thức thực hiện nghiệp vụ đó).

Trả lời:

1.      Chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn

a.       Điều kiện

-          Là ngân hàng được phép hoạt động tại việt nam theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc thị trường liên ngân hàng.

-          Là ngân hàng đang sở hữu các loại giấy tờ có giá ngắn hạn: Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN bằng VND, thời hạn thanh toán còn tối thiểu 30 ngày.

b.      Phương thức:

-          Phương thức trực tiếp: các ngân hàng thương mại đến giao dịch trực tiếp với NHNN tại sở giao dịch hoặc tại chi nhánh NHNN được chỉ định.

-          Phương thức gián tiếp : Thực hiện thông qua mạng máy vi tính, thông qua máy Fax.

2.      Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn

a.       Điều kiện

-          Là ngân hàng thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng

-          Các ngân hàng không nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt

-          Là thành viên tham gia thị trường mở và thị trường nội tệ liên ngân hàng

-          Không có dư nợ quá hạn tại NHNN

-          Đang có nhu cầu xin vay

-          Thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay

b.      Điều kiện với GTCG

-          Nh xin vay là ngân hàng thụ hưởng hoặc là người nắm giữ hợp pháp

-          GTCG là tín phiếu kho bạc hoặc tín phiếu NHNN

-          Được giao dịch, được thanh toán cho NHNN với tư cách là người thứ ba theo quy định của pháp luật và cam kết của người thụ hưởng

-          TH GTCG phát hành dưới hình thức ghi sổ phải xác nhận và đảm bảo của tổ chức có trách nhiệm thanh toán cho NHNN khi ngân hàng xác nhận xin vay nhưng đến hạn không trả.

3.      Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

Là hình thức NHNN cung cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại trên cơ sở đảm bảo của khoản vay là các hồ sơ tín dụng mà ngân hàng thương mại quản lý.

4.      Cho vay theo đối tượng chỉ định

Trong một số trường hợp cụ thể, NHNN sử dụng một số vốn để cho vay dưới hình thức ưu đãi đối với các đối tượng đặc biệt, NHNN không thể cho vay trực tiếp được và sẽ thông qua các tổ chức tín dụng.

5.      Cho vay trong thanh toán bù trừ

Nguyên tắc khi các NHTM tham gia thanh toán bù trừ là phải đảm bảo thanh toán sòng phẳng, kịp thời. Trong trường hợp, NHTM thiếu khả năng thanh toán, NHNN có thể cho vay để đảm bảo khả năng thanh toán.

6.      Cho vay trong trường hợp mất khả năng chi trả

-          HĐ ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro:rủi ro tín dụng, thanh toán, tỷ giá, lãi suất, rủi ro mất khả năng thanh toán… Một sự phá sản của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng tồi tệ đến nền kinh tế. NHNN tất nhiên không muốn điều đó xảy ra. NHNN sẽ xem xét, đề nghị chính phủ quyết định cho NHTM mất khả năng thanh toán vay tiền để duy trì hoạt động của ngân hàng đó, đồng thời sẽ có biện pháp kiểm soát đặc biệt đv ngân hàng.

Câu 20. : Anh (Chị) hãy cho biết mục đích dự trữ ngoại hối của NHTW? Liên hệ với thực tế ở VN?

-Khái niệm dự trữ ngoại hối nhà nước: dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của NHNN VN. Gồm:

+Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài

+Chứng khoán, giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.

+Quyền rút vốn đặc biệt SDR, tiền dự trữ tại quỹ tiền tệ quốc tế.

+Vàng do NHNN qlí

+Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

-Mục đích dự trữ ngoại hối của NHTW:

+Tài trợ cho các giao dịch ngoại hối của nền kinh tế

Dự trữ ngoại hối được duy trì nhằm mục tiêu sẵn sàng tài trợ cho các nhu cầu ngoại hối có thể tiên lượng được đối với khu vực kinh tế tư nhân cũng như khu vực kinh tế nhà nước. Việc duy trì dự trữ ngoại hối có tầm quan trọng với các nước đang phát triển. Khi những nước này khó mà truy cập được những nguồn vốn vay bên ngoài hoặc nguồn vốn này quá đắt mà lại gặp phải tính thời vụ đặc trưng trong thu nhập cũng như chi phí liên quan đến ngoại hối.

+Can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều tiết tỷ giá, đảm bảo mục tiêu tỷ giá cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

Đây được coi là mục đích quan trọng nhất của việc duy trì dự trữ ngoại hối, đặc biệt là các quốc gia có thị trường hàng hóa và thị trường vốn “mở cửa” hoạt động hiệu quả và duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định hay thả nổi có điều tiết của Nhà nước.

Các NHTW thường phải dự tính hay dự báo về thời gian và phạm vi ảnh hưởng của các biến động của thị trường do các yếu tố trong nước và quốc tế.

Mục đích duy trì dự trữ ngoại hối nhằm can thiệp vào thị trường chủ yếu là bảo đảm mục tiêu về quản lí tỷ giá cả về ngắn hạn, trung và dài hạn.

+Tích trữ tài sản quốc gia.

Khi NHTW có trách nhiệm trong việc quả lí trạng thái rủi ro ngoại hối thực của khu vực kinh tế nhà nước hay của toàn bộ quốc gia, nhtw thường phải tăng tổng dự trữ ngoại hối để đối phó với tình trạng gia tăng nợ của chính phủ hay các khoản nợ của chính phủ được bảo đảm bằng ngoại tệ.

Đối với các nước đi vay nợ, dự trữ ngoại hối là một chỉ số tín nhiệm quan trọng (càng cao, càng cao). Những nước có tín nhiệm cao sẽ có chi phí vay nợ thấp.

Vì đây chỉ là liên hệ về mục tiêu của dự trữ ngoại hối nên chỉ cần nói thế thôi:

Còn diễn biến dự trữ ngoại hối thì đây nhé:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro