Những bài học thành công - part1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bài học cuối cùng

Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.

Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng".

Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!

Nhà hiền triết nói: Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.

Một người trong toán học trò lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!"

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!"

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nó: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!".

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.

Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau".

Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.

Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: "Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để tâm hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan".

Đọc câu chuyện vừa rồi, ai mà chẳng khâm phục sự vĩ đại của nhà hiền triết và sự thông minh của các học trò của ông. Hãy thử nghĩ nếu cuộc sống của chúng ta mà thiếu những bài học sau cùng như thế này, thì dẫu có học đến hàng xe sách cũng phỏng có ý nghĩa.

 

 

 

người thợ đẽo đá

 

 

Có một người thợ đẽo đá, anh ta không bao giờ bằng lòng với bản thân cũng như với vị trí của mình trong xã hội.

Một ngày, anh ta đi ngang qua nhà một thương gia giàu có và nhìn qua cửa, anh ta thấy rât nhiều của cải quý giá cùng những vị khách quan trọng. “Hẳn ông ta phải là một người rất có quyền lực!” người thợ nghĩ. Anh ta trở nên rất ghen tức, và ước rằng mình có thể được như người thương gia nọ, không còn phải sống đời của một người thợ đá nhỏ bé.

Và thật ngạc nhiên, anh ta bỗng trở thành người thương gia thật, đầy quyền lực và có rất nhiều của cải xa hoa mà anh ta chưa bao giờ mơ tới, nhưng cũng bị đố kị và ghen ghét bởi những kẻ địa vị thấp kém hơn, và ít của cải hơn.

Nhưng cũng ngay lúc đó, kiệu của quan lớn đi qua, được hộ tống bởi rất nhiều người hầu và lính tráng. Mọi người, cả giầu lẫn nghèo, đều phải cúi mình chào quan. “Hẳn rằng ông ta phải có quyền lực lắm!”, anh ta nghĩ và lại ước ao mình trở thành một vị quan to.

Và điều ước trở thành sự thực. Anh ta đã là quan lớn, ngồi trong kiệu lộng lẫy. Mỗi lúc anh ta đi ngang qua lại bắt gặp những ánh mắt sợ hãi, cũng như ghen ghét của những kẻ đang phải cúi mình.

Vào một ngày mùa hè oi bức, người thợ đẽo đá, lúc này đã là quan, rất khó chịu khi phải ngồi kiệu. Anh ta nhìn lên và thấy mặt trời đang kiêu hãnh trên cao, không hề biết tới sự hiện diện của anh ta. “Ôi, hẳn rằng mặt trời phải có đầy quyền năng! Ước gì mình trở thành mặt trời!”

Và anh ta trở thành mặt trời thật, toả sáng kiêu hãnh trên đầu tất cả. Nhưng mặt trời cũng bị những nông dân nguyền rủa vì ánh nắng của nó làm khô trụi những cánh đồng. Thế rồi, mây đen kéo đến và vì vậy ánh nắng không còn chiếu đến mặt đất được nữa. “Ôi, những đám mây mới thật mạnh mẽ, ta ước mình là một đám mây!”

Và, anh ta trở thành mây, mang mưa tới làm ngập lụt tất cả làng mạc, ruộng đồng, và tất nhiên cũng phải chịu những tiếng la hét chửi rủa. Nhưng, ngay sau đó, anh ta nhận ra rằng mình đang bị gió thổi bạt đi. “Gió mạnh thật, mình ước trở thành gió!’

Và anh ta thành gió, thổi bay mái nhà, bật tung rễ cây, bị tất cả mọi người phía dưới sợ hãi và căm ghét. Nhưng, chỉ sau một lúc thổi tung tất cả mọi thứ, gió phải ngừng lại. Nó không thể di chuyển nổi một vật chắn ngang đường dù đã thổi mạnh đến đâu - một tảng đá to. “Đá thật mạnh mẽ, ước gì mình là một tảng đá!”

Và rồi, anh ta trở thành một tảng đá, mạnh hơn bất cứ một thứ gì trên mặt đất. Nhưng vừa đúng lúc đó anh ta nghe thấy tiếng búa đập và một cái đục cắm vào bề mặt đá rắn. “Cái gì vậy, cái gì có thể mạnh hơn một tảng đá như mình?” anh ta nghĩ và nhìn xuống. Dưới đó là một người thợ đẽo đá!

Đôi khi, những người tưởng như tầm thường lại có thể tạo ra những tác động lớn lao. Vì vậy, thay vì mất thời gian ghen tức với kẻ khác, hãy khám phá bản thân mình. Có thể bạn mới là người mạnh nhất, mạnh nhất theo một cách nào đó mà bạn chưa phát hiện ra thôi!

 

 

Sự lợi hại của thất bại 

 

Một công ty lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể. Qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người lọt vào vòng cuối cùng cho sáu vị trí quan trọng của công ty do chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn.

Khi vị tổng giám đốc phát hiện có đến 12 người tham dự, ông hỏi: "Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó"?.

"Thưa ông, tôi" - Một chàng trai đứng dậy nói. "Tôi bị loại ngay từ vòng đầu nhưng tôi tin mình có thể trúng tuyển nên vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này".

Mọi người trong phòng đều bật cười, kể cả ông già lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò hỏi tiếp: "Anh đã bị loại từ vòng đầu, vậy hôm nay anh tới đây có nghĩa gì"?

"Tôi chỉ tốt nghiệp đại học và là một nhân viên bình thường nhưng tôi có 11 năm kinh nghiệm làm việc và đã từng làm cho 18 công ty khác nhau" - Rất tự tin, chàng trai trả lời.

"Bằng cấp, học lực và chức vụ của anh đều ở mức trung bình. 11 năm kinh nghiệm làm việc tại 18 công ty khác nhau đúng là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên với tư cách là nhà tuyển dụng, chúng tôi không thích điều này". - Ông tổng giám đốc ngắt lời.

"Thưa ông, tôi không hề chuyển công ty mà tại vì 18 công ty tôi đã từng làm việc đều... phá sản" - Chàng thanh niên vẫn trả lời tỉnh bơ.

Lần này thì cả khán phòng cười ồ. Có tiếng bình phẩm từ phía trên: “Cậu ta đúng là người xui xẻo”. Nhưng chàng trai nói tiếp: "Tôi cho rằng đó mới chính là điểm mạnh của riêng tôi mà không phải ai trong quí vị ở đây cũng có được".

Cả phòng lại ồn ào lên. Lúc này, ông già phục vụ nước tiến đến bàn chủ tọa và rót nước cho các vị lãnh đạo trong hội đồng giám khảo. Chàng trai tiếp tục:

"Tôi hiểu rất rõ 18 công ty đó bởi tôi đã từng cùng những đồng nghiệp của mình chung lưng đấu cật để kéo chúng khỏi bờ vực phá sản. Tuy không thành nhưng tôi đã học được rất nhiều từ những sai lầm khiến công ty thất bại. Đa số chúng ta thường thích tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm để thành công, nhưng khác với quí vị, tôi chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn người khác ở chỗ biết làm thế nào để tránh sai lầm và thất bại. Tôi biết chắc những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn khác nhau. Thật sự rất khó biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác".

Nói xong, chàng trai đứng dậy tỏ ý muốn đi ra khỏi phòng. Ông phục vụ già lại chồm lên rót nước cho ông tổng giám đốc. Bất ngờ chàng trai quay đầu lại mỉm cười và nói với ông tổng giám đốc: "11 năm với 18 công ty khác nhau cho phép tôi có sự quan sát và óc phân tích về người và việc. Vì vậy, tôi biết rõ vị giám khảo thật sự của ngày hôm nay không phải là ông mà chính là ông già lao công, phục vụ nước".

Cả 11 thí sinh trong phòng đều ngạc nhiên nhìn về phía người phục vụ già với ánh mắt hoài nghi. Lúc này, ông già lao công mỉm cười hài lòng và nói: "Rất giỏi! Anh sẽ là người đầu tiên được nhận vào làm việc tại công ty chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng thật sự muốn biết vì sao màn trình diễn của tôi lại có thể bị thất bại nhanh chóng như vậy".

Bình luận của khatvong:

Thông điệp mà câu chuyện này muốn gửi gẳm đến mọi người là: Học vấn, kiến thức, những điều ta học được từ sách vở không quan trọng bằng kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm và những điều học hỏi được từ cuộc đời. Trải qua thất bại làm cho một người trở nên giá trị hơn những người khác.

 

 

 

Ba người thầy vĩ đại 

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

 

Con quái vật trong hang sâu

 

Ngày xửa ngày xưa, có một hiệp sĩ rất thích mạo hiểm. Chàng đến một ngôi làng có con quái vật rất khủng khiếp ở trong hang sâu. Hiệp sĩ dũng cảm cam đoan rằng chàng sẽ giết con quái vật. Tất nhiên, ai cũng can ngăn chàng, và họ kể lại rằng có nhiều hiệp sĩ dũng cảm khác cũng từng xuống hang, nhưng không ai quay trở ra cả.

Cầm theo một con dao găm, hiệp sĩ bám vào sợi dây và từ từ chui xuống hang. Nhìn quanh, chàng thấy vài bộ xương của những người đi trước, ai cũng cầm vũ khí trong tay nhưng thật khó xác định tại sao họ lại chết.

Bỗng có tiếng động ở đằng sau. Và khi chàng hiệp sĩ quay lại thì thật ngạc nhiên: con quái vật xuất hiện, chỉ nhỏ bằng con thỏ. Nó đang gào thét và phun phì phì để ra oai. Chàng hiệp sĩ cầm dao găm lao theo, nhưng nhanh như cắt, con "quái vật" nhảy bổ vào một khe hang bên cạnh.

Tất nhiên, chàng lao theo, và thêm một ngạc nhiên nữa: Ở trong khe hang mà con "quái vật" lao vào, ngay trên nền đất, hàng đống vàng và kim cương, nằm lăn lóc khắp nơi, còn con quái vật đã biến đâu mất. Quả là một kho báu lớn và dễ dàng để có được. Chỉ cần một phần kho báu này thôi, một người cũng có thể trở thành ông hoàng giàu có suốt cuộc đời. Chàng hiệp sĩ đã quên mất con quái vật.

Nhưng chàng hiệp sĩ lại gặp phải một vấn đề khác: làm sao có thể mang chỗ vàng và kim cương này ra khỏi hang khi mà chàng chẳng có một cái túi nào? Mà ai sẽ tin rằng chàng đã xuống đến đáy hang nếu chàng không mang lên một chút bằng chứng nào cả? Nhưng chàng hiệp sĩ thông minh chợt nảy ra một ý: chàng sẽ ngậm một viên kim cương vào miệng và trèo ra khỏi hang. Tạm thời cứ một viên đã, phần châu báu còn lại chàng sẽ quay lại lấy sau.

Chàng vội vã chọn một viên kim cương to nhất. Tất nhiên, chàng phải phồng cả miệng lên mới ngậm nổi nó. Rồi chàng bám vào sợi dây lúc đầu, trèo lên từ từ. Nhưng càng trèo lên cao, chàng hiệp sĩ càng mệt nhất là khi miệng cứ phải ngậm một viên kim cương to tướng. Cuối cùng, mệt quá, chàng phải há miệng ra để thở. Khi hít không khí vào, chẳng may, viên kim cương chui tọt vào cổ họng chàng và mắc luôn ở đó. Không thở nổi nữa, chàng dũng sĩ dũng cảm buông tay, rơi xuống đáy hang với những bộ xương và chết ở đó.

Con quái vật trong hang hóa ra chẳng có gì ghê gớm. Kinh khủng hơn cả là con quái vật trong mỗi con người: sự ham muốn sở hữu đôi khi đến mức thiếu suy nghĩ. Bạn có tin như vậy không?

 

 

Bài học từ cuộc đua của thỏ và rùa

  

Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executive Officer) của Coca Cola như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.

-------------------------

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

--------------------------

Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.

--------------------------

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và chúng cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0,1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá inhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.

 

hai viên gạch xấu

 

Đến miền đất mới, các vị sư phải xây dựng, mua dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.

Kể từ đó mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên:

"Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!"

"Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.

"Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao."

- Vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta dã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai đó mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.

Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.

 

 

Ném đá 

 

Jésus đang giảng đạo giữa đám đông... Bỗng có nhiều nhà trí thức và tu sĩ lôi đến một dâm phụ bắt tại trận. Sau khi ném người đàn bà tội lỗi ấy giữa đám đông, họ nói với Jésus:

- Thưa ông, mụ gian phụ này đã bị bắt quả tang trong khi phạm tội. Theo luật Moise, thì phải bị ném đá. Vậy ông nghĩ thế nào?

Jésus không nói gì cả, lấy ngón tay viết trên cát: Bọn giả dối!

Nhưng bọn ấy cứ chất vấn mãi... Jésus, không thể làm thinh được nữa bèn ngước mặt lên, nói:

- Trong tất cả mọi người ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi có quyền ném viên đá đầu tiên!

Khi nghe lời phán ấy, dân chúng bắt đầu tản lần từng người một. Sau cùng chỉ còn có Jésus và người đàn bà tội lỗi giữa công trường mà thôi.

Jésus bèn hỏi người đàn bà:

- Những kẻ tố cáo đi đâu cả rồi? Không một ai lên án ngươi cả sao?

Người đàn bà thưa:

- Không ạ!

Jésus nói:

- Ta cũng vậy! Thôi về đi.

Lời bàn:

Tế nhị làm sao câu nói bất ngờ của Jésus!

Người ta thường quan niệm rằng người đạo đức là người rất ghét người tội lỗi. Càng ghét tội lỗi bao nhiêu càng tỏ ra mình đạo đức bấy nhiêu. Dân chúng tin rằng Jésus là người đạo đức rất cao, phen này mụ gái dâm loàn kia phải một phen điêu đứng.

Bất ngờ thay, Jésus lại bênh vực dâm phụ bằng cách không lên án, còn quay trở lại lên án tất cả: Ai chưa từng tội lỗi, được quyền ném viên đá đầu tiên.

Trong câu truyện không thấy nói ai là người đầu tiên đã bỏ ra đi, nhưng chắc chắn những kẻ đầu tiên đã bỏ ra đi là những cụ già, nhất là những cụ già đầu bạc như bông, thứ đến là những nhà trí thức tài cao học rộng, rồi các vị tu sĩ đạo mạo nghiêm trang mà trước đây đã hằn học lên án tử hình người đàn bà dâm dật này...

Nhưng biết tự xét và dám tự nhận là mình đã từng làm nhiều tội lỗi và có đủ liêm sĩ ra đi không dám gian dối ném viên đá đầu tiên, kể ra cái xã hội mà Jésus cho là giả dối ấy vẫn còn là xã hội hết sức lương thiện rồi!

 

 

 

Thiên đường và địa ngục 

 

Có một người cùng với Thượng đế bàn luận về vấn đề thiên đường và địa ngục. Thượng đế nói: “Hãy qua đây xem thế nào là địa ngục”. Nói rồi hai người bước vào một gian phòng, trong phòng có một đám người đang vây quanh một nồi thức ăn lớn. Người nào người nấy nom tiều tụy, tuyệt vọng và đói khát. Trong tay mỗi người đều cầm một chiếc muôi (thìa lớn) có thể múc được thức ăn trong nồi, nhưng điều oái ăm là cán muôi lại dài hơn cánh tay rất nhiều nên bản thân họ không thể tự đưa thức ăn vào mồm mình, trông ai cũng rất đau khổ.

“Bây giờ ta sẽ cho người xem thế nào là thiên đường”. Thượng đế dẫn người đó vào một gian phòng khác. Nơi đây mọi thứ không có gì khác với gian phòng trước. Cũng một nồi thức ăn, một đám người, cũng những chiếc muôi cán dài, nhưng mọi người đều ca hát vui vẻ.

“Tôi không hiểu” – con người nói: “Tại sao cũng được đối xử với điều kiện như nhau, nơi đây thì vui vẻ, còn những người ở gian phòng khác kia lại rất đau khổ?”.

 

Thượng đế mỉm cười nói: “Rất đơn giản, nơi đây mọi người bón cho nhau”.

 

 

 

vàng thật hay đồng thau 

 

 

Ngày xửa ngày xưa, bên Ai Cập có một vị hiền triết tên là Zun-Nun. Ngày kia, một anh thanh niên đến và hỏi ông:

“Thưa ngài, tôi không hiểu tại sao những người đáng kính như ngài luôn ăn mặc theo một cách giống nhau và luôn luôn đơn giản như vậy. Chẳng lẽ không cần chưng diện một tí, không phải để khoe khoang, nhưng còn vì mục đích khác nữa chứ, thưa ngài?”.

Nhà hiền triết chỉ cười và cởi chiếc nhẫn ở tay ra, trao cho chàng trai và nói: “Này anh bạn trẻ, ta sẽ trả lời câu hỏi của cậu, nhưng trước tiên cậu phải giúp ta việc này đã. Hãy cầm lấy chiếc nhẫn này và đi đến khu chợ bên kia đường, cậu hãy đổi nó lấy một đồng vàng”.

Cầm chiếc nhẫn đen đúa của Zun-Nun trên tay, chàng thanh niên tỏ vẻ nghi ngại: “Một đồng vàng? Tôi không chắc là chiếc nhẫn có thể bán được với giá đó”.

“Thử trước đã chàng trai, ai biết được điều gì có thể xảy ra?”. Chàng trai trẻ phóng nhanh ra chợ. Anh ta đem chiếc nhẫn vào hàng tơ lụa, rau cải, thịt cá và rất nhiều nơi khác. Nhưng sự thực là không ai đồng ý trả cho anh ta với cái giá đó. Anh ta quay về gặp Zun-Nun và nói: “Thưa ngài, không một ai đồng ý bỏ ra một số tiền nhiều hơn một đồng bạc để mua chiếc nhẫn này cả”.

Với một nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt trầm tĩnh, nhà hiền triết đáp lời: “Bây giờ anh hãy ra tiệm vàng ở cuối đường, đưa chiếc nhẫn này cho ông chủ. Đừng yêu cầu giá bán nhưng chỉ lắng nghe xem ông ta trả giá bao nhiêu”.

Chàng thanh niên đi đến tiệm vàng theo yêu cầu và sau đó quay về với vẻ mặt khác hẳn. Anh ta nói: “Thưa ngài, những lái buôn ở chợ rõ ràng không biết giá trị của chiếc nhẫn này, người chủ tiệm vàng đã đồng ý mua chiếc nhẫn này với giá một ngàn đồng vàng, và giá trị thật của nó thì gấp cả ngàn lần so với cái giá của những con buôn ở chợ”.

Zun-Nun mỉm cười và ôn tồn nói: “Đó là câu trả lời cho câu hỏi của anh. Không thể đánh giá con người mà chỉ dựa vào cách ăn mặc bề ngoài. Những lái buôn ở chợ định giá theo kiểu đó. Nhưng những nhà buôn vàng thì không như thế. Vàng và đá quý tồn tại bên trong mỗi con người, chỉ có thể được nhận ra và xác định giá trị nếu anh có thể nhìn thấu tâm hồn.

Cần có con tim để nhìn và cả một quá trình dài lâu. Chúng ta không thể ngang nhiên đánh giá người khác mà chỉ dựa vào những lời lẽ và cách cư xử trong một lúc nào đó. Nhiều lúc cái mà ta nghĩ là vàng hóa ra là đồng thau, nhưng thứ ta tưởng là đồng thau thì lại chính là vàng thật".

 

 

 

Ba thứ không bao giờ quay trở lại

 

Chuyện kể rằng ngày nảy ngày nay có một chàng hoàng tử rất đẹp trai, nhưng không may chàng ta bị một bà phù thủy phù phép nên mỗi năm chàng hoàng tử chỉ nói được một từ duy nhất. Vì thế chàng rất buồn vì không nói chuyện được với ai.

Và cũng như mọi câu chuyện cổ tích, có hoàng tử thì sẽ có một nàng công chúa. Nàng cũng sống trong lâu đài nọ, nàng xinh đẹp vô cùng, đẹp như những nàng công chúa trong truyện cổ tích. Và thế là chuyện gì xảy ra các bạn cũng có thể đoán được, hoàng tử đem lòng yêu nàng công chúa.

Nhưng oái oăm thay, chàng không nói được, mỗi năm chàng chỉ có cơ hội thốt lên một tiếng và phải im lặng cả năm. Làm thế nào để tỏ tình đây? Chàng suy nghĩ và quyết định rằng hay là ta im lặng trong 3 năm để được nói với nàng 3 từ: I LOVE YOU!

Và chàng ta bắt đầu chờ đợi, 3 năm trôi qua. Thời gian cũng đã đến, nhưng chàng chợt nhận ra rằng nói với nàng 3 từ đó chẳng có tác dụng gì, thế là chàng nghĩ hay là ta tiếp tục chờ đợi thêm 5 năm nữa để nói với nàng thêm 5 từ nữa: “EM LÀM VỢ ANH NHÉ!”.

Chàng ta tiếp tục chờ đợi... Thời gian trôi qua...

Tám năm trôi qua kể từ ngày chàng quyết định chờ đợi, 8 năm trong im lặng để được nói với nàng một câu duy nhất. Và rồi cái ngày định mệnh đó cũng đã tới, nàng công chúa vẫn xinh đẹp như ngày nào. Nàng đang đứng trên lan can sân thượng của tòa lâu đài, miệng lẩm nhẩm hát có vẻ rất yêu đời.

Chàng hoàng tử tiến tới trước mặt nàng, quỳ xuống, cầm lấy bàn tay nàng nhìn sâu vào mắt nàng và thốt lên 8 tiếng yêu thương: “I LOVE YOU, EM LÀM VỢ ANH NHÉ???".

Bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Như mọi chuyện cổ tích ngày xưa thì có lẽ mọi chuyện sẽ kết thúc có hậu là chàng hoàng tử sẽ cưới công chúa và lời nguyền được hóa giải. Nhưng câu chuyện cổ tích này không kết thúc như thế.

Nàng công chúa sau khi nghe xong vẻ mặt rất ngạc nhiên. Nàng từ từ rút từ lỗ tai mình 2 cái tai nghe của chiếc headphone và hỏi lại: “ANH NÓI GÌ CƠ, EM NGHE KHÔNG RÕ?”.

Câu chuyện kết thúc ở đây, số phận hoàng tử như thế nào cũng không biết nữa. nhưng từ câu chuyện này chúng ta có thể rút ra một bài học: Có 3 thứ trên đời này đã đi qua không bao giờ trở lại:

1. Thời gian đã qua không bao giờ trở lại.

2. Lời nói đã nói ra khó có cơ hội để nói lần nữa.

3. Hãy chớp lấy cơ hội vì cơ hội chỉ có một lần.

 

 

 

 

 

1000 viên bi 

 

 

Vài tuần trước, tôi bước về phía căn nhà dưới tầng hầm, trên hai tay là cốc cà phê và tờ báo buổi sáng. Những điều bắt đầu trong buổi sáng thứ Bảy bình thường hôm ấy đã trở thành một trong những bài học mà thi thoảng cuộc sống vẫn gửi tới cho ta.

Tôi dò sóng đài trên điện thoại để nghe chương trình phát sáng thứ Bảy. Trong lúc dò, chợt tôi phát hiện giọng nói có vẻ của một người đã cao tuổi, có gì thật hấp dẫn và đó quả là một chất giọng vàng.

Bạn biết đấy, với chất giọng như vậy, có lẽ ông ta đang làm trong ngành phát thanh. Ông đang kể cho mọi người nghe về việc đã nói với ai đó câu chuyện một nghìn viên bi.

Tò mò, tôi ngồi xuống và nghe ông nói. “Này Tom, hình như anh đang rất bận việc thì phải. Tôi chắc rằng họ trả anh cũng khá phải không, nhưng thật xấu hổ nếu anh cứ suốt ngày vắng nhà vì công việc như vậy. Không thể tin được một người trẻ tuổi như anh lại cứ quần quật làm việc mỗi tuần từ 60 đến 70 tiếng để trang trải mọi thứ. Sẽ thật tồi tệ nếu anh quên không tham dự buổi biểu diễn khiêu vũ của con gái anh”.

Ông tiếp tục, “Tôi sẽ kể cho anh nghe điều này Tom ạ, một điều đã giúp tôi luôn biết nhìn trước những thứ cần ưu tiên trong cuộc sống của mình”. Và khi đó, ông lão bắt đầu giải thích lý thuyết một nghìn viên bi.

“Anh biết không, một ngày nọ tôi đã ngồi làm thử một bài toán nhỏ. Mỗi người trung bình sống được khoảng 75 năm. Tôi biết cũng có người sống thọ hơn và cũng có người chết sớm hơn nhưng về trung bình, người ta có thể sống được khoảng 75 năm”.

“Sau đó, tôi nhân 75 năm đó với 52 tuần thì được 3900, đó chính là số ngày thứ bảy mỗi người bình thường có được trong cả cuộc đời của họ. Nào tập trung vào câu chuyện của tôi đi Tom, tôi đang chuyển sang phần quan trọng rồi đây”.

“Phải đến năm 55 tuổi tôi mới có thể suy nghĩ về mọi việc kỹ càng như vậy”, ông tiếp tục, “và cho tới lúc đó, tôi đã sống qua hơn 2800 ngày chủ nhật của đời mình. Tôi hiểu rằng, nếu tôi sống được đến năm 75 tuổi, tôi sẽ chỉ còn được tận hưởng khoảng 1000 ngày chủ nhật nữa mà thôi”.

“Và rồi tôi tới một cửa hàng đồ chơi, mua tất cả những viên bi họ có. Phải đi tới ba cửa hàng tôi mới mua đủ 1000 viên bi cho mình. Tôi đem chúng về nhà, bỏ vào chiếc hộp nhựa lớn, rỗng trong xưởng làm việc, ngay cạnh chiếc đài. Từ đó, khi mỗi ngày thứ Bảy qua đi, tôi lại lấy ra một viên bi ra và ném đi”.

“Tôi nhận ra rằng, khi nhìn số lượng những viên bi ngày một giảm dần, tôi đã biết tập trung hơn cho những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống. Không gì giống như việc nhìn thời gian tồn tại của mình trên trái đất này cứ vơi dần và nó giúp bạn biết ưu tiên mọi việc thật mau chóng”.

“Bây giờ, tôi sẽ kể cho anh nghe một điều cuối cùng trước khi tôi ngừng cuộc trò chuyện này để đưa người vợ thân yêu của tôi đi ăn sáng. Sáng nay, tôi đã nhặt viên bi cuối cùng ra khỏi chiếc hộp. Tôi hình dung nếu tôi có thể giữ nó cho tới sáng chủ nhật sau nữa thì tức là, Chúa đã ban cho tôi thêm một chút thời gian để được ở lại bên những người thân yêu…”

“Thật tuyệt khi được trò chuyện với anh Tom ạ, tôi mong anh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu của anh và tôi cũng hy vọng, một ngày nào đó sẽ gặp lại anh. Chúc buổi sáng tốt lành!”.

Bạn có thể nghe thấy rõ tiếng gác ống nghe khi ông ấy kết thúc cuộc trò chuyện. Ngay cả người điều phối chương trình cũng lặng đi trong vài giây. Tôi biết ông ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.

Sáng hôm đó, tôi đã định làm một số việc, sau đó tới phòng tập thể dục. Nhưng rồi, tôi quyết định chạy lên gác, đánh thức vợ bằng một cái hôn. “Dậy thôi em yêu, anh sẽ đưa em và các con đi ăn sáng”.

“Có chuyện gì đặc biệt hả anh?”, cô ấy hỏi và cười.

“Không, không có gì đặc biệt cả”, tôi nói, “Chỉ vì đã lâu lắm rồi hai vợ chồng mình chưa đi ăn cùng các con. À, khi đi mình dừng lại ở cửa hàng đồ chơi một chút nhé, anh muốn mua một vài viên bi”.

 

 

Một hoàn cảnh hai cuộc đời 

 

Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.

Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu.

Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: Tại sao anh trở thành bợm nhậu?

Và hỏi người thứ hai: Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia?

Thật là bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: Có một người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.

Có ai đó đã từng nói: Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối.

Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vịn vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.

Trong cuộc sống, không có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã.

 

 

 

 

hai bức tranh

 

Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ đuợc bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng ông chỉ thích có hai bức và phải chọn lấy một.

Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi hững hờ. Tất cả ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh thật hoàn hảo.

Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đỗ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách vúi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xoá. Thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng sau khi ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít... Bình yên thật sự...

"Ta chấm bức tranh này!" - Nhà vua công bố: "Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không có khó khăn, không có cực nhọc. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

 

con ốc sên

 

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".

 

Bức tranh và những lời phê bình

 

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp.

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

- "Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi."

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- "Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó."

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X.

Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút vẽ ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

- "Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả.

Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não.

Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết - những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn.

Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình.

Và tất nhiên, con cũng nên nhớ đừng bao giờ đánh giá người khác một cách cẩu thả."

 

 

Con bướm

Tôi cho rằng câu chuyện dưới đây thực tế trong cuộc sống có xảy ra, và nó cũng hoàn toàn dựa trên một hiện tượng sinh học có thật. Tác giả đã tìm ra mối liên hệ thú vị giữa hiện tượng ấy với cuộc sống của con người, nó trở thành một sự ẩn dụ hoàn hảo.

Câu chuyện chính là sự động viên đối với mỗi chúng ta: khi phải đối mặt với khó khăn, đừng nản lòng, đừng đầu hàng, đừng hoàn toàn ỷ lại vào một sự giúp đỡ nào cả mà phải tự đứng trên đôi chân của chính mình. Có như vậy thì con người ta mới trưởng thành được, để có lúc có thể dang đôi cánh và bay tới tương lai tốt đẹp hơn. Nội dung:

Một người tìm thấy một cái kén bướm. Đến ngày nọ, một cái lỗ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ khi nó vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.

Vì vậy, người đàn ông quyết định giúp con bướm. Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén.

Khi ấy, con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt.

Người đàn ông tiếp tục quan sát con bướm bởi vì anh mong đợi rằng, đến một lúc nào đấy, đôi cánh của con bướm sẽ to lên và dang rộng ra để có thể nâng được phần thân, trong khi cùng lúc ấy phần thân sẽ nhỏ đi.

Chẳng có điều gì xảy ra cả! Trong thực tế, con bướm dùng cả cuộc đời còn lại của nó bò loanh quanh với một cái thân căng phồng và những chiếc cánh nhăn nheo. Nó không bao giờ có thể bay được.

Người đàn ông, tốt bụng nhưng hấp tấp, đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự chật vật của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó cất cánh bay ngay khi nó thoát khỏi cái kén và giành được sự tự do.

Đôi khi, những cuộc đấu tranh chính xác là những gì chúng ta cần trong cuộc sống của mình. Nếu Tạo Hóa cho phép chúng ta trải qua cuộc sống mà không có bất kỳ trở ngại nào thì điều đó sẽ làm chúng ta trở nên “tàn tật”. Chúng ta sẽ không mạnh mẽ như đáng lẽ ra chúng ta đã có thể. Chúng ta sẽ không thể bay cao!

 

 

Giá trị của nghịch cảnh 

 

Những nông dân ở miền Nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông (dùng để se chỉ, dệt vải)

Một năm kia, những con sâu bọ đã tàn phá cả vùng. Năm sau những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hy vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.

Một số ít những người "sống sót" qua 2 năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa bao giờ trồng - cây đậu phộng (cây lạc). Và kết quả là cây đậu phộng của họ nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để họ trả hết nợ của 2 năm trước. Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.

Và rồi bạn biết những người nông dân đó làm gì không? Họ trích một phần trong tài sản của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố để ghi công "những con sâu bọ". Bởi nếu không vì những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng mỗi nghịch cảnh đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc, không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá được những giá trị qúy báu.

 

Nhà gương

 

Nội dung:

 

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng xa xôi có một ngôi nhà lớn với 1.000 chiếc gương.

Một con chó nhỏ tính tình vui vẻ biết được điều đó và quyết định đi thăm ngôi nhà. Nó bước vào cửa với guơng mặt vui vẻ hạnh phúc, đuôi vẫy nhanh và tai dỏng lên.

Con chó nhỏ hết sức ngạc nhiên vì có tới 1.000 người bạn khác cũng đang nhìn và vẫy đuôi y như mình. Nó mỉm cười, và 1.000 con chó kia cũng mỉm cười thân ái đáp lại. Khi rời ngôi nhà, con chó nghĩ : “Thật là một nơi tuyệt vời. Mình sẽ còn quay lại nhiều lần nữa”.

Ở cùng một ngôi làng cũng có một con chó khác, không vui vẻ hạnh phúc lắm. Nó cũng quyết định đi thăm ngôi nhà gương.

Nó chậm chạp trèo lên những bậc thang, đầu cúi gằm và nhìn vào phía trong. Khi nó thấy 1.000 gương mặt không thân thiện đang nhìn mình, con chó sủa và lấy làm khiếp sợ khi thấy 1.000 con chó kia cũng sủa lại. Và khi đi khỏi ngôi nhà gương, nó nghĩ thầm : “Thật là một nơi kinh khủng, mình sẽ không bao giờ trở lại đây nữa”.

Tất cả những khuôn mặt mà bạn gặp trên cuộc đời này là những chiếc gương soi rọi hình ảnh của chính bạn.

Và bạn, những gì phản chiếu trên gương mặt những người mà bạn gặp ngày hôm nay là như thế nào?

 

Hai biển hồ

 

 

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó.

Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jondan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ nó cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jondan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.

 

 

Làm chủ chính mình 

 

Trong cuộc sống, khi bạn bị đau đớn, bị phê phán hay bị hạ nhục bởi hành động của kẻ khác, bạn sẽ phản ứng lại như thế nào? Bạn mất bình tĩnh và trả thù một cách giận dữ hay nuốt hận mà giữ kín trong lòng? Sau đó, bạn có thấy bực mình mỗi khi nghĩ về chuyện ấy và nó gây ảnh hưởng xấu đến tâm tính của bạn? Nếu là một người bình thường thì rất khó kiểm soát tốt những cảm xúc dưới loại hoàn cảnh này. Tuy nhiên, với một người tu tập tốt, người ấy sẽ có khả năng giáp mặt nỗi khổ cực một cách ung dung và xử sự với sự bình tĩnh lớn trước cơn khủng hoảng.

Có một câu truyện như thế này: Một ngày, khi Phật Thích Ca đi qua một ngôi làng nọ, một số người đi ra gặp Đức Phật và nói những lời vô lễ và thậm chí có kẻ còn chửi thề. Phật Thích ca đứng đó lặng lẽ lắng nghe, và sau đó Ngài nói: "Cám ơn các bạn đã đến gặp ta. Nhưng giờ ta phải tiếp tục lên đường bởi vì mọi người ở làng tiếp theo đang đợi. Nhưng khi ta trở lại ngày mai, ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Nếu các bạn có nhiều thứ hơn để nói , xin đến lần nữa”. Những người này không thể tin vào tai của mình nữa.

Chuyện gì xảy ra với người này thế nhỉ? Một trong số những kẻ đó hỏi Đức Phật: “Ông có nghe bọn tôi nói gì không? Bọn tôi nói ông chẳng là cái thá gì cả, thế mà ông không phản ứng gì à?”

Đức Phật trả lời: “Nếu những gì các ngươi muốn chỉ là xem thái độ của ta, thì các người đã đến quá trễ rồi. Nếu là 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ phản ứng lại. Còn 10 năm trở lại đây thì ta đã không còn bị kẻ khác điều khiển nữa rồi. Ta không còn là nô lệ mà là chủ nhân của chính ta. Ta có thể làm những gì mình muốn, chứ không hành động dựa trên cảm xúc".

Tôi có nghe kể một câu chuyện thế này: Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo. Dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện, anh này luôn lịch sự nói "cám ơn" với ông kia.

Một ngày kia, khi một đồng nghiệp anh ta đã nhìn thấy thế và hỏi: "Ông ta vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à?"

- Đúng.

- Tại sao bạn vẫn đối xử với ông ta lịch sự như vậy?

Anh này trả lời: "Tại sao tôi phải để cho ông ta quyết định hành động của tôi chứ?"

Thật chí lý! Tại sao chúng ta lại cho phép kẻ khác gây ảnh hưởng đến những hành động và cảm xúc của chúng ta? Chúng ta không thể cấm kẻ khác đối đầu với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những cảm xúc của riêng mình và không để bị họ ảnh hưởng. Tất nhiên, nó yêu cầu một quá trình tu luyện để đạt được điều này. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi nội tâm mình để có để có thể kiểm soát được mọi hành vi trong mọi hoàn cảnh.

 

 

Câu chuyện về cây bút chì 

 

 

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn.

Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì mạnh dạn hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em của nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có 5 điều con và các anh em của con nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu con nhớ và làm được thì con sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: Con có thể làm được những điều kỳ diệu nhất nếu con nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: Con sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải trải qua như thế con mới trở nên tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: Nếu con viết sai một lỗi, con hãy nhớ sửa lại.

Thứ tư: Điều quan trọng nhất đối với con và những người dùng con không phải là nước sơn bên ngoài con mà là những gì bên trong con đấy.

Và cuối cùng, trong bất cứ trường hợp nào, con cũng phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của con. Cho dù con gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, viết để để lại những dấu ấn của mình.

 

Uống trà tay đôi

Nước Nhật thời Trung cổ có lệ sau: môn đồ trước khi được phép nhập học vào tu viện phải gặp riêng với Thầy Cả. Theo truyền thống lúc đó, Thầy Cả phải chuẩn bị trà.

Một lần, một môn sinh tài giỏi và đáng trọng đến gặp Thầy Cả để đàm đạo. Khi họ cùng ngồi vào bàn, chàng trai trẻ bắt đầu say sưa kể lể về tài năng và kiến thức của mình.

Tôn sư mời chàng ta uống tách trà. Chàng môn sinh đồng ý và lại thao thao bất tuyệt.

Đột nhiên người kể chuyện hào hứng bỗng nhổm phắt dậy, kinh hãi khi thấy trà chảy tràn ra bàn và rỏ xuống chân anh ta.

“Thưa sư phụ, tách đầy trà quá, tràn cả ra ngoài rồi ạ”- chàng ta kêu lên.

Vị thầy vẫn tiếp tục rót trà, đổ tràn ra bàn và sàn nhà.

“Anh cũng đang cư xử như vậy đấy, – Thầy Cả trả lời. – Mời anh hãy đi đi, và trở lại đây khi anh cảm thấy caàn đến sự dạy bảo của tôi”.

Ai muốn học, người đó phải chân thành

 

Hai mươi đô la

Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng cách đưa ra tờ giấy bạc trị giá 20 đô la. Trong gian phòng có 200 khán giả, anh ta cất tiếng hỏi: "Ai muốn có tờ 20 đô la này?".

Những bàn tay bắt đầu giơ lên. Anh ta nói tiếp: "Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la cho bạn - nhưng điều đầu tiên, hãy để tôi làm việc này!"

Anh ta vò nhàu tờ 20 đô la. Sau đó, anh ta lại hỏi: "Còn ai muốn tờ bạc này không?". Vẫn có những bàn tay đưa lên.

"Ồ, vâng, nó sẽ như thế nào nếu tôi làm thế này?" - nói rồi anh ta quẳng nó xuống sàn và giẫm giày lên. Sau đó, anh ta nhặt tờ bạc lên, bây giờ trông nó đã nhàu nát và dơ bẩn. "Nào, ai còn muốn có tờ bạc này nữa?". Vẫn còn những bàn tay đưa lên.

"Những người bạn của tôi, tất cả các bạn phải học một bài học rất giá trị. Không có nghĩa gì đối với những việc tôi làm với đồng tiền, bạn vẫn muốn có nó bởi vì nó không giảm giá trị. Nó vẫn có giá trị là 20 đô la. Nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, bạn bị rơi ngã, bị "vò nhàu" và bị vẩn đục bởi những quyết định mà chúng ta làm và những hoàn cảnh đến với chúng ta. Chúng ta cảm thấy hình như chúng ta trở nên vô giá trị; nhưng không có nghĩa lý gì những gì đã xảy ra, bạn sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng là vô giá với những người yêu thương bạn. Giá trị của cuộc sống chúng ta được quyết định không phải do những gì chúng ta làm hoặc người mà chúng ta quen biết, mà bởi... chúng ta là ai.

Bạn thật đặc biệt - đừng bao giờ quên điều đó!"

 

 

CHUYẾN XE LỬA 2g20’ ĐI BOSTON

 John Jones sống tại New York. Tính đi Boston nên anh ra ga xe lửa mua vé. Còn ít phút rảnh rỗi, John tha thẩn đến bên các bàn cân, bước lên, nhét vào đó một đồng, thế là lá số tử vi của anh hiện lên ngay: “Bạn tên là John Jones, nặng 188 cân và đang đợi chuyến xe lửa 2g20’ đi Boston”. Quá đỗi kinh ngạc trước những chi tiết chính xác ấy, John cho ngay đây là một trò bịp bợm nên lại leo lên bàn cân, nhét thêm một đồng nữa và một lá số khác lại chạy ra: “Tên bạn vẫn là John, bạn vẫn cân nặng 188 cân và bạn vẫn chờ chuyến xe lửa 2g20’ đi Boston”. Càng thêm bối rối. Nhưng vẫn nghĩ mình bị lừa nên anh quyết định “CHƠI” lại kẻ chủ mưu. Anh liền vào phòng vệ sinh, thay đổi quần áo, rồi bước trở lại bàn cân, nhét vào đó một đồng và lá số tử vi lại hiện ra: “Tên bạn vẫn là John Jones, bạn vẫn cân nặng 188 cân, nhưng bạn đã lỡ một chuyến xe lửa 2g20’ đi Boston rồi”.

Câu chuyện này dành cho những người đã lỡ chuyến xe lửa 2g20’ đi Boston, hoặc vì một lý do nào đó, đã xuống xe trước khi đến bến. Tóm lại quyển sách này dành CHO NHữNG NGƯỜI ĐÃ NHIỀU PHEN BỎ LỠ MỘT CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP. Nó được viết ra để giúp bạn đạt được những gì bạn đáng hưởng và đủ khả năng đạt tới.

 

 

NUÔI NGƯỜI – BẠN SẼ ĐƯỢC ĂN NGON  THIÊN ĐƯỜNG – ĐỊA NGỤC

Có một chuyện cổ, kể rằng: Ngày xưa có một người đàn ông được đi thăm lần lượt cả thiên đàng lẫn địa ngục để biết đường lựa chọn. Vì dành ưu tiên cho Thần Ác nên ông bắt đầu “tham quan” địa ngục trước. Thoạt trông, ông hết sức ngạc nhiên vì mọi người dưới đó đều tề tựu quanh một bàn tiệc chất đầy mọi thứ sơn hào hải vị, mà người khó tính đến đâu cũng chẳng thể đòi hỏi hơn. Nhưng để ý nhìn kỹ, ông lại càng ngạc nhiên hơn vì không thấy ai mỉm cười hài lòng cả. Bầu khí cũng vắng lặng, đìu hiu không có vẻ gì là tiệc tùng hết. Người ngồi dự tiệc ai nấy đều hững hờ, chán nản, chỉ còn da bọc lấy xương. Tay trái người nào cũng cột một cái xiên và tay phải cột một con dao nhưng cả hai đều có cán dài cả thước nên họ không sao đưa đồ ăn vào miệng được. Do đó mà họ đã chết đói ngay trên bàn tiệc. Sau đó, ông lên thiên đàng. Cảnh vật cũng giống hệt dưới địa ngục. Cũng sơn hào hải vị, cũng dao, xiên có cán dài cả thước. Song mọi người ở đây đều cười đùa, hát xướng hết sức vui vẻ. Họ ăn uống no say và hồng hào khoẻ mạnh. Người đàn ông ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao cùng một hoàn cảnh như nhau mà kết quả trái ngược hẳn như vậy nhỉ? Người dưới địa ngục thì đói khát, khổ sở, còn người trên thiên đường lại no đầy, hạnh phúc? Cuối cùng, ông cũng tìm được câu trả lời: Thì ra, ở địa ngục ai cũng cố đút thức ăn vào miệng mình, nhưng dao với xiên quá dài không sao tới được, còn trên thiên đàng thì mọi người cố gắng đút cho người ngồi đối diện mình nên ai cũng no say. Quả thật, khi giúp người khác là giúp chính mình. Bài học quả đã rõ, các bạn nhận định hoàn cảnh và con người hết sức quan trọng, vì bạn sẽ cư xử với người khác và hoàn cảnh tuỳ theo nhận định của bạn. Chính vì vậy mà tôi nhắc đi nhắc lại rằng: BẠN SẼ ĐẠT ĐƯỢC MỌI ƯỚC MƠ NẾU BẠN BIẾT GIÚP NGƯỜI KHÁC ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU HỌ MUỐN.

 

 

 

*****

 

Mới đây một phụ nữ ở Cary, bang Indiana đã nhận được 1.000.000 đô la bồi thường vì bị thuốc làm hư mắt. Chị dùng thuốc tẩy tàn nhang trên mặt nhưng để thuốc rơi vào mắt, khiến nó bị hư hại 98%. Bạn có muốn thế chỗ chị không? Tại California, một phụ nữ khác được xử 1.000.000 đô la cấp dưỡng vì bị gãy lưng trong một tai nạn máy bay. Các bác sĩ nói chị sẽ không bao giờ còn đi nổi nữa. Bạn có chịu đánh đổi số phận của chị không? Nếu mắt còn sáng, lưng còn thẳng, tất ta còn cả ngàn cơ hội làm giàu nên bạn đâu có dại gì đổi chác như vậy. Bạn mà đề nghị ắt họ sẽ sẵn lòng đổi ngay và còn hết lòng cảm ơn bạn nữa. Tự thâm tâm, bạn vẫn biết dù mình nghèo cỡ nào hay mê tiền đến đâu cũng chẳng bao giờ chấp nhận đề nghị “đổi chác” ấy. Vì tuy là người thì ai cũng cần tiền, nhưng đừng phải đánh đổi bằng sức khoẻ và tài sản quí nhất cơ! Betty Grable, bà hoàng xinh đẹp lừng lẫy thời đệ nhị thế chiến, nổi danh với “đôi chân đáng giá bạc triệu” (đôi chân này được bảo hiểm 1 triệu đô la). Bạn có muốn xem đôi chân 1 triệu đô la khác không? Mỗi lần nhìn xuống chân mình là bạn đang nhìn vào đôi chân bạc triệu đấy, vì nếu nó còn cứng cát, ắt bạn chẳng dại gì đổi nó lấy tấm chi phiếu 1 triệu đô la đặt trên đôi chân Betty Grable đâu. Vậy nếu bạn không chịu đổi mắt lấy 1 triệu đô la, đổi lưng lấy 1 triệu đô la, đổi chân lấy 1 triệu đô la, tức là bạn đã đáng giá ít nhất 3 triệu đô la rồi. Ấy là mới kể sơ sơ thôi đó. Đến đây hẳn bạn cũng thấy thích mình hơn rồi phải không? May thay, bạn đâu có cần phải đổi chác sức khoẻ lấy tiền bạc làm gì vì nếu biết phát huy những đức tính tích cực mà tôi nói đến trong sách này trên nền tảng ý chí, trung thực, liêm chính, yêu thương, trung thành và lương thiện tất bạn sẽ có đủ cả (sức khoẻ, của cải, hạnh phúc, bình an, bạn hữu...).

 

 

 

 

Vài năm trước đây, người ta có thử phân tích 100 nhà triệu phú tay trắng làm nên, họ thuộc mọi lứa tuổi, từ 21 đến 70, gồm mọi trình độ, từ tiểu học cho tới tiến sĩ, với đủ loại tính tình và đặc điểm. Phần lớn (70%) xuất thân từ những thị trấn dưới 15.000 dân, và tất cả đều là “những người khám phá điều tốt”. Họ có thể nhận ra điều tốt nơi người khác trong mọi hoàn cảnh. Có lẽ bạn đã nghe câu chuyện về một cậu bé, trong lúc giận dỗi đã hét vào mặt mẹ là cậu thù ghét bà. Thế rồi có lẽ vì sợ bị đòn nên cậu ta chạy lên đồi hét vọng xuống thung lũng “tao ghét mày, tao ghét mày, tao ghét mày”. Đột nhiên, từ dưới thung lũng có tiếng vọng: “tao ghét mày, tao ghét mày, tao ghét mày”. Nghe thế cậu ta hết hồn, chạy vội về nhà mách mẹ rằng dưới thung lũng có một thằng vô lại dám nói ghét mình. Mẹ cậu liền dẫn cậu lên đồi rồi bảo cậu la lớn: “Tôi thương anh, tôi thương anh”. Cậu bé làm theo và ngay lập tức, từ dưới thung lũng có tiếng vọng lên: “Tôi thương anh, tôi thương anh”. Cuộc đời cũng là một tiếng vọng. Bạn gieo gì gặt nấy, bạn cho ra sao sẽ nhận như vậy. Bạn thấy nơi người khác cái gì thì lòng bạn cũng có cái đó. Dù bạn là ai, giữ chức vụ gì đi nữa, nếu muốn thành công rực rỡ trong bất cứ lãnh vực nào, bạn cũng phải thấy được “điều tốt” trong từng người và mọi hoàn cảnh. Bạn hãy coi đó là khuôn vàng thước ngọc cho cuộc sống của mình. Bạn thấy người khác thế nào thì sẽ cư xử với họ như vậy, đó là một chân lý phổ quát, nhưng nếu muốn thấy điều tốt hay khả năng nơi người khác để cư xử với họ tốt hơn đồng thời khiến họ làm việc hiệu quả hơn, thì bạn phải kiếm tìm mới được. Do đó “người khám phá điều tốt” chính là một người “tốt” và “thành đạt”.

 

 

 

Câu chuyện về 3 hòn đá!

 

 

ngày xưa, ở 1 ngọn núi nọ có 3 hòn đá rất đẹp nằm cạnh nhau. chúng có màu xanh thẩm, đều bóng loáng, và từ 3 hòn đá phát ra ánh hào quang mà hiếm hòn đá nào có được.

Một hôm,có một ông bụt bay ngang ngọn núi đó và nhìn thấy ánh sáng phát ra từ 3 hòn đá.Bụt dừng lại nh:"3 hòn ngọc thật đẹp". bụt đáp xuông ngọn núi đó và sau khi đã ngắm những hòn đá một cách say sưa. ong nói:"ta bị chinh phục bởi vẻ đẹp của 3 cậu, chưa bao giờ ta lại được ngắm 3 hòn đá đẹp như vậy, ta cảm thấy trong lòng rất vui, nay ta cho mỗi người các ngươi một điều ước để thoả mản ước mơ của mình, các ngươi có đồng ý không"?

không đợi bụt nói lần thứ 2, lập tức hòn đá thứ nhất nói:

- hãy cho con biến thành 1 pho tượng đẹp nhất và cao nhất để mọi người có thể nhìn thấy và chiêm ngưỡng vẽ đẹp của con.

đến lượt hòn đá thứ 2 cất tiếng:

- còn con muốn được làm một lâu đài bằng đá, nó sẽ là công trình vĩ đại nhất và lộng lẫy nhất mọi thời đại để nhân loại luôn luôn nhớ đến.

cả 2 hòn đá đều được bụt hoá phép thực hiện điều ước của mình.

cuối cùng, còn lại hòn đá thứ 3 vẫn im lặng.

ông tiên nhìn hòn đá trong giây lát rồi bảo: "bây giờ đến lượt con, con ước gi?"

- nếu con là 1 hòn đá thì hãy cho con là một hòn đá tròn! hòn đá thứ 3 nói

bụ suy nghĩ chốc lát rồi mĩm cười ưng thuận và bay đi.

Đúng là trong cuộc sống có những người tài giỏi, người thông minh, người đần độn, người giàu có về vật chất, người nghèo khó về tiền bạc, kể cả có người tật nguyền không còn đôi chân để bước đi trong cuộc sống và bị động như những hòn đá kia. thậm chí có người biết trước được những mất mát, hy sinh mà bản thân phải gánh chịu trong tương lai kề cận. nhưng họ vẫn phấn đấu , vẫn vươn lên, ngọn lửa ý chí trong họ vẫn cháy. mục đích là để thay đổi bản thản và vượt qua chính họ.

không một ai muốn đứng yên khi mà người đó hiểu rằng:"khả năng con người là vô tạn".

 

 

Hãy đặt cốc nước của bạn xuống

 

Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. Ông giơ nó lên và hỏi các sinh viên, “Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?”

’50 gam!’…’100 gam!’… ‘125 gam!’… các sinh viên trả lời.

“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân,’ giáo sư nói, ‘nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái cốc thế này trong vài phút?’

‘Chẳng có gì cả’ các sinh viên nói.

‘OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?’ giáo sư hỏi.

‘Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ’, một sinh viên trả lời.

‘Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?’

‘Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện,’ một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.

‘Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái cốc có thay đổi không?’, giáo sư lại hỏi.

‘Không ạ,’ các sinh viên trả lời.

“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?’

Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt cốc xuống!’

’Chính xác!’ giáo sư nói, ‘Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đâu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa.’

Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhớ ‘đặt chúng xuống’ vào cuối mỗi ngày khi bạn đi ngủ.

Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu một ngày mới thật tỉnh táo, khoẻ mạnh. Và đó là thứ giúp bạn có thể giải quyết mọi vấn đề.

Bình luận của khatvong:

Câu chuyện trên đây đưa ra một lời khuyên rất thiết thực để vượt qua sự lo âu. Nhiều khi ta có ngồi than khóc, có nghĩ thật nhiều cũng không giải quyết được gì, cũng không thể thay đổi được một tình thế đã xảy ra rồi.

Thay vào đó, ta hãy nghĩ ra một hướng giải quyết để cải thiện tình hình và sau đó hãy quên nó đi bằng cách "đặt cốc nước xuống".

 

Bài học từ cây lê 

 

 

Một người cha có 4 người con trai. Ông muốn dạy các con mình không nên đánh giá mọi việc quá vội vàng nên đã bảo lần lượt từng người trong số họ đến thăm một cây lê ở rất xa.

Người con cả ra đi vào mùa đông, người con thứ hai đi vào mùa xuân, người con thứ ba vào mùa hè và người con út vào mùa thu.

Khi những người con quay về, ông đã gọi tất cả lại và yêu cầu họ tả lại những gì họ nhìn thấy.

Người con cả nói rằng cây lê đó xấu xí, khô cằn.

Người con thứ hai không đồng ý và nói nó có có rất nhiều chồi lộc và đầy hứa hẹn.

Người con thứ ba thì nói cây lê đó hoa lá sum sê, mùi hương ngọt ngào và trông rất đẹp. Đó là cây lê đẹp nhất mà anh từng thấy.

Người con út không đồng ý với 3 người anh. Anh nói rằng cây lê đó trĩu nặng trái chín.

Nghe xong, người cha giải thích cho các con rằng tất cả họ đều đúng bởi họ đã nhìn thấy cây lê vào những mùa khác nhau. Tuy nhiên, những gì họ nhìn thấy chỉ là một mùa trong đời cây lê.

Ông bảo rằng họ không thể đánh giá một cái cây, hay một con người chỉ qua một mùa hay một giai đoạn và rằng bản chất của con người cũng như những niềm vui và tình yêu trong cuộc sống chỉ có thể được đánh giá vào giai đoạn cuối khi tất cả các mùa đã đi qua.

Nếu bạn quyết định bỏ cuộc khi mùa đông đến, bạn sẽ bỏ lỡ những hứa hẹn của mùa xuân, vẻ đẹp của mùa hè và sự thu hoạch của mùa thu.

Bài học:

Đừng để nỗi đau của một mùa phá hủy niềm vui của các mùa còn lại.

Đừng đánh giá cuộc sống chỉ thông qua một giai đoạn khó khăn. Hãy kiên trì vượt qua giai đoạn khó khăn, chắc chắn những điều tốt đẹp hơn đang chờ bạn phía trước.

 

 

hai người bạn 

 

“Trên đời này ít có điều gì có tác dụng mạnh mẽ hơn một sự khích lệ tích cực. Đó có thể là một nụ cười, một lời nói động viên chân tình lạc quan, hay một sự chia sẻ đúng lúc.” - Richard M. DeVos

Năm 25 tuổi, tôi bắt đầu công việc dạy học. Một người bạn đồng nghiệp hơn tôi khoảng 8 tuổi đã tận tình chỉ dẫn cho tôi lúc tôi còn rất ngỡ ngàng với nghề. Tôi cảm thấy thật vinh hạnh vì anh ấy là một nhà giáo xuất chúng, và tôi biết mình có thể học được nhiều điều từ anh ấy. Tôi luôn biết ơn những điều phê bình của anh khi anh chỉ cho tôi thấy tôi đã làm sai điều gì và giải thích lý do tại sao một số sinh viên không thích tôi.

Khi đã là bạn bè, những lời khuyên của anh đã động viên rất nhiều cho cuộc sống của tôi. Tôi cảm thấy cần phải hoàn thiện mình hơn nữa, vừa về chuyên môn vừa về phong cách sống. Nhưng tôi vẫn thấy mình không tự tin lắm và không biết mình còn phải cố gắng thế nào nữa và đến bao giờ mới trở thành một người hoàn thiện thật sự. Một người bạn khác chuyển đến khi tôi dạy đã được 6 năm.

Anh ấy tên là Tim Hansel. Điểm nổi bật ở anh là anh luôn thu hút sự chú ý của các sinh viên trong những giờ học của mình. Tôi rất thắc mắc và muốn tìm hiểu xem sức lôi cuốn của anh nằm ở đâu mà anh đã làm được điều tuyệt với đó. Do chúng tôi dạy cùng một bộ môn và cùng một nhóm chuyên môn nên chúng tôi gặp nhau hàng ngày. Tôi không mất nhiều thời gian để tìm ra lời giải đáp cho mình. Qua trò chuyện, tôi nhận thấy anh có một tài năng đặc biệt khơi dậy những điều tốt đẹp ở người khác. Thay vì nói về lỗi lầm và khuyết điểm của các sinh viên, anh rất thường nhấn mạnh vào thành quả hoặc vào khả năng có thể phát triển được của họ.

Đối với tôi cũng vậy, Tim nói rằng anh ngưỡng mộ về những tâm huyết của tôi đối với nghề, rằng những nỗ lực của tôi chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Anh thường tán dương việc sinh viên quý mến tôi như thế nào, rằng chúng được học biết bao điều hữu ích từ những giờ lên lớp của tôi ngoài những kiến thức trong sách giáo vở. Những lúc trò chuyện về các vấn đề trong cuộc sống, anh giúp tôi nhìn ra những điều mà tôi chưa từng chú ý đến: Tôi đã và đang làm tốt vai trò của một người thầy lẫn tư cách của một con người chân chính.

Vậy chúng ta có thể thấy điểm khác biệt nào trong hai người bạn trên? Với người bạn hay phê bình, một người mà tôi từng ngưỡng mộ sâu sắc, tôi đã học được rất nhiều từ anh, hầu hết những lời phê bình của anh dành cho tôi đều rất đúng và tôi cảm ơn anh về điều đó. Nhưng điều khiến tôi cảm thấy buồn chính là tôi không tìm thấy lời khen ngợi nào để cân bằng với những lời phê bình của anh. Và tôi cảm thấy nản lòng từ đó.

Còn bên cạnh Tim, tôi cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn trong từng lời nói, trong từng hành động của mình. Anh vẫn luôn nhắc nhở tôi về những điều tốt lành trong cuộc sống và về con người tôi.

Dù chúng tôi bây giờ đã già hơn rất nhiều, anh vẫn là một con người như thế: luôn giúp người khác nhìn thấy những điều tốt đẹp của mình và trên hết là giúp củng cố niềm tin trong họ.

 

Tăng Sâm giết người 

 

Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng tên với ông giết chết người.

Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng:

"Tăng Sâm giết người."

Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc lại có người đến bảo:

"Tăng Sâm giết người."

Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .

Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người."

 

Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.

Chú thích: Tăng Sâm là người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tử về sau truyền được đạo của ngài.

Lời bàn:

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con.

Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn.

Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trông con chó thành con cừu.

Đến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là!

Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới cao.

Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.

Những lâu đài trên cát 

Mặt trời rực rỡ. Trên bãi biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát.

 

Tuy nhiên, trí tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn. Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây cầu nối những tòa nhà với nhau. Một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích.

Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. Một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có tínn lương, có lợi nhuận, và công ty cũng là một toà lâu đài mơ ước trong đó ông ấy là một vị vua điều hành tất cả.

Hai người cùng đang xây dựng những lâu đài của mình. Họ có rất nhiều điểm giống nhau: đạt được những kết quả mà đối với họ là tốt đẹp từ những cố gắng rât nhỏ. Họ đều say mê và kiên trì. Đối với mỗi người, tòa lâu đài mình đang xây dựng đều có ý nghĩa thật đặc biệt và rất quan trọng.

Tuy nhiên, khi thủy triều lên, cậu bé không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả. Cậu nhảy lên trên những ngọn sóng, vỗ tay reo mừng và cười toe toét khi thấy những con sóng cuốn toà lâu đài vào biển cả. Cậu bé hoàn toàn bình thản. Cậu cầm xẻng và xô ra vì biết rằng thủy triều đã cuốn cát ra biển, và rằng sáng mai cậu sẽ lại xây được một ngôi nhà mới đẹp hơn.

Nhưng những người lớn thường không như vậy. Khi những khó khăn đến, họ coi đó là một điều thật tệ hại chứ không bình thường như thủy triều những lúc hoàng hôn. Họ thường chán nản đến mức không nghĩ rằng vào sáng hôm sau thủy triều sẽ rút và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp hơn, tốt hơn.

Có lẽ đó là một trong những điều mà chính người lớn lại phải học từ trẻ em.

 

câu chuyện về những hạt muối 

 

 

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Bình luận của khatvong:

Xin rộng mở ra là điều này không chỉ đúng với khó khăn mà còn đúng với cả những nỗi muộn phiền, bực tức...Khi những nỗi phiền muộn nho nhỏ gặp một tâm hồn rộng lớn thì những hạt "muối" đó không thấm vào đâu cả, nó bị loãng đi ngay.

Khi ta có một mục đích cao đẹp phải hướng tới, khi ta có nhiều việc cần làm thì những lời nói xấu, những hiểu lầm của kẻ khác sẽ bị "loãng" và quên đi ngay.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ces