Địa lí 8 : Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khu vực đồi núi
a) Vùng núi Đông Bắc là vùng đồi núi thấp .

   -Có nhiều cánh cung mở rộng ở phía Đông Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
   -Địa hình Kaster phổ biến tạo nên những cảnh đẹp nổi tiếng. Vd: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể,...

b)Vùng núi Tây Bắc

    -Là khu vực có nhiều dãy núi cao nhất nước ta.

    -Theo hướng chủ yếu Tây Bắc_Đông Nam.

    -Địa hình Kaster phổ biến .

    -Địa hình chắn gió Tây Bắc_Đông Nam tạo nên hiệu ứng Phơn.

c)Trường Sơn Bắc
    
    -Kéo dài từ sông Cả đến dãy Bạch Mã.

   -Là vùng núi thấp có hai sườn không cân xứng.

   -Có nhiều nhánh núi chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

d)Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn   Nam.

    -Nổi bật là các cao nguyên rộng lớn : Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắk, Di Linh,. . .
   
e)Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ.

      Là nơi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

2. Khu vực đồng bằng .

a

) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các con sống lớn .
   
      -Đồng Bằng Sông Hồng : Diện tích: 15000 km2 , có đê bao quanh.

      -Đồng bằng sông Cửu Long : 40000 km2, đất đai màu mỡ nhưng bị ngập úng vào mùa mưa.

b) Dải đồng bằng duyên hải Trung Bộ :

    Diện tích 15000km2 , bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ , lớn nhất là ĐB. Thanh Hóa.

3. Bờ biển và thềm lục địa.

    Bờ biển nước ta hình chữ S kéo dài 3260km : Bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi.

    +Bờ biển bồi tụ đồng bằng : có thềm lục địa rộng.

    + Bờ biển mài mòn: núi lan ra sát biển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học