Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Hàn Mặc Tử là tác giả đi tiên phong và có sức sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào của phong trào thơ mới. Tài hoa là thế nhưng cuộc đời ông lại ngắn ngủi và đầy đau thương với một niềm yêu người, yêu đời đầy tha thiết. Chính vì vậy, nhà thơ đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những bài thơ vừa trong trẻo, tinh khôi lại vừa quằn quại, bi thương. Và " Đây thôn Vĩ Dạ" được coi là kiệt tác của Hàn Mặc Tử hay là một trong những thi phẩm thơ ca xuất sắc của Việt Nam, thể hiện rõ nhất cái hồn thơ tinh khôi trong trẻo mà đau thương ấy.
     
     "Đây thôn Vĩ Dạ" được rút từ tập Thơ Điên (1938) với cảm hứng từ bức bưu thiếp có hình ảnh phong cảnh và con người xứ Huế, từ mối tình thầm lặng đơn phương của tác giả. Thôn Vĩ Dạ mà tác giả nhắc đến nằm trầm mặc bên dòng sông Hương Giang, thuộc xã Hương Lưu, phường Vĩ Dạ, Huế. Một nơi có cảnh vật non nước hữu tình cùng những con người dịu dàng, phúc hậu.

     Bức tranh xứ Huế trong buổi ban mai trong trẻo, tinh khôi được hiện lên với một câu hỏi tu từ đầy tầng ý nghĩa:

        Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

     Câu thơ như lời nói của người con gái xứ Huế trách móc bằng giọng điệu dịu dàng, nhẹ nhàng lại như là lời mời gọi đầy tha thiết đến với xứ Huế mộng mơ. Nhưng chưa hết, câu thơ còn là hình thức biểu hiện cảm xúc mong muốn, khát khao của nhân vật trữ tình được về với xứ Huế. Câu hỏi tu từ đầu bài thơ chính là niềm mến thương của nhà thơ dành cho mảnh đất nơi gửi gắm tình yêu thương, niềm hi vọng trong hoàn cảnh bệnh tật. Tác giả dùng từ "về chơi" chứ không phải "về thăm" hay từ nào khác để thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Cách dùng từ ấy là niềm ước ao thầm kín mà tác giả đưa vào một cách tinh tế qua ngòi bút của mình.
    Nói đến thôn Vĩ Dạ không thể không nói đến cảnh vật và con người nơi đây:

      Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
      Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
       Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

   Thiên nhiên thôn Vĩ dù chỉ gợi chứ không tả nhưng vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc. Thôn Vĩ được nhìn từ xa đến gần, từ cao xuống thấp để thấy được những hàng cau thẳng tắp, cao vút, những tàu lá cau lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm ban mai. Câu thơ bất chợt khiến ta nghĩ đến những câu thơ của Tố Hữa trong bài thơ Xuân lòng:
Nắng xuân tươi trên thân dừa xanh dịu
Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh. Ánh nhở nhơ đùa quả non trắng phếu. Và chảy tan qua kẽ là cành chanh.

Thiên nhiên được cảm nhận rất tinh tế, cái đẹp của thôn Vĩ không phải chỉ do " nắng" hay do "hàng cau" mà là "nắng hàng cau", đó là sự hài hòa của ánh nắng rực rỡ trên hàng cau xanh tươi. Đặc biệt, 1 câu thơ 7 chữ mà có 2 chữ "nắng", thực sự nhà thơ đã gợi đúng cái đặc điểm của nắng miền Trung chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh. Không những thế, đó còn là "nắng mới lên" nắng mới trong trẻo, tinh khiết làm bừng sáng cả khoảng trời thôn Vĩ.

        Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    
     Câu thơ miêu tả khu vườn thôn Vĩ có cái nhìn thật gần gũi, thiên nhiên được cảm nhận ở một khoảng cách gần, tác giả như đang đi trong khu vườn ấy. Một khu vườn như được chăm sóc chu đáo, cây cối xanh tươi. Chỉ 1 chữ "mướt" mà nhà thơ đã gợi lên được vẻ đẹp tươi tốt đầy sức sống. Ý thơ "vườn ai mướt quá" như một lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca. Bên cạnh đó, "xanh như ngọc" là một so sánh thật đẹp. Đó là những lá cây xanh mướt mượt mà trong nắng mới lên, vẻ đẹp của khu vườn được ánh nắng mặt trời rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua nên có màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc. Phải là một người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, có ân tình sâu sắc đậm đà với thôn vĩ mới cảm nhận được và lưu giữ được trong tâm trí những hình ảnh đẹp đẽ về thôn Vĩ như thế.
     Con người nơi đây cũng là một yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp nơi thôn Vĩ. Lá trúc thanh mảnh, nhẹ nhàng che ngang gương mặt chữ điền đầy phúc hậu. Chỉ với một câu thơ nhưng đã làm toát lên những vẻ đẹp dịu dàng mà kín đáo, huyền ảo nhưng không kém phần hấp dẫn. Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên xuất hiện hài hòa trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Cảnh xinh xắn còn người thì phúc hậu. Sự xuất hiện của con người trong thôn Vĩ làm cho cảnh thêm sinh động, đồng thời cho thấy sự tinh tế trong ngòi bút Hàn Mặc Tử khi chỉ 1 câu thơ 7 chữ mà gợi rất đúng bản tính của con người xứ Huế.

   Đến với khổ tiếp theo là thôn Vĩ gắn liền với dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng:
      Gió theo lối gió, mây đường mây
      Dòng nước buồn hiu, hoa bắp lay
      Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
      Có chở trăng về kịp tối nay?
   
   Một hình ảnh không thể tách rời với Vĩ Dạ là dòng sông Hương mang vẻ đẹp riêng cho xứ Huế. Một dòng sông được tả thực với vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai: gió mây nhè nhẹ bay đi, dòng nước lũng lờ trôi, cây cỏ khẽ đung đưa nhưng tất cả đều có vẻ gì đó bất thường. Sự chuyển động ngựic chiều của gió mây, không phải gió thổi mây bay mà ngược lại mây và gió rời xa nhau, dòng nứic có sự nhân hóa mang tâm trạng cảu con người, 1 dòng sông buồn thiu và hoa bắp bên bờ sông chỉ lay khe khẽ, khung cảnh đẹp nhưng lạnh lẽo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn.
     Không gian chống vắng gợi sự thờ ơ xa cách cuộc đời đối với nhà thơ. Mọi hình ảnh không có sự gắn kết, mọi chuyển động đều rất lặng lẽ. Tất cả đều gợi sự khát khao gắn bó của nhà thơ với cuộc đời nhưng có vẻ như mọi cái đều muốn rời xa.
     Dòng sông Hương còn là dòng sông của mộng ảo. Cảnh thực mà như ảo vì dòng sông không còn là dòng sông của sóng nước mà đã là dòng sông của ánh sáng lấp lánh ánh trăng vàng. Đấy là dòng ánh sáng tuôn chảy khắp vũ trụ, làm cho không gian thêm phần hư ảo. Vì vậy, con thuyền vốn có thực trên dòng sông đã trở thành hình ảnh của mộng tưởng, 1 con thuyền trở đầy trăng, đậu ở bến sông trăng và đang trở trăng về ở một nơi nào đó trong mơ.
     Câu thơ cuối có trở trăng về "kịp tối nay". "Kịp tối nay" chứ không phải của tối nào khác ẩn chứa một tâm trạng lo âu, chờ đợi, phải chăng nhân vật trữ tình đang thật buồn, thật cô dơn, và đang trở thành một người bạn có thể tâm sự nên câu thơ trở thành nỗi niềm mong ngóng, đợi chờ. Trong nỗi chờ đợi đó, ta thấy nỗi cô đơn của một con ngườikhast khao tình người, tình đời tha thiết.
   
     Đây thôn Vĩ Dạ khắc sâu vẻ đẹp đượm buồn của xứ Huế với cảnh thôn Vĩ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng, tất cả là cảnh trong trí tưởng tượng của 1 người ở xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khát khai và hi vọng. Phía sau bức tranh phong cảnh là nỗi buồn cô đơn của một con người tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu sự sống khi mình đang ở trong cảnh ngộ bất hạnh, hiểm nghèo.

     Với các câu hỏi tu từ, biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu liên tưởng, tưởng tượng và bút pháp gợi tả của một nhà nghệ sĩ tài hoa. Tác giả đã thành công xây dựng được một bức tranh thôn Vĩ đầu sống động , đồng thời gửi gắm vào đó tình yêu người, yêu đời của ông.
       Bài thơ là bức tranh phong cảnh đồng thời là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi cô dơn của nhà thơ trong hoàn cảnh phải dần rời xa cuộc sống, đó là niềm yêu người, yêu đời tha thiết, khát khao tình người, tình đời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro