nhung ban Tabs Ghita

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A C#m

Đừng hoài nghi về thời gian em sẽ quên.

D E

Vẫn nhớ mãi một tình yêu trong đời.

F#m C#m

Tình anh còn đây mặc thời gian đổi rời.

D E

Và anh chỉ còn riêng mình em.

ĐK:

F#m

Khi gặp em anh biết

E

Sẽ không còn ai hơn nữa.

D Bm7 A

Không còn ai thay thế em trong giấc mộng.

F#m

Mưa mù hay băng giá

E

Cũng không làm anh chậm bước.

D Bm7 E

Đừng hoài nghi tình anh em nhé!

A A4 E

Ngày hôm qua đó,tình đã trao em

E7 F#m

Cho đến mãi hôm nay.

E D

Ân tình vẫn đong đầy.

A

Và mai sau nữa

A E

Yêu người càng đắm say.

E/F F#m

Có ai hơn tình em ?

Bm7 E A

Một tình yêu, một trái tim cho em.

A C#m

Màu tình xanh,màu tình em với anh.

D D/E

Tình anh như cát biển,vòng tay ôm sóng biển

A A/C# D

Trọn đời cát mãi mãi ôm ấp tình em.

Bm7 E

Và đời anh luôn cưu mang tình em.

Mai mai mot tinh yeu(Hoai An)

Dm F Gm Dm

Đêm từng đêm khi màn sương buông xuống trên thênh thang bao nhiêu

F Gm C

nẻo đường Anh ngồi đây nhớ em nhiều, và thầm mong một ngày rực rỡ

Dm F Gm C

tình yêu Anh chờ em như lúc xưa, như bây giờ và chờ đợi mai sau ...

F

Cho dù

Gm A7

mưa giông, cho dù nắng cháy, anh vẫn chờ

Dm Gm C F

Những tiếng cười rộn vang khung trời, rồi lúc dỗi hờn em lặng im không nói

Dm Gm E7 A7

Những tháng ngày hồn nhiên nô đùa Tuổi thơ tuyệt vời người ơi!

Dm Gm C F Dm

Chiếc lávàng nhẹ rơi cung đàn Những nốt nhạc cho bài ca anh hát Hát với

Gm Dm A

đời ngày vui bên người, để con tim nghe thiết tha

Dm F Gm Dm Gm

Lòng em trót yêu em lâu rồi Mà chưa dám nói câu yêu người, sợ tình mong A7

manh xóa nhòa ngày xanh Đành câm nín em đâu hay tình anh Mùa xuân

Dm F Gm Dm Gm

đến bên em tươi cười hòa vào tia nắng mai yêu đời Mùa thu đi qua nói gì

C A7

cùng em? Mùa đông đến anh lơ ngơ từng đêm

Dm

Ngày xưa đã cho anh hi vọng

Gm Dm

một ngày em hiểu anh nỗi lòng

Gm C

cuộc đời cho ta quá nhiều ngày vui

A7

Cần chi nói những lời đầu môi

Dm

Phải không em .

Nu cuoi trong mat em

C Am

Khi anh nhìn em khóc nhè

F G

Anh thương ơi là thương

C Am

Thiếu vắng những nụ cười

F G

Đã làm anh si mê

E Am

Vầng trán đẫm mồ hôi

F G

Đôi mắt nhìn xa xôi

E Am

Từng tiếng nấc nghẹn ngào

F G C

Với bờ môi .... run run(2)Khi anh nhìn em khóc thầm, Anh thương lắm biết khôngThiếu vắng những nụ cười, Đêm ngày anh nhớ anh mongVầng trán đẫm suy tư, Mắt vô hồn nhìn anhTừng tiếng nâc nghẹn ngào, Mím chặt môi chẳng nói thành câu

F G

Môi không phải là để

C Am

Chứa những giọt lệ kia

F G

Mà môi em là để cho anh,

c

Được hôn lên

F G

Mắt không được nhạt nhoà

C

Mắt là để dành cho anh

F G C

Được nhìn vào và nói rằng anh yêu emUh... ah uh ah uh ah uh, uh... ah uh ah uh ah uh uh uh, uh... ah uh ah uh uh uh, uh... ah uh ah uh uh uh(3)Hãy hãy gục vào vai anh, để anh dỗ đành để anh chở cheTiếng nấc quyện với tiếng đàn, sẽ gạt đi những nỗi đauNào hãy ngước mắt lên, đón nhận những vì saoNào hãy nguyện cầu, hạnh phúc rồi sẽ đến bên em

C Am

Nín nào nín nào nín đi nào

F G

hỡi người yêu dấu ơi

C Am

Nín nào nín đi nào

F G

hỡi thiên thần của anh ơi

E Am

Nào cho anh xin

F Gl

ỗi là lỗi ở anh

E Am

Vì đã chưa yêu em

F G C

chưa thương em nhiều hơn

F G

Nào hãy một nụ cười

F G7 C

cho anh và cho em

F C

Nín đi nhé em

F G C

Nín đi nào nhé em ..

Bang lang tim(Vu Hoang)

Bm G Bm

Nắng gởi gì cho hoa bằng lăng mà đượm màu tím biếc,

A Em F#m Bm Bm-A-Bm

em đi qua bâng khuâng chợt tiếc, ôi màu mực tím năm nào.

Em D Bm A Bm - F#m

Nắng gửi gì cánh hoa mỏng manh khe khẻ nắng và xin trời ngừng gió.

A F#m Em

ngập ngừng ngập ngừng tình phai.

A Em G Bm

Tóc ngang vai tóc ngang vai ai biết ai đợi chờ.

Em G A F#m

Ép cánh hoa ép cánh hoa trang sách ngẩn ngơ.

Bm A Em D

Bằng lăng tím chéo khăn, vấn vương thầm lặng.

A G

Nắng long lanh hoa tím bằng lăng.

F#7

ôi nhớ màu mực tím ngày thơ.

Tu khuc mua Dong(Tuong Van)

Am Em Am

Ngỡ như đêm mùa đông thoáng nghe gió lạnh.

Dm G C

Ngỡ như trong vòng tay mãi không cách xa.

F Em Am

Có hay chăng tình ai với ai trễ hẹn.

Dm E7 Am

Đám lá khô theo gió xa xăm mùa đông.

Am Em Am

Đã như chim trời bay với bao ước vọng.

Dm G C

Đã như quên lời ru tháng năm dấu yêu.

F Em Am

Những đêm sao lặng im với tôi khóc thầm.

Dm E7 Am

Nếu như em còn đây thấu chăng tình tôi.

DK :

Dm G C F

Mong manh bao nhớ nhung tình yêu héo mòn.

Dm E7 Am

Liêu xiêu con phố quen còn đó.

Dm G C F

Ai trông ai ngóng ai dường như xác xơ.

Dm E7 Am

Mang trong tim nỗi đau ngút ngàn.

Dm G C F

Đêm đêm luôn có tôi ngồi đây với trời.

Dm E7 Am

Đang trông theo gót xưamòn lối.

Dm G C F

Đôi chim bay có nhau nhìn tôi rất buồn.

Dm E7 Am

Thương thân tôi lẻ loi rã rời.

Tinh yeu Tim thay(Vinh Tam)

Em

Sóng có trôi dạt nơi chốn nào.

C D

Tìm em mênh mông biển trời.

Em

Vẫn thấy con đường xa tít mù.

C D

Tìm em tìm hoàng hôn lá.

Em

Nắng tắt trăng vừa lên cuối đường.

C D

Bỏ quên con tim héo mòn.

Em

Cứ mãi di tìm nhau thế thôi.

C D

Ðể cho ai voi nhung nhớ.

Em D Em

Và rồi tìm thấy nhau Tình yêu sao nỹơ ngàng.

D B7

Ðêm về chợt nghe lòng thao thức

Em

Vì yêu em anh nhu say

C

Vì yêu em anh nhu mo

D Em

Mo gíâc mơ ngày mai

Em

Tình yêu cho ta bên nhau

C

Tình yêu cho ta bao ân tình

D Em

Trọn đời bên em

Rap: Giây phút ấy anh tưởng như là giấc mơ. Gặp em anh không thể quên được ánh mắt nụ cười. Anh nghĩ rằng mình dã tìm được hình bóng ấy Cho anh nhớ, cho anh mo, cho anh yêu em đắm say

ĐÔ TRƯỞNG (C)

1. C-F-G7-C

2. C-F-D7-G7-C

3. C-F-Am-Dm-G7-C

4. C-F-Am-A7-D-D7-G7-C

5. C-Am-F-Dm-G7-C

6. C-Am-F-Dm-D7-G7-C

7. C-Am-Dm-G7-C

8. C-Am-Dm-D7-G7-C

9. C-A7-Dm-G7-C

10 C-Em-Am-G7-C

11 C-Em-F-G7-C

12 C-Em-Am-D7-G7-C

LA THỨ (Am)

1. Am-Dm-E7-Am

2. Am-Dm-G-E7-Am

3. Am-Dm-D7-G-E7-Am

4. Am-C-E7-Am

5. Am-C-F-E7-Am

6. Am-F-Dm-G-E7-Am

7. Am-F-D7-G-E7-Am

6. Am-Dm-F-D7-G-G7-E7-Am

7. Am-G-E7-Am

8. Am-G-F-E7-Am

9. Am-G-C-E7-Am

10. Am-C-Dm-F-E7-Am

Cach Tim hop am cho bai hat Viet

Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!

Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . 3 vấn đề chính thuộc bàn tay trái là:

1: Tìm chủ âm của bài nhạc

2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc

3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:

1 : Tìm chủ âm của bài nhạc

Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra

a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)

b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ

c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ

Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)

Bài tập:

a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La ) La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì? Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )

b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm)

Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Ðiều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người ... "cầm quyền" trong nhà ? )

Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là 6n chủ âm của bài

Thí dụ:

a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn

b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong "gia đình" này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ

2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc

Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 - 4 -5 như sau:

Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:

Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK - ngón út 5 Sol OK

Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)

Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).

Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do "Re" ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re "Mi") . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E - G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )

Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 - 4 - 5 , đại khái ( nên nhớ là "đại khái" thôi) là:

a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha & 2 trai) : 1 - 4 -5 (tất cả đều trưởng)

b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng

Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng:

a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)

b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D

c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B

6 hợp âm này là G - C - D - Em -Am - B

Ðây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm "gốc" này mà người ta biến báo, thêm "mắm muối" vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc

Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối "mì ăn liền" này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:

Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là:

G - C - D7 - Em - Am -B7

3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:

Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây :

1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.

2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm

3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai ( C- F-G7) lúc ấy mới ... có thể lên tiếng ... để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am

Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn "cấp tốc" này thì chỉ còn cách là phải " mò " như sau :

1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ

2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai

3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất

4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.

Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và "trị được" khoảng ... 90% những bài nhạc Việt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#guitar