Những cấp độ trùng tu được vận dụng trong bảo tồn di tích kiến trúc gỗ:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những cấp độ trùng tu được vận dụng trong bảo tồn di tích kiến trúc gỗ:

1-Bảo quản:bao gồm các biện pháp và công nghệ kỹ thuật công nghiệp nhằm duy trì lâu dài chất liệu gỗ của di tích.

-gia cường thể chất của gỗ ở di tích bị mục nát hoặc bị phong hóa.loại công việc này mới được quan tâm bước đấu chưa có những kết quả rõ rệt và chưa được đúc kết.

-các biện pháp ngăn ngừa và xử lý chống mối mọt,nấm mốc.các biện pháp này ở nước ta được thực hiện khá rộng rãi hầu như trở thành bắt buộc ở các dự án bảo tồn di tích

Ưu điểm: dẻ, dễ thi công,ít ảnh hưởng đến công trình.

2-Gia cố: bao gồm những giải pháp thủ pháp thuần túy kỹ thuật, sử dụng các chất liệu và vật liệu cùng các cấu trúc hiện đại nhằm dữ cho di tích (toàn phần hoặc từng phần) khỏi sụp đổ,phân biệt 2 giải pháp gia cố tạm thời vag gia cố vĩnh cửu.

-đối với các di tích kiến trúc gỗ ở việt nam chủ yếu áp dụng biện pháp gia cố tạm thời

-biện pháp gia cố vĩnh viễn hầu như không phù hợp,ngoại trừ gia cố nền  móng đối với các di tích kiến trúc gỗ.

3-Tu sửa: là cấp độ quan trọng nhất

Trong qua khứ,tu sửa là hình thức hoạt động chủ yếu duy trì sự tồn tại của 1 căn nhà, 1 công trình kiến trúc làm bằng gỗ.đó là 1 hoạt động thông thường do người chủ trì và do người thợ thực hiện theo phương châm “hỏng đâu sửa đấy”

-tu sửa trong trùng tu khoa học được đảm bảo bởi những nguyên tắc thực hiện theo 1 trình tự bắt buộc đối với các di tích:

+nghiên cứu hồ sơ,lý lịch di tích mọi vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nó

+khảo sát hiện trạng di tích mọi phương diện, bởi các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau (nghiên cứu lịch sử văn hóa,kiến trúc,kết cấu xd,hóa,bảo quả…)

+xây dựng hồ sơ dữ liệu bản vẽ hình chụp và các hình thức ghi nhận hiện trạng khác

+xác định các hiện tượng và nguyên nhân hư hại của di tích tình trạng kỹ thuật và mức độ bảo tồn

+đề xuất các giải pháp trùng tu theo các tiêu chí can thiệp ít nhất,thay thế ít nhất ,hiệu quả cao nhất.

+lập dự án trùng tu trên cơ sở những kết quả có được bởi sự thực thi của các bước trước đó

+lập phương án thi công theo các tiêu chí giảm thiểu sự hạ giải và biến đổi thể làm việc vốn đã hình thành của hệ kết cấu,tránh làm hư hại các cấu kiện và các họa tiết trang trí trong quá trình thi công

+sử dụng những nghệ nhân,người thợ được chuyên môn  hóa trong trùng tu

+chỉ dẫn kỹ thuật và giám sát thi công song hành toàn bộ quá trình thự hiện dự án trùng tu

+hồ sơ hóa mọi hoạt động trùng tu, đặc biệt là những thay đổi xảy ra có đổi khác so với hồ sơ thiết kế ban đầu

+ nghiệm thu từng bước hoặc toàn phần là quá trình bắt buộc trong trùng tu

+ kết quả trùng tu phải là sự so sánh tình trạng di tích trước khi có can thiệp và sau khi có trùng tu

4- Tu sửa kết hợp với phục hồi từng phần

- khôi phục những thành phần bị mất

- loại bỏ những thành phần bổ xung muộn mằn xa lạ với di tích. Việc khôi phục từng phần những thành phần bị mất chỉ được thực hiện với 2 điều kiện

+ nếu điều này thật sự cần thiết

+ nếu có đầy đủ những cơ sở xác thực tại chỗ cho việc là này

+ những lỗ lực để đạt được sự đẹp đẽ hơn” hoàn chỉnh hơn” sẽ dẫn tới sự tan vỡ của thực thể di tích với những dấu ấn lịch sử,dấu vết thời gian, những đặc điểm và giá trị nổi trội của di sản kiến trúc gỗ.

5- Tôn tạo : việc tôn tạo hiểu cho đúng :

+ là sự cải thiện điều kiện và môi trường tồn tại của di tích ( ưu tiên số 1)

+ khôi phục không gian cảnh quan vốn có (ưu tiên số 2)

+ tạo điều kiện cho việc quan sát và tham qua di tích (ưu tiên số 3)

+ hình thành những cơ sở phù hợp phục vụ khách quan (ưu tiên số 4).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro