câu chuyện 10: Ma Đói (Hidarugami)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nếu một ngày bạn đang đi trên núi và bất ngờ bị một cơn đói dày vò mãnh liệt đến mức phải khụy xuống, thì khi đó có thể bạn đang bị tấn công bởi Hidarugami – những con ma đói.

Hidarugami được cho là linh hồn của những người chết đói lang thang trên núi. Bởi vì họ chết cô độc nên không có bất kỳ mộ bia hoặc lễ tưởng niệm nào. Linh hồn của họ trở nên xấu xa và tìm cách bắt người khác phải chia sẻ sự đau khổ của họ.

Chúng hầu như chỉ xuất hiện ở những con đường mòn trên núi. Lữ khách khi gặp phải Hidarugami đột nhiên bị đói kịch liệt, mệt mỏi và tê tay tê chân – cảm giác được cho là tương đương cái đói thực tế. Nạn nhân không thể di chuyển và thường gục ngã. Cuộc tấn công là một hình thức chiếm hữu. Hidarugami nhập vào cơ thể nạn nhân. Nếu không có biện pháp đối phó, Hidarugami có thể gây chết đói thật sự dù cơ thể nạn nhân có khỏe mạnh thế nào đi nữa.

Sau khi chết, nạn nhân sẽ tham gia vào nhóm Hidarugami. Nhờ đó, nhóm Hidarugami sẽ ngày phát triển và tập hợp thêm nhiều linh hồn.

Cách thức trục xuất Hidarugami tương đối đơn giản, miễn là nạn nhân có chuẩn bị. Chỉ cần một mẩu thức ăn nhỏ – chủ yếu gạo hoặc ngũ cốc – là có thể ngăn chặn cuộc tấn công, và cái đói sẽ rời đi nhanh như nó đã phát sinh. Đó là lý do tại sao – kể cả thời nay – những người lữ khách được khuyên không nên đi sâu vào các ngọn núi mà không mang theo vài nắm cơm hoặc cơm hộp để ăn. Và nếu có mang theo cũng không được ăn hết sạch, luôn luôn để lại một vài hạt dự phòng trường hợp khẩn cấp.

Các buổi kể truyện ma Hyakumonogatari Kaidankai và những hướng dẫn du lịch cổ xưa của người Nhật đầy rẫy những mẩu chuyện về Hidarugami. Trong một câu chuyện từ năm 1736, một người đàn ông tên Senkichi đã được tìm thấy trong tình trạng kiệt sức và bất tỉnh trên đường núi. Ông thậm chí không thể nói chuyện, được đặt lên xe bò và chở về thị trấn để dưỡng sức và phục hồi. Senkichi được xem là có liên quan đến một vụ tấn công của Hidarugami. Một câu chuyện điển hình khác kể về một thương gia đi qua đèo Noborio hướng về Onohara. Chỉ vài giờ sau khi kết thúc bữa ăn trưa của mình, ông bị cảm giác đói như sắp chết, phải đấu tranh để lết đến một ngôi chùa gần đó. Một bản hướng dẫn du khách từ năm 1861 đã cảnh báo về sự nguy hiểm khi đi vào núi mà không có vài nắm cơm để bảo vệ.

Ở các tỉnh Kochi, Nagasaki và Kagoshima, có những ngôi miếu nhỏ chạy dọc theo các con đèo và đường núi để thờ cúng Hidarugami. Việc thực hiện một nghi lễ cúng kiếng tại các miếu thờ này, đôi khi chỉ đơn giản là đặt vài nhánh cây nhỏ để tưởng niệm, được cho là có thể bảo vệ chống lại Hidarugami.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bí#qzan