Những câu truyện cảm động khiến ta phải suy nghĩ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Người đăng: Đỗ Văn Trình

Mail: [email protected]

Lớp: 2TĐ-K8

Trường: Cao Đẳng Công Nghệ Viettronics

Địa Chỉ: 118 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng

Câu chuyện 1

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu
được từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.

Câu chuyện 2

Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể 
hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người 
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất 
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục 
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi 
mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học 
được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn 
nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ 
chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của 
mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì 
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng 
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm 
đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. 
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. 
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố 
khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời 
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ 
nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ, 
phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?" 
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa 
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc 
sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để 
mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải 
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.

Câu chuyện 3

Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. 
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên 
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề 
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo 
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi 
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp 
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu 
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được 
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. 
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là 
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống 
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng 
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con 
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không 
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều 
mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng 
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành 
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó

Câu chuyện 4

Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con
mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai
tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên
và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu
tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý
không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt
đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!

Câu chuyện 5

Hãy đọc những dòng này và hãy nghĩ về nó:
- Nếu sáng nay bạn thức dậy khoẻ mạnh, nghĩa là bạn hạnh phúc hơn 1 triệu
người rồi đấy, những người không sống được đến tuần sau.
- Nếu bạn chưa bao giờ trải qua chiến tranh hay sự cô độc trong những
phòng giam của nhà tù, nếu bạn chưa phải hấp hối vì đói và khát, bạn hạnh
phúc hơn, may mắn hơn 500 triệu người trên Thế giới này.
- Nếu bạn đến nhà thờ, không sợ hãi về 1 ngày tận thế hay cái chết, bạn
hạnh phúc hơn 3 tỷ người trên Thế giới.
- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn được ăn mặc tử tế, bạn có 1
mái nhà và 1 cái giường êm ấm, bạn giàu có hơn 75% nhân loại.
- Nếu bạn có tài khoản trong nhà băng, tiền trong ví và 1 ít xu lẻ trong túi
quần, bạn đã thuộc 8% no đủ của toàn Thế giới.
Nếu bạn đọc những dòng chữ này, bạn sẽ hạnh phúc gấp 2 lần vì :
- Có ai đó nghĩ đến bạn
- Bạn ko nằm trong số 2 tỷ người mù chữ
- Bạn có máy tính
Nếu nhìn Thế giới dưới góc độ như thế này ta sẽ thấy rằng chúng ta, những
con người, cần sự thông cảm, đoàn kết, sự nhân ái và trí thức đến mức
nào !
Bạn hãy nghĩ về điều đó !

Câu chuyện 6

HÃY THẮP LÊN MỘT QUE DIÊM 
Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng - 
ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang 
diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói : 

- Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận 
động này. 

Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong boáng tối âm u. Ông John Keller 
nói tiếp: 

- Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm 
đang cháy thì hãy hô to "Đã thấy!". 

Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!". 

Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích: 

- Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ bé như một que diêm cũng sẽ 
chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy. 

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vang 
lên : 

- Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên ! 
Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng. 

Ông John Keller kết luận : 

- Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến 
tranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tình 
thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là môi 
trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sống 
chung không tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khi 
con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm khổ 
nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh. 

Cách tốt nhất để xây dựng hoà bình là tăng thêm thật nhiều những hành 
động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương 
xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que 
diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những 
hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của những 
đau khổ và cái ác.

Câu chuyện 7

Hãy theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình
"Tôi có một người bạn tên Monty Robert, hiện là chủ nhân một trại nuôi 
ngựa ở San Ysidro. Anh đã cho phép tôi dùng nhà của anh để tổ chức 
những buổi gây quỹ nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do 
thanh niên thực hiện. 
Một hôm, anh đến ngồi cạnh tôi và nói: 
- Tôi muốn kể cho bạn biết tại sao tôi để bạn sử dụng nhà của tôi để làm nơi 
tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống 
cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, 
người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang 
trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hoá. Kết quả là việc 
học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu 
bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?". 
Đêm đó, cậu bé đã viết bẩy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm 
chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. 
Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 
200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy 
cho ngựa. 
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài 
làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của 
thầy "Đến gặp tôi sau giờ học". 
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã hoạch định một việ mà em không thể làm được. Ước mơ của em 
không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình 
không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ 
nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại 
nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại 
bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm 
số của em. Rõ chưa? 
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý 
kiến. 
-Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con. 
Nghe cha đáp, cậu bẻ liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo 
của mình 
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ 
của mình. 
Kể đến đây Monty dừng lại và hỏi tôi: 
- Bạn có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé 
trong câu chuyện mà tôi vừa kể không? Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó 
đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi 
nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói :"Monty này, khi anh còn học với tôi, tôi 
đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm 
thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó" . Nghe thầy nói thế, tôi 
vội đáp "Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn 
những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo 
đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình"

Câu chuyện 8

HẠNH PHÚC VÔ BIÊN

Hai người đàn ông đều bệnh nặng, được xếp chung 1 phòng tại bệnh viện.
Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày 1 tiếng để thông phổi. Giường ông
ta nằm cạnh cửa sổ duy nhất trong phòng, người kia phải nằm suốt ngày.
Hai người đã nói với nhau rất nhiều. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa
công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ đã trải qua.
Mỗi chiều khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian
để tả cho người bạn cùng phòng nghe những gì ông thấy được ngòai cửa
sổ. người kia, mỗi chiều lại chờ đợiđược sống traong cái khỏanh khắc 1
tiếng đó-cái thời gian mà thế giớ của người đó mở ra sống động bởi những
họat động và màu sắc bên ngòai.
Cửa sổ nhìn ra 1 công viên với 1 cái hồ nhỏ xinh xắn. Vịt, ngỗng đùa giỡn
trên mặt hồ trong khi bọn trẻ thả những chiếc thuyền giấy. Những cặp tình
nhân tay trong tay nhau đi dạo giữa ngàn hoa và ráng chiều rực rỡ. Những
cây cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, và xa xa là đường chân trời của thành
phố ẩn hiện.
Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả bằng những chi tiết tinh tế, người kia
có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình 1 bức tranh sống động.
1 chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả 1 đòab diễu hành đi ngang qua.
Du' ko nghe được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được trong
tưởng tượng qua lời kể của người bạn cùng phòng.
Ngày và đêm trôi dần….
1 sáng, khi mang nước đến phòng cho họ, cô y tá phát hiện người đàn ông
bên cửa sổ đã qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến
mang ông đi. 1 ngày kia, người đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến
bên cạnh cửa sổ. Cô y ta đồng ý để ông được yên tĩnh 1 mình. Chậm chạp
gắng sức, ông nhổm dậy bằng 2 cùi chỏ và ngắm nhìn thế giới bên ngòai.
Oâng căng thẳng nhìn ra cửa sổ.Đối diện ông chỉ là 1 bức tường xám xịt.
Oâng hỏi cô y tá điều gì khiến người bạn khốn khổ cùng phòng của ông đã
mô tả cho ông nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ. Cô y tá cho biết rằng
người đàn ông đó bị mù và thậm chí ông ta cũng ko thấy được bức tường
nữa. Cô nói : “Nhưng ông ta muốn khuyến khích ông can đảm lên”.
Có những hạnh phúc vô biên khi mang lại hạnh phúc cho người khác bất
chấp hòan cảnh riêng của mình. Nỗi khổ được chia sẻ sẽ vơi nửa, nhưng
hạnh phúc được chia sẻ sẽ nhân đôi.

Câu chuyện 8

Câu chuyện 9

ột người lính Mỹ trở về từ chiến trường Việt Nam...
Vừa xuống sân bay,anh gọi điện về cho ba mẹ
"Thưa ba mẹ...con đã trở về..."
"Ơn Chúa,con vô cùng yêu quí,hãy về nhà mình ngay lập tức,ba mẹ muốn
nhìn thấy con.."
"Con còn có một người bạn đi cùng nữa,và con muốn ba mẹ đón nhận bạn
ấy như người trong nhà"
"Một người bạn ư?Thật là tuyệt vời !"
"Nhưng bạn ấy không phải là một người bình thường,bạn ấy bị cụt một tay
và một chân"
"Ồ,con yên quí,có lẽ ..con nên ....gửi bạn vào một trại thương binh nào đó,và
bạn con có thể tự tìm được cách sống chăng?"
Người lính im lặng và cúp máy....
Bốn ngày sau,ba mẹ anh nhận được giấy báo của cảnh sát,con trai của ông
bà đã nhảy lầu tự tử."Tại sao lại vô lí như vậy?Nó có gia đình,nó lại vừa
được trở về từ cõi chết.."
Hai ông bà vội vàng lái xe đến đồn cảnh sát,vừa bước chân vào chỗ để
xác,hai người kinh ngạc dừng bước...
Con trai của họ,bị cụt một chân và một tay...

Câu chuyện 10

Truyền thuyết về trái Đào.
Lâu lắm rồi ở miền Bắc Trung Quốc nọ có một làng nhỏ nằm heo hút trên
một ngọn núi cao chỉ vài gia đình sống ở đó.Trong làng ấy có một chàng trai
dũng cảm với trái tim tấm lòng nhân hậu tên là Đào tử. Mọi nguời trong làng
đều rất yêu mến chàng. Cũng ở trong làng ấy có một cô gái tên là Tiểu Mỹ.
Tiểu Mỹ xinh đẹp, thông minh lại đàn hay hát giỏi. Đào Tử coi Tiểu Mỹ như
em gái mình. Họ hay cùng nhau nói chuyện và ca hát, dần dần họ yêu nhau
từ lúc nào cũng không hay. Tiểu Mỹ và Đào tử yêu nhau lắm nhưng khổ một
nỗi Tiểu Mỹ lại là một nàng tiên và chẳng bao lâu nữa sẽ phải về trời. Do
Tiểu Mỹ rất yêu Đào Tử nàng không muốn làm chàng đau khổ cho nên một
hôm Tiểu Mỹ lạnh lùng nói với Đào Tử rằng:Thực ra người mà em yêu phải
là người cực kỳ dũng cảm, nhưng anh lại không khống chế nổi tình cảm của
em điều này cho thấy anh không phải là người dũng cảm nhất. Khi nào anh
trở nên dũng cảm nhất em sẽ quay lai với anh.Thế rồi từ đó họ không gặp
nhau nữa.
Lời nói của Tiểu Mỹ in sâu vào trong lòng Đào Tử.Chàng ở vào thế tiến thoái
luỡng nan:Yêu Tiểu Mỹ nhưng nàng không yêu, cố quên nàng đi nhưng
không quên nổi.Trái tim chàng lúc đập rộn ràng lúc thì băng giá. Khuôn mặt
chàng đã mất dần màu máu,trái tim chàng đã bị cứng lại. Một hôm họ tình
cờ gặp nhau Đào Tử nói cho Tiểu Mỹ nỗi đau khổ của mình, chàng nói với
Tiểu Mỹ:'"Trái tim anh đã băng giá và khô cứng.anh rất yêu em, anh yêu em
bao nhiêu thì tim cứng bấy nhiêu. Anh không tin là em không yêu anh, anh
chỉ muốn xem xem, trái tim em có phải vì Tình yêu mà cũng băng giá. "Sống
trên cõi đời này không còn ý nghĩa gì đối với đôi trai gái này cho nên họ cùng
móc trái tim của mình ra cho nhau xem và cùng chết. Nguời dân cùng làng vì
cảm động trước mối tình của đôi trai gái cho nên đã chôn hai người cùng với
nhau. Cùng đêm đó có một trận mưa lớn suốt đêm,dân làng nghe thấy có
tiếng nói chuyện ở ngoài đường cái nhưng chẳng ai dám ra xem là có
chuyện gi? Thế rồi sáng hôm sau, trên ngôi mộ của đôi trai gái mọc lêm một
cái cây nhỏ, trên cây mọc đầy những bông hoa nhỏ màu hồng nhạt. Hoá ra
là xác của Đào Tử mọc thành cái cây .Dân làng vì để tưởng nhớ tới Đào Tử
chàng trai dũng cảm đã lấy tên chàng đặt cho cái cây ấy. Còn về Tiểu
Mỹ,nàng đã hoá thành nhũng bông hoa màu hồng ấy. Sau khi chết linh hồn
của nàng bay về trời nhưng nàng vẫn còn lưu luyến với mối tình ở duới trần
gian Vương mẫu nương nương cảm động trước tình cảm ấy đã phong cho
nàng cái tên Đào hoa nương nương tượng trưng cho Tình yêu.
Hè năm đó, trên cái cây ấy kết đày những quả có có hình trái tim gắn liền
với nhau.Những người biết câu chuyện này thường sợ cây Đào đau cho nên
họ đợi cho quả Đào có màu đỏ và trở nên mềm thì mới ăn. Kỳ thứ trong quả
Đào còn có một cái hạt cứng bảo vệ trái tim đã hoá đá.
Từ năm đó trở đi nguời dân ở đây coi hoa Đào là loại hoa tượng trưng cho
Tình yêu, gỗ của cây Đào dùng làm bùa tránh tà.

Câu chuyện 11

Ngày xưa ở 1 vùng thôn xóm kia, co' 1 người thiếu phụ trẻ khá xinh
đẹp.Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ
chồng...Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo.Mọi
người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na...Trong vùng ko ít
đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp...Trong số đó có tên yêu cô đến
điên cuồng...Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối...Hắn từ yêu hóa
ra căm hận.Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã ko giữ tròn trinh tiết của
người vợ,la' 1 người phụ nữ thiếu đức hạnh...Tin đồn cứ truyền khắn nơi
trong vùng, mọi người nhìn cô với 1 ánh mắt khác đi.Rồi tin đồn cũng tới tai
bà mẹ chồng của cô.Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô...Ko thể nào chịu nổi
những lời dèm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn
lắm ...1 lần quá đỗi tuyệt vọng cô đã tìm đến cái chết Cái chết của cô làm
cho tên khốn kiếp đã tung những tin đồn ko hay về cô vô cùng ân hận và hối
lỗi...Hắn cảm thấy bị lương tâm dằn vặt...hắn tìm đến cụ già nhất làng và là
người hiểu biết nhất để kể hết mọi chuyện và xin ông 1 lời khuyên.Cụ già
nghe xong mọi chuyện ko nói gì dẫn hắn lên trên ngọn đồi của làng.Cụ xé
chiếc gối và thả xuống.Những bông gòn theo gió bay đi mọi hướng.Cụ già
bảo hắn đi nhặt lại những bông gòn đó rồi dồn lại vào gối.Hắn ngạc nhiên
lắm,vì làm sao có thể nhặt được đấy đủ .Cụ già nhìn hắn rồi nghiêm nghị nói:
-Những lời do con người nói ra cũng như những bông gòn kia vậy, ko thể
nào lấy lại được.Khi lời đã nói ra thì làm sao có thể rút lại được

Câu chuyện 12

TRÁI TIM - BỘ ÓC VÀ CÁI LƯỠI
Một ngày kia, trái tim, bộ óc và cái lưỡi đồng ý với nhau sẽ không bao giờ
nói những lời đơn sơ bé nhỏ nữa.
Trái tim: "Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm bận rộn ta thôi. Chúng làm cho
ta trở nên yếu đuối. Sống trong thời buổi này, trái tim phải trở nên cứng rắn,
cương quyết chứ không thể mềm nhũn dễ bị xúc động được."
Bộ óc đồng tình: "Vâng, đúng thế, thời buổi này chỉ có những tư tưởng cao
siêu, những công thức tuyệt vời, những chương trình vĩ đại mới đáng cho bộ
óc suy nghĩ tới. Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm mất thời giờ, mà thời giờ
là vàng bạc."
Cái lưỡi nghe trái tim và bộ óc nói thế không khỏi hãnh diện và tự cảm thấy
mình trở nên rất quan trọng, mặc dù cái lưỡi chỉ là bộ phận bé nhỏ của thân
thể. Vì thế lưỡi cũng nhất trí: "Hai anh quả thật đã đạt được tột đỉnh của sự
khôn ngoan. Nếu hai anh nghĩ thế thì kể từ nay tôi sẽ chỉ nói những từ cao
siêu, những câu văn hoa bóng bẩy, những bài diễn văn sâu sắc hùng hồn."
Kể từ dạo ấy, trái tim chỉ gửi đến lưỡi những lời nói cứng cỏi, bộ óc chỉ sản
xuất và gửi xuống lưỡi những tư tưởng cao siêu và lưỡi không còn nói
những lời đơn sơ nhỏ bé nữa.
Thời gian trôi đi. Mặt đất trở nên tẻ nhạt như cảnh vật vào mùa đông : không
một chiếc lá xanh, không một cánh hoa đồng nội và lòng người cũng trở nên
chai đá như những tháng hè nóng bức.
Nhưng những ông già bà cả vẫn còn nhớ những lời đơn sơ nhỏ bé. Đôi lúc
miệng họ vô tình bật nói ra chúng. Lúc đầu họ sợ bị bọn trẻ chê cười. Nhưng
kìa, thay vì chê cười, những lời nói đơn sơ nhỏ bé lại được truyền từ miệng
này sang miệng khác, từ bộ óc này sang bộ óc khác, từ trái tim này qua trái
tim nọ. Cuối cùng chúng xuất hiện như những đóa hoa phá tan lớp băng
tuyết giá lạnh để vươn cao làm đẹp cho đời.

Câu chuyện 13

BA CHÚC CON ĐỦ
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở
các sân bay đến thế .Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó !?!!Tôi thích được
ngắm nhiều người .Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét :phải nhìn mọi người "
chào " và " tạm biệt " .Nó làm tôi xúc đông đến phát mệt .
Cho nên, mỗi khi gặp 1 thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân
bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt " .Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh
phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của
mình .Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc ... tôi cảm thấy mình còn rất
nhiều điều quý giá khác .Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng
cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi
chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau ... đó là những hình ảnh
mãi mãi nằm trong tâm trí tôi .
Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt " đấy .Có 1
lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng 2 cha con đang bên nhau trong những phút
giây cuối cùng .Họ ôm nhau và người cha nói : " Ba yêu con, ba chúc con
đủ ".Rồi cô gái đáp lại :" Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ "
Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn
và cần khóc .Tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư
của ông ấy nên không nói gì .Bỗng ông quay lại chào tôi và :
- Đã bao giờ anh nói lời tạm biệt với 1 người, và biết rằng mãi mãi không
gặp nữa ?
+Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩng biệt với con gái ông ? Tại sao vây ?
-Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất -Người cha nói -
Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất .
+Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói :" Ba chúc con đủ " .Tôi có thể
biết điều đó có ý nghĩa gì không ?
Người cha già mỉm cười : Đó là lời chúc gia truyền của gia đình tôi, đã qua
nhiều thế hệ rồi - Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ
lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn - Khi tôi nói :" Ba chúc con đủ ", tôi
muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được
nó .
Rồi ông lẩm nhẩm đọc :" Ba chúc con đủ ánh sáng mặt trời để giữ cho tâm
hồn con trong sáng .Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con
luôn sống .Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui
nhỏ nhất .Ba chúc con đủ những gì con muốn để con hài lòng .Ba chúc con
đủ mất mát để con yêu quý những gì con có .Và ba chúc con đủ lời chào để
có thể vược qua được lời "tạm biệt " cuối cùng .
Ông khóc và quay lưng bưóc đi .
Tôi nói với theo " Thưa ông, tôi chúc ông đủ "

Câu chuyện 14

Khi đọc câu "Chỉ khi chúng ta mất đi một điều gì đó, chúng 
ta mới thực sự thấy được 
cái đó đáng quý biết nhường nào" của bạn mình chợt nhớ đến một câu danh 
ngôn như thế này:
"When one door of happiness closes, another opens but often we look so 
long at closed door that we don’t see the one that has been opened for us. I 
wish your fingers were caught in the process!"
"Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác mở ra. Nhưng 
thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đã đóng để rồi không thấy cánh cửa đang 
mở ra. Chúc bạn biết mở cửa."
Bạn thấy thế nào?

Câu chuyện 15

Sức Mạnh của Nụ Cười
(Halnoch McCarty)
Smile at each other, smile at your wife, smile at your husband, smile at your
children, smile at each other -- it doesn't matter who it is -- and that will help
you to grow up in greater love for each other.

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau
một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi
một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ,
tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.

Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những
người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông
từng là phi công tham gia chống phát xít trong Thế Chiến II. Từ những năm
tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay
một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry
là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình sẽ bị xử
bắn như những người khác. Ông viết :

"Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc.
Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh
ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi :

-Xin lỗi, anh có lửa không ?

Anh nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt
tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình lại làm như thế.
Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.

Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẽ hở giữa hai tâm
hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song
do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi
hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi
không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ còn là một con người.

-Anh có con không ? - Anh ta hỏi tôi.

-Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiéc bóp có hình gia đình mình. Đoạn anh ta
cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những hi vọng
của anh đối với chúng.

Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại
người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khóa
và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi
ra rồi quay trở về.

Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi nhờ một nụ cười.

Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết
rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo vệ phẩm
giá và vị thế của mình, bên dưới những điều này còn có một cái thật quý giá
mà tôi gọi là tâm hồn.

Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng
còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có khoảnh khắc gắn bó
với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với
tôi đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể
dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà
đưa ra một lời khuyên chân thành : "Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với
vợ bạn, với chồng bạn, với con bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này
sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau".

Câu chuyện 16

Chuyện cây táo
Cách đây rất lâu , ở 1 làng nọ có một cây táo cổ thụ .Hàng ngày có 1 cậu
nhỏ hay ra chơi đùa với cây . Cậu leo trèo lên ngọn cây , hái táo để ăn và khi
đã mệt mỏi cậu ngủ thiếp đi dưới bóng râm của nó . Cậu rất yêu quí cây táo
và cây táo cũng thích chơi đùa với cậu .
Thời gian trôi đi , cậu nhỏ gày nào đã lớn và không còn chơi đùa với cây táo
nữa . Một ngày nọ cậu xuất hiện với vẻ mặt rất buồn bã . Cây táo muốn cậu
chơi đùa với nó , nhưng cậu từ chối :
- Tôi không còn nhỏ nữa và tôi không muốn chạy xung quanh cây. Tôi muốn
chơi đồ chơi kia nhưng tôi không có tiền để mua chúng .
- Tôi cũng không có tiền - Cây táo nói - nhưng cậu có thể hái các trái táo để
bán và cậu sẽ có tiền .
Cậu trai rất mừng khi nghe đề nghị như vậy . Cậu hái hết các quả táo mang
đi bàn và không trở lại nữa . Cây táo rất buồn vì nhớ cậu .
Một ngày kia , cậu bé ngày nào đã trở thành 1 chàng trai , đến bên cây táo .
Nó rất vui mừng và đề nghị cậu chơi dùa với nó . Nhưng chàng trai từ chối và
đề nghị cây táo hãy cho chàng 1 ngôi nhà đề gia đìng của chàng trú ẩn .
-Tôi kô có nhà đê cho cậu - cây táo nói - nhưng cậu có thể chặt những tán
cây của tôi để làm nhà .
Và thế là chàng trai chặt hết các tán cây , vui vẻ mang đi . Cây táo rất hạnh
phúc khi thấy chàng trai vui nhưng không thấy chàng quay lại . Nó trở nên
buốn bã và cô độc.
Vào 1 ngày hè nóng nực rất lâu sau đó ,ngươi đàn ông- cậu bé lại xuất
hiện . Và cây táo lại rất vui mừng . Nó muốn chơi đùa , nhưng người dàn
ông ấy từ chối vì mệt mỏi . Ông ấy muốn có 1 chiếc thuyền để nghỉ ngơi và
muốn cây táo giúp mình . Cây táo đề nghị người đàn ông hãy đốn thân cây
to lớn của nó đề làm thuyền . Người đàn ông đốn cây và không xuất hiện
nữa .
Cuối cùng , vào 1 buổi chiều , ông lão - cậu bé đã xuất hiện .
- Ôi con trai ,bây giờ thì ta không còn gì để cho con nữa rồi - cây táo nói -
Không còn những quả táo chín ngọt..
- Con không còn răng để ăn táo..
- Cũng không còn cành để con leo ...
- Con không đủ sức để làm việc dó.
- Thật sự ta không còn gì nữa , chỉ còn mỗi gốc cây - Cây táo khóc..
- Con không cần cái gì nữa cả . Chỉ cần 1 chỗ để nghỉ ngơi thôi .
Nói rồi ông lão ngồi lên gốc cây . Cây táo rất đỗi vui mừng . Nó cười qua làn
nước mắt.

Đây chỉ là 1 câu chuyện ngụ ngôn . Cây táo là cha mẹ chúng ta . Khi chúng
ta còn bé chúng ta rất thích chơi đùa với Bố , Mẹ . Nhưng khi chúng ta lớn
thì chúng ta rời bỏ họ và chỉ quay về khi chúng ta cần lấy thứ gì hay chúng
ta có những nỗi phiền muộn . Cha mẹ vẫn sẵn sàng tha thứ đón nhận chúng
ta và làm tất cả những gì miễn là chúng ta được hạnh phúc.

Câu chuyện 17

Món quà dành cho những nhà thông thái
Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật
ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa
ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm.
Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhằm lẫn, chỉ có một
đồng tám mươi bảy xu ,và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống VÀ KHÓC MÀ THÔI.
Ở ÐÓ , TRONG MỘT CĂN PHÒNG NHỎ, TỒI TÀN, cô đang nức nở.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James
Dillingham Young, ở thành phố NEW YORK.
Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham
Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm . Tuy vậy đó không phải là một
công việc kiếm được nhiều tiền.Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết
lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng
vận may đã không mỉm cười với cô.Tuy nhiên,cô rất hạnh phúc khi ôm 'Jim',
James Dillingham Young,t rong tay mỗi khi anh trở về.
Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên
bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.
Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim,
Jim của cô, một món qùa. Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa ,
một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.
Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô
sáng lên.
Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá
nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây
thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta.Thứ còn lại là
mái tóc của Della.
Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng.Thật tuyệt đẹp, không
khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô .Della cuộn
tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát .
Della bước chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại
trước bảng hiệu "Madame Eloise".Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà ta
chẳng có một chút vẻ "Eloise" nào cả.
Della cất tiếng hỏi: 'Bà mua tóc tôi không?'
'Tôi chuyên mua tóc mà', bà ta đáp và bảo :' Hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc
của cô đi'.
Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống.
'Hai mươi đồng' bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.
'Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi' Della nói.
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các
cửa hiệu trong niềm vui khôn tả .Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ . Ðó
là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình
nhưng rất tiếc là nó không có dây . Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết
rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.
Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu
còn lại.
Ðến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ
thầm :'Mình có thể làm gì với nó đây?'. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng
chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa.Tóc
của cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. 'Chúa ơi, mình trông
như một con bé nữ sinh ấy!'.Cô tự nhủ :' Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế
này?'
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng
rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cát áo
khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh
đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh
đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: 'Ðừng
nhìn em như thế , anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món
quà.Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói "Giáng sinh vui
vẻ", em có một món quà rất hay cho anh này!'
'Em đã cắt mất tóc rồi à?'Jim hỏi.
'Ðúng thế ,em đã cắt và bán rồi ,vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em
vẫn là em mà!' Della nói.
Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: 'Em nói là em đã bán tóc à?'
'Ðúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?'
Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn.
Anh nói: 'Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra
em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.'
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những
giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống.Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc
kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông
thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất
đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để
kẹp nữa!
Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc. 'Tóc em sẽ chóng dài ra
thôi Jim', nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và
chạy đi lấy .
'Ðẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú
nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi.Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim,
hãy nhìn nó với sợi dây mới này'
Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu
mỉm cuời nói: 'Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu.
Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em .Giờ thì
chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu'

Câu chuyện 18

HÚNG TÔI LÀ NHỮNG THẰNG NGU
Janice Anderson Connolly

Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ
thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.
Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế gãy. Trong một góc phòng
tôi thấy một học sinh đang đè một đứa khác xuống sàn nhà. "Nghe này,
thằng ngu kia!" đứa nằm dưới hét lên. "Tao cóc thèm để ý đến con em gái
của mày đâu!"
"Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?" đứa ở trên hăm dọa.
Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nhìn thẳng
vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ gì là thuyết phục cho lắm. Cả hai
tên gườm gườm nhìn nhau và nhìn tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó,
giáo viên phòng bên cạnh ló đầu vào phòng, hét bọn học trò của tôi ngồi vào
chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy mình thật bất lực.
Tôi cố gắng dạy theo giáo trình đã soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt
gườm gườm cảnh giác đề phòng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học trò đã gây ra
vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. "Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi
em," cậu ta nói. "Tụi em là những thằng ngu." Và Mark rời khỏi phòng.
Lặng người đi, tôi rơi mình xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở
thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi
tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đình vào mùa hè tới tôi sẽ làm
điều gì đó có ích hơn.
"Tụi nó quậy cô phải không?" Đó là người giáo viên đã vào lớp tôi lúc nãy.
Tôi gật đầu.
"Đừng có suy nghĩ nữa," anh ta nói. "Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo
vào mùa hè, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có
phí thời gian với bọn này."
"Ý anh là sao?"
"Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay
đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đã
quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đã phải la chúng
vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều
gì, cứ kêu tôi."
Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được hình ảnh khuôn mặt của
Mark khi cậu ta nói "Chúng em là những thằng ngu." Thằng ngu. Từ này cứ
vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều gì đó thật mạnh mẽ.
Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp
tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại
lớp và nhìn vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ.
"Đó là tên của tôi," tôi nói. "Các em có thể nói cho tôi biết đó là gì không?"
Bọn trẻ nói rằng tên của tôi "kỳ cục" và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên
như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu
lên và chúng nhìn tôi vui vẻ.
"Các em nói đúng, tên của tôi là Janice," tôi nói. "Tôi bị thiểu năng đọc,
nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi
chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số thì bay mất tiêu khỏi đầu
tôi. Tôi bị đặt biệt danh "Đứa ngu". Đúng vậy đó - Tôi đã từng là một "đứa
ngu". Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và
sự xấu hổ của mình."
"Vậy sao cô thành giáo viên được?" một đứa trẻ hỏi.
"Vì tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp
học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh "thằng ngu", các
bạn không cần ở đây. Hãy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp
này."

"Tôi sẽ không dễ dàng với các em," tôi tiếp tục. "Chúng ta sẽ làm việc và làm
cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một
số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu - đó là một lời
hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ "ngu" một lần nào nữa. Các em có hiểu
không?"
Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn.
Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời
hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đã nghe cậu ta nói với
một đứa khác "Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở
đây." Cậu đang cầm cuốn sách "To Kill a Mockingbird".
Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với
tôi "Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu vì chúng em hay nói sai ngữ pháp."
Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ
pháp, bởi vì bọn trẻ muốn thế.
Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật
nhiều. Tất cả học trò đều biết tôi sẽ lập gia đình và dời đi xa. Tôi thấy rõ bọn
trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui vì thấy chúng yêu mến tôi
nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.
Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi
khi tôi vừa bước vào cổng trường. "Xin cô vui lòng đi theo tôi," ông nói một
cách nghiêm khắc. "Có chuyện trong phòng học của lớp cô." Ông thẳng
bước đi về hướng lớp học. Điều gì đây? Tôi lo lắng.
Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đã lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa,
từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm
thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghèo đến
mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn.
Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi.
Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy.
Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đã thấy rất nhiều phiếu
đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đã kể lại cho bạn bè nghe. Quá kiêu hãnh
để có thể chấp nhận bị coi là "nghèo", Mark đã hỏi người chủ tiệm xin
những bông hoa dư còn lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên
đang chuẩn bị đi xa. Người ta đã giữ lại cho cậu những giỏ hoa.
Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi. Hai năm sau, cả 14 học
sinh đã tốt nghiệp, và 6 đứa đã đạt học bổng vào đại học.
Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy ại một trường rất nổi tiếng không xa
nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đã lập gia đình với người cậu yêu từ đại
học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước
đứa con trai của Mark đã lại học trong lớp tôi dạy.
Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn
bỏ nghề để làm điều gì đó tốt hơn!

Câu chuyện 19

Chiếc là cuối cùng
Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn
nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là “vùng”.
Những “vùng” này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con
đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá
là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá
đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình
đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!
Thế nên đám hoạ sĩ chẳng bao lâu đã kéo đến phường Greenwich, săn lùng
phòng cho thuê có cửa sổ thông ra hướng bắc, góc mái kiểu thế kỷ 18, gác
lửng kiểu Hà Lan, và giá thuê lại rẻ. Sau đấy họ mang vào vài lọ hợp kim
thiếc, một hai cái chảo nấu ăn dã chiến, và thế là một “quần cư” thành hình.
Hai cô Sue và Johnsy cùng thuê chung một căn phòng đơn giản ở tầng trên
cùng của một toà nhà ba tầng lụp xụp. “Johnsy” thực ra là tên thân mật của
California. Họ đã gặp nhau tại một hiệu ăn trên đường Số Tám, và khám phá
ra là họ có những sở thích tương đồng về nghệ thuật, rau diếp xoắn trộn
dấm, và thời trang với tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn
phòng.
Đấy là vào Tháng 5 . Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh
nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, rình rập trong “quần cư”,
móng vuốt giá băng quệt vào đây đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành
khu phía đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nhưng hắn chỉ mới đặt chân chầm
chậm qua các lối ngõ như bàn cờ của mấy “vùng” nhỏ hẹp phủ đầy rêu.
Bạn sẽ không xem Thần Viêm Phổi như một quân tử già đầy hào hiệp.
Người con gái nhỏ vốn đã mất máu vì những trận gió ở Califỏnia thì lẽ ra
không đáng cho một kẻ bất tài già nua bận tâm đến. Nhưng hắn đã tấn công
Johnsy. Thế là cô nằm bẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt,
xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà
gạch kế bên.
Một buổi sáng, vị bác sĩ đầy bận rộn mời Sue ra hành lang. Ông đang vẩy cái
nhiệt kế thăm bệnh để mực thuỷ ngân trong đó hạ xuống.
- Cơ may khởi bệnh của cô ấy áng chừng chỉ một phần mười. Và cơ may
này là tuỳ vào việc cô ấy có ý chí muốn sống hay không. Với cách con bệnh
chỉ ngóng chờ công ty mai táng đến thì sách thuốc nào cũng vô dụng. Cô
bạn nhỏ của cô đã bị ám ảnh là cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có ý định gì
không?
- Chị ấy... chị ấy muốn có ngày nào đó vẽ tranh phong cảnh vịnh Naples.
- Vẽ tranh à? Thật là điên rồ! Cô ấy có bận tâm nặng nề về việc gì không,
chẳng hạn về một người đàn ông nào đó?
Cô Sue khịt mũi:
- Một người đàn ông à? Một người đàn ông thì có thể... mà không, bác sĩ ạ,
không có chuyện như thế.
Vị bác sĩ nói:
- Thế thì là do cô ấy quá yếu rồi. Tôi sẽ cố làm mọi cách mà khoa học cho
phép. Nhưng mỗi khi con bệnh của tôi bắt đầu nhẩm tính số lượng xe trong
chuyến đưa đám của họ thì xem như hiệu lực của thuốc men chỉ còn một
nửa. Nếu cô có cách khiến cho cô ấy hỏi han cô về thời trang mua đông thì
tôi có thể đoán chắc cơ may là một phần năm, thay vì là một phần mười.
Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn
giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. Rồi cô đường bệ đi vào phòng của Johnsy
với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng.
Johnsy vẫn nằm bẹp, xem chừng không động đậy chút nào dưới tấm vải
giường, mặt hướng về cái cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo, nghĩ là bạn mình
đang ngủ. Cô sắp xếp giá vẽ và bắt đầu dùng viết và mực để vẽ hình minh
hoạ cho một truyện để đăng trong một tạp chí. Trong khi các hoạ sĩ trẻ tuổi
phải dọn đường cho Hội Hoạ bằng cách vẽ tranh cho truyện ấy để dọn
đường cho Văn Chương. Khi Sue đang phác hoạ cái quần bảnh bao và gọng
kinh một tròng của một anh hùng (một tay cao bồi bang Idaho), cô nghe một
tiếng nho nhỏ, lặp lại vài lần.
Cô đi vội đến bên mép giường. Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và
đang đếm, đếm ngược: “mười hai”, và ít lâu sau: “mười một”, và sau
đấy “mười”, rồi “chín”, rồi “tám” và “bảy” gần như liền nhau.
Sue nhìn chăm chú bên ngoài cửa sổ. Có gì ở ngoài đấy đâu mà đếm? Chỉ
có một khoảng sân trống buồn nản, và bức tường trơ trụi của một căn nhà
gạch xa hơn chừng mười thước. Một dây thường xuân thật già cỗi, gốc vặn
vẹo mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Ngọn gió thu lạnh đã làm rơi
rụng đám lá, phơi bầy các nhánh gần như trơ trụi bám vào mấy mảng gạch
vụn vỡ. Sue hỏi?
- Cái gì vậy hở bồ?
Johnsy nói, gần như thì thầm:
- Sáu. Bây giờ rơi nhanh quá. Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếm muốn
nhức đầu. Nhưng giờ thì dễ rồi. Thêm chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm.
- Năm cái gì, noi cho Sue của bồ nghe nào!
- Năm chiếc lá. Trên cây thường Xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình
cũng sẽ ra đi. Minh đã biết như thế ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho
bạn biết à.
Sue càu nhàu, với giọng khinh miệt cao quý.
- Ô hay! Minh chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá
thường Xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích
cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ
nới với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn... xem ông ấy nói gì nào... ông
ấy nói cơ may chính xácd là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may
chúng mình có ơ New York để đáp tầu điện hay đi qua một toà nhà mới. Bây
giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít tượu vang poóc-tô cho cô bé đang bệnh, và thịt
lợn cho chính tác giả ăn.
Johnsy vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ:
- Không cần phải mua rượu vang. Thêm một chiếc nữa. Không, mình không
muốn ăn cháo. Thế là còn có bốn. Mình muốn xem chiếc lá cuối cùng trước
khi trời tối. Khi ấy mình cũng sẽ ra đi.
Sue nghiêng mình trên cô:
- Johnsy ơi, bồ có thể hứa nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi
mình làm việc được không? Ngày mai mình phải đi giao mấy bức vẽ. Minh
cần ánh sáng, nếu không mình phải kéo rèm xuống.
Johnsy hỏi, giọng lạnh tanh:
- Bạn có thể vẽ trong phòng kia được không?
- Mình muốn ở kề bên bồ. Hơn nữa, mình không muốn bồ cứ nhìn mãi mấy
chiếc lá thường Xuân vô duyên đó.
- Cho mình biết khi nào bạn làm xong, vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng
rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi. Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông
xuôi tất cả, và thả người trôi xuống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc
lá mệt mỏi kia.
Johnsy nhắm mắt lại, mặt tái nhợt, năm yên như la một cái tượng bị sập đổ.
- Ráng ngủ đi. Mình muốn kêu ông Behrman lên để ngồi mẫu cho mình vẽ
một ông thợ mỏ già cô độc. Mình chỉ đi một phút. Đừng cựa quậy cho đến
khi mình trở lại.
Ông già Behrman là một hoạ sĩ sống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ.
Ông đã quá sáu mươi, và có một chòm râu rậm như ông Moses hiện thân
trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một sự thất bại trong
nghệ thuật. Trong bốn mươi năm ông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạm
gần đến vạt áo của Người Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác,
nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm nay ông không vẽ được gì ngoại
trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông
kiếm tiền chút đỉnh bằng việc ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ trong quần cư
khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống
rượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnam
là một ông già nhỏ thó nhưng dữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra
yếu đuối, và xem mình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ
sống ở tấng trên.
Sue tìm gặp behrman khi ông nồng nặc mùi rượu dâu trong căn phòng nhỏ
tối tù mù. Trong một góc là cái giá vẽ với khung vải trống trơn, suốtt hai
mươi lăm năm vẫn chờ đợi đường nét đầu tiên của một kiệt tác. Cô nói cho
ông nghe về chuyện hão huyền của Johnsy, về việc cô nàng – quả thật nhẹ
tênh và mỏng manh như một chiếc lá - sẽ trôi đi khi sự bám víu của cô vào
trần thế vốn đã yếu sẽ yếu thêm.
Ông già Behrman, với cặp mắt đỏ sòng sọc, lớn tiếng kinh thường và chế
diễu cho những điều tưởng tượng ngốc nghếch:
- Khốn khổ! ở đời sao lại có người ngu xuẩn muốn chết vì mấy cái lá rụng từ
một dây leo vô duyên như vậy? Tao chưa bao giờ nghe có chuyện này.
Không tao sẽ không ngòi làm mẫu cho một đứa ẩn cưa ngu ngốc như mày.
Tại sao mày lại để ý tưởng khùng điên đấy đi vào đầu của nó? Ôi dào, cái
con nhỏ Johnsy khốn khổ!
- Chị ấy đang yếu lắm, và cơn sốt làm cho đầu óc chị ấy trở nên bệnh hoạn
đầy những mơ tưởng kỳ quái. Được rồi, nếu ông không muốn ngồi làm mẫu
cho tôi cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông là một ông già xấu tính – già vô tích
sự.
Ông Behrman tru tréo lên:
- Mày đúng là đàn bà! Ai bảo tao không muốn ngồi làm mẫu? Đi lên đi. Tao
sẽ đến. Cả nửa giờ đồng hồ rồi tao đã nói là tao sẵn sàng ngồi. Trời ơi! Đây
không phải là chỗ cô Johnsy có thể năm bẹp dưỡng bệnh được. Một ngày
nào đấy tao sẽ vẽ nên một kiệt tác, và bọn mình sẽ rời đi nơi khác. Trời ơi!
Đúng là phải như thế.
Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèm cửa xuống, ra dấu bảo
Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây
thường
Xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn
mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo
xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làm mẫu, giả làm một thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên
một cái ấm lật ngược giả làm một tảng đá.
Khi Sue thức giấc vào buổi sáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy
Johnsy đang vô hòn nhìn cái rèm màu sậm đã buông xuống. Johnsy thì thào:
- Kéo rèm lên. Mình muốn nhìn.
Sue mệt mỏi làm theo bạn.
- Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt
một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch.
Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với
phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào
cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất.
Johnsy nói:
- Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêm qua. Mình
nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hôm nay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó.
Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối:
- Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên
nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làm được gì chứ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một
linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng
dường như đã ảm ảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình
bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng.
Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xám xịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn
độc bảm vào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêm buông
xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc
xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan.
Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra
lệnh kéo cái rèm xuống.
Chiếc lá thường Xuôn vẫn còn đấy.
Johnsy nằm một hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga
trên cái bếp ga. Cô nói:
- Minh là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho
thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang
cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang póc-tô, và... không, mang
trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi
mình sẽ ngồi lên để xem bồ nấu nướng.
Một giờ sau, cô nói:
- Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples.
Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài
hành lanh. Ông nắm lấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông.
- Cơ may ngang bằng. Với công chăm sóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và
giờ tôi phải đến thăm một ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman –
tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêm phổi. Ông ta già cả, yếu đuối,
cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôi sẽ đưa ông đến
bệnh viện để được thoải mái hơn.
Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue:
- Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và
chăm sóc – chỉ có thế thôi.
Buổi chiều ấy, khi Johsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lam thật
đậm và xem vẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô
và cũng quanh mấy cái gối.
- Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman
qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh chỉ
trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn
phòng tầng dưới, thất thủ với cân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị
ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một
đêm kinh hoàng như thế. Và rồi họ tìm thấy cái đèn bão, vẫn cháy, và một
cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít
mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường Xuân
cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ
bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman
đấy - ông đã vẽ nó đúng vào đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng.

Regards, Guest!

Câu chuyện 20

Vòng tròn cuộc sống

Một buổi chiều nắng đẹp, người đàn ông nọ ra biển câu cá. Ông ta nằm thư giãn trên bãi biển, cắm cần câu trên cát trắng sợi dây câu dài vươn tít ra ngoài xa, bập bềnh với sóng xanh. Ông lim dim mắt tận hưởng nắng chiều ấm áp.

Đúng lúc đó, một nhà doanh nghiệp trẻ từ đằng xa đi tới. Nhìn thấy người đi câu, anh ta bèn lại gần để trò chuyện:

- Bằng cách này ông chẳng thể kiếm được nhiều cá đâu! Lẽ ra ông nên làm việc thì tốt hơn.

Người đi câu ngước nhìn lên:

- Vậy ư? Nếu tích cực làm việc thì tôi sẽ được những gì nào?

- Ông sẽ có tiền và có thể mua được tấm lưới lớn, bắt được nhiều cá hơn - Thương nhân trẻ tuổi đáp.

- Rồi sau đó?

- Ông sẽ kiếm được thêm nhiều tiền từ đó và có thể mua một chiếc tàu. Sản lượng đánh bắt cá sẽ càng cao thêm.

- Tôi còn có thể nhận được những gì nữa? - Người đi câu cười.

Nhà doanh nghiệp bắt đầu khó chịu với câu hỏi của người đi câu:

- Ông sẽ có thể mua được tàu đánh cá to hơn nữa và thuê người làm cho ông.

- Rồi sau đó?

- Ông có thể xây dựng cả một đội tàu đánh cá lớn, đi vòng quanh thế giới và để người lao động đánh bắt cá cho ông.

Một lần nữa người đi câu hỏi:

- Thế lúc đó tôi được gì?

Thương gia đỏ mặt vì giận dữ, hét toáng:

- Chẳng lẽ ông không hiểu? Lúc đó ông trở nên giàu có tới mức ông không bao giờ phải động chân động tay làm việc để kiếm sống nữa. Ông có thể ngồi cả ngày trên bãi biển xinh đẹp này và thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn. Ông sẽ không còn một lo lắng nào trên đời nữa.

Người câu cá vẫn mỉm cười, nhìn chàng thương gia trẻ với vẻ thương hại:

- Thế cậu thấy tôi đang làm gì đây?

Câu chuyện 21

Sự tích hoa Cỏ may

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có đôi trai gái yêu nhau rất thắm thiết. Nàng xinh đẹp, là con gái của một gia đình giàu có, một tiểu thư khuê các, còn chàng chỉ là anh đốn củi nghèo, mồ côi sống trong túp lều tranh xơ xác.


Có không ít những người môn đăng hộ đối muốn cùng nàng “kết tóc xe tơ”, nhưng nàng chẳng cảm mến ai, vì trọn con tim đã gửi cho chàng trai chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.

Mối tình của họ không được chấp thuận, bố mẹ nàng đuổi chàng ra khỏi làng. Vì quá yêu nhau, họ bàn bạc đi đến một nơi thật xa, nơi không ai biết để cùng làm ăn sinh sống. Chàng sẽ cày cuốc thuê, nàng ở nhà trồng rau, dệt vải. Họ chấp nhận cơ cực để được sống bên nhau trọn đời.

Nhưng cuộc sống cơ cực đã biến nàng từ một tiểu thư khuê các thành người đàn bà lam lũ. Nhìn người vợ trẻ rất mực yêu quý phải vất vả đầu tắt mặt tối, chàng không an lòng. 

Hàng đêm chàng tự dày vò, trách cứ bản thân đã không đem lại được cuộc sống đầy đủ cho vợ. Nỗi day dứt khiến chàng quyết chí ra đi làm giàu. Chàng để chút vốn liếng ít ỏi còn lại đỡ đần người vợ trẻ rồi ra đi, hẹn một năm sau trở về với cuộc sống đầy đủ, khá giả hơn.

Người con gái ở nhà dệt đan, trồng rau, nuôi trong mình niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt chàng sẽ trở về. Một năm, hai năm, rồi ba năm…thời gian cứ đằng đẵng trôi đi, nàng vẫn không nhận được tin tức của chồng. Nỗi nhớ nhung cùng niềm mong mỏi làm nàng ngày càng trở nên xơ xác, héo hon. Tình yêu, niềm tin vào người chồng thật thà, tốt bụng khiến nàng quyết định đi tìm chàng với ước mong về một ngày mai đoàn tụ.

Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc. 

Thế nhưng tình yêu, niềm tin và hy vọng của nàng cuối cùng chỉ đổi lại bằng những cái lắc đầu, xua tay. Nàng cứ đi, đi mãi, cho đến một ngày mệt quá xỉu lúc nào không hay. Nàng nằm xuống, trong lòng vẫn đau đáu nỗi niềm chờ mong, hy vọng.

Cảm kích trước tình yêu son sắt thủy chung của người vợ trẻ, sau khi nàng chết, Ngọc Hoàng đã hóa phép biến nàng thành một loài hoa cỏ, loài hoa cỏ màu tím bàng bạc, có sức sống mãnh liệt giống như tình yêu thủy chung của nàng. 

Chị gió tốt bụng cảm động trước tấm chân tình của người con gái đã đem loài hoa cỏ ấy đi khắp mọi nơi trên các nẻo đường gần xa. 

Dù cho người con gái ấy không còn nữa, nhưng tình yêu của nàng thì bất diệt cùng tháng năm, để rồi mỗi lần có khách đi đường ngang qua, nàng vẫn cố gắng níu bám vạt áo họ để hỏi thăm tin tức về chồng. 

Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.

Câu chuyện 22

VÀ TÔI ĐÃ BẬT KHÓC...
Meg Hill
Tôi đã không bật khóc khi được biết con tôi là một đứa trẻ bị bệnh tâm thần.
Tôi vẫn ngồi im và không nói gì khi vợ chồng tôi được thông báo rằng Kristi
đứa con hai tuổi của chúng tôi - đúng như chúng tôi đã nghi ngờ – thật sự bị
chậm phát triển trí não.
"Cứ khóc đi," bác sỹ khuyên tôi thân ái. "Nó giúp tránh được các khủng
hoảng về tâm lý."
Những khủng hoảng tâm lý không xảy ra, tôi không thể khóc trong những
ngày tháng tiếp theo. Chúng tôi đăng ký cho con vào trường mẫu giáo khi
cháu được bẩy tuổi.
Thật dễ bật khóc khi tôi để con mình ở lại trong căn phòng toàn những đứa
trẻ năm tuổi đầy tự tin, háo hức, nhanh nhẹn. Kristi đã chơi một mình ở nhà
rất nhiều giờ, nhưng vào bữa đó, khi cháu là đứa khác biệt hẳn giữa hai
mươi đứa trẻ khác, có lẽ lúc đó là lúc cháu nó cảm thấy cô đơn nhất.
Mặc dù vậy, những điều tốt đẹp hơn cũng dần dần tới với Kristi và những
bạn cùng lớp của cháu. Khi khoe về mình, những đứa bạn của Kristi cũng cố
gắng khen thêm: "Hôm nay Kristi đã đọc tất cả các chữ chính xác." Không
đứa trẻ nào nói thêm rằng những chữ mà Kristi phải đọc dễ hơn nhiều so với
các bạn khác.
Trong năm thứ hai ở trường, cháu nó gặp một trường hợp rất khó khăn. Một
cuộc thi lớn cho học sinh về năng khiếu âm nhạc và thể thao. Kristi lại rất
kém về âm nhạc và khả năng vận động. Vợ chồng chúng tôi cũng rất sợ khi
nghĩ đến ngày đó.
Hôm đó, Kristi tính giả bộ bệnh. Tôi cũng muốn liều để cho cháu ở nhà. Tại
sao phải để cho Kristi thua trong một phòng thể thao ngập những phụ huynh,
học sinh và thầy cô giáo? Cách giải quyết đơn giản nhất là để cháu ở nhà.
Chắc chắn rằng vắng mặt trong một chương trình như vậy cũng không có
vấn đề gì xảy ra. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi đầu hàng dễ dàng
như vậy. Và cuối cùng thì tôi phải đẩy Kristi - lúc đó đã tái nhợt và rất miễn
cưỡng - lên xe học sinh và chính tôi lại giả bộ bệnh.
Nhưng một khi tôi đã ép con gái mình tới trường, thì tôi cũng phải ép mình
tới tham gia chương trình. Dường như thời gian kéo dài tới vô tận khi chưa
tới nhóm của Kristi trình diễn. Cuối cùng thì chúng cũng tới lượt, khi đó tôi
biết Kristi rất lo sợ. Lớp của cháu được chia thành từng nhóm. Với những
động tác ì ạch, chậm và lóng ngóng, chắc chắn cháu sẽ làm đội kém điểm.
Cuộc thi đấu lại diễn ra rất suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên, cho đến khi
cuộc thi chạy trong bao tải. Mỗi đứa trẻ phải nhảy vào trong bao từ tư thế
đứng, ôm bao nhảy đến đích, quay vòng lại nơi xuất phát và nhảy ra khỏi bao.
Tôi thấy Kristi đứng gần cuối hàng và trông có vẻ hoảng loạn.
Nhưng khi gần tới lượt Kristi, có một thay đổi trong đội của cháu. Cậu con
trai cao nhất trong đội đứng ra sau Kristi và đặt hai tay lên eo của cháu. Hai
đứa con trai khác đứng lệch ra phía trước của cháu. Khi đứa trẻ trước Kristi
nhảy ra khỏi bao, hai đứa con trai đằng trước giữ bao trong khi đứa con trai
đằng sau nhấc Kristi lên và đặt cháu chính xác vào trong bao. Đứa con gái
đứng đằng trước Kristi giữ tay cháu và giúp cháu giữ thằng bằng. Cuối cùng
cháu cũng bắt đầu nhảy, mỉm cười và tự hào.
Giữa tiếng hoan hô cổ vũ của các giáo viên, học sinh và phụ huynh, tôi đã
cảm ơn trời vì những con người tốt bụng kia có mặt trong cuộc đời đã giúp
cho đứa con gái khuyết tật của tôi có thể cảm thấy mình như là một con
người thật sự.
Và tôi đã bật khóc.

Câu chuyện 23

Mẹ lạnh lắm phải không?
Vào một đem Giánh sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một
người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một
mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân
chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị . Chị hiểu rằng mình không
thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu.
Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài
những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn
quanh mình đưa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi
tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh
con.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng
chết máy.Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu
ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu,
đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ
nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ giáng sinh, đó là
sinh nhật lần thứ 12,cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp.
Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé
đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo . Bà
mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ
mẹ mình.
"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!"
song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh
và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa
bao giờ biết: " mẹ đã lạnh hơn con lúc này , phải không mẹ?" Và cậu bé oà
khóc

Câu chuyện 24

MỘT CUỘC ĐUA TÀI
Năm 20 tuổi, tôi là một nữ điều dưỡng đang thực tập tại một bệnh viện nhi.
So với viện tim hoặc bệnh viện đa khoa, công việc ở bệnh viện nhi đối với tôi
có vẻ dễ như trở bàn tay. Tôi vốn có khiếu kết bạn với trẻ con. Chắc chắn tôi
sẽ vượt qua dễ dàng và chỉ còn chờ ngày tốt nghiệp...
Chris là một cậu bé 8 tuổi vô cùng hiếu động. Cậu lén bố mẹ vào thám thính
công trường xây dựng cạnh nhà, và bị té gãy tay. Cánh tay gãy của cậu bị
nhiễm trùng, buộc phải cưa bỏ. Tôi được chỉ định làm y tá hậu phẩu của cậu
bé.
Khi sức khỏe của cậu bé dần dần khá lên cũng là lúc cậu đau khổ nhận ra
sự mất mát của mình... Cậu nằm một chỗ, chờ giúp đỡ, không chịu làm vệ
sinh cá nhân. Tôi nhẹ nhàng khích lệ: "Cháu đâu có ở mãi trong bệnh viện.
Cháu phải học cách tự phụ vụ...". Cậu bé giận dữ la lên: "Cháu có thể làm gì
được với một tay?" . Tôi vắt óc tìm một câu trả lời thích hợp. Cuối cùng tôi
bảo: "Dù sao cháu vẫn còn tay phải". " Nhưng cháu thuận tay trái " - Cậu bé
kêu lên đầy thất vọng...
Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng và vô tâm đến thế. Sao tôi lại
tưởng rằng mọi người đều thuận tay phải ...
Sáng hôm sau, tôi trở lại với một cuộn băng dính. Vòng cuộn băng quanh cổ
tay, tôi bảo cậu bé: "Cháu thuận tay trái, còn cô thuận tay phải. Cô sẽ dán
tay phải của cô vào hàng nút áo sau lưng của cháu. Bây giờ mỗi khi cô làm
việc gì bằng tay trái, cháu phải làm theo bằng tay phải. Nào, cháu muốn bắt
đầu bằng việc gì ?". Nhìn tôi với vẻ nghi ngờ, cậu bé càu nhàu: "Cháu mới
ngủ dậy, cháu cần đánh răng ". Tôi xoay xở mở nắp ống kem, đặt bàn chảy
lên bàn, tìm cách nặn kem lên chiếc bàn chảy đang ngả nghiêng... Sau gần
10 phút nỗ lực với kem vung vãi đầy trên bàn, tôi mới hoàn tất được công
việc. "Cháu có thể làm nhanh hơn..." - cậu bé tuyên bố. Và khi nhanh hơn
thật, cậu mỉm cười chiến thắng...
Hai tuần sau đó trôi qua nhanh chóng. Chúng tôi biến mọi công việc hàng
ngày thành những cuộc đua tài hào hứng. Chúng tôi cài nút áo, phết bơ kên
bánh mì, cột dây giày,... Không còn phân biệt tuổi tác, chúng tôi là 2 vận
động viên đang ra sức đua tài...
Lúc tôi hết thời gian thực tập cũng là lúc cậu bé rời bệnh viện, tự tin đối mặt
với cuộc sống... Khi hôn tạm biệt cậu bé, tôi không cầm được nước mắt...
Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày ấy. Cuộc đời tôi đã bao phen chìm nổi. Mỗi
lần phải đương đầu với thử thách, tôi lại nhớ đến cậu bé. Và mỗi khi cảm
thấy mệt mỏi, nản lòng, tôi lại lẳng lặng vào phòng tắm, giấu tay phải ra sau,
lấy kem và đánh răng bằng tay trái

Câu chuyện 25

Giá trị của những câu hỏi
(Anthony Robbins)
" Bọn chúng chẳng cần lý do gì cả. Chúng đến nhà anh chỉ vì anh là người 
gốc do thái . Quân đức quốc xã xông vào nhà, lôi anh và cả gia đình anh đi. 
Ngay sau đó chúng lùa họ như bày gia súc và tống lên xe lửa rồi chở thẳng 
đến trại tập trung...chúng đã giết chết họ và chỉ mình anh còn sống.
Làm sao mà anh có thể sống nổi trước cảnh tượng hãi hùng phải nhìn thấy 
con mình nơi bộ quần áo của một đứa trẻ khác vì bây giờ con anh đã chết 
sau một cơn mưa đạn?
Thế nhưng anh vẫn phải sống. 
Một hôm anh nhìn cơn ác mộng chung quanh mình và phải đối diện với một 
sự thật hiển nhiên : nếu anh còn ở đây thêm một ngày chắc chắn anh sẽ 
chết. Anh có một quyết định là phải thoát khỏi đây ngay lập tức! Anh không 
biết cách nào, anh chỉ biết mình phải trốn. Hàng tuần liền anh hỏi các bạn 
tù, "Làm sao chúng ta có thể thoát được nơi kinh hoàng này?" Anh hầu như 
luôn nhận được cùng một câu trả lời, "đừng dại dột", họ trả lời "không thể 
nào thoát nổi! hỏi như vậy dằn vặt tâm trí anh mà thôi. Cứ chịu khó làm việc 
và cầu nguyện cho mình được sống sót" . Nhưng anh không chấp nhận điều 
này - anh nhất định sẽ không chấp nhận như thế. Anh bị ám ảnh vì truyện 
trốn thoát và cho dù những câu hỏi của anh không có nghĩa gì, anh vẫn luôn 
luôn hỏi đi hỏi lại, "Làm sao tôi có thể trốn thoát? Phải có cách nào đó. Làm 
thế nào tôi có thể trốn thoát khỏi nơi này mà vẫn khoẻ, vẫn sống, ngay hôm 
nay?"
Có lời nói rằng bạn cứ xin thì sẽ được . Và không hiểu vì sao hôm ấy anh đã 
nhận được câu trả lời.Có thể vì anh hỏi quá sức mãnh liệt, có thể là vì anh 
đã ý thức rõ "bây giờ chính là thời điểm". Cũng có thể là vì anh liên tục tập 
trung vào một tiêu điểm là câu trả lời cho câu hỏi của mình. Bất luận lý do gì, 
sức mạnh vĩ đại của tâm trí và tinh thần đã thức tỉnh nơi người đàn ông 
này.Câu trả lời đã đến với anh từ một nguồn gốc lạ thường: mùi lợm giọng 
của xác người đã thối rữa. Ở đó chỉ cách vài bước cách chỗ anh lao động, 
anh thấy một đống xác người đã bị xúc lên thùng xe tải - đàn ông , đàn bà , 
trẻ em, tất cả đã bị hít khí ngạt. Những chiếc răng vàng của họ đã bị gỡ ra, 
mọi đồ trang sức quí báu mà họ có, thậm trí quần áo họ mang trên người, 
đều bị lột sạch. Lúc đó thay vì hỏi, "Làm sao quân Đức quốc xã có thể ghê 
tởm, mất nhân tính đến thế? Làm sao thượng đế có thể làm một điều tàn ác 
đến thế? Tại sao thượng đế lại để truyện này xảy đến với tôi?" Stanislavsky 
Lech đã hỏi một câu hoàn toàn khác. Anh hỏi "Làm cách nào tôi có thể sử 
dụng điều này để trốn thoát?" Và ngay lập tức anh đã có câu trả lời. 
Hoàng hôn đang sửa soạn kết thúc một ngày lao động, Lech chạy lại nấp 
sau chiếc xe tải. Chỉ trong nháy mắt anh đã lột bỏ hết quần áo và lẻn mình 
trần truồng vào đống xác chết mà không ai để ý. Anh giả bộ như đã chết, 
không một chút cử động cựa quật dù có lúc anh gần ngộp thở vì một số xác 
chết khác tiếp tục được đè lên người anh.
Mùi hôi thối của thịt người rữa, những cái xác chết cứng đơ bao bọc anh tứ 
phía. Anh chờ đợi và chờ đợi, hi vọng không một ai để ý đến một người vẫn 
còn sống giữa đám xác chết này và hi vọng sớm muộn chiếc xe tải cũng sẽ 
chạy đi.
Cuối cùng, anh nghe tiếng động cơ xe tải nổ. Anh cảm thấy chiếc xe rung 
lên. Và đúng lúc ấy anh cảm nghiệm được mối hy vọng của mình khi đang 
nằm im giữa đống xác chết. Rốt cuộc anh thấy xe dừng lại và rồi nó chút 
toàn bộ những thây ma xuống một chiếc hố rộng mênh mông bên ngoài trại. 
Lech cứ ở yên đó hàng giờ cho tới khi màn đêm buông xuống. Sau cùng 
anh ta cảm thấy chắc chắn không có ai ở đó, anh rúc ra khỏi núi thây người 
và chạy trần truồng suốt 25 dặm cho tới khi tìm được tự do. 
Giữa Stanislavsky Lech và biết bao nhiêu người phải bỏ mạng ở trại tập 
trung, khác biệt ở chỗ nào? Tất nhiên có nhiều yếu tố nhưng một sự khác 
biệt quyết định chính là anh đã đặt một câu hỏi khác với những người kia. 
Anh đã hỏi một cách dai dẳng, hỏi và mong chờ có câu trả lời và trong tâm 
trí anh đã nảy sinh một giải pháp cứu sống anh. Những câu hỏi anh tự đặt ra 
hôm ấy ở Krakow đã khiến anh làm những quyết định chớp nhoáng ảnh 
hưởng trực 
tiếp tới số phận của anh. Nhưng trước khi anh nhận được câu trả lời, trước 
khi anh làm quyết định và trước khi có những hành động ấy, anh đã phải hỏi 
mình những câu hỏi đúng. 
Tôi muốn nói cho bạn điều này, người ta khác nhau là ở sự khác biệt trong 
những câu hỏi mà người ta nêu ra một cách nhất quán. Khi người ta chán 
nản, lý do thường là vì họ cứ lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi tiêu cực 
như, "Có ích gì? Cố gắng làm gì, rốt cuộc cũng chẳng thay đổi được gì. Trời 
sao lại là tôi cơ chứ?".
Nếu bạn hỏi một câu hỏi khủng khiếp, bạn sẽ nhận được câu trả lời khủng 
khiếp. Bộ não của bạn luôn sẵn sàng phục vụ bạn, nên bất kỳ bạn đưa ra 
một câu hỏi nào, nó chắc chắn sẽ có một câu trả lời.
Vì thế nếu bạn hỏi, "Tại sao tôi không bao giờ thành công?" nó sẽ cho bạn 
câu trả lời đại khái như sau : "Vì bạn ngốc nghếch lắm", hay vì bạn không 
đáng để làm điều gì đến nơi đến chốn". 
Tôi cho bạn một ví dụ về những câu hỏi thông minh, đó là truyện về anh bạn 
W. Mitchell yêu quí của tôi. Bạn nghĩ làm sao anh ta có thể sống nổi với hai 
phần ba thân thể đã bị cháy mà vẫn còn cảm thấy yêu đời? ... Sau vụ tai nạn 
máy bay , khi nằm trong bệnh viện và bị liệt từ chân trở xuống, anh đã gặp 
một phụ nữ thật hấp dẫn, một y tá tên là Annie. Mặt anh đã cháy đen hoàn 
toàn, thân thể liệt từ hông trở xuống , thế mà anh đã có cam đảm hỏi : "Tôi 
có cách nào làm quen với cô ấy không"? Các bạn anh trả lời, "Mày điên rồi, 
mày đang tự lừa dối mình". Nhưng một năm rưỡi sau , anh và Annie đã thân 
quen nhau và nay hai người đã trở 
thành vợ chồng. Đó là kết quả của những câu hỏi mãnh liệt : chúng đem lại 
cho chúng ta một nguồn năng lực không gì có thể thay thế : những câu trả 
lời và những giải pháp ! " 
" Điều quan trọng là đừng bao giờ ngưng đặt câu hỏi. Sự tò mò có tính hiện 
hữu của nó. Ta không thể nào không kinh ngạc khi chiêm ngắm những bí 
nhiệm của sự vĩnh cửu, của sự sống , của cơ cấu lạ lùng của ta thực tại. 
Chỉ cần người ta lãnh hội một chút bí nhiệm này mỗi ngày thôi đã đủ. Đừng 
bao giờ để mất sự tò mò lành thánh".
- Albert Einstein - 

Regards, Guest!

Câu chuyện 26

Hữu dụng và vô dụng -
Ngày xưa, khi người con thứ của Câu Tiển bị vua Sở bắt giam vì tội giết 
người . Lúc này ở nước Sở có một vị tiên tri tên là Trang Sinh rất được vua 
Sở tôn kính và sùng bái - Câu Tiển biết được chuyện này, nên thảo 1 lá thư, 
kèm theo 100 nén bạc sau đó gọi đứa con út của mình nói : 
- Con hãy mang lá thư này cùng với lá thư của ta, đem tới nhà Trang Sinh, 
hầu giải nạn được cho anh của con -
Người con trai cả nghe được chuyện này và tranh nhiệm với em của mình, 
chỉ với cái cớ là huynh trưởng !!! - Câu Tiển nhất quyết không cho, nhưng vì 
phu nhân của ông ta đã tiếp lời của con trai trưởng mình, năn nỉ, lý lẽ cho 
con nó được đi !!! Câu Tiển uất lắm, nhưng đành vì phu nhân mà ngậm bồ 
hòn làm ngọt - 
Vậy là người con trai trưởng của Câu Tiển đem thư và vàng tới nhà Trang 
Sinh -
Nhận thư và vàng của Câu Tiển xong , Trang Sinh dặn dò kỷ với người con 
trai trưởng : 
- Ngươi hãy về đi , đừng bao giờ quay trở lại đây và đừng bao giờ hỏi là làm 
sao em của ngươi được tha ! 
Người con trưởng một lòng vẫn muốn ở lại để mong xem cho được cách 
giải quyết của Trang Sinh, ngoài ra anh ta còn đem tiền vàng để mua chuộc 
các quan chức lớn nhỏ trong triều Sở - 
Về phần Trang Sinh - ông đã âm thầm vào chầu vua Sở và nói rằng :
- " Muôn tâu Bệ hạ Sao Mỗ chiếu nước Mỗ, một điềm xấu 
- Thế làm cách nào để trừ khử nó ?
- Làm đức 
Vua Sở nghe nói vậy, liền ra chiếu chỉ ân xá cho các phạm nhân trong triều .
Con trai trưởng của Câu Tiển nghe được tin này, biết chắc là vua Sở sắp ân 
xá cho tù nhân, anh ta đem lòng sinh nghi Trang Sinh. Anh ta đã quay trở lại 
nhà Trang Sinh, vừa mới bước vào ngõ, Trang Sinh đã hỏi :
- Sao ngươi chưa về ???
- Tiên sinh cho hỏi, có phải là Đức vua sắp ân xá cho tù nhân ?
Một người như Trang Sinh thì đâu có lạ lẫm gì thói đời ấy ! Ông liền bảo con 
trai trưởng của Câu Tiển :
- Ngươi vào nhà lấy tiền vàng mà về đi ! 
Con trai của Câu Tiển mừng thầm trong bụng là không những mình đã đắc 
nhiệm mà còn không mất của ! Anh ta vội vào nhà lấy tiền vàng lại và về 
thẳng một hơi .
Sau chuyện ấy, Trang Sinh lại vào chầu vua Sở :
- Muôn tâu Bệ hạ, tiểu thần nghe người ta đồn rằng " Đức vua cho lệnh ân 
xá là vì con trai của Câu Tiển đó thôi ! Vì Câu Tiển là một quân vượng giàu 
có ! " 
Vua Sở nghe vậy đem lòng tức giận, liền hạ lệnh chém đầu con trai thứ của 
Câu Tiển ngay lập tức .
-------------------------------
Ngày đưa tang cho con trai của Câu Tiển - phu nhân của ông và hai con trai 
khóc lóc thảm thiết - Còn Câu Tiển cười trong bụng mà than rằng :
" Ta chẳng lấy làm lạ, ta biết chuyện này sẽ xảy ra. Thằng trưởng từ nhỏ đã 
sống với ta, chịu cảnh cơ hàn cùng ta - còn thằng út chỉ mới sinh đây thôi, 
làm sao mà biết cơ hàn là gì, suốt ngày chỉ biết ăn chơi phung phí ! - Than 
ôi, thằng trưởng chịu cực nhiều rồi thì tiếc của nên mới gây ra cơ sự này ! 
Nếu như để thằng út đi thì bây giờ cha con ta đã được đoàn tụ, vì thằng út 
đâu có biết tiếc của ! "

Câu chuyện 27

Sự bình yên

Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất 
về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh 
nhưng người chỉ thích có 2 bức và ông phải chọn lấy 1. 

1 bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ vì có những 
ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám 
mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là 1 
bức tran bình yên thật hoàn hảo. 

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi nàyy trần trụi 
và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút trên cao 
kèm theo sấm chớp đổ xuống, bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xoá. 
Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. 

Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi 
cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của 1 tảng đá. Trong bụi cây từ khe nứt con 
chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận 
dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình.... Bình yên thật 
sự ..... 

" Ta chấm bức tranh này ! - Nhà vua công bố - Sự bình yên ko có nghĩa là 1 
nơi ko có tiếng ồn ào, ko khó khăn, ko cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay 
chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong 
trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên . 

Câu chuyện 28

Anh có giúp tôi ?

Vào năm 1989 tại armenia có một trận động đất lớn(8,2 độ richter) đã san 
bằng toàn bộ đất nước và giết hại hơn 30 ngàn người chỉ trong vòng bốn 
phút.
Giữa khung cảnh hoảng loạn đó , một người cha vội chạy đến trường học 
mà con ông ta theo học ....toà nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là 
đống gạch vụn ,đổ nát...
Sau cơn sốc , ông nhớ lại lời hứa với con mình:"cho dù chuyện gì xảy ra đi 
chăng nữa , cha sẽ luôn ở bên con!"Và nước mắt ông lại trào ra.Bây giờ 
nhìn vào đống đổ nát trước đây là trường học thì không còn hi vọng , nhưng 
trong đầu ông lại không thể xoá đi lời hứa với con, và ông đã hành động theo 
những gì mà trái tim ông mách bảo .
Ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn đưa con đi học mỗi ngày , ông 
nhớ rằng phòng học con trrai mình ở phía bên phải của trường .Ông vội chạy 
đến đó và bắt đầu đào bới.
Những người cha ,người mẹ khác cũng chạy đến ,và từ khắp nơi vang lên 
những tiếng kêu than:"ôi, con trai tôi!","ôi, con gái tôi!" Một số người khác 
với lòng tốt cố kéo ông ra khỏi đống đổ nát , họ nói:
-Đã quá muộn rồi !
-Bọn trẻ đã chết rồi!
-Ông không còn giúp được gì cho chúng nữa đâu!
Với mỗi người , ông chỉ đặt một câu hỏi :"anh có giúp tôi không ?"Và sau 
đó , với từng miếng gạch, ông lại tiếp tục đào bới , tìm đứa con mình . Lúc 
này , có cả chỉ huy cứu hoả và ông này cũng cố sức đưa ông ra khỏi đống 
đổ nát:
- Xung quanh đây đều đang cháy và các toà nhà đang sụp đổ .Ông đang ở 
trong vòng nguy hiểm.Chúng tôi sẽ lo mọi việc , ông hãy về nhà đi !
Người đàn ông chỉ hỏi lại :"ông có giúp tôi không ?'
Sau đó là những người cảnh sát, họ cũng cố thuyết phục ông :
-Mọi việc đã kết thúc , ông có hiểu không ?Ông đang gây nguy hiểm cho 
chúng tôi đấy , ông hãy về đi ! Đó là việc tốt nhất ông có thể làm lúc này đấy !
Và với cả họ , ông cũng chỉ hỏi ::"các anh có giúp tôi không?"Nhưng một lần 
nữa , ông cũng chỉ nhận được sự từ chối!Ông lại tiêp tục một mình vì ông 
hiểu rằng ông phải tự mình thực hiện lời hứa với con , dù con ông còn sống 
hay đã mất!
Ông đào tiếp...12 giờ ...24 giờ... mảng tường cuối cùng được lật ra , dây 
thần kinh ông lúc nay dưồng như đang căng ra , ông đang chờ đợi điều xấu 
nhất...ông nghe tiếng con trai mình!Ông gọi lớn tên con :"Armand!" Tim ông 
như ngừng đập khi :
- Cha ơi , con đây !
Và với một giọng tự hào , cậu bé bảo:
-Con đã nói với các bạn là đừng sợ vì nếu cha còn sống , cha sẽ cứu con !
Và khi cha đã cứu con thì các bạn cũng sẽ được cứu.Cha đã hứa với con là 
dù trường hợp nào cha cũng luôn ở bên con , cha còn nhớ không ?Và cha 
đã thực hiện được điều đó!
- Cha luôn ở bên con , con a!Nhưng cha muốn biết ở đó sao rồi?
-Tụi con còn lại 14 trên 33 cha ạ !Tụi con sợ lắm, đói , khát...nhưng bây giờ 
tụi con đã có cha ở đây, cha sẽ cứu bọn con , phải không cha?
- Ra đây đi con!
-khoan đã cha !Để các bạn ra trước, con biết rằng cha sẽ không bỏ rơi con. 
Có chuyên gì xảy ra con cũng biet rằng cha luôn bên cạnh con . 
Một cách tin tưởng , cậu bé nói với cha !

Câu chuyện 29

Cái gương vùng Matsu-Yama
(Truyện cổ Nhật Bản)
Tại vùng núi Matsu-Yama hẻo lánh, tỉnh Echigo, có đôi vợ chồng trẻ sống với 
nhau. Họ sinh được một đứa con gái. Hai người rất mực thương con. 
Một dạo, người bố lên kinh đô có việc. Khi trở về, anh tặng vợ một cái hộp 
bằng gỗ trắng rất nhẵn. Mở hộp ra, chị thấy có một mảnh kim khí tròn; một 
mặt thì trắng như bạc khảm, điểm những nét vẽ hình chim và lá; còn mặt kia 
thì sáng như thủy tinh. Chị vợ xem, lấy làm thích thú và lạ lùng vì thấy trong 
đáy gương có một khuôn mặt xinh đẹp với đôi môi hồng và đôi mắt sáng 
như đang mỉm cười với mình. 
Anh chồng giải thích cho chị hiểu đó là cái gương. Khuôn mặt người phụ nữ 
trong ấy chính là khuôn mặt chị được phản ánh vào. Ở thành thị, mọi người 
đều có một cái như thế này, còn ở đây chưa ai trông thấy. 
Chị vợ say mê với món quà. Lần đầu tiên được thấy cái gương và cũng là 
lần đầu tiên chị thấy khuôn mặt xinh đẹp của mình. Chị đem ra dùng xong lại 
cất ngay nó vào hộp cẩn thận cùng với những thứ quý giá khác. 
Mấy năm trôi qua. con gái ngày càng lớn, giống mẹ như đúc. Cô bé rất dễ 
yêu, ngoan ngoãn, được mọi người thương mến. Nhớ lại mình đã có lúc 
kiêu hãnh vì tự biết có sắc đẹp, người mẹ bèn cất chiếc gương rất kỹ, sợ 
rằng con gái soi gương rồi sẽ có ý nghĩ tự kiêu. 
Một hôm, người mẹ hiền dịu ấy lâm bệnh nặng. Biết không còn sống được 
bao lâu nữa, bà gọi con gái đến gần và dặn dò : 
-"Con gái yêu quý của mẹ, khi mẹ từ giã cõi trần này, con hãy hứa với mẹ, 
sớm sớm chiều chiều, soi gương này, con sẽ nhìn thấy mẹ và hiểu rằng mẹ 
sẽ ở mãi trong đó để phù hộ cho con". 
Người mẹ lấy chiếc gương đưa cho con gái. Cô gái hứa vâng lời bà rồi khóc 
nức nở. 
Từ đó, cô con gái ngoan ngoãn, không bao giờ quên lời trối trăn của mẹ. 
Niềm vui nhất của cô là ngắm hình ảnh của mẹ trong gương và nói 
rằng : "Mẹ ơi, hôm nay con đã làm được như mẹ mong muốn".

Câu chuyện 30

Cô gái có một bông hồng

John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi 
nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim 
đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô 
gái với một bông hoa hồng.
13 tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc một cuốn sách ra 
khỏi kệ anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dung cuốn sách mà 
vì những dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách. Những hàng chữ 
mềm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng 
suốt. Bên trong bìa cuốn sách, nơi ghi tên người mượn, anh tìm ra tên chủ 
nhân của hàng chữ, đó là Hollis Maynell. Cô gái sống ở thành phố New York.
Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả 
lời, nhưng ngay hôm sau anh đã phải lên tàu ra nước ngoài tham gia cuộc 
Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong vòng một năm và một tháng sau đó hai 
người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được 
gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho 
mình một tấm hình nhưng cô từ chối. Cô cho rằng nếu chàng thực lòng thì 
diện mạo của cô đâu có quan trọng gì.
Cuối cùng đến ngày anh từ châu Âu trở về, họ hẹn gặp nhau lần đầu tại nhà 
ga trung tâm thành phố New York. Cô gái viết: “Anh sẽ nhận ra em là người 
có một bông hồng trên ve áo”.
Khi đó, tôi thấy một người con gái bước lại phía tôi, cô ấy có một thân hình 
mảnh mai thon thả. Những cuộn tóc vàng loăn xoăn bên vành tai nhỏ nhắn. 
Cặp mắt cô ấy xanh như những đoá hoa. Đôi môi và cằm cô ta có nét 
cương quyết nhưng rất dịu dàng. Trong chiếc áo vét màu xanh nhạt cô gái 
trông như mùa xuân đang tới. Tôi tiến lại phía cô gái và hoàn toàn không để 
ý là cô ấy không có bông hồng trên ve áo. Khi tôi bước tới, cô gái nở một nụ 
cườđẫịu dàng hấp dẫn trên vành môi và nói nhỏ: “Đi cùng em chứ, chàng 
thuỷ thủ?”. Khi ấy gần như không tự chủ được, tôi bước thêm một bước 
nữa lại phía cô gái, và đúng lúc ấy tôi nhìn thấy Hollis Maynell với bông hồng 
đứng ngay sau cô ấy. Đó là một người phụ nữ đã ngoài 40 tuổi. Bà ta có 
mái tóc màu xám bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hình 
nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp. Khi đó cô gái trong chiếc 
áo màu xanh vội vã bước đi. Tôi có cảm giác dường như con người tôi lúc 
đó bị chia làm hai, một nửa đang muốn được đi theo cô gái và nửa còn lại 
hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thực sự chinh phục tôi. Và bà ta 
đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy 
cảm. Khi đó bỗng nhiên tôi không còn lưỡng lự nữa. Tay tôi nắm chặt cuốn 
sách nhỏ cũ kỹ giống như cuốn sách trong thư viện trước đây để cô gái có 
thể nhận ra tôi.
Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng quý, một cái gì 
đó thậm chí có thể còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi luôn luôn và mãi 
mãi biết ơn. Tôi đứng thẳng chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói, 
mặc dù khi nói tôi cảm thấy giọng mình nghẹn lại vì cay đắng và thất 
vọng: “Tôi là trung uý John Blanchard và xin phép được hỏi đây chắc là cô 
Maynell? Tôi rất vui mừng là cô đã đến đây gặp tôi hôm nay. Tôi muốn mời 
cô dùng cơm tối có được không?”. Người phụ nữ nở một nụ cười bao dung 
và trả lời: “Ta không biết việc này như thế nào con trai ạ, nhưng cô gái trẻ 
mặc chiếc áo vét màu xanh vừa đi kia đã năn nỉ ta đeo đoá hoa hồng này 
trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn tối thì nói rằng cô ấy đang đợi 
anh ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm 
gì đó.”
Người ta chỉ có thể nhận ra bản chất thật sự của trái tim khi phải đối mặt với 
những điều không như ý muốn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro