Những điều cần biết khi bắt tay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bắt tay là một chi tiết lễ nghi khi gặp gỡ hay lúc chia tay với khách hàng, ngoài ra, bắt tay còn có hàm ý chúc tụng, cổ vũ, an ủi, cảm ơn. Vậy khi bắt tay cần lưu ý những điều gì?

Miêu tả chi tiết

Phương thức bắt tay:

Phương thức bắt tay tiêu chuẩn là đi tới chỗ khách hàng và khi cách khách hàng khoảng 1m, hai chân đứng thẳng, thân người hơi ngã về phía trước, giơ tay phải ra, ngón cái xoè ra, 4 ngón còn lại khép chặt, nắm lấy tay khách hàng; khi bắt tay, lực nắm tay phải vừa độ, tay rung rung nâng lên hạ xuống 3, 4 lần một cách nhẹ nhàng, rồi ngay sau đó thả lỏng tay trở lại trạng thái ban đầu. Khi bắt tay, phải tập trung, nhiệt tình, hữu hảo, tự nhiên, vẽ mặt tươi tắn, ánh mắt nhìn về phía khách hàng, đồng thời, nói một vài câu hỏi thăm khách hàng để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

Bắt tay và độ nắm chặt khi bắt tay

Khi bắt tay, để biểu thị thái độ nhiệt tình, hữa hảo, ta có thể bắt tay mạnh một chút, miễn là không làm đau khách hàng. Trong trường hợp thông thường, bắt tay không cần phải dùng vũ lực, chỉ cần nắm tay khách hàng là được. Nam giới bắt tay nữ giới không được nắm quá chặt. Người châu Âu thường chỉ nắm vào phần đầu ngón tay khi bắt tay phụ nữ, song đối với bạn lâu năm thì có thể ngoại lệ.

Thứ tự trước sau

Thứ tự bắt tay trước sau:

·Giữa nam và nữ: Nam giới phải đợi nữ giới giơ tay ra trước mới được bắt. Nếu nữ giới không giơ tay, có nghĩa là không muốn bắt tay, có thể gật đầu hoặc nghiêng mình để tỏ ý;

·Giữa chủ và khách: Chủ phải giơ tay ra trước để tỏ ý chào đón khách; giữa người lớn tuổi và ít tuổi: người ít tuổi hơn phải đợi người lớn tuổi đưa tay ra trước; giữa cấp trên và cấp dưới: cấp dưới phải đợi cấp trên giơ tay ra trước để tỏ ra tôn trọng. Nhiều người đồng thời giơ tay ra trước để tó ý tôn trọng. Nhiều người đồng thời gia tay đan chéo mong muốn bắt tay phải đợi người khác bắt tay xong mới giơ tay ra. Khi bắt tay tinh thần phải tập trung, mắt nhìn khách hàng, mỉm cười, khi bắt tay không được nhìn vào người thứ ba, lại càng không được liếc ngang liếc dọc, đó đều là những biểu hiện thiếu tôn trọng khách hàng. Quân nhân đội mũ khi bắt tay, trước hết phải giơ tay lên mũ để chào, rồi mới giơ tay để bắt tay.

Thời gian bắt tay

Thời gian bắt ty ngắn hay dài căn cứ vào mức độ thân thiết của 2 bên, người gặp mặt lần đầu, nói chung giữ trong khoảng 3 giây đồng hồ, chớ nên bắt tay người khác giới quá lâu không rời. Ngay cả bắt tay người cùng giới cũng không nên quá dài, tránh cho khách hàng muốn bỏ tay ra cũng không bỏ được. Nhưng nếu thời gian bắt tay quá ngắn sẽ gây cho người ta cảm giác mình ngạo mạn, lạnh nhạt...

Những điều không được quên khi bắt tay

Khi bắt tay không được đeo găng tay, không được đeo kính đen (kính râm) hoặc tay kia đút túi quần. Chỉ có các bà, các cô đeo găng tay mỏng, thưa mới được bắt tay người khác. Khi bắt tay không được lớn tiếng, thao thao bất tuyệt, lác đầu, vặn lưng một cách lố bịch, những điều đó chỉ làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu. Khi giao thiệp với người theo đạo cơ đốc, phải tránh bắt chéo tay, bắt chéo tạo thành hình chữ thập, đây là hình ảnh không đẹp dưới con mắt của những tín đồ cơ đốc giáo. Khi giao thiệp với người Ả Rập, người Ấn Độ không được dùng tay trái bắt tay khách hàng, bởi vì theo quan niệm của họ, tay trái là tay bẩn. Ngồi bắt tay người khác là hành động không có lễ độ, trong mọi trường hợp đều phải đứng lên để bắt tay.

Khi bắt tay không được quên những điều gì?

1. Khi bắt tay không nên đi găng tay, không được đeo kính đen.

2. Khi bắt tay, tránh dùng một tay bắt tay, tay kia đút túi quần, túi áo.

3. Khi bắt tay không nên tranh luận dài dòng, gật đầu, vận lưng một cách lỗ bịch.

4. Khi bắt tay phải đứng ngay ngắn, không được ngồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro