III. TÂM LÍ HỌC - THUỐC BỔ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Theo giáo sư Richard Lazarugs thuộc Trường Đại học Berkelli (Mĩ), những phiền toái vụn vặt là thủ phạm dẫn đến cái chết "gặm nhấm, từ từ". Thí dụ điển hình của những phiền toái vụn vặt mà GS Lazarus dẫn giải là những cú điện thoại đổ vào thời điểm khi chúng ta bận bù đầu; ông khách không mời "đổ bê tông" lúc chúng ta chuẩn bị ra khỏi phòng làm việc...; tình cảm tiêu cực - hậu quả của sự li dị; sợ sệt khi vào phòng thi khi ta chưa chuẩn bị bài chu đáo... Những phiền toái vụn vặt này có thể gây ra hàng trăm cú Stress nhỏ thường nhật. Những nghiên cứu được thực hiện bởi 20 cảnh sát ở Floriđa (Mĩ) chỉ ra rằng, có rất nhiều vụ việc. Song việc truy bắt tội phạm thường ít mệt mỏi hơn và dễ chịu hơn so với công việc đơn điệu, nhẹ nhàng nhưng không thích thú. Theo GS Janis, mức lo âu vừa phải giúp bệnh nhân kế hoạch hoá phản ứng của cơ thể, hay chế Stress và tạo ra một dạng đề kháng "cảm xúc" lo âu thái quá dẫn đến những phản ứng sinh lí phức tạp không thể kiểm soát, có hại cho sức khoẻ. Ngược lại, nếu hoàn toàn thờ ơ, không có cảm giác lo âu, cơ thể sẽ đối đầu với hậu quả tồi tệ hơn. Thế mới biết bản chất "đỏng đảnh” của tâm lí con người. Theo nhà tâm lí học Arithuoc Stone ở Niu oóc nếu bạn ngồi bàn giấy liền từ 3 đến 5 ngày sẽ là nạn nhân của những phiền toái "vụn vặt". Bạn dễ bị viêm đường hô hấp, thủ phạm thường là mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp. bạn bè, cơ quan, xí nghiệp... Và những vấn đề cá nhân, Tiến sĩ Senice Kưecolt Glaser nhà tâm h học thuộc Trường Đại học Tổng hợp bang Olio xác định được rằng, sau mỗi vụ cãi vã trong gia đình, khả năng đề kháng của cơ thể của từng người đều suy giảm đáng kể. Còn Stress thì bất cứ lúc nào cũng có thể tạo nên những "lỗ hổng" trong hệ thống đồng hoá của sinh viên. Hoạt động căng thẳng của các doanh nghiệp khi thực hiện những phi vụ làm ăn lớn là thủ phạm đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh tim. Những nghiên cứu cũng khẳng định rằng, hành vi "mốt hậu" gây tổn thương cho sức khoẻ lớn hơn việc để bùng nổ phản ứng bột phát. Không hiếm những kỉ niệm đau buồn để lại dấu vết suốt cuộc đời. Chẳng hạn, một nữ bệnh nhân hen suyễn đã xuất hiện hiện tượng suy sụp dung lượng lá phổi tức thì, khi nhìn lại tấm ảnh chụp đám tang người cha. Các nhà sinh lí học và tâm lí học Trung Quốc đã khái quát rằng: Cáu hại gan Giận hại phổi Vui vẻ lợi dạ dày Hoặc: lòng vui người béo. Lênin cũng nhận xét: vui vẻ là liều thuốc sống. 1. Tâm tí học và cuộc sống Các nhà tâm lí học đánh giá rằng, ít nhất có 50% bệnh nhân gõ cửa bác sĩ cảm thấy dấu hiệu bệnh tật chủ yếu vì hậu quả rối loạn cảm xúc. Tình cảm giữ vai trò quan trọng trong một số bệnh đường tiêu hoá, béo phì và hen suyễn. Trong thời gian điều trị bệnh lao phổi, việc duy trì không khí bình an có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bất cứ tình huống nào cũng hạn chế khả năng lâm bệnh, thậm chí còn khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Trạng thái tâm lí người bệnh cũng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường. Không có gì lạ khi nhóm tác giả cuốn sách "Tâm lí học về cuộc sống phỏng đoán rằng, không ít trường hợp hậu quả điều trị của thuốc chỉ chiếm 50%, còn 50% là vai trò của trạng thái tâm lí. Hiện nay người thầy thuốc giỏi không chỉ quan tâm đến cá nhân người bệnh mà cả điều kiện tình cảm xã hội của họ. Yếu tố tâm lí có thể tác động đến quá trình phát triển của bệnh tật. Kết quả một công trình nghiên cứu khẳng định rằng, những nữ điện thoại viên chịu tác động tâm lí gấp 12 lần so với những người khác là nạn nhân của các bệnh đường hô hấp. Họ hay bị ốm đau nhất bởi hàng ngày phải gánh chịu quá nhiều sức ép tâm lí và thể lực. Ví dụ, Stress và vi rút là những nhân tố dường như không gây nên rối loạn một cách riêng lẻ. Tuy nhiên, khám phá đáng ngạc nhiên hơn là mối nghi ngờ rằng, những vết thương tình cảm thời thơ ấu có thể là một trong những thủ phạm gây bệnh ung thư hoặc bệnh máu trắng. TS Lleshau viết trên Tạp chí: "Annais of the New York a Candemy of Schences", trong 450 bệnh nhân ung thư mà ông nghiên cứu có tới 72% (so với 10% bệnh nhân không ung thư) là nạn nhân của những nỗi đau tình cảm thời thơ ấu. Ôn hoà là vũ khí tự vệ tốt nhất dẫu có né tránh bạn cũng không thể loại trừ mọi tình huống "phiền toái vụn vặt" cho nên khả năng ứng phó hữu hiệu với Stress vẫn là phương pháp tự vệ - ôn hoà. Trong mọi trường hợp cần phải duy trì thái độ bình tĩnh, ôn hoà. Giống như áp lực thái quá đổ lên đầu người ốm nặng để anh ta huy động tất cả sức mạnh để chiến thắng bệnh tật có thể gây hậu quả trái với mong muốn. Trạng thái hoảng loạn khi gặp nguy hiểm cũng có tác hại như thế. TS Irving Janis chứng minh trong cuốn sách "Psychological Stress": Sự sợ hãi thái quá có thể gây tác hại đối với sức khoẻ lớn hơn tác hại của chính bệnh tật. Tất cả đều cho thấy rằng, trạng thái "lo âu vừa phải" đúng lúc có tác dụng huy động cơ thể đối đầu có hiệu quả với mọi thách thức. Ví dụ với người bệnh trước ca phẫu thuật. 2. Nghề ngoại cảm quân sự qua tiết lộ của một chuyên gia Ngay từ thuở nhỏ, Leonidovich đã rất say mê những câu chuyện viễn tưởng, phiêu lưu mạo hiểm và nhất là những câu chuyện về vật thể bay không xác định (UFO). Leonidovich phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình sau khi đọc một tờ quảng cáo về môn võ karate, trong đó giới thiệu về một chàng trai có thể dùng lòng bàn tay trần để đóng đinh vào gỗ. Cậu đã quyết định thử làm theo điều này. Suốt một thời gian dài, Leonidovich đã cố tập luyện cách dùng tay để đóng được đinh vào bảng nhưng tất nhiên là không được. Cho đến một lần, khi tập trung nghĩ về một vấn đề hoàn toàn khác, cậu bỗng thấy trước mắt mình mọi vật dường như đang được chiếu qua một thấu kính. Thế giới xung quanh bỗng như đang hiện ra đằng sau một lớp bong bóng xà phòng. Leonidovich chỉ cần từ từ ấn nhẹ tay, thế là cây đinh cắm ngập vào bảng như vào một tảng bơ vậy! Sau đó mọi ảo ảnh bỗng dưng biến mất. Mọi cố gắng nhằm lặp lại kì tích trên của cậu đều không thành. Nhưng từ thời điểm đó. Leonidovich bắt đầu hiểu được tiềm năng rất lớn về sức mạnh và tâm lí ẩn náu trong mỗi con người. Những khả năng kì lạ bắt đầu xuất hiện với Leonidovich. Ví như cậu thường dễ dàng giúp người thân tìm lại những món đồ đã mất hay để quên đâu đó, đặc biệt là tiền bạc. Cậu bé cũng gây ra nhiều rắc rối ở trường. Có lần do không thể giải được một bài tập Leonidovich chỉ đơn giản nhìn thẳng vào cô giáo của mình đang chấm bài trên lớp. Cái nhìn của cậu đã khiến cho cô giáo không thể tập trung làm việc được, và bà đã phải hét lên đầy giận dữ: "Rekhlov, đừng có nhìn vào tôi. Đứng dậy, ra khỏi lớp ngay?". Phục vụ trong quân đội một thời gian, Leọnidovich thi vào Khoa Du hành vũ trụ của Học viện Không quân Gagarin và học tập theo chuyên ngành. Thông tin năng lượng vũ trụ trong suốt 3 năm. Ông tốt nghiệp Học viện với tấm bằng chuyên ngành quân sự về "thao tác viên năng lượng vũ trụ". Chuyên ngành đặc biệt này không thuộc về bất cứ một binh chủng nào, và do vậy nó luôn nằm dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Tình báo quân đội. Theo Leonidovich, lịch sử ngành "ngoại cảm quân sự" Xô viết được bắt đầu từ thời Stalin với chuyên gia nổi tiếng Volf Messing. Messing chính là người đã dự đoán thành công thời điểm khởi đầu và kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ II. Trước năm 1994, ngành Ngoại cảm quân sự mới chỉ giới hạn ở mức độ không chính thức với một số cá nhân có khả năng đặc biệt. Đến năm 1994, nhóm học viên ngoại cảm chính thức đầu tiên (trong đó có Leonidovich) mới chính thức được tập trung. Các học viên được lựa chọn hết sức kĩ càng và được huấn luyện theo chương trình đào tạo của Viện Thần giao cách cảm Munich (một học viện đào tạo ngoại cảm có từ thời Hitler với cái tên Viện Y học phóng xạ). Thực chất của chương trình là nhằm phát triển khả năng nhận thức siêu nhạy của con người bằng cách tự tập trung tinh thần và thư giãn qua phương pháp thiền. Tất nhiên là ngoài các kĩ năng về thiền, học viên còn được nghiên cứu một số môn quan trọng khác như tâm lí học, triết học, tôn giáo và cả đào tạo về thể chất: như kĩ thuật cận chiến Kadachnikov, bắn theo cảm giác (khi bí bịt mắt, phóng dao v.v...). Còn trong các giờ thực hành, giáo viên thường giấu trong phòng một vật nào đó. Các học viên sau đó sẽ tự bước vào một trạng thái xuất thần (dạng như tự thôi miên), qua đó sẽ cố xác định được hình dạng, màu sắc, công dụng cũng như vị trí của vật đang được giấu. Còn có những buổi thực tập mà học viên được cho lên máy bay, mỗi người được cấp một bản đồ để tự mình vạch đường đi của máy bay, sau đó sẽ so sánh với đường bay trên thực tế. Học viên còn tham gia một khóa bổ túc 30 ngày tại trung tâm của chuyên gia Aleksei Kadochmkov tại Krasnodar. Đây là một chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực tác chiến, đặc biệt là khả năng tác động lên đối phương bằng năng lượng. Yêu cầu phức tạp và quan trọng nhất là khả năng thiền. Theo Leonidovich, khi đã đạt được một mức độ khổ luyện nhất định, con người sẽ thoát khỏi những mong muốn thấp hèn để đạt được một mức độ phát triển tinh thần cao hơn. Con người sẽ nhận biết được những câu trả lời cho các vấn đề đang và chưa tồn tại, do tất cả các câu trả lời được xuất hiện trước cả câu hỏi. Đó chính là thực chất của khả năng tiên tri. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo đặc biệt này. Leonidovich đã tham gia vào rất nhiều cuộc thử nghiệm nhằm tìm kiếm, điều hành nhận thức của đối tượng ở khoảng cách xa, hỗ trợ sức khỏe cho các nguyên thủ quốc gia hay dự đoán và tác động lên tiến trình của các sự kiện. Leonidovich còn nhận được một khoản tiền thưởng cho chiến công tìm kiếm chiếc máy bay hành khách vào năm 1995. Khi đó, chiếc TU-154 sau khi cất cánh từ sân bay Nam Sakhalin đã bị mất tích sau 20 phút. Các lực lượng của Bộ Tình trạng khẩn cấp đã tìm kiếm nó trong suốt 11 ngày mà không có kết quả. Leonidovich được cung cấp một cuộn băng ghi lại những cuộc trao đổi cuối cùng của đội bay với trung tâm dưới mặt đất cùng một bản đồ vùng bờ. 3. Sự tiên tri kì diệu của con người Nhà tiên tri và viên đá màu nhiệm Từ thời xa xưa, thạch anh đã được coi là một thứ đá màu nhiệm. Và không phải chỉ vì loại khoáng chất đó mà người ta gọi là băng tinh, mất khả năng tan thành nước, trong suốt như là pha lê mà còn vì nó, khác với thủy tinh, có một đặc tính đáng chú ý: nó bao giờ cũng mát lạnh khi ta cầm lên tay. Bởi vậy từ thời xa xưa, để kiểm tra xem là đồ thật hay đồ giả, thợ kim hoàn thường áp nó vào má xem có lạnh không. Ngoài ra, các nhà trường sinh học còn cho rằng thạch anh là một thứ đá trực cảm và cực nhạy, có khả năng làm cho con người giao tiếp với vũ trụ, với thế giới siêu nhiên. Những viên đá thạch anh tuyệt đẹp cho phép nhìn thấy cái vô hình, biết được cái chưa biết, thực hiện cuộc du hành lí thú vào quá khứ và tương lai... Vào những năm 40 của thế kỉ XX ở Mĩ đã xuất hiện một nhà văn nữ tiên tri nổi tiếng tên là Jane Dickson (nguyên họ là Pinkert). Ngay từ lúc mới 5 tuổi, Jane đã biểu diễn cho người thân xem khả năng tiên đoán siêu phàm của mình: em đã tiên đoán những sự kiện tương lai, các món quà mà khách đem đến, cái chết của người thân thích... Năm lên 8 tuổi, cô bé đã nhận được một món quà có tính chất định đoạt toàn bộ số phận sau này của em. Sự kiện đáng nhớ này xảy ra trong ngôi nhà của một bà thầy bói người Digan nổi tiếng mà mẹ cô dẫn cô đến để "tư vấn". Công việc đầu tiên của bà Digan là xem bàn tay của cô bé: "Cô con gái của bà sẽ trở thành một nhà tiên tri vĩ đại". Sau đó bà ta đưa cho cô bé viên đá thạch anh: "Cháu nhìn thấy gì trong viên đá này?". Jane chăm chú nhìn vào giữa viên đá và bắt đầu miêu tả một địa điểm chưa hề quen biết.: một dải bờ hoang dã lởm chởm đá, sóng biển nhấp nhô "Đấy là quê hương của ta. Ta tặng cháu viên đá này", bà thầy bói Digan nói. Viên đá thạch anh đã lọt vào đúng địa chỉ cần thiết. Ít lâu sau Jane đã học được cách tiếp cận với những nguồn thông tin mà những người khác không hiểu nổi. Lúc đầu những lời tiên đoán chính xác của cô chỉ giúp những người thân thích, nhưng vào những năm 40, khi cô lấy chồng và chuyển đến Washington thì các cán bộ cao cấp trong chính quyền lần lượt đến chỗ cô. Họ đặc biệt quan tâm đến những diễn biến sắp tới trên các mặt trận của cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai. Chí ít, Jane đã hai lần tư vấn cho Tổng thống Mĩ Roosevelt. Trong cuộc gặp lần thứ nhất vào tháng 11/1944, Roosevelt (bị liệt hai chân, phải ngồi trong xe đẩy) hỏi: "Xin cô hãy nói thẳng cho tôi biết liệu tôi còn sống được bao lâu nữa để kết thúc công việc đã bắt đầu". Jane không thể né tránh câu trả lời: "Nửa năm nữa, thưa ngài Tổng thống, mà có thể thậm chí còn ít hơn". Sau cuộc gặp đó được năm tháng ngày 12/4/945 đúng như điều Jane tiên đoán, Roosevelt đã từ trần. Cuối năm 1956 Jane đã tiên đoán rằng sau chừng 7 năm nữa người kế nhiệm đương kim Thủ tướng Ấn Độ Jawaharad Nehru (1889-1964) sẽ là một người mà tên tuổi họ sẽ được bắt đầu bằng chữ "S". Lần này viên đá thạch anh cũng bộc lộ khả năng màu nhiệm của nó: tháng 6 năm 1964 sau khi Nehru qua đời, Lai Bahadur Shatn đã trở thành Thủ tướng ấn Độ. Jane Dickson cũng có thể thông báo về số phận của một số người. Chẳng hạn bà đã tiên đoán một cách chính xác tương lai của người nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng Ronald Reagan mà sau này trở thành vị Tổng thống thứ 40 của Hoa Kì (1981 - 1989). Năm 1964, Dickson đã dự báo rằng người Nga sẽ là người đầu tiên đưa tàu vũ trụ lên mặt trăng, rằng trước năm 2000 bức tường Berlin sẽ bị phá đổ, còn ở La Mã sẽ có vụ ám sát Đức giáo hoàng. Đặc biệt, Jane Dickson nhìn thấy rất rõ những tấn thảm kịch trong tương lai. Chẳng hạn bà đã báo trước trận động đất năm 1964 ở Aliasca, đã tiên đoán cái chết của J.F. Dales, cái chết của nữ minh tinh Marilin Monroe, của thủ lĩnh da đen Martin Luther Kinh, của thượng nghị sĩ Robert Kenedy. Bà cũng khuyên can nữ nghệ sĩ Lombard không nên đi máy bay, nhưng Lombard đã coi thường lời cảnh báo tận tình và đã bỏ mạng trong một tai nạn phi cơ. Danh tiếng trên quy mô thế giới đã đến với Jane Dickson sau vụ John Kenedy bị ám sát (1917 - 1963). Sự kiện bi thảm này đã được bà tiên đoán ngay từ năm 1956, khi mà không ai ngờ rằng 5 năm sau vị chính khách ít người biết đến đó sẽ trở thành Tổng thống Mĩ. Song Jane Dickson không chỉ miêu tả cho một nhà báo Mĩ thấy ngoại hình của vị Tổng thống Hoa Kì tương lai (mái tóc dày màu hạt dẻ và đôi mắt xanh) mà còn nói rằng kẻ giết ông ta là một người có cái tên bắt đầu bằng chữ "O" hoặc chữ "Q". Tháng 12 năm 1966, Jane đã làm cho thế giới sửng sốt bằng một lời tiên tri mới: Bà đã báo cho vợ của người phụ trách bộ phận điều khiển các chuyến bay vũ trụ có người lái biết rằng cái chết đang đe doạ các nhà du hành vũ trụ chuẩn bị bay lên mặt trăng. Bà đã cho biết những gì mình nhìn thấy như sau: "Trên sàn quả tên lửa có một cái gì đó rất lạ - nó mỏng trông giống như lá kim loại, nếu có một dụng cụ nào rơi vào nó hoặc có ai đó lấy gót giày giẫm lên thì ắt sẽ xảy ra tai hoạ. Ở phía dưới sàn tôi nhìn thấy một cuộn dây điện rối tung. Cái chết đang đe doạ các nhà du hành vũ trụ. Tôi cảm thấy rằng linh hồn của họ đang lìa khỏi xác nóng hổi trong những cuộn khói..." Hỡi ôi, và cả lần này lời tiên đoán cũng rất chính xác. Một tháng sau, ngày 27 tháng 1 năm 1967 trong khi tập luyện trong con tàu vũ trụ "Apollon-I", ba nhà du hành vũ trụ Mĩ đã bị thiêu sống. Đó là Virgil Prisom, Edward Wait và Roger Chaffi. Sự cố chập mạch của dây điện ở bên dưới ghế ngồi của Chaffi trong môi trường chứa ôxy nguyên chất lập tức bùng lên thành một ngọn lửa hung hãn. Lời nói cuối cùng mà các nhân viên điều hành vô tuyến điện nghe được là tiếng kêu hấp hối của Roger Chaffi, một thành viên trẻ nhất của phi hành đoàn: Chúng tôi đang bị thiêu sống! Hãy đưa chúng tôi ra khỏi đây? Sau 14 giây, một đám khói bao trùm lên buồng điều khiển của con tàu "Apollon" bị nổ tung vì cháy. Jane Dickson đã nhiều lần nói rằng sự tiên đoán đến với bà bằng những con đường khác nhau. Đôi khi đó là do tiếp xúc với một đồ vật mà một người nào đó chạm vào. Đôi khi là do nguồn tin "từ trên cao". Nhưng đặc biệt Jane rất coi trọng việc nhìn vào viên đá thạch anh của mình. Bà cho rằng bằng cách khác thì khó mà có được một "bức tranh" chi tiết. Jane Dickson mất ngày 25 tháng 1 năm 1997 và đã mang theo sang thế giới bên kia sự bí ẩn đối với các nhà khoa học. Cuộc đời cửa nữ tiên tri nổi tiếng nước Pháp Ngày 5/3/1772, một cô bé ra đời tại một thị trấn nhỏ Alanson, gần Thủ đô Pari. Bà đỡ bật khóc vì đứa trẻ mới sinh ra đã có bộ tóc dài đen nhánh và miệng đầy răng. Maria lớn dần với vẻ ngoài xấu xí: một bên vai bé hơn vai kia, đôi chân gầy khẳng khiu, què quặt và hai mắt lồi. Thế nhưng cuộc đời của cô bé đặc biệt đó lại cứ như một huyền thoại với vô vàn những câu chuyện có thật nhưng thật khó tin trong thế giới hiện đại -nhà tiên tri đoán việc như thần. Dao sắc không gọt được chuôi... Lần tiên đoán đầu tiên của Maria Adelaida Lenorman được đưa ra lúc cô bé lên 6 tuổi, cô bé tiên đoán rằng không lâu nữ tu viện trưởng nơi cô đang học sẽ rời bỏ vị trí này để lấy chồng, bà sẽ lấy một người đàn ông giàu có. Lúc đó ai cũng cười bò vì lời nói nhố nhăng của cô bé về vị tu sĩ đáng kính. Thế nhưng một tháng sau, sự việc xảy ra đúng như vậy. Đó là bước khởi nghiệp đầu tiên của Maria Adelaida Lenorman với nghề nghiệp dược cho là kì lạ, mang đầy sắc màu huyền bí thời bấy giờ. Kể cả khi đứng trên đỉnh cao vinh quang của sự nghiệp. Maria Lenorman vẫn biết rằng những vị khách hàng cấp cao cũng không thể bảo vệ được cuộc sống của bà. Nhưng bà biết mình sẽ sống sót được qua lửa thiêu, nước ngập và chết dưới tay của những người không quen biết. Căn phòng xem bói của bà bị đốt cháy. Sau đó, chiếc thuyền trở nhà tiên tri quay vòng tròn và bị chìm ở sông Sena. Maria thoát chết một cách kì diệu: chiếc áo trong của bà bị vướng vào sống neo và nổi lềnh bềnh trên mặt sông. Mấy tiếng trôi qua người phụ nữ kiệt sức gần như chết ngạt vì nước thì lại được công nhân trên bến phà vớt lên. Tuy nhiên, năm 1843, bà bị một số thanh niên lạ mặt bóp cổ đến chết trong một cuộc bạo loạn. Trong suốt cuộc đời Maria có viết nhật kí, trong đó bà kể về các vị khách của mình và những lời tiên đoán của bà đối với tương lai của họ. Những cuốn nhật kí này đã trở thành một tư liệu lịch sử. Những lời tiên tri của định mệnh Một hôm, có hai phụ nữ tìm nhà tiên tri. Một người tên là Teraza muốn biết liệu cô có lấy được người đàn ông giàu có nào không. Maria Lenorman tiên đoán bà này sẽ được làm công chúa và có một mảnh tình mãnh liệt. "Bà ta lừa phỉnh tôi đấy - Tereza nói với người bạn đi cùng một cách bực mình. Sau khi nghe nói vậy, bạn của Tereza là Josephine quyết định ra về và không nhờ người đàn bà này xem số phận cho mình nửa. Bỗng cô nghe thấy Maria nói: "Tốt hơn là cô nên ở lại. Sắp tới tương lai nước Pháp sẽ nằm trong tay cô". Josephine (goá phụ đã có hai con) quá bất ngờ về tình tiết này, cô cố nán lại để nghe lời tiên đoán. "Chẳng bao lâu nữa cô sẽ gặp được người đàn ông cô dành chọn tình yêu. Người đàn ông này sẽ làm cho cô nổi tiếng nhưng cuối cùng lại phụ bạc cô", nhà tiên tri nói đủ nghe. Josephine nghi ngờ khi nghe những lời thì thầm của nhà tiên tri. Bà ta cầm tay cô và lấy một cây kim bằng vàng châm vào ngón tay út: "Tôi sẽ cho cô thấy một điều mà chưa ai được thấy. Cô cần phải nhớ ơn tôi và bảo vệ tôi khi cô có quyền hành trong tay". Một giọt máu từ ngón tay út của cô rơi xuống chiếc bát đựng đầy mấy loại nước. Máu bắt đầu tạo thành các hình thù khác nhau. Đầu tiên đó là hoa violet và thấp (loại hoa yêu thích của Josephine), sau đó là cành tử đinh hương và vương miện. "Cô sẽ trở thành hoàng hậu", nhà tiên tri thì thầm. Hai người phụ nữ ra về trong tình trạng gần như mơ ngủ. Khi ra đến cửa, Josephine nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc bảnh bao ngồi trong góc tối của phòng khách. "Đây, thưa đức vua - nhà tiên tri đón chào người lạ mặt - "Ông sắp kết hôn, chẳng lâu nữa em sẽ gặp người vợ tương lai của ông. Ông sẽ có 6 chức vụ cao, sẽ trở thành hoàng đế. Ông sẽ trở nên nổi tiếng và có một cuộc sống xa xỉ cho đến 40 tuổi. Nhưng đến lúc 40 tuổi, ông sẽ quên mất người vợ mà thượng đế ban tặng cho ông và ông sẽ bỏ bà ấy. Đó là điểm khởi đầu cho quãng thời gian bi thảm cuối đời ông. Ông sẽ phải chịu khổ ải cho đến chết. Tất cả bè bạn và người thân của ông sẽ quay lưng lại ông". "Quỷ tha ma bắt", sĩ quan pháo binh Napoleon Bounaparte điên tiết nói. "Làm sao tôi lại đi tin bọn tiên tri có thể giúp được gì đó chứ!" 4. Sự kì diệu của hiệu ứng tâm lí S. Freud đã từng chia hoạt động tâm lí con người thành hai phần: "có ý thức", lại đưa ví dụ nổi tiếng: Tâm lí con người giống như một tảng băng, phần có ý thức mà người ta có thể phân biệt được giống như khối băng nổi ở trên mặt nước, còn phần vô ý thức - chiếm phần lớn hoạt động tâm lí lại chìm dưới mặt nước và rất khó nắm bắt. Thế nhưng, những kết quả nghiên cứu về tâm lí học những năm gần đây lại cho thấy: cách phân chia tâm lí thành hai phần như trên của S.Freud chỉ có tính tương đối. Trong rất nhiều hiện tượng tâm lí, chỉ cần chú ý hơn một chút, chúng ta sẽ phát hiện được một số quy luật nằm "phía dưới mặt nước". Càng hiểu biết sâu hơn về những quy luật đó, chúng ta càng dễ dàng tìm được những giải pháp thích hợp khi giải quyết công việc, trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong vấn đề giáo đục con cái. Thậm chí trong không ít trường hợp sự hiểu biết đó còn giúp chúng ta tìm được "những con đường tắt" - dẫn ta tới mục tiêu nhanh hơn. Vợ tôi có cô bạn cũ, rất thông thạo các vấn đề "tề gia nội trợ": Một hôm, hai người rủ nhau đi mua sắm quần áo. Trong một cửa hàng, cô bạn nhìn thấy một chiếc áo jaket rất đẹp, mặc thử vào thấy rất hợp khổ người, bèn quyết định hỏi giá để mua. Chủ hàng phát giá 500 nghìn chẵn! Cảm thấy giá như vậy quá cao, cô bạn kêu đắt và bắt đầu mặc cả. Chưa kịp mở miệng, chủ hàng đã phủ đầu: "Chị xem, "mốt" này năm nay đang thịnh hành, vải loại tốt, may kĩ như thế này... Tiền nào của ấy thôi chị ạ! Em nói đúng giá đấy, chẳng được lời lãi gì mấy đâu chị ạ... nếu chị thích thì cứ trả giá cho một câu!" Cô bạn nghĩ một lát và phát: "150 nghìn! Thế nào?" Chủ nhà liền nhảy cẫng lên: "Không được! Chị trả như vậy, chẳng hoá ra bọn em ăn cướp được quần áo hay sao? Cô bạn vẫn chẳng hề hoang mang, cầm chiếc áo trên tay, xen kĩ lại và thao thao một hồi về giá thành chiếc áo: "Loại vải này chỉ khoảng x... đồng một mét, công may cùng lắm là khoảng y... đồng... cộng thêm tiền vận chuyển, thuê má, tiền thuê cửa hàng... đắt lắm cũng không quá 170 nghìn đồng!... Bán hay không, đó là tuỳ cô thôi!" Chủ hàng có phần luống cuống: "Thôi, suốt cả ngày ế hàng, đành bán lỗ vốn cho chị vậy!" Lâm vào tình huống tương tự, do không thông thạo về thị trường quần áo, lại sợ mang tiếng là một "kẻ mặt dày", chắc rằng bạn và tôi đều chỉ dám mặc cả giảm bớt đi một chút và không đủ "dũng cảm" để đưa ra một giá "siêu thấp"- như cô bạn ở trên! Thế nhưng trên thực tế, một số người bán hàng - có thể vô tình hoặc có thể cố ý, thường rất hay lợi dụng loại "hiệu ứng tâm lí phủ đầu này, để tác động tâm lí khách hàng. Lúc đầu họ phát ra một giá thật cao, phòng khi trong quá trình mặc cả, dù có phải nhượng bộ rất nhiều, vẫn còn bán được hàng với giá cao hơn thực tế! Thông thường, một yêu cầu quá cao thường hay bị đối phương cự tuyệt, thế nhưng tiếp đó nếu đưa ra một yêu cầu thấp hơn thì khả năng chấp nhận sẽ tương đối lớn. Người ta nói, đó là vì "sĩ diện". Người phương Đông đặc biệt càng hay mắc "bệnh sĩ!". Chính vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, một số người đã lợi dụng loại "hiệu ứng sĩ diện" này để khống chế hành vi, lung lạc người khác: Khi muốn nhờ vả người khác làm một việc gì đó, thoạt đầu họ đưa ra những đề nghị khó ai làm được, sau khi hàng loạt các đề nghị thuộc loại "nghi binh" đã bị cự tuyệt, nếu nhận thấy đối phương vẫn còn chút thiện ý, họ sẽ thừa cơ đưa ra cái đề nghị thực sự mong muốn. Thuật công tâm này thường mang lại hiệu quả, bởi lẽ sau khi đã từ chối quá nhiều, vì "sĩ diện", con người ta khó có thể tiếp tục từ chối thêm mãi, và dễ dàng chấp nhận một "đề nghị cuối cùng" mà đối phương đưa ra! Hiệu ứng tâm lí nói ở trên, tuy cũng thuộc phần "vô ý thức", song vẫn là nằm ở phía trên: tương đối gần tảng băng nổi trên mặt nước. Sau đây chúng ta sẽ nói đến một thứ nằm sâu hơn mặt nước, đó là cái gọi là "hiệu ứng lí do quá độ". Một nhà tâm lí học đã tiến hành một thực nghiệm như sau: Tại một khu tập thể, các hộ sống ở đó thường xuyên than phiền về lũ trẻ đùa nghịch và la hét suốt ngày - ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, nghỉ ngơi của những người lớn tuổi. Mặc dù người lớn đã nhiều lần can thiệp, dùng đủ loại biện pháp, như doạ nạt, khuyên giải, động viên.v.v... song đều vô hiệu quả. Sau khi tìm hiểu kĩ tình hình, nhà tâm lí học của chúng ta liền gọi tất cả lũ trẻ lại và tuyên bố: em nào la hét càng to, em đó sẽ được thưởng càng nhiều tiền. Sau một buổi, có đứa được 5 nghìn, đứa được 2 nghìn, nhưng cũng có một số đứa chỉ được 5 trăm. Vài ngày tiếp theo, lũ trẻ vẫn tiếp tục thi nhau la hét, cố giành được nhiều tiền. Vô hình trung, tiền dần dần đã trở thành động cơ khiến lũ trẻ la hét. Lại qua vài ngày nữa, tiền thưởng bỗng tự nhiên giảm, lũ trẻ mất hứng, cảm thấy bị đối xử bất công, nhưng vẫn hi vọng là hôm sau nếu cố gắng hét to thêm thì tiền thưởng sẽ lại được nhiều. Hôm sau, lũ trẻ đua nhau gào đến rách cả họng, ai ngờ tất cả đều không được tiền thưởng! Chúng hết sc bất bình: "Hôm qua còn nhận được một chút, ai ngờ hôm nay một xu cũng chẳng được, không được tiền thì hét làm quái gì cho thêm rát họng!"... Thế là từ đó về sau lũ trẻ mất hết cả hứng thú la hét. Vấn đề tiếng ồn trong khu phố cũng được giải quyết. Hiện nay, phần lớn gia đình chỉ có một hoặc hai con. Là cha mẹ ai chẳng mong muốn con mình học thật giỏi. Có thể, vì quá coi trọng thành tích học tập, một số vị phụ huynh đã thi hành một "chế độ thưởng tiền theo điểm số": điểm càng cao càng được thưởng nhiều tiền. Đối với mỗi loại điểm số, đều có mức tiền thưởng rõ ràng! Chế độ dùng tiền để động viên như vậy, thời gian đầu thường có hiệu quả, thế nhưng chỉ sau một thời gian là đã mất kiến hiệu! Đúng là đã tốn công tốn của vô ích? Thực ra, trong trường hợp này, những phụ huynh nói trên đã mắc phải một sai lầm về tâm lí học - đã dùng nhầm "hiệu ứng lí do quá độ". Các kết quả nghiên cứu trong tâm lí học đã chứng minh rằng: "Hứng thú" và "Lòng ham hiểu biết" mới thực sự là "nhu cầu trời cho" ở trong mỗi một con người. Sự học thực ra không phải là quá trình khổ sai. Học tập là một cơ hội tốt giúp trẻ em (và cả người lớn nữa) phát hiện ra những điều mới lạ trong thế giới chung quanh. Nói cách khác: "hiếu kì" mới thực sự là động cơ chân chính, lâu bền trong quá trình học tập. Còn những thứ đại loại như "lời khen", "tiền thưởng", "hình phạt".v.v... chỉ là những "lí do quá độ" - chỉ có tính chất nhất thời! "Thưởng tiền" thoạt đầu có thể mang lại những kết quả rõ ràng, bởi lẽ đó là thứ "mới lạ"; mặt khác, bằng thành tích học tập, trẻ em có thể kiếm được những đồ chơi hoặc món ăn trước đây không có. Thế nhưng, cái hứng thú tạm thời về sự "mới lạ" sẽ mau chóng qua đi. Mặt khác, trong điều kiện mức sống đã được nâng cao, với cơ cấu "mỗi cha mẹ chỉ có 1 hoặc 2 con" như hiện nay. Những nhu cầu về vật chất của trẻ em nói chung cũng dễ đáp ứng. Cho nên thứ "biệt được - tiền thưởng" dễ bị mất đi tính công hiệu và điều đó còn có nghĩa là: cùng với nó, trẻ mất luôn hứng thú học tập! Những thí dụ tương tự như vừa kể ở trên, thực ra có mặt ở khắp nơi, chỉ cần ta chú ý quan sát và chịu khó suy nghĩ thì sẽ phát hiện được ra những quy luật hữu ích. Để tránh hiểu lầm, xin nói rõ thêm: Loại "vô ý thức" nói ở đây là thuật ngữ trong tâm lí học, chứ không phải là theo nghĩa thông thường. Thường ngày, tất cả những gì không có ý thức, thì ta gọi là "vô ý thức". Trong tâm lí học, ngoài "ý thức" (consciousness), người ta còn nói đến 3 quá trình khác: "phi ý thức" (nonconscious processes), "tiềm ý thức" (Subconscious processes) và "vô ý thức" (unconscious processes). Về những khái niệm đó, nếu có dịp ta sẽ cùng tìm hiểu. Còn ở đây, chỉ cần nhớ lại hình ảnh "tảng băng của S.Freud" là đủ! 5. Thái độ và vận mệnh 

Khởi phát từ sự đốn ngộ của một nhà tâm lí học trong tù Trong thời kì Đại chiến thế giới lần thứ 2, ông Franc - nhà tâm lí học Mĩ gốc Do Thái đã từng bị giam trong Trại tập trung của phát xít Đức. Một hôm, trong trạng thái u uất và tuyệt vọng đến cùng cực, trong buồng giam biệt lập, ông bỗng nhiên "đốn ngộ": tự nhiên thấy trong lòng hết sức thanh thản, sảng khoái và phát hiện ra một điều mới lạ... Về sau, ông đã đặt tên cho hiện tượng đó là "trạng thái tự do tuyệt đối của con người". Thực ra, lúc đó ông mới chỉ cảm nhận được một cách hết sức mơ hồ và chỉ hiểu được rằng: "đó là một thứ tự do mà bọn lính phát xít vĩnh viễn không sao cướp đi được...". Mặc dù các tình huống trên đời đều phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khách quan. Nói chung, đều chịu sự chi phối, khống chế của những người khác. Tuy nhiên, ý thức của mỗi người dường như lại là thứ độc lập - nó siêu thoát và hầu như là không phụ thuộc vào sự ràng buộc từ bên ngoài về phương diện thân xác. Trong hoàn cảnh bị giam hãm và hành hạ về mọi phương diện. Franc vẫn còn lại một thứ tự do, đó là "khả năng tự lựa chọn thái độ của mình". Khi bản thân bị lâm vào một hoàn cảnh hết sức ác liệt, mặc dù rất khó khăn, song Franc đã may mắn phát hiện ra "ý thức tự ngã" - thứ thiên phú tiềm tàng trong mỗi con người. Hơn nữa ông còn biết lợi dụng ý thức đặc biệt đó để tự giải thoát. Franc đã phát hiện được một "kho báu" trong thế giới tâm linh ở mỗi con người: "Trong bất kì hoàn cảnh đặc định nào, con người vẫn còn lại một thứ tự do, đó là cách lựa chọn thái độ của mình". Từ những ý tưởng "đốn ngộ" được trong thời gian bị giam giữ trong trại tập trung, sau này Franc đã đưa ra quan điểm về ba loại giá trị, có vai trò quyết định đối với số phận mỗi con người. Thứ nhất là "giá trị kinh nghiệm" - do cảnh ngộ mang lại, thứ hai là "giá trị sáng tạo" - do bản thân mỗi người tạo nên, thứ ba là "giá trị thái độ" - đó cũng là cách thức phản ứng của mỗi người đối với những tình huống ngoài đời. Trong ba loại giá trị kể trên: giá trị thái độ là cảnh giới đặc biệt nhất. Thật vậy, số phận mỗi con người đều do thái độ của mỗi người quyết định - thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ thái độ sống. Sự sai khác giữa người thành công và kẻ thất bại chính là: trong bất kì hoàn cảnh nào, người thành công luôn luôn có thái độ lạc quan, tích cực suy nghĩ vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm để tạo lập cuộc đời của mình. Còn người thất bại thì hoàn toàn ngược lại, thái độ của họ rất bi quan, khi gặp phải trắc trở họ thường chỉ liên tưởng đến những thất bại hoặc nhưng thảm cảnh trong quá khứ, thường buông tay cam chịu và đổ lỗi cho số phận hoặc cho người khác. Không ít người vẫn thường cho rằng, số phận của họ phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh, hoàn toàn do người khác định đoạt. Tuy nhiên, thật ra số phận mỗi con người nằm trong chính tay mình. Thành công hay thất bại không phải do nhân tố bên ngoài định đoạt mà phụ thuộc chủ yếu vào thái độ sống. Thái độ của chúng ta có vai trò hết sức quan trọng đối với số mệnh: * Chúng ta đối đãi với cuộc đời ra sao thì cuộc đời cũng sẽ đáp lại như vậy. * Chúng ta đối đãi với người khác ra sao thì người ta sẽ đối đãi với chúng ta như vậy. * Khi bắt đầu thực hiện bất kể việc gì, thái độ của chúng ta đối với việc đó ra sao có vai trò quyết định đối với những kết quả cuối cùng. Thành công hay thất bại chủ yếu phụ thuộc vào thái độ của chúng ta. Và điều đó quan trọng hơn tất cả các nhân tố khác cộng lại. Ta chẳng nên ngác nhiên khi thấy có người nói: hoàn cảnh của mỗi người ra sao; tâm lí, tình cảm, tinh thần như thế nào, hoàn toàn do thái độ của mình quyết định. Nói đúng ra, là thái độ lạc quan và tích cực chưa thể đảm bảo trăm phần trăm cho sự thành công. Tuy nhiên, có điều không thể nghi ngờ là những người có thái độ bi quan và tiêu cực thì sẽ chẳng có thể thành công và hạnh phúc. Những bí ẩn quanh chiếc gương soi của bạn Ngay từ thế kỉ thứ XVIII nhà bác học người Đức Kari Fon Reygenbakh (1788 - 1869) đã phát hiện thấy ở một số người có ánh mắt rất nguy hiểm đối với người khác. Những ánh mắt của họ có năng lượng cực lớn (năng lượng trong ánh mắt có tên gọi là od) và khi phản xạ qua gương có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người khác nếu luồng tia này hướng vào. Chiếc gương không chỉ phản chiếu hiện thực khách quan mà còn phản xạ năng lượng vô hình. Người ta làm thử một thí nghiệm thì thấy năng lượng cũng có khả năng phản xạ qua gương: Dùng bộ điều khiển ti vi từ xa chĩa vào chiếc gương sao cho hướng phản chiếu nhằm vào vô tuyến thì thấy nó vẫn có tác dụng như thường. Điều đó có nghĩa là gương có thể phản xạ năng lượng vô hình mà mắt người không thấy được. Từ thí nghiệm này cho thấy dòng điện sinh học hoặc luồng năng lượng phát ra từ ánh mắt có thể gây nguy hiểm cho những ai bị nó phản chiếu vào qua gương. Ở một số dân tộc có thói quen đeo vào cổ đứa trẻ một chiếc gương bé tí xíu để tránh những ánh mắt độc địa chiếu vào đứa trẻ. Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Pháp chuyên về các hiện tượng dị thường trong thiên nhiên Kamill Flaramion (1842 - 1925) khuyên những người nhút nhát sợ bóng tối hãy thử nhìn vào cái gọi là "bóng ma" qua gương hoặc bất cứ vật gì có độ bóng thì sẽ bớt sợ hơn rất nhiều. Có nhiều người bán tín bán nghi thế nhưng qua thực tế thì thấy lời khuyên của Flaramion rất hiệu nghiệm. Cũng như vậy, đối với những chiếc gương cổ nổi tiếng là thần bí được sản xuất tại vùng Venezia của Italia. Như có phép màu nhiệm, loại gương này thường gây được tâm trạng phấn chấn đối với người soi. Ban đầu người ta cho rằng sự bí ẩn chính là ở chất liệu pha lê làm kính được phát minh năm 1516 bởi hai anh em nhà Andrea và Domenico thuộc vùng đảo Murana gần Venezia. Mãi sau này bí ẩn mới được khám phá là những người thợ Italia đã bổ sung thêm một ít mạt vàng vào trong chất phủ gương làm cho sự phản chiếu của gương có sắc màu gam lạnh, chẳng hạn như ánh trăng, không có lợi cho sức khoẻ. Chính vì điều này đã lí giải được bí ẩn lâu nay là tại sao vào thời kì trăng rằm số lượng người bị trầm uất, động kinh, tự tử và các vụ tội phạm tăng lên đáng kể so với mức trung bình. Nhiều dân tộc trên thế giới vẫn sử dụng gương để chống lại cái gọi là "luồng năng lượng cuốn". Người phương Đông khi làm nhà thường xem hướng, chính là việc xác định vị trí phong thuỷ sao cho phù hợp để tránh quang năng lượng này lấn át năng lượng của những người sống trong đó làm cơ thể mất cân bằng dẫn tới bệnh tật, đau ốm. Những nhà làm theo kiểu hình ống có hai cửa trước và sau thông nhau tạo thành luồng gió lùa rất dễ bị tấn công bởi "luồng năng lượng cuốn". Vì thế, để khắc phục tình trạng này có thể đặt mảnh gương nhỏ "gương chiếu yếu trên cửa ra vào hướng ra phía ngoài. Các cụ nói làm như thế để trừ tà ma ác quái. Thực chất là để chống lại những luồng năng lượng cuốn bất lợi cho sức khoẻ. Cũng có thể đặt tấm gương lớn gần cửa ra vào nhằm tránh luồng năng lượng xấu từ ngoài đường rọi vào. Trong phòng ngủ không nên có gương hoặc cần quay mặt phản chiếu vào tường, vì lúc ngủ cơ thể rất nhạy cảm với những luồng năng lượng bất lợi cho sức khỏe. Việc bố trí đồ gỗ và kê đặt giường, tủ trong phòng ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ. Nếu không có điều kiện kê đặt lại gương nên che mặt phản chiếu bằng một tấm vải. Đến nay khoa học đã chứng minh được trên trái đất có những "nút" năng lượng hoặc những vùng bất lợi cho sức khoẻ con người do cấu tạo của tầng địa chấn phức tạp. Nút hoặc cột năng lượng từ dưới đất hướng lên trên thường có diện tích bằng cuốn sách nhưng có độ đậm đặc rất lớn. Nếu nằm ngay trên nút năng lượng này thì giấc ngủ không sâu, luôn có những cơn mơ khủng khiếp, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dân gian thường nói là trong ngôi nhà có ma. Thực ra, ngôi nhà đã dựng đứng trên một nút năng lượng. Có thể khắc phục tình trạng này bằng một tấm gương đặt ở một vị trí thích hợp, chẳng hạn như úp mặt gương xuống đất với tác dụng phản chiếu lượng năng lượng nguy hiểm đi theo một hướng khác. Ở rất nhiều dân tộc trên thế giới chiếc gương luôn được coi là vật "thiêng" nên cực kì thận trọng khi sử dụng. Chẳng hạn, có một số dân tộc cấm không cho trẻ nhỏ dưới một tuổi soi gương, vì như vậy trẻ sẽ chậm lớn, lâu mọc răng hoặc nói ngọng v.v... Ở Châu Âu mọi người kiêng không soi gương trong lúc tranh tối, tranh sáng hoặc trong ánh sáng nhân tạo. Ở Thụy Điển các cô gái kiêng không soi gương dưới ánh sáng nến vì như vậy sẽ mất đi tính duyên dáng. Ở Đức những người phụ nữ có thai mấy tháng cuối trước khi đẻ không được phép soi gương. Dân gian cho rằng trong nhà càng ít gương, ít đồ vật bóng loáng càng tốt cho sức khoẻ. Một số dân tộc thì cho rằng sở dĩ phụ nữ chóng già hơn nam giới vì soi gương nhiều. Rất có thể là như vậy. Có thể giải thích hiện tượng già đi của con người dưới góc độ trường năng lượng sinh học: năng lượng của chúng ta sau khi phản xạ qua gương giao thoa vì với chính trường năng lượng của bản thân có tác dụng bảo vệ cơ thể. Vì thế càng nhìn lâu trong gương càng mất nhiều năng lượng, cơ thể càng chóng kiệt sức và tàn tạ. Ngay từ xa xưa đã có quan niệm cho rằng mặt gương giống như nam châm hút tất cả những chất độc. Điều này đã được nhà bác học thời trung cổ Parasel (1493 - 1541) chứng minh. Trong một bản báo cáo của Viện hàn lâm Pari, xuất bản năm 1793 có đoạn viết: "Khi một người phụ nữ đứng lâu bên một chiếc gương mới thì nó đã hút tất cả mùi của người phụ nữ này toả ra. Các cuộc phân tích tấm gương này cho thấy những chất bám trên mặt gương cực kì độc". Từ đó có thể giải thích tại sao một số dân tộc không cho phép người ốm soi gương. Khi những ông khách lòng dạ không tốt ra khỏi nhà là lập tức chủ nhà lấy giẻ ướt lau gương ngay. Dân gian khuyên không nên sử dụng gương cũ vì nó ám nhiều năng lượng và chất độc. Một số chiếc gương khi soi người đứng trước gương cảm thấy thần kinh bị ức chế, người buồn bực một cách vô cớ. Có trường hợp sau khi soi gương người chủ có những hành vi bột phát cực kì nguy hiểm. Chẳng hạn như chiếc gương cổ nổi tiếng trong lịch sử với những vụ giết người, đột tử hay tự vẫn có đề dòng chữ "Lui Arpo, 1743". Năm 1997 các nhà buôn đồ cổ Pháp đã đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng thông báo cho mọi người biết không nên mua chiếc gương đồ cổ này vì nó rất nguy hiểm đối với người chủ của nó. Theo thống kê, chiếc gương "Lui Arpo 1743" đã gây ra cái chết đối với 38 người chủ đã mua nó. Chiếc gương như có ma hễ cứ rơi vào tay người nào là người đó bị đột tử mà không lí giải được. Sau khi gây ra hai cái chết của hai người chủ cuối cùng năm 1910, chiếc gương đã được cảnh sát Pháp tịch thu và lưu giữ trong kho. Vậy mà cách đây ba năm chiếc gương cổ đã bị kẻ gian đột nhập đánh cắp mất. Còn rất nhiều điều bí ẩn quanh chiếc gương soi mà cho đến nay khoa học chưa khám phá hết. 6. Vân tay, con số vận mệnh Mỗi người có một kiểu vân tay đặc trưng, xác suất trùng nhau cực kì hiếm, khoảng một phần vài chục triệu. Vân tay được ví như một bản đồ về cá nhân mỗi người. Các nhà khoa học đang tìm cách xác định mối liên hệ giữa đường vân tay với đặc điểm tâm sinh lí, và điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Vân tay được hình thành ở mỗi người từ khi còn nằm trong bụng mẹ và cố định như vậy cho đến lúc cuối đời. Trên thế giới có một môn khoa học chuyên nghiên cứu về vân tay. Nó dựa vào các đặc điểm vân tay để đoán bệnh tật và phán đoán những đặc điểm cá tính mỗi người, giúp các nhà hình sự trong việc điều tra tội phạm v.v...Tất nhiên, khoa học về vân tay không đồng nghĩa với những kiểu bói toán nhảm nhí và một số kẻ lợi dụng để lấy tiền của những người cả tin. Cha đẻ của môn khoa học vân tay là nhà sinh vật học người Anh Fransis Galton, anh em con chú con bác với nhà khoa học nổi tiếng Ch.Đác Uyn. Năm 1892, Galton đã xuất bản cuốn sách nói về vân tay rất cơ bản. Theo nhà khoa học thì vân tay nói nên rất nhiều điều về cá nhân con người. Đường vân trên các ngón tay mỗi người hình thành từ tháng tuổi thứ 3 khi còn là thai nhi, đồng thời với sự phát triển của hệ thần kinh. Bất kì sự lệch lạc nào trong quá trình phát triển thai nhi đều để lại dấu ấn trên da. Vân tay là một bản đồ sức khoẻ thông qua đó có thể xác định được cá tính và khả năng trí tuệ của mỗi người. Ba loại vân tay và tính cách

Đa phần những người có đường vân tay tròn, còn số người có đường vân tay hình xoắn ốc ít gặp hơn, đặc biệt là đường vân tay hình cung (cầu vồng). Tỉ lệ số người có vân tay hình cung chỉ chiếm 3- 4 phần ngàn. Theo kết quả điều tra, người có đường vân tay hình cung khó chan hoà trong tập thể; anh ta là người có cá tính mạnh mẽ, thẳng thắn, không ngả theo ý kiến của người này hay người khác và không ngần ngại khi nói lên sự thật. Thất bại không khuất phục được những người như vậy, anh ta lại tiếp tục làm lại từ đầu. Những người có vân tay như vậy rất tỉnh táo, không bị lôi cuốn bởi các đam mê như rượu chè, luôn thích được làm lãnh đạo. Trên cương vị lãnh đạo, những người này thường không thích nói nhiều và ưa hành động. Thế nhưng, nhược điểm của những người này là sức khoẻ kém, tính cách ngang ngạnh. Những người có đường vân tay hình tròn xoắn ốc không bao giờ thấy thoả mãn với bản thân, luôn tự tìm tòi và khổ sở bởi sự đa nghi của mình. Sự bền bỉ không cao, dễ nản và có thể đánh mất sự say mê. Trong trường học những người này bị coi là lười biếng, thậm chí không có khả năng, thế nhưng thường xuyên làm các thầy cô ngạc nhiên bởi những cách giải độc đáo trước những bài tập khó. Số đông mọi người có đường vân tay tròn. Những người có đường vân tay tròn biết cách thích nghi với cuộc sống trong xã hội. Họ là những người thiện chí, mát tính, vị tha và dễ dàng nhân nhượng, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không vụ lợi nhưng họ cũng không bao giờ dám hi sinh tất cả vì ý tưởng của mình. Họ luôn thoả mãn với vị trí của mình và rất phù hợp với vai trò lãnh đạo. Các nhà khoa học cũng đã phần nào xác định được mối liên hệ giữa đường vân tay với đặc điểm tâm sinh lí mỗi người, bởi nó gắn chặt với các vùng nhất định trên vỏ não. Người có đường vân tay tròn xoắn tập trung ở bàn tay phải thường nóng nảy và cục tính. Trong khi đó người có những đường vân này nằm ở các ngón tay trái lại có khiếu bẩm sinh về âm nhạc và nghệ thuật. Nhà đạo diễn điện ảnh tầm cỡ thế giới Secgây Elzenstein có vân tay tròn trên mười đầu ngón tay như nhiều người khác mà không có gì đặc biệt. Elzenstein nổi tiếng là người có tấm lòng khoan dung vì thế được mọi người hết sức quý mến. Ông đã trải qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời mà với người khác thật khó lòng vượt qua được. Nhà đạo diễn đã mất sau cơn đau tim đột ngột. Điều lạ lùng là cái chết của Eizenstein đã được một người đoán trước. Đến nay hiện tượng này vẫn còn là một bí ẩn đối với khoa học. Còn ba ngón tay phải của nhà thơ Xô - Viết nổi tiếng Maiacopxki có đường vân tay tròn xoắn, bên tay trái cũng có một đường vân tay tương tự. Tính khí nhà thơ rất nóng nảy và thất thường, chúng thể hiện rất rõ trong các vần thơ của ông. Bề ngoài nhà thơ trông rất cao bồi và ngang tàng, nhưng thực chất ông rất sợ sự cô đơn. Là người tài năng nhưng lại không biết sử dụng tài năng của mình và không có lập trường kiên định. Maiacopxki đã kết liễu cuộc đời mình bằng tự sát để giải thoát khỏi những nội tâm bên trong. Còn tên cuồng sát khét tiếng đã từng gây bao nỗi sợ hãi cho dân chúng Andrây Chicatilo có đường vân tay hết sức đặc biệt. Ngón cái bàn tay phải của y có đường vân tròn, cũng ở ngón này bàn tay trái lại có đường vân xoắn tròn. Trong khi đó đường vân tay của những người bình thường bao giờ cũng giống nhau theo từng cặp ngón ở hai bàn tay. Sau nhiều cuộc thống kê, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một điều hết sức thú vị liên quan đến đường vân tay. Những vận động viên với những đường vân vòng cung chỉ thành công trong một vài môn thể thao như chạy tốc độ trên băng, vân tay tròn xoắn và đường vân tròn đúp thường thấy ở các nhà vô địch môn điền kinh nặng, đấu kiếm và vật tự do. Các nhà nghiên cứu có ý định lập chương trình thống kê để xác định những đặc điểm của mỗi người thông qua "bản đồ" vân tay. Con số - Văn hoá - Số mệnh Tín ngưỡng và những tập tục mê tín gắn liền với con số có lẽ là một trong những hiện tượng sống động và phổ biến nhất trong văn hoá dân gian thế giới. Nếu như đối với chúng ta, những người đang sống trong thời đại tin học, con số chỉ là phương tiện để đo đếm, tính toán, hoặc khái niệm. Còn thời xa xưa, con số là biểu tượng của sức mạnh thần bí, thậm chí chi phối cả số phận con người. Pytago và chủ nghĩa thần bí Có lẽ ít ai nghĩ rằng, Pytago - nhà toán học vĩ đại thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên mà chúng ta đều biết từ thời ngồi trên ghế nhà trường qua định lí về 3 cạnh của tam giác vuông, lại cũng là ông tổ của khoa lí số thời cổ đại Hi Lạp. Ông khẳng định: "Con số là khởi đầu của mọi vật, thế giới được xây dựng dựa vào sức mạnh của con số và mọi vật chỉ là những "bản sanh của các con số". Ông tin rằng: con số có sức mạnh thần bí, có khả năng chi phối tất cả, kể cả tính cách và số phận của mỗi con người. Trong thời cổ đại ở Hi Lạp, bản thân Pytago cũng được tôn vinh như là hiện thân của sức mạnh. Ông không phải là một thư sinh “trói gà không chặt", ngược lại theo tương truyền, ông là con người cao lớn, uy nghi hùng vĩ như thần Apollon. Mỗi khi Pytago xuất hiện giữa đám đông, thì những sinh linh ở quanh ông đều trở nên bé nhỏ, đáng thương và mờ nhạt. Chính ông là người đã đưa danh từ "nhà triết học" vào trong đời sống. Nhà triết học theo ông - đó là một con người "muốn tìm biết và muốn hiểu rõ". Pytago là người đặt nền móng cho luận thuyết về sức mạnh thần bí của các con số, và điều đặc biệt có ý nghĩa là, trong quá trình nghiên cứu những ý tưởng của ông, các nhà khoa học của các thời đại sau đã phát hiện ra rất nhiều quy luật quan trọng trong toán học. Nicomax - một nhà toán học khác thời Hi Lạp cổ đại, sống vào thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, cũng là một người rất tôn sùng sức mạnh của các con số. Nicomax chính là người đặt nền móng cho "lí thuyết số" một phân khoa rất quan trọng trong toán học hiện đại. đã xây dựng nên các khái niệm toán học về số nguyên tố, về tỉ lệ... Ông lại tin rằng: số 1 là hiện thân của lí trí, tính thiện, sự hài hoà, hạnh phúc và đồng thời cũng là hiện thân của bóng tối và sự hỗn tạp. Số 2 là biểu tượng của sự mâu thuẫn và bất bình đẳng. Số 3 mới là "con số thực sự", bởi lẽ nó có đầu, giữa và cuối. Số 3 mới thực sự là "con số hoàn chỉnh"... Tại Châu Âu, mãi cho tới trung thế kỷ những người cho rằng "con số chỉ đơn thuần là một phương tiện dùng để tính toán" vẫn còn bị kết tội như những kẻ "phỉ báng chúa trời". Ngay đến cả những nhà toán học nổi tiếng như M.Stiphen (1486 - 1567) một trong số những người đã đặt nền móng cho môn đại số và D.Neper (1550 - 1617) người phát minh ra phép tính logarit cũng đều tin rằng, bên trong mỗi con số đều tiềm tàng những sức mạnh thần bí. Số - biến ảo vô cùng tận... Trong văn hoá cổ đại phương Đông, con số cũng là thứ vô cùng thần bí và phức tạp, nhiều khi triết lí đứng ngay cạnh sự thần bí, khoa học xen lẫn với mê tín dị đoan... Triết gia thời xưa tin rằng: con số và toán pháp đều bắt nguồn từ Bát quái, Kinh dịch. Cửu chương toán thuật (bộ sách giáo khoa toán học cổ nhất của Trung Hoa) đã viết: Thời xưa Phục Hi sáng tạo ra Bát quái, thông hiểu được cái đức của thần minh, làm sáng tỏ được cái tình của muôn vật, nhờ đó mới làm ra "thuật cứu cửu” phép tính cửu chương)... Mỗi con số đều có những nội dung trên nhiều bình diện. Ví dụ số 1 trong toán học được coi là "khởi thuỷ của vạn số" (khởi đầu của mọi con số); trong Dịch học số 1 là "huyền", là “thái dịch", là vũ trụ khi chưa phân chia; y học coi số 1 là “nguyên khí" nguồn năng lượng sống của mọi sinh vật. Lí thú nhất là trong Đạo Đức Kinh bộ "thánh kinh" của đạo gia. Lão Tử đã coi con số 1 gắn liền "đạo", ông viết: đạo sinh 1. 1 sinh 2. 2 sinh vạn vật... Đọc lại những trang sử của nhân loại, có lẽ tất cả chúng ta đều sẽ đi đến cùng kết luận: chẳng có một con số nào trong các nền văn hoá khác nhau, trên tất cả các vùng đất của thế giới, lại không được con người gán cho những sức mạnh thần bí. Đặc biệt là: cùng một con số - trong cùng một thời đại - ở những nền văn hoá khác nhau lại có thể mang theo những ý nghĩa trái ngược hoặc là giống nhau. Ví dụ, nếu như nhà toán học Hi Lạp cổ đại Nicomax không ưa con số 2 vì nó bị coi là biểu tượng của sự mâu thuẫn, thù địch, thì ở phương Đông với cách nhìn minh triết, biện chứng và bao dung: con số 2 lại là tượng trưng của sự hài hoà. Số 2 là biểu tượng của âm dương thống nhất (trong Nhị nguyên luận). Đó là trời và đất, ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng, nam và nữ, chồng và vợ, quân và thần, quân tử và tiểu nhân, con người và ma quỷ, phúc và hoạ, sống và chết... là 2 mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất, đối lập mà phải dựa vào nhau để cùng tồn tại, trong tất cả các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Và cũng như các con số chẵn khác, số 2 được xem là con số "may mắn ", "cát tường": người phương Đông mỗi khi thực hiện một cộng việc hệ trọng thường chọn ngày chẵn và tránh chọn ngày lẻ. Số 7 cũng là một điển hình và cách nhìn khác nhau giữa Đông và Tây. Trong tiềm thức của người Âu Mĩ số 7 là con số may mắn, là biểu tượng của sự phồn vinh, ổn định. Ngay cả một số nhà du hành vũ trụ cũng thích sử dụng con số 7 như một tín hiệu của sự tốt lành. Các con tàu vũ trụ thường được đặt tên cùng với số 7, như "Sigma - 7", "Avrora - 7", "Freit - 7"... Sự tôn sùng con số 7 có nguồn từ thời cổ đại: ở vavilon thời xa xưa người ta quan sát thấy trên bầu trời có 7 vì sao di động là Mặt trời, Mặt trăng, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Mộc tinh, Kim tinh và Thổ tinh. Thời đó người ta tưởng là các tinh tú đó "quay chung quanh trái đất" và trên đó có những vị thần bảo vệ sự sống của con người ở trái đất. Con số 7 đó còn gắn liền với số ngày trong một tuần lễ, các nghi thức tôn giáo thời cổ đại và thời trung cổ... Còn ở phương Đông, số 7 nói chung chẳng phải là con số tốt lành. Trong phép bói dịch, nếu 3 lần hào gặp phải số 7, thì có nghĩa là kết cục xấu. Y học phương Đông coi số 7 là giai đoạn cuối trong chu kì sinh học ở người phụ nữ. Sách Nội Kinh - bộ kinh điển của Đông y học viết: “nữ tử phát dục qua 7 lần 7 thành 49 thì tinh suy huyết kiệt (thời trước phụ nữ 49 tuổi thường hết kinh). Ngay đến thánh Khổng Tử lúc tuổi già cũng đã qua đời đúng 7 ngày sau một cơn ác mộng. Những tập tục mai táng ở phương Đông cũng gắn liền với con số 7: người chết sau 7 ngày sẽ là “ngày kị", sau 7 x 7 = 49 ngày mới hết... Những quan niệm thần bí về các con số thời cổ đại - qua những năm dài lịch sử đã bắt rễ rất sâu trong tiềm thức loài người. Cho đến tận ngày nay dư âm của quan niệm mê tín con số vẫn hiện diện ở khắp mọi nơi. Ví dụ: nếu như thời cổ đại con số 13 bị miệt thị là "con quạ của sự bất hạnh", là "tá của quỉ dữ" và trong Kinh Thánh con số 13 gắn liền với sự kiện chúa Giê - su bị đóng đinh trên thánh giá. Và đó là ngày A-dam và E-va trộm ăn trái cấm... thì cho tới ngày nay, không ít người ở các nước Âu Mĩ vẫn cho rằng: 13 là con số gây ra tai hoạ. Con số và mệnh số Điều đặc biệt là không ít người lại có "con số chiếu mệnh" riêng của mình. Đại văn hào Nga L.Tolstoi tin rằng, số phận của ông gắn liền với con số 28: ông sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828. Cậu con trai Secgây chào đời vào ngày 28. Khi chọn tư liệu để viết tác phẩm nghệ thuật, ông đã chọn tập thơ 28 trang trong số các tác phẩm thi ca Pháp: đặt ngày sinh cho nhân vật Nekhh-udov trong tiểu thuyết Phục sinh là ngày 28 tháng 4. Bản thân L.Tolstoi đã đi khỏi las-naia Poliana ngày 28 tháng 10... Bismark (1815 - 1898) chính khách Đức nổi tiếng, rất sủng ái con số 3, coi nó như "ngôi sao chiếu mệnh". Phương châm hành động của ông là "sức mạnh trong liên minh tay ba". Bisniark đã phục vụ 3 đế chế dưới thời 3 ông vua khác nhau, đã tham gia 3 cuộc chiến tranh, đã kí 3 hiệp ước hoà bình, đã chiến đấu chống lại 3 đảng phái chính trị, có 3 người con... Còn đối với Napo-leon III, "con số chiếu mệnh" của ông là 17. Danh sách những ví dụ tương tự còn có thể kéo thêm rất dài, song cuối cùng cũng chỉ đưa chúng ta tới một kết luận: ngay cả những danh nhân văn hoá và các chính khách cũng không thể tránh khỏi sự tín ngưỡng đối với con số. Từ sự sùng bái các con số, con người còn "phát hiện" những con số đặc biệt hơn, có khả năng chi phối vận mệnh của mỗi con người: đó là con số liên quan đến ngày sinh tháng đẻ. Chính ý tưởng này đã trở thành một mảnh đất màu mỡ, từ đó đã nảy sinh đủ các môn phương thuật: Chiêm tinh ở phương Tây: Tử vi, Bát tự Hà lạc, Mai hoa dịch số ở phương Đông... Cách tính “con số vận mệnh" hết sức đa dạng, có những cách tính rất phức tạp cầu kì như lập ra một lá số tử vi và cũng có cách tính rất đơn giản. Chẳng hạn, người Âu Mĩ có cách tính "con số vận mệnh" đơn giản như sau: Cộng liên tiếp các chữ số trong ngày sinh tháng đẻ, cho tới khi được một con số nằm trong khoảng từ 1 tới 10. Thí dụ "công dân thứ 6 tỉ" của hành tinh sinh ngày 12 - 10 - 1999 sẽ có "con số vận mệnh" như sau: 1 + 2 + 1 + 0 + 1 + 9 + 9 + 9 = 32; 3 +2 = 5. Tính cách và số mệnh của vị công dân này được phản ảnh bởi con số một "con số đẹp" theo quan niệm cả Đông và Tây. Để khỏi lạc đề chúng ta không đi sâu vào chi tiết, song điều cần nói thêm là: Ta chớ nên tưởng lầm rằng, dựa vào ngày sinh tháng đẻ, mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã được tạo hoá ban cho một "hành trình cố định của cuộc đời". Nếu như vậy thì tất cả những ai có cùng ngày sinh sẽ đều là những người hoàn toàn giống nhau. Thực ra, mỗi con người, có thể, chỉ mang theo "một dấu ấn của Vũ trụ theo trục thời gian" một tấm “bản đồ" với những con đường mà người đó có thể lựa chọn. Công việc của người đoán số là dựa vào những thông tin ban đầu đó để tiến hành phân tích về tính cách, năng lực của thân chủ (khách hàng) và chỉ ra những cơ hội có thể lựa chọn. Song chất lượng công việc lại tuỳ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm và trực giác của người đoán số. Hơn nữa tất cả những phương pháp tiên đoán số mệnh từ xưa tới nay đều chưa đáng để ta tin cậy. Trên thực tế câu trả lời của người đoán số cũng có giá trị đích thực, ngoài việc an ủi về phương diện tinh thần hoặc là tạo ra cho thân chủ ít nhiều hi vọng. Tuy nhiên, nếu bạn là người có lí trí sáng suốt và chỉ tin tưởng vào bản thân mình thì "lời phán" của thầy số hoàn toàn vô hại. Bởi lẽ, thêm một lần suy ngẫm về bản thân và phân tích năng lực của mình, cũng chẳng phải là việc vô ích. Người phương Tây với con số 3 và 13 Người phương Tây kiêng con số 3 bắt nguồn từ một cuộc chiến tranh. Năm 1899, Anh và Hà Lan xảy ra chiến tranh giành thuộc địa ở Nam Phi. Vũ khi thời bấy giờ chủ yếu là súng trường. Các tay súng lúc đó rất oai vệ. Phát hiện mục tiêu là diệt ngay. Ban đêm lính tráng do vì hay hút thuốc nên để lộ mục tiêu. Người chết phần lớn là người châm thuốc thứ 3. Do đấy, họ nghiệm ra rằng: châm điếu thuốc thứ 3 cho bạn bè hoặc cho chính mình là điều không nên. Dần dần hình thành phong độ "kị số 3" của người phương Tây. Người phương Tây còn kiêng kị số 13 nữa. Ví dụ - Trong yến tiệc không để người thứ 13 ngồi cùng bàn. - Không bày 13 món ăn trên cùng một mâm. - Các biểu hiện hàm chứa số 13 đều loại bỏ như tầng 13 hoặc số buồng thứ 13. - Người ta không làm gì ở ngày 13 trong tháng... Trong con mắt người phương Tây kiêng kị số 13 bởi đó là một số không có hậu vận. Theo một truyền thuyết: Số 13 bắt nguồn từ bữa cơm tối cuối cùng giữa Giêsu và các đệ tử. Người ngồi thứ 13 bữa ấy chính là Jiuda. Chính hắn đã lấy trộm 30 đồng bạc và bán đứng Giêsu cho kẻ đương quyền Do Thái giáo và dẫn đường cho kẻ lạ đến bắt Giêsu. Giêsu bị đóng đinh cầu rút trên thánh giá chữ thập. Từ câu chuyện mang tính lịch sử trên, người phương Tây kị con số 13. Luật vòng số 7 kì lạ của con người Con người sống trong tự nhiên đều có những mối tương thông với nhau và với môi trường xung quanh, và có những hiện tượng kì thú được con người phát hiện. Đó chính là "luật vòng số 7", gần đây được các nhà khoa học phát hiện. Luật này giúp con người chọn được thời gian cho sức khoẻ tốt nhất, quyết định thời điểm uống thuốc, tiêm thuốc, phẫu thuật... Ví dụ, sự khôi phục hậu phẫu cũng hay ở con số 7 ngày, tức là bác sĩ ngoại khoa biết chắc thời điểm cắt chỉ phục hồi sức khoẻ vết mổ là 7 ngày. Trong việc cấy các bộ phận cơ thể, các bác sĩ cũng quan sát các hiện tượng bất thường luôn phát sinh sau khi phẫu thuật 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày... Con số 7 cũng gắn liền với tuổi tác con người. Tính tuổi trẻ em là 7 x 1 - 7 tuổi, tuổi nhi đồng là 7 x 2 = 14 tuổi, tuổi thanh niên là 7 x 4 = 28 tuổi tuổi trung niên là 7 x 7 = 49 tuổi, tuổi già là 7 x 9 = 63 tuổi, tuổi lai hi là 7 x 10 = 70 tuổi... Hoạt động cuộc sống con người luôn luôn thay đổi, đại bộ phận đều lấy 7 năm làm một chu kì thể hiện yếu - khoẻ, cá biệt mới lấy chu kì 8. Sức khoẻ con người cứ lấy 7 năm làm một bội số thể hiện giai đoạn tuổi tác và sức sống khoẻ - yếu của con người. Đặc biệt người có tuổi thì gánh nặng tâm lí và sinh lí rất lớn, rất dễ bị xúc động, lồng ngực hẹp lại, thở dốc hơn, hay lo lắng... Nên tìm hiểu kĩ được luật vòng số 7 này sẽ có lợi cho việc phát hiện sớm và giữ được sức khoẻ, hoạt động tâm sinh lí, có thể thêm trường thọ. 7. Một số huyền thoại điển hình

Một số huyền thoại điển hình Nostradamus: Tên thật của ông là Michael de Nostradame (1503 - 1566). Ông được cho là tiên đoán được nhiều sự kiện tương lai, như cái chết của Vua Pháp Henry, đại hoả hoạn London năm 1666, sự xuất hiện của Napoléon hay thậm chí của Hitler. Toàn bộ dự báo của ông được tập hợp trong bộ Những lời tiên tri, trong đó, sáu tập được phát hành lúc ông còn sống, tập đầu tiên ấn hành vào năm 1555. Công trình hoàn chỉnh gồm các khổ thơ tứ tuyệt, được gọi là Các thế kỉ, vì cứ 100 khổ ghép lại thành một phần. Tổng cộng có 10 thế kỉ với 940 khổ thơ. Cần lưu ý là số khổ thơ tăng dần sau mỗi lần xuất bản, thậm chí sau khi Nostradamus đã mất. Kaspirovski: Anatoli Kaspirovski gây ấn tượng mạnh từ những năm 1980 tại Liên Xô nhờ các sô truyền hình. Ông tuyên bố có thể chữa lành nhiều loại bệnh không chỉ cho khán giả xem ông quá tivi. Các buổi trình diễn đó thu hút hàng ngàn người hâm mộ và nhiều người tuyên bố khỏi bệnh chỉ nhờ xem ti vi! Ông đắc cử vào Duma Nga năm 1993. Năm 1995, ông đưa ra cách chữa bệnh trĩ hết sức kì lạ: người bệnh chỉ cần áp bộ phận giải phẫu vào màn hình trong lúc ông đang trình diễn? Geller: Sinh năm 1946 tại lsrael. Yuri Geller trở thành ngôi sao ngoại cảm và tâm linh sáng chói nhất sau mấy buổi xuất hiện trên truyền hình năm 1974 nhờ khả năng "bẻ cong thìa bằng ý nghĩ". Khả năng đó ghê gớm đến mức, tại nhà khán giả theo dõi chương trình, thìa nĩa và vật dụng kim loại cũng cong! Geller cũng tuyên bố, ông có khả năng thấu thị như đọc thư trong phong bì kín hay bịt mắt lái xe. Ngoài ra là dùng cảm xạ phát hiện vàng và dầu sâu trong lòng đất. Những người hâm mộ còn gán cho ông khả năng biến kim loại thành vàng, điều khiển đồ vật hiện ra rồi biến mất ở bất cứ nơi nào ông muốn. Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Trạng trình được xem là người biết việc 500 năm trước và 500 năm sau, khi dự báo chính xác 81 năm Pháp thuộc và sự kiện giải phóng Thủ đô cuối năm Ngọ (1954), đầu năm Mùi (1955) qua lời sấm: "Cửu cửu càn khôn dĩ định/ Thanh minh thời tiết hoa tàn/ Trực đảo dương đầu mã vĩ/ Hồ binh bát vạn nhập Tràng An" (Luật trời đất đã định: 9 lần 9 là 81, vào tiết minh đầu năm Mùi cuối năm Ngọ, quân Cụ Hồ tám vạn sẽ vào Thủ đô). Ông cũng được ca ngợi khi khuyên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp: "Hoành Sơn nhất đái - Vạn đại dung thân". Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên: Không một nhà ngoại cảm nào đạt được thành công và vinh dự như Nguyễn Văn Liên. Một nhóm nghiên cứu được thành lập để đánh giá khả năng tìm mộ của anh và kết luận tỉ lệ thành công lên tới 70%, một con số thật ấn tượng. Sự hoan nghênh từ nhiều phía, nhưng ắt hẳn có vài ý kiến nghi ngờ vang lên đây đó. Cô đồng Phương: Cô đồng Phương tại Thanh Hoá nổi danh nhờ việc khảo sát của một trung tâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu dùng phương pháp "thử nghiệm tại hiện trường" và kết luận cô thực sự có khả năng gọi vong người chết. Thực ra, anh Liên hay cô Phương chưa đáng được xem là huyền thoại. Viết về họ chỉ để bài viết đủ tính thời sự mà thôi. Giải đáp huyền thoại Nostradamus: để tìm hiểu sự thật, nên biết Nostradamus chỉ viết 353 khổ thơ, còn người đời sau viết thêm 587 khổ thơ khác. Vì thế phần lớn lời tiên tri không phải của Nostradamus. Viết thêm khi sự kiện "cần tiên tri” đã xảy ra thì làm gì mà không chính xác! Nổi bật nhất là hai khổ thơ tiên đoán về Hitler. Tên của trùm phát xít luận từ "Hister", còn "người Đức" thì luận từ "Gesmain"; trong khi giới nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng mang nghĩa hoàn toàn khác dưới thời Nostradamus. Cụ thể hơn, Hister có nghĩa là hạ lưu sông Danube; còn Gesmain là một từ Pháp cổ, có nghĩa "người anh em". Kaspirovski: Mặc cho những tuyên bố ồn ào về trường năng lượng sinh học diệu kì, khả năng của Kaspirovski chủ yếu dựa trên ám thị, tự kỉ ám thị hay thôi miên tập thể. Tất cả đều dựa trên khả năng tự chữa bệnh của cơ thể qua hiệu ứng Mẹ Teresa hay tác dụng placebo. Nói cách khác, chính niềm tin của người bệnh đóng vai trò quyết định. Đó là lí do người nghi ngờ không bao giờ thấy bệnh giảm. Cần lưu ý rằng, các buổi chữa bệnh đó đã bị cấm, vì như một trị liệu bất kì, nó có chỉ định và phản chỉ định rất cụ thể, chứ không thể dùng đại trà như thế được. Geller: Một cách ngắn gọn, Geller bẻ cong thìa hoàn toàn nhờ ảo thuật. Nhà nghiên cứu tâm linh kiêm ảo thuật gia người Mĩ Tames Randi đã bóc trần sự thật khi thực hiện được tất cả các tiết mục của nhà "siêu tâm linh” lừng danh này. Đó là lí do Geller nhiều lần khiếu kiện, khiến một uỷ ban bảo vệ Randi đã được thành lập để quyên góp tiền giúp ông hầu kiện. Trạng trình: Xem trạng trình Nguyễn Bình Khiêm có khả năng thấy trước sự kiện Bác Hồ giải phóng Thủ đô những 500 năm sau là thiếu cơ sở, vì thời ông, "Hồ binh" mang nghĩa hoàn toàn khác, lời khuyên Nguyễn Hoàng thì mang sắc thái của nhà chiến lược nắm vững các khía cạnh địa lí, chính trị, xã hội... hơn là nhà tiên tri. Nguyễn Văn Liên: Mặc dù Nguyễn Văn Liên cho rằng không ai giải thích được khả năng của mình, người viết bài này cho là việc nghiên cứu không đạt yêu cầu về nhiều phương diện. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu thiếu kiến thức chuyên ngành, nhất là thiếu các chuyên gia triết học, vật lí, thần kinh, tâm thần, tâm lí, ảo thuật... Tiếp theo, phương pháp "thử nghiệm tại hiện trường", tức thấy sao ghi vậy, không còn dùng để khảo cứu tâm linh từ mấy chục năm nay. Cuối cùng, không có nghiên cứu đối chứng nên không phân biệt được cách tìm thông thường với cách tìm dị thường. Vì thế tỉ lệ 70% là không đáng tin. Cô đồng Phương: Ngoài đọc nguội (xem ANTGCT số 12), giới đồng cốt còn hai kĩ thuật khác là đọc nóng và động ấm. Đọc nóng là cách lấy tin trước lúc gọi hồn. Người đến gọi hồn phải chầu chực mãi ở nhà cô đồng là vì vậy. Giới bói toán cũng thạo săn tin này. Còn ấm là việc áp dụng các quy tắc vàng của tâm lí học. Khi một thiếu phụ đến tìm chồng, cô đồng tuyên bố chị có mang kỉ vật của người chết. Tuyên bố này có khả năng thành công cao vì người vớ thường đeo nhẫn cưới. Giới đồng cốt Mĩ thì hay tuyên bố chết là do đau đầu hay đau ngực, đơn giản vì đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu. Đó là lí do sau bài báo về đọc nguội của Himan, giới nghiên cứu tâm linh Mĩ không quan tâm tới cầu hồn nữa. Nhưng điều đó vẫn được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới: vì linh hồn bất tử là một ước vọng lớn nhất của con người. Tại sao huyền thoại? Đơn giản là chúng ta muốn tin, vì niềm tin vào sự huyền bí là nhu cầu bản năng của con người. Người nguyên thuỷ xưa nhìn đâu cũng thấy thánh thần và ma quỷ. Trải hàng triệu năm tiến hoá, cái nhìn đó đã lặn sâu vào vô thức, vào bản chất con người. Nói cách khác, chúng ta tiến hoá để tin các hiện tượng siêu nhiên là có thật. Năm 1981, hai nhà tâm lí Singer và Benassi tổ chức cho một nhà ảo thuật thực hiện buổi biểu diễn trước các sinh viên tâm lí đại. cương. Sau buổi biểu diễn, hơn 2/3 số sinh viên xem đó là ngoại cảm. Và thật khó tin, trong số những sinh viên biết trước đó chỉ là ảo thuật, vẫn có hơn một nửa cho rằng đó chính là bằng chứng của khả năng tâm linh huyền diệu! Điều đó cho thấy, niềm tin vào sự huyền bí đôi khi cũng là nhu cầu của con người. 8. Bí mật phép rút đất và trâu, ngựa gỗ của Khổng Minh Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Khổng Minh đã để lại cho nhân loại nhiều câu đố bí ẩn về khoa học như trâu, ngựa gỗ, phép rút đất... Nếu giải được chúng: khoa học hiện đại sẽ có những bước nhảy vọt ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, theo cách nhìn quân sự hiện đại, nhiều khi những "bí kíp" ấy chỉ giống như câu chuyện cổ tích Rùa chạy thi với Thỏ của người Việt. Phép "rút đất" dưới cái nhìn khoa học Trong khoa học kĩ thuật, tạo ra được một chuyển động vĩnh cửu là một công việc dường như không thể. Để một vật chuyển động, nó bắt buộc phải chịu một lực tác động từ bên ngoài. Chính vậy mà vào đầu thế kỉ XX khi bộ tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa được dịch ra tiếng Anh, nó đã tạo rạ một chấn động trong làng khoa học thế giới. Các nhà khoa học đọc đi đọc lại những sáng chế của Khổng Minh nhưng không thể hiểu nổi. Nhiều người nghi ngờ bản dịch nên đã cố công học tiếng Hán để nghiên cứu nguyên tắc nhưng vẫn không tìm thấy các bí mật ở trong đó. Những người nản chí thì cho đó là những tưởng tượng của nhà văn. Nhưng có khá nhiều người vẫn còn tin vào khả năng thần kì của nền kĩ thuật Trung Quốc và tin vào nhận định: Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm lịch sử có tới bảy phần thực. Khổng Minh là một nhân vật mưu lược, quyền biến, trung thành và đặc biệt có những khả năng được người dân Trung Quốc tôn sùng như một vị thánh. Trong những trận đánh liên miên từ khi Lưu Bị còn chưa có đất dụng võ cho tới khi thiên hạ (nước Trung Hoa xưa) chia thế chân vạc, Khổng Minh đã thể hiện bản lĩnh của một vị quân sự, một vị tướng hiểu thời, hiểu thế và do vậy, hầu như ông không có đối thủ thực sự trên chiến trường. Cho đến gần cuối đời, Khổng Minh mới gặp một địch thủ thực sự cho dù người này luôn nhận mình kém cỏi so với ông. Đó chính là Tư Mã Ý, người đã đặt nền tảng thống nhất đất nước Trung Hoa cho con trai mình. Trong cuộc đấu sức, đấu trí với Tư Mã Ý, Khổng Minh đã để lại cho hậu thế hai "bí kíp" lớn nhất về sự sáng chế khoa học. Đó là phép "rút đất" và những con trâu, ngựa gỗ có thể tự động vận chuyển lương thực. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được nền khoa học kĩ thuật phát triển rất cao của người Trung Hoa cổ. Vậy nếu như khôi phục được hại "bí kíp" kia thì đó là một điều thần kì đối với cuộc sống nhân loại. Trong một trận chiến, để dụ tướng giặc, Khổng Minh ngồi trên xe nhỏ bốn bánh được quân lính đẩy ra giữa trận. Tướng giặc thấy vậy, cáu tiết đuổi theo bắt cho kì được. Khổng Minh truyền quay xe và chạy. Ba phía khác lần lượt xuất hiện một cái xe y như thế với Khổng Minh khăn áo là lượt. (Đó chính là ba viên tướng đóng thế Không Minh). Tướng giặc liền nhằm một cỗ xe và đuổi riết. Chiếc xe do người đẩy chỉ chạy chầm chậm nhưng quân giặc với đàn ngựa chiến không sao đuổi được. Càng đuổi, chiếc xe càng chập chờn trước mắt. Đuổi nhanh, xe chạy nhanh, đuổi chậm xe chạy chậm lại. Và tất nhiên, tướng giặc không thể bắt nổi chiếc xe đó. Xét về tốc độ thì một chiếc xe bốn bánh do người đẩy không thể chạy nhanh bằng nước phi của một con ngựa chiến được. Hiển nhiên trong chuyện này phải có một yếu tố "Kĩ thuật" nào đó. Các nhà khoa học nghiên cứu một hồi cũng không thể đưa ra một giả định hay hơn các nhà nghiên cứu quân sự được. Họ cho rằng, cuộc chiến giữa hai bên diễn ra ở vùng núi Kì Sơn rất hiểm trở và rừng rậm um tùm. Khổng Minh lại là một người ưa dùng nghi binh và dùng "tà pháp" đánh vào tâm lí của đối phương nên phép "rút đất" được lí giải như sau: Chiếc xe bốn bánh dùng sức người đẩy chắc chắn không thể sánh với tốc độ của ngựa chiến được nhưng ngựa chiến vẫn không đuổi kịp là vì hai điều: Thứ nhất, chiếc xe không có thực trên cùng một đường chạy; thứ hai, có nhiều chiếc xe giống nhau tham gia vào phép “rút đất" này. Mặc dù người Trung Hoa đã sử dụng gương hay những mặt đồng tạo hình ảnh từ rất sớm nhưng nếu cho rằng Khổng Minh đã dùng gương tạo ra một ảo ảnh trên đường chạy là một điều hoang đường. Bởi vì, nếu Khổng Minh có thể sử dụng kĩ thuật phản chiếu qua gượng như vậy thì ông cần gì phải bố trí ba tướng khác đóng giả y hệt mình ở ba góc trận? Loại trừ khả năng này, chúng ta đến với khả năng thứ hai. Khổng Minh là một người đặc biệt nhạy cảm về địa thế chiến trường. Với ông, nếu tận dụng được địa thế thì một dòng suối cũng nhấn chìm được cả đoàn quân. Chúng ta thử hình dung trận địa diễn ra ở những sườn núi, sườn đồi mấp mô. Do đó, tầm mắt của đối phương bị che lấp liên tục. Khổng Minh đã dùng các tướng đóng giả mình và phục sẵn ở lưng chừng các mỏm núi có rừng bao phủ. Câu chuyện diễn ra từa tựa như chuyện cổ tích lũ rùa tinh khôn chạy thi với thỏ. Khi tướng giặc chạy lên điểm cao thì nhìn thấy chiếc xe, nhưng khi chạy xuống lòng chảo (dù rất nhỏ) viên tướng đó cũng sẽ mất tầm nhìn trong một thời gian. Đoạn thời gian này đủ để chiếc xe ấy lẩn vào rừng cây và chuyển vào một vị trí định sẵn. Khi tầm nhìn của tướng giặc mở ra, viện tướng đó sẽ lại thấy một chiếc xe khác hệt như thế xuất hiện. Do đã nắm chắc địa thế và lại là người chủ động khiêu khích giặc nên Khổng Minh đủ sức bố trí phép "rút đất” như vậy. Ở đây có một câu hỏi lớn đặt ra là ông đùa giỡn với tướng giặc thế làm gì khi ông có thể tóm gọn kẻ thù trong lúc viên tướng đó sa vào thế trận của ông. Chúng ta nên nhớ rằng, Khổng Minh chỉ có chưa đến mười vạn quân so với vài chục vạn quân Ngụy. Hơn nữa, trước khi ra Kì Sơn đánh Ngụy, Khổng Minh phải để lại một số lượng lớn quân để giữ nước. Lực lượng của Khổng Minh chỉ bằng một phần nhỏ của quân địch. Chính vì vậy nên Khổng Minh đã dùng cách này để "là doạ" quân địch. Có lẽ sự thật về phép "rút đất” từng làm bao nhiêu nhà quân sự, nhà khoa học và độc giả phải đau đầu nằm trong câu chuyện cổ tích của người Việt: Rùa chạy thi với Thỏ. Bí mật cấu tạo của trâu, ngựa gỗ Trong chiến tranh: lương thực tiếp tế cho các đoàn quân là điều kiện sống còn. Do địa hình vùng Núi Kì Sơn rất phức tạp dốc đá hiểm trở nên việc vận chuyển lương thực vô cùng khó khăn. Tư Mã Ý có lí khi cho rằng chỉ cần không ra đánh, cứ cố thủ quân của Khổng Minh hết lương thực tất phải tự vỡ. Quả nhiên quân Thục gặp những rắc rối về việc vận chuyển lương thực. Do địa hình quá hiểm trở nên những con ngựa kéo xe rất nặng nề và thường xuyên chết cả đàn vì chướng khí. Khổng Minh gọi thợ lấy gỗ và vẽ mẫu để làm trâu ngựa gỗ. Và thật lạ lùng, những con trâu, ngựa gỗ ấy kéo xe lương thực như không trên những sườn núi cao. Nếu con người hiện đại biết được cách chế tạo trâu, ngựa gỗ thì chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng. Tuy nhiên nhiều người cho rằng Khổng Minh đã phù phép để cho các con vật bằng gỗ ấy cử động được. Có một "chứng cứ khoa học" rằng khi Tư Mã Ý thấy vậy liền cho quân bắt lấy một con mang về tháo rời ra: Tư Mã Ý cũng là một nhà kĩ thuật đại tài nên ông bắt chước y như đúc các kích thước của con trâu, ngựa gỗ và tạo ra được cả một bầy dùng để kéo xe. Như vậy cấu tạo đặc biệt của trâu, ngựa gỗ đã tạo ra hành động của chúng. Nhưng chúng ta đều biết những con trâu, ngựa gỗ đó không thể tự tạo ra một bộ máy chuyển động vĩnh cửu để hoạt động được. Yếu tố ngoại lực chắc chắn phải xuất hiện, nhưng nếu đẩy nó như đẩy xe thì tội gì phải chế tạo trâu ngựa gỗ cho thêm rắc rối. Trâu ngựa gỗ giúp cho quân lính chuyên chở lương thực rất nhẹ nhàng, do đó nó ưu việt hơn nhiều là phải đẩy một cái xe. Các nhà nghiên cứu quân sự trở lại với địa thế hiểm trở của những ngọn núi Kì Sơn. Để vận chuyển lương thực, những đoàn xe đó tất nhiên phải đi men theo các sườn núi đá. Những con đường mấp mô, gập ghềnh khi lên cao khi xuống thấp. Đây chính là địa thế dành cho trâu ngựa gỗ. Trong khớp nối ở mỗi ống chân gỗ người thợ sẽ tiện một đĩa gỗ tròn sao cho cơ thể con trâu có thể trượt về đằng trước hay trượt về đằng sau một khoảng bằng bán kính của đĩa gỗ. Như vậy nếu đứng trên một mặt phẳng thì con trâu hoặc là chúi về phía trước hoặc là trượt về phía sau chứ không thể đứng thẳng được. Tất cả các khớp nối của bốn chân con trâu, con ngựa đều tuân thủ nguyên tắc này. Khi mang các bao lương thực trên lưng, sức nặng ấy sẽ tạo ra một lực đẩy rất mạnh hoặc về phía trước hoặc về phía sau. Trên địa hình mấp mô, gập ghềnh, sau khi trọng lượng lương thực "dúi" phần lưng nó về phía trước, theo con trượt, lưng nó sẽ lại trở lại phía sau theo đà lắc. Nhưng nếu như thế thì chúng vẫn chưa thể đi được, nhất là khi đà dốc chỉ đủ "dúi" nó tới gần đỉnh cao nhất của dốc đá lồi lõm trên đường. Mặc dù vẫn cần một ngoại lực nào đó. Điều này một lần nữa được hé mở qua bộ phận lưỡi của chúng. Khi Tư Mã Ý dùng trâu, ngựa gỗ chuyển lương thực. Khổng Minh đã cho quân của mình bôi mặt giả làm quỷ để dọa quân Ngụy. Để cướp lương thực, quân Thục chỉ cần tháo lưỡi của trâu, ngựa gỗ là chúng không đi được. Như vậy ngoại lực sẽ truyền qua lưỡi và tác động lên các trụ tròn qua những thanh sắt "chuyển lực". Bộ khung sắt này nằm kín trong bụng trâu, ngựa gỗ và nó được kéo quay tròn như thể một cái guồng nước. Nó có bốn thanh chính. Khi thanh thứ nhất và thanh thứ hai quay làm cho chân trước và chân sau phía bên kia của con trâu "trượt" về phía trước thì hai thanh còn lại "gạt" hai chân còn lại về phía sau, tạo ra một chuyển động nhịp nhàng. Đặc biệt chuyển động này tận dụng tối đa sự "xuống dốc, lên dốc" của mặt đường gập ghềnh. Như vậy, các khoa học hiện đại kết luận, chắc chắn sợi dây "dắt" trâu, ngựa gỗ sẽ được buộc vào lưng của chúng. Một hoặc hai người lính sẽ "dắt" trâu bằng cách kéo nhẹ vào dây khi đà lăn gần hết, để tiếp tục tạo cho chúng một đà lăn mới. Trên lí thuyết, các nhà phân tích "giải mã" được cấu tạo của những con trâu, ngựa gỗ. Tuy nhiên, chưa có ai làm thực nghiệm. Điều này có thể vì nhiều lí nhưng lí do lớn nhất là, những con trâu, ngựa gỗ (như trên) nếu có thể chế tạo được thì cũng không mang lại ích lợi cho con người bởi vì hệ thống giao thông hiện nay đã quá hiện đại và rất khó có thể tìm thấy những con đường lồi lõm dù ở cả những miền núi cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro