Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi mười hai tuổi, tôi đã có thêm một đứa em trai. Nhưng mẹ của tôi cũng đã rời xa tôi mãi mãi..
Năm ấy là năm 1977. Lúc này chính sách một con cũng đã được thi hành. Và hàng xóm vẫn hay đùa rằng mẹ tôi tựa như lão bạng sinh châu. Thực chất, mẹ tôi mới có 35 tuổi. Dù có lấy một người đàn ông không như ý, không chăm lo được cho gia đình, và con cái kéo thêm gánh nặng, lại không có quần áo sáng sủa để mặc. Nhưng dù không được sạch sẽ tới đâu thì trong đó vẫn còn phảng phất đôi phần sắc đẹp. Tất nhiên, người của phòng kế hoạch hóa cũng đã tới để công bố chủ trương và khuyên mẹ tôi bỏ đứa bé này đi. Và các bác hàng xóm cũng nói với mẹ của tôi y như vậy. Không chỉ trái lại với chính sách của quốc gia mà còn thêm há miệng. Sau này ăn mặc chi phí, đi học thành gia, cái gì mà chẳng cần đến tiền! Bây giờ không giống với ngày xưa, nồi cơm bên trong nhiều thêm một bầu nước là có thể nuôi sống một con người.
Mẹ tôi cũng từng lưỡng lự, vụng trộm hai lần tới bệnh viện phụ sản, đến cùng cũng chẳng dám mổ. Về tới nhà thì bị bố tôi chửi mắng một trận. Thậm chí, mấy cán bộ đường phố và các a cô, a tẩu còn thông giáp thương đái bổng chỉ tang mạ hòe.
Bố của tôi là Kiều Tổ Vọng. Ông ấy chẳng phải là người nhân từ, tốt bụng gì mới không cho bỏ đứa bé trong bụng mẹ tôi. Chỉ đơn giản, là ông ấy cảm thấy: " Đấy là con của mình, ai dám động vào chứ?". Mấy bà cô hàng xóm lúc nào cũng bí mật cười âm hiểm mà thủ thỉ với nhau: " Con của hắn sao? Hắn nghĩ đấy là con của hắn à?"
Mấy lời nói ấy đã bị tôi tình cờ nghe thấy. Thực ra, tôi cũng chẳng hiểu họ nói gì, nhưng theo cảm giác thì chắc hẳn đây chẳng phải điều tốt đẹp gì. Vì vậy, tôi liền trừng mắt nhìn mấy con người nhiều chuyện đấy với vẻ căm ghét vô cùng. Hận là không thể phát từ trong mắt hỏa tinh tử và đốt cháy một lỗ trên cơ thể của mấy người đó. Tôi không thể nghe người khác nói xấu mẹ mình, nhưng người không thể chấp nhận việc mẹ tôi mang thai lại chính là tôi. Thú thực, tôi yêu mẹ tôi rất nhiều. Thứ tình yêu ấy cứ như mắc vào tim, nghẹn ở cổ họng, không thốt ra được. Dưới tôi còn một đứa em trai, kém tôi 4 tuổi. Nó là Kiều Nhị Cường. Từ lúc sinh ra cho tới năm 4 tuổi, tôi rất gần gũi với mẹ, người mà đã dành cho tôi một tình yêu thương vô bờ bến. Đoạn thời gian kia, mẹ tôi chỉ làm ca sáng, cầm cực ít tiền lương. Dù vất vả là vậy, nhưng mỗi khi đi làm về lại cõng tôi trên lưng để làm việc nhà. Ký ức sớm đã mơ hồ kia lại ấm áp cực kỳ, giống như mặt trời đã lặn xuống núi thái dương nhưng cảm giác ấm áp trên thân vẫn còn đang.
Về sau, lần lượt có các đệ đệ, muội muội ra đời. Mẹ tôi sức lực phân tán, tuy vậy cũng chẳng thể nào làm mỗi ca sáng được. Thế nhưng, các bà mẹ đối với trưởng tử vẫn luôn có sự khác biệt. Như mẹ tôi chẳng hạn. Tôi trước khi đi học vẫn thường bị mẹ kéo vào căn bếp nhỏ được xây bằng vải sơn lót sát tường, trốn trong không gian hẹp cùng với đống đồ lặt vặt, mẹ làm cho tôi món trứng đánh đường nóng hổi. Nhưng để cho mấy đứa em và bố không phát hiện, tôi ăn vội tới mức suýt nghẹn, thở không ra hơi. Đây là bí mật của mẹ con tôi cùng nhau giữ kín.
Tôi đã có một đứa em trai và hai đứa em gái, tất nhiên, đây không phải là lần đầu tiên tôi trông thấy mẹ mình mang thai. Thế nhưng lúc đó, tôi còn quá nhỏ, chỉ biết là bụng mẹ to ra rồi nhỏ lại, xong mình có các em trai, em gái. Nhưng lần này thì khác.
Việc mang thai của mẹ đã tạo cho tôi- một cậu bé 12 tuổi, có ý thức sâu sắc về giới tính, cảm giác xấu hổ rõ rệt. Khuôn mặt nghiêm nghị, mảnh mai của tôi dài ra. Tôi bắt đầu cự tuyệt bạn học và mấy đứa trẻ con hàng xóm tới chơi. Tôi cũng không cho mấy bạn tới nhà tôi học nhóm nữa. Bằng quyền lực của nhóm trưởng, tôi sắp xếp học nhóm tại nhà của một cậu bạn khác. Nếu có đứa trẻ con nào tới nhà tôi, tôi sẽ đuổi đánh chúng như một con gà.
Khi mang thai, khuôn mặt mẹ tôi hơi sưng, với những đốm lớn nâu nhạt hình bươm bướm trên má, mái tóc rối bù và khô xơ. Không còn là người mẹ trong kí ức của tôi nữa. Bà nâng chiếc bụng lớn, tại ngôi nhà nhỏ hẹp mà đi tới đi lui, cồng kềnh vụng về y như một con ngỗng lớn. Khi cúi đầu làm việc, miệng bà bất chợt chu ra, phá hỏng khuôn môi xinh đẹp vốn có của bà, khiến bà giống như một người xa lạ. Tất thảy những điều này đều khiến tôi không vui, nói không nên lời, kìm nén trong lòng rất khó chịu.
Nhà tôi ba đời đều sống ở Nam Kinh.
Thành phố này mùa đông thì lạnh giá còn mùa hè thì nóng như lửa đốt. Người bên ngoài thì chỉ biết than trời, còn người địa phương lại một mực nhẫn nại mà hưởng thụ một cách mù quáng. Bình yên và gần như thanh thản, bởi vậy, cuộc sống của họ dù hạnh phúc hay bất hạnh đều mang một chút ý nghĩa bi thương. Người dân ở đây thường không có nhiều tham vọng hay hoài bão, họ sống không vội cũng không chậm.
Ở niên đại ấy, thành phố này là nơi hẻo lánh, nhỏ bé, chỗ hẹp nhất chỉ có thể cho một người đi qua. Những con ngõ này nối với những khoảng sân và nhà kiểu cũ, trong những khoảng sân này có thêm những lán đổ nát được xây bằng vải sơn và gạch vỡ bên cạnh nhà bếp hoặc nơi cất giữ xà bần. Khi nhìn từ trên cao, những nơi như thế này trông giống như những vết sẹo hoặc mảng màu trên thành phố. Và nhà tôi cũng là một miếng vá như vậy. Một khoảng sân cũ, ban đầu là nơi ở của một gia đình khá giả. Tổng cộng có 3 lối vào và giờ có tới 10 gia đình sinh sống ở đó. Nhà của tôi là lối vào thứ 2. Các phòng chính thông với nhau. Một phòng là phòng ngủ của ba mẹ. Và phòng còn lại là phòng ngủ của bốn anh chị em tôi, tất cả đều có cửa sổ chạm khắc bằng gỗ sơn mài.
Sân nhà là nền gạch đá xanh, cũng đã bị nứt mẻ nhiều, tạo thành những vùng trũng, cứ đến ngày mưa là lại tích đầy một oa nước.
Cũng vào ngày này, sau cơn mưa, Lưu Phương- một người bạn cùng lớp mà tôi thầm thích, đã giẫm lên vũng nước trước nhà. Cô bé mặc chiếc áo sơ mi trắng và váy hoa, để lộ bắp chân trắng nõn. Trên cổ áo còn có thêu những viền ren rất mỏng. Cô bé là nỗi ghen tị chung của tất cả các bạn nữ trong lớp. Lúc đấy, đôi giày của cậu ấy còn lấm tấm những vết bùn nhỏ. Nhà của Lưu Phương ở trên con phố đối diện nhà tôi, chỉ cách nhau một con đường hẹp. Trước khi giải phóng, con đường ấy là một mương sông hôi thối, nhưng sau khi giải phóng thì bị lấp lại và trở thành con đường, hai năm sau lại làm cái vườn hoa, trồng hoa hồng, chính là loài phổ biến nhất chủng loại, khi hoa nở, thì gọi người hái, bán cho hiệu thuốc, cũng coi là một hạng thu nhập.
Nhà của Lưu Phương là ngôi nhà kín cổng cao tường hiếm hoi trong khu này, được làm bằng đá, có 2 phòng bên trong. Chỉ có gia đình Lưu Phương sống ở đấy, và tài sản đã được trả lại cho gia đình họ ngay sau Cách Mạng Văn Hóa. Ông nội cô ấy là một Hoa Kiều đã về nước, trong nhà còn có một cây piano, tuy cũ nhưng vẫn còn sáng bóng. Các phím đàn có màu đen trắng. Vào thời điểm đấy, việc có trong nhà một cây piano tương đương với việc có một căn biệt thự ở vùng ngoại ô phía Đông, bên cạnh cung điện Mỹ Linh. Điều kì lạ hơn nữa chính là việc Lưu Phương là con một, điều này càng đặc biệt hơn đối với các bạn trong lớp. Hầu hết các bạn đều có anh chị em, và không có gì kì lạ khi gia đình tôi có 4, 5 đứa con.
Tôi và Lưu Phương được xếp chung vào 1 nhóm học tập. Hai hôm trước, cô ấy có bị ốm nên bây giờ cô ấy tới nhà để hỏi tôi bài. Tôi trốn ở trong phòng và không muốn ra ngoài. Bởi vì lúc ấy, tôi nghĩ rằng, tôi càng thích cô ấy bao nhiêu thì càng không muốn cô ấy về nhà mình bấy nhiêu. Không ngờ khi cô ấy đến, người ra đón cô ấy lại chính là mẹ tôi. Cùng chiếc bụng nặng nề, mẹ tôi kéo Lưu Phương vào bảo ngồi một lúc, rồi lấy ra 2 cái bánh quy cứng như đá từ trong hộp mà nhét vào tay Lưu Phương. Chính lúc này, tôi lao ra khỏi phòng và ném cuốn vở bài tập về phía Lưu Phương, cơ hồ có chút hung tợn. Tôi nghĩ : "Ai kêu cô ấy đến, ai kêu mẹ kéo cô ấy vào", dù sao sau này tôi cũng không quan tâm tới cô gái tên Lưu Phương này nữa. Nước mắt cô ấy trào ra, rồi Lưu Phương cầm quyển vở và bỏ đi. Mẹ tôi bước tới hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Nhưng hỏi tới ba bốn lần, tôi vẫn lặng thinh và không nhìn mẹ lấy một chút.
Ban đêm, tôi không tài nào ngủ được, nằm trên giường mà cứ lật qua lật lại. Kiều Nhị Cường ngủ say lại đạp tôi một cái vào mặt, tôi tức giận gạt chân nó sang một bên. Tôi nghe thấy phòng ngủ có tiếng động nhẹ, một lúc sau, mẹ đi vào. Bước tới bên giường, bà nghiêng đầu nhìn tôi. Ánh trăng nhẹ nhàng chiếu vào khuôn mặt mẹ tôi, khiến bà trẻ trung hơn mọi ngày, với một làn trăng cạn bay trên tóc của bà. Hình ảnh của bà ẩn hiện, hòa quyện trong bóng tối, khó mà phân biệt được. Đây là những gì tôi nhớ về mẹ, khiến tôi hạnh phúc mà rơi lệ. Mẹ vỗ về tôi, tôi khụt khịt mũi. Nhưng không ngờ được rằng đây là lần cuối cùng mà tôi được gần bên mẹ.
Ngày hôm sau, mẹ tôi chuyển dạ, nhưng vẫn sắp xếp đồ đạc, một thân một mình tới bệnh viện. Trước khi đi, mẹ dặn tôi là phải trông coi các em ở nhà, rồi bà rời khỏi nhà.
Ban đầu, bà ấy định đi xe buýt tới bệnh viện, nhưng đi được một lúc, mẹ tôi cảm thấy cơn đau cũng đã bớt dần nên quyết định đi bộ vài trạm, dù gì cũng tiết kiệm được không ít tiền cho gia đình. Cho nên, bà liền đi tới bệnh viện. Khi tới bệnh viện, bà ấy gọi tới công xưởng của em gái_tức là Dì hai của bọn tôi, nói bà ấy sắp sinh. Khi nghe tin mẹ tôi sắp sinh, Dì hai tức tốc đi tới.
Lúc này, bố tôi vẫn còn đanh ngồi đánh mạt chược cùng mấy người bạn. Đương nhiên, đấy là chơi trong âm thầm, giấu diếm. Trên cửa sổ có chiếc rèm cửa dày, lúc nào cũng thấy kéo vào, còn chiếc bàn mạt chược thì được phủ một lớp nỉ thô dày và sờn rách để giảm bớt tiếng kêu của mấy quân mạt chược.
Dì hai cũng đã tìm tới nơi và thông báo tin vui cho bố tôi. Mẹ tôi đã sinh được một đứa bé trai, nặng sáu cân, không lớn nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Nghe tới đây, bố tôi cũng chỉ ậm ừ mấy tiếng, nhưng ngược lại, mấy người bạn bên bàn cũng đồng loạt vui mừng, muốn ông ấy mời khách, bố tôi nói:
- Không thành vấn đề, gọi người tới Đồng Vượng Lâu mua mấy lồng tiểu long bao đến.
Mấy người bạn của bố tôi cười cười nói nói:
- Ghê gớm quá rồi, Đồng Vượng Lâu!
Mắt thấy bố tôi vẫn đang tiếp tục chơi, Dì hai gấp tới độ kéo ông ấy đi:
- Anh cũng nên chủ động tới thăm chị tôi một chút, còn phải đặt tên cho đứa nhỏ nữa chứ!
Bố tôi đáp:
- Có gì hay ho mà tới chứ, phụ nữ nào mà chẳng phải sinh con, mà đây cũng chẳng phải lần đầu sinh, cần gì phải đặt một cái tên mĩ miều làm gì chứ! Năm nay là năm 77 cứ gọi nó là Thất Thất được rồi.
Trước kia, tên của bốn anh em tôi được đặt theo thứ tự từ lớn tới nhỏ. Tôi lớn nhất, đặt tên là Nhất Thành, rồi cứ thế những đứa em của tôi lần lượt Nhị Cường, Tam Lệ, Tứ Mỹ. Đến đứa nhỏ này, thì đặt tên là Thất Thất. Đúng là dễ nhớ và cũng tiện.
Dì hai tức giận, dậm chân nói:
- Rốt cuộc anh có đi hay không ?
Mấy người bạn trên bàn cũng khuyên nhủ nên đi một chút, bố tôi mới chịu bỏ mấy quân mạt chược xuống, nói:
- Được rồi! Đi thì đi
Rồi đứng dậy:
- Ở bệnh viện nào?
Thấy vậy, Dì hai liền nói tên bệnh viện cho bố tôi nghe. Nghe xong, bố tôi cũng ngỡ ngàng mà hỏi lại:
- Xa vậy sao?
Dì hai đang lo lắng cho mẹ tôi lại nghe thấy câu hỏi như vậy, tức giận nói:
- Bệnh viện gần đây không làm gì được, nên mới phải đi xa như vậy.
Bố tôi vẫn rất thản nhiên nói:
- Gọi chiếc xe ba gác rồi đi.
Dì Hai càng tức giận:
-  Chị gái tôi sắp sinh mà còn phải đi bộ. Anh thì hay rồi, lành lặn khỏe mạnh lại phải đi xe ba gác. Chẳng lẽ đi bộ một chút là anh chết sao?
Hai người đi được một lúc thì đã tới bệnh viện ở góc ngã tư.
Còn tôi thì đợi ở nhà với các em. Buổi tối, tôi ngồi ăn cơm với mấy đứa em của mình. Ăn xong, tôi thu dọn bát đũa rồi ngồi trên ngưỡng cửa của phòng chính. Tôi nhìn lên mái nhà xanh biếc, có cỏ mọc từ ngói, nối tiếp nhau lộn xộn, xanh vàng xen lẫn. Hoàng hôn đầu hè treo trên mái hiên làm ta có cảm giác như chạm được vào nó vậy.

Ác mộng luôn đến bất chợt,  hoàn toàn không có báo hiệu, ngược lại còn yên tĩnh. Yên tĩnh khiến cho bất hạnh càng phát ra xử chí không kịp phương.
Dì hai chạy tới nhà tôi, loạng choạng cả người, đứng đối diện tôi. Dì ấy lúc này có vẻ rất vội vàng. Thở một hơi, dì nói:
- Em trai, em gái của con đâu rồi? Mau khóa cửa lại rồi đi theo dì. Mau lên!
Khi lớn lên rồi, tôi vẫn thường hay nhớ tới cái hoàng hôn buổi tối ấy.
Tôi sẽ nghĩ, khi ấy, tôi còn nhỏ, tay cũng nhỏ không bắt được hạnh phúc.

Mà bất hạnh, lại từ vận mệnh giao đến lòng bàn tay của con người, không muốn cũng không được.
________________________________
(1) Lão bạng sinh châu:
Lão bạng: Con trai già. Sinh châu: Sanh ra ngọc. Lão bạng sinh châu là con trai già sinh ra ngọc.
Thành ngữ nầy dùng để chỉ những người tuổi già sinh ra con quý.

(2) thông giáp thương đái bổng chỉ tang mạ hòe: dùng chuyện này để xỏ chuyện kia

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro