Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa dân chủ Nhật Bản ( 2 )

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 2

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa dân chủ ( 2 )

1. Luận pháp tự nhiên cận đại là tư tưởng như thế nào ?

2. Khế ước xã hội là gì ?

3. Chế độ nội các nghị viện và chế độ tổng thống là chế độ chính trị như thế nào ?

4. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là gì ?

5. Khó khăn của đại chính dân chủ chủ nghĩa và dân chủ chủ nghĩa là gì ?

Văn bản

Sự nâng đỡ về lí luận cho cách mạng thị dân cận đại và chính trị dân chủ là triết học khai sáng. Các nhà triết học khai sáng cho rằng, nếu giáo dục và lập pháp được tổ chức đúng đắn thì cải cách và tiến bộ xã hội,hạnh phúc được nâng cao sẽ trở thành có khả năng.Và cũng trong những nhà triết học khai sáng này, Hobbes, Locke, Rousseau, Montesquieu đã triển khai luận pháp tự nhiên cận đại. Đây là tư tưởng mà trong đó, con người khi sinh ra đã tự nhiên mang những quyền con người giống như nhau không thể xâm phạm được, và để bảo vệ những quyền này thì nhà nước đã được thiết lập dựa trên Khế ước xã hội. Tư tưởng này là nguyên mẫu mang tính lí luận cho chủ nghĩa dân chủ.

Đầu tiên, Hobbes cho rằng ở trong trạng thái tự nhiên của thời kì trước khi hình thành Nhà nước, xảy ra việc con người để mặc bản thân mình và người khác ở trong tình trạng nguy hiểm " Trạng thái chiến tranh giữa vạn người".Sau đó, nhà nước được thiết lập dựa trên những thả luận đến việc tránh những điều này dựa vào một bản khế ước và Nhà nước đã những ý niệm cơ bản gọi là Khế ước xã hội. Tiếp theo Locke đã tiếp tục quan điểm này. Ông chủ trương trong trường hợp nhà nước lạm dụng quyền lực để vi phạm khế ước của nhân dân, xâm hại quyền tự nhiên thì nhân dân có quyền Cách mạng để phản kháng lại và lật đổ quyền lực. Hơn nữa, Rousseau đã chủ trương Luận chủ quyền nhân dân triệt để. Còn Montesquieu đã đính chính lại chủ trương Chế độ phân lập quyền lực của Locke, phân chia quyền lực chính trị thành ba là quyền tư pháp - lập pháp - hành pháp mà cả ba quyền này vừa kiềm chế vừa cân bằng nhau, đề xướng ra thuyết tam quyền phân lập.

Từ những luận lí cơ bản của những nhà tư tưởng này, chính trị dân chủ đã được phổ cập ở các nước châu Âu từ thế kỉ 19 - 20. Những chế độ chính trị như quốc dân chủ quyền, chế độ nghị hội, sự phân lập quyền lực đã được áp dụng vào Hiến pháp và chính trị của các nước này. Mặc dù vậy có thể thấy rằng chế độ ở các nước này không thống nhất mà dựa vào lịch sử và xã hội đã được phát triển rất đa dạng.

Giờ hãy xem xét sự cụ thể hóa những triết lí của chính trị dân chủ trong chế độ chính trị của các nước. Đầu tiên ở Anh, Từ thế kỉ 18, các vị lãnh tụ của đảng cầm quyền đã tổ chức nội các, nội các nhận nhiệm vụ tổ chức hành chính và đối lập với Nghị hội là đại biếu quốc dân, chế độ nội các nghị viện đã được định hình như một thông lệ. Đây là thể chế mà trong nghị hội đảng nào trở thành đảng cầm quyền thì nắm quyền hành chính cũng như mang sức ảnh hưởng lớn tới cơ quan lập pháp ( nghị hội ). Nhờ vậy mà ở Anh, nền chính trị đảng phải dựa trên hai đảng đã phát triển. Và sự tồn tại của đức vua chỉ mang tính nghi thức : "Trị vì chứ không thống trị". Sau đó rất nhiều quốc gia dân chủ chủ nghĩa đã áp dụng chế độ nghị viện nội các.

Đối lập với chế độ này, ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, để quyền lực không đe dạo đến quyền lợi của quốc dân, vấn đề làm thế nào để quản lí và vận dụng quyền lực được quan tâm mạnh mẽ. Đây thực chất là một nước được thành lập từ nòi giống của người Anh, đã chiến thắng sự áp bức của Anh. Vì vậy ở Mỹ để phân chia quyền hành pháp và quyền lập pháp thì người đứng đầu cơ quan hành chính là Tổng thống được mag quyền lực to lớn, đây được gọi là chế độ tổng thống. Người dân Mỹ bầu ra Nghị viện ( cơ quan lập pháp) và Tổng thống ( hành pháp ). Chế độ tổng thống cúa Mỹ này dựa vào chủ nghĩa phân lập quyền lực chặt chẽ, trong đó Tổng thống - Nghị hội - Tòa án là ba bộ phận vừa kiềm chế vừa hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành một quan hệ cân bằng.

Còn những quốc gia theo chủ nghĩa xã hội thì có thể chế chính trị như thế nào ? Thời điểm mà chủ nghĩa xã hội gây ảnh hưởng sâu rộng là vào khoảng tử nửa sau của thế kỉ 19. Nó phát sinh nhanh chóng từ nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản, do sự phát sinh của nhiều vấn đề trong xã hội như sự phân biệt giàu nghèo tăng lên và vấn đề lao động. Trong chủ nghĩa xã hội, để giải quyết những vấn đề này, người ta cho rằng cần phải phủ định chế độ tư hữu về tài sản và phải thiết lập một chế độ chính trị lấy trung tâm là người lao động. Nguồn gốc của tư tưởng này là cuộc cách mạng năm 1917 ở Nga và vào năm 1922 thì Liên bang cộng hòa chủ nghĩa xã hội Xô viết được thành lập. Sau đó rất nhiều quốc gia xã hội chủ nghĩa đã ra đời.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, chế độ tập trung dân chủ được áp dụng. Có nghĩa đây là thể chế mà toàn bộ quyền lực tập trung vào cơ quan đại biểu của nhân dân là người nắm chủ quyền ( công nhân - nông dân).

Tóm lại chúng ta đã xem xét những thể chế chính trị dân chủ đại diện. Thực ra trong những sự thiết lập các thể chế chính trị này, rất nhiều thể chế đã được lập đi lập lại để thử và tìm lỗi. Nhân quyền thật sự và chủ quyền quốc dân trong những quốc gia quốc dân cận đại vẫn chưa có được hoàn toàn. Từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỉ 20, chế độ bầu cử thông thường và quyền tham gia chính trị của phụ nữ được thực hiện, chủ quyền quốc dân đã mở rộng dần dần cho tới việc tổ chức nền chính trị của toàn thể quốc dân. Những chủ nghĩa dân chủ như vậy gọi là đại chúng dân chủ chủ nghĩa.

Tuy nhiên vào năm 1930, trong bối cảnh khủng hoảng thế giới tạo ra sự bất ổn của chinh trị và xã hội, ở Đức và Ý, chế độ chính trị phản dân chủ là Phát xít đã xuất hiện, là thách thức to lớn với chủ nghĩa dân chủ. Chế độ phát xít có những đặc trưng là phủ nhận những quyền cơ bản của con người, tập trung quyền lực vào một đảng độc tài, duy trì sự độc tài qua vận động đại chúng. Trong thời gian này những biểu hiện của Phát xít trong chủ nghĩa dân chủ đại chúng là những chỉ bảo quan trọng cho những nhà dân chủ chủ nghĩa hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro